5. Đề xuất chiến lược Mar Xanh để khắc phục nhược điểm của Công ty: 5.1 Chiến lược Thâm nhập thị trường • Ngoài việc phát triển thị trường trong nước, Trung Nguyên cần phải chú trọng hơn ở thị trường nước ngoài. Hiện nay Trung Nguyên xuất khẩu café đến hơn 43 quốc gia trên thế giới (chiếm 20% sản lượng). Vì vậy đây là thị trường rất có tiềm năng đối với bản thân Trung Nguyên. Người tiêu dung các nước phát triển chi tiêu khá nhiều cho sản phẩm café, họ có thói quen sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cao. Vậy nên muốn thâm nhập trị trường này Trung Nguyên cần có chiến lược cụ thể để quảng bá hình ảnh của mình cho thế giới: o Xuất khẩu trực tiếp qua các trung tâm kinh tế thế giới. Bởi vì môi trường ở đây ít rủi ro và có nền chính trị ổn định. Nên đầu tư, đàm phán để đưa sản phẩm của công ty vào các siêu thị và các cửa tiệm bán lẻ để thăm dò thị trường. Nếu đạt lợi nhuận như mong muốn sẽ phát triển them các tiệm cà phê kinh doanh trực tiệp tại các nước nhập khẩu o Trung Nguyên có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà phân phối trung gian. VD: có thể liên kết với các công ty du lịch ở các nước chuyên về du lịch VN giúp giới thiệu các sản phẩm của công ty. • Trung Nguyên có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài bằng hình thức kênh nhượng quyền kinh doanh. Điều này giúp cho việc thâm nhập thị trường của Trung Nguyên nhanh chóng và có thể thu được một khoản phí nhượng quyền. • Công ty có thể đầu tư trồng café ở các nước có điều kiện thuận lợi, đất nhiều nhưng chưa trồng trọt cây khác. Nhằm giúp công ty mở rộng được nguồn cung cấp nguyên liệu và vừa giúp cho đất nước được đầu tư them xanh. • Công ty có thể mua lại các nhà máy sản xuất café hoặc các loại hạt khác đang xuống cấp để cải tạo lại,, giúp ích cho môi trường 5.2 Chiến lược mở rộng thị trường: Hiện tại các thị trường tiềm năng, khai thác tốt trên thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Singapore. Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Và thị trường Singapore, là cửa ngõ của châu Á mở ra thế giới, có nền tảng vững chắc về tài chính, kinh tế, hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt sẽ tạo cơ hội cho Trung Nguyên phát triển. Tóm lại Trung Nguyên nên tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại – Đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vì đây là quốc gia giáp ranh giới với Việt Nam và là quốc gia đông dân nên nếu đầu tư nhà máy chế biến sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển mà thuê nhân công.
Trang 11.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch
vụ phân phối, bán lẻ hiện đại Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với
10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng
16/06/1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột[3]
20/08/1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP HCM [4]
2000: Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình Nhượng quyền[4]
Trang 22001: Nhượng quyền thành công tại Nhật bản
9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore
23/11/2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời [5]2008: thành lập văn phòng tại Singapore
2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu nhất [6]
2014: Ra mắt Đại Siêu Thị Cà Phê - càfe.net.vn[7]
Tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, trung Nguyên có hơn 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công
ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và
5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua
hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước
a Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho mộtkhát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởngthức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung
Nguyên đậm đà văn hóa Việt
b Giá trị cốt lõi:
1 Khơi nguồn sáng tạo
2 Phát triển và bảo vệ thương hiệu
3 Lấy người tiêu dùng làm tâm
Trang 34 Gầy dựng thành công cùng đối tác
5 Phát triển nguồn nhân lực mạnh
6 Lấy hiệu quả làm nền tảng
7 Góp phần xây dựng cộng đồng
c Ý nghĩa Logo
Logo sản phẩm cà phê diễn đạt một phong cách hiện đại
Khối không gian ba chiều được khắc nổi trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng khác sắc xảo Cấu trúc hình tháp thể hiện khát khao vươn lên, đặt trên nền nâu biểu lộ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển
- Bảng hiệu Trung Nguyên sử dụng gam màu nóng với các màu chủ đạo là đỏ, vàng, nâu Những màu sắc đầy sức sống thể hiện sự trẻ trung và nhiệt huyết mãnh liệt của tuổi trẻ Trung Nguyên chọn nâu là sắc màu chính, vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc
- Đường tròn tượng trưng cho sự hợp nhất và đoàn kết Đường tròn không trọn vẹn thể hiện cuộc sống chân thực như nó vốn có: vẫn còn những khiếm khuyết, những khoảng trống cần lấp đầy Đường tròn là một nét cọ ngẫu hứng đầy sáng tạo, như một nét
vẽ nguệch ngoạc vào đêm, mang cái hồn tinh túy, đậm đà hương vị cà phê phả vào cuộc sống Đây là một góc nhìn mới của tách cà phê, thể hiện sự sáng tạo là động lực thúc đẩy mọi hành động của Trung Nguyên và hệ thống cửa hàng nhượng quyền
d Ý nghĩa câu slogan “Khơi nguồn sáng tạo”
Thể hiện kỳ vọng: Bên tách cà phê Trung Nguyên người tiêu dùng luôn có nhiều ý tưởng mới lạ, những ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên thành công chọ họ, của gia đình và
sự hưng thịnh của quốc gia
2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MAR XANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
Trang 4Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tương đối nặng nề và hơn lúc nào hết vấn đề trách nhiệm
xã hội của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh đang được bàn luận rất nhiều trên hệ thống truyền thông trong nước Một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam càng ngày càng trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn, kể cả trên phương diện hệ thống luật pháp, các cơ quan đặc trách về môi trường và những biện pháp nghiêm khắc nhằm vào Công ty Vedan vừa rồi dường như chỉ là sự mở màn Có thể xem đây là hồi chuông cảnh báo nhằm vào những marketer, manager “truyền thống” nhưng mặt khác cũng là lúc cho các ý tưởng sáng tạo tung tuyệt chiêu Một chiến lược marketing xanh hợp lý vào thời điểm này, khi cả xã hội, chính phủ, truyền thông và người dân đang sôi sục với vấn đề môi sinh, sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh
mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác
Như đã nói ở trên, điều cốt lõi của mọi chiến lược marketing xanh là đặt người tiêu dùng ở vị trí trung tâm, thức tỉnh và thỏa mãn nhu cầu xanh của họ Thế nhưng trong thời gian qua, thái độ của các doanh nghiệp trong nước với chủ đề xanh còn mang tính đối phó, với quan niệm rằng “môi sinh” là trách nhiệm và gánh nặng của doanh nghiệp
Một trong những chiến lược xanh mang tính chủ động trong thời gian qua, được truyền thông đề cập nhiều là trường hợp Tập đoàn Siêu thị Metro quyết định bán túi cói cho khách hàng thay vì cung cấp miễn phí túi nilon cho họ như trước Nhiều chuyên gia cho đây là một quyết định “chủ động đón đầu” của doanh nghiệp (xu hướng cấm sử dụng túi nilon đang trở nên phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới), hướng tới đánh thức nhu cầu xanh của người tiêu dùng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp với xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng phương án của Metro, bán túi thay
vì cung cấp miễn phí bao nilon, có thể sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của khách hàng do lợi ích trước mắt của họ bị ảnh hưởng
Thực trạng Marketing xanh tại Việt Nam: Ở Việt Nam chúng ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng Trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường ngày càng
Trang 5trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn, điển hình như sau vụ xả thải của Vedan đã làm người tiêu dùng bất bình và khiến chính công ty ấy làm mất đi lòng tin nơi người tiêu dùng Trên thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp có thái độ đối phó, họ không coi việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên vẫn còn có doanh nghiệp sử dụng marketing xanh hết sức hiệu quả như việc kêu gọi người dân tái sử dụng sản phẩm hoặc tái chế một cách triệt để nhằm hạn chế rác thải tác động xấu đến môi trường
Một doanh nghiệp quảng cáo thức uống ‘Trà Xanh’ thì sản phẩm phải đi từ nguyên liệu trà xanh thiên nhiên chứ không phải là các loại hương liệu tổng hợp; ‘sữa tươi 100%’ phải là sữa tươi thực sự từ con bò sữa chứ không phải là sữa nước ‘hoàn nguyên’ sản xuất từ nguyên liệu bột sữa.
Các chương trình truyền thông xã hội là một trong những động thái tích cực góp phần ‘xanh’ hoá lối sống của cộng đồng Không thể đợi đến khi cuộc sống sung túc thì mới bàn đến lối sống văn minh Đây là những việc làm mang tính giáo dục và có ý nghĩa lâu dài theo hướng tuyên truyền và giáo dục theo những phương cách gần gũi và sáng tạo day trên nguyên tắc tạo ra sự ‘thích thú’ trước rồi hãy đưa ra ‘lời khuyên’, ví dụ điển hình nhất cho giải pháp này là đoạn phim quảng cáo “Rác cũng có Gôn của Rác” do Dentsu thực hiện và chiếu trên VTV trong mùa World Cup 2010.
Tiếp thị vì mục đích xã hội, hay việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp khi mà nhận thức của xã hội ngày càng được nâng cao Một doanh nghiệp không chú ý đến nâng cao giá trị, uy tín của mình thông qua tiếp thị vì xã hội hay tuân thủ nghiêm túc việc thực thi trách nhiệm
xã hội ngày nay hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp đến tình huống đối mặt với sự thách thức uy tín hay thậm chí là sự tẩy chay của cộng đồng đối với sản phẩm và như thế không khác nguy cơ phá sản doanh nghiệp mà Vedan và BP là những tình huống điển hình
=> Nhìn chung, marketing xanh còn rất mới mẻ đối với đa số công ty ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp còn e dè trong việc thực hiện chiến lược Marketing xanh Vì phải nâng giá lên để quảng bá thương hiệu của mình xanh khiến không ít công ty gặp khó
Trang 6khăn khi người tiêu dùng luôn ưu ái hơn đối với các sản phẩm có giá cả phải chăng Vấn
đề trước mắt là phải cân đối giữa lợi ích môi trường và doanh thu của công ty
2.1 Tình hình thị trường
Cà phê là một trong những ngành có sức hấp dẫn cao tại Việt Nam Điều đó được thể hiện từ sự đấu đá tranh mua cà phê nhân của các doanh nghiệp, đến sự tranh giành thị phần của 3 hãng cà phê Nestlé, Trung Nguyên, Vinacafé Biên Hòa và ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp của nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam
Là quốc gia nổi tiếng với cà phê Robusta và xếp thứ hai thế giới sau Brazil, năm
2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,7 triệu tấn với mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 30,1% về khối lượng, 30,9% giá trị so với cùng kỳ năm trước Đặc biệt, các quán
cà phê rất phổ biến ở Việt Nam có mức tiêu thụ nội địa ngày một tăng, riêng năm 2014 là 96.000 kg cà phê
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 Thị trường được chia thành 2 phân khúc rõ ràng
Cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn thị trường (+13%)
Trong năm 2013 và quý 1/2014, sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam cả về thị phần và sản lượng; với đà tăng trưởng này, dự đoán G7 sẽ tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại Việt Nam
Thông tin trên vừa được đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên công bố sáng nay (4/7) tại buổi họp báo thông tin các số liệu nghiên cứu thị trường của Công ty
AC Nielsen và Kantar Worldpanel về vị thế của thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói chung và sản phẩm cà phê hòa tan G7 nói riêng tại thị trường Việt Nam Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel xác nhận: Cà phê hòa tan G7 là nhãn hiệu được người
Trang 7tiêu dùng yêu thích và mua dùng nhiều nhất; từ năm 2009 đến 2011, cà phê Trung Nguyên là thương hiệu số một tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất.
Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc
Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 7 triệu tấn
Trung Nguyên tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, ngoài xuất khẩu hàng hóa sẽ mở quán Trung Nguyên sau khi thỏa thuận hợp tác nhượng quyền thương hiệu của Trung Nguyên tại nước này Công ty Rice Field (Mỹ) đã chính thức nhận làm đại lý của Trung Nguyên vào năm 2003
Trung Nguyên đã mua lại các nhà rang xay tại Mỹ và mở cửa hiệu tại Seatle, New York và Boston Trung Nguyên đã “tuyên chiến” với Starbucks ngay tại gốc của hãng này-Seattle và kế đó là lấn tới Newyork và Boston
2.2 Tình hình sản phẩm
Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng hiệu quả, các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất cà phê hòa tan cũng như các loại cà phê khác đều bắt nguồn từ các nông trại ca phê do chính Trung Nguyên đầu tư , điều này góp phần giúp Trung Nguyên quản lý nguồn nguyên liệu chặt chẽ cũng như bảo vệ môi trường ngay từ khâu đầu vào
Trang 8Hiện nay, Trung Nguyên đang mở rộng 1000 ha cà phê bền vững ở Đắk Lắk , góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê xanh , sạch lên 2500ha
Bằng việc áp dụng tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu, Trung Nguyên đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về thương mại và công ước quốc tế
Trung Nguyên là thương hiệu dẫn đầu trong phân khúc cà phê rang xay với 10 triệu/17 triệu hộ gia đình chọn và sử dụng Trung Nguyên Trung bình mỗi hỗ gia đình có
2 người trưởng thành sử dụng cà phê thì con số người tiêu dùng uống cà phê rang xay Trung Nguyên tại nhà là 20 triệu người, chiếm ¼ dân số Việt Nam
Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 được được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất và được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia
Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 dòng sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung cấp và thông thường
• Sản phẩm cao cấp, với các loại: (giá từ 3.3 triệu đ/sản phẩm tới 16 triệu đ/sản phẩm)
o Weasel: Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm vì thế cà phê Chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới
Trang 9o Legende: Công nghệ ủ men sinh học độc đáo.
• Sản phẩm trung cấp: (giá từ 70.000đ/ sản phẩm tới 2 triệu đ/ sản phẩm)
o Passiona (gói 250g) thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp
o Cà phê gourmet blent (250g - 500g): vị đậm đà với nước pha màu nâu sánh
o House blend (250g & 500g): Hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha màu nâu sánh
o Cà phê hòa tan G7 Cappuchino
o Cà phê đóng gói Sáng tạo
o Cà phê hạt rang xay (11 loại)
Trang 10• Sản phẩm phổ thông: (giá từ 21.000đ/ sản phẩm tới 103.000đ/ sản phẩm)
o Cà phê hòa tan G7 3 in 1
o Cà phê hòa tan G7 2 in1:(cà phê và đường)
2.3 Tình hình cạnh tranh
Nói đến các đối thủ cạnh tranh chính của Trung Nguyên chúng ta có thể nhắc tới các công ty sau:
a) Nescafe của Nestle :
Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm Tại Việt Nam thương hiệu này đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người và là một trong những thương hiệu có thị phần cao tại Việt Nam Hiện tại, Nescafe có một nhà máy sản
Trang 11xuất café hòa tan với công suất 1000 tấn/năm cho phép công ty có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh, Nestlé Việt Nam tuân thủ triệt để những quy định của nhà nước cũng như các chính sách của tập đoàn về môi trường, bên cạnh đó công ty liên tục có những sáng kiến tích cực nhằm bảo vệ môi trường tại nơi hoạt động cũng như góp phần đưa những sáng kiến này tới cộng đồng Một trong những ví
dụ điển hình đó là nỗ lực giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất tới 35% trong những năm gần đây, góp phần tiết kiệm được khoảng 65 triệu lít nước mỗi năm Dự án NESCAFÉ Plan do Nestlé triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên đã hướng dẫn nông dân trồng cà phê phương pháp tưới tiết kiệm nước, giúp tiết kiệm nước tưới từ 700 lít/cây xuống còn 400 lít/ cây, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế
b) Vinacafe của Công ty CP café Biên Hòa:
Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phần cao tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của mình
Với nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 3000 tấn/năm Vinacafe đã trởthành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan Như vậy, cùng với Nescafe thì Vinacafe được coi là đối thủ đáng gờm nhất mà Trung Nguyên phải đối mặt từ trước đến nay
Vấp phải sự bức xúc từ dư luận trong vấn đề quảng cáo không đúng sự thật khi khẳng định cà phê được tuyển chọn từ 8 vùng đặc sản- thực tế không đúng như vậy , đã phần nào làm giảm đi niềm tin nơi người tiêu dùng Không những thế, vinacafe lại là quảng cáo “ cà phê thật” đã bị các công ty cà phê khác đệ đơn kiện khiến bản thân doanh nghiệp gặp không ít rắc rối, đó là điểm trừ trong lòng người tiêu dùng
c) Café Vinamilk của Công ty CP sữa Việt Nam- Vinamilk:
Vinamilk có một nhà máy cà phê với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu đô la Mỹ, trên diện tích khuôn viên tới 60,000 m2 tại Bình Dương Nhà máy có công suất 1,500 tấn/năm
Trang 12Mặc dù trước đây, người ta chỉ biết đến Vinamilk là một công ty chuyên sản xuất sữa, nhưng với tham vọng đa dạng hóa sản phẩm, Vinamilk đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm café hòa tan lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào tháng 7/2006 Tuy ra đời sau Nescafe, Vinacafe và Trung Nguyên nhưng với những nỗ lực không ngừng của mình thì trong thời gian không xa Vinamilk có thể tìm ra chỗ đứng của mình trên thị trường này.
Với việc sử dụng hệ thống đèn led giúp tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước sau
xử lý để tưới cây…đã được nhận giải thưởng môi trường của TP.HCM năm 2014 Góp phần quảng bá thương hiệu cho sản phẩm xanh của công ty
2.4 Tình hình phân phối
Với hơn 2.500 quán cà phê Trung Nguyên và 10.000 quán có bán cà phê Trung Nguyên, không thương hiệu nào vượt qua trung nguyên về hệ thống chuỗi quán.có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, TrungQuốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina
Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phânphối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…), nhàbán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Trung Nguyên đã phát triển một
hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn vớikhách hàng Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối, 7000điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thếgiới Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP BlueWay, công ty CP Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…
Trung gian phân phối hiện đại là hệ thống G7 Mart Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước
Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần
Trang 13nhà.Chính vì vậy, những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các con hẻm Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và ứng dụng IT trong quá trình quản lý.
Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất lại có các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm các cửa hàng G7mart chuẩn và các cửa hàng thành viên Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm Về lâu dài, theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào VN từ năm 1998, chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống Franchise bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina
Một loạt các quán với diện mạo mới của chuỗi quán nhượng quyền Trung Nguyên gắn liền với tinh thần sáng tạo, văn hóa nghệ thuật như: Hội quán không gian sáng tạo,
Cà phê thứ 7, Hội quán sáng tạo thanh niên, Cà phê sách, góp phần mang đến hình ảnh mới chuyên nghiệp hơn của chuỗi quán cà phê nhượng quyền Trung Nguyên
3 Phân tích cơ hội Marketing Xanh tại công ty:
3.1 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài:
a) Môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô):
Kinh tế:
- Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do đã và đang chuẩn bị được ký kết TPP tạo ra cơ hội cho DN vươn lên khi tác động tổng thể đến môi trường
Trang 14kinh doanh của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường.
- Mỹ là nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới và có nhu cầu về nông sản tương đối lớn trong đó không thể không nhắc đến là cà phê chính vì thế đây là một thị trường đầy tiềm năng cho cà phê Trung Nguyên khi muốn vươn rộng ra thị trường thế giới
Dân số:
Dân số Việt Nam ngày càng được gia tăng và số lượng dân số trẻ cũng khá cao, đây
là điều kiện thuận lợi với Trung Nguyên vì người trẻ tiếp thu với nền văn minh thế giới nên việc uống cà phê đã trở thành thói quen 70% dân sinh sống ngoài các thành phố lớn
ưa chuộng loại cà phê hòa tan
Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng
về nam giới (59%) Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan
từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%)
Chính trị - pháp luật:
- Cà phê được Nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó thành lập nên Hiệp hội cà phê để tránh các tình trạng độc quyền, bảo vệ lợi ích của cà phê Việt Nam
- Hỗ trợ lãi suất, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản… đặc biệt
là café
- Các thủ tục thuế quan khi xuất khẩu qua các nước còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở Hoa Kỳ Họ yêu cầu phải có các tiêu chuẩn về cà phê, nơi xuất xứ rõ ràng, quy trình sản xuất cà phê
Văn hóa:
- Có vị trí ngay tại Buôn Ma Thuột, quê hương của cà phê nên dễ dàng tạo được sự tương đồng về văn hóa với các cơ sở cung cấp cà phê cũng như tạo nét đặc trưng về cà phê Việt Nam trong từng sản phẩm của mình Hương vị café đậm đà đã trở nên quen