Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Mộ Đức chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện Mộ Đức, đồng thời chịu sựhướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ SH - MT
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NƠI THỰC TẬP PHÒNG TN & MT HUYỆN MỘ ĐỨC
Trang 21.2.2.Sơ đồ tổ chức 4
1.3.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mộ Đức 7
1.1 1.3.2 Hiện trạng các nguồn tài nguyên 12
a)Hiện trạng môi trường nước 12
b)Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 14
c)Hiện trạng chất thải rắn 14
c)Hiện trạng môi trường đất 14
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TT-BTNMT : Thông tư-Bộ Tài nguyên Môi trường
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
GVHD : Giảng viên hướng dẫn
Trang 3Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Mộ Đức 9
Bảng 1.2: Thống kê một số cây trồng chính ở Mộ Đức năm 2005 như sau 10
Bảng 2.1: Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 18
Bảng 2.2: Lưu đồ xử lý các văn bản đến 20
Bảng 2.3: Lưu đồ xử lý văn bản đi 21
Bảng 2.4: Hồ sơ 23
Bảng 2.5: Các vấn đề cấp bách, nguyên nhân gây ô nhiễm 24
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng TN & MT huyện Mộ Đức 5
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ phận tham gia thực tập 5
Hình 1.3: Sơ đồ mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở huyện Mộ Đức 7
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 19
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một trong những công việc quan trọng và thiết thực đểtôi có thể vận dụng những kiến thức sau 4 năm học ở trường vào thực tế công việc vàtích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường Đây là khoảng thời gian tôi được tiếp cậnthực tế để bổ sung kiến thức, là nền tảng cho việc thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp vàcông việc sau này Đồng thời qua đợt thực tập, tôi được làm quen với vai trò của người
kỹ sư trong việc quản lý các vấn đề có liên quan đến môi trường
Trong quá trình thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộ Đức –tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trongquá trình thực hiện bài báo cáo vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn thêm của quý thầy cô và quý lãnh đạo để tôi
có thể hoàn thành tốt hơn bài báo cáo này
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô
bộ môn trong Khoa Công nghệ Sinh học – Môi trường trường Đại học Lạc Hồng đãtrang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập Đặc biệt là lời cảm ơn tới ThầyNguyễn Phan Khánh Thịnh đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành bản báocáo tốt nghiệp này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Mộ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trongđợt thực tập vừa qua
Cuối cùng, tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô (Chú), Anh (Chị) phòng Tài nguyên và Môitrường luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Trang 5Trưởng phòng: Ông Bùi Thanh Xuân.
Căn cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND, ngày 09/05/2008 phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Mộ Đức được thành lập
Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 03 năm 2011 củaUBND huyện Mộ Đức về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Chức năng:
1 Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Mộ Đức là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện Mộ Đức, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânhuyện Mộ Đức quản lý Nhà nước về: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,môi trường và biển
2 Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Mộ Đức chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện Mộ Đức, đồng thời chịu sựhướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhQuảng Ngãi
3 Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Mộ Đức có tư cách pháp nhân, có condấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1 Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quyhoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môitrường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành
2 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện
về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản
3 Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
Trang 6đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ;
đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các cụm công nghiệp trên địa bàn; thuthập, quản lý lưu trữ dữ liệu và tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫnUBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệmôi trường hoạt động có hiệu quả
4 Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việcthực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp
5 Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực về tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện
6 Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên vàmôi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy địnhcủa pháp luật
7 Báo cáo định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thựchiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên
và Môi trường
8 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã
1.2 Đặc điểm hoạt động quản lý nhà nước và sơ đồ tổ chức tại đơn vị thực tập 1.2.1 Đặc điểm hoạt động quản lý nhà nước
Ông Bùi Thanh Xuân – Trưởng phòng: Phụ trách chung, phụ trách công tác tổchức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, tài vụ; trực tiếp phụ trách lĩnh vực: Đất đai,tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường, biển; khiếu nại về đất đai, môitrường và khoáng sản; thẩm định và định giá đất Chỉ đạo quản lý Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất thực hiện đúng quy định Chịu trách nhiệm trước UBND huyện
Ông Lê Hồng Sa - Phó trưởng phòng: Giúp Trưởng phòng phụ trách lĩnh vực:Đất đai, bao gồm: Khảo sát, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính; đánh giá phân hạngđất; lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; thu hồiđất và giao đất; thống kê, kiểm kê đất đai; công tác thẩm định phương án bồi thường,giải phóng mặt bằng Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và UBND huyện
Ông Nguyễn Xuân Thái - Phó trưởng phòng: Trực tiếp tham mưu cho Trưởngphòng về: Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai; giải quyếtđơn thư tranh chấp, khiếu nại về đất đai của tổ chức và công dân; tham gia tiếp dânđịnh kỳ Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và UBND huyện
Trang 7 Ông Trà Việt Hùng - Chuyên viên: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác quyhoạch, cấp phép và quản lý tài nguyên khoáng sản; định giá đất và giao đất cho thuêđối với tổ chức; thực hiện quản lý hồ sơ thuê đất của các tổ chức và xử lý vi phạmkhoáng sản, tham mưu thẩm định phương án bồi thường các công trình, dự án trên địabàn huyện.
Bà Trần Thị Mỹ Linh - Chuyên viên: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác quyhoạch khép kín khu dân cư, thu hồi đất, cấp đất ở cho hộ gia đình cá nhân; tham mưu,theo dõi và quản lý hồ sơ cho thuê đất, giao đất của hộ gia đình cá nhân Kiểm tra hồ
sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình cá nhân
Ông Trần Văn Phương - Chuyên viên: Tham mưu cho Lãnh đạo về: Thanh tra,kiểm tra và xử lý vi phạm về công tác bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký bản cam kếtbảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về lĩnh vực bảo vệ môitrường; theo dõi, kiểm tra công tác xử lý rác thải; phối hợp Hạt Quản lý và Sửa chữađường bộ thực hiện phương án thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện; hướng dẫnthành lập, củng cố các đội thu gom rác thải ở các xã, thị trấn; thực hiện các nhiệm vụliên quan đến công tác tài nguyên nước
Bà Phạm Như Mây - Chuyên viên: Tham mưu cho Trưởng phòng về: Tổ chứcđăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; tiếp nhận hồ sơ, đơn thư, công văn, quản lý
xử lý văn bản đến, đi, lưu trữ; tham mưu văn bản của phòng và làm báo cáo tháng,quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm, đột xuất của cơ quan theo quy định; Quản lý tài sản của
cơ quan
Ông Trần Kim Vũ - Chuyên viên: Tham mưu cho lãnh đạo về: công tác giảiquyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai của tổ chức và công dân; thanh tra, kiểmtra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai
1.2.2 Sơ đồ tổ chức
SVTH: NGUYỄN TĂNG CƯỜNG Trang 4
Trưởng PhòngPhó Trưởng Phòng Phó Trưởng Phòng
Bộ phận theo dõi công tác môi trường và biển
Bộ phận định giá đất;
bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư
Bộ phận theo dõi công tác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Huyện
Trang 8Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng TN & MT huyện Mộ Đức
Trang 9giao, và các nhiệm vụ chung cần thực hiện trong nửa tháng tới Tổng hợp các vấn đềkhó khăn, vướng mắc, báo cáo tại cuộc họp UBND huyện.
- Định kỳ đầu năm, mỗi tháng và cuối năm, Trưởng phòng chủ trì họp cán bộphòng, các bộ phận nghiệp vụ để nghe báo cáo công tác chuyên môn và giải quyết cácvấn đề cụ thể, đánh giá hiệu quả công việc trong tháng, trong năm và đề ra nhiệm vụtrong thời gian tới
- Định kỳ mỗi tháng một lần, Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được ủy quyềnhọp giao ban với cán bộ địa chính – môi trường xã, thị trấn để kiểm điểm, đánh giá kếtquả thực hiện nhiệm vụ đã giao, công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại địaphương; đồng thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ngành theo kếhoạch đề ra
- Ngoài chế độ họp định kỳ, Trưởng phòng có thể họp bất thường để giải quyếtnhững việc cấp bách hoặc chuyên đề khi cần thiết Trong mỗi cuộc họp, Trưởng phòng(hoặc phó trưởng phòng được ủy nhiệm chủ trì) phải có ý kiến kết luận và ghi biên bản
để tổ chức thực hiện
- Cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc theo nguyên tắc tậptrung dân chủ và chế độ thủ trưởng Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ công chức doTrưởng phòng phân công phù hợp với chức danh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ;đồng thời chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng và Phó phòng phụ tráchchuyên môn để phát huy nhiệm vụ được giao
- Từng cán bộ công chức phải thường xuyên trao dồi học tập để nâng cao lậptrường quan điểm, đạo đức lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phấnđấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; chấp hành nội quy cơquan; phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện tự phê bình và phê bình xây dựng cơ quantrong sạch vững mạnh
1.2.4 Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở huyện Mộ Đức
UBND huyện
Trang 10Hình 1.3 Sơ đồ mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở huyện Mộ Đức
1.3 Tổng quan về huyện Mộ Đức
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mộ Đức
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Mộ Đức là một huyện đồng bằng nằm ven biển ở phía Đông Nam tỉnh
Quảng Ngãi Phía bắc giáp huyện Tư Nghĩa; phía nam giáp huyện Đức Phổ; phía tâygiáp huyện Nghĩa Hành; phía đông giáp biển Đông Hình thể huyện tựa như một hìnhtam giác, nhọn hẹp ở phía bắc, phình rộng ở phía nam
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính (gồm 12 xã và 1 thị trấn) với tổng diện
tích tự nhiên là 21.388,82ha Dân số trung bình là 126.250 người
Mộ Đức là huyện đồng bằng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Ngãi Có Quốc lộ
1, Quốc lộ 24 và đường sắt Thống Nhất chạy qua Nghề chính xưa nay vẫn là nghềnông, công thương nghiệp truyền thống có một số làng nghề đáng chú ý và ngày nayđang được đẩy mạnh Mộ Đức là quê hương của nhà chính trị, nhà văn hóa lớnPhạm Văn Đồng
Nhìn chung với vị trí địa lý khá thuận lợi, Mộ Đức đã hội tụ nhiều điều kiện để
có thể hình thành, phát triển một cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề, thành phầnkinh tế khác nhau và có điều kiện mở rộng giao thương, buôn bán với bên ngoài Đây
là điều kiện thuận lợi lớn cho huyện trong việc thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, thếmạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong giai đoạn đến
Địa hình
Phòng Tài nguyên
và Môi trường UBND xã
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
Các phòng
ban khác
Có mối liên hệ trực tiếp
về quản lý môi trường.Phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường
Trang 11Mộ Đức là dải đồng bằng ven biển, có núi cao ở phía tây như núi Lớn (ĐạiSơn), núi Giàng, có các đồi sót ở rải rác trong huyện như núi Long Phụng, núi Điệp,núi Vom, núi Văn Bân, núi Ông Đọ, núi Thụ, núi Long Hồi Chạy dọc ở phía bắc cósông Vệ (làm ranh giới với huyện Tư Nghĩa), từ sông Vệ có chi lưu là sông Thoa chảytheo hướng đông nam, qua vùng trung tâm huyện Từ tây sang đông, Mộ Đức có 4kiểu địa hình, lần lượt là: vùng cao, vùng trung bình, vùng thấp, đồi cát ven biển Bờbiển huyện Mộ Đức dài 32km, nhưng là bãi ngang, chỉ có cửa Lở mở lấp hằng năm.
Đồng bằng huyện Mộ Đức khá màu mỡ, thích hợp với cây lúa nước và nhiềugiống cây trồng khác, tuy nhiên một số vùng hay bị úng ngập, nhất là dọc phía đôngQuốc lộ 1 Đất gò đồi ở Mộ Đức có nhiều đá ong, có đất cao lanh, ở Tú Sơn, ThạchTrụ có suối khoáng
Thời tiết, khí hậu
Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của vùng duyên hải NamTrung Bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với nhữngđặc trưng chủ yếu: nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn đây lànhững nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu của huyện, thể hiện hai mùa rõ rệt:mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau
Nhiệt độ trung bình khoảng 26,70C, lượng mưa trung bình năm là 1.915 mm vàphân bố không đều trong năm
Mộ Đức nhìn chung là ôn hòa, dễ chịu, nhưng thường chịu thiệt hại do bão tố,
lũ lụt về mùa mưa
b) Tình hình phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế Mộ Đức có sự chuyển dịch tích cực và đúnghướng Kinh tế ở khu vực nông thôn đang từng bước phát triển, cơ cấu lao độngchuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong cácngành (dịch vụ, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Mặc dù chịu ảnhhưởng của sự khủng hoảng kinh tế, nhưng nền kinh tế Mộ Đức có những bước pháttriển mới
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 16,2%.Trong đó nông lâm, thủy sản đạt tốc độ bình quân 14,6%/năm, công nghiệp - xây dựng
là 19%/năm, dịch vụ đạt 16,3%/năm
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Mộ Đức
Trang 12Nông – lâm – thủy sản Tr
đồng 241,4 848,6 392,9 422Công nghiệp - xây dựng Tr
đồng 104,2 227,3 346 517Dịch vụ Tr
đồng 119,5 134,4 321 496
3
Nông – lâm – thủy sản % 51,9 41,3 38 34,7Công nghiệp - xây dựng % 22,4 30,7 28,9 31,5
Dịch vụ % 25,7 288 33,1 33,8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức
Thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
+ Nông nghiệp:
- Trồng trọt: Ngoài diện tích trồng lúa chiếm phần lớn đất canh tác, nông dân Mộ
Đức còn trồng nhiều loại cây khác như mía, lạc, dâu tằm, Cây lương thực chính làlúa với trên 5.459 ha đất canh tác Sau lúa, ngô có 1.176 ha Năm 2005, sản lượng lương thực của Mộ Đức là 65.080 tấn Bình quân lương thực có hạt trên đầu ngườinăm 2005 ở Mộ Đức là 449,9 kg, cao nhất trong các huyện, thành phố của tỉnhQuảng Ngãi Sản xuất lương thực ở Mộ Đức ngoài việc dùng để nuôi sống dân cưtrong địa hạt, còn để bán và để phát triển chăn nuôi
Bảng 1.2: Thống kê một số cây trồng chính ở Mộ Đức năm 2005 như sau:
TT Cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)
Trang 139 Rau các loại 1.391 18.950 136,2
10 Đậu các loại 507 1.046 20,6
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức.
- Chăn nuôi: Được chú ý phát triển, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia
cầm như trâu, bò, heo, gà, vịt, dê,
Nghề nông ở Mộ Đức ngày nay còn có thêm các trang trại, phát triển kinh tếvườn rừng và bước đầu gặt hái được nhiều kết quả đáng chú ý Đến năm 2005 địa hạt
Mộ Đức có 68 trang trại, trong đó có 27 trang trại trồng cây lâu năm, 17 trang trại chănnuôi, 9 trang trại trồng cây hàng năm, 9 trang trại lâm nghiệp, 6 trang trại thủy sản
Cư dân Mộ Đức vốn có truyền thống làm thuỷ lợi, như đào sông Thoa, làm các
bờ xe nước trên sông Vệ (có từ mấy trăm năm trước), đào kênh Tứ Đức, kênh tiêu BàuSúng (trong kháng chiến chống Pháp), đắp các hồ chứa nước (Hóc Sằm, Mạnh Điểu,
Lổ Thùng, Hóc Mít,…) Sau 1975, có trạm bơm Nam Sông Vệ, kênh mương ThạchNham, và các đập Thủy lợi xưa nay đều có nhiều công trình nổi bật, phục vụ tốt chocanh tác Tuy vậy, vẫn còn vấn đề rất nan giải là tiêu úng ở vùng hạ lưu sông Thoa ởphía đông Mộ Đức chưa được giải quyết căn bản
+ Lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp không phải là thế mạnh của huyện Những năm trước đâylâm nghiệp của huyện chủ yếu dựa vào việc khai thác gỗ tuy nhiên, quá trình khaithác thực hiện không hợp lý dẫn đến rừng bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng trồng mới
và diện tích khoanh nuôi tăng không đáng kể so với diện tích rừng bị chặt phá
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, nhất là khi có chủtrương đóng cửa rừng và phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng và kinh doanh rừng tổnghợp phát triển thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ dự án WB3, và đặc biệt là vốn tự cócủa nhân dân Việc giao khoán rừng cho hộ gia đình quản lý đã tạo điều kiện cho lâmnghiệp phát triển, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp khôngngừng tăng lên góp phần cải thiện đời sống của nhân dân từ việc khai thác gỗ, lâm sinh
và lâm sản khác
+ Thủy sản
Do không có cửa biển, nghề đánh bắt cá ở Mộ Đức ít có cơ hội phát triển như các huyện ven biển khác của tỉnh Quảng Ngãi Tuy nhiên, nghề cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Mộ Đức xưa nay với ý nghĩa nó là một nguồn
Trang 14cung cấp thực phẩm đáng kể Cư dân dọc bờ biển đều ít nhiều làm nghề đánh bắt cá, tuy rằng sản lượng đánh bắt còn thấp
Ngày nay, song song với nghề đánh bắt cá, nghề chế biến thuỷ sản cũng được duy trì, đáng chú ý có nghề làm mắm ở Đức Lợi, đặc biệt nghề nuôi tôm trên cát mới phát triển ở các xã Đức Minh, Đức Phong Cư dân Mộ Đức còn tận dụng các hồ chứa nước, các chân ruộng nước kết hợp nuôi cá nước ngọt để tăng thu nhập
Xét về giá trị sản xuất thủy sản năm 2005 đạt 82,850 tỉ đồng, trong đó nuôi trồng chiếm đến 66 tỉ đồng Như vậy thủy sản có xu hướng phát triển, nhưng nằm ở ngành nuôi trồng
Về nguồn nhân lực hoạt động thuỷ sản, năm 2005 Mộ Đức có 2.035 lao động đánh bắt (với 754 hộ) Phương tiện khai thác thủy sản ở Mộ Đức có 103 tàu có động
cơ với tổng công suất 2.600CV; có 80 thuyền không động cơ Sản lượng đánh bắt năm
2005 là trên 2.105 tấn, còn rất nhỏ so với các huyện có biển khác
Diện tích nuôi trồng thủy sản (chỉ tính nuôi tôm) 190,30 ha, sản lượng đạt 1.360tấn (tôm 1.310 tấn), chủ yếu ở các xã Đức Phong, Đức Minh Tuy nhiên, việc mở rộngnuôi trồng thủy sản đặt ra vấn đề khá hóc búa về môi trường
c) Tình hình phát triển xã hội
Tốc độ gia tăng dân số
Theo thống kê huyện Mộ Đức, dân số trung bình năm 2010 là 126.250 người,bằng khoảng 11,3% dân số tỉnh Quảng Ngãi Trong những năm vừa qua, tốc độ giatăng dân số của huyện có chiều hướng tăng nhanh do mức giảm tỷ lệ sinh tương đốichậm (bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vào khoảng1,5%/năm)
Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toànhuyện là 590 người/km 2, phân bố không đều giữa các nơi trên địa bàn huyện, đồngthời có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn
Lao động, việc làm
Huyện Mộ Đức có lực lượng lao động tương đối dồi dào đáp ứng nhu cầu laođộng tại chỗ của huyện và có khả năng cung ứng tốt khi mở rộng quy mô phát triểncủa các ngành kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo
Lao động của huyện Mộ Đức cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu khoa học
kỹ thuật Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đào tạo còn thấp, năng suất lao động chưa cao, tỷ lệthất nghiệp giảm chậm, mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang khuvực phi nông nghiệp còn chậm Bên cạnh đó, vấn đề việc làm đang là vấn đề khá bức
Trang 15xúc của huyện Mộ Đức gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội củahuyện
Diễn biến đô thị hóa
Thực trạng phát triển đô thị của huyện trong những năm gần đây có hướng tíchcực, nhằm góp phần tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện,
là hạt nhân để phát triển, đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị
Ngoài thị trấn Mộ Đức, huyện còn có khu trung tâm một số xã mang dáng dấpkiểu đô thị cũng được hình thành và phát triển, nhưng ở đây tập trung chủ yếu mới làdịch vụ thương nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ
1.3.2 Hiện trạng các nguồn tài nguyên
a) Hiện trạng môi trường nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác cũng có thể gây tai họa cho con người và môi trường
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, nước biển Hiệnnay, nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ
hồ đập tưới nước ở thượng lưu không nhiều, công suất không lớn Tuy nhiên, nhờnguồn nước mưa được lưu giữ khá nhiều trong các sông cộng với kênh mương ThạchNham, các hồ chứa nước Giếng Tiên, hồ Ông Tới (xã Đức Lân), hồ Đá Bàn (xã ĐứcTân), hồ Hóc Sầm, hồ Hóc Mít (xã Đức Phú), nên phần nào đáp ứng được khả năngtưới tiêu, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân
Nước ngầm
Qua khảo sát sơ bộ, nguồn nước ngầm ở huyện Mộ Đức khá dồi dào, phân bốhầu hết các xã, thị trấn trong huyện Hiện nay, phần lớn nhân dân trong huyện đang sửdụng nguồn nước ngầm mạch ngang, độ sâu 2 ÷ 6m phục vụ cho sinh hoạt Tuy nhiên,
Trang 16nguồn nước ngầm mạch nông ở một số xã ven biển bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất ítgiếng khơi có nguồn nước ngọt sử dụng tốt cho ăn uống.
Nguồn nước ngầm ở đây thích hợp với khai thác quy mô nhỏ, không thích hợpcho việc xây dựng nhà máy, giếng khoan tập trung công suất lớn
Nhìn chung, môi trường nước của huyện khá dồi dào Nếu được đầu tư và khaithác hợp lý sẽ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt chonhân dân trong huyện
Nước thải
Hiện nay nước thải sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn huyện Mộ Đức hầu nhưkhông được thu gom xử lý triệt để mà được thải trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận nhưđồng ruộng, sông, suối,… Trong đó nước thải sinh hoạt tại thị trấn Mộ Đức được thoátqua các cống, mương thoát nước dọc các trục đường giao thông Đặc biệt là khu vựcchợ, nhiều hoạt động buôn bán, sinh hoạt, lượng nước thải hàng ngày rất nhiều,thường
bị ứ đọng trong các cống, lẫn với rác gây tắc nghẽn các đường ống,… Điều này đã vàđang tác động lớn đến chất lượng cuộc sống người dân, nhất là những hộ sống gầnchợ
Theo phân tích các mẫu nước cho thấy, nước thải sinh hoạt, sản xuất, nước thảichăn nuôi trên địa bàn huyện có hàm lượng các chất bẩn, chất hữu cơ và vi sinh rấtcao Nhìn chung nguồn nước thải trên địa bàn chưa được quản lý chặt chẽ, chưa xử lý
đã thải ra nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt
Việc phát triển nuôi tôm trên cát ở các xã ven biển hiện nay trên địa bàn huyện
Mộ Đức còn mang tính tự phát Nhiều hộ nuôi tôm hiện nay chưa nắm vững thời vụ,
kỹ thuật nuôi và hồ tôm xây dựng tạm bợ đã dẫn đến xả nước thải bừa bãi, dịch bệnh lây lan nhanh chưa có biện pháp khắc phục Theo tính toán thì bình quân mỗi hồ nuôi tôm có diện tích 2.500 m2 (có dung tích 2.500 m3 nước) và cứ hai ngày mỗi hồ phải thay khoảng 1.000 m3 nước, trong khi đó toàn vùng nuôi tôm của dự án chỉ có hai hồ chứa nước thải rất nhỏ (chứa khoảng mười nghìn m3 nước thải) phục vụ cho 25 ha nuôi tôm Ngay trong những ngày bình thường, nguồn nước thải từ các hồ nuôi tôm đãkhông còn lối thoát và đến mùa thu hoạch tôm thì lượng nước thải từ các hồ tràn ra ngoài tăng gấp mười lần đã biến khu vực chung quanh hồ tôm thành ao tù nước bẩn
Trang 17b) Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn
Không khí: Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại huyện Mộ Đức
thuộc loại sạch Môi trường không khí cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa bị
ô nhiễm bởi các khí độc (CO, SOx, NOx,…) Các nguồn thải vào môi trường không khí
từ các cơ sở sản xuất mang tính cục bộ, các giá trị đo được đều thấp, do đó mức độ ảnhhưởng đến môi trường không khí thấp, không đáng kể
Tiếng ồn: Là khu vực rộng, dân số cũng không thuộc loại đông nên ảnh hưởng
của tiếng ồn là không đáng kể, chủ yếu tập trung ở các trung tâm buôn bán, các chợ,ngã ba do tập trung đông dân, lưu lượng xe cộ qua lại lớn
c) Hiện trạng chất thải rắn
Tại huyện Mộ Đức, nguồn chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các chợ, hộ giađình, phế thải xây dựng, bệnh viện, cơ sở y tế, hoạt động công nghiệp, cơ quan, côngsở,… Rác thải này bao gồm rau, củ, quả hư, thực phẩm thừa, gỗ, kim loại, điện tử,thép, bê tông, gạch, chai lọ,…
Từ đầu năm 2008, UBND huyện giao Hạt quản lý đường bộ huyện tổ chức thugom chất thải rắn tại bảy xã, thị trấn dọc quốc lộ 1A với khối lượng 20 m3/ngày vàđem xử lý tại vị trí nêu trên Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp, các hạng mục xử lý chưađược đầu tư xây dựng đồng bộ, vì vậy đã gây ô nhiễm môi trường cho các hộ ở khuvực chung quanh
c) Hiện trạng môi trường đất
Công tác giao khoán rừng được huyện chú trọng, diện tích rừng thực sự có chủngày càng tăng, đến nay đã có 2.951,97 ha đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng
sử dụng, đạt 55,28 % diện tích đất lâm nghiệp, người dân đã thực sự chủ động quản lý
và kinh doanh rừng trên diện tích đất được giao, chuyển sản xuất lâm nghiệp truyền
Trang 18thống sang sản xuất lâm nghiệp cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế trang trại kếthợp vườn rừng.
Đất nuôi trồng thủy sản
Đến nay, diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 200,72 ha
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (nuôi tôm) chiếm phần lớn diệntích nuôi trồng thủy sản của huyện với diện tích 187,28 ha, diện tích nuôi trồng thủysản nước ngọt là 13,44 ha
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 2.1 Quy trình thực tập và công việc thực tế tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộ Đức
Trang 19- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập
dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất
- Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản
cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bảncảm kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm thực hiện
+ Không triển khai thực hiện trong thời gian hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bảncam kết bảo vệ môi trường được đăng ký
+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gâytác động xấu đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phátthải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn
so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tớimức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
b) Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao gồm:
- Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địađiểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loạinguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư phải chịutrách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai
- Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loạichất thải, nếu có
- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ cácquy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm:
- Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên vàđịa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh,dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động
Trang 20Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kêkhai.
- Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loạichất thải, nếu có
- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ cácquy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
c) Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
- Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bảncam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnhgiấy phép thăm dò, giấy phép khai thác
- Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệmôi trường trước khi khoan thăm dò
- Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phảixin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trướckhi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đốitượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP, chủ dự
án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu
tư, sản xuất, kinh doanh
d) Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung
Bảng 2.1: Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam
kết bảo vệ môi trường bổ sung
liệu
I BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bản chính (phụ
Trang 211 Bản cam kết bảo vệ môi trường 05 lục số 5.1 và 5.2đối với dự án có
đầu tư và phụlục 5.3 đối với
dự án không lập
dự án đầu tưThông tư26/2011/TT-BTNMT)
2 Báo cáo đầu tư/Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật/Phương án sản xuất kinh doanh
01 Bản chính
3 Sơ đồ vị trí dự án 05 Bản sao
4 Các tiêu chuẩn môi trường được sử dụng
trong bản cam kết bảo vệ môi trường 05 Bản sao
5 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
giấy phép đầu tư 05 Bản sao, côngchứng
II BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
1 Bản cam kết bảo vệ môi trường trước đó 01 Bản sao
2 Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
đã được xác nhận trước đó 01 Bản sao, côngchứng
3
Dự thảo báo cáo đầu tư điều chỉnh/Báo cáo
kinh tế ký thuật điều chỉnh/Phương án sản
xuất kinh doanh điều chỉnh 01
Chủ dự án kýtên, đóng dấutrang phụ bìa
4 Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 05 Bản chính
Ghi chú: trường hợp dự án nằm trên hai (02) huyện trở lên, số lượng tài liệu này được tăng
thêm bằng số lượng huyện tăng thêm.
e) Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
Ghi chú: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có
thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận
hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường
Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện
Hồ sơ đầy đủ
Chủ dự án
Tổ chức xem xét nội dung
Nội dung không đúng quy định
Nội dung đúng quy định
Kiểm tra thực tế (nếu cần);
lấy ý kiến chuyên gia (nếu cần)
Thông báo kết quả xem xét
Thông qua không cần chỉnh sửa bản cam kết
Cấp Thông báo chấp nhận (Ủy ban nhân dân huyện)
Không thông qua bản cam kết