TruyÒn thèng lÞch sö huyÖn Phó B×nh

Một phần của tài liệu Huyện phú bình tỉnh thái nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 29)

Bên cạnh truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân Phú Bình còn có truyền thống yêu nước, một lòng đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Trận đánh quân Pháp ngày 17 tháng 3 năm 1884 khi chúng vừa đặt chân đến Đức Lân, Phương Độ, sự hưởng ứng và tích cực tham gia vào các cuộc khởi nghĩa

do Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn lãnh đạo chống thực dân Pháp là những trang sử chống xâm lược vẻ vang, hào hùng của nhân dân Phú Bình. Những năm 1938 – 1940, cũng trên mảnh đất mà nhân dân có truyền thống đấu tranh kiên cường ấy, những thanh niên yêu nước ở xã Kha Sơn Hạ đã tìm đến với chủ nghĩa cộng sản, với cách mạng. Từ nhóm thanh niên yêu nước này, năm 1941, Hội nông dân phản đế, Hội phụ nữ phản đế đầu tiên của huyện được thành lập ở Kha Sơn Hạ, sau đó lan rộng ra các làng Kha Sơn Hạ, Mai Sơn…Cuối năm 1941, các tổ chức phản đế của Phú Bình được đổi thành Mạt trận Việt Minh. Đến giữa năm 1943, Mặt trận Việt Minh đã mở rộng các cơ sở của mình ra khắp các tổng trong huyện.

Năm 1942, Phú Bình cùng Phổ Yên và Hiệp Hoà (Bắc Giang) được Trung Ương chọn làm An toàn khu II (gọi tắt là ATKII) các cơ quan TW xứ uỷ Bắc Kỳ như binh vận, tuyên truyền cổ động, cơ sở in báo “Cờ giải phóng”, trạm giao liên, nơi tổ chức huấn luyện chính trị, quân sự, nơi dừng chân của cán bộ…đã lấy Phú Bình là nơi bí mật hoạt động, giúp TW, xứ uỷ chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước cho đến tổng khởi nghĩa.

Tháng 3/1943, cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Phú Bình được thành lập ở Kha Sơn Hạ. Tháng 2/1944, Chi bộ Kha Sơn Thượng ra đời và đến tháng 7/1945, Ban cán sự Đảng bộ huyện Phú Bình được thành lập.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Nắm thời cơ đó, chi bộ Kha Sơn Hạ, Kha Sơn Thượng ngay ngày 14/3 đã phát động nhân dân trong xã đứng lên giành chính quyền thắng lợi. Từ thắng lợi ở Kha Sơn, liên tiếp sau đó các xã trong huyện lần lượt nổi dậy giành chính quyền thành công. Đến cuối tháng 4/1945, chính quyền các xã trong huyện cơ bản đã về tay nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Phú Bình đã góp công lớn đập tan chiến dịch “Hải cẩu” tấn công lên Việt Bắc của 3000 quân Pháp tháng 10/1950. Trong chiến dịch này, quân và dân Phú Bình đã

tiêu diệt và làm bị thương hơn 1000 tên địch, bắn cháy 4 ca nô trên sông Cầu, song quan trọng hơn là đã làm chậm kế hoạch tấn công của chúng lên thị xã Thái Nguyên. Đồng thời, âm mưu hỗ trợ đồng bọn ở Biên Giới tháo chạy của bọn chúng cũng không còn cơ hội thực hiện. Trong 9 năm kháng chiến, Phú Bình đã động viên được 2.716 thanh niên tòng quân, 6.224 người tham gia dân quân du kích, 72.500 lượt người đi dân công, 230 người hi sinh ngoài mặt trận.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Bình đã có gần 9.500 nam, nữ xung phong vào bộ đội, hơn 500 đoàn viên gia nhập thanh niên xung phong, có mặt khắp các chiến trường Đông Dương. Nhiều người đã lập công xuất sắc như Anh hùng Phạm Thanh Ngân bắn rơi 8 máy bay hiện đại của đế quốc Mỹ, được bầu vào Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, được phong quân hàm Thượng tướng. Riêng trong kháng chiến chống Mỹ đã có hơn 1200 người hi sinh ngoài mặt trận. Cùng với sức người, nhân dân Phú Bình còn đóng góp hơn 20.000 tấn thóc, hàng nghìn tấn đỗ, lạc và thực phẩm khác cho kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Phú Bình đã có 11.816 người trực tiếp cầm súng đánh giặc, 1.340 người đã anh dũng hi sinh, 813 người bị thương, trong đó có nhiều thương binh nặng, 125 gia đình có công với nước, 36 lão thành cách mạng, 6 cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa đã được Nhà nước khen thưởng, 15.339 Huân huy chương các loại; huyện Phú Bình, 2 xã Lương Phú, Kha Sơn, và đồng chí Phạm Thanh Ngân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 24 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Tiểu kết chƣơng 1:

Khái quát về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên có thể thấy: Phú Bình là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời, nhân dân cần cù lao động, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương. Đây là huyện có đặc điểm đa dạng về địa hình, có cả miền núi, trung du và đồng bằng, thuận tiện cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành. Dân cư đông đúc làm cho địa phương có nguồn lao động dồi dào nhưng cũng chính vì lẽ đó mà quỹ đất của địa phương chia theo từng nhân khẩu bị thu hẹp lại. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Bình đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống của nhân dân đang từng bước được nâng cao. Huyện Phú Bình góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 2

HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƢ LIỆU ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)

2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình trƣớc thế kỉ XIX

Phú Bình là một huyện chủ yếu sống bằng nghề nông, mà đối với nông nghiệp thì vấn đề ruộng đất là vấn đề cơ bản quyết định thắng lợi của sản xuất. Với đặc điểm là một huyện trung du (có một diện tích nhỏ là miền núi) nên loại hình canh tác chủ yếu của Phú Bình là ruộng nước kết hợp với ruộng bậc thang và một ít nương bãi. Về kĩ thuật canh tác, từ lâu người dân đã biết dùng cày, dùng cuốc, dùng bừa, để đẩy mạnh sản xuất. Bên cạnh đó, sức kéo của trâu bò cũng được người nông dân lợi dụng triệt để và đặc biệt hơn, trong công tác thuỷ lợi, họ đã biết dùng cái cọn nước để dẫn nước vào ruộng.

Trước thế kỷ XIX, khi những quan hệ sản xuất phong kiến đã được xác lập thì nó từng bước phát huy tác dụng, phá vỡ thế lực của chính quyền TW. Ở Phú Bình, các lực lượng địa phương đã được củng cố, lần lượt trỗi dậy hoành hành. Sự tiến hoá của chế độ ruộng đất diễn ra trong một hoàn cảnh mới với những đặc điểm của nó.

Thời điểm này, làng xã từng bước được biến thành người quản lý ruộng đất cho Nhà nước. Tầng lớp quan lại địa chủ đã chiếm đoạt những phần ruộng đất công màu mỡ trong làng và số lượng quan lại càng đông, do đó, ruộng đất công còn lại để chia theo khẩu phần cho dân đinh càng bị hạn chế. Số lượng người được hưởng nhiều ruộng công mà không chịu tô thuế, lao dịch được nâng cao. Phú Bình là một huyện miền xuôi nên dân cư đông

đúc hơn so với các huyện miền núi. Chính vì thế, ruộng đất công không những không có điều kiện tăng thêm mà ngày càng bị thu hẹp trước sự tấn công của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Bọn cường hào, quan lại phong kiến địa phương ra sức cướp đoạt ruộng đất của nhân dân. Rất nhiều người dân không có đất phải mướn ruộng hoặc làm thuê cho địa chủ, trở thành tá điền ngay trên chính mảnh ruộng của mình. Một số khác phải bỏ làng đi tha phương cầu thực, ra các đô thị kiếm ăn. Họ thực sự trở thành một tầng lớp nông dân tự do. Rõ ràng, ruộng đất lúc này đã bị rơi nhiều hơn vào vòng chiếm hữu của các quan lại, địa chủ.

Ngay từ trước thế kỷ XIX, huyện Phú Bình đã xuất hiện rất nhiều đình, đền, chùa. Do vậy, quỹ đất của huyện cũng được giành một phần cho các đền chùa này mà sau này, trong địa bạ triều Nguyễn, loại đất này được ghi rất rõ là đất Thần từ phật tự. Đây là loại đất mà cả xã cùng canh tác và hoa lợi thu được được xung công.

Như vậy, có thể nói, trước thế kỷ XIX, tình hình ruộng đất ở Phú Bình là sự thắng thế của sở hữu tư nhân, mặc dù tỉ lệ ruộng đất chia cho từng nhân khẩu không cao do dân cư đông đúc. Các quan lại địa phương nắm trong tay phần lớn ruộng đất canh tác và họ chính là một lực lượng chính trị to lớn ở làng xã lúc này.

2.2. Tình hình ruộng đất huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) Gia Long 4 (1805)

Tư liệu chủ yếu để khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX là các tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), Minh Mạng 21 (1840) với tổng số 56 địa bạ.

Các địa bạ nói trên đều là bản chính bằng chữ Hán, hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Có 30 trên tổng số 53 xã của huyện ở nửa đầu thế kỉ XIX có địa bạ Gia Long 4 (1805), 26 xã có địa bạ Minh Mạng 21 (1840). Trong đó có 12 địa bạ lập ở 2 thời điểm Gia Long 4 và Minh Mạng 21, 44 địa bạ lập ở 1 thời điểm.

Trong quá trình tiếp cận sử dụng tư liệu địa bạ, chúng tôi tiến hành so sánh với nhiều nguồn tư liệu khác, cố gắng phục dựng lại vài nét về diện mạo tình hình ruộng đất ở Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX qua địa bạ Gia Long và Minh Mạng với những nội dung chủ yếu sau đây:

2.2.1 Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Phú Bình

Nghiên cứu địa bạ Phú Bình chúng tôi thấy, khác với địa bạ của một số tỉnh Bắc Kì (Hà Đông, Thái Bình) bên cạnh các loại ruộng đất kê khai trong địa bạ được tính vào tổng diện tích điền thổ ghi ở đầu địa bạ thì còn xuất hiện thêm một số loại ruộng đất khác như đất Tha ma, đầm, rừng, nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tuy vậy có một điều đặc biệt là phần đầu địa bạ huyện Phú Bình chỉ ghi tư điền thổ các loại mà không hề có sự xuất hiện của công điền, công thổ.

Theo số liệu của địa bạ huyện Phú Bình năm Gia Long 4 (1805), các loại ruộng đất được phân chia như bảng 2.1:

Bảng 2.1: Thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805)

Ghi chú đơn vị: mẫu.sào.thước.tấc ( m.s.th.t)

T

T Tên tổng Tên xã,thôn

Tổng diện tích ruộng đất(m .s.th.t) Tƣ điền ( m.s.th.t) Thổ trạch viên trì (m.s.th.t) Thần từ, phật tự (m.s.th.t) Các loại ruộng đất khác (m.s.th.t) 1 La Đình (4) Úc Sơn 552.8.5.5 538.3.5.5 9.5.0.0 5.0.0.0 Bình Cầu 268.5.13.6 265.9.13.6 2.5.0.0 0.1.0.0 Thôn Thượng 194.9.7.0 178.7.5.0 12.2.0.0 0.7.0.0 3.3.2.0 Kha Sơn Hạ 248.4.6.3 243.5.6.3 4.2.0.0 0.7.0.0 2 Đức Lân (3) Xuân Nồng 53.0.0.0 50.0.0.0 3.0.0.0 Loa Lâu 366.0.8.0 347.7.13.0 11.2.10.0 7.0.0.0 Nổ Dương 618.4.14.0 605.1.14.0 10.0.0.0 1.3.0.0 2.0.0.0 3 Phao Thanh (3) Phú Xuân 180.8.1.3 170.4.1.3 7.4.0.0 3.0.0.0 Thanh Lương 400.5.0.0 400.0.0.0 0.5.0.0 Lương Tạ 207.0.5.6 196.4.5.6 8.2.0.0 2.4.0.0 4 Lý Nhân (4) Đương Nhân 520.5.9.0 511.1.9.0 8.8.0.0 0.6.0.0 Cổ Dạ 77.8.8.6 77.1.8.6 0.7.0.0 Chỉ Mê 424.1.2.1 419.5.10.0 4.0.0.0 0.5.7.1 Lũ An 347.1.13.3 334.6.13.3 6.5.0.0 2.0.0.0 4.0.0.0 5 Tiên La (2) Vân Đồn 207.1.0.0 201.0.0.0 5.3.0.0 0.8.0.0 Điều Khê 191.6.10.0 191.6.10.0 6 Thượng Đình (6) Quan Trường 264.8.3.7 250.1.10.2 6.5.0.0 8.1.8.5 Ninh Sơn 352.9.10.2 341.1.10.2 2.7.0.0 9.1.0.0 Thuần Lương 362.4.4.0 351.0.4.0 10.9.0.0 0.5.0.0 Thôn Đình Kiều 1.2.0.0 1.2.0.0 Thôn Đào Xá 133.7.10.0 128.5.10.0 4.0.0.0 1.2.0.0 Dưỡng Mông 66.5.2.0 63.9.2.0 2.5.0.0 0.1.0.0 7 Nhã Lộng (5) Úc Kỳ 178.7.6.5 157.4.1.0 20.0.0.0 1.0.7.5 0.2.13.0 Triều Dương 434.1.4.0 422.9.4.0 7.0.0.0 4.2.0.0 Điềm Thuỵ 178.3.7.6 177.3.7.6 1.0.0.0 Ngọc Sơn 336.5.8.0 331.3.8.0 2.0.0.0 0.2.0.0 3.0.0.0 Nhã Lộng 812.4.5.9 800.8.5.9 10.5.0.0 1.1.0.0 8 Mạt Hương (3) Vân Dương 257.7.1.0 251.1.7.0 6.5.9.0 Thôn Nhị 533.1.4.5 485.5.1.5 4.6.3.0 40.0.0.0 3.0.0.0 Trang Ôn 355.4.10.8 348.1.5.0 5.9.9.8 1.3.11.0 Tổng cộng 30 xã, thôn 9127.4.2.5 8841.1.11.6 179.5.1.8 88.1.4.1 18.6.0.0

Bảng 2.2: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 30 xã, thôn có địa bạ Gia Long 4 (1805)

Tổng

Quy mô sở hữu <10 mẫu 50 đến 100 mẫu 100 đến 300 mẫu 300 đến 500 mẫu 500 đến 700 mẫu 700 đến 900 mẫu La Đình (4) 3 1 Đức Lân (3) 1 1 1 Phao Thanh (3) 2 1 Lý Nhân (4) 1 2 1 Tiên La (2) 2 Thượng Đình (6) 1 1 2 2 Nhã Lộng (5) 2 2 1 Mạt Hương (3) 1 1 1 Tổng cộng 30 xã =100% 1 3.33% 3 10% 12 40% 9 30% 4 13.34% 1 3.33%

(Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805)

Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Loại ruộng đất Diện tích ( m.s.th.t) Tỷ lệ (%)

Diện tích tƣ điền thổ các loại 9127.4.2.5 100,00

- Thực trưng 7420.9.10.4 81,30 + Tư điền 7153.3.4.5 78,37 + Thổ trạch viên trì 179.5.1.8 1,97 + Thần từ, phật tự(điền, thổ) 88.1.4.1 0,97 - Lưu hoang 1687.8.7.1 18,49 + Tư điền 1687.8.7.1 18,49 + Thổ trạch viên trì + Thần từ, phật tự(điền, thổ)

- Các loại ruộng đất khác (Tha ma, đầm, rừng)

18.6.0.0 0,21

Biểu đồ 2.1:Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

18.49%

81.30%

Thùc tr-ng L-u hoang

Số liệu trên cho thấy ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân bao gồm cả điền và thổ chiếm 100 % tổng diện tích của cả huyện, song trên thực tế phần thực trưng chỉ chiếm 81,30 %, còn lại lưu hoang chiếm tỷ lệ 18,49 %, trong đó phần bỏ hoang 100% là điền chứ không phải là thổ. Nếu so với tỷ lệ lưu hoang ở tám tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là 21,75 % thì tỷ lệ lưu hoang ở huyện Phú Bình còn nhỏ hơn 3,26 % [38, 28]. Nguyên nhân của tình trạng lưu hoang ở những nơi này là do hậu quả của những cuộc chiến tranh kéo dài liên miên trong các thế kỷ XVII, XVIII mà huyện Phú Bình cũng không nằm ngoài số phận đó. Vào thời điểm này, vấn đề ruộng đất hoang đã trở nên khẩn cấp đến mức trong chiếu khuyến nông của Quang Trung năm 1789 đã viết: “Từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên, bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang số đinh điền thực trưng

mười phần không được bốn, năm” [38,26]. Năm 1806, các quan lại ở Bắc Thành tâu nói “Các hạt Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, hạ, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hóa từ Nhâm Tuất (1802) đến nay nhân dân xiêu tán hơn 370 thôn, xã, thuế bỏ chồng chất” [32, 8].

Điều đáng lưu ý là theo địa bạ Gia Long 4 (1805), tất cả có 29/30 xã ghi tổng diện tích ở đầu địa bạ chỉ là tư điền thổ mà không địa bạ nào ghi về công điền. Có 1 địa bạ của thôn Đình Kiều xã Trường Dương, tổng Thượng Đình chỉ ghi tư điền. Phần điền và thổ của loại Thần từ phật tự mặc dù được tách ra thành các mục riêng và đều do bản xã đồng canh, nhưng vẫn nằm trong tổng diện tích tư điền thổ của các xã. Ở đây, do đầu địa bạ chỉ ghi tư điền thổ nên chúng tôi vẫn xếp vào tư điền và tư thổ nhưng phân thành một loại riêng. Giáo sư Phan Huy Lê, trong địa bạ Thái Bình có xếp loại Thần từ phật tự điền và Thần từ phật tự thổ do bản xã đồng canh vào công điền và công thổ. Rõ ràng với 100 % là tư điền thổ, không có công điền thổ là một đặc điểm độc đáo của ruộng đất Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX. Cũng vào thời gian này, tỷ lệ ruộng tư trên quy mô cả nước dù rất cao nhưng dừng lại ở 82,90 %.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng ruộng đất của 30 xã có địa bạ Gia Long 4 (1805)

Stt Tên xã, thôn Tƣ điền Thổ trạch viên trì Thần từ, phật tự Thực trƣng Lƣu hoang Thực trƣng Lƣu hoang Thực trƣng Lƣu hoang 1 Bình Cầu 109.9.8.9 156.0.4.7 2.5.0.0 0.1.0.0 2 Chỉ Mê 419.5.10.0 4.0.0.0 0.5.7.1 3 Cổ Dạ 77.1.8.6 0.7.0.0 4 Đào Xá 128.5.10.0 4.0.0.0 1.2.0.0 5 Điềm Thuỵ 177.3.7.6 1.0.0.0 6 Điều Khê 9.8.6.0 181.8.4.0 7 Đình Kiều 1.2.0.0 8 Dưỡng Mông 63.9.2.0 2.5.0.0 0.1.0.0 9 Đương Nhân 511.1.9.0 8.8.0.0 0.6.0.0 10 Kha Sơn Hạ 87.9.6.3 155.6.0.0 4.2.0.0 0.7.0.0 11 Thôn Thượng 178.7.5.0 12.2.0.0 0.7.0.0 12 Loa Lâu 347.7.13 11.2.10.0 7.0.0.0 13 Lũ An 334.6.13.3 6.5.0.0 2.0.0.0 14 Lương Tạ 196.4.5.6 8.2.0.0 2.4.0.0 15 Thôn Ngọc Sơn 66.9.8.0 264.4.0.0 2.0.0.0 0.2.0.0 16 Nhã Lộng 800.8.5.9 10.5.0.0 1.1.0.0 17 Thôn Nhị 161.3.0.5 324.2.1.0 4.6.3.0 40.0.0.0 18 Ninh Sơn 341.1.10.2 2.7.0.0 9.1.0.0

Một phần của tài liệu Huyện phú bình tỉnh thái nguyên qua tư liệu địa bạ triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 29)