Gian lận tuy không phải là chủ đề nghiên cứu quá mới nhưng nghiên cứuthái độ của sinh viên khối ngành kinh tế lên việc gian lận lại mới chỉ có nhữngnghiên cứu của nước ngoài thực hiện nh
Trang 1(Bản tóm tắt)
Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản lý- Hành vi tổ chức
Họ và tên sinh viên:
1 Hoàng Thu Hà Nữ
2 Phạm Tuấn Anh Nam
3 Nguyễn Hữu Vương Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp: EBBA 5B-5C Năm thứ: 02/04
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: TS Phan Thị Thục Anh
Trang 2Mục Lục
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Tổng quan nghiên cứu 4
4.1 Tình hình gian lận trong học đại học 4
4.2 Yếu tố quyết định gian lận ở đại học 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Quy trình nghiên cứu 6
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 7
5.3 Phương pháp xử lý thông tin 7
6 Phạm vi nghiên cứu 7
6.1 Đối tượng nghiên cứu 7
6.2 Phạm vi nghiên cứu 7
7 Kết cấu của báo cáo 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN 9
1 Định nghĩa về gian lận 9
2 Mô hình khung gian lận 9
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận 11
CHƯƠNG II: GIAN LẬN VÀ THỰC TRẠNG GIAN LẬN Ở SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐẠI BÀN HÀ NỘI 12
1 Các khái niệm cơ bản về gian lận 12
2 Tổng quan về thực trạng gian lận 12
Trang 31 Đặc điểm mẫu điều tra 14
1.1 Thông tin chung về mẫu 14
1.2 Thống kê hành vi gian lận của sinh viên Hà Nội 14
3.2 Kiểm định độ tin cậy các số liệu điều tra 15
3.3 Phân tích hành vi gian lận của sinh viên và các nhân tố tác động 15
3.1 Phân tích các biến sự tự tin 15
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều 15
3.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng ngược chiều 16
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIAN LẬN TRONG THI CỬ CỦA SINH VIÊN 17
1 Giải pháp từ bản thân sinh viên 17
2 Giải pháp đối với gia đình 17
3 Giải pháp đối với nhà trường 18
Trang 4GIỚI THIỆU CHUNG
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu trithức nhân loại ngày được mở rộng Học nhiều nhưng không thừa, càng họcrộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càngtrau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thànhkhí, nhân bất học bất tri lý” Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên
và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạođức và phải thực hành Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luônquan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói điđôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn
mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng” Người có kinh nghiệmthì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thựchành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau Nói mà không làmthì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinhnghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi Lênin cũng có câu “Học, học nữa, họcmãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên
ba, học đến suốt đời Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới đượcgọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta
có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi Học không kén chọn ai,
ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa Việc học không có nghĩa là có ngườihướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình Vai trò tự học rấtquan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, khônggiỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình Chính
vì vậy việc học tập đã trở nên không thể thiếu đối với mỗi con người đặc biệt làđối với sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước
Trang 5Người có kết quả học tập tốt là nhờ người đó học giỏi thật sự hay tự tin,những cũng có một số người đã gian lận trong thi cử để có kết quả tốt như mộtngười chăm học Gian lận trong thi cử đang là một vấn nạn tại Việt Nam và ởhầu hết các nước trên thế giới Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông có thể dẫn rahàng loạt các vụ việc tiêu cực thi cử trong thời gian qua: Báo cáo tổng kết thanhtra thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2005-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghirõ: “Hội đồng coi thi bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy,tỉnh Tiền Giang có 536 thí sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết quả” Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổthông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗimang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ” Năm học2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáodục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thitrong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ; trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi cử thời gian vừaqua cũng cao đến mức lo ngại Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án cảitiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của BộGiáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử nhưsau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm 2004
có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có 1.166 trườnghợp Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi để sử dụng, sử dụngcác phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi Đặc biệt, trong mấynăm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các phươngtiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo, nhỏ gọn, đã tạo điều kiện chothí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị phát hiện Gần đây, nhờ kỹ thuậtphoto màu đã trở nên thông dụng, nhiều thí sinh đã làm giả giấy chứng nhận kếtquả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để tham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung
Trang 6cấp chuyên nghiệp Tiêu cực phổ biến trong làm luận văn là tình trạng sao chépluận văn, luận án của người khác Cá biệt có trường hợp đã bị phát hiện dùngbáo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của người khác làm luận văncủa mình.
Đặc biệt là tỉ lệ người gian lận trong học tập lại chiếm nhiều ở sinh viênkhối ngành kinh tế, những nhà quản trị tương lai của đất nước Sở dĩ họ hay gianlận vì họ luôn đặt mục tiêu cho bản thân và cố gắng làm đủ mọi cách để đạtđược mục tiêu của mình kể cả việc phải làm nhưng hành động xấu như quaycóp, giở phao Gian lận không có nghĩa là họ không học, họ thường luôn cốgắng tiếp thu và chăm chỉ nhưng cũng luôn lo sợ mình có những kết quả xấu nên
để chắc chắn họ đành phải gian lận
Gian lận tuy không phải là chủ đề nghiên cứu quá mới nhưng nghiên cứuthái độ của sinh viên khối ngành kinh tế lên việc gian lận lại mới chỉ có nhữngnghiên cứu của nước ngoài thực hiện như nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự lườisuy nghĩ và sự tự tin lên sự gian lận của sinh viên khối nghành kinh tế” (Rafik Z
Elias, 2008); “Nói dối và gian lận: Sự bào chữa cho gian lận và đạo văn” ( Roig,
Miguel; Caso, Marissa; 2008) ; “Đặc tính và trạng thái của sinh viên đại học liênquan tới sự gian lận trong lớp học tại các trường đại học nhỏ” của nhóm nghiên
cứu Dawkins, Russell L năm 2008 hay nghiên cứu của Kristin Voelkl Finn;
Frone, Michael R về “Hiệu suất học tập và vấn đề gian lận: Kiểm duyệt vai tròcủa nhà trường và khả năng tự tin” 2005 nhưng lại chưa có nghiên cứu nào ởViệt Nam về chủ đề này Nắm bắt được điều đó nhóm chúng tôi quyết thực đềtại với nội dung tìm hiểu tác động của sự tự tin lên việc gian lận của sinh viênkhối ngành kinh tế nhằm có thể giẩm thiểu những thực trạng không tốt này
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là phải tìm hiểuđược tình hình gian lận của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội vàcác lý do tác động đến việc gian lận trong thi cử của họ Chúng tôi đã xác địnhđược mục tiêu cụ thể:
Trang 7- Tìm hiểu thực trạng, tần suất của việc gian lận trong thi cử của sinh viênkhối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu sự khác biệt về hành vi gian lận giữa các nhóm sinh viên có đặcđiểm nhân khẩu học khác nhau
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc gian lận trong thi cử của sinhviên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp để giúp hạn chế tình trạng gian lận trong thi cửcủa sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hành vi, tần suất của việc gian lận trong thi cử của sinh viên khối kinh tế
trên dịa bàn Hà Nội như thế nào?
- Hành vi gian lận trong học khác nhau giữa các nhóm sinh viên khối ngànhkinh tế có các đặc điểm nhân khẩu học có sự khác biệt gì không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gian lận trong thi cử của sinh viênkhối kinh tế trên địa bàn Hà Nội là gì?
- Bằng cách nào có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong thi cử củasinh viến khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội?
4 Tổng quan nghiên cứu
4.1 Tình hình gian lận trong học đại học
Gian lận trong thi cử không phải là một hiện tượng mới trong xã hội hiệnnay Một số nghiên cứu từ xưa cho thấy 66% sinh viên đại học có ít nhất mộthành động gian lận, như đạo văn hoặc sao chép công việc của người khác(Bowers, 1964) Tuy nhiên, tỷ lệ gian lận cao hơn hẳn tại các trường đại học vàmột số các nhà nghiên cứu tuyên bố họ đã coi hành vi gian lận như một dịchbệnh (Davis et al., 1992)
Theo như nghiên cứu của Whitley (1998) sau khi xem xét 46 nghiên cứuđiều tra tỷ lệ gian lận, ông đã phát hiện phần trăm học sinh thừa nhận gian lậndao động từ 9% đến 95% trên mẫu khác nhau, với mức trung bình là 70,4%
Trang 8Vấn đề tăng để gian lận ở sinh viên đại học được coi là một thách thức lớn đốivới các quản trị viên, sinh viên và sử dụng lao động Ví dụ, với điểm số tăng cao
do gian lận, nhà quản trị lao động có thể có quyết định sai trong việc thuê nhânviên như thuê nhân viên không có vốn kiến thức chuyên ngàng hay còn tồi tệhơn là sinh viên với các giá trị đạo đức lỏng lẻo
4.2 Yếu tố quyết định gian lận ở đại học
Nghiên cứu về nguyên nhân của gian lận đại học tìm thấy ba loại chính củacác yếu tố: dân số, tình huống và cá nhân Karabenick và Scrull (1978) đã tiếnhành một nghiên cứu từ rất sớm tới ảnh hướng nhân khẩu học về gian lận vàthấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ học sinh trong các khả năng gian lận.Tuy nhiên, Barnes (1975) và gần đây Iyer và Eastman (2006) thấy rằng namsinh viên có nhiều khả năng gian lận hơn so với nữ
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 5.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tự triển khai
Xác định mục tiêu nghiên
cứu
Tổng quan lý thuyếtXây dựng mô hình nghiên
cứu
Khảo sát thử và kiểm tra
độ chính xác của bảng hỏiXây dựng bảng hỏi
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Đưa ra kết quả, giải pháp và
báo cáo
Trang 105.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, sách báo về những nhân tố tác động và hành
vi gian lận trong thi cử trong khoảng năm năm trở lại đây
- Số liệu sơ cấp:
Được thực hiện bằng cách điều tra khảo sát trong năm 2014-2015: Đốitượng là 256 sinh viên đến từ hai trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và Đại họcThương Mại Thông tin về các hành vi gian lận cũng như lý do gian lận đượcthu thập từ phía sinh viên hai trường trên sẽ là nguồn thông tin chính cho nghiêncứu
Nội dug bảng hỏi điều tra sinh viên nhằm trả lời ba nhóm câu hỏi chính lànăng lực học tập của sinh viên Các hành vi gian lận của sinh viên và nguyênnhân sinh viên gian lận hay không gian lận Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kiếnnghị phù hợp
5.3 Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu trong bài nghiên sau khi được thu thập sẽ được phân tích và xử lýbằng phương pháp định lượng kết hợp định tính Phân tích định kuowngj được
sử dụng công cụ phân tính thống kê đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSSver 20 Các bước cụ thể được sử dụng là: Reliability Statistics để xác định độ tincật của các thang đo nhiều chỉ báo; T-test và ANOVA để so sánh và cuối cùng
là phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự gian lận trong học tập của sinh viên trên khối ngành kinh tế trênđịa bàn Hà Nội
6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung
Nghiên cứu về hành vi gian lận và các nhân tố ảnh hưởng tới việc gian lận
Trang 11trong học tập hay cụ thể hơn là trong thi cử
- Phạm vi nghiên cứu về không gian
Các trường đại học có đào tạo ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian
Dữ liệu thứ cấp được lấy trong khoảng 5 năm trở lại đây
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong 2 năm: 2014 – 2015
7 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo được chia thành 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lậnChương II: Gian lận và thực trạng gian lận ở sinh viên khối ngành kinh tếtrên đại bàn Hà Nội
Chương III: Phân tích các yếu tố tác động và hành vi gian lận của sinh viên
kinh tế trên địa bàn hà nội
Chương IV: Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong thi cử củasinh viên
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Một số giáo sư tại trường đại học kinh tế Norwegian chỉ ra rằng gian lận là:
- Sao chép câu trả lời từ các bạn cùng phòng thi hoặc sử dụng đáp án từnhững người bạn đã vượt qua kì thi đó
- Vi phạm các qui tắc ứng xử trong phòng thi
- Sao chép câu trả lời từ internet
- Sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các tác phẩm của ngườikhác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ ràng rằng các văn bảnđược sử dụng là một trích dẫn
Nhóm nghiên cứu chọn định nghĩa của giáo sư Jimmy Gimmie ( University
of California San Diego) và một sô giáo sư trường đại học kinh tế Norwegian vìđịnh nghĩa này gần với định nghĩa về gian lận trong thi cử mà nhóm chứng tôihướng tới nhất
2 Mô hình hành vi gian lận
Từ định nghĩa trên hành vi gian lận gồm 3 yếu tố chính
Trang 13Hình 1.2: Mô hình hành vi gian lận
- Đạo văn: Là hình thức sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các
tác phẩm của người khác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõràng rằng các văn bản được sử dụng là một trích dẫn
- Vi phạm quy tắc ứng xử khi làm bài: Là hình thức trao đổi bài, nhìn bài,
sử dụng tài liệu và các thiết bị công nghệ để làm bài thi
- Dùng cá biện pháp để có thêm quyền lợi khi làm bài: Bạn nói dối để kéo
dài thêm thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợi đặc biệt giúp người kháclàm bất cứ điều gì
Đạo văn
Vi phạm quy tắc ứng xử khi làm bài
Dùng các biện pháp để có thêm quyền lợi khi làm
bài
Trang 143 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự đề xuất
Trang 15CHƯƠNG II: GIAN LẬN VÀ THỰC TRẠNG GIAN LẬN Ở SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐẠI BÀN HÀ NỘI
1 Các khái niệm cơ bản về gian lận
Quan điểm của giáo sư Jimmy Gimmie ( University of California SanDiego) gian lận là khi:
- Bạn giả vờ công việc của người khác là của mình để đạt được lợi ích chobản thân
- Bạn làm sai lệch dữ liệu
- Bạn nói dối để kéo dài thêm thời hạn hoặc để có thêm một số quyền lợiđặc biệt giúp người khác làm bất cứ điều gì
Một số giáo sư tại trường đại học kinh tế Norwegian chỉ ra rằng gian lận là:
- Sao chép câu trả lời từ các bạn cùng phòng thi hoặc sử dụng đáp án từnhững người bạn đã vượt qua kì thi đó
- Vi phạm các qui tắc ứng xử trong phòng thi
- Sao chép câu trả lời từ internet
- Sử dụng các trích dẫn từ sách giáo khoa hoặc các tác phẩm của ngườikhác mà không cung cấp tài liệu tham khảo và chỉ dẫn rõ ràng rằng các văn bảnđược sử dụng là một trích dẫn
Nhóm nghiên cứu chọn định nghĩa của giáo sư Jimmy Gimmie ( University
of California San Diego) và một sô giáo sư trường đại học kinh tế Norwegian vìđịnh nghĩa này gần với định nghĩa về gian lận trong thi cử mà nhóm chứng tôihướng tới nhất
2 Tổng quan về thực trạng gian lận
Năm học 2006-2007, theo báo cáo tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổthông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 2.525 thí sinh bị đình chỉ thi do lỗimang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 8 thí sinh thi hộ” Năm học2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo