Phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh Techcombank Hưng Yên
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại 7
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 9
1.1.3.2 Hoạt động cho vay 10
1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian 14
1.2 Phương thức cho vay theo hạn mức 14
1.2.1 Khái niệm về cho vay theo hạn mức 14
1.2.2 Sự cần thiết của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 17
1.2.3 Đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng 19
1.2.3.1 Thủ tục và hợp đồng cho vay 19
1.2.3.2 Chi phí và lợi nhuận cho vay 20
1.2.3.3 Rủi ro cho vay 21
1.2.4 Các loại hình cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng 22
1.2.4.1 Loại hình cho vay theo hạn mức tín dụng 22
1.2.3.2 Cho vay luân chuyển 24
1.2.4.3 Cho vay thấu chi 26
1.2.4.4 Phát hành thẻ thấu chi 27
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng 27
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 28
1.3.1.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng 28
1.3.1.2 Trình độ cán bộ nhân viên 29
1.3.1.3.Chất lượng hệ thống thông tin phục vụ công việc 29
1.3.1.4 Chất lượng của công tác thẩm định, phân tích tín dụng 30
1.3.2 Các nhân tố khách quan 30
1.3.2.1 Môi trường kinh tế 31
1.3.2.2 Môi trường pháp lý 31
1.3.2.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng 32
CHƯƠNG II 34
THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN 34
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank Hưng Yên 34
2.1.2 Tổ chức hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Techcombank Hưng Yên 35
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam Chi nhánh Hưng Yên 36
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 37
2.1.3.2 Hoạt động cho vay 39
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ khác 40
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 41
Trang 22.1.3.5 Đánh giá chung về các hoạt động của Techcombank Hưng Yên 42
2.2 Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên 44
2.2.1 Chế độ cho vay theo hạn mức tín dụng 44
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý về cho vay theo hạn mức tín dụng 44
2.2.1.2 Đối tượng khách hàng vay theo hạn mức tín dụng 45
2.2.1.3 Đối tượng cho vay theo hạn mức tín dụng 46
2.2.2 Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng 46
2.2.3 Tình hình thực hiện các loại hình cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên 74
2.2.3.1 Tình hình thực hiện loại hình cho vay theo hạn mức 75
2.2.3.2 Tình hình thực hiện loại hình cho vay thấu chi 80
2.2.3.3 Tình hình thực hiện loại hình cho vay bằng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng 81
2.2.4 Đánh giá thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên 82
2.2.4.1 Kết quả đạt được 82
2.2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 84
CHƯƠNG III 86
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 86
3.1 Định hướng phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng tại Techcombank Hưng Yên 86 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Techcombank trong những năm tới 86
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng 88
3.2 Giải pháp phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam Chi nhánh Hưng Yên 88
3.2.1 Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng 88
3.2.2 Tăng cường hoạt động nghiệp vụ thấu chi 90
3.2.3 Mở rộng phạm vi cho vay theo hạn mức 90
3.2.4 Hoàn thiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng 91
3.2.5 Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng 92
3.2.6 Nâng cao hiệu quả thẩm định, phân tích tín dụng 93
3.2.7 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ 93
3.2.8 Cải tiến quy trình nghiệp vụ cho vay theo hạn mức 94
3.2.9 Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 94
3.2.10 Đẩy mạnh công tác Marketing tổng hợp 95
3.3 Một số kiến nghị cho hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng 95
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 95
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 96
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đếnnhững người vay tiền có các cơ hội đầu tư sinh lợi, và giữ vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng, hữu hiệu Trongnhững năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng trở nên là một trong những lĩnh vựckích thích nhất của toàn bộ nền kinh tế
Hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng là cho vay để thu lợi nhuận.Trước đây, khi ngân hàng mới bước đấu phát triển, số lượng các ngân hàng có
ít và chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh, công nghiệp hoạt động ngân hàngcòn lặng lẽ Hiện nay, cùng với việc nước ta gia nhập tổ chức thương mạiquốc tế (WTO), thì lĩnh vực ngân hàng trở nên sôi động, các sản phẩm của
Trang 4ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu củakhách hàng.
Nằm trong xu thế đó, Techcombank Hưng yên cũng không ngừng đẩymạnh gia tăng các sản phẩm, dịch vụ của mình Là một chi nhánh cấp một củaTechcombank Việt nam, hoạt động trên địa bàn có khu công nghiệp Phố Nốiphát triển có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa - nắm giữ vị tríquan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước Vì vậy, nhómkhách hàng trung tâm của chi nhánh là các doanh nghiệp, nhóm khách hàngluôn mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng Hoạt động chủ yếu của ngânhàng là đưa ra các sản phẩm cho vay phong phú, trong đó phương thức màngân hàng áp dụng chủ yếu hiện nay là cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng vừa đáp ứng nhu cầu củakhách hàng một cách tốt nhất vừa mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, vìvậy luôn được quan tâm và phát triển nhiều hơn Tuy nhiên trong thời gianhoạt động vừa qua của ngân hàng thì nghiệp vụ này vẫn chưa phát huy hếttính ưu việt của nó Để thực hiện tốt được nghiệp vụ này ngân hàng cần phải
có những biện pháp cụ thể để khắc phục những gì còn thiếu sót
Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại ngân
hàng em đã quyết định chọn để tài: “Phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh Techcombank Hưng Yên” làm chuyên để thực tập tốt
nghiệp
Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về cho vay theo hạn mức của ngân hàngthương mại
Chương II: Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánhTechcombank Hưng yên
Chương III: Giải pháp phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh Techcombank Hưng yên
Trang 5Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài em đã được sự hướng dẫnnhiệt tình của PGS.TS Lê Đức Lữ, sự ủng hộ giúp đỡ của ban lãnh đạo ngânhàng và sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng tín dụng và phòng kế toán.
Em xin cảm ơn Thầy giáo và các cán bộ ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thànhchuyên đề tôt nghiệp này
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển gắn liền với lịch sửphát triển của nền sản xuất hàng hoá Ngân hàng là đòi hỏi tất yếu trong quátrình phát triển kinh tế sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúcđẩy kinh tế phát triển
Lúc đầu, nghề ngân hàng được người ta biết đến thông qua nghiệp vụđổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng Ngoài việc giao lưu, buôn bán hànghoá trong nước bằng đồng tiền riêng, khi mỗi quốc gia tham gia vào hoạtđồng giao lưu quốc tế thì phát sinh ra nhu cầu đổi tiền Tại các của khẩu hoặctrung tâm thương mại những người làm nghề ngân hàng thu được lợi nhuận từ
Trang 6chênh lệch giá mua, giá bán bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại.Phần lớn những người đổi tiền là những người giàu trước kia làm nghề chovay nặng lãi Đồng thời những người làm nghề đổi tiền làm luôn cả nghiệp vụcất trữ hộ, dẫn đến việc thanh toán hộ Hoạt động thanh toán qua trung giannhư thế này thu hút các thương gia ngày càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng.
Những nhà buôn tiền dùng vốn tự có để cho vay Nhưng do thực tế cónhững người gửi tiền vào và rút tiền ra nhưng không cùng một lúc tạo ra số
dư tiền trong két Tạo cơ hội cho nhứng nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thờimột phần tiền gửi của khách hàng để cho vay Chính hoạt động này đã hìnhthành nên ngân hàng
Từ những năm đầu của thế kỷ XV, các ngân hàng thương mại ra đời vàhoạt động kinh doanh đa năng nên gọi là ngân hàng thương mại đa năng.Trong thời kỳ này, các ngân hàng đều có chức năng hoạt động như nhau Baogồm phát hành giấy bạc ngấn hàng, kinh doanh, nhận tiền gửi của kháchhàng, chứng khoán và cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác…vàmục tiêu là lợi nhuận Để tìm kiếm lợi nhuận các ngân hàng luôn cạnh tranhvới nhau
Lịch sử phát triển của ngân hàng được bắt đầu là ngân hàng của các thợvàng cho vay chủ yếu là những người giàu Nhằm mục đích phục vụ tiêudùng Những ngân hàng này cho vay chủ yếu là thấu chi – cho phép kháchhàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng Do quá lạm dụng việc phát hànhchứng chỉ tiền gửi dẫn đến sự phá sản hàng loạt các ngân hàng
Sự phá sản của nhiều ngân hàng gây tổn thất cho người gửi tiền lànguyên nhân dẫn đến hình thành ngân hàng tiền gửi, chỉ thực hiện giữ hộ,thanh toán hộ để lấy phí mà họ không cho vay Trong khi đó, tại những nước
có điều kiện khác nhau hình thành nhiều loại hình ngân hàng khác nhau tạonên hệ thống ngân hàng, thực hiện chức năng xây dựng và quản lý chính sáchtiền tệ quốc gia ngân hàng (NHTW) và kinh doanh tiền tệ (các ngân hàngkhác)
Trang 7Do sự phát triển kỹ thuật và công nghệ khoa học, hoạt động ngân hàngngày càng phát triển, và đa dạng: đa dạng về loại hình và hoạt động của ngânhàng như: ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng trung ương,ngân hàng liên doanh,…Hơn nữa các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng mởrộng về cả huy động tiền gửi và đi vay các ngân hàng khác Công nghệ ngânhàng đã làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng Thanh toán điện tử
đã được sử dụng phổ biến làm tăng nhanh năng suất làm việc, giảm đáng kểthời gian giao dịch, thuận tiện và lợi ích
Ngày nay, quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối liên hệràng buộc ngày càng chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngân hàng Cáchọat động ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã và đang thúc đẩy hìnhthành các hiệp hội các tổ chức liên kết các ngân hàng nhằm tạo chính sáchchung, hoặc tương thích để kiểm soát chung, để kết nối và tạo ra sự thốngnhất trong điều hành và vận hành hệ thống ngân hàng trong mỗi quốc gia, khuvực và quốc tế
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người cho vay và người đi vaytrên thị trường tài chính Hoạt động chủ yếu là chuyển tiến tiết kiệm thànhđầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại hình cá nhân và tổ chức trong nền kinh
tế Thứ nhất là các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chitiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những ngườicần bổ sung vốn Thứ hai là các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch
vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chứctrên hoàn toàn độc lập với ngân hàng Điều tất yếu là sẽ chuyển từ nhóm thứhai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi Như vậy, thu nhập ra tăng làđộng lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm Nếu dòng tiến di chuyểnvới điều kiện phải quay trở lại với lượng lớn hơn trong một khoảng thời giannhất định thì đó là quan hệ tín dụng Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát
Trang 8hoặc hùn vốn Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phùhợp về quy mô, thời gian, không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếpphát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính Do chuyên môn hoá,trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch.
Do vậy, trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm,
từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho ngườiđầu tư từ đó mà khuyến khích đầu tư Trung gian tài chính đã tập hợp cácngười tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụngtrực tiếp Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi
ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chiphí giao dịch
Thứ hai, Ngân hàng thương mại là một công cụ của nhà nước trongquản lý chính sách tiền tệ của nhà nước Trong cơ chế thị trường, sự điều tiếtcủa nhà nước với nền kinh tế ít khi sử dụng các mệnh lệnh bắt buộc mà chủyếu là sử dụng các khuyến khích tự nguyện Để thực hiện được điều đó, nhànước chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng để cụ thể hoá cáckhuyến khích bằng chế độ lãi suất, tỷ giá…Thông qua đó, nhà nước có thểgiúp phát triển cân bằng giữa các vùng trong quốc gia đảm bảo công bằngquyền lợi cho nhân dân
Hơn nữa, ngân hàng góp phần phát triển kinh tế thông qua việc giúpcho các doanh nghiệp, tổ chức quản lý tài chính kinh doanh có hiệu quả Khicho khách hàng vay vốn ngân hàng phải tìm hiểu kỹ tình hình quản lý tàichính, sản xuất kinh doanh của khách hàng và sau khi cho vay ngân hàng vẫnphải theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng Việc kiểm tra này vừagiúp các ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của mình an toàn hơn đồng thờicũng tạo động lực để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn để tạo dựng
uy tín với ngân hàng trong việc làm ăn lâu dài Ngoài ra, trong điều kiện cácdịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng, các ngân hàng cũng luôn muốn cáckhách hàng của mình làm ăn có hiệu quả để đảm bảo mục tiêu cả hai bên
Trang 9cùng có lợi, ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tôt nhất giúpdoanh nghiệp có kiến thức quản lý tài chính tốt hơn, hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu thì ngân hàng chính
là ngành đi tiên phong trên con đường hội nhập Ngày nay, không có mộtngân hàng nào là không có nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, thực hiện các hoạtđộng thanh toán quốc tế: bảo lãnh, phát hành L/C, ngân hàng đại lý
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thươngmại, là cơ sở để ngân hàng cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác Ngoàinguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò là nền tảng ban đầu, một nguồn quan trọngkhác là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng Ngoài ra,ngân hàng còn phải đi vay có thể là vay ngân hàng trung ương hay các tổchức tín dụng khác hoặc là vay trên thị trường vốn…Như vậy, có hai nguồnvốn chủ yếu nhất của ngân hàng là tiền gửi và tiền vay Vì vậy, hai nghiệp vụquan trọng của hoạt động này là: nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ vayvốn
Thứ nhất là nghiệp vụ huy động vốn, đây là một nghiệp vụ đặc trưngcủa ngân hàng thương mại theo đó ngân hàng mua quyền sử dụng các khoảnvốn của khách hàng trong một thời gian nhất định và có trách nhiệm hoàn trả
số vốn đó theo đúng kế hoạch Qui mô của vốn huy động thể hiện tiềm năngcủa ngân hàng trong việc đáp ứng khả năng xin vay và các yêu cầu rút vốncủa khách hàng Do đặc điểm của vốn huy động là chúng phải được thanhtoán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đếnhạn.Trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, vốn huy động của ngân hàng chiếmmột tỷ trọng lớn (khoảng 70%-80% giá trị tài sản) Nếu chỉ xét theo đặc điểm
và kỳ hạn thực của nguồn vốn, thì nghiệp vụ huy động vốn có thể được phânlàm hai loại
Trang 10 Nghiệp vụ huy động tiền gửi thanh toán Đây là nguồn vốn rẻnhất mà ngân hàng huy động được, đồng thời ngân hàng có được khoản thuthông qua việc phục vụ thanh toán Nhưng để có được nguồn này thì ngânhàng phải đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cao do đặc quyền của tài khoảnthanh toán.
Nghiệp vụ huy động tiền gửi có kỳ hạn Nguồn vốn này là
nguồn vốn có chi phí cao nhất do nó có kỳ hạn xác định trước với một lãi suấtcao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán
Hai là, nghiệp vụ vay vốn, tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn
thường thấp hơn nguồn tiền gửi Các khoản đi vay thường là với qui mô vàthời hạn xác định trước, do vậy nguồn này là nguồn ổn định của ngân hàng.Với nguồn này ngân hàng không phải đi vay thường xuyên, mà chỉ vay lúccần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách khi khách hàng có nhu cầu thanh toántăng cao Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiềngửi Do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vay thường lớn lãi suất trả chotiền gửi cùng kỳ hạn
1.1.3.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, quan trọng của ngân hàng, nóchiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và hoạtđộng có rủi ro cao nhất Các nguồn vốn sau khi huy động sẽ được ngân hàng
sử dụng vào những mục đích khác nhau Phần đầu tiên là dự trữ một phầndưới dạng tiền, phần còn lại được sử dụng vào các nghiệp vụ sinh lời nhằmtạo ra lợi nhuận cho ngân hàng để bù đắp chi phí hoạt động có lãi Nghiệp vụtín dụng bao gồm:
Thứ nhất là, nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu Thương phiếu hình
thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàngvới nhau Người thụ hưởng có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền ngườimua hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu thương phiếu trước hạn.Ngân hàng mua lại các loại giấy tờ có giá, ngân hàng hưởng một mức lợi tức
Trang 11chiết khấu tương ứng với chi phí vốn và rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi sởhữu các giấy tờ có giá này Sau khi chiết khấu, ngân hàng có thể giữ lại đếnlúc đáo hạn hoặc thực hiện tái chiết khấu hoặc bán lại trên thị trường tiền tệ.
Thứ hai là,nghiệp vụ đầu tư Ngân hàng tiến hành mua các loại chứng
khoán với mục đích thu lợi tức bao gồm lãi của chứng khoán do nhà pháthành đưa ra và lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ việc bán lại chứng khoánvới mức giá cao hơn mức giá mua vào Nghiệp vụ đầu tư được chia thành 2nhóm:
Đầu tư với mục đích thanh khoản Ngân hàng tối đa hoá khả Năng sinh lời của chứng khoán nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoảncao
Đầu tư với mục đích lợi nhuận Ngân hàng tham gia đầu tư vàocác dự án với vai trò là các đồng tài trợ (lãi cùng chia, lỗ cùng chịu)
Thứ ba là, nghiệp vụ cho vay Tức là việc ngân hàng nhường quyền sử
dụng vốn cho người khác trong những điều kiện nhất định và thời gian nhấtđịnh Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Nhưng đikèm với nó là một khả năng tiềm ẩn rủi ro cao nhất Các ngân hàng thươngmại cho vay dưới nhiều hình thức như: Thấu chi, trực tiếp từng lần, vay theohạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp và cho vay gián tiếp
- Thấu chi là một hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt, là nghiệp
vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép khách hàng của mình được chi trộitrên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định Nói cách khác, với dịch vụ thấu chi, ngân hàngcho phép khách hàng sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời gian nhất địnhtrên tài khoản của họ Thấu chi là hình thức thường được sử dụng của cho vaytheo hạn mức tín dụng
- Cho vay trực tiếp từng lần: ;là hình thức cho vay đối với những kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp
Trang 12hạn mức thấu chi Vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhấtđịnh của chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Cho vay theo hạn mức: Là nghiệp vụ tín dụng mà theo đó ngân hàngthoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thểcấp cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạchsản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong
kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không đượcvượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng qui định hạn mứccuối kì Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên đến cuối kì, kháchhàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không được vượt quáhạn mức
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho nhứng khách hàng vay mượnthường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khikhách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lýngân quỹ cho khách hàng Hình thức này có thể thể hiện qua các sơ đồ sau:
Lê Thị Hồng Thuý – Ngân Hàng 45BHạn mức được duyệt trong kì 12
Trang 13- Cho vay luân chuyển: Là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi thiếu tiền mua hàng, ngân hàng có thể cho vay và
sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quí, người cho vayphải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoả thuận vớinhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá vàkhả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong 1 năm hoặcvài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàngxem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa haykhông tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tàichính của khách hàng Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với cácdoanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiẹp sản xuất có chu kì tiêu thụngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng
- Cho vay trả góp: Là hình thức áp dụng đồi với những khoản vay trung
và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền Theo đó ngân hàngcho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoảthuận Số tiền mỗi lần trả được tính toán phù hợp khả năng của khách hàng.Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạnmức nhất định Đây là hình thức có độ rủi ro cao do khách hàng thường thế
Hạn mức được duyệt cuối kì
Trang 14chấp bằng hàng hoá mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đềuđặn của người vay Chính vì vậy lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suấtcao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ, đội, hội,nhóm…hoặc những người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sảnxuất Hình thức này thường áp dụng đối với thị trường nhiều món vay nhỏ,người vay phân tán, cách xa ngân hàng giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí vàgiảm thiểu rủi ro
1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian
Ngân hàng thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, nhờ đóNgân hàng nhận được thu nhập từ các dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán hộ,dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo quản vật có giá, thanh toán không dùng tiềnmặt…Các hoạt động này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu củangân hàng
1.2 Phương thức cho vay theo hạn mức
1.2.1 Khái niệm về cho vay theo hạn mức
Theo điều 16 trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng” ban hành kèm quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốcngân hàng nhà nước ban hành ngày 31/12/2001, quy định có các phương thứccho vay khác nhau
1 Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụngthực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
2 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xácđịnh và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời giannhất định
Trang 153 Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn
để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự
án đầu tư phục vụ đời sống
4 Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối vớimột dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó, cómột tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụngkhác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quychế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcban hành
5 Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợtheo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kếtđảm bảo sẵn sang cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụngnhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực củahạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tíndụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máyrút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khicho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàngphải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
8 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụngthoả thuận văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán
Trang 169 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp vớiquy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụng và đặc điểm của khách hàng vay.
Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia khác lại không thống nhất với cáchphân chia trên của Ngân hàng Nhà nước Theo họ chỉ có hai phương thức chovay đó là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay từng lần là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng đối vớicác khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên và không có đủ điềukiện để cấp hạn mức thấu chi Có một số khách hàng chỉ sử dụng vốn chủ sởhữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, mỗi lần vay khách hàng phải làmđơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tíchkhách hàng và ký hợp đồng cho vay Đây là phương thức cho vay truyềnthống
Khác với phương thức cho vay trên, Cho vay theo hạn mức tín dụng làphương thức cho vay mà một khoản tín dụng được xác định trước có thể đượccấp vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đã thoả thuận Đây là nghiệp vụtín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng-hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Còn hạn mức tín dụng làgiới hạn số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàngtrong một thời hạn nhất định Quy mô của hạn mức tín dụng thể hiện số tiềntối đa ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mộtkhách hàng Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinhdoanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Phương thức này chủyếu áp dụng cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay thườngxuyên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Trong nghiệp vụ này ngânhàng sẽ thu nợ khi khách hàng có thu nhập do đó tạo chủ động quản lý ngânquĩ cho khách hàng
Trang 17Trong quá trình thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng có thể lầmtưởng với cho vay theo tài khoản luân chuyển trước đây, nhưng thực chấtchúng khác nhau Cho vay luân chuyển, khách hàng phải là đơn vị kinh doanhthương nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, vòng quay vốn lưuđộng và vòng quay vốn tín dụng đạt ít nhất 3 vòng/quý, nếu hế thời hạn chovay, vòng quay vốn tín dụng thực tế không đạt so với vòng quay đã ký kết thìngân hàng truy thu lãi quá hạn Còn trong phương thức cho vay theo hạn mứctín dụng thì không có quy định cụ thể về vòng quay vốn lưu động và vòngquay vốn tín dụng như cho vay luân chuyển mà chỉ là sự thoả thuận một hạnmức tín dụng được duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuấtkinh doanh, tạo cho chúng ta cách nhìn nhận ở góc độ khác Nếu xác định thờihạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh để biết được thời gian duy trì hạn mứctín dụng thì có thể sai số lớn so với cách xác định theo thoả thuận, tạo ra khe
hở quản lý, theo dõi giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng,dẫn đến thời điểm khách hàng bán hàng thu được tiền, nhưng chưa đến kỳ hạntrả hoặc đến hạn trả nhưng không có tiền, do chưa bán được hàng Vì vậy,trong quá trình thực hiện phương thức cho vay này, cần có hướng dẫn cụ thểnhằm đảm bảo hạn mức tín dụng được duy trì trong một thời hạn phù hợp vớitính chất sản xuất kinh doanh của khách hàng
Mặc dù cách phân chia có khác nhau nhưng đó là do các tiêu chuẩnphân loại khác nhau Tóm lại, sự phân chia các loại hình cho vay chỉ là nhómcác nghiệp vụ cho vay có những đặc điểm tương đồng mà chủ yếu dựa theocách làm của các ngân hàng, không mang nhiều ý nghĩa lí luận
1.2.2 Sự cần thiết của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với kháchhàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định vay vốn trả nợ thường xuyên
có tín nhiệm với ngân hàng Như vậy, khách hàng được vay vốn theo hạn mứctín dụng, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc và điều kiện vay vốn, còn phải thêm
ba điều kiện nữa:
Trang 18- Sản xuất kinh doanh ổn định
- Vay vốn trả nợ thường xuyên
- Có tín nhiệm với ngân hàng
Tất cả những điều kiện trên khẳng định mối quan hệ gắn bó chặt chẽgiữa khách hàng Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng ngoài quốc doanh, cóquan hệ gắn bó với ngân hàng nhiều năm, vay trả sòng phỏng, nhưng do tínhchất hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chỉ vay vốn ít, nên họ không trảthường xuyên mà chỉ trả một lần khi đến hạn Nếu áp dụng cho vay từng lầnthì mỗi lần vay vốn phải thế chấp tài sản và được đăng ký tại cơ quan nhànước có thẩm quyền Do đó, gây nhiều phiền hà cho khách hàng như mất thờigian đi làm công chứng, đóng lệ phí công chứng…Mặt khác, tài sản đảm bảotiền vay của khách hàng cũng có thể chỉ là một tài sản duy nhất cho nhiều lầnvay Những vấn đề trên cho thấy mẫu thuận giữa cho vay từng lần với côngchứng tài sản đảm bảo tiền vay cho lần vay đó Để giải quyết mâu thuẫn này,một số ngân hàng thương mại cơ sở cho vay khách hàng có quan hệ tín nhiệmvới ngân hàng bằng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vaytheo hạn mức tín dụng có nhiều tiện lợi cho khách hàng, nhất là khách hàngngoài quốc doanh có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có quan hệ gắn
bó và tín nhiệm với ngân hàng
Trong bối cảnh nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hóa như hiện nay,các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có quy mô lớn mạnh, sản xuất liên tụctheo dây chuyền hiện đại Chu kỳ sản xuất kinh doanh ngày càng rút ngắn, đikèm theo đó là nhu cầu về vốn cho việc phát triển ngày càng cấp thiết Vậynên chỉ có cho vay theo hạn mức tín dụng mới đáp ứng tốt nhất được nhu cầuphát triển đó Vì phương thức này đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thờigian và chi phí Nhờ đó, doanh nghiệp có được sự chủ động, linh hoạt trongviệc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, góp phần ổn địnhnguồn tài chính
Trang 19Hơn nữa, áp dụng phương thức hạn mức tín dụng cũng giúp ngân hànggiảm bớt những thủ tục không cần thiết, giảm bớt gánh nặng công việc chocán bộ ngân hàng Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong những giảipháp giúp ngân hàng đa dạng hoá cơ cấu trong danh mục tín dụng, giảm rủi rotín dụng trong hoạt động của mình Đồng thời ngân hàng có thể thường xuyêncập nhật những thông tin doanh nghiệp nhằm quản lý khách hàng tốt hơn vàgiảm thiểu thông tin không cân xứng và rủi ro đạo đức trong hoạt động củamình Vậy nên ra đời phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là rất cầnthiết.
Thêm vào đó, tất cả các ngân hàng đều cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp
và lâu dài với khách hàng Vậy nên những khách hàng mà có quan hệ lâu dài
và tích cực với ngân hàng thì ngân hàng phải có những dịch vụ ưu đãi hơnnhững khách hàng khác Việc thực hiện phương thức này sẽ giúp khách hàng
có thiện cảm hơn với ngân hàng do những thuận tiện mà nó đem lại
Trong giai đoạn hiện nay, số lượng các công ty cổ phần không ngừngtăng lên, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và sôi động hơn và hạnmức tín dụng ngân hàng phê duyệt cho khách hàng là một trong những cơ sởcho quyết định của các nhà đầu tư Ngân hàng chấp nhận cung cấp hạn mứctín dụng cho khách hàng là một dấu hiệu cho các đối tượng khác trong thịtrường tài chính
1.2.3 Đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức được áp dụng rất phổbiến hiện nay
1.2.3.1 Thủ tục và hợp đồng cho vay
Đặc trưng nổi bật nhất của phương thức vay này là thủ tục rất đơn giản.Phương thức này chủ yếu áp dụng cho những nhu cầu vốn lưu động cho sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhu cầu vốn thì thường xuyên biến đổitrong quá trình kinh doanh vì vậy cho vay theo hạn mức tín dụng giúp đáp