PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI THẢM CỎ BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI NÀY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GVHD: TRẦN VĂN PHƯỚC NHÓM: 4 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG 1. Hệ sinh thái cỏ biển 1.1 Đa dạng loài và phân bố 1.2 Phân bố sinh thái 1.3 Vai trò của hệ sinh thái thảm cỏ biển 1.4 Hiện trạng kinh tế 2. Nguồn lợi sinh thái trong hệ sinh thái cỏ biển 2.1 Nguồn giống cá 2.2 Nguồn giống tôm 2.3 Nguồn giống cua 2.4 Động vật đáy trong thảm cỏ biển 2.5 Rong biển 2.6 Dugong và rùa biển 3 Sự suy giảm hệ sinh thái cỏ biển và hậu quả 4 Nguyên nhân suy thoái thảm cỏ biển 6.1 Tác động của thiên nhiên 6.2 Hoạt động con người 5 Quản lý và phát triển hệ sinh thái cỏ biển 5.1 Thuận lợi 5.2 Khó khăn 5.3 Cơ hội 5.4 Thách 6 Giải pháp III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cỏ biển thuộc ngành hạt kín, thích nghi hoàn toàn với môi trường ngập nước. Tuy số loài cỏ biển không nhiều và diện tích phân bố hẹp (toàn thế giới có 58 loài phân bố trên 600000 km2) nhưng hệ sinh thái (HST) cỏ biển lại có vai trò quan trọng. Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Càng ngày người ta càng nhận ra vai trò rất quan trọng của HST cỏ biển trong biển và đại dương. Ở Việt Nam cỏ biển ít được nghiên cứu khi so với các khu hệ động thực vật biển khác như rong biển, rừng ngập mặn, sinh vật phù du, động vật đáy không xương sống, cá , chim, bò sát và thú. Có một số nguyên nhân dẫn tới sự bỏ sót trên: thứ nhất, các nhà lập kế hoạch nghiên cứu khoa học cũng như các nhà quản lý không coi HST cỏ biển quan trọng như các HST khác; thứ hai là cỏ biển có số loài tương đối ít và thứ 3 là chúng không phải thực phẩm trực tiếp cho con người cũng như trước mắt không được khai thác vì mục đích thương mại. Các kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy HST cỏ biển là một trong những HST biển rất nhạy cảm dễ bị tổn thương khi môi trường sống của chúng thay đổi. Cũng như cỏ biển của các nước trên thế giới và trong khu vực ASEAN, HST cỏ biển của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. Theo thống kê, trong hao thập niên gần đây diện tích các thảm cỏ biển của nước ta đã giảm đi 4060%. Nguyên nhân của sự suy thoái HST cỏ biển ở nước ta là do hang loạt các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người gây ra. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để giảm thiểu tốc độ suy thoái HST cỏ biển góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển. II. NỘI DUNG 1 Hệ sinh thái cỏ biển 1.1 Đa dạng loài và phân bố Số loài cỏ biển trên toàn thế giới đến nay đã biết khoảng 60 loài thuộc 2 bộ Alismatales và Potamogetonales ,Ở Việt Nam phân tích các mẫu cỏ biển lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học Hải Phòng thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, thu được trong các cuộc khảo sát ở một số vùng ven biển và đảo (Long Châu, đảo Trần, Bạch Long, quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quí, Phú Quốc đă xác định được 14 loài cỏ biển như Halophila beccarii (cỏ nàn), H. decipiens (cỏ xoan đơn), H. ovalis, (cỏ xoan), H. minor (cỏ xoan nhỏ), Thalassia hemprichii (cỏ vích), Enhalus acoroides (cỏ dừa biển) Halodule pinifolia (hẹ tròn), H. uninervis (hẹ ba răng), Syringodium isoetifolium (năn biển), Cymodocea rotundata(kiệu tròn), C. serrulata (kiệu răng cưa), Thalassodendron ciliatum (cỏ đốt tre), Zostera japonica (cỏ lươn nhật), Ruppia maritima (cỏ kim)… Dưới đây là hình thái và đặc điểm phân loại của các loài cỏ biển ở Việt Nam
Trang 1PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI THẢM CỎ BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HỆ SINH THÁI NÀY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
GVHD: TRẦN VĂN PHƯỚC NHÓM: 4
Trang 2MỤC LỤC
1. Hệ sinh thái cỏ biển
1.1 Đa dạng loài và phân bố1.2 Phân bố sinh thái1.3 Vai trò của hệ sinh thái thảm cỏ biển1.4 Hiện trạng kinh tế
2. Nguồn lợi sinh thái trong hệ sinh thái cỏ biển
II.1 Nguồn giống cáII.2 Nguồn giống tômII.3 Nguồn giống cuaII.4 Động vật đáy trong thảm cỏ biểnII.5 Rong biển
II.6 Dugong và rùa biển
3 Sự suy giảm hệ sinh thái cỏ biển và hậu quả
4 Nguyên nhân suy thoái thảm cỏ biển
6.1 Tác động của thiên nhiên6.2 Hoạt động con người
5 Quản lý và phát triển hệ sinh thái cỏ biển
5.1 Thuận lợi5.2 Khó khăn5.3 Cơ hội5.4 Thách
6 Giải pháp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cỏ biển thuộc ngành hạt kín, thích nghi hoàn toàn với môi trường ngập nước Tuy số loài cỏ biển không nhiều và diện tích phân bố hẹp (toàn thế giới có 58 loài phân bố trên 600000 km2) nhưng hệ sinh thái (HST) cỏ biển lại có vai trò quan trọng Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng
Trang 3hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao Càng ngày người ta càng nhận ra vai trò rất quan trọng của HST cỏ biển trong biển và đại dương.
Ở Việt Nam cỏ biển ít được nghiên cứu khi so với các khu hệ động thực vật biển khác như rong biển, rừng ngập mặn, sinh vật phù du, động vật đáy không xương sống, cá , chim, bò sát và thú
Có một số nguyên nhân dẫn tới sự bỏ sót trên: thứ nhất, các nhà lập kế hoạch nghiên cứu khoa học cũng như các nhà quản lý không coi HST cỏ biển quan trọng như các HST khác; thứ hai là cỏ biển có số loài tương đối ít và thứ 3 là chúng không phải thực phẩm trực tiếp cho con người cũng như trước mắt không được khai thác vì mục đích thương mại
Các kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy HST cỏ biển là một trong những HST biển rất nhạy cảm dễ bị tổn thương khi môi trường sống của chúng thay đổi Cũng như cỏ biển của các nước trên thế giới và trong khu vực ASEAN, HST cỏ biển của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng Theo thống kê, trong hao thập niên gần đây diện tích các thảm cỏ biển của nước ta đã giảm đi 40-60% Nguyên nhân của sự suy thoái HST cỏ biển ở nước ta là do hang loạt các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người gây ra
Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để giảm thiểu tốc độ suy thoái HST cỏ biển góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển
1 Hệ sinh thái cỏ biển
1.1 Đa dạng loài và phân bố
Số loài cỏ biển trên toàn thế giới đến nay đã biết khoảng 60 loài thuộc 2 bộ Alismatales và Potamogetonales ,Ở Việt Nam phân tích các mẫu cỏ biển lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học Hải Phòng thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, thu được trong các cuộc khảo sát ở một số vùng ven biển và đảo (Long Châu, đảo Trần, Bạch Long, quần đảo Trường Sa, Côn
Đảo, Phú Quí, Phú Quốc đă xác định được 14 loài cỏ biển như Halophila beccarii (cỏ
nàn), H decipiens (cỏ xoan đơn), H ovalis, (cỏ xoan), H minor (cỏ xoan nhỏ), Thalassia
hemprichii (cỏ vích), Enhalus acoroides (cỏ dừa biển) Halodule pinifolia (hẹ tròn), H
uninervis (hẹ ba răng), Syringodium isoetifolium (năn biển), Cymodocea rotundata(kiệu
tròn), C serrulata (kiệu răng cưa), Thalassodendron ciliatum (cỏ đốt tre), Zostera
japonica (cỏ lươn nhật), Ruppia maritima (cỏ kim)…
Trang 4Dưới đây là hình thái và đặc điểm phân loại của các loài cỏ biển ở Việt Nam
Bảng 1: đặc điểm hình thái và đặc điểm phân loại của một số loài cỏ biển ở Việt Nam
• Hiện diện ở những bãi rạn cạn và bằng phẳng
2.Cymodocea serrulata (CS)
• Lá dạng hẹp thẳng, rộng 5-9mm
• Đầu lá răng cưa
• Vỏ bọc cuống lá dạng tam giác hẹp ở gốc
• Các thẹo lá không hình thành những vòng tròn liên tục trên thân
• Hiện diện ở bãi phẳng dưới triều và những bờ cát
3.Enhalus acoroides (EA)
• Lá dạng dải băng rất dài, từ 30-150 cm
• Lá có đầu cong vào trong
• Vỏ bọc cuống lá dày, có các rễ và lông dài màu đen
Trang 5• Tìm thấy ở vùng nước cạn/bãi cát vùng triều/những bãi bùn (thường tiếp giáp với rừng sác)
4.Halodule pinifolia (HP)
• Lá nhỏ, dài đến 20cm
• Lá có 1 gân trung tâm
• Gân lá trung tâm sậm màu chẻ đôi ở phần đầu lá
• Thường có bọc cuống lá màu nhạt, có các thẹo lá màu đen rõ
• Tìm thấy ở những bờ cát vùng triều
5.Halodule uninervis (HU)
• Thường lớn hơn Halodule pinifolia
• Đầu lá có 3 đỉnh
• Có 1 gân trung tâm chạy dọc chiều dài lá
• Bọc cuống lá thường màu kem nhạt, có những thẹo lá màu đen rõ
• Là loại thức ăn ưa thích của bò biển (Dugong)
• Tìm thấy ở thủy vực cạn/những bãi bùn hoặc cát vùng triều
Trang 6• Thường xuất hiện ở khu vực trên triều mọc ở bùn hoặc cát bùn vùng cửa sông hoặc ven biển
7 Halophila decipiens (HD)
• Dạng lá nhỏ mỏng hình oval, dài 2.5cm
1-• Có 6-8 gân xéo
• Có lông trên cả 2 mặt lá
• Hiện diện ở vùng dưới triều (>10m)
8. Halophila ovalis (HO)
• Lá hình oval mọc thành cặp
• Có 8 gân xéo trở lên
• Không có lông trên mặt lá
• Thức ăn ưu thích của bò biển
• Tìm thấy từ vùng triều đến dưới triều
Trang 7• Tìm thấy ở bãi cát vùng triều hay vùng nước cạn
11.Syringodium isoetifolium (SI)
• Lá hình trục tròn như sợi mì spaghetti
• Đầu lá mỏng dần về 1 điểm
• Lá dài 7-30cm
Trang 9• Tìm thấy ở bãi rạn cạn và
những bãi cát
nhánh có 1 chùm lá hình băng cong
Trang 10nơi có nhiều đầm phá và vịnh rất phù hợp cho sự phát triển của các loài cỏ biển Các loài cỏ biển
ưu thế là Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, Halodule uninervis, Halophila ovalis và Zostera japonica Các bãi cỏ biển được hình thành đơn độc hoặc kếp hợp với các loài khác tạo thành quần xã hỗn hợp Ở Việt Nam, các bãi cỏ biển có diện tích từ 15 đến 2.000 ha mọc mọc trên các nền đáy khác nhau: đáy mềm trong vịnh, đầm phá (bùn, cát bùn hay cát) và đáy cứng trên các vùng triều (lẫn trên các mảnh san hô chết)
• Vùng Triều
Độ muối trong nước biển ở các vùng triêu hay quanh các đảo khá ổn định, nước biển trong
và song lớn Có khoản 3000 hòn đảo nằm ven bờ và biển Việt Nam, gồm một số đảo xa như Hoang Sa cách Đà Nẵng 300km về phía Đông ; đảo Trường Sa cách đông Nam Nha Trang 500km; và Bạch Long Vĩ cách cảng Hải Phòng 100km về phía Bắc Nhìn chung, bao quanh các đảo này là các bãi triều lớn có nhiều loài cỏ biển sinh trưởng và chịu đựng được nồng độ muối cao Các loài thường thấy là Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, Halodule uninervis, Halophila ovalis và H.pinifolia Ba loài Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, H ovalis thường chiếm ưu thế trên các nền đáy san hô cát ở vùng ven biển Khánh Hòa và Ninh Thuận Ở các bãi triều , nơi các rạn san hô bảo vệ cỏ biển bởi hoạt động của sóng như ở Ninh Hải (Ninh Thuận) cỏ biển đa dạng với sự xuất hiện của Enhalus acoroides, Cymodocea spp, Halophila spp và Halodule univervis Đôi khi những loài này sống chung với cỏ Halophila ovalis Các bãi cỏ này cung cấp nơi sinh cư cho nhiều loài sinh vật biển sinh sống tìm kiếm thức ăn
• Vùng cửa sông và rừng ngập mặn
Ở vùng cửa sông và rừng ngập mặn có ít loài cỏ biển hơn vùng triều Một số loài như: Halodule Univervis, Halophila ovalis, Halophila beccarii và Cymodocea rotundatata là thường gặp Trong đầm nuôi trồng hải sản hay rừng ngập mặn, các loài Halophila ovalis, Halophila beccariilà phổ biến trên các bãi bùn hay cát bùn Trong các rãnh mương Halophila ovalis, Halophila beccarii bao phủ nền đáy (mật độ tối đa là hơn 10000 chồi /m vuông) Đặc biệt, loài Zostera japonica phân bố rộng ở vùng cửa sông phía bắc vf miền trung Việt Nam Cỏ biển mọc dọc ven hai bờ sông và xâm nhập vào 3-4 km ngược dòng sông, thậm chí 7km vào nội địa (cửa sông Nhật Lệ, Quảng Bình)
Trang 11nồng độ muối cao hơn, đã tìm được ba loài cỏ biển: Thalassia hemprichii, Halodule pinifolia
và Halophila ovalis, vịnh Đà Nẵng, Thị Nại (Bình Định), Cù Mông, O Loan( Phú Yên), Vân Phong, Nha Trang(Khánh Hòa) là nơi rất phù hợp cho sự sinh trưởng của cỏ biển Điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển là đáy bùn hặc cát bùn (Nguyễn Trọng Nho 1994, Nguyễn Hữu Đại 20020
1.2 Phân bố sinh thái
•Độ sâu
Ở vùng biển phía bắc độ trong của nước thấp (0,7-3m), đặc biệt vùng cửa sông Hầu hết các loại cỏ biển sinh trưởng ở vùng triều giữa, vùng triều thấp tới độ sâu 3-5m
Bảng2: Phân bố theo độ sâu của cỏ biển ở Ninh Hòa (Khánh Hòa)
(g khô/m2)Triều thấp đến 3m H ovalis
4068342389
3-5m C serrulata
H ovalis
H uninervis
46021002600
3240
Nguồn: Nguyễn Hữu Đại & sll, 1998 [58]
Ở vùng biển phía Nam, cỏ biển được phát hiện thấy ở mức triều thấp 1-2m đến độ sâu 15m, nhưng phần lớn phân bố tập trung từ triều thấp cho tới độ sâu 2-3m Các mặt cắt được đặt ở Ninh Hòa ( Khánh Hòa ) cho thấy sự phân bố của một số loài cỏ biển phụ thuộc vào độ sâu như
10-sự biến động mật độ và sinh khối (bảng 3.4) Nghiên cứu về phân bố của cỏ biển ở vinh Côn Sơn thực hiện vào năm 1998 (Bà Rịa Vũng Tàu) thấy rằng từ mức triều thấp đến độ sâu 10-15m có các
loài H pinifolia, Halophila ovalis, H.uninervis, T.hemprichii,C.serrulata, S.isoetifolium,
H.decipiens Hai loài H.decipiens và C.serrulata thường ở độ sâu 15=20m (Loo, 1994).
Trang 12- Nhóm thích ứng với độ muối thấp (dưới 25%o): Halophila beccarii, Ruppia maritime
- Nhóm thích ứng với độ muối cao trên 25%o : Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii,
Cymodocea serrulata, Cymodocea rtundatata, Thalassodendron ciliatum, Hlodule
uninervis, H.decipiens, H.minor
• Nền đáy
Các loại cỏ biển khác nhau có thể phân biệt bởi sự thích nghi của chúng với các loại chất
đáy Zostera japonica thường xuất hiện ở vùng triều kín, cửa sông hay đầm phá nước lợ trên nền đáy bùn sét bột và bùn nhão Halophila ovalis, Halophila beccarii, Ruppia maritime phổ
biến ở vùng triều ven sông, đầm nuôi thủy sản với trầm tích bùn sét và vùng có nền đáy là cát nhỏ Ở đầm Lập An ( Huế), những loài này mọc từ vùng triều đến rìa rừng ngập mặn Ở Côn
Đảo Thalassia hemprichii mọc trên nền đáy là cát san hô hay các mảnh vụn san hô trên các rạn san hô chết vùng dưới triều Cymodocea serulata phổ biến ở nền đáy bùn cát và cát san
hô và ít thấy trên nền cát thô và sỏi (bảng 3.5)
Bảng 3: Phân bố cỏ biển liên quan đến chất đáy
Loại trầm tích Dạng trầm tích Loài cỏ biển đặc
trưng
Địa điểm
Bùn Bùn bột nhỏ Zostera japonica Đầm Buôn (Quảng
Ninh)Bùn sét bột Halophia ovalis Cát Bà (Hải Phòng)Bùn sét bột Ruppia maritima,
Halophila beocarii
Xuân Lộc (Thanh Hóa), Kim Trung (Ninh Bình)Bùn cát Bột lớn Halodule pinifolia Hòn Nồm ( Quảng
Bình)Cát nhỏ Halodule pinifolia Tam Giang, Lăng Cô
(Huế), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)Bùn cát Enhalus acoroides Cam Ranh (Khánh
Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang)
semulata, Thalassia hemprichii
Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu)
Trang 13Nhiều người đã rất quan tâm đến các sản phẩm của khu hệ cỏ thủy sinh vùng CSNL, họ cho rằng bãi cỏ thủy sinh có vai trò quan trọng về mặt năng suất sinh học trong hệ thủy sinh
Nó đóng góp vào sự phát triển của những sinh vật bậc cao hơn, thông qua chuỗi thức ăn, tạo nơi che chở và lưu trú tránh địch hại cho động vật không xương sống có vỏ, cũng như các giai đoạn ấu niên (juvenile) của các loài thủy sản Ngoài ra chúng còn tạo nền cho sự phát triển của những tập đoàn thực vật phụ sinh phong phú Mặt khác, bằng cách sa lắng chất lơ lững, hấp thụ chất dinh dưỡng và những chất hòa tan khác, cỏ thủy sinh giúp làm tăng độ
trong và giúp làm tốt chất lượng chung của nước vùng CSNL
Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản lượng sinh khối cao, cỏ biển có khả năng tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của thủy vực Điều này còn được bổ sung bởi quá trình trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá và nền đáy Một chức năng quan trọng khác của thảm cỏ biển là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống cho biển Các thảm cỏ biển thường phát triển ở vùng trung gian của rừng ngập mặn và rạn san hô hoặc là vùng đệm của hai hệ sinh thái khác nhau Vì vậy, chúng trở thành điểm dừng chân của nhiều loài cá, động vật không xương sống, thú và bò sát Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu cũng như nguồn dinh dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành bãi ương giống chất lượng cao của nhiều sinh vật Nguồn giống sau khi được nuôi dưỡng ở đây sẽ phát tán đến các hệ xung quanh ra biển khơi
Tóm lại cỏ biển có những vai trò chính sau:
- Vai trò điều chỉnh: những thảm cỏ biển có thể làm thay đổi các quá trình sinh thái thủy vực, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định vùng đới bờ, góp phần chống xói lở vùng bờ biển Chúng còn là chỉ thị sinh học và tham gia làm sạch nước thải công nghiệp và sinh hoạt
- Vai trò cung cấp: nơi nuôi trồng, khai thác, nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống, nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật thủy sinh
- Vai trò sản xuất: vật chất hữu cơ, nguồn gen, thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng
- Vai trò thông tin: nghiên cứu học tập, du lịch và giải trí
Thảm cỏ biển dày với hệ thống rễ neo chặt vào nền đáy có tác dụng làm giảm năng
lượng của sóng, dòng chảy và nhờ vậy chúng có khả năng chống xói lở, bảo vệ đường bờ biển Ở những vùng chịu nhiều bão tố, cỏ biển có vai trò lưu giữ trầm tích nhờ hệ thống thân, rễ ngầm và nhờ vậy tạo nên vùng đệm chống sóng gió Mặt khác, thảm cỏ biển là
bộ máy có hiệu quả cao đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng, chất thải từ đất liền và có vai trò như những bẫy trầm tích làm giảm độ đục của nước
Trang 14Hiện nay, các thảm cỏ biển đang cung cấp cho loài người những sản phẩm trực tiếp như vật liệu di truyền, thực phẩm; vật liệu thô cho công nghiệp và năng lượng Ở các nước như
Philippines, Indonesia, các loài rong sống trong thảm cỏ biển như Caulerpa,Gracilaria,
Coclidiela đang được khai thác làm thực phẩm, chế biến các chất dùng trong công nghiệp và
phân bón cho nông nghiệp Nhiều loài sinh vật đáy sống thường xuyên chỉ trải qua giai đoạn
ấu trùng trong thảm cỏ biển được coi như là có giá trị thương mại cao Thành phần của chúng khá đa dạng gồm: tôm, hải sâm, cầu gai, cua, vẹm và ốc Tầm quan trọng của thảm cỏ biển đối với nghề cá thường được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rạn san hô Mặt khác, một
số loài cá được khai thác ngay trên thảm cỏ biển mà sản lượng cao thuộc về các họ bống và dìa, Ngoài ra, thảm cỏ biển còn được coi là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng trên biển
Du lịch biển cũng lấy thảm cỏ biển làm nơi giải trí, câu cá
1.4 Hiện trạng kinh tế
So với các hệ sinh thái biển khác là rừng ngập mặn và rạn san hô thì các thảm cỏ biển ở Việt Nam được nghiên cứu chưa nhiều Điều này phản ánh một thực tế là chúng ta sử dụng các thảm
cỏ biển với tư cách là một đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn chưa được bao nhiêu Chính
vì vậy, chúng ta hầu như chưa có hiểu biết đầy đủ về các thảm cỏ biển với tư cách là một hệ sinh thái Chính quyền và cộng đồng dân cư ở các khu vực có cỏ biển càng ít hiểu biết hơn Họ khai thác và sử dụng cỏ biển theo tập quán và khi cần thiết sẵn sang hủy diệt hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các mặt nước có cỏ biển
Cỏ biển đang được khai thác, sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc làm phân bón cho các loại hoa màu trồng trên vùng đất cát ven biển Cỏ biển được khai thác làm thức ăn cho lợn, gà, vịt, cá Rô phi chỉ đóng vai trò là thức ăn độn, phụ Mỗi hộ sử dụng một lượng rất ít nhưng sử dụng quanh năm và số lượng hộ sử dụng rất lớn nên tổng lượng cũng là rất lớn
Người dân vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế và một số vùng ở Khánh Hòa
đã khai thác cỏ lươn Zostera, cỏ kim Ruppia, cỏ lá dừa Enhalus, cỏ vích Thalassia và một số loài thực vật thủy sinh Hydrophytes để làm phân bón và chăn nuôi gia súc, gia cầm
Ở Đầm Hà, Hà Cối, đảo Cô Tô (Quảng Ninh) nhân dân vùng ven biển khai thác cỏ lươn Zostera
để làm phân bón cho lúa, khoai Ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tình Thừa Thiên Huế có nhiều hộ làm nghề khai thác cỏ biển cung cấp cho các nhà vườn để làm phân xanh Một thuyền khai thác cỏ biển với 5 lao động (4 người cào cỏ và 1 người điều khiển máy), tùy thuộc vào mùa vụ, có thể khai thác từ 1,2-2,4 tấn cỏ cho 6 giờ lao động liên tục
Các thảm cỏ biển còn được khai thác và sử dụng với tư cách là sinh cư, là bãi giống, Bãi cho các loài thủy sản Bằng kinh nghiệm, ngư dân biết được nơi nào có cỏ biển thì ở đó và quanh đó các loài thủy sản có mật độ cao hơn, nên tập trung đánh bắt ở khu vực đó
Trang 15Quản lý các thảm cỏ biển dù với bất cứ tư cách gì cũng rất quan trọng, nhưng đáng tiếc lại chưa được quan tâm đúng mức Chính quyền không coi cỏ biển là một dạng tài nguyên thiên nhiên, nên những người làm nghề khai thác cỏ biển với mục đích kinh doanh không phải đóng thuế tài nguyên Họ khai thác nhiều hay ít, khai thác vào lúc nào, bằng phương tiện gì hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng và vào chủ quan của chính họ Rất may là chính những người chuyên khai thác cỏ biển cho mục đích thương mại không nhiều nên học không phải là mối đe dọa chính với cỏ biển.
Quản lý các thảm cỏ biển với tư cách là nơi cư trú của các loài thủy sản là rất quan trọng, vì
nó quyết định đánh bắt trong khu vực, nhưng cũng chưa được quan tâm đúng mức Ở Việt Nam, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất đặt vấn đề nghiên cứu các bãi giống, bãi đẻ các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong đầm phá và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những vùng có cỏ biển cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, toàn phân hoặc từng mùa
2 Nguồn lợi thảm cỏ biển
2.1 Nguồn giống cá
Kết quả phân tích 24 mẫu nguồn giống đã xác định được 828 trứng cá, 76 cá con, 1378 ấu trùng tôm con và 1047 ấu trùng cua ở Đồng Bà Thìn Ở Mỹ Giang đã xác định 1132 trứng cá, 17 cá con,
280 ấu trùng tôm con và 26 ấu trùng cua
Hình 4.1 chỉ ra một số đặc điểm của cá con tại hai điểm nghiên cứu Đồng Bà Thìn và Mỹ Giang Tại Đồng Bà Thìn, Gobridae chiếm 42,31% trong bãi cỏ và 36% ngoài bãi cỏ Thêm vào đó,
Clupeidae và Atherinidae là như nhau (16%) Các loại các khác chiếm một tỷ lệ nhỏ Cá con xuất hiện trong suốt năm với mật độ cao nhất là (4,57 cá thể/m3) vào tháng 5 Ở vùng bãi trống mật độ thấp Tuy nhiên, số liệu phân tích về cá con chưa hoàn thiện ở Đồng Bà Thìn Trong các bãi cỏ ở
Mỹ Giang, Atherinidae và Labridae có cùng giá trị ( 40%), VÀ Balistidae chiếm 20% Ở Mỹ Giang, mật độ cao nhất vào tháng 7 và 8 (giá trị trung bình là 1,85 cá thể.m3) Cũng như vậy ở Đồng Bà Thìn, mật độ cá thể ngoài bãi cỏ thấp Ở Đồng Bà Thìn lượng trứng cá Stolephorus trong cỏ chỉ chiếm 0,18%, tuy nhiên số liệu phân tích ở bãi cỏ này chưa hoàn thiện