Căn cứ vào số liệu ghi ở địa bạ chúng ta có bảng 3.13:
Bảng 3.13: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của 12 địa bạ lập ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840)
Loại ruộng đất Gia Long 4 (1805) Minh Mạng 21 (1840)
Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) - Thực trưng 3778.6.12.6 93,15 3778.6.12.6 93,15 + Tư điền 3680.6.12.8 90,73 3680.6.12.8 90,73 + Thổ trạch, viên trì 74.3.3.8 1,83 74.3.3.8 1,83 +Thần từ, thiên tự 23.6.11.0 0,58 23.6.11.0 0,58 - Lưu hoang 264.4.0.0 6,52 264.4.0.0 6,52 + Tư điền 264.4.0.0 6,52 264.4.0.0 6,52 + Thổ trạch, viên trì + Thần từ, thiên tự - Các loại ruộng đất khác
(tha ma, đầm, vườn) 13.3.2.0 0,33 13.3.2.0 0,33
Tổng cộng 4056.3.14.6 100 4056.3.14.6 100
(Nguồn:Dựa trên 12 xã có địa bạ hai thời điểm lịch sử 1805, 1840)
Nghiên cứu địa bạ huyện Phú Bình ở hai thời điểm chúng ta thấy rằng, từ năm 1805 đến năm 1840 ( sau 30 năm) tổng diện tích các loại ruộng đất không có sự thay đổi. Đây là điểm khác biệt của ruộng đất Phú Bình so với các địa phương khác trong cả nước cùng thời điểm.
Một đặc điểm khác của chế độ ruộng đất Phú Bình là cả hai thời điểm lập địa bạ đều không thấy sự xuất hiện của công điền, công thổ. Từ đó có thể nói chính sách quân điền của Minh Mạng đã không được thực hiện ở Phú Bình.
3.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư
3.3.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tư
Bảng 3.14: So sánh quy mô sở hữu ruộng tƣ của 12 địa bạ lập ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840)
Quy mô sở hữu
Gia Long 4 (1805) Minh Mạng 21 (1840) Số chủ Diện tích sở hữu Số chủ Diện tích sở hữu
< 1 mẫu 81 = 10,34 % 44.7.8.7.0 = 1,13% 41 = 6,37% 21.5.6.7.0 = 0,55% 1 - 5 mẫu 405 = 51,72% 1072.3.8.6.0 = 27,19% 280 =43,48% 820.1.5.1.0 = 20,81% 5 - 10 mẫu 215 = 27,46% 1481.2.10.0.0 = 37,54% 220 =34,16% 1518.7.10.0.0 = 38,54% 10 - 20 mẫu 66 = 8,43% 912.5.5.5.0 = 23,13% 75 = 11,64% 996.4.8.0.0 = 25,29,.l% 20 - 30 mẫu 12 = 1,54% 294.6.8.0.0 = 7,47% 23 = 3,57% 446.4.3.0.0 = 11,32% 30 - 50 mẫu 4 = 0,51% 139.5.2.0.0 = 3,53 % 5 = 0,78% 137.6.10.0. = 3.49% Tổng cộng 783 = 100% 3945.0.12.8.0 = 100% 644 = 100% 3940.9.12.8.0 = 100%
(Nguồn:Dựa trên 12 xã có địa bạ hai thời điểm lịch sử 1805, 1840)
Biểu đồ 3.8: So sánh quy mô sở hữu ruộng tƣ của 12 địa bạ lập hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840)
0 10 20 30 40 50 60 GL MM GL MM GL MM GL MM GL MM GL MM <1 1-5 5-10 10-20 20-30 30-50 Số chủ mẫu %
Bình quân sở hữu của một chủ cuối thời Minh Mạng (1840) là 6.1.2.9.3.1. Nếu so với bình quân ruộng đất thời điểm Gia Long 4 (1805) (5.0.5.7.6.3) thì rõ ràng bình quân sở hữu ở giai đoạn cuối thời Minh Mạng lớn hơn: 1.0.12.1.6.8.
Phân tích bảng số liệu trên có thể thấy:
Năm 1840 tổng số chủ sở hữu giảm so với 1805 (783 - 644) = 139 người. Cả năm 1805 và 1840, các chủ đều sở hữu những thửa ruộng thực canh và ruộng hoang. Giữa 2 thời điểm có sự thay đổi ở các lớp sở hữu. So với thời điểm 1805 thì 1840:
- Lớp chủ sở hữu dưới 1 mẫu thay đổi cả về số chủ và diện tích sở hữu. Nếu năm 1805, số chủ là 81 (= 10,34 %) chiếm 44.7.8.7.0 (= 1,13%) thì đến năm 1840, số chủ chỉ còn 41 (= 6,37 %) và chiếm 21.5.6.7.0 (= 0,54%). Như vậy, số chủ giảm hơn 3,97 % và diện tích ruộng đất sở hữu cũng giảm 23.2.2.0.
- Lớp chủ sở hữu 1 - 5 mẫu tăng 8,24% số chủ và giảm 6,38% diện tích, bình quân sở hữu vẫn tăng từ 2.6.7.1.6.9 lên 2.9.4.3.5.7 (tăng 2 sào 12 thước 1 tấc 8 phân 8 ly).
- Lớp chủ từ 5 - 10 mẫu tăng 6,7% số chủ và 0,99% về diện tích và bình quân sở hữu 1 chủ tăng từ 6.8.13.4.4.1 lên 6.9.0.4.8.1. Rõ ràng, ở cả hai thời điểm, số chủ trong lớp sở hữu 1 – 5 mẫu và 5 – 10 mẫu vẫn chiếm tỉ lệ lớn hơn cả.
- Lớp chủ 10 - 20 mẫu tăng 3,22% số chủ và 2,15 % diện tích. Bình quân sở hữu 1 chủ giảm không đáng kể, từ 13.8.3.9.4.6 xuống 13.2.12.9.0.6.
- Lớp chủ 20 - 30 mẫu tăng 2,02% số chủ và 3,85% diện tích. Bình quân sở hữu 1 chủ giảm từ 24.5.8.1.6.6 lên 19.4.1.4.3.4.
- Lớp chủ 30 - 50 mẫu tăng 0,11% số chủ và giảm 0,81% diện tích. Bình quân sở hữu 1 chủ giảm từ 34.8.11.7.5 lên 26.8.11.7.5.0.
- Lớp chủ sở hữu từ 50 mẫu trở lên ở thời điểm Gia Long và Minh Mạng hoàn toàn vắng bóng. Điều này phản ánh quy mô sở hữu của địa chủ lớn ở cả hai thời điểm đều không xuất hiện. Có thể nói, về kết cấu sở hữu ruộng tư ở Phú Bình đầu thế kỷ XIX chưa có sự tập trung lớn trong tay tầng lớp khá giả và địa chủ.