1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài nghề luật là gì trình bày những đặc trưng cơ bản của nghề luật 9 điểm

4 434 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

- Công việc đó thường phải có sự phổi hợp, liên hệ giữa một nhóm người nhất định và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và quy luật cung, cầu của xã hội.. Theo nghĩa hẹp : Nghề luật dù

Trang 1

Đề bài: Nghề luật là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của nghề luật.

BÀI LÀM

MỞ ĐẦU :

Trong cuộc sống mỗi người đều có những mơ ước, những hướng đi riêng của mình nhằm mục đích mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và những người thân yêu Để trở thành một người thành công ai cũng mong muốn có một công việc ổn định, thu nhập cao và phù hợp với khả năng của bản thân Dựa trên sở thích, trên năng lực mà mỗi cá nhân chọn cho mình một nghề cụ thể và theo đuổi nghề đó, riêng với tôi nghề Luật là một đam mê, do đó tôi đã chọn cho mình con đường để phát triển đó là gắn sự ngiệp và cuộc

sống của mình với nghề luật Để lý giải về nghề luật tôi xin đi vào tìm hiểu đề tài: “Nghề luật là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của nghề luật” trong bải luận của mình.

NỘI DUNG

1 Nghề luật là gì ?

Theo từ điển Tiếng Việt, nghề là : Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động

xã hội hoặc theo nghĩa khác đó là giỏi, thành thạo một việc làm nào đó.

Như vậy khái niệm nghề nói chung được hiểu trước hết là một công việc cụ thể được

xã hội chấp nhận mang lại những giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội nói chung và cho con người nói riêng

+ Nghề phải mang những đặc điểm đó là :

- Phải có sự phân công xã hội và được xã hội chấp nhận

- Phải chuyên sâu về một lình vực nào đó trong xã hội, tạo ra những sản phẩm

mang giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội

- Công việc đó thường phải có sự phổi hợp, liên hệ giữa một nhóm người nhất định

và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và quy luật cung, cầu của xã hội

Vậy nghề luật có thể được hiểu như thế nào ? Có thể lý giải như sau :

Nghề luật, theo những nghiên cứu hiện nay, có thể được định nghĩa dưới hai góc độ

Theo nghĩa hẹp : Nghề luật dùng để chỉ chung cho những hoạt động của những người

hành nghề liên quan đến pháp luật diễn ra trong hoạt động tư pháp ( ví dụ như cơ quan tư pháp, hệ thống tư pháp, chức danh tư pháp…) Vì thế, chỉ những người hành nghề trong

Trang 2

cơ quan tư pháp và họ được bổ nhiệm làm các chức danh tư pháp thì mới được coi là hành nghề luật

Theo nghĩa rộng : Nghề luật được hiểu là một loại công việc, là một hoạt động nghề

nghiệp như các loại nghề nghiệp khác, nhưng điểm khác biệt là chủ thể của nghề luật là những chủ thể của hoạt động tư pháp (điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, thẩm phán, ),

có chức danh tư pháp nhất định, được thực hiện trong khuôn khỏ của pháp luật, hướng đến mục đích bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức xã hội và của từng công dân

2 Đặc trưng cơ bản của nghề luật

Với tư cách là một nghề nghiệp đặc biệt, nghề luật có những đặc trưng cơ bản, tạo ra

sự khác biệt so với các nghề khác Đó là:

Thứ nhất, Nghề luật do những người có chức danh tư pháp khác nhau thực hiện,

hướng tới mục đích là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như những hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngay từ khái niệm theo nghĩa rộng cũng đã khẳng định, những cá nhân thực hiện công việc, hoạt động nghề nghiệp của nghề luật phải có chức danh rõ ràng, nhất định và được Nhà nước thừa nhận, gọi là những chức danh tư pháp Cũng từ chức danh tư pháp để phân nghề luật thành nhiều loại nghề nghiệp khác như: kiểm sát viên (chuyên thực hiện hoạt động công tố và kiểm sát trong giải quyết vụ án, vụ việc): luật sư (tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của cá nhân, tổ chức trong vụ án); thẩm phán (là người đại diện cho Nhà nước, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, duy trì sự ổn định của xã hội); điều tra viên (người tham gia trong giai đoạn điều tra vụ án, là người tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm thu thập chứng cứ, chứng minh phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án),

Thứ hai , Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định

Cho dù là nghề nghiệp gì đi nữa đều phải chịu sự quản lý của nhà nước, của pháp luật

Trang 3

nhà nước đó, và nghề luật cũng không ngoại lệ Những người hành nghề luật phải luôn

hoạt động trong khuôn khổ mà pháp luật quy định, có nghĩa là không có được sự tự do

trong việc thực hành hoạt động nghề nghiệp, người hành nghề phải có những phẩm chất nhất định mới có thể hành nghề cụ thể như phẩm chất khách quan, trung thực, công bằng, bản lĩnh vững vàng…

Để có thể có được chức danh tư pháp, mỗi người đều phải qua quá trình đào tạo theo đúng quy định của pháp luật và phải có bằng cấp và sự hiểu biết về pháp luật nhất định Ví dụ: Để trở thành luật sư, ngoài bằng cử nhân luật được cấp bởi các cơ sở đào tạo luật theo quy định pháp luật, thì còn phải qua đào tạo tại Học viện Tư pháp để được nhận bằng luật sư;

Thứ ba, Nghề luật là nghề bất khả kiêm nhiệm

Tính không kiêm nhiệm được xác định tại một thời điểm, tức là một người không thể cùng kiêm nhiệm một lúc nhiều chức danh tư pháp khi đang hành nghề, ví dụ như : một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể được làm luật sư, công chứng viên, chấp hành viên và ngược lại Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình Chẳng hạn, thẩm phán muốn hành nghề luật sư, công chứng viên thì phải bỏ hoạt động nghề nghiệp thẩm phán hoặc ngược lại, luật sư khi muốn hành nghề công chứng viên thì phải bỏ hoạt động nghề nghiệp luật sư để hành nghề công chứng viên Đặc trưng này xuất phát từ việc nghề luật là nghề mà có thể có được nhiều chức danh

tư pháp khác nhau, nhưng nhằm đảm bảo được tính khách quan của việc giải quyết vấn đề của các người hành nghề luật, pháp luật quy định tại thời điểm đang hành nghề với chức danh tư pháp này, thì không được sử dụng chức danh tư pháp khác (nếu có) vào cùng thời điểm Đây được xem là đặc trưng cơ bản và khác biệt nhất đối với các nghề nghiệp khác Pháp luật chỉ quy định việc đảm nhiệm một chức danh tại một thời điểm là để đảm bảo cho sự vô tư của người hành nghề, tránh tình trạng kiêm nhiệm để vụ lợi và làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án của các người có liên quan

Thứ tư, Nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết

những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử nghề

Trang 4

Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại trong xã hội

Vì vậy pháp luật luôn thay đổi để phù hợp với điều kiện của đất nước, và người hành nghề luật phải nắm rõ điều ấy để có sự tích lũy kiến thức về pháp luật cần thiết, biết tìm tòi điều mới để giải quyết vấn đề được phù hợp, tránh tình trạng áp dụng quy định pháp luật đã cũ, lỗi thời để giải quyết một vấn đề mới Tuy nhiên với những người hành nghề luật khác nhau pháp luật được sử dụng, áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau Đối với thẩm phán, pháp luật được sử dụng để xác định tính đúng, sai của tranh chấp Đối với công chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng hành lang pháp lý dành cho mình Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải có những kỹ năng khác nhau, các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật

Những người hành nghề luật là những người thường xuyên phải tiếp xúc với người khác, do đó, đặt ra yêu cầu về kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng hành nghề của người hành nghề luật Để có thể thực hiện được hoạt động nghề nghiệp của mình, người hành nghề luật phải biết được cách để giao tiếp một cách phù hợp, tạo được lòng tin của người đối diện, có như thế mới đảm bảo được việc giải quyết vấn đề được tốt Người hành nghề luật còn phải là người am hiểu pháp luật, để có thể giải thích mọi thắc mắc của người đối diện Bên cạnh đó, kỹ năng hành nghề luật của người hành nghề luật sẽ là chìa khóa để người hành nghề luật khẳng định được vị trí của mình nói riêng và của nghề luật nói chung Kỹ năng hành nghề đúng cộng với phong thái, bản lĩnh và trí tuệ sẽ tạo nên một người hành nghề luật giỏi, biết cách nắm bắt và tạo mối quan hệ Qua đó, người hành nghề luật có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình là bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, của cá nhân và tổ chức

KẾT LUẬN

Để trở thành một người hành nghề luật giỏi là điều không dễ, nó bao gồm sự phối hợp của nhiều kỹ năng Tuy nhiên, nghề luật lại là nghề có nhiều điều kiện để phát triển trong thời đại này, và là nghề có thể đem lại cho ta sự thành đạt và địa vị trong xã hội Vì vậy muốn trở thành những người làm nghề luật giỏi không chỉ có những tố chất mà còn phải có niềm đam mê và tài năng nhất định

Ngày đăng: 27/03/2019, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w