Trình bày những đặc trưng tư tưởng của thiền phái trúc lâm trong quá trình phát triển phật giáo đại việt đời trần
Trang 1TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC TRƯNG
TƯ TƯỞNG CỦA THIỀN PHÁI
TRÚC LÂM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI
VIỆT ĐỜI TRẦN
Bài thi giữa học kỳ 6 năm thứ 3
MÔN LỊCH SỬ TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO VN
Sinh viên Nguyễn Quý Hoàng
Mã số sinh viên DTTX 1087
GV hướng dẫn TT TS Thích Phước Đạt
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
2012
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3Dàn bài
Chương 1 Dẫn nhập
1 Ý nghĩa & lý do chọn đề tài
2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
3 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chương 2 Nội dung tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm
1 Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm
2 Các tư tưởng cơ bản của Thiền phái Trúc Lâm
2.1 Phật tại tâm 2.2 Chủ thuyết cư trần lạc đạo 2.3 Phương pháp hành trì tu chứng
Chương 3 Đánh giá gía trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm
1 Giá trị văn hóa xã hội
2 Giá trị tôn giáo
3 Giá trị triết lý
Chương 4 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trúc lâm Thiền viện
Trang 4Chương 1 Dẫn nhập
1 Ý nghĩa và lý do chọn đề tài
Với khuynh hướng tìm về cội nguồn, và trở lại với những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết, thông qua việc tìm hiểu những đặc trưng tư tưởng của Thiền phái cũng góp phần hiểu thêm về giá trị của các tư tưởng này trong dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam
Với tư tưởng cốt lõi Phật tại Tâm và tinh thần nhập thế mang đầy tính sáng tạo, thiền phái Trúc Lâm đã trở thành một hiện tượng nổi bật và độc đáo của Thiền tông Việt Nam Thiền phái này đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước trong suốt giai đoạn lịch sử đời Trần và các giai đoạn tiếp nối sau đó Nói đến lịch sử hay các tông phái Phật giáo Việt Nam người ta không thể nào không nghĩ đến Thiền phái Trúc Lâm, đó cũng là lý do Giảng viên phụ trách gợi ý cho chúng tôi viết
về đề tài này
Mục đích của việc nghiên cứu này là vạch ra những điểm độc đáo, đặc sắc cửa tư tưởng Phật giáo thời Trần, tiêu biểu là thiền Trúc Lâm Yên Tử và đánh giá giá trị của
nó trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn nên người viết chỉ sử dụng phương pháp chính là phân tích, nhận xét và đánh giá các tư tưởng đặc trưng của Thiền phái, và sẽ không đi quá sâu vào từng đề mục, việc phân tích kĩ hơn sẽ được nghiên cứu trong các bài luận văn mang tính chuyên sâu
3 Tình hình nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm
Tại Việt Nam cũng có nhiều tài liệu và bài viết liên quan đến Thiền phái Trúc Lâm như:
- TS Thích Phước Đạt- Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm trong việc Xây dựng và phát triển đất nước (http://www.diendanphatphaponline.com/)
- TS Thích Phước Đạt- Lịch sử truyền thừa Thiền phái Trúc Lâm 2006
- TS Thích Phước Đạt- Phương thức hành thiền tu chứng của Thiền phái Trúc Lâm 2008
- TS Thích Phước Đạt- Tìm hiểu giá trị “ Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông
- Thích Nhất Hạnh- Trái tim của Trúc Lâm Đại sĩ, phân tích bài Cư trần lạc đạo, NXB Phương Đông 2009
Trang 5- Thích Nhật Quang- Mùa xuân Vân Yên, phân tích Vịnh Vân Yên tự phú của Thiền sư Huyền Quang
- Thích Thanh Từ- Tinh hoa trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông
(http://www.thuongchieu.net)
- PGS TS Trần Lê Bảo- Thiền phái Trúc Lâm Yên tử
( http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/tulieu-nghiencuu-traodoi/121-thin-phai-truc-lam-yen-t.html)
- Nguyễn Hùng Hậu- Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, NXB Khoa học xã hội
- ……
Ngoài ra, phải kể đến những công trình nghiên cứu trực tiếp thiền phái Trúc Lâm như
"Yên Tử non thiêng" (Sở Văn hóa Quảng Ninh), "Non thiêng Yên Tử" (Nxb Văn hóa Thông tin 1994), "Yên Tử và thiền phái Trúc Lâm" (Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh), 'Tam tố Trúc Lâm" của Thích Thanh Từ.1
Nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm không thể không tính đến những tác phẩm của người xưa, những văn bản gốc như "Thiền Uyển tập anh", “Tam tổ thực lục”, "Thánh đăng lạc", "Khóa hư lục”, “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục", "Trần triều đặt tồn phật điển lục", "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh", những tác phẩm của Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được sưu tầm, tập hợp in trong cuốn "Thơ Văn Lý Trần"
Nhìn chung, trừ những văn bản gốc, những công trình trên đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của Thiên Trúc Lâm Yên Tử kể cả khía cạnh tư tưởng triết học
Nhưng cũng chưa thấy có một bài viết nào tổng hợp và đánh giá các tư tưởng đặc trưng của Thiền phái Trúc lâm trong quá trình phát triển Phật giáo Đại Việt thời Trần
Chương II Nội dung tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm
1 Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm
Do phát triển của mười thế kỉ trước thời kì Lý Trần nên khi đất nước độc lập, Phật giáo Việt Nam càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn Phật giáo lúc này không chỉ ảnh hưởng to lớn trong đời sống tâm linh, đời sống văn hóa của dân tộc mà còn chi phối đến chính trị, xã hội, v.v…
Lúc này, các vương triều phong kiến cần tìm chỗ dựa vững chắc về ý thức hệ – một công cụ tinh thần để quản lí và xây dựng đất nước – mà Phật giáo lúc này có một thế lực mạnh và có một lực lượng quần chúng đáng kể; nhiều nhà sư am hiểu nhiều ngôn ngữ, thông suốt Tam tạng kinh điển, nhiều Tăng Ni, Phật tử đã tham gia vào việc giải phóng dân tộc, nên việc các vương triều Việt Nam bấy giờ chọn đạo Phật làm quốc giáo cũng là lẽ đương nhiên
1 Nguyễn Hùng Hậu- Lược khảo tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm (http://www.phattuvietnam.net/8/39/445.html)
Trang 6Phật giáo thời này khơng chỉ bĩ hẹp trong nhà chùa, lo truyền đạo, chăm sĩc đời sống tâm linh cho con người mà cịn đĩng gĩp nhiều cơng sức trong cơng cuộc dựng nước
và giữ nước Như các thiền sư đời Lý được trực tiếp tham dự chính sự, tiếp sứ thần ngoại bang (như thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh thuộc thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, thiền sư Ngơ Chân Lưu thuộc thiền phái Vơ Ngơn Thơng, v.v…)
Vào đầu thế kỷ XIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vơ Ngơn Thơng và Thảo
Đường dần dần sát nhập thành một.Thiền sư Thường Chiếu cĩ thể được gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vơ Ngơn Thơng và Thảo Đường và cũng là gạch nối giữa Phật giáo đời Lý và Phật giáo đời Trần Phái thiền Trúc Lâm được thành lập vào đời nhà Trần Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) thành lập phái thiền Trúc Lâm với ý định thống nhất Phật giáo Đại Việt, ngoài ra có thể còn có một số chi phái thiền khác nữa Phái thiền Trúc Lâm nổi danh với ba vị Tổ đầu tiên là: Trúc Lâm Đầu Đà, Tôn giả Pháp Loa và Tôn giả Huyền Quang, nhưng thực ra, phái thiền TrúcLâm bắt nguồn từ truyền thống ở núi Yên Tử, nên người ta thường gọi là Trúc Lâm-Yên Tử Phái thiền Trúc Lâm chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống Yên Tử như trên, nhất là chịu ảnh hưởng của Thượng sĩ Tuệ Trung Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo thống nhất đời Trần
Sự kiện ra đời dịng thiền này cĩ ý nghĩa rất lớn, nĩ đáp ứng nhu cầu lịch sử của dân tộc là xây dựng một đất nước Đại Việt độc lập tự chủ, khơng chỉ được xác định trên cương thổ biên giới mà cịn độc lập tự chủ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hĩa
và ngay cả tơn giáo
2 Các tư tưởng cơ bản của Thiền phái Trúc Lâm
2.1 Phật tại tâm
Tư tưởng Phật tại tâm bắt nguồn từ một quan điểm “Tâm tịch nhi tri, thị danh chân phật” nghĩa là lắng lịng mà hiểu, đĩ là chân Phật hay “Phật vơ nam bắc” của Trần Thái Tơng, ơng cho rằng cái thực tại siêu nhiên ấy làm đối tượng khơng phải chỉ cho suy tưởng mà chính là đối tượng để sống thực hiện cả trong tư tưởng lẫn ngồi hành động Cái thực tại ấy chính là Phật tính, tuy nĩ khơng lệ thuộc vào điều kiện thời gian
và khơng gian, siêu việt lên trên, mà mặt khác nĩ cũng đồng thời tiềm tàng linh động trong thiên hình vạn trạng của vũ trụ sự vật, biến hố khơng ngừng Vì bản thể chung của nhân loại, cịn gọi là Phật tính “ bình đẳng cho mỗi người cĩ thể tự tu sửa để tìm cầu Hơn nữa, Thiền Tơng cũng bắt nguồn từ bản nhiên thanh tịnh của mỗi người, mà
đã là con người thì bất cứ ở thời nào hay ở đâu cũng đều cĩ tính bản nhiên thanh tịnh
ấy Do đĩ ở đâu cĩ con ngưới thì ở đĩ cĩ nguồn gốc của Thiền, của giác ngộ, tức là Phật Quan điểm Phật ở lịng được xác định rất rạch rịi, rồi nĩ sẽ chi phối tồn bộ lịch
sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam về sau Tiêu biểu là lời xác định của vua Trần Nhân Tơng trong cư trần lạc đạo phú:
Trang 7Bụt ở trong nhà Chẳng phải tìm xa.
2.2 Chủ thuyết cư trần lạc đạo
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm là “cư trần lạc đạo”, “tức tâm tức
Phật” Quan niệm này đã có mặt từ thời vua Trần Thái Tông, khi nhà vua bỏ
ngai vàng vào núi để tìm Đạo và được Quốc sư Viên Chứng thức tỉnh: “Trong
núi vốn không có Phật Phật chỉ có ở trong tâm Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật”, và ít nhiều Trần Nhân Tông cũng đã kế thừa được từ Tuệ Trung
Thượng Sĩ, một con người vĩ đại mà Trần Nhân Tông đã ca ngợi:
“Càng nhìn càng cao
Càng khoan càng bền Thoạt nhìn thấy trước Bỗng phía sau liền
Đó chính đạo Thiền Của riêng Thượng sĩ”.
Tư tưởng của Trúc Lâm là hành đạo giúp đời, đưa đạo đến đời, mọi giáo pháp đều xuất phát từ khuynh hướng “nhập thế” Do vậy, thực tại cuộc sống là một yếu
tố cấu thành giáo pháp, dẫn đến việc hoằng dương Phật pháp trước tiên phải tôn trọng thực tế cuộc sống với đặc điểm dân tộc, làm cho dân tộc trường tồn.Về phương diện lịch sử tư tưởng, Thiền phái Trúc Lâm có tầm quan trọng đặc biệt đến
sự phát triển tư tưởng dân tộc Việt Trên nền tảng tư tưởng của những Thiền phái Phật giáo đã có từ trước như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường,
có tiếp thu các Thiền phái Trung Hoa, đặc biệt là Lâm Tế (với biện pháp hành thiền quyết liệt), Thiền phái Trúc Lâm đã tổng hoà những tư tưởng đó, nâng cao về phương diện bác học, đưa Thiền học vào cuộc sống bằng cách coi trọng yếu tố thực tiễn Việt Nam
Trần nhân Tông đã chủ trương nhập thế tích cực như một cương lĩnh đường lối hoạt động của Thiền phái mà Cư trần lạc đạo phú đã ghi nhận:
“ Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật đồ công” 2
Các tác phẩm cơ sở của Thiền học Trúc Lâm như Khoá Hư Lục, Tuệ Trung
Thượng Sĩ Ngữ Lục đã diễn tả tư tưởng và giáo pháp đó Các Thiền sư Trúc Lâm đi
thẳng vào thế giới thực chứng bằng cách tháo bỏ mọi hàng rào khái niệm, đó thực
sự là biện pháp đốn ngộ mà Vô Ngôn Thông đã nhắc đến, nhưng nhấn mạnh đến yếu tố “tâm”, phá bỏ những ảo tưởng, khuyến thiện bằng cách lấy cá nhân và đời
2 Trần lý Trai- Lịch sử truyền thừa phái Trúc Lâm trang 2
Trang 8sống thực tại làm trọng Chính vì vậy, Trúc Lâm thiền phái đã góp phần xây dựng triều đại đương thời, tổ chức xã hội, bồi đắp nhân cách Đại Việt
Tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm là phát triển đỉnh cao của quan niệm "tức
tâm tức Phật" Trong bài phú Cư trần lạc đạo, ngài Trần Nhân Tông đã viết:
Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt
Chỉnh mới hay chính Bụt là ta.
Và trước đó, quan niệm này đã được ngài Viên Chứng thức tỉnh vua Trần Thái Tông khi nhà vua bỏ ngai vàng trốn vào núi để tìm đạo: "Trong núi vốn không có Phật Phật chỉ có ở trong tâm Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật" Tuệ Trung Thượng sĩ thì nói: " Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta" hay
"Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng" Chính quan niệm đó đã đánh thức sức sống mãnh liệt bên trong con người thời bấy giờ và làm nên lẽ sống cao quý của thời đại, để lại nhiều kinh nghiệm hết sức xương máu trong công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Cùng với học thuyết vô niệm làm nên tư tưởng chung của thiền phái.[3]
Nền tảng chung là thế, nhưng chúng ta dễ dàng nhận ra những đặc điểm của phương pháp tu hành ở dòng Thiền này, nó không thuần túy pháp môn Thiền định
mà bao gồm cả yếu tố Tịnh độ Theo ngài Trúc Lâm Ðầu Ðà thì những pháp môn Tịnh độ cũng chính là Thiền Ðây có thể nói là đặc điểm của Thiền tông Việt Nam
Trong Cư trần lạc đạo phú, Ngài viết:
Miễn được lòng rồi, Chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng, tính mới hầu an, Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác ( ) Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương,
Di Ðà là tính soi sáng, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc
2.3 Phương pháp hành trì tu chứng
Pháp môn niệm Phật
Phong cách thiền của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần theo phương thức niệm Phật là tùy duyên và hết sức tự tại phương thức niệm Phật theo quan điểm thiền, được ghi lại trong Cư trần lạc đạo phú, ở hồi thứ hai:
3 Hương lam - Tổng Lược Về Thiền Phái Trúc Lâm (http://www.sangdaotrongdoi.vn/story/)
Trang 9“Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt Mặc dầu vào thời kỳ này với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm, hẳn nhiên việc thực tập hành thiền là phương thức tu tập được xem trọng yếu để
kiến tính thành Phật Tuy nhiên phương thức niệm Phật vẫn được Thiền phái Trúc
Lâm khuyến cáo mọi giới, mọi thành phần trong xã hội cần phải nỗ lực tu tập, tinh tấn hành trì mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh là điều đáng nói.5
Mục đích niệm Phật theo Thiền phái Trúc Lâm là loại bỏ niệm xấu thay vào đó là niệm tốt để tâm trở nên trong sạch hoàn toàn Con người sống trong một xã hội đầy biến động, việc cần xác định trước tiên nói như trong tác phẩm Khóa hư lục qua bài Niệm Phật luận là tâm luôn phải khởi niệm thiện, khi niệm thiện khởi thì niệm ác không có
cơ duyên hiện khởi.Vì vậy, con người cần có những niệm thiện, những niệm tốt, ý nghĩ lành thì không cách gì hơn là niệm Phật Niệm Phật nhằm có khả năng xử lý những sai lầm, ngõ hầu dập tắt ba nghiệp thân khẩu ý Công năng niệm Phật là thế, nhưng phương thức hành trì của mỗi đối tượng dựa trên sự phân chia căn trí cao thấp Thực tế, theo Trần Thái Tông nói, trong xã hội có có ba hạng người ứng với ba loại trí: thượng trí, trung trí, hạ trí, ứng với ba cách thức hành trì niệm Phật
- Cách thứ nhất dành cho bậc thượng trí là những người tự thân biết tâm mình chính
là tâm Phật, sống trong bụi trần mà không nhiễm trần, không cần tu niệm thêm gì cả Chính họ là những người đã được giác ngộ, tâm không còn sự nhiễm ô, sống trong đời
mà không nhiễm bụi đời, an nhiên tự tại, mà đóng góp cho đời, đúng như bài Niệm
Phật luận ghi “Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành Ý
nghĩ là bụi trần không vướng một mảy Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói “như như không động là thân Phật” Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng Tướng và
tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường Tồn tại mà không biết, đó là Phật sống.)
- Cách thứ hai dành cho đối tượng có căn trí bậc trung Đây là thành phần thứ hai
trong xã hội Người có căn trí bậc này thì phải huy động ý chí, dùng niệm thiện để đẩy lùi các niệm ác, không cho chúng có cơ hội xuất hiện Bậc trung trí ắt nhờ niệm Phật Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan Ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện Dùng ý nghĩ mà ý thức về nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết bàn.)
4 Thích Phước Đạt- Phương thức hành thiền tu chứng của Thiền phái Trúc Lâm trg 4
5 Trần Lý Trai- Phương thức niệm Phật đời Trần (http://www.phatphapungdung.com/)
Trang 10- Cách thứ ba dành cho người có căn cơ hạ trí, đông nhất trong xã hội Đối với những
người này, tâm họ chỉ hướng về nước Phật, mong sao thoát khỏi những bụi bặm ở đời này Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thối chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được Bồ đề cũng được Phật quả Tuy căn trí mỗi hạng người khác nhau nhưng sở đắc giải thoát phải là một Trong ba cách thức niệm Phật, Trần Thái Tông đánh giá cao phương thức hành trì niệm Phật sau cùng vì nó được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, thích hợp với quần chúng số đông
Lục thời sám bái
Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi đã được vua Trần Thái Tông ngự chế để thực hành sám hối một ngày sáu lần, có lẽ trong những ngày ít bận rộn việc triều chính và có lẽ cả ở chùa Phổ Minh hay Chân Giáo Khoa nghi chia làm sáu phần, để thực hành sáu lần trong ngày Mỗi lần lâu khoảng 20 phút Nghi thức gây tác động cảnh giác rất cao và rất tha thiết: sám hối ở đây không phải là xin tội với Phật mà là gạn lọc và thức tỉnh tự tâm
Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi vốn là một phương tiện cảnh tỉnh tâm hồn, không hơn không kém Sự cảnh tỉnh này được thực hiện trong mọi mặt, (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
và ý) và vào mọi lúc trong ngày (tang tảng sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi nhá nhem, buổi tối, buổi quá nửa đêm)
“Mỗi nghi thức bắt đầu bằng một bài kệ cảnh giác, rồi đến lễ dâng hương, một bài kệ dâng hương, một bài kệ dâng hoa, một bài trần bạch có tác dụng cảnh giới, một bài văn sám hối, một bài kệ khuyến thỉnh, một bài kệ tùy hỷ, một bài kệ phát nguyện, và cuối cùng là một bài kệ Vô Thường Lời văn rất diễm lệ, hình ảnh rất phong phú, tư tưởng rất sâu sắc Sáu nghi thức là sáu hòn bích ngọc: Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi của Trần Thái Tông là một sám pháp gọn gàng, thực tiễn và đẹp đẽ và thực dụng hơn Không biết tại sao ở các thiền đường xứ ta, sám pháp vua Trần Thái Tông lại được rất
ít người sử dụng trong khi các sám pháp Lương Hoàng, Dược Sư, Thủy Sám lại rất phổ thông…!” 6
Chương 3 Đánh giá gía trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm
1 Giá trị văn hóa xã hội
Sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã góp phần cho khả năng phát triển những giá trị
văn hóa bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc Có thể nói sự ra đời của Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra
6 Thích Thanh Kiểm dịch- Trần Thái Tông- Khóa hư lục THPGTPHCM 1992