Soạn ngày 7/3/2011 Giảng ngày 8/3/2011 CHƯƠNG 2: QUẦN XÃ SINH VẬT BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. Mục tiêu bài học - Định nghĩa được khái niệm quần xã. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã : tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh). II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to các hình 40.1 – 4.2 sgk III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đàu bài: 2. Kiểm tra 15 phút: - Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì và không theo chu kì, nguyên nhân của những biến động đó. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về quần xã sinh vật GV: VD: Trong 1 thửa ruộng Lúa Sâu Ốc Quần xã Cá Vậy thế nào là quần xã sinh vật ? GV: Hãy cho VD về quần xã khác? Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã GV: Quần xã được đặc trưng bởi những yếu tố nào? HS: 2 yếu tố: về thành phần loài và phân bố cá thể GV: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã thể hiện qua những yếu tố nào ? HS: Số lượng loài, số lượng cá thể của loài, loài ưu thế và loài đặc trưng. Gv: Căn cứ vào số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quầ xã nhiều hay ít để phân biệt quần xã có độ đa dạng cao hay thấp GV: Độh đa dạng cao hay thấp phụ thuộc vào yếu I. Khái niệm về quần xã sinh vật: - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. -Vd: QX ao, QX rừng……. II. Một Số Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Xã. . 1. Đặc trưng về thành phần loài : - Thể hiện: + Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã - Độ đa dạng: chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài và số lượng cá thể mỗi loài trong QX. tố nào? (ĐK môi trường) GV: Cho VD GV: Độ đa dạng biểu thị sự biến động ổn định hay suy thoái của QX. GV: Thế nào là loài ưu thế? Cho ví dụ? GV: Thế nào là loài đặc trưng? GV: Quan sát hình 40.2 và mô tả sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới? Gv: có mấy kiểu phân bố? Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa gi? Gv: Nêu ứng dụng sự phân bố này trong thực tế? VD: trong ao nuôi cá thường có mấy tầng? HS: Tầng mặt: TV, ĐV phù du, cá mè cá trắm - Tầng giữa: Cá chép, cá trôi, cá quả - Tàng đáy: Tôm cua, ốc GV: Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các ĐK tự nhiên khác nhau GV: Các mối quan hệ trong quần xã là những mối quan hệ nào? Tính chất của các mối quan hệ đó là gi? 9 Hỗ trợ, hay đối kháng, - Cho HS quan sát các tranh hình thể hiện các mối quan hệ sinh thái trong QX phân tích và neu các mối quan hệ trong QX. - GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận theo mẫu bảng 40 SGK GV: Đưa ra ví dụ: VD:Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân ⇒ hiện tượng khống chế sinh họcThế nào là khống chế SH ? - Ý nghĩa thực tiễn của khống chế sinh học? + Loài ưu thế và loài đặc trưng - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. VD: Tràm là loài đặc trưng trong quần xã rừng U Minh - Loài ưu thế: (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. VD: QX sinh vật ở cạn loài thực vật có hạt là loài ưu thế 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã - Theo chiều thẳng đứng. VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới - Phân bố theo chiều ngang. VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi → Sườn núi → chân núi + Từ đất ven bờ biển → vùng ngập nước ven bờ → vùng khơi xa). - Ý nghĩa: Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. - Ứng dụng:Trong trồng trọt người ta thường trồng xen canh, để tiết kiệm đất, sử dụng triệt đẻ nguồn năng lượng của các bậc dinh dưỡng, nguồn thức ăn Trong chăn nuôi thủy sản người ta chọn những thành phần loài nuôi phù hợp III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã 1. Các mối quan hệ sinh thái: - Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật). (Nội dung trong phiếu học tập) 2. Hiện tượng khống chế sinh học: - Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã. VD: - Ý nghĩa: Nhờ có hiện tượg khống chế sinh học mà các loài trong quần luôn được duy trì số lượng ở trạng thái cân bằng -Ứng dụng: Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại, hạn chế gây ô nhiễm môi trường Quan hệ Đặc điểm, Ví dụ Cộng sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau ;vì bmỗi bên chỉ có thể sống, phát triển và sinh sản được nhờ vào loài kia. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo. Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau vì khi tách riêng cả hai loài vẫn có thể sống được Vd: Chim sáo và trâu Hội sinh Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì ; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì. vd: gun dẹp sống trong mang sam để an thức ăn thừa của sam nhưng ko gây hại gì cho sam Cạnh tranh - Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống. - Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn. Vd: Cạnh trang giữa cú và chồn ở trong rừng Kí sinh Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Vd: Các loài giun kí sinh trong ruột người Ức chế – cảm nhiễm Loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài kia bằng cách tiết vào môi trường những chất độc hại đối với loài kia Vd Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm Sinh vật ăn sinh vật khác - Hai loài sống chung với nhau. - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật. 4. Củng cố: - HS tóm tắt kiến thức cuối SGK. - Nêu ý nghĩa vận dụng khống chế sinh học trong bảo vệ môi trường. 5. Dặn dò: Học bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Soạn bài 41 “DIỄN THẾ SINH THÁI” và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái. . hợp III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã 1. Các mối quan hệ sinh thái: - Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, . chất của các mối quan hệ đó là gi? 9 Hỗ trợ, hay đối kháng, - Cho HS quan sát các tranh hình thể hiện các mối quan hệ sinh thái trong QX phân tích và neu các mối quan hệ trong QX. - GV phát. gian. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh) . II. Chuẩn bị: - Tranh