LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, với sự phát triến không ngừng của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước cũng tùng bước đi vào phát triến ốn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đối mới kinh tế xã hội của đất nước.Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước như đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế ... hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động kinh doanh hay nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
NHÓM 01
Đề tài: Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập:
Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai
Hà Nội, 2015
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 5
I Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán đơn vị sự nghiệp 5
1 Khái niệm 5
2 Vai trò 5
3 Nhiệm vụ 5
II Nội dung tổ chức công tác kế toán trong ĐVSN 6
1 Tổ chức bộ máy kế toán 6
2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 8
3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 9
4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 9
5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 10
6 Tổ chức kiểm tra kế toán 10
III Nội dung các phần hành kinh tế 11
1 Kế toán vốn bằng tiền 11
2 Kế toán vật tư, TSCĐ 12
3 Kế toán các khoản thanh toán 13
4 Kế toán nguồn kinh phí 14
5 Kế toán các khoản thu 16
6 Kế toán các khoản chi 16
7 Báo cáo tài chính 17
CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ 18
I Tổng quan về THPT PHAN HUY CHÚ 18
1 Quá trình hình thành và phát triển của trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa 18
2 Hành trình hướng tới chất lượng cao 19
3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 20
4 Hình thức kế toán ở đơn vị 21
II Công tác kế toán tại THPT Phan Huy Chú – Đống Đa 21
Trang 31 Một số nghiệp vụ kế toán đặc trưng của trường 21
2 Lên tài khoản chữ T 25
3 Bảng cân đối kế toán 28
4 Sổ nhật ký chung 30
CHƯƠNG III KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ – ĐỐNG ĐA 31
1 Nhận xét các ưu điểm và nhược điểm 31
2 Phương hướng hoat động tới trong kỳ 31
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự phát triến không ngừng của nền kinh tế thì cácđơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước cũng tùng bước đi vào pháttriến ốn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đối mới kinh tế - xã hộicủa đất nước
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nướcnhư đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ, sựnghiệp kinh tế hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc cácnguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động kinh doanhhay nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm
vụ của Đảng và Nhà nước giao cho
Trong quá trình hoạt động các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý củaĐảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước,các tiêu chuẩn định mức, các qui định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhànước ban hành Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính tăng cườngquản lý kiếm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượngcông tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
là phải tố chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiếm soát nguồn kinh phí,tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sảncông; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuấn định mức của Nhànước ở đơn vị Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạtđộng kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân sách Nhà nước tại đơn vị hànhchính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc quản lýNgân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệuquả cao
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vịhành chính sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước nên Nhóm 1 lựa chọn
trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội – Đơn vị sự nghiệp công lập với tên đề tài: XÂY
DỰNG 1 BÀI TẬP CHO 1 ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN HUY CHÚ.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Các vấn đề chung về Kế toán ĐVSN
Chương II: Thực tế công tác Kế toán tại Trường THPT Phan Huy
Chương III: Kết luận
Trang 6CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định đối với đơn
vị Chức năng này được thực hiện bởi Kế toán quản trị tại đơn vị
3 Nhiệm vụ
Để thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính,
kế toán trong các ĐVSN phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí; sử dụng các khoảnthu phát sinh ở đơn vị
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; kiểm traviệc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản công ở đơn vị; kiểm tra tình hình chấp hành
kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách củaNhà nước
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp
dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và
cơ quan tài chính theo quy định Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việcxây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu Phân tích và đánh giá hiệu quả sửdụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị
Trang 7II Nội dung tổ chức công tác kế toán trong ĐVSN
1 Tổ chức bộ máy kế toán
Căn cứ vào các đặc điểm hiện có của ĐVSN có thể lựa chọn 1 trong 3 mô hình tổchức bộ máy kế toán
a Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
- Đơn vị kế toán đọc lập chỉ mở một sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thựchiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán
- Sơ đồ:
b Mô hình tổ chức bộ máy phân tán
- Bộ máy kế toán được chia làm 2 cấp riêng biệt: cấp trung tâm và cấp trực thuộc
Kế toán ở 2 cấp đều tổ chức sổ sách và bộ máy nhân sự tương ứng để thực hiện chức năngnhiệm vụ của kế toán phân cấp
- Sơ đồ:
Kế toán trưởng đơn vị hạch toán
Nhâ viên hạch toán ban đầu, báo sổ từ đơn vị
trực thuộc
Các phần hành
kế toán hoạtđộng trungtâm
Trang 8c Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
- Theo mô hình này các công tác kế toán được tiến hành ở phòng kế toán tập trung
và một bộ phận đơn vị phụ thuộc, một số bộ phận phụ thuộc khác hoạt động tập trungkhông tiến hành công tác kế toán
- Sơ đồ:
Kế toán trung tâm
Kế toán trưởng đơn vị cấp trên
Kế toán hoạtđộng thực hiện
ở cấp trên
Kế toán phầnhành
Kế toán phầnhành
Bộ phận tổnghợp kế toán chođơn vị trực thuộc
Trang 92 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu được xem như nguồn nguyên liệu
mà kế toán sử dụng để qua đó tạo lập nên những thông tin có tính tổng hợp và hữu íchphục vụ nhiều đối tượng khác nhau
- Những nội dung cụ thể của tổ chức chứng từ kế toán trong ĐVSN bao gồm cácbước:
Xác định danh mục chứng từ kế toán sử dụng
Tổ chức lập chứng từ kế toán
Tổ chức kiểm tra nội dug cơ bản của chứng từ kế toán
Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán
Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán
Kế toán trung tâm
Kế toán trưởng đơn vị cấp trên
Bộ phậ kiểmtra kế toán
Bộ phận tổnghợp báo cáo từđơn vị trực thuộc
Kế toán các đơn vịtrực thuộc hạchtoán tập trung
Kế toán các
hoạt động tại
cấp trên
Đơn vị kinh tế trực thuộc
Nhân viên hạch toán ban
đầu tại cơ sở trực thuộc
Đơn vị kế toán phân tán tạiđơn vị trực thuộc
Trang 103 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán thực chất là việc xác lập mô hình thông tinphù hợp với nhu cầu quản lý nhất định
- Để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán khoa học và có tính thực tiễn các đơn vị
sự nghiệp cần quan tâm đến các nội dung cụ thể sau:
Xây dựng hệ thống tài khoản phục vụ kế toán tài chính trong đó cần xácđịnh danh mục tài khoản kế toán đơn vị sử dụng Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng cácloại tài khoản, nhóm tài khoản và tài khoản trong từng loại, từng nhóm, kể cả tài khoảntổng hợp và tài khoản chi tiết
Xây dựng hệ thống tài khoản phục vụ kế toán quản trị Trong điều kiện tựchủ tài chính, để đề ra những quyết định phù hợp, các đơn vị sự nghiệp cũng có nhu cầulớn về thông tin quản lý tài chính, quản lý các khoản thu chi Các đơn vị có thể nghiêncứu, xây dựng các tài khoản để cung cấp thông tin cho những nghiệp vụ trọng yếu, gópphần theo dõi bổ sung và tăng tính chi tiết, kịp thời về những đối tượng đã được theo dõitrên hệ thống tài khoản kế toán tài chính
Xây dựng nội dung kết cấu cho tài khoản Thực chất đây là quy định hạchtoán trên tài khoản để giới hạn phạm vi thông tin cần phản ánh, mục đích sử dụng số liệutrên các tài khoản để cung cấp thông tin
- Dựa vào những yếu tố trên các đơn vị sự nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản kếtoán áp dụng tại đơn vị Đơn vị được bổ sung thêm các tài khoản cấp 2 cấp 3 cấp 4 đểphục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị
4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ sách với nội dung và kếtcấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo 1 trình tự nhất định nhằm rút racác chỉ tiêu cần thết cho quản lý kinh tế
- Để tổ chức hệ thống sổ kế toán hợp lý, khoa học, các đơn vị sự nghiệp nhất thiếtphải tuân thủ chế độ tổ chức sổ kế toán hiện hành
- Thông thường những nội dung chính của tổ chức hệ thống sổ kế toán trong đơn vị
sự nghiệp bao gồm các vấn đề sau:
Lựa chọn hình thức kế toán áp dụng Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị cụthể về quy mô, tính chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh, yêu cầu thông tin, trình độcán bộ, điều kiện phương tiện vật chất hiện có… để lựa chọn hình thức kế toán thích hợpvới đơn vị
Lựa chọn chủng loại và số lượng sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp sổ
kế toán chi tiết
Xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép sổ kế toán, chỉ rõ công việc hàngngày, định kỳ kế toán phải tiến hành trên từng loại sổ và trong toàn hệ thống sổ mà đơn vị
sử dụng
Trang 11 Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán Nội dung này không chỉ là ghichép các nghiệp vụ đã phản ánh trên chứng từ vào từng loại sổ sách có liên quan mà còn
là thời điểm kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các loại sổ kế toán với nhau nhằm đảm bảo sựtrùng khớp của số liệu kế toán
Tổ chức quá trình bảo quản lưu trữ sổ kế toán
- Theo quy định hiện hành và tùy vào điều kiện và đặc điểm của đơn vị có thể lựachọn một trong các hình thức kế toán
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán trên máy vi tính
5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán được hiểu là việc tạo ra một mối liên hệ chặtchẽ quá trình kế toán với nhu cầu thông tin về mọi mặt của quản lý Báo cáo kế toán làphương thức kế toán tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phản ánh mộtcách tổng quát hoặc chi tiết toàn diện, có hệ thống về đơn vị kế toán sau 1 kỳ hạch toánhay tại một thời điểm
- Nội dung chính của tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các ĐVSN bao gồm:
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán cung cấp thồn tin cho các đối tượng sửdụng bên ngoài đơn vị
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ yêu cầu quản trị và điềuhành hoạt động của đơn vị
6 Tổ chức kiểm tra kế toán
- Kiểm tra kế toán là việc xem xét đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sựtrung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán Như vậy, kiểm tra kế toán là mộttrong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán
- Thông qua kiểm tra kế toán, các nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ tuânthủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị Đánh giá được chấtlượng hoạt động quản lý các khoản thu, chi của đơn vị… đồng thời phát hiện các saiphạm nếu có
- Thông thường nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong ĐVSC bao gồm:
Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tínhhiệu lực hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức vàđiều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tàichính của đơn vị được cung cấp thông qua báo cáo kế toán và các báo cáo khác
Trang 12 Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của nhànước liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước và các quỹ tại đơn vị.
Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đượcphát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó
1 Kế toán vốn bằng tiền
a Kế toán quỹ tiền mặt
- Vốn bằng tiền ở đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm các loại: Tiền mặt (kể cảtiền Việt Nam và các loại ngoại tệ khác); vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, các loại chứngchỉ có giá; tiền gửi ở Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước
- Nguyên tắc quản lý và hạch toán quỹ tiền mặt:
Trong các đơn vị HCSN đều có một số tiền mặt nhất định tại quỹ để phục
vụ cho hoạt động thường xuyên của đơn vị
Số tiền thường xuyên có tại quỹ được ấn định một mức hợp lý nhất định,mức này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của tùng đơn vị và được ngân hàng,Kho bạc Nhà nước thoả thuận, đơn vị phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế
độ quản lý tiền mặt hiện hành
Hàng quý, căn cứ vào nhhiệm vụ thực hiện dự toán, nhu cầu chi tiền nặt,đơn vị lập kế hoạch tiền mặt gửi Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước thoả thuận số tiền đượcrút hoặc được đế lại từ các khoản thu (nếu có) đế chi tiêu
Để quản lý và hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của đơn vị được tậptrung bảo quản tại quỹ của đơn vị, mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt do thủquỹ chịu trách nhiệm thực hiện
Thủ quỹ do thủ trưởng đơn vị chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ, khôngđược nhờ người làm thay mình Nghiêm cấm thủ quỹ trực tiếp mua, bán hàng hoá, vật tưhay kiêm nhiệm công việc tiếp liệu, công việc kế toán
Kế toán phải thường xuyên kiếm tra quỹ tiền mặt
Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt phải có chứng từ hợp lệ Cuối ngày, căn
cứ vào chứng từ thu, chi tiền mặt đế ghi vào số quỹ tiền mặt
Kế toán quỹ tiền mặt phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tìnhhình biến động các loại tiền phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị và luôn đảmbảo khớp đúng giữa giá trị trên sổ kế toán và sổ quỹ tiền mặt Mọi chênh lệch phát sinhphải tìm hiểu, xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo kiến nghị biện pháp xử lý chênhlệch
- Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt sử dụng:
Tài khoản 111- Tiền mặt
- Số kế toán liên quan:
Trang 13 Sổ quỹ tiền mặt
Sổ cái
b Kế toán tiền gửi ngân hàng kho bạc
- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc của các đơn vị HCSN bao gồm: tiền Việt Nam,ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc cần tôn trọng một số quy định sau:
Kế toán phải tố chức thực hiện việc theo dõi từng loại nghiệp vụ tiền gửi(tiền gửi về kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, tiền gửi vè vốn đầu tư XDCB và các loạitiền gửi khác theo tùng Ngân hàng, Kho bạc) Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảmbảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của Ngân hàng, Kho bạcquản lý Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho Ngân hàng, Kho bạc để điều chỉnh kịp thời
Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độquản lý, lưu thông tiền tệ và những quy định có liên quan đến Luật ngân sách hiện hànhcủa Nhà nước
- Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc sử dụng:
Tài khoản 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Sổ kế toán liên quan
- Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, dụng cụ
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý vật liệu và dụng cụ, với vai trò là công cụ quản lýcác hoạt động kinh tế, kế toán vật liệu và dụng cụ phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Ghi chép phản ánh tổng họp số liệu về tình hình thu mua, vân chuyển, bảoquản, tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng lẫn giá trị của từng thứ, từng loại
Giám đốc kiếm tra tình hình thực hiện các định mức sử dụng, tình hình haohụt, dôi thừa vật liệu, góp phần tăng cường quản lý sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm vậtliệu, ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí
Chấp hành đầy đủ các thủ tục, xuất kho vật liệu, kiếm nghiệm vật liệu
Cung cấp số liệu, tài liệu về vật liệu cho các bộ phận có liên quan
Tham gia đánh giá, kiếm kê vật liệu, dụng cụ theo đúng quy định của chế độNhà nước
Trang 14- Tài khoản kế toán sử dụng.
Tài khoản 152 - Vật liệu, dụng cụ
Tài khoản 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
- Số kế toán liên quan: Sổ cái
b Kế toán TSCĐ
- Tài sản cố định là những tư liệulao động và tài sản khác có giá trị lớn và thời gian
sủ dụng dài Những tư liệu lao động và tài sản khác được xếp là TSCĐ phải có đủ hai tiêuchuẩn sau đây:
Có giá trị từ 30.000.000 trở lên
Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
- Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
Trong quá trình hoạt động, TSCĐ của đơn vị thường xuyên biến động xuất phát từ đặcđiếm và yêu cầu quản lý TSCĐ, để cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho công tác quản
lý TSCĐ, kế toán TSCĐ có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, hiện trạng
và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và việc sử dụng tài sản đơn vị Thông qua
đó giám đốc chặt chẽ việc đầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ ở đơn vị
Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp:hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng, tài sản được cơ quan quản
lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của đơn vị khác bàn giao hoặc được biếu,tặng, viện trợ
Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản trong đơn vị, lập
kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, mở rộng, đối mới TSCĐ
Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình bảo quản, hiệu quả sửdụng TSCĐ
- Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài
- Số kế toán liên quan: Sổ cái
8 Kế toán các khoản thanh toán
- Nội dung các khoản thanh toán: các khoản thanh toán trong đơn vị HCSN baogồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả, cụ thể:
Các khoản phải thu
Tạm ứng
Các khoản phải trả
Các khoản phải nộp theo lương
Các khoản phải nộp cho Nhà nước
Trang 15 Phải trả viên chức
Kinh phí cấp cho cấp dưới
Thanh toán nội bộ
- Một số qui định về kế toán thanh toán:
Mọi khoản thanh toán của đơn vị phải được hạch toán chi tiết theo từng nộidung thanh toán, cho từng đối tượng và tùng lần thanh toán
Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả vàthường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, kinh phíhoặc đế nợ nần dây dưa, khê đọng, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanhtoán, kỷ luật thu nộp ngân sách, nộp và trả đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp và cáckhoản phải trả
Những khách nợ chủ nợ và các đơn vị có quan hệ giao dịch, thanh toánthường xuyên hoặc có số dư bên Nợ lớn, kế toán cần phải lập bản kê nợ đối chiếu cáckhoản trả, xác nhận nợ và có kế hoạch thu hồi hoặc trả nợ kịp thời, tránh tình trạng khêđọng làm tốn thất kinh phí của Nhà nước
Trường hợp trong cùng một đơn vị vừa có quan hệ phải thu, vừa có quan hệphải trả, sau khi hai bên đối chiếu xác nhận nợ có thể lập chứng từ đế thanh toán bù trừ
Các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý phải được kế toán chi tiết cho từng khách nợ và chủ nợ theo cả hai chỉ tiêu sốlượng và giá trị
- Tài khoản kế toán sử dụng
TK 311- Các khoản phải thu
TK 312 - Tạm ứng
TK 331 - Các khoản phải trả
TK 332 - Các khoản phải nộp theo lương
TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
TK 334 - Phải trả viên chức
TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới
TK 342 - Thanh toán nội bộ
- Sổ kế toán liên quan: sổ cái
9 Kế toán nguồn kinh phí
- Nội dung
Theo mục đích sử dụng, nguồn kinh phí trong các đơn vị HCSN được chia thành cácnguồn sau:
Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn kinh phí hoạt động
Nguồn kinh phí dự án
Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Trang 16 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Một số qui định về kế toán nguồn kinh phí
Kế toán nguồn kinh phí phải chấp hành các quy định sau:
Các đơn vị HCSN được tiếp nhân kinh phí theo nguyên tắc không bồi hoàntrực tiếp đế thực hiênhnhiệm vụ chính trị của mình Kinh phí của đơn vị HCSN được hìnhthành từ các nguồn:
o Ngân sách nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toánđược duyệt
o Các khoản đóng góp hội phí của các hội viên thành viên
o Thu sự nghiệp được sử dụng và bố sung từ kết quả hoạt động có thutheo chế độ tài chính hiện hành
o Các khoản tài trợ của các tố chức, cá nhân trong và ngoài nước
Các đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng tùng loại kinh phívốn, quỹ và phải theo dõi chi tiết theo tùng nguồn hình thành vốn, kinh phí
Việc kết chuyển tùng nguồn kinh phí quỹ này sang nguồn KP khác phảichấp hành theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết
Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bố sung nguồn KP, khi phátsinh đưực hạch loán phản ánh các khoản thu, sau đó đưực kết chuyến sang tài khoảnnguồn KP liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cấp trên có thẩm quyền
KP phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung dự toán, phê duyệt đúngtiêu chuẩn và định mức của Nhà nước Cuối niên độ kế toán, KP sử dụng không hết phảihoàn trả ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển qua năm sau khi được phépcủa cơ quan tài chính
Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu thanh quyết toán tìnhhình tiếp nhận và sử dụng từng loại kinh phí với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, cơquan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án theo đúng quy định của chế độ hiện hành
- Tài khoản kế toán sử dụng
TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
TK 462- Nguồn kinh phí dự án
TK 441 - Nguồn kinh phí ĐTXDCB
TK 466- Nguồn kinh phí đã HTTSCĐ
TK 431 - Quỹ cơ quan
TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
TK 413- Chênh lệch tỷ giá
- Sổ kế toán liên quan
Giấy phân phối HMKP;
Sổ theo dõi HMKP;
Sổ cái