Mầm bệnh không chỉ gây những ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn gà giống bố mẹ mà nó còn gây tác động xấu tới các đàn gà nuôi thương phẩm như tăng chí phí về thức ăn, về thuốc t
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội
………
Nguyễn danh Tuấn
“ Nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella và ảnh hưởng của bệnh do chúng gây ra đến một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn gà đẻ bố mẹ L ương Phượng và Sass0 thuần
nuôi tập trung trong nông hộ”
Trang 2Phần thứ nhất
đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thập niên cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và của Hà Tây nói riêng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm Năm 2003, toàn tỉnh Hà Tây đã có 11.392.270 con gia cầm, trong đó đàn gà chiếm 8.280.415 con Đây
là một ngành chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và được một bộ phận đông đảo nông dân quan tâm chú trọng, có địa phương thu nhập từ chăn nuôi đạt 51% giá trị tổng thu nhập của ngành Nông nghiệp
Việc chăn nuôi tập trung các giống gà nhập nội, với qui mô đàn từ vài trăm con đến vài nghìn con tại các hộ nông dân đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về con giống và thương phẩm, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Đồng thời với chăn nuôi, việc quản lý các đàn gà giống có chất lượng cao đảm bảo cung cấp cho thị trường những con giống tốt là hết sức cần thiết
Đặc biệt là vấn đề quản lý dịch bệnh truyền nhiễm ở gà nói chung và Salmonellosis nói riêng
Salmonellosis do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra cho gà ở mọi lứa tuổi Salmonellosis đặc biệt nguy hiểm ở chỗ là mầm bệnh
có thể lây lan trực tiếp từ gà bố mẹ cho đàn con qua lòng đỏ trứng và gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các vật dụng chăn nuôi, qua máy ấp, qua vỏ trứng, phương tiện vận chuyển…và làm giảm đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Salmonellosis còn nguy hiểm hơn nữa nếu những con lai được tạo ra từ việc ghép giữa gà bố mẹ giống Lương Phượng với Sasso cùng bị nhiễm Chính vì vậy mà Salmonellosis ở gà rất cần được quan tâm, đặc biệt là đối với các cở
sở sản xuất con giống
Do mầm bệnh có thể tồn tại trong buồng trứng nên chúng có khả năng: làm giảm năng xuất trứng, giảm khả năng tăng trọng, tăng tỷ lệ chết phôi và
Trang 3gà con chết ngạt trong quá trình ấp nở, giảm tỷ lệ gà con loại I và còn có thể làm tăng tỷ lệ hao hụt ở các đàn gà con nuôi thịt Mầm bệnh không chỉ gây những ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn gà giống bố mẹ mà nó còn gây tác động xấu tới các đàn gà nuôi thương phẩm như tăng chí phí về thức
ăn, về thuốc thú y …
Để tìm hiểu và giải đáp các vấn đề đã nêu ở trên do Salmonellosis gây
ra đối với các đàn gà giống bố mẹ nuôi tập trung, đồng thời cung cấp được các thông tin hữu ích cho người chăn nuôi cũng như người làm công tác quản lý
có được các biện pháp phòng chống dịch bệnh tốt nhất, góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella và ảnh hưởng của bệnh do chúng gây ra đến một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn gà đẻ bố mẹ Lương Phượng và Sasso thuần nuôi tập trung trong nông hộ”
1 2 Mục đích của đề tài
* Xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella ở đàn gà đẻ bố mẹ giống Lương
Phượng và Sasso thuần nuôi tập trung trong hộ gia đình
* Xác định các bệnh tích đặc trưng của Salmonellosis ở gà bố mẹ, phân lập mầm bệnh
* Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến sức sản xuất trứng, đến
quá trình phát triển của phôi, đến tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ gà con loại I
* Theo dõi tỷ lệ hao hụt ở đàn gà con nuôi thịt có nguồn gốc từ các đàn
gà bố mẹ bị nhiễm Salmonella
* Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến đáp ứng miễn dịch chống
Newcastle của đàn gà đẻ bố mẹ
1 3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hà Tây là một tỉnh có ngành chăn nuôi gia cầm lớn nhất cả nước.Từ
đây, con giống đã cung cấp ra nhiều tỉnh đồng bằng Sông Hồng, khu vực
Trang 4Miền Trung và Nam Bộ Chính vì vậy mà các đàn gà giống bố mẹ luôn được quan tâm giám sát chặt chẽ về dịch bệnh
Trong lưu thông phân phối và quản lý con giống nói chung và việc cung cấp con giống ở các cơ sở tư nhân này là hết sức phức tạp Đặc biệt với tỉnh
Hà Tây sau 55 ngày khống chế thành công dịch cúm gia cầm đã có 2.306.030 con gia cầm bị tiêu huỷ (chiếm 20,24% so với tổng đàn) ở 13/14 huyện, thị xã, chính vì vậy việc quản lý và cung cấp con giống có chất lượng cao càng phải
được quan tâm hơn nữa
Vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của Salmonellosis đến một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn gà đẻ bố mẹ Lương Phượng và Sasso thuần nuôi tập trung trong nông hộ tại huyện Hoài Đức sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin cụ thể,
đáng tin cậy về ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở cũng như chất lượng của con giống cùng với một số chỉ tiêu kỹ thuật khác trên đàn
gà nghiên cứu tại địa phương Từ kết quả của đề tài nghiên cứu có thể giúp cho các nhà chăn nuôi và những cán bộ làm công tác Thú y có được những biện pháp phòng và chống dịch hiệu quả nhất đối với dịch bệnh gia cầm nói chung và với Salmonellosis nói riêng, góp phần làm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, những tác động xấu đến môi trường sinh thái
Trang 5Phần thứ hai Tổng quan tàI liệu 2.1 Giống vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây nên
2.1.1 Giống vi khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae và mang những đặc tính chung của họ Đa số vi khuẩn
Salmonella sống hoại sinh trong đường tiêu hoá, một số sống ở ngoài tự nhiên
và chỉ có một số loài gây bệnh cho người và động vật
Giống Salmonella gồm trên 600 type huyết thanh và được chia làm 35 nhóm Trong tự nhiên gà là loại mang vi khuẩn Salmonella lớn nhất,
(Snoeyenbos,1991 [54]) Vi khuẩn Salmonella là những trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0.6 r 1-3 àm, không hình thành giáp mô và nha bào
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây bệnh cho gia cầm
không có lông nên không có khả năng di động
2.1.1.1 Đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn Salmonella
Các chủng Salmonella pullorum đa phần lên men đường glucoz và
rhamnoz nhưng ngược lại các chủng Salmonella gallinarum hoàn toàn không
lên men hai loại đường này
Các chủng Salmonella pullorum không lên men đường dulcitol và
maltoz nhưng ngược lại các chủng Salmonella gallinarum lại lên men hai loại
đường này và tạo axít
Đa số Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải ure,
không sinh Indon, một số sử dụng được cacbon ở nguồn xitrat, phân giải xanh metylen Các phản ứng Urease, phản ứng VP (Voges – Proskauer) âm tính Trong khi đó các phản ứng Lysine decacboxylase, Metyl – Red (MR), phản
Trang 6ứng H2S dương tính (Ewing – Edwards, 1997 [31]), Salmonella có khả năng
khử Nitrat thành Nitrit, sử dụng citrat
2.1.1.2 Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, mẫn cảm với
nhiệt độ cao và các chất sát trùng mạnh ở nhiệt độ 500C bị diệt sau 1 giờ, ở
700 C trong 20 phút, đun sôi trong 5 phút (Nguyễn Vĩnh Phước và cs,1978 [14])
Trong môi trường nuôi cấy, Salmonella gallinarum bị mất rất nhanh
khả năng gây bệnh, vì vậy mà trước khi thử khả năng gây bệnh hay kiểm tra
độc lực của Salmonella gallinarum cần phải cấy truyền lại trong cơ thể gà
(Shivaprasad H L và cs, 1990 [52])
Vi khuẩn có thể sống trong đất ở độ sâu 0,5 m trong vòng 2 tháng Trong máng gỗ, vi khuẩn tồn tại được 108 ngày [6] Các chất sát trùng mạnh như NaOH 3- 4 %, Formalin 2- 5%, Biocide, Farmfluid, Virkon, Longlife…
đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Samonella
2.1.1.3 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella rất phức tạp và chúng
được nghiên cứu ở 3 nhóm chính sau; Kháng nguyên thân O (O antigen), Kháng nguyên vỏ bọc K (Kapsula), Kháng nguyên lông H (Hauch) Ngoài ra còn có kháng nguyên màng ngoài vi khuẩn (OMP); kháng nguyên Pili (Fimbriae antigen); kháng nguyên V (V - antigen); kháng nguyên M (Mucoid antigen)
*Kháng nguyên thân O ( Ohne Hauch)
Kháng nguyên O là loại kháng nguyên chịu nhiệt (Thermo – stabile), không bị phá hủy ở nhiệt độ 100O C trong vòng 1 giờ, bị bất hoạt sau 24 giờ,
đề kháng với cồn 50O và acid HCl 1N trong vòng 24 giờ, bị phá hủy bởi
formol 5% [20] Những biến đổi của kháng nguyên O có thể dẫn đến thay đổi
Trang 7hình thái khuẩn lạc từ dạng S sang dạng R Kháng nguyên O có bản chất là các chuỗi đường nằm trên phân tử Lypopolysaccharid mà đơn vị cơ bản của
nó là các Oligosaccharid được cấu tạo từ 1-10 phân tử đường đơn Monogosaccharid
Theo Glyles G L và C O Thoen, 1993 [37], thành phần Lypopolysaccharid được cấu tạo bởi một chuỗi Lipid A, một vùng lõi (Core)
và phần kháng nguyên O do nhiều đơn vị Oligosaccharide tạo thành
Kháng nguyên O là một chuỗi đa đường trên phân tử LPS, chuỗi đa
đường được gắn liền vào 2 thành phần khác nhau nữa là Lipid A và phần lõi,
nó có tính chất đặc biệt quan trọng trong qúa trình bệnh lý
Khi kháng nguyên O gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết, gọi là hiện tượng ngưng kết O, thân vi khuẩn ngưng kết lại với nhau thành những hạt nhỏ, khi lắc khó tan
* Kháng nguyên K ( Kapsula)
Kháng nguyên K của Salmonella không phức tạp, có một kháng nguyên
vỏ đã biết là kháng nguyên Vi (từ chữ Virulence – có nghĩa là độc tính) và
cũng chỉ có 2 type huyết thanh Salmonella typhi và Salmonella para typhi
Kháng nguyên K là loại kháng nguyên giáp mô của nhiều nhóm thuộc
họ vi khuẩn đường ruột, trong đó có Salmonella
Theo Kauffman, 1972 [42] có 3 loại kháng nguyên K là : KN Vi, KN M (Mucoid antigen) và KN 5 (5-antigen)
2.1.2 Các yếu tố gây bệnh của Salmonella
*Đặc tính gây bệnh
Salmonella thường gây bệnh đường ruột cho người, gia súc, gia cầm và
được gọi là bệnh thương hàn và phó thương hàn Bình thường có thể phát hiện
được Salmonella trong đường ruột của người, trâu, bò, lợn, gà, vịt…và một số
động vật khoẻ mạnh khác Trong điều kiện sức đề kháng của cơ thể con vật bị
Trang 8giảm sút, vi khuẩn sẽ tăng sinh về số lượng và độc lực, chúng xâm nhập vào nội tạng và gây nên bệnh
Trong phòng thí nghiệm: chuột bạch cảm nhiễm nhất, ngoài ra có thể dùng chuột lang, thỏ để gây bệnh Sau khi tiêm vi khuẩn vào dưới da hay phúc mạc, tại chỗ tiêm thấy xuất hiện thuỷ thũng, sưng, mưng mủ, loét Sau 4 –5 ngày hoặc 8-10 ngày con vật gầy dần và chết Khi mổ khám thấy có bệnh tích
tụ máu, lá lách sưng, viêm ruột Trong trường hợp bệnh kéo dài thì gan và lá lách sưng và có những điểm hoại tử
*Tính miễn dịch
Sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vác xin, cơ thể động vật sản sinh ra miễn dịch tương đối dài Trong dịch thể của động vật được miễn dịch xuất hiện ngưng kết tố, kết tủa tố, kháng thể kết hợp bổ thể Kháng nguyên O có khả năng gây đáp ứng miễn dịch rõ rệt, còn kháng nguyên H không có khả
năng gây miễn dịch (Nguyễn Như Thanh, 1997 [20])
2.1.2.1 Các yếu tố gây bệnh không phải là độc tố
+Yếu tố kháng nguyên O và K
Độc lực của vi khuẩn Salmonella được quyết định bởi chất lượng, thành
phần hoá học và cấu trúc của kháng nguyên O Sự thay đổi từ công thức 1.4.12
sang 1.9.12 ở cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella typhymurium
sẽ làm cho vi khuẩn này từ dạng có độc lực sang dạng không có độc lực
+ Kháng nguyên H
Kháng nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, không có vai trò quyết định yếu tố độc lực nhưng kháng nguyên H lại có vai trò bảo vệ vi khuẩn giúp chúng không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào
Kháng nguyên H còn giúp vi khuẩn Salmonella nhân lên trong các tế bào gan,
thận, kể cả tế bào đại thực bào (Weinstein D L và cộng sự, 1984 [57])
+ Yếu tố bám dính (Fimbriae): Khả năng bám dính của vi khuẩn
Salmonella trên niêm mạc đường tiêu hoá được coi là một trong những yếu tố
Trang 9gây bệnh Các yếu tố thực hiện khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella
có thành phần cấu trúc tương đồng với yếu tố bám dính của Vibriocholera nên
được kí hiệu là CFA/I (Cholera factor adhesion) Các yếu tố bám dính phân bố trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, về bản chất chúng là những protein kém chịu nhiệt, có cấu trúc kiểu lông, trọng lượng phân tử từ 8.000 – 10.000 kDa Mỗi một loài vi khuẩn đều có khả năng sinh ra một yếu tố đặc trưng có cấu trúc
đặc trưng tương đồng để kết nối (bám dính) với các điểm có cấu trúc đặc trưng, phù hợp với nó trên tế bào cơ thể vật chủ Vi khuẩn có độc lực càng cao thì khả năng bám dính càng tốt, càng thuận lợi hơn so với vi khuẩn có độc lực thấp
+ Khả năng xâm nhập và nhân lên của vi khuẩn Salmonella:
Khả năng xâm nhập vào tế bào Eukaryota và vào lớp mucosa đường
ruột là đặc tính của một số chủng Salmonella có độc lực Các biến chủng của Salmonella không có khả năng xâm nhập vào tế bào, thường là các chủng không có độc lực Finlay B B, Falkow S, 1989 [34] cho rằng khi vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào Eukaryota thì đây là bước cần thiết để tạo ra độc lực Đây là một quá trình tổng hợp bao gồm nhiều quá trình tham gia Trên bề mặt tế bào người ta thấy xuất hiện nhiều loại protein cần thiết cho quá trình xâm nhập và tạo ra độc lực của vi khuẩn Những tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy trong môi trường nuôi cấy ở 370 C có tới 5 loại protein được vi khuẩn
tạo ra Một trong các số đó là SOP E (Salmonela Outer Protein), là một loại
protein phân tiết kết hợp với protein xâm nhập SOP E nằm trên PMW 3 trong
đoạn AND MEI1 của plasmid Phân tử protein SOP E là một chuỗi polypeptide gồm có 240 axitamin có trọng lượng phân tử 26.705 kDa, (Mcllroy S, George,2000 [44]) Sau khi xâm nhập vào trong tế bào, vi khuẩn
Salmonella hình thành xuyên bào (Transcytose) qua mặt đối diện của tế bào (Finlay B B 1988, [33]) và thời gian cần cho quá trình xuyên bào thực hiện xong ít nhất phải có 4 giờ Khả năng sống sót và nhân lên của vi khuẩn
Trang 10Salmonella trong tế bào Eukaryota tuỳ thuộc vào thành phần và chất lượng của các chất dinh dưỡng khác nhau có trong tế bào vật chủ Quá trình sinh tổng hợp Purine của vi khuẩn biến dị có thể làm xuất hiện các chủng vi khuẩn
nhược độc Các chủng Salmonella đã bị biến dị thì thường có độc lực thấp và
được dùng để sản xuất vác xin
+ Khả năng kháng kháng sinh
Việc sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh và không tuân theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ để phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn trong đó có
vi khuẩn Salmonella Từ năm 1988- 1991 tại Mỹ đã phân lập được 98 chủng vi khuẩn Salmonella từ gà tây, từ trứng, từ chim hoang dã đã kháng lại nhóm
kháng sinh Quinolone (Grigg D T, Hall M C và cs, 1994 [36])
Theo nghiên cứu của Gibb và cs, (1991) [38] có rất nhiều chủng
Salmonella gây bệnh Salmonellosis ở người được phân lập ở nhiều nước có mang đặc tính kháng kháng sinh
Vi khuẩn Salmonella còn có khả năng kháng lại các loại kháng sinh
như Streptomycin, Sulphonamide, Tetracyeline và có một tỷ lệ nhất định trong
số các chủng Salmonella phân lập được có khả năng kháng lại Ampicillin,
Kanamycin, Neomycin, Gentamycin (Gyles G L và C O Thoen, 1993 [37])
Hiện nay, trên thị trường thuốc Thú y tại Việt Nam có gần 6.000 sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi, đã và đang tạo nên một nguy cơ có nhiều giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, mang Plasmid kháng kháng sinh sống rất lâu trong động vật và trong môi trường Những vi khuẩn mang Plasmid này ngày càng tăng cao và ngày càng khó kiểm soát Chính vì vậy cần phải có những khuyến cáo, những chỉ dẫn cụ thể cho người sử dụng thuốc thú
y và người trực tiếp làm công tác chăn nuôi, mới hy vọng có thể kiểm soát
được sự quen thuốc nhờn thuốc trong chăn nuôi thú y
2.1.2.2 Các yếu tố gây bệnh là độc tố của vi khuẩn Salmonella
Trang 11Ngoài các yếu tố gây bệnh bằng cơ học như khả năng bám dính, xâm nhập vào tế bào…, các vi khuẩn đường ruột còn tiết ra các loại độc tố gây
bệnh cho con người và động vật Đối với vi khuẩn Salmonella chúng tiết ra tới
3 loại độc tố chính gây bệnh là; ngoại độc tố đường ruột (exotoxin), nội độc tố (endotoxin) và độc tố tế bào (cytotoxin), (Finlay B.B và Falkow.S, 1988[33])
* Nội độc tố: (endotoxin)
Nội độc tố của vi khuẩn Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp tiêm
tĩnh mạch, vi khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ với bệnh tích đặc trưng là ruột non xung huyết, mảng peyer phù nề, đôi khi hoại
tử Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn mê, co giật,nôi độc tố có hai loại: loại gây xung huyết và loại gây mụn loét
Nội độc tố được hình thành trong tế bào vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng được cố định trên thành tế bào
Nội độc tố của vi khuẩn Salmonella đóng vai trò quan trọng trong việc
gây ra những biến đổi bệnh lý, nhất là trong giai đoạn nhiễm trùng huyết
Lipopolysaccharide (LPS) là một thành phần cấu tạo nên màng tế bào vi
khuẩn và được coi là nội độc tố của Salmonella LPS tác động lên các tế bào
thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân, lâm ba cầu, tiểu cầu, gan, thận, hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, cơ và hệ thống miễn dịch LPS còn tác động lên quá trình trao đổi chất và các bào quan như : lysosome, mitochondria [37]
LPS bảo vệ tế bào vi khuẩn chống lại quá trình thực bào bằng cách ngăn trở sự tiếp xúc của vi khuẩn với lysosome, phá hủy mitochondria của tế bào thực bào LPS giúp tế bào vi khuẩn đề kháng với quá trình liên kết trung gian bổ thể, giảm tính mẫn cảm với huyết thanh làm chậm quá trình hoạt hoá
bổ thể
LPS còn giúp cho vi khuẩn tồn tại trong dạ dày, ruột, tăng cường xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột LPS còn góp phần làm tăng độc lực của vi khuẩn bởi đặc tính nội độc tố của nó như: phá hủy thành mạch, thrombosis,
Trang 12hủy hoại tế bào biểu mô ruột, gây sốt, tắc nghẽn mạch máu, làm rối loạn tuần hoàn và gây phản ứng Shoch
LPS tác động lên quá trình trao đổi gluxit do kích thích hoạt động của men Piruvatlinaza, Phosphorylaza làm tăng quá trình phân giải đường glucoze Thực nghiệm cho thấy 2 giờ sau khi tiêm LPS hàm lượng đường trong máu tăng cực đại, sau đó hạ dần dẫn đến làm hạ đường huyết do lượng glycogen dự trữ trong gan bị suy giảm, làm tăng lactaza và pyruvatlinaza trong máu, ức chế hoạt động của men Succinadehydrogenaza ở cơ và gan
Tính độc của LPS được thể hiện bởi sự tham gia của nó trong quá trình tấn công, xâm nhập vào tế bào nội mô ruột, bảo vệ vi khuẩn sống sót và nhân lên trong tế bào cũng như trong đại thực bào bởi những khả năng chống lại các
chất diệt khuẩn hoặc oxy hoá khác của tế bào… (Finlay.B.B và cs,1988 [33])
* Ngoại độc tố: ( exotoxin)
Ngoại độc tố chỉ phát hiện được khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy 5 đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm
Ngoại đốc tố chỉ hình thành trong điều kiện inviro và trong nuôi cấy kỵ khí Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột Ngoại đốc tố cũng có thể biến thành giải độc tố bằng cách trộn thêm vào 5 % formol để ở 37O C trong
20 ngày
* Độc tố tế bào:
Có ít nhất 3 nhóm độc tố tế bào (Cytotoxin) do vi khuẩn Salmonella sản
sinh ra và nó có đặc tính quan trọng là làm tổn thương tế bào biểu mô ruột
2.2 Bệnh do Salmonella gây ra ở gà
2.2.1 Căn bệnh
Bệnh thương hàn gà (Typhus Avium) là một bệnh truyền nhiễm của gà
do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum Bệnh ở thể cấp tính đối với gà
Trang 13con, mạn tính ở gà lớn Đặc điểm chủ yếu của bệnh này là gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hoá và các cơ quan phủ tạng
Vi khuẩn được Klein phân lập năm 1889 (Salmonella gallinarum) và Rettger phân lập năm 1909 (Salmonella pullorum) Trước đây người ta cho rằng đây là hai loại vi khuẩn gây ra hai bệnh khác nhau ở gà Salmonella pullorum gây bệnh bach lỵ ở gà con và Salmonella gallinarum gây bệnh
thương hàn ở gà lớn
Hiện nay người ta thấy khi phân lập căn bệnh từ gà con hay gà lớn ốm
đều thấy cả hai loại vi khuẩn này Khi kiểm tra các đặc tính sinh học thấy chúng chỉ khác nhau ở một vài đặc tính chuyển hoá đường Vì vậy mà bệnh
được gọi chung là bệnh thương hàn gà (Typhus Avium) và căn bệnh có tên
chung là Salmonella gallinarum pullorum Trong chăn nuôi gia cầm người ta còn gọi là Salmonella ở gà Bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới và được coi
là một trong những bệnh nguy hiểm ở gà, đặc biệt là chăn nuôi tập trung (Nguyễn Như Thanh và cs 2001 [21] )
Bệnh bạch lỵ ở gà con (Pullorosis hay còn gọi pullorum Disease) ở gà con Bệnh được mô tả lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1899 do Retger phát hiện Năm 1994, Hinshan W R E và Mc Neil [39] đã phân lập được Salmonella
pullorum ở gà tây
Bệnh thường hàn ở gà lớn (Typhus hay Fowl Typhoid): Bệnh do vi
khuẩn Salmonella gallinarum gây ra Bệnh được Salmon và Smith phát hiện
lần đầu tiên vào năm 1885 ở 400 gà đẻ bố mẹ, tại Anh [21]
Mặc dù bệnh được phân ra làm hai loại song căn bệnh của hai bệnh này chúng giống nhau về cấu tạo hình thái và đặc tính nuôi cấy, về cấu trúc kháng nguyên chỉ khác nhau ở một vài đặc tính trong chuyển hoá đường nên hiện nay người ta coi hai bệnh này là một và được đặt tên chung là bệnh
Salmonellosis do trực khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra cho gà ở
mọi lứa tuổi
Trang 14Trong môi trường nước thịt: gây đục nhẹ, có cặn trắng ở đáy ống nghiệm
Trong môi trường Gelatin: hình thành màng mỏng hơi mờ trên mặt, khuẩn lạc nhỏ, không trong suốt, chạy dài theo đường cấy sâu, gelatin không tan chảy
Salmonella pullorum lên men có sinh hơi, còn Salmonella gallinarum
trong môi trường đường Glucoz, galactoz, manoz, mannit, levuloz, arabinoz,
xyloz, ramnoz, chúng tạo axit nhưng không sinh hơi Salmonella gallinarum lên men đường mantoz, đặc tính này chỉ có ở một vài type Salmonella nhưng
quá trình lên men chậm từ 24 h đến vài ngày [20] Tuy vậy sự khác nhau giữa
Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum về đặc tính sinh hoá và đặc
tính nuôi cấy là không cố định, đôi khi dựa vào các tính chất lên men đường cũng không có khả năng xác định được sự khác nhau giữa chúng Vi khuẩn
Salmonella gallinarum pullorum có khả năng sinh H2S, không làm tan chảy gelatin, không sinh Indol, không làm vón và pepton hoá sữa
Trang 15Các khuẩn lạc của các chủng Salmonella có H2S dương tính, mọc trên môi trường Xylose – lysine deoxycholete (XLD) và XLD có Novobioxin (XLDN) đều có màu đen
* Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum thuộc nhóm D, có cấu trúc
kháng nguyên IX, XII Kháng nguyên XII lại gồm 3 yếu tố XII1, XII2.XII3.tuỳ từng chủng, song chỉ có yếu tố XII2 là biến đổi nên trong chẩn đoán huyết thanh học cần phải chú ý tới yếu tố kháng nguyên này [20]
* Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum
Trong nước ở nhiệt độ thường, vi khuẩn gây bệnh sống được 200 ngày, trong phân gà ở độ ẩm thích hợp có thể tồn tại hơn 100 ngày, trong đất 14 tháng Đun ở 600C, vi khuẩn chết sau 30 phút, đun sôi chết trong 1 phút Trong chất độn chuồng vi khuẩn tồn tại được từ 30 tuần, trong phân vịt được
28 tuần, trong ổ ấp ở nhiệt độ phòng sống được 5 năm, trên bề mặt vỏ trứng trong máy ấp tới 3-4 tuần
Vi khuẩn có thể sống trong đất ở độ sâu 0,5 cm trong 2 tháng, ở sân chơi, nền chuồng, máng ăn chúng có thể tồn tại trên 2 tháng Trong xác súc
vật chết Salmonella có thể sống trên 100 ngày Trong thịt ướp muối 6-8 tháng,
trong môi trường thuận lợi có thể sống vài năm
Các chất sát trùng thông thường đều diệt được vi khuẩn: axit phenic 5%
và HgCl2 1/1000 giết chết vi khuẩn sau 30 giây, formol 1% sau 5 phút Thuốc tím 1 0/00 và clorua vôi giết chết vi khuẩn sau 20 phút, fomalin 2-5% có
khả năng tiêu diệt được vi khuẩn Salmonella Dưới ánh sáng mặt trời chiếu
thẳng trực tiếp cũng diệt được vi khuẩn trong một thời gian ngắn, (Kaupp B F
và Deavstyne R S 1994 [40]) Salmonella gallinarum pullorum có thể sống
trong gan 148 ngày ở nhiệt độ – 200C và từ 10 –11 ngày trong phân gà nhiễm bệnh nuôi trong chuồng kín
Trang 16*Tính gây bệnh
Cũng giống như các loài vi khuẩn khác, vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum được lây truyền qua nhiều con đường khác nhau Vai trò ban đầu được xác nhận chính là trứng ấp có nguồn gốc từ những đàn gà bố mẹ
bị nhiễm Salmonella Do bị nhiễm bệnh nên vi khuẩn đã có mặt ở trong các
noãn hoàng trước khi trứng được đẻ ra Phương thức lây truyền này được xác nhận là phương thức lây truyền chính của Salmonellosis
Trong tự nhiên Salmonella gallinarum pullorum có thể gây bệnh cho
phôi thai gà bởi chúng có thể được truyền từ gà mẹ nhiễm khuẩn đẻ trứng bị nhiễm, gà con có thể chết sau khi nở hoặc vi khuẩn có thể gây ra chứng bạch
lỵ, gà đi ỉa, phân trắng, nhão, cuối cùng bại huyết mà chết, tỷ lệ chết biến
động từ 50- 90%
ở gà mái đẻ, bệnh thường ở thể mạn tính, vi khuẩn cư trú tại buồng trứng làm cho buồng trứng bị phá huỷ, trứng mềm, xám và teo lại Gà có thể
đẻ ra trứng non hoặc trứng dị hình méo mó, nhiều trường hợp noãn hoàng vở
ra và gây viêm phúc mạc Trong một cơ sở chăn nuôi bị nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc ở gà có thể từ 30-90% Ngoài ra gà tây, chim sẻ, gà lôi, bồ câu cũng mẫn cảm, đôi khi vịt cũng bị nhiễm bệnh [20]
Trong phòng thí nghiệm: có thể dùng thỏ hoặc chuột lang, chuột bạch, tiêm gây bệnh vào phúc mạc, động vật chết từ 3-7 ngày cùng với hiện tượng thuỷ thũng và hoại tử tại ví trí tiêm
2.2.2 Dịch tễ học
Có hai phương thức lây truyền chính: lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con qua lòng đỏ trứng và lây truyền gián tiếp qua thức ăn, nước uống, qua vật dụng chăn nuôi… mà vi khuẩn lây bệnh từ con gia cầm này sang con gia cầm khác Trong một quần thể gà sự lây truyền bệnh diễn ra theo một chu trình khép kín mà khởi đầu là từ những con gà đẻ bố mẹ bị bệnh Gà mẹ bị bệnh, trứng của chúng được đưa vào máy ấp, trong quá trình phát triển của phôi
Trang 17mầm bệnh xâm nhập vào xoang nước ối và phát triển, khi nở mầm bệnh bám vào lông gà con và từ đó xâm nhiễm vào gà con ngay trong máy nở qua đường hô hấp Gà con lớn lên và quá trình lây truyền mầm bệnh lại diễn ra đồng hành với quá trình sinh trưởng của gà
Trong điều kiện tự nhiên, Salmonella gallinarum-pullorum có thể gây
bệnh cho phôi thai gà bởi chúng có thể được truyền mầm bệnh từ gà mẹ bị bệnh, đẻ trứng bị nhiễm, gà con có thể chết sau khi nở hoặc ở gà con bị nhiễm
vi khuẩn, gây lên bệnh bạch lỵ, gà đi ỉa, phân trắng, nhão, cuối cùng gây bại huyết và chết, tỷ lệ chết biến động từ 50-90%
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh
Trong tự nhiên con đường truyền lây mầm bệnh rất phức tạp và khó kiểm soát, chúng diễn ra ở mọi nơi mọi lúc và bằng nhiều con đường khác
nhau Riêng với vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum chúng xâm nhập
vào cơ thể gà bằng ba con đường chính sau:
* Xâm nhiễm qua đường hô hấp
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum xâm nhập vào cơ thể qua
niêm mạc đường hô hấp Tại đây chúng gây ra các ổ viêm và từ các ổ viêm này chúng qua hàng rào niêm mạc vào máu và tới khắp các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể để gây lên những biến đổi bệnh lý
Với gà con 10 ngày tuổi khi mắc bệnh thì số lượng vi khuẩn tập trung nhiều nhất ở trong máu (66%) trong gan (61%) trong lách (54%) Với gà trưởng thành khi mắc bệnh vi khuẩn phân bố ở gan 32-35%, ở mật 28-30%, ở
buồng trứng 27-29% (Pomeroy B S 1991 [49])
* Xâm nhiễm qua đường tiêu hoá
Thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi…là những nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm bệnh cho gà Khi vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hoá, tới ruột chúng khu trú ở niêm mạc, đặc biệt là manh tràng, gây nên viêm và hoại
tử Từ đây vi khuẩn theo máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan nội tạng để gây
Trang 18biến đổi bệnh lý Đồng thời do tác động của nội độc tố đường ruột Endotoxin
đã làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể gà, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn không có lợi khác phát triển, bệnh ngày càng trầm trọng thêm, tạo lên vòng xoáy bệnh lý, con vật gầy còm suy yếu dần và chết
* Xâm nhiễm qua đường sinh sản
Khi gà bố mẹ bị bệnh: vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum xâm
nhập vào quả trứng từ ống dẫn trứng Vi khuẩn có từ trong máu của gà mẹ tới buồng trứng và làm biến đổi, gây thoái hoá các nang trứng Vi khuẩn cũng có thể tập trung ở trong lòng đỏ trứng Trong máy ấp khi phôi trứng phát triển, vi khuẩn xâm nhập vào bào thai để gây bệnh Trong quá trình phát triển của bào thai, vi khuẩn có thể làm chết thai trước khi gà nở, khi vừa mới nở hoặc gà nở
ra ốm yếu và chết trong những tuần đầu Số gà còn sống sau khi được điều trị thì nhiều con trong số chúng sẽ mang mầm bệnh suốt đời và đây cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền Salmonellosis rất nguy hiểm trong chăn nuôi gia cầm và gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi
2.2.4 Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh của Salmonellosis trong điều kiện gây bệnh thực nghiệm trong phòng thí nghiệm theo Rao và cs là 4-5 ngày, cũng có thể từ 2-
4 ngày hoặc từ 8-12 giờ Tuỳ theo số lượng và độc lực của vi khuẩn
Salmonella gallinarum pullorum, tuỳ theo lứa tuổi của gà mắc bệnh và sức đề kháng của cơ thể gà mà triệu chứng và thời gian ủ bệnh của chúng có khác nhau
*Triệu chứng ở gà con
Đối với đàn gà con nở từ trứng của đàn gà bố mẹ bị nhiễm bệnh, gà sẽ
bị mất sức sống Có thể quan sát thấy gà chết ngay trong máy nở, dính phôi, sát phôi, chết ngạt, chết tắc ở 21 ngày ấp Gà con bị bệnh thường bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, hoặc chết sau 2-3 ngày phát bệnh Gà con biểu hiện ủ rũ,
Trang 19mắt lim dim, yếu ớt, giảm tính thèm ăn, bệnh phát triển mạnh vào lúc 5- 10 ngày tuổi sau khi nở Gà gầy còm và chết sau 2-3 tuần tuổi Gà bệnh có biểu hiện mệt mỏi, đứng túm tụm lại với nhau ở nơi có nguồn nhiệt lớn hơn xung quanh như chụp úm, lò sưởi Gà thường lông xù, sã cánh, ngủ gật, gà kêu liếp nhiếp liên tục, chất bài tiết dính bết lại sau lỗ hậu môn, phân có mầu trắng,
đôi khi có mầu xanh Một vài trường hợp gà thở mạnh, há mồm để thở (Snoeyenbos G H 1991 [54]) Trường hợp bệnh quá cấp do nhiễm vi khuẩn với số lượng lớn và có độc lực cao qua trứng thì gà chết ngay 21 ngày ấp (nở)
mà không kịp có triệu chứng của Salmonellosis
*Triệu chứng ở gà lớn
Salmonellosis ở gà trưởng thành không biểu hiện triệu chứng rõ ràng như ở gà con Bệnh thường ở thể ẩn, không có triệu chứng đặc trưng của bệnh,
đôi khi cũng có thể phát thành một bệnh dịch trầm trọng và làm chết một số con trong đàn Gà bệnh thường có biểu hiện ỉa chảy, khát nước, mào yếm nhợt nhạt, phân loãng mầu trắng xanh Gà mái bị bệnh thường là xoang bụng trương to, tích nước do viêm buồng trứng và phúc mạc Bụng gà trễ xuống khi
đứng, đi trông như chim cánh cụt Quan sát trứng gà bị bệnh thấy xuất hiện trứng dị hình, vỏ trứng xù xì, méo mó, có dính máu ở ngoài vỏ trứng
Gà trống bị bệnh thường thấy viêm ruột ỉa chảy kéo dài, có thể chết đột ngột do viêm và hoại tử đường tiêu hoá, gà không đạp mái
Bệnh cấp tính cũng có thể xảy ra ở gà lớn với thể nhiễm trùng huyết, ỉa chảy, thời gian ủ bệnh dao động từ vài ngày đến vài tuần, tỷ lệ chết ở gà lớn
Trang 20- Bệnh tích ở gà con: gan sưng to, cứng, mầu vàng, có vệt máu Túi mật sưng to Lách sưng to gấp 2-3 lần, niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết Túi lòng
đỏ không tiêu, mầu vàng xám, mùi thối Mổ khám bệnh tích ở gà chết lúc
15-20 ngày tuổi có nguồn gốc từ đàn gà bố mẹ bị bệnh thấy lòng đỏ vẫn chưa
tiêu hết và được khẳng định là do vi khuẩn Salmonella đã làm cản trở việc tiêu
+Thận có ure, đôi khi xuất huyết
+ Cơ tim có những điểm hoại tử như hạt kê
+ Một số trường hợp gà bị viêm bao hoạt dịch của các khớp xương
+ Ruột viêm thành ruột dày lên, viêm phúc mạc đôi khi có các u cục ở manh tràng và dạ dày cơ
* Bệnh tích ở gà lớn
Gà bị bệnh do vi khuẩn Salmonella chết thường gầy, gan sưng to, bở, có
nhiều điểm hoại tử mầu trắng xám trên bề mặt
Lách sưng to gấp 3 – 5 lần bình thường, mầu vàng xám, túi mật sưng to Tim gà bị bệnh có các khối u, cơ tim bị hoại tử, các khối u to đạt đến mức làm thay đổi hình dạng của tim, xoang bao tim tích nước có sợi fibrin Ruột viêm, hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc
Buồng trứng viêm dính và thoái hoá, trứng non méo mó, biến mầu, vòi trứng có thể chứa dịch nhầy làm cho chúng to lên Các nang trứng bị biến dạng, bị phủ một lớp dịch mầu vàng, xanh hoặc đen, có hiện tượng xơ cứng
Trang 21Nhiều trường hợp noãn nang vỡ, được bao bọc một lớp dịch nhầy, nhớt và thối
Xoang bụng tích tụ dịch viêm và fibrin mầu vàng
Gà trống bị bệnh thì bệnh tích chủ yếu là viêm dịch hoàn
2.2.6 Chẩn đoán
Để xác định Salmonellosis, ngoài những chẩn đoán lâm sàng, người ta còn chẩn đoán phi lâm sàng hoặc xác định bằng phương pháp ELISA, công nghệ PCR để chẩn đoán bệnh, nhằm mau chóng tìm ra bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp
- Nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường đặc biệt để phân biệt Salmonella
với E.coli Sau đó nuôi cấy trên môi trường phân lập và giám định bằng các phản ứng sinh hoá
- Tiêm động vật thí nghiệm: Tiêm cho chuột bạch hoặc thỏ, sau 4-5 ngày hoặc 8-10 ngày con vật chết, mổ khám kiểm tra bệnh tích
* Chẩn đoán huyết thanh học
Chủ yếu dùng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính để phát hiện
gà mắc bệnh hay gà bị nhiễm vi khuẩn làm lây lan dịch bệnh ở các đàn gà giống hoặc gà đẻ trứng thương phẩm, để phát hiện bệnh cần tiến hành phản ứng ngưng kết trùng với thời gian nhỏ vác xin Lasota và tiêm vác xin Hệ I, tốt nhất là khi gà được 5-6 tháng tuổi Kết quả của phản ứng phụ thuộc vào hoạt lực của vi khuẩn và hàm lượng ngưng kết tố lưu hành trong máu Lúc gà nghỉ
đẻ, hàm lượng ngưng kết tố giảm rất mạnh, vào giai đoạn đẻ trứng vi khuẩn
Trang 22hoạt động mạnh và hàm lượng ngưng kết tố tăng cao Phản ứng được tiến hành như sau:
Chuẩn bị từ 3- 4 phiến kính, có thể làm trên phiến kính có chia sẵn nhiều lỗ Dùng ống hút, nhỏ từ 2- 3 giọt kháng nguyên lên mỗi ô, rồi nhỏ tiếp một giọt máu gà cần chẩn đoán Dùng que cấy bạch kim trộn đều Lấy máu ở tĩnh mạch cánh hoặc chọc kim lên chóp mào gà Đọc kết quả:
Phản ứng dương tính: thấy có hiện tượng ngưng kết hạt hoặc bông lổn nhổn trên phiến kính, mắt thường nhìn thấy được
Phản ứng âm tính: hỗn dịch có mầu trộn đều của máu và kháng nguyên, không xuất hiện các hạt ngưng kết [21], giọt máu lắng tròn một cục trên bề mặt phiến kính
Theo S.Stepkovxki và A.Koslak, 1953 khi so sánh kết quả của phản ứng ngưng kết trên phiến kính và phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm thấy rằng,
số gà cho phản ứng dương tính trên phiến kính nhiều hơn 5,4 % so với phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
đơn giản, nhanh , tiên lợi cho việc kiểm tra đại trà Kháng nguyên chuẩn để
thử phản ứng là chủng Salmonella gallinarum pullorum có các thành phần
kháng nguyên là IX, XII1, XII2, XII3 đã được nhuộm mầu tím gentian
Độ chuẩn xác của phản ứng ngưng kết phụ thuộc vào các yêu tố như hoạt lực của vi khuẩn, hàm lượng ngưng kết tố lưu hành trong máu, chất lượng kháng nguyên, các thao tác tiến hành và điều kiện của phản ứng Khả năng đẻ của đàn gà nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến kết quả của phản ứng Nếu xét nghiệm vào lúc gà nghỉ đẻ thì hàm lượng kháng thể trong máu gà giảm mạnh nên có thể không phát hiện được gà mang bệnh Ngược lại vào lúc gà đẻ rộ, vi khuẩn hoạt động trở lại, hàm lượng kháng thể cao hơn, dễ dàng phát hiện ra bệnh (Nguyễn Thát và cs, 1976 [19])
* Chẩn đoán Salmonellosis bằng phản ứng Elisa
Nguyên lý:
Trang 23Đem kháng nguyên đã biết gắn lên một mặt nhựa đặc biệt, cho kết hợp vơí tổ hợp enzim đã được gắn kháng thể, sẽ tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể có gắn enzim và không bị rửa trôi Dùng cơ chất phù hợp với enzim, enzim sẽ phân huỷ cơ chất và tạo mầu Đọc kết quả qua máy để phát hiện dương tính của huyết thanh Tùy theo mục đích của phản ứng, nhằm phát hiện kháng nguyên hay kháng thể, mà người ta có các loại phản ứng Elisa như sau:
Phản ứng ELISA trực tiếp và phản ứng ELISA gián tiếp Kháng nguyên
sử dụng trong phản ứng ELISA để chẩn đoán Salmonellosis là toàn bộ tế bào
vi khuẩn Vi khuẩn đã được giết chết bằng các tác nhân lý hoá như sóng siêu
âm, nhiệt độ cao, áp suất cao Kháng nguyên chiết suất của tế bào vi khuẩn hoặc kháng nguyên là những phần đã được tinh khiết như màng ngoài của tế bào vi khuẩn Sử dụng bảng nhựa 96 lỗ, các dung dịch đệm để gắn kháng nguyên là: 50àl Carbonat pH =9,6 ; 20àl Trichlohidirit pH= 8,5; 10àl PBS pH= 7,2
2.3 Tình hình nghiên cứu Salmonellosis ở gà
2.3.1 Tình hình nghiên cứu Salmonellosis ở ngoài nước
Năm 1888 ở Anh, Klein đã chẩn đoán Salmonellosis từ 200 gà đẻ bố mẹ
chết trong số 400 gà ốm Đặc biệt Salmonella không những chỉ gây bệnh cho
động vật như Salmonella cholerae sui gây sảy thai cho ngựa mà một số chủng Salmonella còn gây bệnh cho người như Salmonella typhi gây bệnh thương hàn và Salmonella typhi A; B; C gây bệnh phó thương hàn Đây cũng có thể là
một trong nhiều những nguyên nhân mà các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu nhiều đến vi khuẩn Salmonella
SimKo S, 1988 [53] đã phân lập được 1307 chủng Salmonella ở các trang trại có mầm bệnh Trong đó Salmonella gallinarum pullorum chiếm tỷ
lệ cao nhất 30,75%, xếp thứ hai 21,65% là Salmonella typhymurium, đến
Trang 24Salmonella agona là 9,18%, Salmonella anatis 8,24%, và Salmonella
enteritidis 7,8%…
Minga U M và cs, 1988 [48] đã dùng các phương pháp ELISA, phản
ứng ngưng kết huyết thanh và nuôi cấy để xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella
của các đàn gà ở Monogoro Khi kiểm 77 con gà nghi mắc bệnh thương hàn
và 112 con nghi mắc bệnh phó thương hàn do Salmonella nhóm D, tác giả đã
đưa ra kết luận: Với bệnh thương hàn, phương pháp ELISA cho kết quả 94,8% con dương tính; phản ứng ngưng kết huyết thanh cho kết quả 32,5% dương tính; nuôi cấy cho kết quả 1,3% con dương tính Với bệnh phó thương hàn thì phương pháp ELISA cho kết quả 71,4% con dương tính
Bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với kháng nguyên
chuẩn Salmonella galinarum pullorum, Manhato S N và cộng sự 1990 [43]
đã tiến hành kiểm tra 406 mẫu huyết thanh của gà đẻ tại 3 trung tâm lấy mẫu
khác nhau đã cho kết quả dương tính với Salmonella gallinarum pullorum là
52- 67%
Năm 1991, Kim C J, Nagaraja K V, và cs, [41] dùng phản ứng ELISA
để phát hiện kháng thể chống Salmonella enteritidis ở gà, kết quả cho thấy khi
dùng phản ứng ELISA để chẩn đoán bệnh thì kết quả nhanh và chính xác hơn các phương pháp chẩn đoán khác (ngưng kết nhanh, vi ngưng kết…)
Những nghiên cứu của Snoeyenbos G H, 1991 [54] cho biết: gà con nở
ra từ trứng của những đàn gà nhiễm bệnh thường yếu, chúng sẽ chết sau 5-10
ngày Ferguson và cộng sự đưa ra kết luận, vi khuẩn Salmonella gây sưng
khớp của gà con Doyle và Mathews, đã nghiên cứu những bệnh tích ở gan, phổi, tim, manh tràng, và thận của gà mắc bệnh, kết quả cho biết gan gà con mắc bệnh bị thoái hoá Sunganuma đã nghiên cứu bệnh tích của 459 trường hợp Salmonellosis trên nhiều loại gà (gà dò, gà mái đẻ, gà trống) thấy tế bào tăng sinh, phổi và ruột bị viêm cata
Trang 25Nicolas R A J Cullen G A, (1991), [47] đã tiến hành phương pháp Elisa có sử dụng kháng nguyên Lypopolysaccaride (LPS) và kháng nguyên chịu nhiệt Heat-Extracted (HE) để phát hiện kháng thể IgG trong máu gà
nhiễm Salmonella enteritidis Kết quả cho thấy kháng nguyên LPS phát hiện
kháng thể sớm hơn HE, nhưng khi sử dụng HE – ELISA đã phát hiện được hầu hết kháng thể của gà cần kiểm tra, còn sử dụng LPS - ELISA chỉ phát hiện được 60% số gà có bệnh
Shawabkeh K, Yamany M A, 1996 [51] nghiên cứu tình hình nhiễm
Salmonella của gà tại các trại chăn nuôi ở Jocdani, đã tiến hành phân lập vi khuẩn từ 604 gà chết và từ 150 gà sống nghi Salmonellosis Kết quả trong 164 mẫu bệnh phẩm từ gà chết và 31 mẫu bênh phẩm từ gà sống đã phân lập được
Salmonella Trong đó có 94/604 và 22/150 là Salmonella gallinarum pullorum; 48/64 và 4/150 trường hợp là Salmonella enteritidis; 11 trường hợp Salmonella typhymurium … Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất ở gà đẻ 20,5%
tiếp theo là gà thịt 18,09% và gà con là 17,9%
Tuchili L M et al (1996), [56] đã sử dụng phương pháp PCR, với một
cặp mồi Primer đặc hiệu của Salmonella để phát hiện AND của Salmonella
trong phôi gà Kết quả kiểm tra 45 mẫu phôi ngạt đã phát hiện 20 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 44,4%, nhưng với phương pháp phân lập vi khuẩn chỉ phát hiện được 11/45 trường hợp dương tính (tỷ lệ 24,4%)
*Những nghiên cứu về phòng chống bệnh và điều trị Salmonellosis
Oyozo B A, và cs, (1989), [48] đã dùng đường manose pha vào nước
uống với tỷ lệ 2,5% để phòng bệnh Salmonella Theo nghiên cứu thì đường manose có khả năng ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn Salmonella ở ruột
non của gà, với tỷ lệ 2,5% đường manose không ảnh hưởng tới tăng trọng của
gà Oyozo cũng tiến hành thí nghiệm dùng nước uống có Carbonhydrat với
liều 2,5% đã làm giảm quá trình xâm nhiễm của Salmonella typhymurium ở
gà
Trang 26Scheneirtz E, Hakkinen M, (1990) [50] đã dùng dung dịch Broilact pha loãng liều1/8 với nước ấm cho gà uống đều có kết quả tốt trong việc chống lại
sự lây nhiễm của Salmonella Tương tự Minta Z, 1990 [46] dùng chế phẩm
Baytril 10% liều 0,5ml/1lít nước cho đàn gà bị bệnh uống trong 5 ngày liền, kết quả sau khi điều trị tỷ lệ chết giảm xuống còn 8,4% Trong khi đó các đàn khác được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh thông thường, sau điều trị tỷ
lệ chết là 17%
Hinshan W R E và Mc Neil, (1994), [39] đã dùng formol để xông lò
ấp đã hạn chế đáng kể sự lây truyền bệnh cho gà con lúc mới nở
Berchieri A J và Barrows P A, (1996), [28] tiến hành thí nghiệm trên hai lô gà Rhodeislerd-Red Lô 1: 42 con trong khẩu phần có bổ xung hỗn hợp axit propionic (Bio-add) Lô 2: 41 con gà làm đối chứng, trong khẩu phần ăn không bổ sung axit propionic (Bio-add) Cả hai lô gà đều được gây nhiễm
Salmonella gallinarum 9R qua miệng Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc và chết do Salmonellosis của gà ở lô thí nghiệm là 14/42 ( 33%), trong khi tỷ lệ mắc và chết ở lô đối chứng là 31/41 (chiếm 76%)
Bailey J S , Buht R J và cs (1996), [26] đã tiến hành đánh giá kết quả của việc cải thiện điều kiện vệ sinh thú y không khí trong máy ấp bằng tia cực tím (UV) C254nm; 146 migro W/s; (020n C03) 0.2 hoặc 0,4 ppm) hoặc Hydroperocide trong 3 ngày ấp liên tục Sau khi sử lý, tổng số khuẩn lạc
Salmonella được kiểm tra từ các mẫu không khí trong máy ấp giảm từ 75- 95% đặc biệt là tỷ lệ ấp nở không hề giảm khi sử lý bằng các phương pháp này
* Những nghiên cứu về kháng sinh và hoá dược dùng để điều trị Salmonellosis
Với nhóm kháng sinh Aminoglucoside (Apromycine) đã được Tacconi G.S, và cs (1987), [55] dùng pha vào nước cho gà uống với liều 150- 225 mg/l
đã có kết quả cao trong điều trị và làm giảm rõ rệt tỷ lệ chết của đàn gà
Trang 27Sulfonamide cũng là nhóm kháng sinh được dùng để điều trị và phòng bệnh do Salmonella ở gà [54] Sau đó trong quá trình chăn nuôi, người ta đã phối hợp nhiều loại kháng sinh lại với nhau trong điều trị bệnh cho gia súc nói chung và cho gia cầm nói riêng và thấy có hiệu quả hơn Tuy nhiên Sulfonamide có nhược điểm là thường làm giảm tăng trọng, giảm hấp thụ thức
ăn và đặc biệt là làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ, do vây cách điều trị này chỉ dùng trong thời gian ngắn (Snoeyenbos G H, 1991 [54])
Bottorft A và Kiser J S cho rằng Sulfonamide, sulfadiazine và Sulfamerazine trộn vào thức ăn với liều 0,75% dùng cho gà 5-10 ngày tuổi đầu tiên có tác dụng tốt trong phòng chống Salmonellosis [49] đã kiểm tra tác dụng của 5 koại kháng sinh gồm: Sulfamerazine, Sulfadiazine, Sulfapyrazine, Sulfaquiloxalin, và Sulfamethazine trong nhóm Sulfonamide đối với Salmonellosis ở gà, kết quả cho thấy Sulfadiazine, Sulfamethazine, Sulfapyrazine có hiệu lực kém hơn so với hai loại kháng sinh còn lại
Nhóm hoá dược Nitrofurans được Smith kiểm tra, trong điều trị Salmonellosis: với liều 0,04% Furazolidone trong thức ăn dùng 10-14 ngày, có hiệu quả cao hơn Chloramphenicol và Sulfamerazine trong điều trị Salmonellosis
Gordon R F và Tucker J, (1995) [35], Wilson J E, (1995) [58] dùng Furazolidone với liều 0,04% bổ xung vào thức ăn 7 ngày liền đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết của đàn gà mắc Salmonellosis
Henderson và cs, dùng Furazolidone 0.01% trộn vào thức ăn trong 5 tuần liền Kết quả trong thời gian dùng thuốc đã không có trường hợp bệnh nào phát ra trong đàn gà thí nghiệm Grausgruber W và Kissling R, dùng Chlotetracycline 200mg/Kg P bổ xung vào thức ăn đã ngăn chặn được gà chết
khi gây nhiễm Salmonella cho gà con lúc 1 ngày tuổi
Với kháng sinh Colistin, đã được Biondi E và Schiaro, 1996 [29] thí nghiệm, kết luận là chúng có tác dụng tốt với bệnh và có tác dụng làm tăng
Trang 28khả năng sống của đàn gà bị nhiễm Salmonella
Hiện nay tại Việt Nam một số thuốc kháng sinh đã bị cấm sử dụng theo chỉ thị số 07/2002 CT-TTg ngày 25/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm một số hoá chất, kháng sinh trong nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y như: Chloramphenicol; Furazolidon và một số dẫn xuất như Nitrofuran; Dimetridazole; Metronidazole; Dipterex Đây cũng là một yếu tố
gây bất lợi trong công tác phòng và trị bệnh Salmonella ở đàn gà chăn thả ở
châu Âu và Mỹ, một số loại thuốc kháng sinh như Ampixilin, Chloromycetin, Chloramphelicol… cũng đã bị cấm sử dụng (Pomeroy B S (1991) [49])
Bên cạnh sự quan tâm nhiều đến công tác điều trị bệnh do vi khuẩn
Salmonella gây nên cho đàn gà thì công tác phòng bệnh bằng vác xin cũng
được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Trước hết phải kể đến loại vác xin keo
phèn Loại vác xin này được chế từ chủng Salmonella đã được làm giảm hoạt
tính bằng formol
Barrow P A, Hussein J 0 (1989) [27] sử dụng vi khuẩn Salmonella gallinarum đã được xử lý Plasmid độc lực, chủng cho gà con ở thời điểm 1 và
14 ngày tuổi Sau 14 ngày dùng vi khuẩn Salmonella gallinarum chủng IX
còn nguyên độc lực gây nhiễm qua đường tiêu hoá với liều chí tử 50% Kết quả cho thấy tỷ lệ chết ở các đàn gà đã được chủng ngừa là 3%, còn ở các đàn
gà đối chứng thì tỷ lệ này là 36%, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch theo phương pháp này có hiệu lực thấp và ngắn
Một hướng nghiên cứu khác là sử dụng protein từ chủng Salmonella gallinarum MS 61 và vác xin sống Salmonella gallinarum 9R để phòng bệnh Salmonella Kết quả cho thấy khi sử dụng protein từ chủng Salmonella gallinarrum MS 61 có hiệu quả chống Salmonellosis cao hơn so với khi sử
dụng các vác xin sống Salmonella gallinarum 9R (Bouzouban K và cs, 1989
[30])
Trang 292.3.2 Tình hình nghiên cứu Salmonellosis ở trong nước
Tình hình nghiên cứu Salmonellosis ở trong nước cũng đã được các nhà khoa học quan tâm Từ các năm 1985-1989 Phạm Quân, Nguyễn Thị Nội và
cs, [18] đã dùng kháng nguyên Salmonella gallinarum pullorum tự chế để chẩn đoán Salmonella ở các trại chăn nuôi gà An Khánh, trại Đông Anh, trại
Thành Tô Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: tỷ lệ nhiễm chung của các đàn gà nghiên cứu là 15%.Trong đó gà Loghorn ở An Khánh có tỷ lệ nhiễm cao nhất 25% Gà Sasso ở trại gà Đông Anh tỷ lệ nhiễm có thấp hơn, 13,3% và gà Ross 13,6%; trong khi đó gà Cocnic, Plymouth ở trại Thành Tô cũng chỉ là
0,16% Tác giả còn cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà đẻ bố mẹ là cao nhất
(41,5%) và ở gà hậu bị là 15%
Trần Thị Lan Hương, (1993) [10] đã dùng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính kết hợp với phương pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích cũng đã xác định được tỷ lệ nhiễm Salmonellosis ở gà xí nghiệp Nhân Lễ, trại gà của Tổng cục Hậu Cần ở hai giống gà Hybro và Plymouth ở 30 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm là 22,5%
Dương Thị Yên, 1997 [24] xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các
giống gà ISA, Lohmann, AA, và Goldline nuôi tại xí nghiệp gà Tam Dương đã kết luận: gà AA có tỷ lệ nhiễm cao nhất 8,29%, tiếp theo đến gà ISA nhiễm 7,2%, gà Lohmann nhiễm 4.26% và cuối cùng là gà Goldline 3,19% Tỷ lệ
nhiễm Salmonella còn phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ, vụ hè thu có tỷ lệ nhiễm
cao hơn đông xuân ( 8,79% so với 4,68% )
Trương Quang, năm 1999 [15] cũng đã xác định tỷ lệ nhiễm
Salmonella ở đàn gà Hybro là 9,6%, đàn gà ISA là 8,8% Đồng thời tác giả
đưa ra kết luận Salmonellosis đã gây ảnh hưởng xấu đến đáp ứng miễn dịch chống Newcastle của gà Gà nhiễm Salmonellosis khi sử dụng vacxin Newcastle để phòng bệnh đều cho hiệu giá HI thấp (82-98%), tỷ lệ bảo hộ đạt 83-94%
Trang 30Nguyễn Thị Tuyết Lê, 1999 [13] cũng bằng phản ứng ngưng kết nhanh
trên phiến kính đã xác định được tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà Tam Hoàng là
9,2%, gà ISA là 11,66% Tác giả cùng cho biết ảnh hưởng của Salmonellosis
đến một số chỉ tiêu kỹ thuật trên gà như: sự phát triển của phôi thai gà và sức sản xuất trứng của đàn gà đẻ bố mẹ
Trần Thị Hạnh, Kiều Thị Dung và cs, (1999) [8] sử dụng 3 loại kháng
sinh khống chế bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở các đàn gà công nghiệp
đã kết luận: cả ba loại kháng sinh Neomycin, Colistin và Anflox đều có tác dụng hạn chế đáng kể tỷ lệ mang trùng của gà công nghiệp và không làm ảnh hưởng tới khả năng đẻ trứng và tỷ lệ ấp nở của trứng Neomycin, Colistin có
khả năng hạn chế Salmonella enteritidis tốt hơn so với S typhimurium
Trần Thị Hạnh và Gerald Martin, 2000 [7] đã thông báo kết quả thử
nghiệm khả năng ức chế của 5 chủng Salmonella – Sofia của úc và một chủng Salmonella Ubandaka phân lập từ gà công nghiệp nuôi tại Việt Nam đối với
các chủng Salmonella enteritidis PT4, PT1, Salmonella typhymurium và các chủng Salmonella khác trong ống nghiệm Tác giả cho thấy Salmonella Sofia
7906 có khả năng ức chế chủng Salmonella enteritidis PT1 (SE 38N); PT27 (SER 34N) (SE 33N), Salmonella typhymurium (421N) và Salmonella brandenburg, chủng Salmonella Sofia 7906 còn có khả năng ức chế Salmonella enteritidis PT4 của Đức (55N) Chủng VN2 được phân lập ở Việt
Nam cũng có tác dụng ức chế Salmonella enteritidis PT4 (515N) gây bệnh
trên người
Trần Quang Diên và cs, (2001) [4] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella
ở các đàn gà giống của các địa phương khác nhau Kết quả cho biết: giống gà
AA ở Hà Nội có tỷ lệ nhiễm là 12,62%; giống ISA ở Hà Tây nhiễm 7,4%, ở
Hải Dương là 5,33%, ở Hoà Bình là 1,19% Tỷ lệ nhiễm Salmonella này cũng
thay đổi theo mùa vụ và lứa tuổi khác nhau
Trang 31Trương Quang, Tiêu Quang An, 2003 [16] bằng phản ứng ngưng kết
nhanh trên phiến kính với kháng nguyên chuẩn Salmonella gallinarum pullorum đã kiểm tra, xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella của 1545 mẫu máu gà
bố mẹ Lương Phượng thuần và Lương Phượng lai tại Bắc Giang Kết quả cho
thấy: Tỷ lệ nhiễm Salmonella của đàn gà giống Lượng Phượng từ 4,0 –
16,67% và của đàn gà Lương Phượng lai từ 4,7- 22,0% Tỷ lệ nhiễm của hai
đàn đều tăng dần theo lứa tuổi
Trương Quang, 2004 [17] theo dõi tỷ lệ đẻ của hai đàn gà giống Lương
Phượng lai bị nhiễm Salmonella và đàn bình thường liên tục 21 tuần đẻ từ 30
đến 50, kết quả: Tỷ lệ đẻ của đàn nhiễm Salmonella giảm trung bình 5,05% so
với đàn bình thường Tỷ lệ trứng loại (không đủ tiêu chuẩn ấp) tăng 3,66%, tỷ
lệ chết phôi và gà con chết ngạt tăng 2,96%
Tính đa dạng và phức tạp về hình thái, đặc tính nuôi cấy cũng như khă
năng gây bệnh của vi khuẩn Salmonella nói chung và của Salmonella gallinarum pullorum nói riêng trên đàn gà là rất phức tạp Tính chất lây lan rộng và luân chuyển khép kín giữa các thế hệ gà cũng như ảnh hưởng của bệnh đến các chỉ tiêu kỹ thuật, sức sinh trưởng của đàn gà là một vấn đề rất cần được quan tâm, hiểu rõ về nó hơn nữa Đặc biệt là trong công tác quản lý con giống, phân phối lưu thông và trong chăn nuôi tại các hộ gia đình Việc hiểu rõ, đầy đủ về căn nguyên của Salmonellosis và những tác hại do chúng gây ra sẽ có tác dụng giúp cho các nhà chăn nuôi cũng như các nhà làm công tác quản lý dịch bệnh có được các biện pháp phòng- trị tích cực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chăn nuôi góp phần xoá đói giảm nghèo
Trang 32Phần thứ ba Nội dung, nguyên liệu
và phương pháp nghiên cứu 3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella của hai giống gà Lương Phượng và
Sasso thuần nuôi tập trung tại các nông hộ
3.1.2 Phân lập vi khuẩn Salmonella từ trứng, từ gà con chết ngạt lúc 21 ngày
ấp, gà con chết lúc 1 ngày tuổi và từ bệnh phẩm gà chết trong đàn có phản ứng huyết thanh dương tính
3.1.3 Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến khả năng sản xuất trứng của
gà Lương Phượng và Sasso thuần
* ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ đẻ
*ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ trứng loại
3.1.4 Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến sự phát triển của phôi thai
gà
* ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng chết phôi và gà con chết ngạt lúc 21 ngày ấp
3.1.5 Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ gà con loại
I của đàn gà đẻ bố mẹ Lương Phượng và Sasso thuần
3,1,6 ảnh hưởng của Salmonellosis đến tỷ lệ nuôi sống gà con đến 8 tuần tuổi 3.1.7 Xác định ảnh hưởng của Salmmnellosis đến đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle của đàn gà đẻ bố mẹ giống Lượng Phượng và Sasso thuần
3.2 đối tượng và nguyên liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng
Các đàn gà đẻ bố mẹ giống Lương Phượng và Sasso thuần nuôi tập trung trong các nông hộ tại huyện Hoài Đức- Hà Tây
3.2.2 Nguyên liệu
Trang 33- Kháng nguyên chuẩn Salmonella gallinarum pullorum có chứa kháng
nguyên OXI, OXII1, OXII2, OXII3 được mua tại Trung tâm chẩn đoán, Cục thú y (do hãng Intervet - Hà Lan sản xuất)
- Máy móc, dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy phân lập vi khuẩn
được thực hiện tại Bộ môn Vi sinh vật- Truyền nhiễm- Bệnh lý, Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
- Máu và huyết thanh của gà đem kiểm tra thuộc hai giống Lương Phượng và Sasso thuần
- Bệnh phẩm xét nghiệm gồm trứng dị hình, phôi thai chết ở 18 và gà con chết ngạt lúc 21 ngày ấp, bệnh phẩm gà chết nghi mắc bệnh do
Salmonella của hai giống gà Lương Phượng và Sasso thuần
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella của đàn gà
Do gà thường mắc Salmonellosis ở thể mãn tính nên trong máu thường
có kháng thể Salmonella gallinarum - pullorum, hàm lượng kháng thể này
thường rất cao trong giai đoạn gà đang đẻ mạnh (từ 28 đến 37 tuần tuổi), nên trong đề tài này chúng tôi chọn phương pháp làm phản ứng ngưng kết nhanh toàn huyết trên phiến kính với kháng nguyên chuẩn để phát hiện kháng thể
Salmonella gallinarum pullorum có trong máu gà
- Nguyên lý: Kháng nguyên Salmonella gallinarum pullorum khi gặp
kháng thể tương ứng, chúng sẽ kết hợp với nhau Kháng nguyên tham gia phản ứng là kháng nguyên hữu hình Kết quả của phản ứng là sau 3-5 phút tác động
vi khuẩn tập trung lại thành từng đám lấm tấm hay từng cụm lổn nhổn trên phiến kính
- Chuẩn bị:
+ Kháng nguyên chuẩn Salmonella có chứa thành phần kháng nguyên
OXI, OXII1, OXII2, OXII3
+ Kim tiêm, bơm tiêm đã tiệt trùng dùng lấy máu gà, bông cồn
Trang 34+ Phiến kính sạch đã được vô trùng để làm phản ứng
+ Số lượng mẫu kiểm tra: 20% số gà có trong tổng đàn
- Tiến hành phản ứng:
Ngày lấy mẫu làm phản ứng trùng với các đợt tiêm phòng vacxin cho
gà 7; 56; 119; 252; và trước loại thải 1 tháng Số lượng mẫu dùng trong thí nghiệm đại diện cho đàn gà nghiên cứu và được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp thống kê sinh vật học Dùng ống hút nhỏ 1-2 giọt kháng nguyên chuẩn lên phiến kính đã vô trùng Dùng cồn sát trùng cánh gà tại vị trí lấy máu, dùng kim đã vô trùng chích qua tĩnh mạch, lấy một hai giọt máu nhỏ vào vị trí giọt kháng nguyên đã có sẵn trên phiến kính Trộn đều máu với kháng nguyên (mỗi que kim loại chỉ dùng cho một mẫu máu) Để yên sau 3 phút, đọc kết quả
Phản ứng dương tính: Vi khuẩn tập trung thành từng hạt lấm tấm màu tím trên mặt kính ( mầu của kháng nguyên )
Phản ứng âm tính: Hồng cầu dàn đều trên mặt phiến kính
* Phương pháp mổ khám gà chết
Tất cả những con gà chết trong đàn nghiên cứu đều được phân loại và
mổ khám để kiểm tra bệnh tích nghi bệnh do Salmonella gây nên
Quan sát bệnh tích của Salmonellosis điển hình trên gà bệnh thấy:
- Xác gà gầy, hậu môn có phân trắng dính bết
- Gan sưng, bở, có nhiều điểm hoại tử trên bề mặt, lá lách sưng to, mầu vàng xám, phổi tụ huyết
- Xoang bao tim tích nước, cơ tim có điểm hoại tử
- Buồng trứng: viêm dính, trứng non méo mó, nang trứng thoái hoá, biến mầu
- Xoang bụng: tích dịch viêm và Fibrin màu vàng
Bệnh tích ở gà con: Lòng đỏ không tiêu, mầu vàng, có mùi thối Lách sưng to gấp 2-3 lần, ruột tụ máu, xuất huyết
Trang 353.3.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella được phân lập theo tiêu chuẩn Việt Nam 4829- 89
và tiêu chuẩn Quốc tế TSO 6579-93: Edward T Mallinson và cộng sự 1990 [32] Bệnh phẩm gồm phôi chết ở ngày ấp thứ 18 và gà con chết ngạt ở ngày ấp thứ 21, gà con chết ở 1 ngày tuổi Gan, lách, buồng trứng, máu tim, dịch ruột của gà chết do Salmonellosis
Bệnh phẩm được phân lập theo sơ đồ (1): Sơ đồ phân lập vi khuẩn
Salmonella
3.3.3 Tiến hành phản ứng huyết thanh ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà Hemagglutination Inhibition test – (HI) để xác định hiệu giá kháng thể Newcastle
Để xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến đáp ứng miễn dịch chống Newcastle của gà, chúng tôi sử dụng phản ứng huyết thanh ngăn trở ngưng kết
hồng cầu gà (HI) để xác định hiệu giá kháng thể kháng Newcastle sau khi đã
sử dụng vacxin phòng bệnh này
Trước khi tiến hành phản ứng HI cần phải làm phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Hemagglutination test) để xác định hiệu giá ngưng kết hồng cầu gà của virut Newcastle
3.3.3.1 Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA
* Nguyên lý Đặc tính sinh học của virut Newcastle là có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, bò và người Do cấu trúc vỏ capxit của virut có bán kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu, làm cho virut có thể bám vào các thụ thể đặc hiệu thích ứng trên bề mặt của hồng cầu dẫn đến hiện tượng ngưng kết
Trang 36- Tấm nhựa Microtiter và Micropipeter
* Tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị hồng cầu gà 0,5% Lấy máu gà, chống đông rồi quay
ly tâm 3000 vòng /phút sau 15 phút cho hồng cầu lắng xuống, Hút bỏ bạch cầu và huyết tương rồi cho nước sinh lý vào, quay ly tâm Rửa hồng cầu ba lần như vậy ta thu được nguyên hồng cầu, sau đó pha hành hỗn dịch hồng cầu gà 0,5%
Bước 2: Chuẩn bị kháng nguyên, dùng virut vacxin chủng Lasota
Bước 3: Tiến hành phản ứng HA
Các thành phần cho vào dãy phản ứng theo thứ tự như sau: (sơ đồ 2) Dùng Micropipeter Nhỏ vào mỗi dãy phản ứng trên tấm nhựa Microtiter 0.025ml nước sinh lý Sau đó nhỏ vào ô thứ nhất của dãy phản ứng 0.025ml vacxin Lasota, khi đó lượng virut ở ô 1 đã được pha loãng 1/2 lần Trộn đều rồi chuyển 0,025ml từ ô 1 sang ô 2 Cứ làm tiếp như vậy cho đến ô thứ 8, trộn đều rồi hút bỏ 0,025ml Lúc này vacxin virut được pha loãng từ 1/2
đến 1/156 Sau đó cho vào mỗi ô của phản ứng 0,025ml hồng cầu gà 0,5% ô
đối chứng chỉ có 0,025ml nước sinh lý và 0,025 ml hồng cầu gà 0,5% Để dãy phản ứng trong phòng thí nghiệm 20 phút Khi ô đối chứng hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm thành từng cục tròn thì đọc kết quả [22]
+ Phản ứng dương tính: Hồng cầu bị ngưng kết dải đều trên thành và
Trong phản ứng HI người ta dùng 4 đơn vị HA hay n-2 trong đó n: là hiệu giá của phản ứng HA
Trang 37* Cách xác định 4 đơn vị HA
Trên tấm nhựa Microtiter dùng 4 dãy, mỗi dãy 4 ô Nhỏ vào tất cả các ô 0,025ml nước sinh lý ở các ô đầu tiên của cả 4 dãy nhỏ vào 0,025ml kháng nguyên đã pha có 4 đợn vị HA, trộn đều rồi chuyển 0,025ml từ ô 1 sang ô thứ
2, lại trộn đều rồi chuyển 0,025ml từ ô thứ 2 sang ô thứ 3 trộn đều ô thứ 3 rồi
bỏ đi 0,025ml Theo thứ tự thì hiệu giá HA của các ô sẽ là: ô 1 có 2 đơn vị
HA, ô 2 có 1 đợn vị HA, ô 3 có 0,5 đơn vị HA Nhỏ 0,025ml hồng cầu gà 0,5% vào các ô ô thứ 4 làm đối chứng chỉ có nước sinh lý và hồng cầu gà 0,5% với lượng tương đương là 0,025ml Để yên 15 - 20 phút ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, đọc kết qủa
3.3.3.2 Phản ứng huyết thanh ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà
* Nguyên lý:
Gà đã dùng vacxin Newcastle sau 7 – 10 ngày thì trong máu gà có một lượng kháng thể nhất định Kháng thể này có thể kết hợp đặc hiệu với virut Newcastle làm cho virut này không còn có khả năng gây ngưng kết hồng cầu
* Nguyên liệu:
Huyết thanh gà thí nghiệm; virut vacxin chủng Lasota 4 đơn vị HA đã
được xác định; hỗn dịch hồng cầu gà 0,5%; nước sinh lý
* Tiến hành:
Phản ứng tiến hành theo các bước sau:
- Pha loãng huyết thanh ở các ở các độ pha loãng 1/2; 1/4; 1/8; 1/16…
- Cho vào mỗi lỗ phản ứng 0,025ml kháng nguyên virut Newcastle có chứa 4 đơn vị HA
- Lắc nhẹ, để khay phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 30 phút để cho kháng nguyên và kháng thể (nếu có) sẽ kết hợp với nhau
* Đối chứng:
- Đối chứng âm: 0,05ml nước sinh lý với 0,05ml hồng cầu gà 0,5%
Trang 38- Đối chứng dương: 0,025ml kháng nguyên, 0,025ml nước sinh lý với 0,025ml hồng cầu gà 0,5%
Sau khi ủ, cho 0,025ml hồng cầu gà 0,5% vào tất cả các lỗ phản ứng, lắc nhẹ đẻ ở nhiệt độ phòng 20 phút Khi nào thấy ở lỗ đối chứng hồng cầu lắng xuống đáy lỗ thành cục tròn thì đọc kết quả
- Phản ứng dương tính: Hồng cầu bị ngưng kết, rải đều thành mảng ở
đáy lỗ Hiệu giá HI là độ pha loãng huyết thanh cao nhất mà ở đó vẫn có khả năng ức chế ngưng kết hỗng cầu
Chỉ tiêu 1:
Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến khả năng sản xuất trứng của
gà Lương Phượng và Sasso thuần Thời gian theo dõi từ tuần đẻ thứ 30 đến tuần đẻ thứ 44 So sánh đánh giá kết quả về tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại của cả hai đàn gà
Chỉ tiêu 2:
Xác định ảnh hưởng của Salmonellosis đến quá trình phát triển của phôi thai gà Theo dõi trứng ấp của hai đàn gà thí nghiệm Lấy một tỷ lệ trứng chết phôi lúc 18 ngày ấp, chết ngạt lúc 21 ngày ấp và gà con chết lúc 1 ngày tuổi
để phân lập vi khuẩn đồng thời đánh giá các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ trứng không có phôi/ tổng số trứng ấp (Soi trứng vào ngày ấp thứ 12 để loại trứng không có phôi)
- Tỷ lệ phôi chết ngạt lúc 21 ngày tuổi/ tổng số trứng có phôi
Trang 40