Luận văn về quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản
chủ nghĩa Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO thì tốc độ phát
triển kinh tế diễn ra sôi động hơn bao giờ hết Song song với việc đạt được sự phồn
thịnh về kinh tế, tiến bộ về xã hội thì việc giữ gìn môi trường tài nguyên thiên
nhiên cần được đặt lên hàng đầu Đó là xu hướng phát triển chung của xã hội loài
người mà hiện nay nhiều nước đang tiến đến Các mục tiêu đó gắn bó chặt chẽ với
nhau tạo thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội Sự phát triển lâu
bền đó được hiểu là sự phát triển không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn vì các thế hệ
mai sau Vấn đề này mới được đặt ra trong những năm gần đây nhưng được coi là
vấn đề hết sức cấp thiết xuất phát từ chính những gì loài người coi là thành tựu to
lớn của sự phát triển xã hội như sự tăng trưởng nhanh của các ngành kinh tế, sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá ồ
ạt ở các nước phát triển… đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
tự nhiên – ngôi nhà sinh tồn của xã hội loài người
Muốn phát triển kinh tế nhất thì nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ với tốc độ phát triển công nghiệp hoá, của khoa
học và công nghệ Song, cũng tồn tại một thực tế là cùng với sự phát triển của
công nghiệp hoá là sự suy thoái của môi trường tự nhiên vấn đề đặt ra là làm thế
nào để dung hoà tự nhiên và xã hội, để có thể phát triển kinh tế mà vẫn có thể bảo
đảm được các yếu tố môi trường
Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài: “Quan hệ giữa xã hội với tự
nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay”
Trang 2A- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I- Xã hội bộ phận đặc thù của tự nhiên:
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô
tận Theo nghĩa này thì con người vã xã hội loài người cũng là một bộ phận của
tự nhiên
Do đó ta có thể đưa ra khái niệm về xã hội như sau:
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái này
lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người
làm nền tảng Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội
biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau" Như
vậy, xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên Tính đặc thù của bộ phận này thể
hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô ý thức và mù
quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là những con
người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định
Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con
người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người
và xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên Con người ra đời không chỉ nhờ những quy
luật sinh học mà còn nhờ lao động Lao động là một quá trình được tiến hành giữa
con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự
nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Hoạt động của con người không chỉ tái
sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên
Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên Hơn thế tự nhiên -
con người - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất
Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng
phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau song suy đến cùng
có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người Ba yếu tố này
thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con người - xã hội bởi chúng đều
Trang 3là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau
của vật chát đang vận động
II- Đặc điểm của quy luật xã hội:
Cũng như các quy luật tự nhiên, các quy luật xã hội mang tính khách quan,tất
yếu và phổ biến giữa các hiện tượng và các quá trình xã hội Ph.Ănghen đã nhận
xét, cái đã đúng với tự nhiên thì sẽ đúng với lịch sử xã hội Quy luật xã hội chẳng
qua chỉ là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mụcđích của mình
Tính khách quan của quy luật xã hội thể hiện ở chỗ, tuy quy luật xã hội được
biểu hiện thông qua hoạt động của con người nhưng nó không phụ thuộc vào ý
thức, ý chí của bất kỳ một cá nhan, hay một lực lượng xã hội nào Bởi vì con người
làm ra lịch sử, nhưng những hoạt động của con người được thực hiện trong những
điều kiện nhất định, những mối quan hệ nhất định Hơn nữa, quy luật xã hội phản
ánh những ý muốn, những mục đích của khối đông người, phù hợp với xu hướng
vận động và phát triển của lịch sử Xu hướng này là khách quan không có một thế
lực nào có thể điều khiển được
Tính tất yếu và tính phổ biến cũng là những đặc trưng cơ bản của quy luật xã
hội Dù con người có nhận thức được hay không thì quy luật xã hội vẫn luôn tác
động ngoài ý muốn con người
Ngoài ra quy luật xã hội còn một số các đặc điểm riêng sau: hình thức biểu
hiện sự tác động của các quy luật xã hội thường bị biến dạng nhiều do hoàn cảnh
lịch sử của từng giai đoạn
III- Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên:
1- Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên –xã hội :
Ai trong chúng ta cũng biết rằng tự nhiên có vai trò to lớn đối với xã hội loài
người Chúng ta tác động đến tự nhiên bao nhiêu thì tự nhiên lại tác động đến con
người bấy nhiêu Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi
trường tồn tại và phát triển của xã hội Tự nhiên cung cấp cho con người tất cả
nguồn vật chất vốn có để con sống và tiến hành lao động sản xuất Nhưng cũng
Trang 4chính nhờ quá trình lao động ấy con người đã biến đổi giới tự nhiên mạnh mẽ nhất,
nhanh chóng nhất so với các thành phần khác của chu trình sinh học Hơn nữa, với
tốc độ phát triển khoa học như vũ bão và sự tăng dân số một cách chóng mặt như
hiện nay thì sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người ngày càng trở nên rõ rệt
hơn bao giờ hết
2- Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:
Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó
ta kể đến hai yếu tố quan trọng nhất:
a) Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội:
Thông qua lao động con người cải biến giới tự nhiên, làm cho lịch sử xã hội, lịch
sử giới tự nhiên gắn bó quy định lẫn nhau Sự gắn bó và quy định lẫn nhau ấy phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản
xuất Sự ra đời của phương thức sản xuất trước mới cao hơn những phương thức
sản xuất trước đó đã quyết định những chuyển biến về chất của xã hội loài người,
đưa con người từ mông muội dã man, sang văn minh.khi tính chất của mối quan hệ
này thay đổi mà biểu hiện cụ thể là công cụ và mục đích sản xuất thay đổi thì mối
quan hệ giữa tự nhiên và xã hội cũng thay đổi
b) Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận
dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội được thể hiện qua hoạt động của con người
Mà mọi hoạt động này đều phải do họ vận dụng bộ não để suy nghĩ, tư duy nên mối
quan hệ này còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức các quy luật và vận dụng nó
trong thực tiễn Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của con người là hoạt động
chinh phục giới tự nhiên Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai
hướng Nếu con người tác động giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì thiên
nhiên hài hoà, ngược lại nếu con người tàn phá huỷ hoại thiên nhiên thì chính con
người chứ không ai khác phải gánh chịu hậu quả nặng nề Vì vậy việc nhận thức
Trang 5quy luật tự nhiên và sử dụng nó một cách hiệu quả không tách khỏi việc nhận thức
quy luật xã hội và sử dụng quy luật xã hội Đây là tiền đề để thực hiện điều khiển
một cách có ý thức mối quan hệ giữa tự nhiên vầ xã hội Chỉ có nắm vững các quy
luật tự nhiên và triệt để vận dụng nó con người mới có thể đảm bảo mối quan hệ
hài hoà giữa tự nhiên và xã hội
III- Môi trường trong sự phát triển xã hội:
Vai trò của môi trường đối với sự tòn tại và phát triển của xã hôi:
Môi trường là gì?
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống Khái
niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Ở đây chúng ta sẽ
chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường
sinh thái, môi trường sinh quyển Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên
và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì môi trường sinh thái đại
diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã
hội.Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những
giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau
Khi xã hội còn ở trình độ mông muội - khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt
hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị
giới tự nhiên chi phối, thống trị Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc môi trường
tự nhiên
Khi con người văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì con
người đã từng bước chế ngự được tự nhiên Con người đã từng bước chế ngự , khai
thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình Nhiều ngành nghề ra đời từ những
điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, đồng thời
có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm (mới
ra đời trong thời gian gần đây)
Trang 6Tuy nhiên cho đến nay xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều, nó
có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh hưởng
đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội
B- Vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay và một số giải pháp:
I – Vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay:
Khi nhắc đến vấn đề môi trường một điều không thể không nhắc đến đó là vẫn đề
dân số Khi dân số phát triển ngày càng cao thì nhu cầu với tự nhiên càng lớn;
những nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, thực phẩm, thuốc men, nước sạch ngày càng
thiếu thốn Đồng thời nhiều vấn đề môi trường cũng nảy sinh như ô nhiễm nguồn
nước, rác thải đặc biệt là việc tăng cường khai thác các nguồn đến cạn kiệt các
nguồn tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người Áp lực lên môi trường
ngày càng lớn và thực sự khả năng chịu đựng của môi trường là có hạn
1- Các nguồn tài nguyên Việt Nam:
a) Tài nguyên đất Việt Nam:
Quỹ đất của việt Nam có tổng diện tích hơn 33 triệu ha, tổng diện tích đất bình
quân đầu người là 0,6 ha (đứng thứ 159 trên thế giới)
Tổng số có hơn 16 triệu ha đất feralit, 3 triệu ha đất phù sa, đất mùn vàng đỏ
hơn 3 triệu ha, đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha
b) Tài nguyên nước Việt Nam:
Việt Nam có khoảng 2345 con sông (dài từ 10 km trở lên)
Tổng dòng chảy của hệ thống sông Cửu long là 520 km3 /năm, của sông Hồng
và sông Thái bình 120 km3/năm
Nước ngầm có thể khai thác khoảng 2,7 triệu km3/ngày
c) Tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương
và Địa Trung Hải
Việt nam có hơn 3500 mỏ gồm 80 loại khoáng sản Mới chỉ có 270 mỏ được
khai thác gồm 32 loại khoáng sản Khoáng sản chủ yếu: Than trữ lượng 3 đến 3,5
Trang 7tỷ tấn; dầu mỏ trữ lượng Vịnh Bắc bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn sơn 400 triệu tấn,
Cửu long 300 triệu tấn, Vịnh Thái lan 300 triệu tấn; quặng sắt trữ lượng 700 triệu
tấn; khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn
d) Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có nhiều tiềm năng về kinh tế và
có độ đa dạng sinh học cao
Việt Nam có trên 100 loài cá có sản lượng cao, còn có nhiều hải sản quý như:
cua, mực, sò huyết, trai, hàu, hải sâm, bào ngư, rùa biển, đồi mồi, ngọc trai Ven bờ
có sò, ngao , điệp, hàu, phi, don với sản lượng hàng chục vạn tấn một năm
e) Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Vì Việt Nam là nước 70%S là rừng núi nên nước ta có nguồn tài nguyên rừng lớn
và có giá trị
Rừng cho vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gien động vật hoang dã
Rừng ngập măn là cái nôi của tôm cá biển, bảo tồn sinh học, chống sói mòn đất,
điều hòa khí hậu, tăng nước ngầm, chống lũ lụt, xâm thực Thảm thực vật
phong phú của rừng Việt Nam đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam có một hệ động vật và
nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú, đa dạng và đày sự hấp dẫn Tuy
nhiên tài nguyên rừng Việt Nam lại chưa được khai thác hợp lý Trung bình hàng
năm Việt Nam mất 200 ngàn ha rừng Độ che phủ rừng từ 37% năm 1943, năm
2000 còn khoảng 20%(66.420 km2)
2-Vấn đề môi trường ở Việt Nam:
a) Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các ngành
kinh tế, tài nguyên môi trườngViệt Nam đã bị phá hủy nhiều Thực sự Việt Nam
đang gặp nhiều vấn đề về môi trường
Ngày nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất
nước, nền kinh tế mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường Sự phát triển công
nghiệp với những công nghệ ít thân thiện với môi trường đồng thời với một hệ
thống chính sách và thực hiện ít hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường đang làm
Trang 8cho môi trường Việt Nam trở nên ô nhiễm hơn Cơ chế thị trường cùng với một bộ
phận nhân dân thiếu hiểu biết sẵn sàng khai thác đến cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên
vì lợi nhuận Đói nghèo cũng đẩy nhiều người vào cảnh phải tàn phá thiên nhiên vì
miếng cơm manh áo hàng ngày Ngay cả du lịch sinh thái, khi được tổ chưc không
hợp lí cũng phá hủy cảnh quan môi trường Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, khói
bụi ngày càng nhiều hơn và thực sự rất khó giải quyết
Các vấn đề môi trường gay cấn của Việt Nam:
1 ễ nhiễm nước :
Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ
đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng Những hoạt động
tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bói, canh tỏc
nụng lõm nghiệp khụng hợp lý và thải chất thải bừa bói vào cỏc thuỷ vực đó và sẽ
gõy nờn những hậu quả rất nghiờm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô
nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm
trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho
nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m
2 ễ nhiễm đất:
Đất là một nguồn tài nguyên quý giỏ, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho
con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và
hoạt động đô thị hoá như hiện nay thỡ diện tớch đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bỡnh quõn đầu người
3 ễ nhiễm khớ quyển
ễ nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải
riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rừ rệt và
cú ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Hàng năm con người khai thác và
Trang 9sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trường
một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc
hại tăng lên nhanh chóng Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn
sống trong không khí cũng là nguyờn nhõn gõy ụ nhiễm khụng khớ
4 Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất, khai thác không hợp lí
Than lộ thiên mất 15-20% Hầm lò mất 30-40% Sử dụng đá granit để rải đường
Gây ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản Khai thác vàng, đá quý bừa bãi
5 Suy thoái đa dạng sinh học: Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.Sách đỏ đã liệt kê
500 loài động gặp nguy hiểm, 60 loài tuyệt chủng Các hệ thống vườn quốc gia xây
dựng và bảo vệ tốt nhưng rất khó khăn về thể lệ, nguồn lực để bảo vệ Có 3200 km
bờ biển nhưng không đủ vốn để sắm tàu nên khai thác bừa bãi vùng ven bờ, nuôi
thủy sản không khoa học
6 Mụi trường Việt Nam cũn ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh Những loại
chất độc như chất độc vũ khớ màu da cam vẫn cũn thấm trong lũng đất gõy ảnh
hưởng nghiờm trọng đến mụi trường nước ta và rất khú giải quyết vấn đề này
b) Một số phương pháp giải quyết vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay:
Ngày nay trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế vấn đề bảo vệ môi trường càng
trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Bởi sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu
sinh thái đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của sự phát triển lâu bền Trong giai
đoạn tăng tốc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, vấn đề nỏi cộm
hàng đầu là giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường đó là
vấn đề cần thiết để nước ta tiến chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa
Phương hướng và giải pháp cho vấn đè bảo vệ môi trường ở nước ta
Từ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống dã nêu ở trên, ta có
thể dễ dàng hiểu tại sao bảo vệ môi trường phải được coi là một mục tiêu cơ bản
Trang 10trong chiến lược phát triển Một số giải pháp chúng ta có thể thựưc hiện đối với
việc bảo vệ môi trường là:
Hoàn chỉnh hệ thông các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, khẩn trương
ban hành các chính sách về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục suy thoái
moi trưòng
Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường theo phương châm phòng bệnh
hơn chữa bệnh, cần rất chú trọng vào phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ thiên
nhiên Ngay từ trong chiến lược phát triển phải rõ các yêu cầu, các giải pháp
bảo vệ môi trường Trong các quy hoạch phát triển sản xuất, phát triển vùng,
các dự án đầu tư, khi lựa chọn quy mô, đại điểm, công nghệ… phải phân
tích kỹ tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái
Tăng cường nghiên cứu phân tích kinh tế về môi trường, từ đó đi tưói các
chính sách tài chính và công cụ quản lí về môi trường Một vấn đề đặt ra là
môi trường được tính trong GDP như thế nào, trên cơ sở đó quy định mức
chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường, mức chi cho bảo vệ môi
trường trong các dự án, trong các doanh nghiệp, xác định mức đền bù do
gây ra ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia về
lĩnh vực bảo vệ môi trường Cần phát triển mạnh công nghệ môi trường để
trở thành một ngành mũi nhọn Làm tốt công tác quản lý và xử lý chất thải,
trên cơ sở thống nhất với nhau về quan điểm, nhận thức Phát triển các
doanh nghiệp môi trường
Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng
sinh học, bảo tồn thiên nhiên
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật môi trường Khắc phục
tình trạng đình chỉ sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm quá quy định nhưng rồi
không thi hành Xử lý những người có trách nhiệm trong việc không thực