1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh vi xử lý của hai hãng sản xuất intel và AMD về hiệu năng và tính cạnh tranh hiện nay, vi xử lý của hãng nào có hiệu năng cao hơn

19 665 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 199 KB

Nội dung

so sánh vi xử lý của hai hãng sản xuất intel và AMD về hiệu năng và tính cạnh tranh hiện nay, vi xử lý của hãng nào có hiệu năng cao hơn

Trang 1

Trong lịch sử phát triển của mình, chiếc máy tính đã phát triển từ một chiếc máy chữ đơn thuần thành một thiết bị đóng vai trò căn bản trong phương thức mà hàng triệu con người chúng ta làm việc, liên lạc, học tập, giải trí và còn nhiều mô hình sử dụng khác nữa Trong mỗi máy tính, có thể nói bộ vi xử lý đóng vai trò trung tâm, quyết định chất lượng cũng như mức độ làm viêc, xử lý

dữ liệu của máy Có có một số hãng cạnh tranh nhau trong sản xuất vi xử lý, nhưng hiện nay Intel và AMD là hai công ty sản xuất chip xử lý máy tính lớn nhất thế giới Mỗi công ty đều cho ra đời nhiều loại chip vi xử lý khác nhau và bám đuổi nhau liên tục Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các dòng vi xử

lí của hai hãng này về hiệu năng và tính cạnh tranh

I Giới thiệu sơ lược về Intel và AMD

1 Sự ra đời và phát triển của Intel

a Sự ra đời của Intel

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc

đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, (California, USA) bởi nhà hoá học kiêm vật lí học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor Intel có 99.000 nhân viên tại 199 văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới

Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ,

ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác Intel Corporation là công

ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi

vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân Intel làm

ra các sản phẩm motherboard chipsets (con chip mạch chủ), network cards (Card mạng lưới) and ICs (mạch tổ hợp), flash memory (bộ nhớ Flash), graphic chips

Trang 2

(con chip đồ họa), embedded processors (bộ ghi xử lý), và các thiết bị khác có liên quan đến tin học và sự truyền thông

b Các mốc phát triển của Intel

Năm 1971, Intel tiên phong cho ra đời chip vi xử lí đầu tiên là chip 4004 được trang bị cho máy tính Busicom và mở đường cho xu hướng tăng thêm sự thông minh cho mọi thiết bị, trong đó có máy tính cá nhân Chip 4004 có tốc độ 740KHz, khả năng xử lý 0,06 triệu lệnh mỗi giây (milion instructions per second – MIPS); được sản xuất trên công nghệ 10 µm, có 2.300 transistor (bóng bán dẫn), bộ nhớ mở rộng đến 640 byte

Năm 1972, Intel cho ra đời Chip 8008 mạnh gấp đôi 4004, được sử dụng trong thiết bị đầu cuối Datapoint 2200 của Computer Terminal Corporation (CTC) Chíp 8008 có tốc độ 200kHz, sản xuất trên công nghệ 10 µm, với 3.500 transistor, bộ nhớ mở rộng đến 16KB

Năm 1974, 8080 trở thành bộ não của máy tính cá nhân đầu tiên mang tên Altair8800 (Tốc độ xử lí gấp 10 lần chip 8008), sản xuất trên công nghệ 6 µm, khả năng xử lý 0,64 MIPS với 6.000 transistor, có 8 bit bus dữ liệu và 16 bit bus địa chỉ, bộ nhớ mở rộng tới 64KB Trong thời gian này, AMD chưa phát triển về sản xuất vi xử lý

Năm 1976, AMD và Intel kí thỏa thuận cùng chia sẻ sáng chế

Năm 1978, BVXL 8086-8088 được bán chủ yếu cho IBM để tạo nên dòng PC IBM nổi tiếng Sự thành công của chip 8088 đưa Intel vào hàng Fortune 500 và được tạp chí Fortune bình bầu là một trong những công ty thành công trong thập niên 70 (Business Triumphs of the Seventies) Intel 8088 là chủng loại chip được sử dụng cho những chiếc PC đầu tiên trên thế giới Intel

8088 là loại chi 16-bit, chạy ở tốc độ 4MHz và chỉ có thể hỗ trợ tối đa tới 1MB RAM

Năm 1982, Intel cho ra đời Bộ vi xử lý 286, còn được biết đến với cái tên

là 80286, là loại bộ vi xử lý 16-bit có khả năng hỗ trợ tới 16 MB RAM Intel

80286 có thể tương tác với bộ nhớ ảo và là loại chip “thực” đầu tiên do có khả

Trang 3

năng xử lý đồng thời nhiều tác vụ cùng lúc Tính năng này được ứng dụng cho các hệ điều hành Windows trong tương lai và vẫn mãi là đặc điểm trụ cột của dòng chip Intel Tốc độ tối đa của Intel 80286 là 6MHz, nhưng một số phiên bản sau này có thể chạy ở tốc độ 20MHz Trong 6 năm, trên thế giới đã có khoảng

15 triệu PC 286 được bán ra

Cũng trong năm này, AMD và Intel kí thỏa thuận trao đổi công nghệ dựa trên kiến trúc iAPX86

Năm 1985, BVXL Intel 386 trang bị 275.000 transistor (gấp 100 lần so với 4004), dùng giao tiếp 32-bit và có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác vụ (multi tasking) Với Intel 386, lần đầu tiên một chiếc PC mới tỏ ra hữu ích thực

sự Intel 386 là bộ xử lý 32-bit đầu tiên dành cho máy tính cá nhân Nó có thể tương thích với các loại card 32-bit, và hỗ trợ tối đa tới 4GB bộ nhớ thực và 64TB (terabyte) bộ nhớ ảo Intel 386 có nhiều phiên bản, với tốc độ dao động trong khoảng từ 12,5MHz tới 33MHz

Năm 1986, Intel chấm dứt hợp đồng cấp phép với AMD và từ chối cung cấp thông tin kỹ thuật của i386 Một cuộc chiến pháp lý kéo dài 8 năm bắt đầu

Năm 1989, CPU (central processing unit - BVXL trung tâm) Intel486 DX cho phép người dùng từ bỏ giao diện dòng lệnh tẻ nhạt và chuyển sang giao diện tương tác bằng chuột máy tính Lần đầu tiên có thêm bộ đồng xử lý toán học, nhận bớt phần xử lý các phép toán phức tạp cho CPU nhằm tăng hiệu năng hệ thống Tốc độ của Intel 486 là 120MHz, và hiện nay vẫn được dùng cho một số

hệ thống

Năm 1993, BVXL Intel Pentium cho phép máy tính xử lý được nhiều dạng dữ liệu thực tế như giọng nói, âm thanh, chữ viết và hình ảnh Là phiên bản đầu tiên của dòng chip Pentium, Pentium được xây dựng trên công nghệ vi xử lý 350nm với 3,1 (hoặc 3,3) triệu transitor Pentium có bus hệ thống là 50, 60 và 66MHz; và cache L2 từ 256KB tới 1MB

Năm 1995, BXL Intel Pentium Pro được thiết kế cho máy chủ và trạm ứng dụng 32-bit, giúp nâng cao tốc độ tính toán cho ngành khoa học, cơ khí và

Trang 4

thiết kế trên máy tính Pentium Pro được trang bị bộ đệm thứ cấp tốc độ cao và tích hợp được tới 5,5 triệu transistor

Năm 1997, BVXL Pentium II tích hợp 7,5 triệu transistor và trang bị thêm công nghệ MMX để xử lý dữ liệu video, âm thanh và hình ảnh hiệu quả hơn Kiểu đóng gói được chuyển sang dạng Single Edge Contact Cartridge và được tích hợp thêm chip nhớ dạng cache tốc độ cao

Năm 1998, Intel Pentium Xeon ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của dòng máy chủ cao cấp và tầm trung chuyên cung cấp dịch vụ Internet, lưu trữ dữ liệu, tạo nội dung kĩ thuật số, thiết kế tự động Sử dụng Xeon, hệ thống có thể kết hợp

4 hoặc 8 BXL với nhau

Năm 1999, BVXL Intel Celeron được thiết kế riêng cho thị trường bình dân với tiêu chí đạt hiệu năng cao nhất, trong mức giá hợp lý, được tối ưu hóa cho trò chơi và phần mềm giáo dục Cũng trong năm, Intel Pentium III ra đời, có thêm 70 lệnh mới (Internet Streaming SIMD Extension) giúp tối ưu hiệu ứng xử

lý ảnh, 3D, âm thanh trực tuyến, video và nhận dạng giọng nói BVXL này được tích hợp 9,5 triệu transistor và sản xuất dựa trên công nghệ 0,25 micromét Intel Pentium III Xeon mở rộng thị trường sang máy chủ, máy trạm chạy ứng dụng thương mại điện tử hoặc ứng dụng cấp doanh nghiệp lớn

Năm 2000, BVXL Pentium IV ra đời Pentium IV bắt đầu với 400MHz bus hệ thống và 256KB cache L2 (sau này tăng lên 800MHz và 2MB) Những phiên bản đầu tiên của Pentium IV có 42 triệu transitor, được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 180nm

Năm 2001, Intel cải tiến bộ vi xử lý Pentium 4 lên mốc 2 GHz

Năm 2002, Bộ vi xử lý Intel Pentium 4 hỗ trợ Công nghệ Siêu phân luồng Intel giới thiệu Công nghệ Siêu phân luồng đột phá cho bộ vi xử lý Intel® Pentium® 4 mới có tốc độ 3,06 GHz Công nghệ Siêu phân luồng có thể tăng tốc hiệu suất hoạt động của máy tính lên tới 25% Intel đạt mốc tốc độ mới cho máy tính với việc giới thiệu bộ vi xử lý Pentium 4 tốc độ 3,06 GHz Đây là

bộ vi xử lý thương mại đầu tiên có thể xử lý 3 tỷ chu trình một giây và được

Trang 5

hiện thực hóa thông qua việc sử dụng công nghệ sản xuất 0,13 micron tiên tiến nhất của ngành công nghiệp

Năm 2003, Bộ vi xử lý Intel® Pentium® 4 Extreme Edition hỗ trợ Công nghệ Siêu phân luồng tốc độ 3,20 GHz được giới thiệu Sử dụng công nghệ xử

lý 0,13 micron của Intel, bộ vi xử lý Intel Pentium 4 Extreme Edition có bộ nhớ đệm L2 dung lượng 512 kilobyte, một bộ nhớ đệm L3 dung lượng 2 megabyte

và một kênh truyền hệ thống tốc độ 800 Mhz Bộ vi xử lý này tương thích với họ chipset hiện tại Intel® 865 và Intel® 875 cũng như bộ nhớ hệ thống chuẩn

Năm 2004, Bộ vi xử lý Intel Pentium 4 hỗ trợ Công nghệ Siêu phân luồng đạt mốc 3,4 GHz

Năm 2005, Vào tháng 4 Intel Giới thiệu nền tảng sử dụng bộ vi xử lý hai nhân đầu tiên gồm bộ vi xử lý Intel® Pentium® Extreme Edition 840 chạy ở tốc

độ 3,2 GHz và một chipset Intel® 955X Express Các bộ vi xử lý hai nhân hoặc

đa nhân được phát triển bằng cách đưa hai hay nhiều nhân xử lý hoàn chỉnh vào trong một bộ vi xử lý đơn nhất giúp quản lý đồng thời nhiều tác vụ Tháng 5, Bộ

vi xử lý Intel® Pentium® D với hai nhân xử lý – hay còn gọi là “các bộ não” – được giới thiệu cùng với họ chipset Intel® 945 Express có khả năng hỗ trợ những tính năng của các thiết bị điện tử tiêu dùng như âm thanh vòm, video có

độ phân giải cao và các khả năng xử lý đồ họa tăng cường

Năm 2006, Vào tháng 5, nhãn hiệu Intel Core 2 Duo được công bố Tháng

7, Tập đoàn Intel công bố 10 bộ vi xử lý mới Intel Core 2 Duo và Core Extreme cho các hệ thống máy tính để bàn và máy tính xách tay Những bộ vi xử lý mới này nâng cao tới 40% hiệu suất hoạt động và nhiều hơn 40% hiệu quả tiết kiệm điện năng so với bộ vi xử lý Intel® Pentium® tốt nhất Các bộ vi xử lý Core 2 Duo có 291 triệu bóng bán dẫn Các bộ vi xử lý này hoạt động trên vi kiến trúc Intel Core đã cải thiện rõ rệt hiệu năng và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ so với bộ xử lý Intel trên vi kiến trúc thế hệ trước

Năm 2007, Trong mảng BXL cao cấp, Intel đưa ra 3 BXL 4 nhân Core 2 Quad Q6600, Q6400 và Q6300 Về kiến trúc, 3 BXL này thuộc dạng ghép 2

Trang 6

BXL lõi kép trên hai đế, có nghĩa CPU có 2 BXL Core 2 làm việc chung với nhau BXL 4 nhân này sẽ có bộ đệm cache L2 đến 8MB, mỗi đế 4MB chia sẻ Nửa đầu năm nay, Intel dự kiến tung ra dòng BXL tầm trung cũng trên nền Core

2 Duo: 2 nhân, 1 đế Cụ thể là dòng Core 2 Duo E4000 gồm 3 model: E4400, E4300 và E4200 Vào thời điểm BXL Phenom nhanh hơn của AMD xuất hiện thì Intel cũng đã có dòng BXL Penryn phổ thông để cạnh tranh

Năm 2008, Ngày 17/11, tại Mỹ, Intel đã chính thức giới thiệu bộ vi xử lý (BVXL) dành cho máy tính để bàn Intel® Core™ i7 hiện đại nhất từ trước tới nay BVXL Core i7 là thành viên đầu tiên trong họ sản phẩm mới của các thiết

kế vi xử lý Nehalem và là BVXL tinh vi nhất từ trước tới nay với những công nghệ mới cho phép nâng cao hiệu suất hoạt động theo nhu cầu sử dụng và tối đa hoá thông lượng dữ liệu được xử lý BVXL Core i7 nâng cao tốc độ biên tập video, tận hưởng game cũng như các tác vụ máy tính và Internet thông dụng khác lên tới 40% mà không làm tăng mức điện năng tiêu thụ Được công bố rộng rãi trong ngành công nghiệp điện toán như là một kiệt tác công nghệ, BVXL Intel® Core™ i7 thiết lập một kỷ lục thế giới mới với số điểm 117 trong hệ thống kiểm tra SPECint_base_rate2006, một tiêu chuẩn chuyên đo hiệu suất hoạt động của BVXL Đây là lần đầu tiên từ trước đến nay một BVXL đơn

có thể vượt qua mức 100 điểm BVXL Intel Core i7-965 Extreme Edition tốc độ 3,2 GHz có giá 999 USD/chiếc trên đơn hàng 1.000 chiếc Với đơn hàng tương

tự, Intel Core i7-940 tốc độ 2,93 GHz giá 562 USD/chiếc và Intel Core i7-920 tốc độ 2,66 GHz giá 284 USD/chiếc

Ngày 25/11/2008, tại TP.HCM, bộ vi xử lý (BVXL) dành cho máy tính để bàn Intel Core i7 có mặt tại việt nam và được cho là nhanh nhất hiện nay

Năm 2009 , Tháng 9, bộ vi xử lý Core i5 ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam và khách hàng tầm trung là mục tiêu Core i5 hướng đến Theo số liệu bán hàng trong quí 3 của năm 2009 của Intel thì tỷ lệ bộ vi xử lý Core dành cho máy tính để bàn bán ra đạt 27% trên tổng số các bộ vi xử lý cung cấp cho máy tính để bàn tại thị trường Việt Nam Riêng đối với máy tính xách tay thì con số

Trang 7

này tương ứng là 56% Intel cũng đặt ra mục tiêu tham vọng là tăng thị phần bộ

vi xử lý Core dành cho để bàn lên 40% vào quí 2 năm 2010 Vì thế song song với các chương trình hỗ trợ đại lý, quảng bá công nghệ, Intel dự kiến đưa ra các chương trình kích cầu để người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ mới với giá phù hợp nhất

Năm 2010, Quý 1, Intel cho tiếp tục giới thiệu Core i3, hướng đến người dùng phổ thông, tạo thành một chuỗi sản phẩm liền lạc từ phổ thông đến cao cấp gồm Core 2 Duo, Core 2 Quad, Core i3, i5 và i7 Cũng trong năm này, Intel đã đưa ra thị trường bộ vi xử lý cao cấp nhất đó là bộ vi xử lý 6 nhân Core i7 980X

có tên mã là Gulftown dựa trên công nghệ 32 nm mới Ưu thế của công nghệ mới 32nm so với công nghệ 45nm trước đây đó là cho phép bộ vi xử lý mới được tích hợp nhiều nhân hơn trên đế có cùng kích thước so với công nghệ 45nm, các bộ vi xử lý Core i7 45nm trước đây chỉ có 4 nhân Không những vậy công nghệ 32nm cũng giúp cho bộ vi xử lý mới mát hơn, tỏa ra ít nhiệt lượng hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn

2 Sự ra đời và phát triển của AMD

a Sự ra đời của AMD

AMD - Advanced Micro Devices là một công ty chuyên về sản xuất các chất bán dẫn Hoa Kì Công ty có đại bản doanh ở Sunnyvale - California này được thành lập năm 1969 do Jerry Sanders và nhóm nhân viên cũ của Fairchild Semiconductor sáng lập hiện nay, AMD là nhà sản xuất bộ vi xử lý (CPU) x86 lớn thứ hai thế giới sau Intel và là một trong những nhà sản xuất bộ nhớ flash hàng đầu trên thế giới Đồng thời cũng là nhà cung cấp card đồ họa và bộ xử lý

đồ họa (GPUs) lớn thứ ba thế giới kể từ khi nắm quyền sở hữu công ty ATI Technologies vào năm 2006 Ngoài ra AMD còn sản xuất chipset và các linh kiện điện tử bán dẫn khác ngày nay AMD trở thành một công ty đa quốc gia với hàng chục ngàn nhân viên tại châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ

Trang 8

Hiện nay chủ tịch hội đồng quản trị và là tổng giám đốc là Tiến sĩ Hector Ruiz, chủ tịch tập đoàn và là giám đốc điều hành là ngài Dirk Meyer Năm 2007, AMD đứng thứ 11 trong các nhà SX chất bán dẫn hàng đầu thế giới

b Các mốc phát triển của AMD

Năm 1969, Một nhóm các giám đốc điều hành cũ của Fairchild Semiconductor, trong đó có Jerry Sanders, sáng lập nên Advanced Micro Devices vào ngày 1/5/1969 với khoản đầu tư ban đầu là $100,000

Năm 1970, AMD giới thiệu loại bộ đếm Logic Am2501, sản phẩm riêng đầu tiên của công ty

Năm 1972, AMD trở thành công ty cổ phần

Năm 1975, AMD gia nhập lĩnh vực sản xuất chip RAM, thiết kế bộ vi xử

lý dựa theo Chip Intel 8080 và chế tạo các phần bộ xử lý cho Minicomputer

Năm 1979, AMD lên sàn chứng khoán New York và mở nhà máy sản xuất mới tại Austin, Texas

Năm 1982, AMD và Intel kí thỏa thuận trao đổi công nghệ dựa trên kiến trúc iAPX86 AMD trở thành nhà cung cấp bộ vi xử lý thứ hai được Intel cấp giấy phép đối với chip 8086 và 8088 cho IBM AMD ra mắt loại bộ vi xử lí nhái

80286 mang tên Am286 dựa trên thiết kế và vi mã của Intel

Năm 1985, ATI (sau này được AMD mua lại) phát triển mạch điều khiển

đồ họa đầu tiên và Card đồ họa đầu tiên AMD gia nhập danh sách Fortune 500

Năm 1986, AMD giới thiệu chip 32-bit trong họ sản phẩm 29300

Năm 1987, AMD mua lại Monolithic Memories và gia nhập lĩnh vực logic lập trình

Năm 1988, AMD xây dựng Trung tâm phát triển Siêu hiển vi AMD, sau này cung cấp công nghệ công nghệ thế hệ tiếp theo cho các nhà máy của AMD trên toàn thế giới

Năm 1991, AMD ra mắt lần đầu giải pháp thay thế cho bộ xử lý Intel 386 mang tên Am386, bán được hơn một triệu bản trong vòng chưa đầy một năm

Trang 9

Năm 1992, Công ty con của ATI tại Đức được thành lập, các sản phẩm VESA và PCI đầu tiên được đưa ra thị trường và Mach32 – mạch điều khiển và

bộ tăng tốc đồ họa đầu tiên trên chip – được công bố

Năm 1993, AMD cho ra Bộ xử lý Am486 ra đời trên công nghệ 0,35 micro mét, chứa 1 triệu transistor (mật độ gấp 5 lần Am386 nhưng kích thước lại nhỏ hơn).và công bố kế hoạch phát triển dự án AMD-K5

Năm 1994, AMD bắt đầu hợp đồng cung cấp bộ xử lý Am486 dài hạn cho Compaq Đồng thời, cuộc chiến pháp lý với Intel xung quanh chip 386 kết thúc

và tòa án tối cao California đứng về phía AMD

Năm 1995, K5, đối thủ của Intel Pentium và là CPU được thiết kế độc lập đầu tiên của AMD ra đời

Năm 1996, AMD mua lại hãng sản xuất bộ xử lý NexGen để có quyền sử dụng serie Nx các bộ xử lý tương thích x86 Việc này giúp AMD trực tiếp cạnh tranh được với Intel trên thị trường vi xử lý Kế hoạch xây dựng Nhà máy Fab30 tại Dresden, Đức được công bố

Năm 1997, AMD giới thiệu bộ xử lý K6 như một lời đáp với Pentium II của Intel

Năm 1998, K6-2 được tung ra thị trường AMD K6-2 sản xuất bằng công nghệ 0,25 micro mét, chứa 9 triệu transistor trên đế cắm có kích thước 78x78

mm Được sản xuất dựa trên công nghệ 350nm, xử lí 5 lớp và K6 nhỏ hơn 20%

so với Pentium Pro và nhiều hơn 3.3 triệu transistor (8.8 triệu so với 5.5 triệu transistor) K6 có bộ nhớ Cache L1 64KB bao gồm 32KB cache lệnh và 32KB cache Writeback Nó nhiều gấp 4 lần so với Pentium Pro và gấp 2 lần so với Pentium MMX và Pentium II K6 có những phiên bản 166MHz, 200MHz và 233MHz Hiệu năng tính toán của nó tương đương với Pentium Pro có cùng tốc

độ xung nhịp mà có bộ nhớ cache L2 512KB AMD công bố hợp tác với Motorola để đồng phát triển một công nghệ bán dẫn dựa trên chất liệu đồng, sau này trở thành nền tảng cho quy trình sản xuất K7

Trang 10

Năm 1999, AMD Athlon (AMD-K7) tích hợp 37 triệu transistor ra đời trên dây chuyền vi mạch công nghệ 0,18 micro mét và đạt tốc độ vượt qua ngưỡng 1Ghz Athlon ra đời đánh dấu bước phát triển vượt bậc của AMD Athlon được thiết kế bởi một đội DEC cũ mà đứng đầu là Dirk Meyer, một trong những kỹ sư hàng đầu của DEC Alpha và sau này trở thành CEO AMD vào năm

2008 Athlon đã đánh bại hoàn toàn Pentium IV của intel về tốc độ, hiệu năng đây là lần đầu tiên vi xử lý của AMD vượt qua intel đồng thời khiến cho intel phải e dè trước một đối thủ kém cạnh về nhiều mặt

Năm 2000, AMD ra mắt bộ xử lý AMD-K6-2+ có khả năng quản lý lượng điện tiêu thụ Jerry Sanders bổ nhiệm chủ tịch bộ phận bán dẫn của Motorola, Hector Ruiz, làm chủ tịch AMD và COO Còn ATI mua lại ArtX và tuyển mộ CEO tương lai Dave Orton vào công ty này ATI cũng giới thiệu dòng card đồ họa Radeon AMD bắt đầu tiến hành sản xuất tại nhà máy Fab30 200mm tại Dresden

Năm 2001, AMD ra mắt Athlon MP, bộ xử lý đầu tiên dành cho máy tính trạm của công ty này HyperTransport được một loạt công ty hỗ trợ như Agilent, Apple, Broadcom, Cisco Systems, IBM, nVidia, Sun, và Texas Instruments

Năm 2002, AMD mua lại Alchemy Semiconductor và cả công nghệ sản xuất bộ xử lý tích hợp tiết kiệm điện của công ty này Athlon XP sử dụng công nghệ Cool'n'Quiet của AMD Hector Ruiz kế nhiệm đồng sáng lập AMD Jerry Sanders

Năm 2003, AMD hợp tác với IBM để nghiên cứu công nghệ sản xuất thế

hệ tiếp theo Công nghệ 64-bit lần đầu ra mắt với bộ xử lý Athlon 64 và Opteron, bộ xử lý đầu tiên thực sự dành cho máy chủ của AMD AMD Opteron theo kiến trúc 64-bit nhưng vẫn hỗ trợ ứng dụng 32-bit, sản xuất trên công nghệ 0,13 micro mét AMD tạo nên bước đột phá lớn khi giới thiệu phiên bản 64 bit của chip x86, chạy trên Windows, đánh bại Intel Đây là lần đầu tiên hãng chip

số một thế giới phải rượt đuổi sau AMD để phát triển công nghệ tương tự Ngoài

ra, AMD mua lại bộ phận x86 của National Semiconductor và công bố việc hợp

Ngày đăng: 11/11/2015, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w