vệ môi trường tại các KCN
Một là, trong công tác quy hoạch KCN cần phải quan
tâm tới vấn đề môi trường trong KCN.
Hai là, cần tăng cường công tác thẩm định dự án đầu
tư, đặc biệt là thẩm định về yếu tố môi trường.
Ba là, có những chế tài bắt buộc đối với chủ đầu tư
trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN.
Bốn là, cần có những quy định cụ thể về giám sát các
dự án đầu tư và bảo vệ môi trường trong KCN.
Năm là, cần có những biện pháp hỗ trợ tài chính cho
việc xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung với các địa phương không đủ điều kiện hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương cho công trình xử lý nước thải tập trung và đền bù giải phóng mặt bằng KCN.
Sáu là, nhanh chóng xây dựng những văn bản quy phạm phát luật quy định cụ thể Luật Bảo vệ môi trường mớị
Bảy là, giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức
giữ gìn và bảo vệ môi trường cho tất cả các cấp, các ngành; từng địa phương; từng hộ gia đình, đặc biệt là cho các chủ đầu tư và DN trong KCN.
KẾT LUẬN
Việc phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó tạo ra những thuận lợi về thể chế, môi trường cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với vai trò đó, sự phát triển của KCN đến nay đã là một hiện tượng phổ biến ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang trong thời kỳ đầu CNH. Tại nhiều nước, đặt biệt là các nước ở Châu Á, KCN đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế
Tại Vĩnh Phúc, các KCN tuy mới thành lập nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong hơn 10 năm qua, các KCN đã có đóng góp lớn vào sự phát triển KT–XH của tỉnh. Cụ thể là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; góp phần gia tăng năng lực nội sinh của tỉnh; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách. Điều này khẳng định, phát triển KCN là chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh chóng để xây dựng, phát triển và sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là: quy hoạch và xây dựng KCN chưa tương xứng với tiềm năng và không theo kịp với yêu cầu phát triển; cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển khai dự án thứ cấp chậm tiến độ; trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN. Nguyên nhân của những hạn chế đó thì có nhiều, song tựu trung lại là do thiếu những quyết sách đúng đắn, sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của các công ty đầu tư phát triển hạ tầng và của các doanh nghiệp KCN.
Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về quy hoạch, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực…