1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí

92 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường với đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

NGUYỄN ĐĂNG HẢI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP)

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Mã số: : 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS Lưu Đức Hải

Hà Nội – 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường với đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí”

đã được hoàn thành

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội và các thầy cô giáo khoa Môi trường- Trường Đại học Tsukuba- Nhật Bản đã giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp

của thầy giáo PGS.TS Lưu Đức Hải, thầy giáo PGS.TS Helmut Yabar trong thời

gian học tập và nghiên cứu tại Việt Nam cũng như tại Nhật Bản

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua; Tổ chức chứng nhận ACS tại Việt Nam đã cung cấp các số liệu, thông tin, tài liệu liên quan đến ISO 14001 trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã luôn ủng hộ, động

viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015

Nguyễn Đăng Hải

Trang 3

1 2 Tổng quan tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên Thế giới và

Việt Nam

11

1.4 Tổng quan về PVEP và thực trạng quản lý môi trường tại PVEP 25

2.2.1 Phương pháp kế thừa, hồi cứu và thu thập kết quả nghiên cứu đã có 31

Trang 4

2.2.2 Phương pháp phân tích các yêu cầu pháp luật, kinh tế và kỹ thuật 32

Phụ lục 1: ISO 14001 tại các khu vực

Phụ lục 2: ISO 14001 trong các lĩnh vực Công nghiệp/Dịch vụ

Phụ lục 3: Một số quy định cơ bản của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí

Trang 5

BẢNG KÝ HIÊU CHỮ VIẾT TẮT

(Environmental Aspects in Product Standards)

(Environmental Management System)

(Environmental Performance Evaluation)

(International Union for Conservation of Nature)

(International Oganization for Standardization)

(Organization for Economic Co-operation and Development)

(The International Association of Oil & Gas Producers)

(PetroVietnam Exploration Production Corporation)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Tóm tắt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 21

Bảng 3.3: Các tác động môi trường tiềm tàng trong hoạt động thăm

dò khai thác dầu khí

48

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.3: Biểu đồ phân bố ISO 14001 theo lĩnh vực công nghiệp 13

Trang 7

MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa nhanh và hiện đại đã đem lại cho người dân mức sống cao hơn nhưng mặt trái của nó là môi trường sống bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng Ngày nay, Thế giới đang phải đối mặt với hàng hoạt các vấn đề về môi trường như: như biến đổi khí hậu gây hiện tượng nóng lên của Trái đất, dâng cao mực nước biển,

ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn đất, nước, không khí…

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự hủy hoại môi trường là việc thải các chất thải từ các công ty/doanh nghiệp sản suất với quy mô lớn

Để quản lý và kiểm soát các vấn đề môi trường cũng như các rủi ro môi trường của một công ty/doanh nghiệp, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phương pháp hiện đại và phổ biến nhất hiện nay là tiếp cận theo hệ thống Trong đó, Hệ

thống là “Tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể” (Theo định nghĩa từ điển Bách khoa), hoặc theo một định nghĩa khác “Hệ thống là một tổng thể, duy trì

sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó” (L.v.Bertalallffy, 1956)

Hệ quả của tiếp cận theo hệ thống trong quản lý môi trường chính là Hệ thống quản

lý môi trường- Theo định định nghĩa của Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế (ISO) thì: “Hệ thống quản lý môi trường là một phần trong hệ thống quản lý chung của một tổ chức, được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức”

Trong ngành công nghiệp dầu khí, với tính chất đặc thù là rủi ro sự cố môi trường cao, quy trình công nghệ phức tạp, hơn nữa các công ty dầu khí đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn thường là những công ty lớn, phạm vi hoạt động có thể trên nhiều khu vực, lãnh thổ khác nhau Tại mỗi quốc gia khác nhau thì hệ thống luật pháp về môi trường, đầu tư và văn hóa cũng khác nhau,

do vậy việc thiết lập một hệ thống quản lý môi trường chung nhằm đảm bảo chủ đầu tư có thể kiểm soát tại tất cả các dự án theo một cách thức thống nhất là vô cùng cần thiết nhưng đồng thời cũng rất thách thức đối với việc thiết lập và vận hành hệ thống này một cách có hiệu quả, đặc biệt là những công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh

Trang 8

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí (lĩnh vực thượng nguồn) và là một trong những công ty dầu khí hàng đầu khu vực Đông Nam Á Trong những năm gần đây, PVEP đã phát triển vượt bậc

và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí Tính đến năm 2013, PVEP quản lý, điều hành và tham gia góp vốn tại hơn 60 dự án trong

và ngoài nước tại 15 quốc gia khác nhau, trong đó số lượng dự án và trữ lượng dầu khí được gia tăng theo từng năm Mỗi dự án đều có những đặc thù khác nhau về công tác quản lý môi trường chẳng hạn như tại mỗi quốc gia khác nhau, hệ thống luật pháp sẽ khác nhau, dự án ở những giai đoạn khác nhau công tác môi trường sẽ khác nhau hay loại hợp đồng của dự án khác nhau thì mức độ chi phối đến công tác quản lý, giám sát công tác môi trường cũng sẽ khác nhau Điều đó tạo ra những thách thức rất lớn trong công tác quản lý môi trường của Tổng Công ty

Để giải quyết những khó khăn trên thì Tổng Công ty cần có những công cụ quản lý hiệu quả và khoa học đối với các vấn đề môi trường Một trong những công cụ quản

lý được sử dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên Thế giới đó là tiêu chuẩn ISO

14001 Ngoài việc là công cụ quản lý hiệu quả và khoa học, ISO 14001 còn tạo hình ảnh tốt đối với các đối tác, nhà thầu trong nước và quốc tế Do vậy, việc xây dựng

và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là rất quan trọng và cần thiết đối với PVEP vào thời điểm hiện nay

Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu xây dựng hệ

thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)”

Mục tiêu của đề tài là:

- Có được mô hình hệ thống quản ký môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho PVEP

- Phác thảo được các thuận lợi, khó khăn và lộ trình xây dựng Hệ thống ISO

14001 cho PVEP

Trang 9

Nhiệm vụ của đề tài:

- Phân tích các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001

- Nghiên cứu mô hình hệ thống quản lý môi trường của các công ty dầu khí trong nước và quốc tế có hoạt động tương tự PVEP

- Phân tích các thuận lợi, khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại PVEP

- Đưa ra đề xuất kiểu mô hình hệ thống quản lý môi trường cho PVEP

- Đưa ra lộ trình xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại PVEP

Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 1 Tổng quan về Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14001

1.1.1 Giới thiệu chung về ISO 14000

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

Lịch sử hình thành

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa đã ban hành bộ tiêu chuẩn ISO14000 lần đầu tiên vào năm 1996, đến nay, bộ tiêu chuẩn này đang được sửa đổi lần thứ ba (năm 2015) Sơ lược về lịch sử hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO14000 có thể được tóm tắt như sau:

 Năm 1993: Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho các Hệ thống quản lí môi trường Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức [hệ thống quản lí môi trường (EMS); thẩm định môi trường (EA - Environmental Auditing); đánh giá tác động đối với môi trường (EPE - Environmental Performance Evaluation)] cũng như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình [ghi nhãn môi trường (EL - Environmental Labeling); đánh giá chu trình chuyển hoá (LCA - Life Cycle Assessment)…]

 Năm 1996: tiêu chuẩn đầu tiên (ISO 14001:1996) của bộ tiêu chuẩn ISO14000

ra đời

 Năm 1997: các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO14000 ra đời đầy đủ, bao gồm một số tiêu chuẩn:

Trang 11

 ISO 14001 - "Hệ thống quản lí môi trường Quy định và hướng dẫn sử dụng";

 ISO 14004 - "Hệ thống quản lí môi trường Hướng dẫn chung về nguyên tắc,

hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ";

 ISO 14010 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường Các nguyên tắc chung";

 ISO 14011 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường Quy trình đánh giá Đánh giá hệ thống quản lí môi trường";

 ISO 14012 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường"

 Năm 2004: tiêu chuẩn ISO14001 phiên bản 2004 phát hành (thay thế cho tiêu chuẩn ISO14001 phiên bản 1996)

 Năm 2009, Ủy Ban kỹ thuật ISO đồng ý rằng ISO 14001:2004 cần được sửa đổi với những thay đổi dự kiến:

 Tiêu chuẩn sẽ được viết theo phụ lục SL-cấu trúc cao cấp mới sẽ cung cấp một khuân khổ chung trên tất cả các hệ thống quản lý, gồm: Nội dung chính, thuật ngữ phổ biến, các định nghĩa Điều này nâng cao sự thống nhất và liên kết của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác nhau

 Tiêu chuẩn vẫn sẽ dựa trên nguyên tắc PDCA (Plan, Do, Check, Action), bao gồm hầu hết các yêu cầu của phiên bản trước nhưng được phân chia thành các lĩnh vực khác nhau

 Tăng cường sự kết hợp của EMS vào các quá trình kinh doanh khác của tổ chức

 Bổ sung yêu cầu đối với quản lý cấp cao để có sự tham gia nhiều hơn trong

Hệ thống quản lý môi trường

 Năm 2015, dự kiến tiêu chuẩn (ISO 14001:2015) được chính thức ban hành

Bộ tiêu chuẩn 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cơ bản và hiện tại có các tiêu chuẩn liên quan như sau:

Trang 12

 ISO 14001:2004 (TCVN ISO 14001:2010)- Hệ thống quản lý môi trường- Các yêu cầu

 ISO 14004: 2004 (TCVN ISO 14004:2005)- Hệ thống quản lý môi trường- Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ

 ISO 14006:2011 (TCVN ISO 14006:2013)- Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn để hợp nhất thiết kế sinh thái

 ISO 14020-14025: Nhãn môi trường và công bố môi trường

 ISO 14015:2001 (TCVN ISO 14015:2911)- Quản lý môi trường- Đánh giá môi trường của các địa điểm và tổ chức

 ISO 14063:2006 (TCVN ISO 14063:2010) Quản lý môi trường – Trao đổi thông tin môi trường – Hướng dẫn và các ví dụ

 TCVN ISO 14031:2010 / ISO 14031:1999 Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn

 ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường…

Mô hình Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thiết lập dựa trên nguyên tắc PDCA (Lập kế hoạch -Thực hiện -Kiểm tra - Hành động)

Hệ thống gồm 6 nội dung cơ bản là: Chính sách môi trường, lập kế hoạch, thực hiện

và điều hành, kiểm tra, xem xét của lãnh đạo và cải tiến liên tục

Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được mô tả như trong hình 1.1

Trang 13

Hình 1.1.Mô hình HT QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Các yêu tố cấu thành của Hệ thống QLMT

Một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm các yếu tố cơ bản như dưới đây:

1 Chính sách môi trường (4.2)

2 Lập kế hoạch (4.3)

2.1 Các khía cạnh môi trường (4.3.1)

2.2 Các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác (4.3.2)

2.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường (4.3.3)

3 Thực hiện và điều hành (4.4)

3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (4.4.1)

3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2)

3.3 Trao đổi thông tin (4.4.3)

3.4 Hệ thống tài liệu (4.4.4)

3.5 Kiểm soát tài liệu (4.4.5)

3.6 Kiểm soát điều hành (4.4.6)

Trang 14

3.7 Kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp (4.4.7)

4 Kiểm tra (4.5)

4.1 Theo dõi và đo lường (4.5.1)

4.2 Đánh giá sự tuân thủ (4.5.2)

4.3 Kiểm soát sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa

4.4 Kiểm soát hồ sơ (4.5.4)

4.6 Đánh giá nội nộ (4.5.5)

5 Xem xét của lãnh đạo (4.6)

Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001

Ngăn ngừa ô nhiễm: ISO 14001 hướng đến viê ̣c bảo toàn nguồn lực thông qua

viê ̣c giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực Viê ̣c giảm chất thải sẽ dẫn đến viê ̣c giảm số lươ ̣ng hoă ̣c khối lượng nước thải , khí thải hoặc chất thải rắn Không chỉ như

vâ ̣y, nhiều trường hợp nồng đô ̣ ô nhiễm của nước thải , khí thải hoặc chất thải rắn đươ ̣c giảm về căn bản Nồng đô ̣ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ

thấp Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm

Tiết kiê ̣m chi phí đầu vào : Viê ̣c thực hiê ̣n hê ̣ thống QLMT sẽ tiết kiê ̣m nguyên

vâ ̣t liê ̣u đầu vào bao gồm nước , năng lượng, nguyên vâ ̣t liê ̣u , hoá chất Sự tiết kiê ̣m này sẽ trở nên quan tro ̣ng và có ý nghĩa nếu nguyên vâ ̣t liê ̣u là nguồn khan hiếm như điê ̣n năng, than, dầu

Chứng minh sự tuân thủ luật pháp : Viê ̣c xử lý hiê ̣u quả sẽ giúp đa ̣t được

những tiêu chuẩn do luâ ̣t pháp qui đi ̣nh và vì vâ ̣y , tăng cường uy tín của doanh nghiê ̣p Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức

đáp ứng được các yêu cầu luâ ̣t pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức

Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài : Điều này rất hữu ích đối với

các tổ chức hướng đến viê ̣c xuất khẩu Viê ̣c xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhâ ̣p khẩu hàng hoá từ các nước khác Tuy nhiên ,

Trang 15

khách hàng trong những nước phát triển có quyền cho ̣n lựa mua hàng hoá của

mô ̣t tổ chức có hê ̣ thống QLMT hiê ̣u quả như ISO 14001

Gia tăng thi ̣ phần : Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức Điều

này sẽ đem lại lợi thế cạ nh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và

gia tăng thi ̣ phần hiê ̣n ta ̣i

Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan : Hê ̣ thống QLMT nhằm vào viê ̣c

thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên , cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính , bảo hiểm, cổ đông, những người có ảnh hưởng đến sự thi ̣nh vượng của tổ chức và niềm tin của ho ̣ trong công ty có giá tri ̣ to lớn Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công

chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế)

1.1.2 Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT-EMS)

Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về Hệ thống quản lý môi trường Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận một cách rộng rãi nhất là định nghĩa của Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế (ISO): Hệ thống quản lý môi trường là một phần trong hệ thống quản lý chung của một tổ chức, được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường của

tổ chức

Theo kết quả một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2001 thì việc thực hiện và phát triển EMS là một trong những công việc quan trọng mà các Công ty cần thực hiện để xác định và ứng phó với các vấn đề môi trường

EMS khuyến khích các tổ chức áp dụng các chính sách tự nguyện nhằm cải tiến liên tục các hoạt động môi trường dưới luật định EMS bao gồm nhiều yếu tố có tính tương tác lẫn nhau và cùng có chức năng giúp công ty quản lý, đo lường, và cải tiến các khía cạnh môi trường trong các hoạt động của nó [25] Tuy nhiên, nếu mỗi công

ty thiết kế một hệ thống riêng để đáp ứng các nhu cầu và tính đặc thù của nó, các hệ thống đó có thể sẽ rất khác nhau bởi vậy có thể sẽ rất khó so sánh giữa các Hệ thống

Trang 16

Nếu không có một tiêu chuẩn quốc tế chung, các công ty sẽ phải tạo ra nhiều hệ thống tại các khu vực hay Quốc gia mà họ có hoạt động Hơn nữa, việc tồn tại nhiều

hệ thống có thể gia tăng chi phí kinh doanh và tạo ra các dào cản thương mại giữa các Quốc gia Đây là lý do quan trọng trong việc ra đời của Tiêu chuẩn quản lý môi trường Châu Âu và bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [18]

Một số công ty hàng đầu bắt đầu giới thiệu Hệ thống quản lý môi trường vào đầu những năm 1980 Từ đó, mối quan tâm của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp bắt đầu tăng lên với nhiều lý do khác nhau Ví dụ như các khách hàng yêu cầu các công ty và hệ thống bán hàng của họ phải là 1 phần của chuỗi cung ứng mà phải có sự thân thiện với môi trường

EMS có thể cải tiến hình ảnh của các công ty, điều đó dẫn đến những ưu thế thị trường Nhiều hoạt động kinh doanh sử dụng Hệ thống quản lý môi trường như là một phần trong các công tác truyền thông chiến lược trong đó điểm nổi bật là các cam kết về bảo vệ môi trường Trong một số trường hợp, EMS rất hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc tích hợp các quy trình và các cách tiếp cận

Những tập đoàn lớn có hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau với những hệ thống luật pháp khác nhau, đều có nhu cầu việc thiết lập một hệ thống đồng bộ có thể thể

áp dụng tại mọi hoạt động trên Thế giới Trong đó, một số tập đoàn lớn còn yêu cầu các nhà cung cấp (bán hàng) về việc thiết lập và thực hiện các chiến lược môi trường [20]

Các nghiên cứu về EMS cho thấy rằng, trong công tác bảo vệ môi trường, hệ thống này sẽ hiệu quả và tiếp cận theo cách tốn ít chi phí hơn là việc tập trung vào việc dùng “mệnh lệnh và kiểm soát” theo các quy định khung truyền thống Cùng lúc đó, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng vẫn chưa có các kết quả hoạt động môi trường chứng minh rằng EMS tốt hơn so với cách tiếp cận truyền thống, và có thể

có hoặc không việc áp dụng và thực thi một cách đầy đủ các cam kết môi trường theo thời gian do những áp lực thay đổi thị trường

Trang 17

Tuy nhiên, hiệu quả của EMS là việc cải tiến hoạt động môi trường và liệu chăng có các chỉ số hoạt động về hoạt động môi trường tốt, đây vẫn là câu hỏi chưa có sự giải đáp Yêu cầu của EMS là đăng ký và sử dụng bên thứ 3 để đánh giá, trường hợp cụ thể là ISO 14001, trong đó có thể tăng cường thêm nữa về các hoạt động cải tiến môi trường bằng cách gia tăng áp lực từ việc đánh giá từ đơn vị chuyên nghiệp và độc lập

Hiệu quả hoạt động của HTQLMT cũng có thể rất phụ thuộc vào mục tiêu và cơ chế thúc đẩy của doanh nghiệp Ví dụ, một doanh nghiệp coi HTQLMT là một công cụ

để cải tiến các quá trình quản lý thì có thể sẽ đạt một hiệu quả lớn hơn so với việc chỉ coi HTQLMT là để có chứng chỉ nhằm mục đích quảng bá thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp

1 2 Tổng quan tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Thế giới

Với những lợi ích mà ISO 14001 mang lại cho các công ty/doanh nghiệp, kể

từ khi ban hành tiêu chuẩn cho tới nay, số lượng nước tham gia cũng như số chứng chỉ cho các công ty/doanh nghiệp tăng liên tục qua từng năm

Kết quả khảo sát của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) công bố tháng 10 năm

2014 cho thấy, tính đến hết năm 2013, số lượng Quốc gia áp dụng tiêu chuẩn là 171 với số lượng chứng chỉ cho các Công ty/doanh nghiệp được công nhận là hơn 300.000 (tăng khoảng 6% so với năm 2012) Trong đó, tiêu chuẩn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng, luyện kim và các sản phẩm cơ khí, hóa chất, nhựa, cao su, điện và thiết bị điện, dầu khí…

Chi kết về kết quả khảo sát được thể hiện trong các phụ lục sau:

- Phụ lục 1: ISO 14001 tại các khu vực

- Phụ lục 2: ISO 14001 trong các lĩnh vực Công nghiệp/Dịch vụ

Trang 18

Từ các kết quả khảo sát này, ta có bảng tổng hợp sau tại các khu vực (Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Trung và Nam Á, Trung Đông) trong 10 năm từ 2004 đến 2013 như Bảng 1.1

Bảng 1.1: Tổng hợp chứng chỉ ISO 14001 tại các khu vực

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 90554 111163 128211 154572 188574 222974 251548 261926 284654 301647

Châu Phi 817 1130 1079 1096 1518 1531 1675 1740 2084 2538 Trung và

Nam Mỹ 2955 3411 4355 4260 4413 3748 6999 7074 8202 9890 Bắc Mỹ 6743 7119 7673 7267 7194 7316 6302 7450 8573 8917 Châu Âu 39805 47837 55919 65097 78118 89237 103126 101177 111910 119107 Châu Á

Thái Bình

Dương

38050 48800 55428 72350 91156 113850 126551 137335 146069 151089 Trung và

Nam Á 1322 1829 2201 2926 3770 4517 4380 4725 4969 6672 Trung Đông 862 1037 1556 1576 2405 2775 2515 2425 2847 3434

(Nguồn: ISO Suvey 2013)

Phân bố theo khu vực:

Từ số liệu của Bảng 1, phân bố ISO 14001 tại các khu vực trong 10 năm từ năm

2004 đến năm 2013 được thể hiện như biểu đồ hình 1.2

Hình 1.2: Biểu đồ phân bố ISO 14001 tại các khu vực

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Trang 19

Phân bố theo các lĩnh vực công nghiệp/dịch vụ:

Từ các số liệu tại phụ lục 2, phân bố theo lĩnh vực công nghiệp/dịch vụ được thể hiện theo biểu đồ hình 1.3

Hình 1.3: Biểu đồ phân bố ISO 14001 theo lĩnh vực công nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhận xét:

Biểu đồ hình 1.2 cho thấy, tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp sản xuất, chế biến, khai khoáng…cho đến các lĩnh vực

về dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn,…

Trang 20

Biểu đồ cũng cho thấy các ngành công nghiệp được áp dụng nhiều như: Xây dựng, Thiết bị điện, Cơ khí, Hóa chất, Thương mại, Sản xuất cao su và các sản phẩm nhựa

1.2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Năm 1998, sau hai năm tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành, chứng chỉ ISO 14001:1996 được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam Kể từ đó đến nay, số lượng tổ chức

áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 Mặt khác, Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một

số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty

mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO

14001 tại Việt Nam

Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001 Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của một số Tổng công ty như Tổng Công ty Xi măng, Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Tập đoàn Saigon Tourist … cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các

Trang 21

ngành nghề như Chế biến thực phẩm, Điện tử, Hóa chất, Dầu khí, Vật liệu xây dựng,

Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn

Tuy nhiên, so với số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp đã được chứng nhận về

hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường

Theo số liệu khảo sát của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), số lượng chứng chỉ ISO 14001 được ban hành tại Việt Nam trong các năm từ 2007 đến 2013 được biểu thị trên hình 1.4

Hình 1.4: Biểu đồ số lượng chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam

Việc tham gia ISO 14001 ở Việt Nam có cả thuận lợi và khó khăn riêng

Thuận lợi đầu tiên là „‟Luật môi trường của Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn‟‟ Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại” Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện Trong những năm vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng

Trang 22

các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường

đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật Tuy còn dừng ở mức

độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng

to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường Khi môi trường bi xuống cấp và ảnh hưởng nặng nề thì các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được gia tăng và thắt chặt Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo

vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ

sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường

Thuận lợi thứ hai đó là „‟Sức ép của các doanh nghiệp đa quốc gia‟‟ Việc gia tăng

số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung

Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long,

Trang 23

Nissin Brake, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001 Những hoạt động như vậy đã tạo

ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình

Thuận lợi thứ ba là „‟Sự quan tâm của cộng đồng đối với môi trường‟‟ Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc

Ngoài những thuận lợi kể trên, việc áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam cũng gặp một

số khó khăn nhất định

Thứ nhất là „‟Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước‟‟ Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu

áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Như vậy, xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài,…) thì sẽ

có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu quả rõ nét hơn nữa bên

Trang 24

cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001

Thứ hai là „‟Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp‟‟ Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn là xác định Chính sách môi trường) Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách

về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường

Thứ ba là „‟Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung‟‟ Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001 Bằng việc đưa ra các mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều này thể hiện sự liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:

Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải; Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ

đó khó xác định mức độ cải tiến cũng như khó xác định các công việc cần triển khai; Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác Thực tế hoạt động của

Trang 25

một tổ chức luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và tổ chức thường đưa ra các mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện; Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì sau khi đã đạt được mục tiêu cũ

Họ cảm thấy gặp phải “giới hạn” trong việc thiết lập mục tiêu Ví dụ có những Doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa việc sử dụng giấy văn phòng và nhận thấy rất khó

để có thể giảm được nữa nhưng họ vẫn bám lấy mục tiêu đó và cố gắng thực hiện

nó một cách chật vật Trong khi đó vẫn còn rất nhiều khía cạnh có thể cải tiến như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm chất thải… thì lại bị bỏ qua

Thứ 4 là „‟Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao‟‟ Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống QLMT Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng Tuy nhiên, việc triển khai đánh giá nội

bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức Điều này cũng một phần do

sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát

Tóm lại, sau gần 16 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực

sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên sự quan tâm tới bảo vệ môi trường của các Công ty/doanh nghiệp đang có những dấu hiệu tích cực Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng

Trang 26

1.2.3 Áp dụng ISO 14001 tại các Tổng Công ty

Tại các quốc gia khác nhau, hệ thống luật pháp về doanh nghiệp sẽ khác nhau nên khái niệm về Tổng Công ty khác cũng nhau Trong phạm vi đề tài này, khái niệm Tổng Công ty sẽ được hiểu là tổ chức/doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con, trong đó một Công ty được gọi là Công ty mẹ của một Công

ty khác nếu nắm giữ trên 50% vốn hoặc có thể bổ nhiệm các chức danh quan trọng, thay đổi điều lệ của Công ty đó (Luật doanh nghiệp 2005)

Với mô hình và tính chất hoạt động của Tổng Công ty (Mô hình Công ty mẹ-con)

và Công ty là rất khác nhau nên hệ thống quản lý môi trường của Tổng Công ty cũng sẽ có nhiều khác biệt so với hệ thống quản lý môi trường của Công ty Trong khi các Công ty về cơ bản là thực hiện trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh thì Tổng Công ty hoạt động mang tính chất quản lý gián tiếp Các vấn đề môi trường phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản suất của Công ty/Công ty con nên các quy trình, quy định và chính sách trong hệ thống quản lý môi trường sẽ mang tính chất chi tiết, cụ thể đến từng hoạt động sản suất kinh doanh Ở cấp độ Tổng Công ty,

hệ thống sẽ mang tính chất hướng dẫn và quy định khung để các đơn vị thực hiện Trên Thế giới và Việt nam có nhiều Tập đoàn, Công ty ở dạng mô hình mẹ-con (Tổng Công ty) đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhưng đến nay chưa có một cuộc khảo sát tổng thể nào về số lượng các Tổng Công ty đang áp dụng

1 3 Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí

Trong ngành công nghiệp dầu khí, các hoạt động thường chia ra làm 2 lĩnh vực: Thượng nguồn (Upstream) – hoạt động về thăm dò khai thác dầu thô và Hạ nguồn (Downstream) – tinh chế dầu thô, các sản phẩm khí, phân phối và bán sản phẩm Một Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp dầu khí có thể bao gồm cả thượng nguồn và hạ nguồn, hoặc chỉ tập trung vào một phần riêng biệt trong hai phần trên, như thăm dò và khai thác (Công ty E&P), hoặc là chỉ tinh chế và buôn bán sản phẩm (Công ty R&M) Nhiều Công ty lớn hoạt động trên toàn Thế giới và

Trang 27

được gọi là Công ty đa quốc gia, một số Công ty nhỏ khác thì tập trung vào những khu vực cụ thể nào đó trên Thế giới và được gọi là công ty độc lập Trong lĩnh vực thượng nguồn, phần lớn công việc được thực hiện bởi các công ty dịch vụ và nhà thầu, nơi chuyên cung cấp những dịch vụ kỹ thuật chuyên dụng cho ngành công nghiệp dầu khí Nhờ vây, mối quan hệ này giữa nhà thầu và các công ty dầu lửa ngày càng chặt chẽ, nhà thầu ngày càng có vai trò trong cơ cấu tổ chức và môi trường làm việc của công ty thuê họ

Theo tư liệu lịch sử, thăm dò dầu khí bắt đầu từ năm 1912 khi các nhà địa chất lần đầu tiên phát hiện ra mỏ Cushing ở Oklahoma, USA Cho đến nay, về cơ bản, quan điểm này không có gì thay đổi, nhưng công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã làm nâng cao hiệu quả và độ an toàn lên đáng kể Để đánh giá đúng nguồn gốc của những tác động tiềm tàng của sự phát triển dầu khí đến môi trường, chúng ta cần có những hiểu biết về các hoạt động có liên quan Bảng 1.2 dưới đây là tóm tắt các giai đoạn

cơ bản trong quá trình thi công và các tác động tiềm ẩn lên mặt đất trong từng giai đoạn thi công thăm dò khai thác dầu khí

Bảng 1.2: Tóm tắt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí

Desk study: xác định khu vực có

những điều kiện địa chất thích hợp

Không

Khảo sát không khí: nếu xác định

được các đặc điểm thích hợp thì

Máy bay bay thấp trên khu vực khảo sát

Khảo sát địa chấn: cung cấp những

thông tin cần thiết về địa chất

của vỉa hydrocacbon và định lượng

Thẩm lượng: xác định xem liệu phát Vị trí khoan thêm

Trang 28

triển vỉa có mang tính khả thi kinh tế

khí từ vỉa thông qua áp suất vỉa, lực

nâng nhân tạo, công nghệ phục hồi

giếng tiên tiến, cho đến khi tính khả

thi kinh tế của vỉa không còn nữa

Đốt đuốc Nhà máy sản xuất khí Nơi ăn ở, cơ sở hạ tầng Thiết bị vận chuyển Hủy giếng có thể xảy ra đối với từng

giai đoạn trên

Thiết bị để bịt kín giếng Thiết bị hủy giếng Thiết bị tồn chứa

Khảo sát thăm dò

Khảo sát thăm dò có thể coi là giai đoạn đầu tiên của một dự án thăm dò khai thác dầu khí Kết quả của giai đoạn này sẽ là cơ sở để thực hiện các giai đoạn sau (thẩm lượng, phát triển và khai thác)

Hoạt động thăm dò của một dự án dầu khí nói chung có thể được mô phỏng bằng hoạt động khảo sát địa chấn như Hình 1.5 dưới đây:

Hình 1.5: Khảo sát địa chất Trong giai đoạn đầu của việc tìm kiếm thành hệ đá chứa hydrocacbon, bản đồ địa chất được xem xét lại để xác định vùng trũng trầm tích chính Sau đó, người ta chụp

Trang 29

ảnh từ trên không để xác định những khu vực tiềm năng như vết nứt hay nếp lồi Những thông tin chi tiết được tập hợp và đánh giá địa chất theo một trong 3 phương pháp khảo sát sau: từ, trọng lực và địa chấn

Nguyên tắc của phương pháp từ là đo sự biến đổi cường độ lực từ để đánh giá tính chất từ của những loại đá khác nhau có mặt trong thành hệ và đá chứa dầu khí Nguyên tắc của phương pháp trọng lực là đo sự dao động của trọng trường trên bề mặt Trái đất để xác định các dị thường có khả năng chứa dầu khí Phép đo này được tiến hành trên đất liền, trên biển, sử dụng máy bay trực thăng hoặc tàu khảo sát Khảo sát địa chấn là phương pháp đánh giá thông dụng nhất và thường là hoạt động đầu tiên được tiến hành Phương pháp địa chấn được sử dụng để xác định cấu trúc địa chất dựa trên những tính chất phản xạ khác nhau của sóng âm lên các lớp đất đá

ở dưới mặt đất hoặc bề mặt đại dương

Khoan thăm dò

Hoạt động khoan thăm dò dầu khí của của một dự án có thể được mô phỏng bằng hình ảnh của một giếng khoan như hình 1.6

Hình 1.6: Khoan thăm dò Một khi người ta xác định được cấu trúc địa chất có nhiều tiềm năng thì tiếp sau đó khoan thăm dò là cách duy nhất để khẳng định sự có mặt của dầu khí Trong giai đoạn này cần có sự xem xét các yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của quá trình khoan

Trang 30

Giàn khoan di động thường sử dụng ở ngoài biển, bao gồm giàn tự nâng (jackup), bán chìm (semi-submersible) và tàu khoan Bè khoan (barge) ở vùng nước nông cũng có thể được sử dụng

Những phần cơ bản của giàn khoan bao gồm tháp khoan, thiết bị xử lý mùn khoan, máy phát năng lượng, thiết bị trám ximăng, hệ thống xử lý nước ăn, chất thải, dung dịch khoan, các thùng chứa nhiên liệu, rác…

Thẩm lƣợng

Khi khoan tìm kiếm thành công, người ta sẽ khoan thêm một số giếng nữa để xác định kích cỡ và qui mô của vỉa dầu khí Giếng được khoan để thẩm định hàm lượng hydrocacbon tìm thấy được gọi là giếng thẩm lượng Mục đích của giai đoạn thẩm lượng là đánh giá kích cỡ và bản chất của vỉa dầu khí

Phát triển và khai thác

Hoạt động khai thác của một dự án có thể được mô phỏng theo Hình 1.7 như dưới đây:

Hình 1.7: Hoạt động khai thác Sau khi xác định kích cỡ của vỉa dầu và đánh giá hiệu quả kinh tế, các giếng khoan

kế tiếp được gọi là giếng phát triển Số lượng giếng khoan cần thiết để khai thác hydrocacbon trong vỉa tùy thuộc vào kích cỡ vỉa và địa chất của nó Vỉa dầu lớn có thể cần đến hàng trăm giếng khoan, trong khi đó những vỉa nhỏ chỉ cần 10 giếng

Trang 31

Tại các giếng khoan khai thác, áp suất dưới mặt đất sẽ đẩy chất lỏng (dầu, nước) và khí dọc theo lỗ khoan lên mặt đất Độ lớn của dòng dầu khí phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như tính chất đá vỉa, áp suất dưới mặt đất, độ nhớt của dầu, và tỷ lệ khí/dầu Tuy nhiên, những yếu tố này luôn biến đổi trong suốt chu kỳ thương mại của giếng, khi dầu không thể tự lên bề mặt được thì phải cần thêm một số hệ thống nâng áp suất bổ trợ như cơ chế bơm (khí hoặc nước) vào để duy trì áp suất vỉa Hiện nay, việc bơm khí, nước hoặc hơi vào vỉa vào giai đoạn đầu của vỉa để duy trì áp suất và tối ưu hóa khả năng khai thác sản phẩm Do vậy, có thể cần khoan thêm một

số giếng khoan nữa, được gọi là giếng bơm ép

Khi hydrocacbon lên bề mặt, chúng sẽ được dẫn tới hệ thống khai thác trung tâm (WHP) Tại đây, chúng được phân tách thành các dòng sản phẩm (dầu, khí và nước)

Thiết bị khai thác sẽ thu gom dòng hydrocacbon và phân tách dầu, khí, nước Dầu cần phải loại khí hòa tan trước khi xuất khẩu Khí cũng được làm ổn định, không chứa chất lỏng và những cấu tử không mong muốn như H2S và CO2 Nước khai thác cần được xử lý đến tiêu chuẩn yêu cầu trước khi thải xuống biển

Kết thúc dự án (Hủy giếng)

Khi kết thúc chu kỳ thương mại (thường 20-30 năm) của mỏ thì cần tháo dỡ các giàn và thiết bị, tiến hành quan trắc môi trường, khôi phục địa điểm khoan/khai thác về các điều kiện thân thiện với môi trường, sử dụng các phương pháp kích thích tái sinh thảm thực vật Kế hoạch hủy giếng là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quá trình quản lý và được cân nhắc ở ngay giai đoạn đầu của quá trình phát triển

1 4 Tổng quan về PVEP và thực trạng quản lý môi trường

1.4.1 Tổng quan về PVEP

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị có bề dày truyền thống, giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí cốt lõi của Tập đoàn

Trang 32

Quá trình hình thành và phát triển của PVEP gắn với lịch sử phát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua Khởi điểm từ các công ty Petrovietnam II (PV-II, thành lập tháng 5/1988) và Petrovietnam I (PV-I, thành lập tháng 11/1988), PVEP đã trải qua nhiều lần đổi tên và cơ cấu lại cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) hiện nay được thành lập ngày 04/05/2007 trên cơ sở hợp nhất Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PV-II) và Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PV-I) để thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và nước ngoài

Kế thừa những thành quả và kinh nghiệm từ các các đơn vị tiền thân, PVEP đã phát triển vượt bậc và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí Giai đoạn 2007-2012, PVEP đã khai thác đạt trên 40 triệu tấn dầu và condensate, 36,5 tỉ mét khối khí, gia tăng trữ lượng 273 triệu tấn quy dầu; Công bố

27 phát hiện dầu khí và đưa 16 mỏ mới vào khai thác

Doanh thu của PVEP chiếm 1 tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) Phát huy vai trò là đơn vị tiên phong của PVN trong hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư ra nước ngoài, PVEP hiện tham gia hàng chục dự án dầu khí tại 14 quốc gia, trong đó đã thu được sản lượng khai thác từ các mỏ Cendor, D30 tại Malaysia và đang đẩy nhanh các hoạt động khai thác tại Algeria, Peru… Các thành quả đã đạt được của PVEP đã góp phần cùng PVN đóng góp rất quan trọng cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước

Hoạt động thăm dò khai thác:

Thăm dò:

Cụ thể hoá mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia về việc đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước, PVEP đã xây dựng mục tiêu chiến lược tìm kiếm thăm dò trong và ngoài nước theo đó giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt mức gia tăng trữ lượng ở cả trong và ngoài nước là 120 triệu tấn thu

Trang 33

hồi qui dầu và giai đoạn 2016-2025 đạt mức gia tăng trữ lượng 200 triệu tấn thu hồi qui dầu

Về công tác tìm kiếm thăm dò trong nước:

Tập trung đẩy mạnh ở những khu vực còn nhiều tiềm năng; chủ động tìm kiếm đối tác để hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực còn khó khăn, đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao

PVEP sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng tại các Lô đã ký Hợp đồng Dầu khí, tận thu các mỏ đang khai thác để gia tăng trữ lượng, kết hợp với các nhà thầu nghiên cứu, lựa chọn các cấu tạo và tối ưu hóa vị trí giếng khoan thăm

dò khai thác

Tại những khu vực/lô có tiềm năng dầu khí đã được chứng minh có tiềm năng cao,

ít rủi ro, PVEP tham gia tới 100% cổ phần hoặc nắm giữ cổ phần chi phối và trực tiếp điều hành, đặc biệt tại các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng Bên cạnh

đó, PVEP tiếp tục nghiên cứu các đối tượng tìm kiếm thăm dò phi truyền thống (bẫy phi cấu tạo…), nghiên cứu các bể trầm tích mới và các nguồn tài nguyên mới như khí than, khí đá phiến, băng cháy

Đối với công tác tìm kiếm thăm dò nước ngoài:

PVEP tích cực đầu tư trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt ở trong nước và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân Trong giai đoạn tới, PVEP sẽ lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, thuận lợi về an ninh chính trị như: Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, các nước Liên

Xô cũ và Trung/Nam Mỹ Đặc biệt ưu tiên mua tài sản gồm các mỏ đang phát triển khai thác Tích cực tìm giải pháp farm-in vào các hợp đồng có tiềm năng cao đang trong giai đoạn thăm dò/thẩm lượng

Khai thác:

Hiện nay, PVEP cùng các Nhà thầu đang tích cực nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao sản lượng khai thác và khai thác an toàn các mỏ để hoàn thành đạt mức sản lượng cao nhất do Tập Đoàn giao Trong đó, PVEP đã tập trung huy động các

Trang 34

nguồn lực cả về nhân lực và tài chính, chủ động phối hợp với các đối tác triển khai tích cực, nghiên cứu, rà soát các kế hoạch phát triển mỏ các dự án để đưa ra phương

án triển khai tối ưu nhất

Trong quá trình triển khai thi công, PVEP luôn tuân thủ các quy định của Việt nam/nước sở tại về bảo vệ môi trường song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý Chiến lược của PVEP sẽ mở rộng khai thác dầu và khí cả trong và ngoài nước, dự kiến đến năm 2015 sẽ có tổng cộng trên 40 mỏ dầu, khí được đưa vào khai thác Trong giai đoạn 2012-2015 tổng sản lượng dầu khí khai thác qui đổi

dự kiến trên 130 triệu tấn và trong giai đoạn 2016-2025 tổng sản lượng dầu khí khai thác qui đổi dự kiến trên 400 triệu tấn

1.4.2 Tổng quan thực trạng quản lý môi trường tại PVEP

Kể từ khi thành lập, PVEP phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau về quy

mô, tính chất và số lượng các dự án thăm dò khai thác dầu khí Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển, Tổng Công ty có một cơ cấu tổ chức và Hệ thống quản lý phù hợp Trong đó, công tác quản lý môi trường từng bước được nâng cao và hoàn thiện Xuất phát từ việc quản lý các dự án thông qua việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu pháp luật và các hợp đồng dầu khí, PVEP đã từng bước xây dựng các quy trình, hướng dẫn và quy định cho các hoạt động của mình và các đơn vị trực thuộc như: Chính sách môi trường; Sổ tay hệ thống quản lý môi trường; xây dựng thư viện về pháp luật môi trường; một số quy trình, hướng dẫn về môi trường như quy trình về quản lý chất thải rắn, hướng dẫn phân loại chất thải

Đối với việc quản lý giám sát công tác môi trường tại các đơn vị thành viên, TCT sẽ quản lý chủ yếu dựa trên việc thực hiện theo các hợp đồng dầu khí, các thỏa thuận điều hành, chương trình công tác hàng năm hoặc sự tuân thủ theo các yêu cầu pháp luật thông qua các cuộc đánh giá nội bộ theo định kỳ hoặc đột suất, các báo cáo định kỳ hoặc đột suất của các đơn vị

Đối với các quy trình, hướng dẫn về môi trường hiện nay có 3 vấn đề: thứ nhất là chưa đủ và chưa bao trùm được hết các hoạt động từ bộ máy điều hành TCT đến các

Trang 35

đơn vị nên mới chỉ chi phối được một số hoạt động nhất định; thứ 2 là tính hiệu lực lực chưa cao do việc đầu tư vào xây dựng tài liệu chưa được thích đáng (đa phần các tài liệu được xây dựng bởi lực lượng nội bộ để quản lý một số vấn đề hay phát sinh); thứ 3 là sự kết dính và vận hành chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý cần thiết và chưa đáp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Ví dụ: việc xác định và đánh giá tác động môi trường của một dự án, TCT chưa xây dựng quy trình hay quy định theo như yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 mà mới dừng lại ở việc xây dựng hoặc thuê đơn vị thứ 3 xây dựng theo các yêu của Luật môi trường và các nghị định, thông tư, quyết định có liên quan trực tiếp

Như vậy, so với một số mô hình của các công ty dầu khí lớn như Petronas, Talisman, Shell, Japex, thì mô hình của TCT chưa theo kịp được với lý do: lĩnh vực dầu khí ở Việt nam là lĩnh vực non trẻ, đi sau rất nhiều so với các công ty dầu khí quốc tế khác, số lượng và quy mô dự án của PVEP mới bắt đầu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây,

Với chiến lược “Trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp có quy mô hàng đầu ở trong nước và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu”, PVEP đang dần dần phát triển một hệ thống quản lý môi trường theo mô hình của các Công ty dầu khí đa quốc gia của khu vực và Thế giới thì yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những yếu tố nền tảng trong việc thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý môi trường

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)

- Lựa chọn mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 phổ biến đối với một Tổng Công ty từ các kiểu mô hình:

i Xây dựng hệ thống chung thống nhất cho toàn Tổng Công ty (bao gồm bộ máy quản lý điều hành Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty), trong đó xây dựng tại bộ máy điều hành Tổng Công ty trước rồi triển khai xuống các đơn vị thành viên;

ii Xây dựng hệ thống chung thống nhất cho toàn Tổng Công ty (bao gồm bộ máy quản lý điều hành Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty), trong đó xây dựng tại đơn vị thành viên trước rồi sau đó xây dựng cho Tổng Công ty căn cứ trên các hệ thống đã xây dựng của đơn vị; iii Xây dựng hệ thống của bộ máy điều hành Tổng Công ty riêng, cho các đơn

vị thành viên riêng theo các pham vi hoạt động và nhiệm vụ sản suất kinh doanh riêng;

iv Chỉ xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO tại các đơn vị thành viên, không xây dựng và áp dụng tại văn phòng Tổng Công ty

- Phân tích, đưa ra nội dung và phương án triển khai xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo kiểu mô hình được lựa chọn

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Bộ máy điều hành Tổng Công ty có trụ sở tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

Trang 37

- Các đơn vị thành viên bao gồm: Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước, Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài, Công ty dầu khí Sông Hồng

Trong đó, Công ty điều hành thăm dò dầu khí trong nước có nhiệm vụ điều hành các dự án thăm dò khai thác dầu khí trong nước tại thềm lục địa phía nam Việt Nam; Công ty điều hành thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài có nhiệm vụ quản lý điều hành các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài; Công ty dầu khí Sông Hồng có nhiệm vụ chính là quản lý điều hành các hoạt động thăm dò khí tại Miền Bắc Việt Nam

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp kế thừa, hồi cứu và thu thập kết quả nghiên cứu đã có

Thu thập, phân tích xử lý thông tin, tài liệu về quản lý môi trường, hệ thống quản lý môi trường từ các nguồn tài liệu:

- Hệ thống văn bản pháp quy về QLMT của Việt Nam và Ngành Dầu khí

- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 14001

- Báo cáo khảo sát tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 của Thế giới

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

- Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2025

- HT QLMT trong ngành công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí

- Hướng dẫn phát triển và áp dụng các Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường của Hiệp hội các nhà sản suất dầu khí Thế giới (OGP)

- Các Hệ thống quản lý môi trường (HSE MS) của các tổ chức dầu khí có mô hình dạng Công ty mẹ-con như: Shell, Petronas, Talisman, Japex…

- Và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác

Trang 38

2.2.2 Phương pháp phân tích các yêu cầu pháp luật, kinh tế và kỹ thuật

* Pháp luật về môi trường:

Hiện nay, vấn đề môi trường là một vấn đề mang tính chất toàn cầu Do đó, tuy ở các mức độ khác nhau nhưng Chính phủ của tất cả các quốc gia đều đang tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc xử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường Trong đó, ở đa số các quốc gia đang phát triển, họ thường ưu tiên phát triển kinh tế và lợi nhuận hơn là việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó và vấn đề

ô nhiễm môi trường chuẩn bị đến mức độ báo động thì lợi nhuận doanh nghiệp phải được trích ra nhiều hơn đề đầu tư cho các vấn đề bảo vệ môi trường Các Chính phủ cũng phải đầu tư và chú trọng hơn trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

về môi trường, công tác thực thi và giám sát cũng phải chặt chẽ hơn

Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp giám sát cần thiết

để chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu hoặc tuân thủ các điều luật Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy để tiếp tục tồn tại và xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ phải chú trọng một chiến lược lâu dài về môi trường

Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật cũng từng bước hoàn thiện Vào năm 1985, Chính phủ đã xây dựng “Chương trình Quốc gia về bảo vệ môi trường” và cùng với IUCN

đã cho ra „„Chiến lược Quốc gia về bảo tồn tài nguyên” Vào năm 1991, Hội đồng

Bộ trưởng đã ban hành “Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững” Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường và sau đó Luật bảo vệ môi trường đã được chỉnh sửa ban hành lại vào các năm 2005&2014, kèm theo đó

là hàng loạt nghị định, thông tư, quyết định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường đã được ban hành

Trong ngành dầu khí, hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến môi trường cũng đã được ban hành như: Luật dầu khí 1993, Luật dầu khí sửa đổi bổ sung (2000, 2008), Quy chế khai thác dầu khí (84/2010/QĐ-TTg), Quy chế hủy giếng (37/2005/Qđ-BCN), Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu (103/2005/QĐ-TTg) …Chi tiết như phụ lục

Trang 39

3- Một số quy định cơ bản của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí

Đối với các yêu cầu pháp luật về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:

Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật mang tính chất bắt buộc hoặc khuyến khích các công ty, doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 như: Quyết định 256/2003/QD-TTG công bố về chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường cho tới năm

2010 với tầm nhìn đến năm 2020, văn bản này đã đề ra mục tiêu phải có 50% doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm

2010 và 80% doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2020; Quyết định 115/2003/QĐ-BCN buộc các tổ chức sản xuất và lắp ráp ôtô phải có chứng chỉ ISO 14001 trong vòng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động; Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định các tổ chức đã có giấy chứng nhận

về áp dụng ISO 14001 thì không cần làm các thủ tục về xác nhận hệ thống quản lý môi trường với cơ quan chức năng; Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, theo đó các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ phải có chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản

lý chất thải nguy hại, theo đó các đơn vị hoạt động có liên quan đến phát sinh chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam thì phải đạt chứng chỉ ISO 14001 hoặc tương đương…

Như vậy, với việc quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, một số loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng có tác động nhiều tới môi trường phải áp dụng

hệ thống quản quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001 Đối với lĩnh vực thăm dò khai khác dầu khí thì đến nay chưa có văn bản cho thấy phải áp dụng ISO 14001 Tuy nhiên, việc áp dụng ISO 14001 là một trong những khuyến khích của hệ thống văn bản pháp quy Cho dù doanh nghiệp có áp dụng ISO hay không thì việc đưa ra một quy trình hay cách thức để theo dõi, cập nhật và đánh giá sự tuân thủ pháp luật là rất quan trọng và cần thiết

* Chi phí bảo vệ môi trường:

Trang 40

Để giảm chi phí bảo vệ môi trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì phải tìm ra các giải pháp về giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm nguồn thải, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng, hạn chế các vi phạm pháp luật…

Chi phí bảo vệ môi trường gia tăng phụ thuộc vào hai yếu tố: Một là mức độ phù hợp của các tổ chức với các qui định luật pháp về môi trường; Hai là mức độ độ nghiêm ngặt của các qui định pháp luật về môi trường tại nước sản xuất

Trong một chừng mực nào đó, việc tuân thủ với các qui định luật pháp về môi trường ở các nước đang phát triển thấp hơn các nước phát triển, rất nhiều các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể gặp những bất lợi về chi phí Dù sao, ở các nước có hệ thống luật pháp về môi trường còn kém chặt chẽ thì việc đăng ký chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 có thể dễ dàng hơn

Tóm lại, các qui định về môi trường đã làm cho trách nhiệm pháp lý và tài chính tăng lên và ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện nghiêm túc các qui định về môi trường nhằm hạn chế những phí tổn có thể phát sinh mà những phí tổn này là rất lớn, không thể lường trước được

Mặc dù cho đến nay không có nhiều minh chứng thực tế về chi phí thực và lợi ích của hệ thống QLMT, tuy nhiên một số nghiên cứu đã liệt kê được những lợi ích của

- Chính phủ có thể ban hành những ưu tiên cho những công ty đã có chứng nhận

về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Điều này có thể mang lại sự tiết kiệm chi phí đáng kể cho những công ty này Một ví dụ về nghị định số 19/2015/NĐ-CP về qui định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường năm 2014 Theo đó, điều 25 qui định: các doanh nghiệp có hoạt động

Ngày đăng: 28/10/2015, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty TNHH Bureau Veritas Việt Nam (2012), Tài liệu đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 (IRCA), Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 (IRCA)
Tác giả: Công ty TNHH Bureau Veritas Việt Nam
Năm: 2012
2. Lê Huy Bá (2006), Hệ quản trị ISO 14001- Lý thuyết và thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ quản trị ISO 14001- Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
3. Lưu Đức Hải (2010), Cẩm nang Quản lý môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Quản lý môi trường
Tác giả: Lưu Đức Hải
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
4. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận Hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận Hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Phạm Trường Sơn (2000), Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường, ĐHKHTN-ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trường Sơn
Năm: 2000
6. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (2014), Tài liệu Hệ thống quản lý tích hợp An toàn, Sức khỏe, Môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 14001 & OHSAS 18001, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hệ thống quản lý tích hợp An toàn, Sức khỏe, Môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 14001 & OHSAS 18001
Tác giả: Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí
Năm: 2014
7. Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (2014), Tài liệu Hệ thống quản lý tích hợp An toàn, Sức khỏe, Môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 14001 & OHSAS 18001, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hệ thống quản lý tích hợp An toàn, Sức khỏe, Môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 14001 & OHSAS 18001
Tác giả: Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
Năm: 2014
8. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (2014), “Tổng quan về PVEP”, “Hoạt động thăm dò khai thác”, www.pvep.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về PVEP”, "“Hoạt động thăm dò khai thác”
Tác giả: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
Năm: 2014
9. Trung tâm năng suất Việt Nam (2004), Tài liệu đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2005, Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2005
Tác giả: Trung tâm năng suất Việt Nam
Năm: 2004
11. Bentley P.O, D.L. Mundhenk, M.G. Jones, Geert de Jong, and J.P. Visser (1995), “Development and Implementation of an HSE Management System in E&P Companies”, Journal of Petroleum Technology (JPT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and Implementation of an HSE Management System in E&P Companies”
Tác giả: Bentley P.O, D.L. Mundhenk, M.G. Jones, Geert de Jong, and J.P. Visser
Năm: 1995
12. Gopinadhan Piliai, Morris Kho (2002), “Implementing a consistent Health, Safety and Environment Management System in a national oil Company- Coporate Challenges”, Society Petroleum Enginers (SPE 73900) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing a consistent Health, Safety and Environment Management System in a national oil Company- Coporate Challenges”
Tác giả: Gopinadhan Piliai, Morris Kho
Năm: 2002
13. Havard Devold (2007), “Oil and gas production handbook: An introduction to oil and gas production, transport, refining and petrochemical industry” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oil and gas production handbook: An introduction to oil and gas production, transport, refining and petrochemical industry
Tác giả: Havard Devold
Năm: 2007
15. Janpan Petroleum Exploration Co.,Ltd, “HSE Managent System”, http://www.japex.co.jp/english/csr/hse.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: HSE Managent System
16. Japan Vietnam Petroleum Company. “HSE Management System” (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: HSE Management System
17. Jones.M.G (1994), “Environmental Management Systems: The Way Forward The Development of EMS in a Multinational Company”, Society Petroleum Enginers (SPE) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Management Systems: The Way Forward The Development of EMS in a Multinational Company”
Tác giả: Jones.M.G
Năm: 1994
18. Johnson.P (1997). “ISO 14000: The Business Manager's Complete Guide to Environmental Management” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO 14000: The Business Manager's Complete Guide to Environmental Management
Tác giả: Johnson.P
Năm: 1997
19. Nor Hashim Yusoff, Rosnan Hamzad, Norazad.M.Taib (2012), “Win for all: Strategic Approach in HSE Management System for E&P Malaysia”, Society Petroleum Enginers (SPE 156748) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Win for all: Strategic Approach in HSE Management System for E&P Malaysia”
Tác giả: Nor Hashim Yusoff, Rosnan Hamzad, Norazad.M.Taib
Năm: 2012
20. OECD (2001). “Environmental Policy Tools and Firm-level Management Practices in Norway” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Policy Tools and Firm-level Management Practices in Norway
Tác giả: OECD
Năm: 2001
23. Tibor (1996). “Implementing ISO 14000 : A Practical, Comprehensive Guide to the ISO 14000 Environmental Management Standards” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing ISO 14000 : A Practical, Comprehensive Guide to the ISO 14000 Environmental Management Standards
Tác giả: Tibor
Năm: 1996
10. Bernt Aadnoy, Iain Cooper, Stefan Miska, Robert F. Mitchell, and Michael L Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w