Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chưa hợp lý, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Trang 2Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Nguyễn Thị Dương Nga
2 PGS.TS Lê Thanh Hà
Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Thị Minh Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS TS Mai Quốc Chánh
Viện Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Phản biện 3: PGS TS Mạc Văn Tiến
Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trang 3PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình từng bước phát triển, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm tăng, cơ cấu mùa vụ,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh (UBND tỉnh Hòa Bình, 2011b)
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh còn chậm dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức cao với tỷ lệ 66,98% (năm 2013) Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp chưa đáp ứng được nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt vẫn ở mức cao, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chưa hợp lý, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các cấp trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và nông dân vẫn còn ở mức trung bình; bố trí sử dụng lao động còn chưa hợp lý; nông dân còn thiếu kiến thức cơ bản và kỹ năng làm việc cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; nhận thức của nông dân về học tập nâng cao trình độ còn thấp dẫn đến năng suất lao động chưa cao (UBND tỉnh Hòa Bình, 2012b)
Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, đánh giá được những điểm mạnh và thành tựu đạt được, những hạn chế và nhược điểm của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình là cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020
Trang 41.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh, từ đó đưa ra các định hướng, các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình Nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo cách tiếp cận về tính chất lao động đối với cán bộ nông nghiệp và nông dân
- Về lĩnh vực nghiên cứu: Các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp
đó là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001-2013; thời gian khảo sát tính cho năm 2013; và thời gian dự kiến đến năm 2020
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình và địa bàn nghiên cứu tập trung ở 3 huyện trong tỉnh, đại diện cho 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh là thành phố Hòa Bình (đại diện cho tiểu vùng đô thị công nghiệp), huyện Lạc Sơn (đại diện cho tiểu vùng phía Đông và Nam) và huyện Cao Phong (đại diện cho tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc)
1.4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận
về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo 3 khía cạnh chính là số
Trang 5lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Luận án đã tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp làm căn cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình
Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, làm rõ nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hòa Bình
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn nhân lực cũng khác nhau (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012)
- Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên đang làm việc trong trong ngành nông nghiệp và lao động tiềm tàng trong ngành nông nghiệp (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động)
Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp gồm:
+ Nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động của ngành gồm: i) cán bộ nông nghiệp là những người đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp; ii) những người làm việc trong các đơn vị kinh doanh của ngành; iii) nông dân làm việc trong các lĩnh vực sản xuất
+ Nguồn nhân lực chưa tham gia vào các hoạt động của ngành là những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia làm việc như: những người đang đi học về chuyên môn kỹ thuật của ngành, những người không có nhu cầu việc làm, những người nội trợ )
Trang 6- Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là sự hợp lý hoá về số lượng (quy mô), nâng cao về chất lượng, phù hợp về cơ cấu và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, được biểu hiện thông qua các mặt cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, nâng cao thể lực, trí lực, tâm lực nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động trong ngành nông nghiệp
2.1.2 Nội dung đánh giá thực trạng phát triển NNL ngành NN
Nghiên cứu nội dung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động theo các cách tiếp cận: i) Theo cách tiếp cận về tính chất lao động gồm các yêu cầu về trình
độ, khả năng làm việc, phẩm chất đạo đức của cán bộ nông nghiệp các cấp và nông dân; ii) Theo cách tiếp cận vùng sản xuất nông nghiệp: căn cứ vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên của từng vùng để xác định lợi thế sản xuất, các lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng và căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để xác định cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cho phù hợp; iii) Theo cách tiếp cận về lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp: Giảm số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; tăng số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thủy sản Lao động ngành nông nghiệp phải nắm được các kiến thức cơ bản, kỹ năng, mức độ hiểu biết của lĩnh vực sản xuất
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Từ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của các quốc gia phát triển ở châu Á và một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hoà Bình trong phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Luận án đã khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình để phân tích, đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn và các yếu tố trên tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh
Trang 73.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NNL tham gia hoạt động;
NNL không tham gia hoạt động
2 Chất lượng:
Trình độ học vấn Trình độ CMKT Chỉ số HDI, y tế
1 Trình độ phát triển kinh tế
2 Đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành NN
3 Thu nhập
4 Tuyển dụng,
bố trí sử dụng NNL ngành nông nghiệp
5 Chính sách phát triển NNL ngành nông nghiệp
6 Thị trường lao động
7 Điều kiện tự nhiên, tập quán , bản sắc văn hóa dân tộc
8.Hệ thống y tế
và chăm sóc sức khoẻ
1.Thực trạng phát triển cán
bộ nông nghiệp, nông dân theo các tiêu chí sau:
+ Số lượng + Chất lượng: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, trình độ CMKT + Năng lực làm việc: Khả năng làm việc, Phẩm chất đạo đức
2.Kết quả sử dụng NNL ngành NN:
+ Năng suất lao động + Giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp
+ Giá trị sản phẩm/ha đất nuôi trồng thủy sản
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình
Các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích sự phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp tỉnh Hòa Bình
Trang 83.2.3 Phương pháp chọn điểm, mẫu nghiên cứu
3.2.3.1 Tiêu chí chọn huyện nghiên cứu
Kết hợp giữa tỷ lệ giá trị sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
và thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện với đặc thù địa bàn nghiên cứu để chọn ra huyện nghiên cứu; sử dụng phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực, tiếp cận theo vùng sản xuất nông nghiệp, các huyện được chọn là: thành phố Hoà Bình, huyện Lạc Sơn và huyện Cao Phong
3.2.3.2 Tiêu chí chọn xã nghiên cứu
Xã được chọn nghiên cứu là xã có số hộ chia theo lĩnh vực sản xuất chính
ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi hoặc thuỷ sản cao hơn số hộ trung bình chia theo lĩnh vực sản xuất chính đó/xã thuộc huyện Từ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2011, đối chiếu các xã thuộc các huyện đã chọn với các tiêu chí chọn xã, để chọn mỗi huyện 3 xã
3.2.3.3 Chọn mẫu nghiên cứu
- Tiêu chí chọn cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện: Cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ kỹ thuật được chọn để điều tra ở cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và cấp huyện là Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, Phòng NN và PTNT
- Tiêu chí chọn cán bộ cấp xã là mỗi xã 01 cán bộ Khuyến nông viên và
01 cán bộ Thú y viên thuộc các xã được chọn nghiên cứu
- Tiêu chí chọn nông dân: Từ các xã được chọn, kết hợp với phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực để xác định số lượng nông dân làm việc ở từng lĩnh vực
Bảng 3.1 Mẫu điều tra đội ngũ cán bộ nông nghiệp và nông dân
sĩ
Thạc
sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Trang 93.2.4 Phương pháp phân tích
i) Phương pháp thống kê mô tả; ii) Phân tích ma trận SWOT; iii) Thống
kê so sánh; iv) Phương pháp chuyên gia; v) Phương pháp dự báo
3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
i) Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng; ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng; iii) Một số chỉ tiêu khác
PHẦN 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH 4.1 QUY MÔ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
4.1.1 Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tham gia hoạt động
Theo Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình (2013a, 2014), giai đoạn 2011-2013, tốc độ phát triển bình quân lao động ngành nông nghiệp là 99,85% thấp hơn tốc độ phát triển bình quân lao động của tỉnh là 99,95%, phản ánh xu hướng giảm dần sức hút lao động vào làm việc trong ngành nông nghiệp của tỉnh
Bảng 4.1 Lao động ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình theo cách tiếp cận
về tính chất lao động giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Tốc độ PTBQ 2011-
2013 (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%) Lao động ngành
4.1.1.1 Đối với cán bộ nông nghiệp
Theo Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình (2013a, 2014), giai đoạn 2011-2013, cán bộ nông nghiệp có xu hướng tăng về số lượng với tốc độ phát triển bình quân là 101,01% và tỷ lệ cán bộ nông nghiệp cũng có xu hướng tăng lên, nhưng không đáng kể từ 0,42% năm 2011 lên 0,43% năm 2013; tuy mức tăng này không cao nhưng phù hợp với phương hướng phát triển nhân lực ngành nông nghiệp (Bộ NN và PTNT, 2011)
Trang 104.1.1.2 Lao động trong các doanh nghiệp của ngành nông nghiệp
Theo Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình (2014), lao động trong các doanh nghiệp của ngành có xu hướng tăng về số lượng và tỷ trọng lao động, tuy nhiên, vẫn ở mức rất thấp với 1,28% (năm 2013)
4.1.1.3 Nông dân
Sự dịch chuyển lao động giữa các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp của tỉnh diễn ra rất chậm Giai đoạn 2006-2011, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp tăng không đáng kể, lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chỉ giảm 0,21% (từ 98,27% xuống 98,06%)
4.1.1.4 Thất nghiệp
Theo Cục Thống kê tỉnh Hoà Bình (2014), giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn của tỉnh có xu hướng giảm đồng nghĩa với số việc làm mới tạo ra đã giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn nói chung và lao động ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng
4.1.2 Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp không tham gia hoạt động
Giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn không hoạt động kinh tế của tỉnh Hòa Bình luôn thấp hơn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và của cả nước Nguyên nhân là do Hoà Bình là tỉnh miền núi, có tốc độ đô thị hoá rất chậm, do vậy, số năm đi học của thanh niên không dài như ở đô thị, nên độ tuổi của lao động được huy động vào quá trình sản xuất sớm hơn dẫn đến tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
ở nông thôn hoạt động kinh tế cao
4.2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
4.2.1 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình
có xu hướng tăng lên với tỷ lệ lao động tốt nghiệp ở các cấp tiểu học, THCS, THPT ngày càng tăng Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn ở mức rất thấp với 26,4% năm 2010 Trình độ học vấn thấp đang là rào cản lớn trong việc tiếp thu, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất (UBND tỉnh Hòa Bình, 2011b)
4.2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện và
xã có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2013 do tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ
Trang 11đại học và trên đại học Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nông dân vẫn ở mức thấp với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2013 là 44,88%
Cán bộ quản lý
6 Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh
8 Tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thuộc lĩnh vực
Ghi chú: “-“: không có số liệu do kỹ năng không yêu cầu cho cán bộ kỹ thuật
ii) Khả năng làm việc của cán bộ quản lý
Trình độ lý thuyết cơ bản, khả năng thực hành chuyên môn, khả năng quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý, khả năng quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của cán bộ quản lý cấp tỉnh ở mức tốt với điểm đánh giá bình quân của cán bộ lần lượt là 1,70, 1,80, 1,90 và 1,80 điểm (Bảng 4.2) Tuy nhiên, khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thì điểm đánh giá bình quân ở mức trung bình với 2,20 điểm (Bảng 4.2) Nguyên nhân làm do cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chính sách pháp luật còn nhiều vấn đề chồng chéo, khó thực hiện, văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, mặt khác khối lượng công việc nhiều, chưa kiểm soát hết được các hoạt động chuyên môn
Trang 12Khả năng kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao cũng được cán bộ quản lý cấp tỉnh đánh giá ở mức tốt với 1,70 điểm (Bảng 4.2); tuy nhiên cán bộ nhận định trang thiết
bị phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu, nên đã ảnh hưởng đến kết quả công tác của cán bộ
ii) Khả năng làm việc của cán bộ kỹ thuật
Điểm đánh giá bình quân phản ánh trình độ lý thuyết cơ bản và khả năng thực hành chuyên môn của cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh vẫn ở mức trung bình Nguyên nhân là do một số cán bộ kỹ thuật trẻ, kinh nghiệm công tác còn ít nên khả năng thực hành chuyên môn còn hạn chế, gặp khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ
Về khả năng kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao và khả năng đề xuất phương án giải quyết khi cần thiết, điểm đánh giá bình quân của cán bộ lần lượt là 2,17 điểm
và 2,06 điểm (Bảng 4.2), phản ánh vẫn còn cán bộ tự đánh giá ở mức trung bình Nguyên nhân do cán bộ bố trí thời gian xuống cơ sở ít; trang thiết bị phục
vụ cho chẩn đoán, giám định trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y còn thiếu
Về khả năng truyền đạt, phổ biến chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật và khả năng viết báo cáo công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn, điểm đánh giá bình quân của cán bộ khá cao với 2,22 điểm (Bảng 4.2) Nguyên nhân là do chỉ có 5,5% cán bộ điều tra được bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm để nâng cao khả năng truyền đạt, phổ biến kiến thức và cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh chưa được tập huấn, bồi dưỡng về khả năng viết báo cáo
4.2.3.2 Cán bộ nông nghiệp cấp huyện
i) Khả năng làm việc của cán bộ quản lý
Kết quả phân tích t-test cho thấy có sự khác biệt về trình độ lý thuyết cơ bản giữa cán bộ quản lý thành phố Hoà Bình và cán bộ quản lý huyện Cao Phong với cán bộ quản lý huyện Lạc Sơn (Bảng 4.3) Cán bộ huyện Lạc Sơn tự đánh giá còn thiếu kiến thức về lý thuyết Về khả năng thực hành chuyên môn,
có sự khác biệt giữa cán bộ quản lý thành phố Hoà Bình với cán bộ quản lý huyện Lạc Sơn (Bảng 4.3) Cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện Lạc Sơn cho rằng có nhiều loại sâu bệnh mới phát sinh trên nhiều loại cây trồng đã gây khó
Trang 13khăn trong công tác chuyên môn, nguồn kinh phí từ ngân sách phục vụ cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế; trong khi làm nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ phải chuẩn đoán bằng mắt thường, cảm quan, nên đã ảnh hưởng tới kết quả công tác chuyên môn
Kết quả phân tích t-test cho thấy có sự khác biệt về khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý giữa cán bộ quản lý thành phố Hoà Bình với cán bộ quản lý huyện Cao Phong và cán bộ quản lý thành phố Hoà Bình với cán bộ quản lý huyện Lạc Sơn (Bảng 4.3); nguyên nhân là do một số cán bộ của huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn mới được bổ nhiệm nên còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý; ngoài ra, các cán bộ cũng cho rằng do phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến hiệu quả quản
Tphố Hoà Bình
Cao Phong -Lạc Sơn
Cao Phong -Hoà Bình
Lạc Sơn- Hoà Bình
5 Xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh
0,75**
*
6 Kiểm tra, giám sát, đánh
giá tình hình sản xuất thuộc
Ghi chú: ***, **, *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê
ii) Khả năng làm việc của cán bộ kỹ thuật
Kết quả phân tích t-test tại bảng 4.4 cho thấy có sự khác biệt về trình độ
lý thuyết cơ bản giữa cán bộ huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn, khả năng kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực