Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận bao gồm 03 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập Chương II: Thực trạng hoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay Chương III: Những giải pháp đổi mới hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm toán viên
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 03
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 05
1.1 Khái niệm 05
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành của kiểm toán thế giới 05
1.1.2 Khái quát sự ra đời các loại hình kiểm toán Việt Nam 06
1.1.3 Kiểm toán - kiểm toán viên 07
1.1.4 Kiểm toán độc lập 08
1.2 Những yêu cầu để trở thành kiểm toán viên 08
1.2.1 Yêu cầu về tính độc lập 09
1.2.2 Yêu cầu về tư chất đạo đức 09
1.2.3 Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ 10
1.3 Nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên 11
1.4 Mục đích và phạm vi của hoạt động kiểm toán độc lập 12
1.5 Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập 12
1.6 Tổ chức kiểm toán độc lập 13
1.6.1 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập ở các nước trên thế giới 13
1.6.2 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
2.1 Toàn cảnh nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay 17
2.1.1 Những thành tựu đạt được 17
2.1.2 Những khó khăn, hạn chế 18
2.2 Chất lượng báo cáo kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề 21
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ KIỂM TOÁN VIÊN 24
Trang 23.1 Những giải pháp đổi mới hoạt động của kiểm toán độc lập 24
3.2 Những giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên 25
3.2.1 Về phía Nhà nước 25
3.2.2 Về phía tổ chức giáo dục, đào tạo 26
3.2.3 Về phía các tổ chức, công ty kiểm toán 26
3.2.4 Về phía kiểm toán viên 27
PHẦN KẾT LUẬN 29
DANH MỤC THAM KHẢO 31
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiệnchủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, theo đó, các thành phần kinh tếđược mở rộng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế củađất nước Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanhnghiệp không chỉ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xétduyệt, mà các thông tin này còn cần cho nhiều người, được nhiều đối tượngquan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế Tuy ở nhiều góc độkhác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có đượccác thông tin với độ chính xác cao, tin cậy và trung thực
Để đáp ứng yêu cầu đó của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt độngkiểm toán độc lập ra đời, trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thểthiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế Kiểm toán độc lập cung cấp chonhững người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tàichính mà họ được cung cấp dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theoqui định
Vì vậy, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểmtoán độc lập ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Các kiểm toán viên bên ngoài
có thực sự độc lập không?” để nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận vềkiểm toán độc lập Trên cơ sở đó, tác giả đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt độnghiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, phương hướng khắc phục những bấtcập, khó khăn còn tồn tại, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nângcao đời sống người dân, đáp ứng công cuộc cải cách đất nước
2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duyvật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và phápluật; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng
Trang 4thời sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của Khoa học xã hội,phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cùng phương pháp phân tích tổnghợp.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của kiểmtoán độc lập, xác định những bất cập, vướng mắc trong thực trạng hoạt động để
đề xuất những giải pháp, hướng hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển ngànhkiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng
Đối tượng nghiên cứu: tiểu luận tập trung nghiên cứu, phân tích nhữngkhái niệm, yêu cầu của kiểm toán độc lập cùng các mô hình kiểm toán đangđược áp dụng tại nhiều quốc gia; đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động củakiểm toán độc lập và chất lượng báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên tại ViệtNam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: các quy định của Hiến pháp, Luật Kiểm toán độclập, các tạp chí tài chính, các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến tính độc lậpcủa kiểm toán viên hành nghề
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa tiểu luận bao gồm 03 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập
Chương II: Thực trạng hoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nayChương III: Những giải pháp đổi mới hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm toánviên
Trang 5CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1 Khái niệm
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành của kiểm toán thế giới
Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latin, có nghĩa làngười nghe (one who hears) Vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên,chính quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tìnhhình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra Ở thời kỳ đầu,kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm công táckiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đóchứng thực Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế toánngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về
kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn
Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Châu Âu, xuất hiện nhiềuthành phần kinh tế kéo theo sự ra đời nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho
sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng Sự táchrời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng
xa đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới Phải dựa vào sự kiểmtra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài Việckiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của phápluật và mãi đến thập niên 80, hoạt động kiểm toán bắt đầu được hình thành vàphát triển
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chứctài chính và sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế củakiểm tra kế toán Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyểnsang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặtra
Ở Hoa Kỳ, sau khủng hoảng tài chính vào những năm 1929, đến năm
1934 Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành quy chế
Trang 6về kiểm toán viên bên ngoài Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứngcủa Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tàikhoản của các công ty Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, cácdoanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cáchđộc lập trong nội bộ với tên gọi là kiểm toán nội bộ Năm 1942, Viện kiểm toánnội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểmtoán viên nội bộ Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mựckiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978.
Tại Pháp, việc kiểm tra một cách độc lập những người chuyên nghiệp bênngoài đã được xác lập và thông qua bởi Đạo luật về các công ty thương mạingày 24/7/1966 Đồng thời, kiểm toán nội bộ ở Pháp cũng được hình thànhchính thức vào những năm 60 của thế kỷ XX ở những công ty con thuộc tậpđoàn ngoại quốc Đến 1965, Hội kiểm toán nội bộ của Pháp được thành lập vàsau này phát triển trở thành Viện kiểm toán viên nội bộ của Pháp vào năm 1973
1.1.2 Khái quát sự ra đời các loại hình kiểm toán Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước, các hoạt động đa dạng của nền kinh tế đòi hỏi phải có dịch vụ kiểmtoán độc lập Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày13/5/1991 theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính
ký quyết định thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty kiểm toánViệt Nam với tên giao dịch là VACO (Quyết định số 165-TC/QĐ/TCCB) vàCông ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (Quyết định số 164-TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán,kiểm toán - AASC (quyết định 639-TC/QĐ/TCCB ngày 14/9/1993) Sự ra đờicủa hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho việc xuất hiện của các công ty tiếptheo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như yêu cầu, đòi hỏi cấpthiết của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới
Ngày 11/7/1994, Kiểm toán nhà nước Việt Nam được chính thức thànhlập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ với chức năng kiểm tra, đánh giá vàxác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp
Trang 7luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền vàtài sản nhà nước của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toánnhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Đến năm 1997, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 832/TC-QĐ-CĐKTquy định quy chế kiểm toán nội bộ để đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán của cácdoanh nghiệp nhà nước
1.1.3 Kiểm toán - kiểm toán viên
Trên thế giới có vô vàn định nghĩa khác nhau về kiểm toán Quan điểmkhá phổ biến về kiểm toán theo hiệp hội kế toán Mỹ (AAA) cho rằng: Kiểm toán
là một quá trình mang tính hệ thống, thu thập và đánh giá bằng chứng theo các
cơ sở dẫn liệu về những hoạt động kinh tế và những sự kiện nhằm xác nhận chắcchắn về sự phù hợp giữa những cơ sở dẫn liệu, những đặc tính xác định và cungcấp kết quả cho người sử dụng 1
Ngoài ra, theo các chuyên gia giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoàPháp cho rằng: Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàngnăm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viêntiến hành để khẳng định những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tàichính thực tế, không che giấu sự gian lận và được trình bày theo mẫu chính thứccủa luật định
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, định nghĩa kiểm toán có thể hiểumột cách đơn giản: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạtđộng tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêngcủa kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thựchiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 của Quốc hội ngày 29/3/2011 quy định: “Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc
1 Studies in Accounting Research no.6: A statement of basic auditing concepts Sarasota, Fla, 1973, trang 2.
Trang 8người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.”
1.1.4 Kiểm toán độc lập
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12
của Quốc hội ngày 29/3/2011 quy định: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.”
Theo đó, kiểm toán độc lập là hoạt động hành nghề của các kiểm toánviên độc lập, của các doanh nghiệp kiểm toán, thực hiện kiểm tra và xác nhận
về sự trung thực và hợp lý của các bản báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các
cổ đông, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ với doanhnghiệp có cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; cổ đông có cơ sởnhận cổ tức, quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về; ngân hàng có cơ sở tiếp tụccho vay hoặc thu hồi nợ vay; người bán hàng chịu có thể tiếp tục cung ứng hànghóa hoặc ngừng; Nhà nước có cơ sở quyết toán thuế và các nghĩa vụ của doanhnghiệp; người lao động tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợpđồng lao động…
Hoạt động kiểm toán độc lập trở thành nhu cầu cần thiết vì lợi ích của bảnthân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như lợi ích củachủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước Người sử dụng kếtquả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp làtrung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh
tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình
1.2 Những yêu cầu để trở thành kiểm toán viên
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện,công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉlàm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Những người sử dụng kếtquả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hành nghề độclập của kiểm toán viên, khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cùng với tư chất đạo
Trang 9đức chính trực khách quan trong công việc của họ Để hành nghề kiểm toán, cáckiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1.2.1 Yêu cầu về tính độc lập
Yêu cầu này được xem là điều kiện cần để đạt mục tiêu của hoạt độngkiểm toán, cũng như việc độc lập trở thành nguyên tắc hành nghề cơ bản củakiểm toán viên Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụngkết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập dù có được thựchiện bởi người có trình độ cao Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực vàtrách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán,đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tàiliệu và báo cáo của doanh nghiệp
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phốihoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất, tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sựtrung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình Mọi câu hỏi về tìnhhình kinh doanh hoặc các xử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệpcần được trả lời đầy đủ, đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trongviệc thu thập các bằng chứng kiểm toán Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặtchủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên, còn cần phải duy trì và đảm bảotính độc lập trong quá trình kiểm toán Pháp luật cũng yêu cầu các kiểm toánviên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên cóquan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế
1.2.2 Yêu cầu về tư chất đạo đức
Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong cáchoạt động kinh tế - xã hội Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sảnphẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tínhchủ quan của kiểm toán viên Điều quan trọng, kiểm toán viên phải luôn duy trìđược tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như trong xem xét,đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tàichính Kiểm toán viên phải có lương tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận
Trang 10trọng cao nhất cùng tinh thần làm việc chuyên cần Trong quá trình kiểm toán,kiểm toán viên phải đảm bảo thẳng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng,phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.
Mặt khác, kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận vớitất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình.Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, gây ảnh hưởng đếncác đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toánviên
Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập đượctrong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nàoliên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người cóthẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặctrong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình
Kiểm toán viên phải tôn trọng pháp luật Tính tôn trọng pháp luật thể hiệntrách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểmtoán Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luậtpháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận
Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịutrách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình
1.2.3 Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ
Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán khi yêu cầu kiểm toánviên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết Để đảm bảo thuthập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải cóchuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của kháchhàng; có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán và hiểu biết về pháp luật
Các kiểm toán viên phải đạt được trình độ chuyên môn vững vàng về kếtoán, luôn cập nhật các thông tin về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luậtpháp để duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề Vềmặt pháp lý, các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan
Trang 11có thẩm quyền và ở Việt Nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấpquốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
1.3 Nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên
Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp khôngthể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp
do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ Do vậy họ
bổ nhiệm các kiểm toán viên - những người có đủ năng lực chuyên môn nghiệp
vụ, độc lập, khách quan thay thế họ kiểm tra và báo cáo lại theo ý kiến của mình
về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính
Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thông tin tài chínhđược sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau Tuynhiên tất cả người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự đảm bảo tính trung thực
và hợp lý của những thông tin tài chính mà họ được cung cấp Như vậy nghĩa vụcủa kiểm toán viên là dựa trên kết quả kiểm toán và báo cáo cho những người sửdụng kết quả kiểm toán theo yêu cầu, mục đích của kiểm toán; các cơ quan chứcnăng nếu thấy có những hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nhất định mà phápluật yêu cầu phải báo cáo
Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọngbởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn
vị được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức các kiểm toán viênphải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán Tuy nhiên những người sử dụng kếtquả kiểm toán mới là đối tượng chính mà kiểm toán viên có nghĩa vụ phải báocáo các chủ sở hữu, các cổ đông, những người cho vay, hay những đối tượngkhác theo qui định của pháp luật
Để thực hiện trách nhiệm của mình trước những đối tượng sử dụng kếtquả kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kiểmtoán, trong đó phải luôn giữ được tính độc lập, chính trực và khách quan trongquá trình kiểm toán Các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ phát hiện các sai sóttrọng yếu, các hành vi phạm pháp (nếu có) của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Trang 121.4 Mục đích và phạm vi của hoạt động kiểm toán độc lập
Mục đích của hoạt động kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 4 củaLuật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 của Quốc hội ngày 29/3/2011, theo
đó: “Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Để hình thành ý kiến nhận xét về các báo cáo tài chính, kiểm toán viênphải có được các căn cứ vững chắc, các thông tin cốt yếu trong công việc ghichép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy dùng làm cơ sở cho việc xâydựng các báo cáo tài chính Nói cách khác, kiểm toán viên phải có đủ các bằngchứng kiểm toán thích hợp Do vậy phạm vi kiểm toán sẽ là những công việc,thủ tục kiểm toán cần thiết để kiểm toán viên xác định, thực hiện trong quá trìnhkiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho mục tiêu kiểmtoán
1.5 Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập
Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạt độngkiểm toán độc lập, đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản
lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời vàtin cậy Ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm toán độc lập thể hiện trên các mặtsau:
Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doanh nghiệp đều muốn che dấu cácphần yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bản báocáo tài chính Trái lại, những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác của bản báocáo tài chính đó Vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của kiểm toán viên độc lập
Trang 13hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực uy tín với cả chủ doanhnghiệp và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.
Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nềnếp hoạt động tài chính kế toán Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chínhđều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn biến đổi và được cấu thành bởihàng loạt nghiệp vụ cụ thể Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyếttốt các quan hệ trên không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt, mà cầnthường xuyên rà soát việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mongmuốn
Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Kiểmtoán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn Các chủdoanh nghiệp không thể kiểm soát hết các nghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ratrong doanh nghiệp Để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tàichính kế toán vào kì hạn nào đó, chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toánviên độc lập chuyên nghiệp có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảnbáo cáo tài chính của doanh nghiệp mình do người phụ trách kế toán lập ra.Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thờiphát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử
lý kịp thời, ngăn ngừa các tổn thất Điều đó giúp cho doanh nghiệp hạn chế đượcnhững rủi ro, phát hiện ra thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trongdoanh nghiệp
1.6 Tổ chức kiểm toán độc lập
1.6.1 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập ở các nước trên thế giới
Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã xuất hiện trên 100 năm vàngày càng phát triển mạnh mẽ Hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ởcác nước không hoàn toàn giống nhau Số lượng nhân viên và các tổ chức kiểmtoán phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kiểm toán và nền kinh tế
Ở Hoa kỳ, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành từ thế kỷ 19 cùng
sự phát triển của các công ty cổ phần Đến năm 1933, với sự ra đời của Luật
Trang 14của các công ty cổ phần đại chúng phải được kiểm toán Đặc biệt, vào năm
1934, Luật Giao dịch chứng khoán ra đời, trong đó có yêu cầu báo cáo tài chínhphải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập Từ khi ra đời đến năm 2002,nghề nghiệp kiểm toán tại Hoa Kỳ phát triển theo mô hình tự kiểm soát với đặcđiểm là quá trình thiết lập chuẩn mực kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoàntoàn do tổ chức nghề nghiệp đảm nhận Sự phát triển mạnh của hoạt động kiểmtoán từ khi chưa có các quy định của nhà nước đã đưa đến sự hình thành và pháttriển mạnh mẽ của tổ chức nghề nghiệp Cho đến nay, Hoa Kỳ có hơn 45.000 tổchức kiểm toán chuyên nghiệp
Ở Cộng hoà Pháp hiện có khoảng 24 văn phòng kiểm toán khu vực và2.500 văn phòng con cơ sở trực tiếp là dịch vụ với hơn 10.000 kiểm toán viên.Tại các nước nói trên và những nước khác, pháp luật qui định rõ quyền hạn,trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập củakiểm toán, chấp nhận giá trị pháp lý của các tài liệu có chữ ký của kiểm toán
Về hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán, có thể là các công tykiểm toán, là cá nhân hành nghề kiểm toán, công ty hợp danh hoặc cổ phần.Trong công ty hoặc cả những cá nhân hành nghề kiểm toán, trong quá trình hoạtđộng của mình thường tuyển dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để giúp họthực hiện công việc kiểm toán
Cơ cấu tổ chức trong các công ty kiểm toán ở các nước phát triển thườngtheo hệ thống cấp bậc về chuyên môn bao gồm các chủ phần hùn (partner), trong
đó còn chia thành chủ phần hùn có cổ phần trong công ty và chủ phần hùnkhông có cổ phần, là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất,tiếp đến là cấp điều hành viên cao cấp (senior manager, hoặc principal), tiếptheo là các cấp quản lý, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên Mức độ chi tiếttrong các cấp bậc trong công ty phụ thuộc vào qui mô và cách thức tổ chức quản
lý của từng công ty Trong công ty kiểm toán thường có nhiều các hoạt độngdịch vụ và ở mỗi loại dịch vụ đều phân theo các cấp bậc tương ứng
Trang 15Qui mô, cách thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở các nước pháttriển rất đa dạng, bao gồm:
Các công ty đa quốc gia (các công ty kiểm toán quốc tế): văn phòng chínhđặt ở một thành phố lớn trên thế giới (thường ở Mỹ và Anh), tiếp đó là các vănphòng chính cho các khu vực và các văn phòng ở các nước Văn phòng ở cácnước được thành lập theo luật của nước sở tại Các văn phòng này sẽ trực thuộc
sự quản lý của văn phòng chính ở khu vực
Các công ty thuộc phạm vi trong một quốc gia: các công ty này có thể cómột hoặc nhiều văn phòng, chi nhánh trực thuộc và tổ chức hoạt động trongphạm vi một quốc gia Có những công ty qui mô nhỏ hơn ở cấp địa phương với
số lượng nhân viên là vài chục người
Để quản lý và thống nhất sự hoạt động của các công ty kiểm toán, ở mỗinước hoặc các khu vực đều có Hiệp hội kế toán, là tổ chức độc lập của nhữngngười làm công tác kế toán, kiểm toán hoặc quan tâm đến lĩnh vực này như:Viện kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán chuyên nghiệpAnh và xứ Wales (ICAEW), Hiệp hội kế toán Hồng Kông (HKSA)…
1.6.2 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hình thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở Việt nam bị chi phối bởihình thức sở hữu công ty
Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụthuộc vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước,trong đó Giám đốc, người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộtài chính, Uỷ ban nhân dân thành phố) Cách thức tổ chức tại các công ty nàytheo chức danh và theo cơ cấu hành chính Trách nhiệm công việc và tổ chứchoạt động theo chức danh quản lý
Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty này đều thuộc cáccông ty kiểm toán quốc tế nên về cơ cấu tổ chức giống như các công ty quốc tế
Về tổ chức hành chính, vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam, thuộc hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nên ở các công ty này