Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc

Một phần của tài liệu Huyện phú bình tỉnh thái nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 74 - 160)

Hệ thống chức sắc ở các xã của huyện Phú Bình năm Minh Mạng 21(1840) giảm hơn so với năm Gia Long 4 (1805). Ở thời điểm Gia Long 4 tồn tại cả sắc mục, xã trưởng, thôn trưởng, dịch mục và khán thủ. (Xem bảng 3.17 trang 64).

Năm 1828, Minh Mạng có một số cải tổ về bộ máy quản lý làng xã: chức Lý trưởng được thay cho xã trưởng, qui định một xã chỉ có 1 lý trưởng và tuỳ theo qui mô làng xã mà đặt thêm 1 hay 2 phó lý. Do đó, đội ngũ chức sắc của Phú Bình thời điểm này chỉ tồn tại dịch mục, lý trưởng và phó lý. Số lượng chức sắc giữa 2 thời điểm có sự thay đổi lớn, từ 55 chức sắc xuống còn 34 chức sắc.

(Nguồn: Theo 12 xã có địa bạ ở hai thời điểm 1805 và 1840)

Gia Long 4 (1805) Minh Mạng 21 (1840)

Chức vị Không < 1 mẫu 1-5 mẫu 5-10 mẫu 10-20 mẫu 20-30 mẫu 30-50 mẫu Chức vị Không 1-5 mẫu 5-10 mẫu 10-20 mẫu 20- 30mẫu 30-50 mẫu Xã trưởng (15) % 2 2 6 3 2 Lý trưởng (12) % 2 1 6 2 1 13,3% 13,3% 40% 20% 13,3% 16,67% 8,33% 50% 16,67% 8,33% Thôn trưởng (15) % 3 3 4 3 1 1 Dịch mục (18) % 5 4 6 3 20% 20% 26,66% 20% 6,67% 6,67% 27,78% 22,22% 33,33% 16,67% Khán thủ (10) % 2 4 2 1 1 Phó lý (4) % 2 1 1 20% 40% 20% 10% 10% 50% 25% 25% Sắc mục (14) % 1 1 2 6 3 1 7,14 7,14 14,28 42,87 21,43 7,14 Dịch mục(1) % 1 100% 55=100% 8 1 11 18 10 6 1 34 = 100% 7 5 14 6 2 14,55% 1,82% 20% 32,72% 18,19% 10,9% 1,82% 20,59% 14,71% 41,18% 17,64% 5,88%

Mức độ sở hữu ruộng tư của các chức sắc cũng có sự biến đổi:

- Ở cả hai thời điểm, số chức sắc không có ruộng đất vẫn tồn tại. Thời Gia Long là 8 chức sắc, chiếm 14,55% số chủ , thời Minh Mạng là 7 chức sắc, chiếm 20,59% số chủ.

- Ở thời Gia Long có 1 chức sắc ở lớp sở hữu nhỏ hơn 1 mẫu, chiếm 1,82% số chủ. Đến thời Minh Mạng, số chức sắc thuộc lớp sở hữu này đã không còn nữu.

- Hàng ngũ chức sắc ở địa bạ Minh Mạng thuộc lớp sở hữu 1 - 5 mẫu giảm so với Gia Long là 5,29%. Tuy nhiên ở cả hai thời điểm, chiếm số đông vẫn là các chức sắc trong các lớp sở hữu từ 5 - 10 mẫu; 10 - 20 mẫu; 20 - 30 mẫu. Cụ thể: Thời Gia Long số này chiếm 61,81% số chủ, thời Minh Mạng chiếm 64,7% số chủ.

Ở địa bạ Gia Long có 1chức dịch thuộc lớp sở hữu 30 - 50 mẫu, không tìm thấy chức dịch sở hữu trên 50 mẫu. Trong khi đó ở địa bạ Minh Mạng số sở hữu thuộc lớp này không còn tồn tại nữa và cũng không thấy xuất hiện chức sắc sở hữu trên 50 mẫu.

Bình quân sở hữu của chức dịch thời Gia Long là 8.3.2.9.8.1, Minh Mạng là 7.5.9.7.5.0. Như vậy, thời Gia Long so với thời Minh Mạng thì cao hơn 0.7.8.2.3.1.

- Về chất lượng ruộng đất.

Cả hai địa bạ đều không ghi tư thổ cụ thể ra các đẳng hạng mà chỉ ghi rõ ở phần tư điền. Ruộng tư theo đẳng hạng ở 2 thời điểm không có gì thay đổi, hoàn toàn là thu điền, tam đẳng điền chiếm tới 99,60%, nhị đẳng là 0,40%.

Qua phân tích địa bạ hai thời điểm lịch sử 1805 - 1840 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, quy mô sở hữu ruộng đất của các xã, thôn ở Phú Bình trong cả hai thời điểm chưa cao. Xã cao nhất là 800 mẫu 8 sào 5 thước 9 tấc, xã thấp nhất chỉ có 1 mẫu 2 sào. 53,33% số xã có sở hữu dưới 300 mẫu. 43,34 % số xã sở hữu từ 300 – 700 mẫu. Duy nhất có 1 xã sở hữu hơn 800 mẫu, chiếm 3,33.%. Như vậy quy mô sở hữu các xã của Phú Bình nhỏ hơn so với các xã ở vùng đồng bằng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên có thể là do Phú Bình là một huyện trung du, dân số đông nên quỹ đất bị thu hẹp.

Thứ hai, về sở hữu ruộng đất của nhóm họ và các chức sắc ở Phú Bình ta thấy phần lớn ruộng đất tập trung trong tay 2 nhóm họ lớn là Nguyễn, Dương. Thời điểm 1805, 2 nhóm họ này chiếm 72,92% số chủ và 71,1% diện tích cả huyện. Và thời điểm 1840 chiếm 67,23% số chủ và 72,79% về diện tích.

Thứ ba, ruộng đất chưa có xu hướng tập trung lớn vào tay giai cấp thống trị. Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún, và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở huyện Phú Bình ở cả hai thời điểm.

Thứ tư, theo địa bạ (1805, 1840) vẫn có những trường hợp chức sắc không có ruộng đất. Hiện tượng này có thể giải thích bằng việc: Những người này mặc dù đảm nhận chức vụ nhưng vẫn chưa trở thành người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng khỏi cộng đồng chung của Bố mẹ, hoặc có thể đây là những trường hợp đi ở rể [44,95].

Tiểu kết chƣơng 3:

Nghiên cứu địa bạ Minh Mạng chúng tôi thấy: Phần đầu địa bạ vẫn chỉ ghi tư điền thổ các loại mà không có sự xuất hiện của công điền, công thổ. Tình hình ruộng đất cho đến thời điểm này vẫn là sự thắng thế của sở hữu tư nhân nhưng quy mô sở hữu chưa lớn. Trong sở hữu tư nhân nổi bật lên một đặc điểm là xu hướng tập trung ruộng đất vào tay một số nhóm họ lớn (nhóm họ Dương và nhóm họ Nguyễn). Các nhóm họ có sự chênh lệch rõ rệt cả về số chủ và diện tích sở hữu. Trong địa bạ, diện tích thực trưng đã chiếm phần lớn trong tổng diện tích tư điền thổ (89,44%). Điều đó cho thấy một diện tích ruộng đất lưu hoang khá lớn từ thời Gia Long đến nay đã được khôi phục. Đây được coi là một điểm tiến bộ trong nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên là một huyện trung du, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp nên vấn đề ruộng đất là vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương. Đơn vị sản xuất là từng gia đình, đơn lẻ.

Nghiên cứu địa bạ Phú Bình chúng tôi thấy, khác với địa bạ của một số tỉnh Bắc Kì (Hà Đông, Thái Bình) bên cạnh các loại ruộng đất kê khai trong địa bạ được tính vào tổng diện tích điền thổ ghi ở đầu địa bạ thì còn xuất hiện thêm một số loại ruộng đất khác như đất Tha ma, đầm, rừng, nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,20%). Tuy vậy có một điều đặc biệt là phần đầu địa bạ huyện Phú Bình chỉ ghi tư điền thổ các loại mà không hề có sự xuất hiện của công điền, công thổ. Toàn bộ tư thổ của huyện không chia theo sở hữu từng chủ mà do bản xã đồng cư.

100% các xã đều có diện tích thổ trạch viên trì, còn diện tích đất Thần từ phật tự thì ở thời điểm Gia Long chiếm 73,3% số xã, ở thời điểm Minh Mệnh chiếm 76,9% số xã, trong đó có những xã chỉ kê ra loại thần từ cơ thổ, thiên tự cơ thổ mà không ghi rõ diện tích là bao nhiêu. Trong loại thần từ phật tự thì phần điền là chủ yếu, phần thổ chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Các địa bạ cũng cho biết 100% loại thần từ phật tự điền là nhị đẳng và đều là thu điền. Trong khi phần lưu hoang của Phú Lương giai đoạn này rất lớn thì loại ruộng đất này chủ yếu là thực trưng. Rõ ràng, Phật giáo chi phối tư tưởng khá rộng ở địa phương. Đền thờ thần che chở cho các làng xã (Thần từ) cũng là một trong những hình thái tín ngưỡng dân gian chủ yếu ở đây. Nhiều thần từ có đất đai xây cất riêng, đất đai sản xuất riêng mà sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt thờ cúng. Sự có mặt của ruộng đất Thần từ phật tự ở nhiều xã của Phú Bình chứng tỏ sinh hoạt cúng lễ ở đây rất phát triển. Nó trở

thành hoạt động văn hoá tinh thần của không chỉ một xã, một bộ phận cư dân mà của nhiều làng xã.

Phú Bình nửa đầu thế kỷ XIX còn tồn tại một bộ phận ruộng hoang - một vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các địa phương thời bấy giờ. Từ năm 1805 đến năm 1840 (sau 35 năm) tổng diện tích các loại ruộng đất không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ ruộng đất lưu hoang vẫn ở tình trạng cũ. Vào thời điểm này, có thể do điều kiện sản xuất khó khăn, hạn hán mất mùa lưu niên mà biện pháp thuỷ lợi không thể giải quyết được; cũng có thể do số lượng ruộng đất vượt quá nhu cầu của từng gia đình nên một bộ phận ruộng đất đã bị bỏ hoang.

Chế độ sở hữu ruộng đất của huyện Phú Bình nửa đầu thế kỷ XIX là sự thắng thế và chi phối của sở hữu tư nhân. Ruộng đất tư hữu phát triển và chiếm 100% ruộng đất các loại. Điều đó chứng tỏ quá trình tư hữu hoá ruộng đất ở huyện Phú Bình đã đạt tới đỉnh điểm. Tuy nhiên, kết cấu sở hữu tư nhân ở huyện Phú Bình vừa nhỏ bé, vừa phân tán. Diện tích ruộng đất tập trung vào tay tầng lớp địa chủ không lớn. Và, xu thế phát triển của chế độ sở hữu tư nhân ruộng đất là sở hữu nhỏ (từ 1 – 5 mẫu) ngày một giảm đi, sở hữu lớn (từ 5 – 10 mẫu) ngày một tăng lên.

Nghiên cứu địa bạ huyện Phú Bình ta thấy xuất hiện hiện tượng phụ canh, mặc dù số phụ canh chiếm tỷ lệ không lớn. Đặc biệt có một trường hợp chủ phụ canh là người của tỉnh Bắc Ninh. Điều đó cho thấy người ta không chỉ mua bán ruộng đất trong thôn, xã của mình mà còn mua bán với cả các tỉnh lân cận.

Quy mô sở hữu tư điền ở huyện Phú Bình không đều. Ở thời Gia Long, sở hữu của người có diện tích cao nhất huyện là 56 mẫu 0 sào 1 thước và sở hữu của người có diện tích nhỏ nhất huyện là 1 sào, 12 thước. Đến thời

Minh Mệnh, con số này là 34 mẫu và 1 sào. Rõ ràng, quy mô sở hữu ruộng tư của huyện Phú Bình có sự chênh lệch rõ rệt.

Quy mô sở hữu ruộng đất của các xã, thôn huyện Phú Bình chưa cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này có thể là do Phú Bình là một huyện trung du, dân số đông nên quỹ đất bị thu hẹp.

Ngày nay, do biến động của tình hình kinh tế - xã hội nên chế độ ruộng đất của huyện cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp điều kiện mới. Phát huy những giá trị lịch sử tích cực và loại bỏ những mặt tiêu cực, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Phú Bình đang nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá, Huế.

2. Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Bình (2007), Huyện Phú Bình - Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ Tổ Quốc (1945 – 2000).

3. Phan Huy Chú (1992), Lich triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội.

4. Phan Huy Chú (1992), Lich triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội.

5. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nxb KHXH, Hà Nội.

6. Cục thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Thái Nguyên.

7. Phan Đại Doãn (1981), Về tính chất sở hữu ruộng công làng xã, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3.

8. Nguyễn Khắc Đạm (1981), Vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3.

9. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục chính biên,tập IX, Nxb KHXH, Hà Nội.

10. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục, tập VIII, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV,

Nxb Thuận Hóa, Huế.

12. Địa chí tỉnh Thái Nguyên, Tư liệu Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên. 13. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb KHXH, Hà Nội

14. Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Hội sử học Việt Nam, Hà Nội. 15. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ ở Nam Kỳ lục

tỉnh, Nxb TP Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Kiên Giang (1959), Phác hoạ tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên, Nxb Sở văn hoá thông tin, tỉnh Thái Nguyên.

18. Trần Thị Thu Lƣơng (1994), Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb TP Hồ Chí Minh.

19. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ, Hà Nội.

20. Phan Huy Lê - Nguyễn Đức Nghinh - Vũ Minh Giang - Vũ Văn Quân, Phan Phƣơng Thảo (1996), Địa bạ Thái Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội.

21. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phƣơng Thảo

(1995), Địa bạ Hà Đông, Nxb KHXH, Hà Nội.

22. Ngô Sỹ Liên (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb KHXH, Hà Nội. 23. Ngô Sỹ Liên (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội. 24. Ngô Sỹ Liên (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, Nxb KHXH, Hà Nội. 25. Ngô Sỹ Liên (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV, Nxb KHXH, Hà Nội. 26. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kì, Nxb Văn

hoá thông tin, Hà Nội.

27. Nguyễn Đức Nghinh, Tình hình phân phối ruộng đất tư hữu ở miền đông Thái Bình vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX,

28. Nguyễn Đức Nghinh, Ruộng đất công miền đông Thái Bình cuối thế kỉ XIX, Nghiên cứu lịch sử, 2/1998, 26 - 61.

29.Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb KHXH, Hà Nội.

30. Vũ Văn Quân (1999), Chế độ ruộng đất, kinh tế nông nghiệp Việt Nam (nửa đầu thế kỉ XIX), Luận án PTS Sử học, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội.

31. Vũ Văn Quân - Nguyễn Quang Ngọc, Diễn biến của chế độ sở hữu

ruộng đất ở một số làng buôn tiêu biểu thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), Nghiên cứu lịch sử 2/1994, 42 – 48. 32. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, Tập 8, Nxb

Sử học, Hà Nội.

33. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, Tập 9, Nxb Sử học, Hà Nội.

34. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, Tập 10, Nxb Sử học, Hà Nội.

35. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế.

36. Trƣơng hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Tập I, Nxb KHXH, Hà Nội.

37. Trƣơng hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Tập II, Nxb KHXH, Hà Nội.

38. Trƣơng hữu Quýnh , Vấn đề ruộng đất bỏ hoang ở đồng bằng Bắc Bộ buổi đầu thời Nguyễn, Nghiên cứu lịch sử 261/1992, 26 – 30.

39. Trƣơng hữu Quýnh - Đỗ Bang – Vũ Minh Giang – Vũ Minh Quân

- Nguyễn Quang Trung Tiến (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn,Nxb Thuận Hoá, Huế.

40. Phan Phƣơng Thảo (2004), Chính sách quân điền 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ, Hà Nội.

41. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Phan Văn Các (2005), Đồng Khánh địa dư chí, Nxb Thế giới, Hà Nội.

42. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb Văn – Sử, Hà Nội.

43. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981): Tên làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX (các tỉnh từ Nghệ An trở ra), Nxb KHXH, Hà Nội.

44. Đàm Thị Uyên (1999), Huyện Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng thừ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX, Luận án tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

45. Đào Tố Uyên (1999), Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829), Luận án PTS Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm

Một phần của tài liệu Huyện phú bình tỉnh thái nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 74 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)