Phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trái Đất là ngôi nhà chung của thế giới, là nơi sự sống con người
được sinh sôi nảy nở Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của các cuộc Cách
mạng công nghiệp, Cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với quá trình Công
nghiệp hoá trong hơn 3 thế kỷ qua đã và đang làm biến đổi nhanh chóng và
sâu sắc không chỉ bộ mặt của xã hội, loài người và cả tự nhiên Những biến
đổi đó một mặt đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ một
giai đoạn lịch sử nào trước đây, song, mặt khác, cũng đang bộc lộ tất cả
những mâu thuẫn gay gắt chưa thể điều hoà được giữa sự tiến bộ của Khoa
học, kỹ thuật và công nghệ với việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế cũng là sự suy thoái trầm trọng về môi trường sinh thái
Đó không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà giờ đây ô nhiễm môi
trường, suy thoái sinh thái đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân
loại vì sự sống còn của thế giới
Việt Nam tuy mới bước vào con đường phát triển kinh tế nhưng đã
phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng Từ thực tiễn nghiên
cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái của thời đại và trong điều kiện cụ thể
của nước ta hiện nay đã nảy sinh nhu cầu cấp thiết cần phải có một cơ sở lí
luận - phương pháp luận chung làm nền tảng cho việc xem xét mối quan hệ
giữa tự nhiên - con người - xã hội, đặc biệt là vai trò ngày càng to lớn của
con người trong việc làm biến đổi tự nhiên
Xuất phát từ góc độ Triết học, trên tinh thần của Triết học Mac -
Lênin và cơ sở của những tri thức thời đại chúng ta sẽ có một có một cái
nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện hơn đối với mối quan hệ giữa tự nhiên -
Trang 2con người - xã hội Và vận dụng nó vào xem xét những điều kiện của thể ở
Việt Nam
Mong rằng tất cả những điều được trình bày trong tiểu luận dưới đây
sẽ góp phần nâng cao nhận thức đối với vấn đề cấp thiết và nóng bỏng này,
nhìn lại thực trạng của môi trường, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá ở nước ta hiện nay, cùng nhau hướng tới phát triển bền vững không
chỉ vì sự sống của chúng ta hôm nay, mà còn vì sự tồn tại và cơ hội phát
triển tiếp tục của các thế hệ mai sau
CHƯƠNG I
CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN, CON
NGƯỜI VÀ XÃ HỘI SỰ LIÊN QUAN CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề môi trường sinh thái,
song cách tiếp cận của triết học cho phép chúng ta có một có một cách nhìn
bao quát, sâu sắc và toàn diện hơn đối với mối quan hệ giữa tự nhiên, con
người và xă hội Sau đây là một số cơ sở lý luận và phương pháp luận để
nghiên cứu xem xét mối quan hệ đó hay thực chất của vấn đề môi trường
sinh thái
I Tính thống nhất vật chất của thế giới
Thế giới cực kỳ phức tạp và đa dạng, được cấu thành từ nhiều yếu tố,
song, suy cho cùng có ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội
loài người Ba yếu tố đó thống nhất với nhau trong một hệ thống “Tự nhiên -
con người - xã hội”, vì rằng chúng là những dạng thức khác nhau, những
trạng thái, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang
vận động
Trang 3I.1 Yếu tố tự nhiên
Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách
quan Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người là những bộ phận
không thể tách rời của tự nhiên Đồng thời, tự nhiên còn được hiểu theo
nhiều nghĩa hẹp khác nhau: là môi trường sinh thái, môi trường địa lý hay
môi trường sống, v.v Song giới tự nhiên được xem xét ở đây là giới tự
nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống con người - giới tự nhiên trong hệ
thống “Tự nhiên - con người - xã hội” Đó chính là sinh quyển
Sinh quyển là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh thể và những thành phần
vô cơ và hữu cơ tham gia vào quá trình sống Sinh quyển đã trải qua một quá
trình tiến hoá lâu dài và phức tạp để tạo nên những bộ phận của nó Có thể
khái quát thành bốn giai đoạn chủ yếu như sau:
Giai đoạn một là giai đoạn xuất hiện những cơ thể đơn bào, trên cơ sở
tổng hợp các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên Từ hoạt động sống của các
cơ thể đơn bào đã hình thành nên chu trình sinh học đầu tiên - đó là dạng sơ
khai nhất của sinh quyển
Giai đoạn hai là giai đoạn các cơ thể đơn bào phát triển lên thành các
cơ thể đa bào, theo hai hướng chính là động vật và thực vật Sinh quyển và
chu trình trao đổi chất trong nó ngày càng phức tạp và tiến đến hoàn thiện
Giai đoạn ba được đánh dấu bằng sự xuất hiện của con người và xã
hội loài người Con người và xã hội trở thành những thành viên mới của chu
trình sinh học
Giai đoạn bốn là giai đoạn sinh quyển chuyển thành trí tuệ quyển
Trong giai đoạn này sự tiến hoá của sinh quyển không chỉ chịu sự tác động
của các yếu tố tự nhiên - sinh học, mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ của
hoạt động có ý thức của con người.ý
I.2 Yếu tố con người
Trang 4Quá trình phát triển của của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo
quy luật tiến hoá, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ
động vật
Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các quy luật sinh
học mà quan trọng hơn là kết quả của quá trình lao động Đây là quá trình
con người tác động vào giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới tự nhiên để
đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Chính trong quá trình lao động, cấu tạo cơ
thể của con người ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính trong quá trình
lao động, nhu cầu trao đổi, hợp tác đã làm cho ngôn ngữ xuất hiện Lao động
và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của
loài vật thành bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức Do đó
con người đã dần tự ý thức về mình, và dần tách mình ra khỏi thế giới động
vật, cùng với môi trường tự nhiên vốn có, con người còn tạo ra cho mình
một môi trường sống mới - môi trường xã hội hay môi trường tự nhiên đã
được “người hoá”
I.3 Yếu tố xã hội
Tự nhiên theo quá trình phát triển của nó đã sinh ra con người, và từ
sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người
với người, đã làm chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động
theo bản năng thành cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội Xã
hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái vận động này lấy
quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm
nền tảng Do đó, xã hội là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp
quy luật của tự nhiên
Với tư cách là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của
sự tác động qua lại giữa người và người để tồn tại và phát triển, xã hội vừa
phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, vừa phải tuân theo những quy
Trang 5luật chỉ vốn có đối với xã hội Cũng như các quy luật tự nhiên, các quy luật
xã hội mang tính khách quan
Quy luật tự nhiên được hình thành xuyên qua vô số những tác động tự
phát của các yếu tố tự nhiên, còn quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở
hoạt động có ý thức của con người Xã hội là sản phẩm hoạt động của con
người, mà tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều thông qua đầu
óc của họ Do vậy, có thể nói quy luật xã hội chẳng qua là quy luật con
người theo đuổi mục đích của mình
Quy luật xã hội mang tính tất yếu khách quan Dù con người có nhận
thức được hay không, có tự giác vận dụng hay không, thì quy luật xã hội vẫn
luôn tác động ngoài ýý ýchí của con người Khi con người chưa nhận thức
và chưa vận dụng được thì chúng tác động như một lực lượng tự phát và
biến con người thành nô lệ của tính tất yếu Khi con người đã nhận thức
được quy luật khách quan và những hoạt động điều kiện của chúng để vận
dụng chúng vào các hoạt động có mục đích của mình, thì con người đạt đến
tự do Như vậy, tự do không có nghĩa là hành động tuỳ tiện, bất chấp quy
luật, trái lại, tự do là nhận thức được quy luật và làm theo quy luật
II Sự tác động qua lại giữa tự nhiên - con người - xã hội
II.1 Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên -
xã hội
Hệ thống tự nhiên - xã hội là một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự
nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại
và phát triển của nhau Trong sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội,
yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của
con người và xã hội, còn yếu tố con người và xã hội có vai trò ngày càng
quan trọng và có tính quyết định đối với sự biến đổi của tự nhiên
Trang 6Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội, vừa là môi trường
tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người
Là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, và con
người chính là con đẻ của tự nhiên, được hình thành trong quá trình tiến hoá
của thế giới vật chất
Là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự nhiên mới
cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người
như ánh sáng, nước, không khí, thức ăn là những điều kiện cần thiết nhất
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như nguyên vật liệu xây dựng, tài
nguyên, khoáng sản là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã
hội
Với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có
thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của chính bản thân xã hội
Xã hội gắn bó với tự nhiên thông qua quá trình hoạt động thực tiễn
của con người, con người là nhân tố thực hiện sự thống nhất giữa xã hội và
tự nhiên, đồng thời cũng là sự hiện thân của sự thống nhất đó Trước hết đó
là quá trình lao động sản xuất Lao động là ranh giới phân biệt về chất giữa
con người và con vật, giữa xã hội loài người và thế giới động vật Song,
cũng chính lao động là yếu tố đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất tạo nên sự
thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên Bởi vì lao động trước hết là một
quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng
hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự
trao đổi chất giữa họ và tự nhiên Vì vây, lao động, một mặt, càng tạo ra sự
tách biệt giữa xã hội và tự nhiên bao nhiêu, thì mặt khác, lại làm cho xã hội
gắn bó chặt chẽ hơn với tự nhiên bấy nhiêu
Trang 7Tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có
của sinh quyển để con người sống và tiến hành lao động sản xuất; nhưng
cũng chính quá trình sử dụng các nguồn vật chất, con người đã làm biến đổi
tự nhiên mạnh mẽ Nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc sử dụng,
khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì khủng hoảng sinh
thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội bị phá vỡ, sự sống
của con người bị đe doạ Chỉ mới gần đây, khi hậu quả của những hành động
vô ý thức của con người đối với tự nhiên đã ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội thì vấn đề môi trường mới được quan tâm và đang trở
thành một trong những vấn đề toần cầu của thời đại
II.2 Sự phụ thuộc của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vào trình
độ phát triển của xã hội
Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp.Sự
xuất hiện con người và xã hội loài người là kết quả của một quá trình tiến
hoá lâu dài, liên tục của tự nhiên Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài
người, lịch sử phát triển của tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ
và sâu sắc của các yếu tố xã hội Ngược lại sự phát triển của lịch sử xã hội
không thể tách rời các yếu tố tự nhiên, bởi vì, chỉ có trong mối quan hệ với
tự nhiên và quan hệ với nhau con người mới làm nên lịch sử của mình
Nhưng chính quá trình quan hệ với giới tự nhiên con người đã cải biến giới
tự nhiên Thông qua hoạt động của mình con người làm cho lịch sử xã hội và
lịch sử tự nhiên gắn bó lẫn nhau, quy định lẫn nhau Sự gắn bó và quy định
lẫn nhau đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh
giá nó là phương thức sản xuất - cách thức sản xuất ra của cải vật chất trong
mỗi giai đoạn nhất định của con người Bất kỳ một phương thức sản xuất
nào cũng bao gồm hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ giữa con người với tự
Trang 8nhiên - lực lượng sản xuất và quan hệ giữa con người với với con người -
quan hệ sản xuất Hai mối quan hệ này cùng đồng thời tồn tại, vận động và
phát triển cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử Mỗi phương thức
sản xuất nhất định trong lịch sử là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và phương thức sản xuất Trong suốt quá trình phát triển của xã hội,
lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần Sự ra đời những
phương thức sản xuất mới cao hơn những phương thức sản xuất trước đó đã
quyết định những chuyển biến về chất của xã hội loài người, đưa xã hội loài
người từ cuộc sống mông muội, dã man sang văn minh, hiện đại với các nền
văn minh kế tiếp nhau: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn
minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ Cũng chính phương thức sản
xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên vì mỗi
phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để
khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau
Khi công cụ lao động thay đổi, khi mục đích tiến hành sản xuất của mỗi chế
độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
cũng thay đổi
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua các
cuộc cách mạng lực lượng sản xuất Trong lịch sử phát triển của loài người
cho đến nay đã trải qua ba cuộc cách mạng lực lượng sản xuất Các cuộc
cách mạng này không chỉ làm thay đổi và hoàn thiện dần bộ mặt của xã hội
loài người, đưa sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao dần,
mà còn làm thay đổi không ngừng tính chất của mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ nhất - tìm ra lửa, con
người bắt đầu tự khẳng định mình như một chủ thể, còn tự nhiên là đối
tượng để con người tác động Con người chủ yếu hái, lượm, săn bắn những
Trang 9thứ có sẵn của tự nhiên Đây là giai đoạn con người sống phụ thuộc vào tự
nhiên, do vậy sinh quyển vẫn giữ nguyên vẻ thuần khiết hoang sơ vốn có của
nó
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ hai đã dẫn con người từ
thời kỳ đồ đá sang nền văn minh nông nghiệp, với sự ra đời của công cụ
bằng kim loại Trong giai đoạn này con người đã bắt đầu khai thác tự nhiên
một cách chủ động và tích cực hơn như khai thác đất để trồng trọt, thuần
dưỡng động thực vật song do công cụ lao động vẫn còn thô sơ, do vậy mà
môi trường không co nhiều thay đổi đáng kể
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ ba với sự ra đời của máy
hơi nước đã đánh dấu bước chuyển của xã hội từ văn minh nông nghiệp sang
nền văn minh công nghiệp Với công cụ sản xuất là cơ khí máy móc, mức độ
khai thác của con người ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện
hơn Ngày nay, con người đã đạt đến đỉnh cao trong sản xuất là nền đại công
nghiệp cơ khí tự động hoá, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa, thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu
là đối tượng để khai thác, chiếm đoạt nhằm đạt được mục đích của mình
Như vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền văn
minh công nghiệp, biểu hiện ở trình độ phát triển cao của khoa học, kỹ thuật
và công nghệ, sự tiến bộ của xã hội cũng diễn ra nhanh chóng chưa từng
thấy, và đồng thời với quá trình đó là sự đối lập ngày càng gay gắt giữa con
người, tự nhiên, và sự suy thoái trầm trọng của môi trường
II.3 Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động có ý
thức của con người Song, “tất cả những gì thúc đẩy con người hành động
phải thông qua đầu óc họ”, bởi vậy, mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên,
Trang 10ngoài phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội còn phụ thuộc vào trình
độ nhận thức, trước hết là việc nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó
trong hoạt động thực tiễn
Hoạt động sản xuất ra của cải của con người là hoạt động chinh phục
tự nhiên Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai hướng
Nếu con người tác động vào giới tự nhiên đúng quy luật của nó thì con
người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” hài hoà đối với sự phát triển của xã hội
Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những
cái có sẵn trong tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ
cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là điều tất yếu Ph.ăngghen đã nhắc nhở:
“Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự
nhiên Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần thiên nhiên trả
thù lại chúng ta” Con người tàn phá giới tự nhiên bao nhiêu thì con người
phải gánh chịu hậu quả bấy nhiêu “Chúng ta hoàn toàn không thống trị
được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác tất
cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với
tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của tự nhiên và
có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.”
Việc nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và sử sụng những quy
luật đó một cách có hiệu quả vào những hoạt động thực tiễn của xã hội, mà
quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất vừa là tiền đề,
vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ
giữa xã hội và tự nhiên Để làm được điều đó, trước hết cần thay đổi nhận
thức của con người về mọi phương diện thuộc lĩnh vực mối quan hệ qua lại
và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội) và tự nhiên Từ sự thay đổi
về nhận thức, con người sẽ có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ và
Trang 11cải thiện chất lượng môi trường sinh thái vì sự sống của con người và sự
phát triển lâu bền của xã hội
CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cấp toàn cầu của thời
đại Nó là mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại Mỗi một quốc gia trên
thế giới không chỉ mang những sắc thái riêng về văn hoá mà cả về sinh thái
Và Việt Nam với tư cách là một thành viên của thế giới, chúng ta cũng có
nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung, mà cụ thể ở đây là vấn đề môi
trường sinh thái Để có thể làm được được điều đó trước hết chúng ta phải
xuất phát từ thực tiễn đất nước mình Với những cơ sở lý ýluận đã nêu ở
phần trên, tôi muốn vận dùng để xem xét vấn đề môi trường sinh thái của thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Bởi vì môi trường sinh thái của
Việt Nam cũng có những nét đặc thù, không giống hoàn toàn với một nước
Trang 12nào, để từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng, tìm ra nguyên nhân và có
những phương sách giải quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam
I Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam và nguyên nhân của
thực trạng đó
Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại
và tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên Do đó khi xem xét
về vấn đề môi trường sinh thái của một quốc gia, không thể chỉ chú ýýý đến
các điều kiện thiên nhiên, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ chính
trị, đến điều kiện kinh tế - xã hội và cả truyền thống văn hoá
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường
sinh thái cần phải xuất phát từ mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác động
qua lại của con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước còn chậm
phát triển, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại như
kỹ thuật, công nghệ kinh tế thị trường, và cả những yếu tố truyền thống văn
hoá dân tộc như quan niệm của con người về tự nhiên, về mối quan hệ của
họ với tự nhiên Chính các quan niệm đó là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây nên các các mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong quá
trình khai thác và sử dụng thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta
Lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam Bán đảo
Đông Dương, chiếm một phần lớn diện tích bán đảo này và nằm ở vị trí
trung tâm Đông Nam A Việt nam nằm trên vòng đai địa hoá Thái Bình
Dương, cho nên giàu các mỏ kim loại, đặc biệt thiếc, chì, kẽm, nhôm Do
ảnh hưởng của kiến tạo địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam hình thành nên
những vùng đất đỏ màu mỡ Việt Nam là một góc của lục địa Châu A, vừa
nối tiếp với bờ Đông Dương vừa nối tiếp với bờ Nam lục địa, vị trí ấy cho
Việt Nam là nơi gặp gỡ của các loài động vật từ Trung Hoa xuống, từ Ân Độ
sang làm cho lớp động thực vật thêm phong phú Hơn thế nữa khí hậu Việt
Trang 13Nam lắm mưa nhiều nắng, lượng nhiệt trung bình cao lại được kết hợp với
một độ ẩm trung bình lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng của
các loài thực vật, là điều kiện tốt để sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch
Phần nào đó chính sự ưu đãi này của thiên nhiên đã đem đến cho người nông
dân những suy nghĩ thiển cận và một nếp làm ăn tự do tuỳ tiện, hết củi thì
vào rừng chặt cây lấy gỗ, không có thức ăn thì vào rừng bẻ măng, xuống
sông ra đồng bắt tôm, cá Song khi người dân biết đưa kỹ thuật vào khai
thác thiên nhiên, thì việc hồi phục của thiên nhiên không còn là dễ dàng nữa
Kỹ thuật hiện đại cộng với nếp nghĩ, nếp làm của người nông dân đã làm
cho tài nguyên thiên nhiên mau chóng bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị đe
dọa nghiêm trọng
Từ ngày đổi mới, cả nước bước vào nền kinh tế thị trường, cơ chế thị
trường đã có tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Môi
trường sinh thái là một trong những lĩnh vực chịu sức ép nặng nề nhất trước
sự tấn công của kinh tế thị trường Nếu như trước đây hơn chục năm, môi
trường sinh thái chỉ mới gánh chịu hậu quả của việc áp dụng kỹ thuật trên
cái nền sản xuất nhỏ, thì nay, còn chịu thêm sự tác động mạnh mẽ của cơ
chế thị trường Vì lợi nhuận, lợi ích trước mắt con người ta sẵn sàng phá trụi
đi những gì thiên nhiên có được qua hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn
năm Hàng bao cánh rừng già đã bị triệt phá để lấy gỗ xuất khẩu, để rồi lũ lụt
cứ liên miên khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam, hàng trăm loại động vật
quý hiếm vẫn bị săn bắn trái phép, người ta vẫn cứ khai thác và sử dụng một
cách bừa bãi tài nguyên, trong tình trạng tài nguyên ngày càng cạn kiệt
Hiện trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam vô cùng phức tạp và đa
dạng Sự phức và đa dạng này bị quy định bởi tính phức tạp và đa dạng của
trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay Trong giai đoạn phát triển hiện
nay, ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông nghiệp,
Trang 14nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí có những yếu tố của văn minh hậu
công nghiệp Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta có một kiến trúc
thượng tầng và ý thức xã hội khá phát triển, nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại
xã hội đang còn ở trình độ thấp; có một chế độ chính trị ở mức tiên tiến,
nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn ở kém phát triển Tất cả những điều đó
được phản ánh một cách rõ nét qua hiện trạng môi trường sinh thái và quy
định đặc điểm của nó
Việt Nam tuy có những nét đặc thù về môi trường sinh thái song vấn
đề sinh thái của nước ta cũng không nằm ngoài những vấn đề môi trường
của thế giới, đó là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những
vấn đề ô nhiễm môi trường sống Nếu như ở các nước phát triển, hậu họa
sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, do sự phát triển tự phát
của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt nam hậu họa sinh thái lại do sự kết
hợp sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp
nghĩ, nếp làm của những người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn
chưa hoàn thiện
Nước ta có những ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những
điều kiện địa lý tự nhiên Song, trong hàng chục năm qua, với số tài nguyên
sẵn có, một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm
dẫn đến sự nghèo dần và cạn kiệt tài nguyên đó, và mặt khác còn gây ô
nhiễm môi trường sinh thái
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn nữa, sự phát triển của xã hội
ta hiện nay vẫn chưa vượt khỏi trình độ của nền văn minh nông nghiệp, do
đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, các nguồn nước,có
một giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự sống con người, sự tồn tại và phát
triển của xã hội
Trang 15Rừng không chỉ là kho tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn là
kho tư liệu sống vô giá Rừng giữ nước, bảo vệ độ phì nhiêu, màu mỡ của
đất đai, rừng điều hoà khí hậu, tiêu thụ khí độc cacbonic sản xuất ôxy làm
trong sạch khí quyển, chống ô nhiễm môi trường Việt Nam đã từng có thể
được gọi là đất nước của rừng Tổng diện tích đất rừng nguyên thủy theo tài
liệu của WWF-1989 chiếm tới 332.116 km có nghĩa toàn bộ diện tích cả
nước đều được rừng che phủ Rừng Việt Nam không chỉ nhiều mà còn đa
dạng về chủng loại và rất phong phú về động, thực vật Ơ nước ta có nhiều
kiểu rừng khác nhau như rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, rừng khộp,
rừng lá kim, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng thường xanh, lá rộng á nhiệt
đới, v.v Ngày nay, rừng Việt Nam đã và đang bị phá hoại nặng nề Chất
lượng rừng tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn
vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ
còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55%
tổng diện tích rừng Các vụ cháy U Minh Thượng, U Minh Hạ và nhiều nơi
khác đã và đang làm suy giảm diện tích rừng và chất lượng rừng ở nước ta
Nguyên nhân đưa đến thảm cảnh của rừng Việt Nam hiện nay có nhiều,
nhưng tựu trung có hai nguyên nhân chủ yếu: do chiến tranh, đặc biệt là
chiến tranh hoá học, và do lối suy nghĩ thiển cận và sự kém hiểu biết của
những người sản xuất nhỏ trong điều kiện dân số tăng nhanh, việc mở rộng
canh tác để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho một dân số quá
đông lại tăng nhanh, việc duy trì lối sống du canh, du cư của một số dân tộc
ít người, cộng với việc đưa kỹ thuật hiện đại vào khai thác rừng bừa bãi,
lãng phí vì mục đích trước mắt của một số ít người là nguyên nhân quan
trọng nhất đưa đến sự tàn phá rừng ở nước ta hiện nay
Gắn liền với rừng là tính đa dạng sinh học Việt Nam là một trong
mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các