+ Là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực + Khi bị kích thích cổng K+ đóng Na+ mở làm ch Na+ khuếch tán vào bên trong -> mất phâ
Trang 1Tuần 15 Tiết 30
Ngày soạn:18/11/2010.
Bài 30 TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I/ Mục tiêu
* Kiến thức:
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp
- Mô tả được cấu tạo của xináp
* Kỹ năng:
- Phân tích, vẽ hình, hoạt động nhóm
* Thái độ:
II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1) Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng
2) Các đồ dung dạy học:
- Hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK
III TRỌNG TÂM:
Phần III Quá trình truyền tin qua xinap
IV/ Kiểm tra bài cũ
- Điện thế hoạt động là gì? Được hình thành như thế nào?
+ Là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân
cực
+ Khi bị kích thích cổng K+ đóng Na+ mở làm ch Na+ khuếch tán vào bên trong -> mất phân cực
+ Na+ tiếp tục khuếch tán vào trong tạo sự chênh lệch điện thế giữa màng ngoài và màng trong ->
đảo cực
+ K+ mở Na+ đóng K+ khuếch tán vào trong -> tái phân cực
V/ Tiến trình bài giảng
* Mở bài:
- Xináp là gì ? Có thể tìm thấy xináp ở những nơi nào trong cơ thể?
* Phát triển bài
* Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm xináp
Mục tiêu: trình bày được khái niệm xináp tên gọi của các kiểu xináp
- Giáo viên sử dụng hình
30.1 sách giáo khoa học
sinh quan sát và thảo luận:
+ Xináp là gì ?
+ Có mấy kiểu xináp?
- Học sinh quan sát thảo luận nhóm và trả lời:
+ Là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh và tế bào kế tiếp
+ Xináp thần kinh thần kinh + xináp thần kinh tế bào tuyến
+ Xináp thần kinh tế bào cơ
I/ Khái niệm xináp
- Là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh và tế bào kế tiếp Có ba kiểu:
+ Xináp giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh
+ Xináp giữa tế bào thần kinh và tế bào cơ + Xináp giữa tế bào thần kinh và tế bào tuyến
=> Tóm lại xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh và giữa
tế bào thần kinh với tế bào khác
* Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo của xináp
- Mục tiêu: học sinh mô tả được cấu tạo của xináp hoặc vẽ hình được sơ đồ cấu tạo xináp
II/ Cấu tạo của xináp
Trang 2- Dựa vào hình 30.2
cho biết cấu tạo của
xináp gồm những
thành phần nào ?
- Tại sau gọi là xináp
hoá học ?
- Học sinh quan sát hình thảo luận trả lời
+ Gồm màng trước, màng sau, khe xináp, chuỳ xináp + Có túi chứa chất trung gian hoá học
- Có hai loại xináp: xináp điện và xináp hoá học
- Cấu tạo xináp hoá học:
+ Màng trước + Màng sau: có thụ quan tiếp nhận + Khe xináp
+ Chuỳ xináp: có túi chứa chất trung gian hoá học
=> Tóm lại cấu tạo xináp gồm: gồm màng trước, màng sau, khe xináp, chuỳ xináp
* Hoạt động 3: tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
- Mục tiêu: trình bày được quá trình truyền tin qua xináp
- Yêu cầu học sinh
thảo luận lệnh sách
giáo khoa ?
( vì màng sau không
có chất trung gian hoá
học, màng trước
không có thụ thể tiếp
nhận chất trung gian
hoá học)
- Tại sao chất trung
gian hoá học không bị
ứ lại ở màng sau?
- Học sinh nhìn hình thảo luận nhóm tra lời:
+ Ca++ tiến vào chuỳ xináp
+ Làm giải phóng chất trung gian hoá học
+ Làm xuất hiện điện thế hoạt động
- Vì chúng sẽ quay trở lại màng trước để tái tổng hợp lại axêtincôlin
III/ Quá trình truyền tin qua xináp
- Theo ba bước:
+ Xung thần kinh truyền đến chuỳ xináp => kênh Ca++ mở -> Ca++ vào chuỳ xináp
+ Ca++ làm túi chứa chất trung gian hoá học vỡ
ra giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xináp(axêtincôlin-> axêtat = côlin)
+ Chất trung gian hoá học gắn vào màng sau
=> mất phân cực => xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền tiếp
=> Tóm lại quá trình truyền tin qua xináp chỉ xảy ra theo một chiều từ màng trước qua khe xináp rồi đến màng sau
VI/ Củng cố
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố
- Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xináp?
a/ Màng trước xináp b/ Màng sau xináp
c/ Chuỳ xináp d/ Khe xináp
- Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo chiều
a/ Khe xináp- màng trước xináp- chuỳ xináp- màng sau xináp
b/ Màng trước xináp- chuỳ xináp- khe xináp- màng sau xináp
c/ Màng trước xináp- khe xináp- chuỳ xináp- màng sau xináp
d/ Chuỳ xináp- màng trước xináp- khe xináp- màng sau xináp
VII/ Dặn dò
- Học bài, vẽ hình cấu tạo xináp hoá học, trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc mục em có biết, chuẩn bị
bài mới “ Tập tính của động vật ”
* Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài