Trong đó, liên quan trực tiếp đến đề tài là những công trình đáng chú ý sau: “Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế” của Viện kinh tế học n
Trang 1Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS Kinh tế: 60 31 01 / Trần Minh Ngọc ; Nghd : PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng và Nhà nước đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trong
cả nước, và từng bước được bổ sung, hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để hình thành và phát triển các KCN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Vì vậy, ngay
từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 KCN, trong đó có 5 KCN
đã đi vào hoạt động Những thành công của các KCN đã góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có năng lực
Trang 2cạnh tranh cao thứ 3 của cả nước Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập như: số dự án đầu
tư từ các thị trường lớn như Mỹ và EU còn hạn chế; các
dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch
vụ, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ô nhiễm môi trường sinh
thái,.v.v Xuất phát từ thực trạng trên tác giả chọn vấn đề:
“Phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều hội thảo khoa học, nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, cũng như các bài nghiên cứu khác nghiên cứu về vấn đề này Trong đó, liên quan trực tiếp đến đề tài
là những công trình đáng chú ý sau: “Kinh nghiệm thế
giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế” của Viện kinh tế học năm 1994, “Khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư năm 2002,“Các giải pháp nhằm nâng cao vai
trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất” của Trương Thị Minh
Sâm, năm 2004
Các hội thảo như: “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh
phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế
hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức tại Thanh Hoá, năm 2004
Hội thảo quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các KCN,
KCX ở Việt Nam” tại tỉnh Long An, năm 2006
Trang 3Luận án tiến sĩ kinh tế Trần Ngọc Hưng (năm 2004), luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Bình, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Ngọc Hiệp
Ngoài ra có nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về vấn đề này, như bài của tác giả Võ Thanh Thu, Nguyễn Công Lộc, Như Hùng
Tuy vậy, có thể nói, cho đến nay, vấn đề phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, nhất là với tư cách một luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển có hiệu quả các KCN trên địa bàn này
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm phát triển KCN
các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó
yếu nhằm phát triển có hiệu quả các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 4- Đối tượng nghiên cứu: là sự phát triển các KCN, bao
gồm KCN, KCX và cụm công nghiệp tên các khía cạnh số
dự án, vốn đầu tư, tỷ lệ lấp đầy và tác động của chúng đến việc làm, đời sống, môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu một số địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển
KCN tỉnh Vĩnh Phúc từ khi ra đời đến nay, đặc biệt là từ
2005 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung
và các KCN nói riêng
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp của Kinh tế chính trị Luận văn cũng sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn
6 Đóng góp mới của luận văn:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 đến nay
phát triển các KCN Vĩnh Phúc thời gian qua
Trang 5- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm phát triển KCN ở Vĩnh Phúc thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và phân loại khu công nghiệp
a) Khái niệm khu công nghiệp
KCN là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có
tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước, tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động công nghiệp
b) Phân loại khu công nghiệp:
Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo tính chất ngành nghề, KCN được chia thành
các loại sau: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái, KCN đô thị, KCN đô thị - công nghệ cao
- Dựa vào đặc điểm của KCN, người ta chia KCN
thành: KCN tập trung, KCN chế xuất, Khu công nghệ cao,
Cụm công nghiệp
Trang 6- Theo đặc điểm và cấp quản lý: KCN gồm 3 loại:
KCN do chính phủ quyết định thành lập, KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập
1.1.2 Đặc điểm khu công nghiệp
- KCN là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản
xuất ra các sản phẩm công nghiệp khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên liệu, năng lượng và
thải ra lượng chất thải khổng lồ
- KCN còn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, tập
- KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý
thuận lợi
1.2 Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp
1.2.1 Vai trò của khu công nghiệp
1.2.1.1 Thu hút vốn đầu tư, tăng tổng thu nhập quốc dân và kim ngạch xuất khẩu
1.2.1.2 Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động 1.2.1.3 Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản
lý kinh doanh
1.2.1.4 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành và phát triển các khu đô thị mới
1.2.1.5 Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hệ thống cơ
sở hạ tầng
Trang 71.2.1.6 KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN
1.2.2.1 Vị trí địa lý
1.2.2.2 Quy hoạch và chính sách của nhà nước
1.2.2.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng
1.2.2.4 Trình độ nguồn nhân lực
1.2.2.5 Bộ máy quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các KCN là rất cần thiết Nó là cơ sở để các địa phương cũng như quốc gia nhìn lại hiệu quả hoạt động xây dựng KCN tại địa phương mình Sau đây là một số chỉ tiêu:
- Vị trí đặt của KCN
- Tỷ lệ lấp đầy KCN
- Số lượng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện
- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN
- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
- Tiêu chí đời sống của người lao động trong KCN
- Tiêu chí phản ánh môi trường
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Trang 81.4.1 Kinh nghiệm phát triển KCN tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp Do đó, tỉnh Bình Dương đã xác định xây dựng và phát triển KCN được coi là giải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu
tư và cho đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong những năm gần đây
Qua thực tiễn phát triển KCN Bình Dương thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tỉnh Vĩnh Phúc nghiên cứu, áp dụng như sau:
Một là, tạo thống nhất nhận thức và nhất quán hành động
của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong quá trình quy hoạch, xây dựng KCN
Hai là, quy hoạch KCN phải dựa trên lợi thế so sánh của
vùng , Quy hoạch KCN phải theo lộ trình và định hướng
Ba là, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có
năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và có kinh nghiệm quản lý
Bốn là, phải tiến hành cải cách hành chính một cách
triểt để, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”
1.4.2 Kinh nghiệm của Hải Dương
Trang 9Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN so với một số tỉnh trong cả nước, nhưng Hải Dương đã biết chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp, nên sự hình thành và phát triển các KCN ở đây khá nhanh
Bài học về sự hình thành và phát triển các KCN ở Hải Dương, đã cung cấp một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các KCN, đó là:
Thứ nhất, việc quy hoạch phát triển các KCN và KCX
phải gắn với sự quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương
Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các
KCN cần phải được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào
các KCN
Thứ tư, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà
đầu tư
Thứ năm, chủ động xây dựng và thực hiện tốt các
chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Trang 102.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
2.2.1 Đất phi nông nghiệp khá lớn, nguồn nước dồi dào và vị trí địa lý thuận tiện
2.1.1.2 Nguồn nước
Tài nguyên nước trên địa bàn Vĩnh Phúc khá dồi dào, đặc biệt là nước mặt với tổng trữ lượng nước mặt khoảng
– xã hội, đặc biệt là phát triển các KCN có quy mô lớn
2.1.1.3 Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc có vị trí địa lý được đánh giá là khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi - đồng bằng, với độ cao địa hình không lớn Vĩnh Phúc lại tiếp giáp với
Hà Nội Vị trí đã tạo nên những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các KCN và thu hút đầu tư Đặc biệt nó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các tỉnh trung du và miền núi
Trang 112.1.2 Nguồn lao động trẻ
Dân số Vĩnh Phúc khá đông, do đó tỉnh có một nguồn lao động khá dồi dào Do kết cấu dân số trẻ, giá nhân công lao động Vĩnh Phúc rẻ hơn hẳn so với các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng Đây là lợi thế so sánh tạo ra năng lực thu hút vốn đầu tư cho tỉnh nhà nói chung và cho KCN nói riêng Tuy nhiên, cần thấy rằng lao động giá rẻ chỉ là lợi thế hiện tại, và cũng chỉ đối với một số ngành truyền thống nào đó, chứ không phải là lợi thế so sánh trong thời đại CNH, HĐH Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có chiến lược đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ này
2.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển
- Tại Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống đường bộ Hệ thống giao thông vận tải của Vĩnh Phúc đã tạo ra khá nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hội nhập của tỉnh
- Mạng lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong sự phát triển của hệ thống điện của các tỉnh Miền Bắc
- Hiện tại, tỉnh đang triển khai xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến 2010 đảm bảo công suất cấp
cho các nhà máy hoạt động
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 1998 - 2010
2.2.1 Thực trạng quy hoạch và phát triển khu công nghiệp
Trang 12Tính đến nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 20 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó có 07 KCN đã được
thành lập và cấp giấy CNĐT
Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cụ thể:
− Các KCN đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi Quy hoạch KCN được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương Các KCN được phân bố hợp
lý tại các vùng, các địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển KCN trong tỉnh
− Quy hoạch KCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ
2.2.2 Hoạt động tại các khu công nghiệp
2.2.2.1 Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
Bảng 2.2 : Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN Vĩnh Phúc (tính luỹ kế)
Tên các
KCN
Vốn đầu
tư đăng
10 Chủ đầu tư trong
Trang 13Qua bảng 2.2, có thể nhận thấy, vốn thực hiện của các
dự án hạ tầng KCN tăng liên tục từ năm 2005 đến nay
Trang 14Với số vốn đầu tư lớn, được sự hỗ trợ của nhà nước các chủ đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đã bước đầu xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ cho các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2.2 Thu hút dự án và vốn đầu tư
Bảng 2.3: Vốn đầu tư tại các KCN Vĩnh Phúc từ 1998 –
ự
án
Vốn đầu tư
Số
dự
án
Vốn đầu
Trang 15Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh
Phúc phân theo KCN đến quý I/2010
Tên
KCN
Đơn
vị tính
ký
Vốn thực hiện
Tỷ lệ vốn thực hiện/tổng vốn đầu
tư (%)
Khai
Quang
Triệu USD