1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG

16 1,7K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 223,36 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG

Trang 1

bộ giáo dục vμ đμo tạo bộ nông nghiệp vμ PTNT

Viện Thú Y

Nguyễn xuân dương

Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán Của vịt ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương

vμ đề xuất biện pháp phòng trị

Chuyên ngμnh : ký sinh trùng học thú y

M∙ số : 62 62 50 05

Tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp

Trang 2

bộ giáo dục vμ đμo tạo bộ nông nghiệp vμ PTNT

Viện Thú Y

-Y Z -Nguyễn xuân dương

Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán Của vịt ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương

vμ đề xuất biện pháp phòng trị

Chuyên ngμnh : ký sinh trùng học thú y

M∙ số : 62 62 50 05

Tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp

Hμ Nội - 2008

Trang 3

Công trình được hoμn thμnh tại Viện thú y

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Sỹ Lăng

PGS TS Phan Lục

Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Thị Lê

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lan

Phản biện 3: TS Nguyễn Đức Tân

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại Viện Thú y

Vào hồi: 8giờ 30 phút, ngày 19 tháng 6 năm 2008

Có thể tìm luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Viện Thú y

Trang 4

Những công trình khoa học đ∙ công bố

liên quan đến Luận án

1 Nguyễn Xuân Dương, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Đức và ctv (2007), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá của vịt tại một số địa phương vùng đồng bằng sông

Hồng”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 115, trang

32-36

2 Nguyễn Xuân Dương, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Đức, Trương Văn Dung (2007), “Tình hình nhiễm sán dây đường tiêu hoá của vịt tại một số địa phương

vùng đồng bằng sông Hồng” Tạp chí khoa học kỹ thuật

Thú y, tập XIV, số 6, trang 72-75

Trang 5

Mở Đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vịt có tính thích nghi cao với điều kiện sinh thái, tận dụng

được nguồn thức ăn động vật thuỷ sinh và nguồn lương thực rơi vãi

sau những vụ thu hoạch lúa Chăn nuôi vịt đã phát triển rộng rãi ở

nước ta, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) Năm 2003, tổng đàn gia cầm có 254,07

triệu con, trong đó có gần 70 triệu vịt, chiếm 27,56% (Tổng cục

thống kê năm 2004)

Một trong những khó khăn lớn để phát triển chăn nuôi vịt là

dịch bệnh, trong đó chủ yếu là những bệnh truyền nhiễm và ký sinh

trùng

Do điều kiện địa lý và khí hậu nước ta rất thuận lợi cho nhiều

loài vật chủ trung gian như: nhuyễn thể, giáp xác, ấu trùng các loài côn

trùng phát triển mạnh nên bệnh giun sán ở vịt có tỷ lệ nhiễm cao và

phổ biến ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi vịt Bệnh xảy ra quanh năm và âm

thầm dai dẳng gây thiệt hại lớn về kinh tế Theo Đỗ Dương Thái và

Trịnh Văn Thịnh (1978) bệnh ký sinh trùng làm giảm khả năng sinh

trưởng của vịt khoảng 30% so với bình thường và làm giảm sản lượng

trứng từ 25 - 40%

ở nước ta, đã có một số tác giả nghiên cứu về ký sinh trùng ở

vịt như: Trịnh Văn Thịnh (1963), Nguyễn Thị Kỳ (1966, 1980), Bùi

Lập (1969), Nguyễn Thị Lê (1968, 1971, 1979, 1987), Phan Thế Việt

(1969, 1978), Phan Lục (1971, 1972), Đào Hữu Thanh (1996), Phan

Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1973, 1975), Nguyễn Hữu Hưng (2006)…

Những nghiên cứu mới tập trung vào xác định khu hệ giun sán, tỷ lệ

nhiễm giun sán của vịt ở một số địa điểm địa phương, chưa đi sâu

nghiên cứu nhiều về sinh học, bệnh học và biện pháp phòng nhiễm

bệnh Trong hai thập kỷ gần đây, những vấn đề này lại ít được quan tâm nghiên cứu, vì thế chưa đưa ra được qui trình phòng trị bệnh giun sán cho vịt nuôi một cách có hiệu quả

Xuất phát từ tình hình trên và do yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất, để có cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp với điều kiện chăn nuôi vịt ở nước ta hiện nay, nhất là ở vùng ĐBSH chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và đề xuất biện pháp phòng trị”

2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định thành phần loài và sự phân bố các loài giun sán ký sinh của vịt ở một số địa điểm thuộc 3 tỉnh vùng ĐBSH

- Đánh giá tình trạng nhiễm giun sán ở vịt tại một số địa điểm thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương

- Khảo sát những biến đổi bệnh lý và lâm sàng của vịt nhiễm giun sán

- Xác định hiệu lực một số thuốc tẩy giun sán cho vịt, đề xuất qui trình phòng trừ bệnh giun sán cho vịt nuôi vùng ĐBSH

3 Những đóng góp mới của luận án

Đây là công trình khoa học nghiên cứu tương đối có hệ thống

về giun sán ký sinh và bệnh giun sán ở vịt nuôi, tại một số địa phương thuộc vùng ĐBSH

- Xác định được thành phần loài và sự phân bố các loài giun sán, bổ sung cho khu hệ giun sán ký sinh ở vịt vùng ĐBSH nói riêng

và ở nước ta nói chung;

- Đánh giá được thực trạng nhiễm và biến động nhiễm giun sán của vịt theo một số điều kiện sinh thái ở các điểm thuộc 3 tỉnh vùng

ĐBSH bổ xung cho dịch tễ học bệnh giun sán ở vịt;

Trang 6

- Bước đầu xác định được những biến đổi bệnh lý về lâm sàng

và bệnh tích vi thể của vịt nhiễm giun sán;

- Đánh giá được hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun sán

cho vịt Đề xuất qui trình phòng trị bệnh giun sán cho vịt nuôi tại các

địa phương thuộc vùng ĐBSH

4 Khối lượng và cấu trúc luận án

Luận án gồm 154 trang, trong đó: phần mở đầu 3 trang; Tổng

quan tài liệu 40 trang; Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu

14 trang; Kết quả nghiên cứu và thảo luận 78 trang; Kết luận và đề

nghị 3 trang Trong luận án có 12 bảng số liệu, 6 biểu đồ, 33 ảnh

minh hoạ, 2 công trình có liên quan và 142 tài liệu tham khảo trong

nước và nước ngoài

Chương 1 Tổng quan Tμi liệu

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về khu hệ giun sán vịt

Vịt vùng Tamil Nadu, ấn Độ nhiễm giun sán 89%, với 37 loài

giun sán (Balasundaram và Ebenezer, 1986)

ở Tiệp Khắc vịt nhiễm giun sán 93,40% (Macko, 1974)

Vịt ở bang Florida (Mỹ) nhiễm 31 loài giun sán và tỷ lệ nhiễm

là 100% (Kinsella và Forrester, 1972)

ở miền Tây xứ Pômêran, vịt nhiễm 8 loài giun tròn và tỷ lệ

nhiễm là 80,3% (Kavetska KM, 2005)

Một số tác giả đã nghiên cứu về bệnh và thuốc tẩy trừ giun sán

cho gia cầm như: Pukhov (1932), Liapin (1958), Colglazier và cs (1959),

Skrjabin và cs (1963), Lapage (1968), Orlov M (1978), Calnek (1991),

Kaufmann (1996), Bowman, (1999)…

Bhowmik và Ray (1987) cho biết: nguyên nhân gây ra bệnh

tích đường tiêu hoá của vịt do giun sán chiếm tỷ lệ đáng kể Vịt

nhiễm giun sán có biểu hiện viêm cata đường ruột

4

Đã có một số kết quả nghiên cứu sản xuất, sử dụng thuốc tẩy trừ giun sán thế hệ mới cho gia cầm như: Ivermectin, Praziquantel, Oxfendazole

Tại Việt Nam, những nghiên cứu của các tác giả tập trung vào giai đoạn 1960 - 1990 như Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phan Thế Việt, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Đào Hữu Thanh, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân

Kết quả nghiên cứu của các tác giả chủ yếu về khu hệ giun sán

ký sinh ở vịt nước ta, gồm 63 loài giun sán, trong đó có 30 loài sán lá,

21 loài sán dây và 12 loài giun tròn

Nguyễn Hữu Hưng (2006) nghiên cứu giun sán của vịt ở ĐBSCL cho biết vịt nhiễm 27 loài giun sán Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt là 82,55% Tỷ lệ nhiễm giun sán phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, vùng sinh thái ngập lũ và lứa tuổi vịt Có 3 loài sán lá đường tiêu hoá phổ

biến gây hại cho vịt là Echinostoma revolutum, Hypoderaeum

conoideum, Echinoparyphium recurvatum Thuốc Albendazole liều 50

mg/kg P, Fenbendazole 8 mg/kg P và Mebendazole 20 mg/kg P cho ăn liên tục 7 ngày đạt hiệu quả cao trong việc tẩy trừ sán lá và sán dây cho vịt

Một số tác giả đã giới thiệu về bệnh ký sinh trùng ở vịt và hoá dược tẩy trừ giun sán cho vịt như: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1973, 1975), Đào Hữu Thanh (1996), Phan Địch Lân và Phạm Thị Kim Thành (1996), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) Các tác giả

đã khuyến cáo một số phương pháp điều trị và biện pháp phòng trừ tổng hợp một số bệnh giun sán cho vịt

Nhìn chung, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khu

hệ giun sán ký sinh ở vịt tại một số địa phương, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về bệnh học và những biện pháp phòng trừ bệnh giun sán ở

Trang 7

vịt Vịt nuôi ở vùng ĐBSH gần hai mươi năm qua ít được các tác giả

quan tâm nghiên cứu

Chương 2 nội dung vμ phương pháp nghiên cứu

2.1 Nội dung

* Điều tra tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở một số địa điểm

thuộc ba tỉnh vùng ĐBSH

- Thành phần loài và sự phân bố của các loài giun sán;

- Đặc điểm phân loại các loài giun sán phát hiện được;

- Tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở một số địa điểm thuộc 3

tỉnh vùng ĐBSH;

- Biến động tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt theo tuổi vịt, phương

thức chăn nuôi và vùng sinh thái

* Xác định đặc điểm bệnh lý và lâm sàng vịt bị nhiễm giun sán

* Xác định hiệu lực thuốc tẩy giun sán cho vịt

* Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp giun sán vịt

2.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu từ 2001 - 2007

- Địa điểm nghiên cứu: Nam Phú, Đông Cơ, Đông Minh (Thái

Bình), Vĩnh Hào, Liên Minh, Đại Thắng (Nam Định), Tân Trường,

Cẩm Phúc, Cẩm Sơn (Hải Dương) Viện Thú y, Viện sinh thái và Tài

nguyên sinh vật, Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương

- Đối tượng nghiên cứu: vịt nhà và bệnh giun sán ở vịt

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp nghiên cứu giun sán ở vịt

- Bố trí thí nghiệm: theo phương pháp phân lô so sánh một

nhân tố, đảm bảo tính sai khác duy nhất và lấy mẫu ngẫu nhiên

- Mổ khám kiểm tra giun sán: theo phương pháp mổ khám toàn

diện của Skrjabin và Petrov (1963), Nguyễn Thị Lê và cs (1996)

- Thu mẫu, định hình, bảo quản, làm tiêu bản giun sán: theo Nguyễn Thị Lê (1996), Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996)

- Phân loại giun sán theo khoá định loại của Yamaguti (1959), Rưjikov (1967), Schulz và Gvozdev (1970), Phan Thế Việt (1984), Nguyễn Thị Lê (2000), Nguyễn Thị Kỳ (2003)

* Phương pháp nghiên cứu bệnh giun sán

- Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể theo Hồ Văn Nam (1982) và Cao Xuân Ngọc (1997)

- Làm tiêu bản bệnh tích vi thể theo phương pháp Jones (1969)

và Culling (1974)

* Phương pháp thử hiệu lực thuốc tẩy giun sán

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lô so sánh một nhân tố

- Đánh giá hiệu lực thuốc tẩy theo Anderson norman và Andrew Viza (1995)

* Xử lý số liệu trên máy vi tính và phần mềm chuyên ngành

Chương 3 Kết quả vμ thảo luận

3.1 Tình trạng nhiễm giun sán của vịt ở các địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thành phần loài giun sán ký sinh của vịt ở các địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 1080 vịt tại 9 địa điểm, thu được

12672 mẫu giun sán Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh của vịt tại các

địa điểm nghiên cứu thuộc ba tỉnh vùng ĐBSH gồm 32 loài giun sán thuộc 24 giống, 16 họ của 11 bộ, trong đó:

Lớp sán lá (Trematoda) có 18 loài ở 13 giống, 10 họ thuộc 7 bộ, gồm:

Hyptiasmus arcuatus (Brandes, 1892 ) Kossack, 1911, Tracheophilus sisowi Skrjabin,

1913, Echinostoma revolutum Frohlich,1802, Echinostoma aegyptica Khalil et Abaza,

1924, Echinostoma miyagawai Ishii, 1932, Hypoderaeum conoideum Bloch, 1782,

Echinochasmus beleocephalus Linstow, 1873, Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926, Philophthalmus gralli Mathis et leger, 1910, Notocotylus indicus Lal, 1935, Amphimerus

Trang 8

anatis Yamaguti, 1933, Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944, Prosthogonimus

cuneatus Rud, 1809, Prosthogonimus sinensis Ku, 1940, Prosthogonimus ventroporus

Oschmarin, 1970, Trichobilharzia anatina Fain, 1955, Apatemon gracilis (Rudolphi, 1819)

Szidat, 1928, Cotylurus cornutus (Rudolphi, 1808), Szidat, 1928

Lớp sán dây (Cestoda) có 11 loài ở 8 giống, 3 họ thuộc 1 bộ:

Cloacotaenia megalops (Nitzsch in Creplin, 1892) Woffhugel, 1938, Dicranotaenia

coronula Railliet, 1892, Diorchis formosensis Sugimoto, 1934, Diorchis stefanskii

Czaplinski, 1956, Fimbriaria fasciolaris (Pallas, 1781) Froelich, 1802,

Microsomacanthus compressa (Linton, 1892) lopez - Neyra, 1942,

Microsomacanthus fausti (Tseng-Shen, 1932) lopez - Neyra, 1942,

Microsomacanthus paracompressa Spasskaja et Spassky, 1961, Retinometra

venusta (Rosserter, 1897) Spasskaja, 1966, Sobolevicanthus stolli (Brock, 1941)

Czaplinski, 1956, Unciunia ciliata Fuhrmann, 1907

Lớp giun tròn (Nematoda) có 3 loài ở 3 giống, 3 họ thuộc 3 bộ:

Thominx anatis (Schrank, 1790) Skrjabin et Schikhobalova, 1954, Amidostomum

acutum Lundahl, 1848, Tetrameres fissispina Diesing, 1861

Đây là dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài giun sán của vịt được chúng

tôi nghiên cứu tại Thái Bình, Nam Định, Hải Dương

- Số lượng loài giun sán của vịt mà chúng tôi xác định được bằng

trên 50% tổng số loài giun sán phát hiện ở Việt Nam của nhiều tác giả đã

nghiên cứu tại các địa phương trong cả nước

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng (2006) chúng tôi

thấy: trong số các loài giun sán ký sinh ở vịt vùng ĐBSH có 13 loài giun sán

(9 loài sán lá; 2 loài sán dây và 2 loài giun tròn) không thấy ở vịt

vùng ĐBSCL

Đây là những kết quả nghiên cứu mới, tương đối đầy đủ, toàn diện về

thành phần loài giun sán ký sinh ở vịt vùng ĐBSH từ trước tới nay, bổ sung

cho khu hệ giun sán của vịt nước ta

8

3.1.2 Phân bố các loài giun sán ký sinh ở vịt tại các địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại 9 điểm của 3 tỉnh với điều kiện sinh thái khác nhau của vùng ĐBSH Kết quả cho thấy 32 loài giun sán ký sinh ở vịt được phân bố như sau:

- Những loài giun sán của vịt phân bố rộng ở các địa điểm nghiên cứu:

5/18 loài sán lá (Echinostoma revolutum, Hypoderaeum conoideum, Notocotylus

indicus, Apatemon gracilis, Tracheophilus sisowi); 4/11 loài sán dây (Diorchis stefanskii, Microsomacanthus compressa, Microsomacanthus paracompressa, Unciunia ciliata) và 1 loài giun tròn Tetrameres fissispina

- Những loài giun sán của vịt tương đối phổ biến: 6/18 loài sán lá

(Echinostoma miyagawai, Amphimerus anatis, Echinochasmus beleocephalus, Cotylurus

cornutus, Philophthalmus gralli, Prosthogonimus sinensis); 2/11 loài sán dây (Dicranotaenia coronula, Diorchis formosensis) và giun tròn Amidostomum acutum

- Những loài giun sán ít gặp ở các điểm nghiên cứu: 4/18 loài sán lá

(Hyptiasmus arcuatus, Prosthogonimus cuneatus, Trichobilharzia anatina,

Echinostoma aegyptica); 1 loài sán dây Fimbriaria fasciolaris và 1 loài giun tròn Thominx anatis

Trong 32 loài giun sán ký sinh, chúng tôi thấy phần lớn số lượng loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá (56,15% số lượng loài sán lá và 96,72% số lượng sán dây ký sinh ruột, 86,40% số lượng giun tròn ký sinh ở dạ dày) Một

số loài giun sán ký sinh ở manh tràng, khí quản, dưới mí mắt, gan, ống dẫn trứng, túi Fabricius và hậu môn của vịt

3.1.3 Một số đặc điểm phân loại của các loài giun sán phát hiện được

Kết quả được mô tả đặc điểm phân loại các loài giun sán được thể hiện qua các ảnh chụp tiêu bản mẫu giun sán Những quan sát, mô tả của chúng tôi về

32 loài giun sán cũng phù hợp với những mô tả kinh điển của Skrjabin và cs (1963), A Lapage (1968), Khaufmann (1996), Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Lê (2000), Nguyễn Thị Kỳ (2003)

Trang 9

3.1.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt tại các địa điểm nghiên cứu

Kết quả mổ khám toàn diện 1080 vịt từ 9 điểm điều tra thuộc 3 huyện

của 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ

nhiễm giun sán của vịt và được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm các lớp giun sán của vịt tại các địa điểm

t

t

Địa điểm

Số nghiên cứu (con)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Kết quả bảng 3.1 cho nhận xét:

- Tỷ lệ nhiễm giun sán chung của vịt ở ba tỉnh thuộc vùng ĐBSH là rất

cao: trung bình 87,87%, cao nhất 95,26% (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)

thấp nhất 80,00% (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

Vùng chiêm trũng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vịt bị nhiễm với tỷ

lệ cao nhất 95,26% (93,33 - 97,46%)

Vùng nội đồng (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vịt bị nhiễm với tỷ

lệ trung bình 88,33% (80,00 - 94,14%)

Vùng nước lợ ven biển (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vịt bị nhiễm thấp nhất 80,00% (78,33 - 81,66%)

- Phổ biến vịt nhiễm từ 1 - 6 loài giun sán (chiếm tỷ lệ 85,41%) Vịt nhiễm ghép từ 7 - 9 loài/cá thể là rất ít (chiếm tỷ lệ 2,50%)

- Vịt nuôi tại Thái bình, Nam Định, Hải Dương đều bị nhiễm cả 3 lớp giun sán Tỷ lệ nhiễm lớp sán lá là cao nhất 73,34%, rồi đến lớp sán dây 54,35% và nhiễm lớp giun tròn là thấp nhất, với tỷ lệ 53,70%

3.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm của các loài giun sán ở vịt vùng ĐBSH

Kết quả xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm của các loài giun sán của vịt ở các địa điểm nghiên được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2 Kết quả cho thấy:

- Một số loài giun sán ký sinh ở vịt có tỷ lệ nhiễm cao: 6/18 loài sán lá:

Echinostoma revolutum (39,35%), Microphallus pseudogonocotyla (32,27%), Tracheophilus sisowi (30,64%), Hypoderaeum conoideum (28,42%), Echinostoma miyagawai (23,51%), Notocotylus indicus (22,87%); 3/11 loài sán dây: Diorchis stefanskii (27,24%), Microsomacanthus compressa (25,25%), Dicranotaenia coronula

(20,06%); 2/3 loài giun tròn: Tetrameres fissispina (47,55%), Thominx anatis (20,48%)

- Một số loài giun sán ký sinh ở vịt có cường độ cao: sán lá

Echinochasmus beleocephalus (19,00 ± 8,84), Notocotylus indicus (16,95 ±

2,47), Prosthogonimus cuneatus (16,95 ± 2,47), Amphimerus anatis (14,00 ± 3,56), Hypoderaeum conoideum (9,3 + 0,68); sán dây Fimbriaria fasciolaris (15,50 ± 20,29), Diorchis stefanskii (9,38 ± 3,96), Microsomacanthus

paracompressa (9,00 ± 0,98) và giun tròn Tetrameres fissispina (17,00 ± 2,36)

Chúng tôi thấy có 9 loài giun sán ký sinh ở vịt có tỷ lệ và

cường độ nhiễm cao và phân bố rộng: Echinostoma revolutum,

Microphallus pseudogonocotyla, Hypoderaeum conoideum, Echinostoma miyagawai, Notocotylus indicus, Diorchis stefanskii, Microsomacanthus compressa, Dicranotaenia coronula, Tetrameres fissispina

Trang 10

11

Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của các loài giun sán ở vịt

(n=1080) T

T Thành phần loài giun sán

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm

X

m )

10 Notocotylus indicus 247 22,87 16,95 ± 2,47

12 M pseudogonocotyla 354 32,77 6,37 ± 0,37

13 Prosthogonimus cuneatus 62 5,74 16,95 ± 2,47

14 Prosthogonimus sinensis 128 11,85 4,29 ± 0,56

16 Trichobilharzia anatina 103 9,53 2,18 ± 0,48

19 Cloacotaenia megalops 54 5,05 2,50 ± 0,33

20 Dicranotaenia coronula 216 20,06 4,25 ± 3,38

21 Diorchis formosensis 128 11,85 3,43 ± 0,81

22 Diorchis stefanskii 294 27,24 9,38 ± 3,96

25 Microsomacanthus fausti 73 6,73 3,92 ± 0,66

27 Retinometra venusta 143 13,27 1,71 ± 0,51

28 Sobolevicanthus stolli 86 7,74 7,71 ± 4, 12

31 Tetrameres fissispina 514 47,55 17,00 ± 23,6

32 Amidostomum acutum 202 18,75 3,64 ± 2,13

12

3.1.6 Biến động nhiễm giun sán theo tuổi của vịt

Chúng tôi đã nghiên cứu sự biến động tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt tại các điểm khảo sát theo 3 độ tuổi của vịt: vịt nuôi dưới 4 tháng tuổi, vịt từ 4 - 6 tháng tuổi và vịt trên 6 tháng tuổi Mỗi độ tuổi mổ khảo sát giun sán 360 vịt, kết quả xác định biến động nhiễm giun sán

theo tuổi vịt được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Biến động nhiễm giun sán theo tuổi vịt

T

T

Lớp giun sán

Dưới 4 tháng (n = 360)

4 - 6 tháng (n = 360)

Trên 6 tháng (n = 360)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

Số nhiễm (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

1 Sán lá 145 40,27 343 95,27 304 84,44

2 Sán dây 78 21,66 225 62,50 284 78,88

3 Giun tròn 114 31,66 259 71,94 207 57,50 Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

- Vịt ở các lứa tuổi đều bị nhiễm 3 lớp giun sán ở mỗi lứa tuổi của vịt, tỷ lệ nhiễm từng loài, từng lớp giun sán là khác nhau với giá trị P < 0,05

Vịt dưới 4 tháng tuổi nhiễm lớp sán lá với tỷ lệ 40,27%, nhiễm sán dây 21,66% và lớp giun tròn là 31,66%

Vịt từ 4 - 6 tháng tuổi nhiễm lớp sán lá với tỷ lệ 95,27%, nhiễm sán dây 62,50% và lớp giun tròn là 71,94%

Vịt trên 6 tháng tuổi nhiễm lớp sán lá với tỷ lệ 84,46%, nhiễm sán dây 78,88% và lớp giun tròn là 57,50%

- Vịt từ 4 - 6 tháng tuổi bị nhiễm lớp sán lá với tỷ lệ cao nhất (95,27%) và thấp nhất là ở vịt dưới 4 tháng tuổi

Ngày đăng: 22/04/2013, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm các lớp giun sán của vịt tại các địa điểm - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm các lớp giun sán của vịt tại các địa điểm (Trang 9)
Bảng 3.3 Biến động nhiễm giun sán theo tuổi vịt - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.3 Biến động nhiễm giun sán theo tuổi vịt (Trang 10)
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của các loài giun sán ở vịt - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của các loài giun sán ở vịt (Trang 10)
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt theo ph−ơng thức chăn nuôi - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt theo ph−ơng thức chăn nuôi (Trang 11)
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt theo vùng địa hình - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt theo vùng địa hình (Trang 11)
Bảng 3.6 Triệu chứng lâm sàng của vịt nhiễm giun sán - NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN CỦA VỊT Ở THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, HẢI DƯƠNG
Bảng 3.6 Triệu chứng lâm sàng của vịt nhiễm giun sán (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w