1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra thành phần loài họ cúc (asteraceae) ở vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát Nghệ An

75 619 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 10,71 MB

Nội dung

Một số công trình nghiên cứu chủ yếu về đadạng các loài thực vật, có rất ít công trình chuyên sâu nghiên cứu về một họ nào đó, vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: : “Điều tra thành phần loài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE)

Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Nghệ An - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE)

Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT

MÃ SỐ: 60.42.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN ANH DŨNG

Nghệ An - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Anh Dũng Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy.

Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của Ts Đỗ Ngọc Đài và Kỹ sư Vũ Lê Thảo ( Nguyên cán bộ Phân viên điều tra rừng Bắc Trung Bộ).

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo bộ môn Thực vật, khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh, Ban quản lý, Đồn biên phòng Châu Khê, huyện Con Cuông, Hạt kiểm lâm Pù Mát, Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Bu cùng gia đình, bạn bè đã giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Vinh, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt

Trang 4

MỤC LỤC

Trang LỜI CẢM ƠN

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs: Cộng sự

KBT: Khu bảo tồn

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

TCN: Trước công nguyên

VQG: Vườn Quốc gia

1 Dạng sống

Ph: Phanerophytes – Cây chồi trên

Mg: Magaphanerophytes – Cây chồi trên to

Me: Mesophanerophytes – Cây chồi trên nhỡ

Mi: Microphanerophytes – Cây chồi trên nhỏ

Na: Nanophanerophytes – Cây chồi trên lùn

Ep: Epiphytes phanesrophytes – Cây bì sinh

Pp: Parasite–hemiparasitphanerophytes – Cây ký sinh hay bán ký sinhSuc: Succulentesphanesrophytes – Cây mọng nước

Lp: Lianophanesrophytes – Dây leo

Hp: Herbacesphanesrophytes – Cây chồi trên đất thân thảo

Ch: Chamaephytes – Cây chồi sát đất

Hm: Hemicryptophytes – Cây chồi nửa ẩn

Cr: Crytophytes – Cây chồi ẩn

Th: Therophytes – Cây một năm

2 Yếu tố địa lý

1 Yếu tố Toàn thế giới

2 Yếu tố liên nhiệt đới

2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ

2.2 Yếu tố nhiệt đới Á -Phi- Mỹ

2.3 Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương

3 Yếu tố cổ nhiệt đới

3.1 Yếu tố nhiệt đới Á – Úc

3.2 Yếu tố nhiệt đới Á – Phi

4 Yếu tố châu Á nhiệt đới

4.1 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Malêzi

Trang 6

4.2 Lục địa Đông Nam Á

4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya4.4 Đông Dương - Nam Trung Quốc

4.5 Đặc hữu Đông Dương

5 Yếu tố ôn đới

5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ

5.2 Ôn đới cổ thế giới

5.3 Ôn đới Địa Trung Hải

5.4 Đông Á

6 Đặc hữu Việt Nam

6.1 Gần đặc hữu Việt Nam

6.2 Đặc hữu Việt Nam

7 Yếu tố cây trồng và nhập nội

Oil: Cây cho dầu béo

Fb: Cây cho sợi

E: Tinh dầu

Mp: Cây có chất độc

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thiênnhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những nhân tố quyết địnhđến sự sinh trưởng và phát triển của “con người” Ngay từ buổi sơ khai, conngười đã biết dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển và cho đến ngày nay,khi nền văn minh của xã hội loài người đã tiến những bước dài trên bậc thangtiến hoá thì sự gắn kết, giữa tự nhiên và xã hội loài người vẫn còn là yếu tố cơbản cho quá trình tồn tại và phát triển của con người Đặc biệt với sự khởi đầucho một quá trình cung cấp năng lượng và đảm bảo sự phát triển bền vững chosinh giới đó chính là Thực vật

Nghiên cứu về hệ thực vật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàngđầu đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học Vì thực vật chính

là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của hầu hết các hệ sinh thái, là nơisống, nơi trú ẩn, giá thể của nhiều loài sinh vật khác Thực vật trên thế giới vốn

đa dạng và phong phú, thống kê ước tính đến nay có khoảng 380.000 loài thựcvật trong đó 1/5 số loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng Việt Nam là mộtquốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển,theo thống kê “Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích” (của Tổ chức bảo tồnThiên nhiên Thế giới IUCN) thì tại Việt Nam hiện có gần 13.000 loài thực vật.Nhưng hậu quả của chiến tranh, lũ lụt, hạn hán và sự tàn phá ngày càng nghiêmtrọng đã dẫn đến sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng tự nhiên, làm cho đadạng sinh học ngày càng suy giảm

Trong số các loài thực vật có mạch hiện có mặt trên thế giới hơn 285.650loài và ở Việt Nam thì gần 12.000 loài thuộc 2.256 chi, 305 họ Trong đó, họCúc (Asteraceae) là một trong những họ đa dạng và phong phú vào bậc nhấtcủa ngành Magnoliophyta thuộc 900 - 1.650 chi với khoảng 25.000 loài Theo

dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa1.620 chi và 23.600 loài và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất Các chi lớn

Trang 8

nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài),

Centaurea (600 loài) Ở Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) thì họ Cúc có 126

chi với 374 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm Nhiều loàitrong họ này rất có ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân, đặc biệt giá trị về

mặt y học, làm thức ăn như Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L.), Đơn buốt (Bidens pilosa L.)…Từ lâu nhân

dân ta đã xem các loài thuộc họ này như một nguồn thảo dược quan trọng để làm thuốc chữa bệnh.

Asteraceae là một trong những họ có nhiều giá trị sử dụng và gần gũi vớiđời sống con người, vì thế Asteraceae đang là đối tượng được các nhà khoa họcquan tâm và nghiên cứu

Xã Môn Sơn và xã Châu Khê nằm trong khu vực vùng đệm của VQG PùMát thuộc địa bàn hành chính huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Hệ thực vật ởđây chưa được nghiên cứu nhiều Một số công trình nghiên cứu chủ yếu về đadạng các loài thực vật, có rất ít công trình chuyên sâu nghiên cứu về một họ nào

đó, vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: : “Điều tra thành phần loài họ Cúc (Astreraceae) ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát - Nghệ An” nhằm cung

cấp thêm dẫn liệu về họ thực vật này tại khu vực nghiên cứu

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định thành phần loài thực vật và đánh giá tính đa dạng của họ Cúc(Asteraceae) ở xã Môn Sơn và xã Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnhNghệ An

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chúng tôi là:

- Thu mẫu các loài họ Cúc tại khu vực nghiên cứu

- Định loại, lập danh lục thành phần loài

- Đánh giá tính đa dạng của họ Cúc tại khu vực nghiên cứu về yếu tốđịa lý, phân bố, dạng sống, giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa củacác loài

CHƯƠNG I

Trang 9

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới

Từ khi con người xuất hiện, để tồn tại phải đấu tranh chống chọi vớithiên nhiên,con người đã phải sử dụng cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của mìnhnhư làm thức ăn, nhà ở, làm thuốc, chữa bệnh Con người tiếp xúc với giới thựcvật phong phú xung quanh để phục vụ cho nhu cầu đó của mình Do đó vốnhiểu biết về hình thái các loại cây đã được hình thành và ngày càng tích luỹthêm cùng thời gian Cũng vậy, từ khi xuất hiện, giới thực vật đã trải qua một quátrình đấu tranh lâu dài để thích nghi, tồn tại và phát triển đồng thời tạo nên cácmối quan hệ sinh thái với môi trường sống xung quanh mình.Nghiên cứu thực vật

là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học,bởi chính thực vật là mắt xích đầu tiên cung cấp năng lượng cho mọi sinh vật kháccũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ sinh thái toàn cầu

Những công trình đầu tiên nghiên cứu về thực vật cách đây hơn 3000năm TCN ở Ai Cập, Trung Quốc cổ đại vào khoảng 2200 năm TCN và cácnước La Mã, Hy Lạp cổ đại Tuy nhiên các công trình này nghiên cứu hệ thựcvật chỉ dừng lại bằng việc quan sát và mô tả

Théophraste (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương phápphân loại thực vật Phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo và quan sát sinh

cảnh sống của thực vật trong 2 tác phẩm: “Lịch sử thực vật” và “Cơ sở thực vật”,

đã mô tả được khoảng 500 loài cây trồng và cây hoang dại Plinus (79 – 24TCN)

viết bộ “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả gần 1.000 loài cây làm thuốc và cây ăn quả.

Sau đó Dioseoride (20 - 60 sau CN) một thầy thuốc của Tiểu Á đã viết cuốn sách

“Materia media” (Dượcliệu học), trong đó ông nêu được hơn 500 loài cây và đã

Trang 10

học cơ bản, trong đó có ngành phân loại học thực vật, được đánh dấu bởi 3 sự

kiện quan trọng đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI; việc thành lập các vườn bách thảo (TKXV - XVI) và biên soạn cuốn “Bách khoa

toàn thư về thực vật” Các sự kiện đó là những cơ sở cho các nhà nghiên cứu

thực vật tiếp theo sau này Từ đây xuất hiện các công trình như của AndreaCaesalpino (1519 - 1603), một trong những nhà thực vật học đầu tiên đưa rabảng phân loại và được đánh giá cao bởi quan điểm phân loại thực vật dựa trênđặc điểm quan trọng của chúng và hạt là đặc điểm ông lựa chọn để làm tiêuchuẩn phân loại thực vật [3] Nhà tự nhiên học người Anh, J Ray (1628 - 1705)

trong quyển “Historyaplantarum- Lịch sửthực vật” gồm 3 tập mô tả 18.000 loài

thực vật Tiếp sau đó Linnee (1707 - 1778) là người được mệnh danh là “Ôngtổ” của phân loại học, nhà tự nhiên học Thụy Điển (1707 - 1778), trong tác

phẩm “Hệ thống tự nhiên” của mình ông đã mô tả khoảng 10.000 loài cây

thuộc 1.000 chi, 116 họ và sắp xếp vào một hệ thống nhất định Ông đã đưa racách đặt tên sinh vật rất chặt chẽ và thuận tiện, mỗi tên cây được gọi bằng tiếng

La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng Ông cũng làngười xây dựng nên hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, lớp, bộ, họ,chi, loài

Vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phân loại thực vậtdược dựa trên cơ sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật, dựa vào phần lớntính chất chung của chúng Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời: hệ thốngphân loại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Decandol (1778 - 1836) đã mô

tả được 161 họ và đưa phân loại trở thành một môn khoa học RobertBrown(1773 - 1858) đã chia thực vật thành 2 nhóm là hạt trần và hạt kín.Gophmeister đã phân chia thực vật có hoa và không có hoa xác định được vị tríhạt trần nằm giữa quyết và thực vật hạt kín

Thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát triển mạnh

mẽ ở tất cả các quốc gia Phân loại học ngày càng đi sâu nghiên cứu bản chấtcủa sinh vật Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị các cuốn thực vật chí lần

Trang 11

lượt ra đời : Thực vật chí Hồng Kông (1861), thực vật chí Autralia (1866), thựcvật chí Anh (1869), Thực vật chí Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), thực vậtchí Ấn Độ 7 tập (1872 - 1897), thực vật chí Miến Điện (1877), thực vật chíMalayxia (1922 - 1925), thực vật chí Hải Nam (1972 - 1977), thực vật chí VânNam (1977)

Cũng ở thế kỉ XIX việc nghiên cứu thực vật phát triển mạnh, mỗi quốc gia

có một hệ thống phân loại riêng và các cuốn thực vật chí lần lượt ra đời: ở Nga

có hệ thống của Kuznetxov, Bouch, Kursanov, Takhtajan Đức có hệ thốngEngler, Metz Anh có hệ thống Hutchison, Rendle Mỹ có hệ thống Besei, Dulle

Năm 1993, Watters và Hamilton đã thống kê được trong các tác phẩmnghiên cứu thì trong suốt 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài thực vật đã được mô

tả và đặt tên Cho đến nay vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng 90.000 loài,trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu - Á có 50.000 loài được xác định[30].Càng ngày các công trình nghiên cứu về thực vật không chỉ dừng lại bằngviệc quan sát mô tả mà đi sâu hơn nữa như: tìm hiểu về công dụng của các loàicây để phục vụ mục đích của con người về chữa bệnh, lương thực, thực phẩm Khi vai trò của thực vật ngày càng được công nhận thì việc khai thác nguồn tàinguyên này ngày càng lạm dụng, cạn kiệt, đặc biệt ở những nước đang pháttriển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp, khai thác rừng, đốt rừnglàm nương rẫy ngày càng nhiều làm cho diện tích rừng ngày càng giảm dần, tàinguyên thực vật ngày càng suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạngsinh học Trước tình hình đó các nhà thực vật học đã đi sâu nghiên cứu về sự đadạng thành phần loài và xu hướng diễn thế quần hệ thực vật

Công trình nghiên cứu của Bava (1954) và Catinot (1956) khi nghiên cứutái sinh rừng nhiết đới Châu Á cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có

đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế

Tác giả Chun-Lin và cs (1993) khi nghiên cứu “Đa dạng thực vật hệ sinhthái nương rẫy” tại Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã cho biết sự

Trang 12

thay đổi thành phần thực vật qua quá trình diễn thế diễn ra 19 năm và sự thayđổi các loài ưu thế qua từng năm bỏ hóa.

Theo Ramaksishman (1981- 1982) khi nghiên cứu khả năng tái sinh củathảm thực vật sau canh tác nương rẫy từ 1 đến 20 năm ở Tây bắc Ấn Độ chobiết: chỉ số đa dạng loài tăng không đều ở các năm, tăng nhanh là ở rừng táisinh từ 5-10 năm, và 10 năm sau thì chỉ số này ít tăng

1.2 Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợicho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, có thể nhận thấy thành phần loàithực vật ở nước ta là khá phong phú và đa dạng Tuy nhiên, lịch sử phát triểnmôn phân loại thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn so với các nước khác

Ban đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các cây có giá trị làm

thuốc chữa bệnh như Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) trong 11 quyển “Nam dược thần

hiệu” đã mô tả được 759 loài cây thuốc, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong “Vân Đài loại ngữ” 100 cuốn đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc…Lê Hữu Trác

(1721 - 1792) dựa vào bộ “Nam dược thầnhiệu” đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới trong sách “Hải Thượng Y tôn tâm linh” gồm 66 quyển Ngoài ra trong tập

“Lĩnh nam bản thảo” ông đã tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa bệnh [5].

Đời nhà Lê có Nguyễn Trữ trong tác phẩm “Việt Nam thực vật học” cũng

đã mô tả được nhiều loài cây trồng Lý Thời Chân (1595) xuất bản “Bản thảo

cương mục” đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc.

Đến thời kì Pháp thuộc tài nguyên rừng nước ta còn rất phong phú và đadạng, thu hút nhiều nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Do đó, việc phân loạithực vật được đẩy mạnh và nhanh chóng Điển hình như công trình của Loureiro

năm 1790 “Thực vật ở Nam Bộ” ông đã mô tả gần 700 loài cây.

Pierre (1879) trong “Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ Công trình lớn nhất là “Thực vật chí ĐôngDương” do H.Lecomte cùng

một số nhà thực vật người Pháp biên soạn (1907 - 1951) gồm 7 tập Trong côngtrình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các

Trang 13

loài thực vật có mạch trên toàn lãnh thổ Đông Dương Năm 1965, Pócs Tamás

đã thống kê ở miền Bắc có 5.190 loài và năm 1969, Phan Kế Lộc thống kê và

bổ sung nâng số loài của miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo

hệ thống của Engler [17], [34] Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ

1969-1976, Lê Khả Kế (chủ biên) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở

Việt Nam” gồm 6 tập đã mô tả rất nhiều loài thực vật có mặt ở Việt Nam [13]

và ở Miền Nam, Phạm Hoàng Hộ trong 2 tập “Cây cỏ ở Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326 loài Thái Văn Trừng (1963 - 1978) trên cơ sở “Thực vật chí

Đông Dương” đã thống kê được hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật

bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 298 họ [30]

Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏViệt Nam” của Phạm Hoàng Hộ

(1991- 1993) xuất bản tại Cadana với 3 tập, 6 quyển và tái bản năm 2000 đã mô

tả được khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam [12] Có thểnói đây là bộ sách đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở Việt Nam,tuy nhiên theo tác giả thì một số loài thực vật ở hệ thực vật Việt Nam có thể lêntới 12.000 loài

Năm 1997, Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc đã công bố 3.858 loài thuộc

1.394 chi, 254 họ trong cuốn “Thực vật Sông Đà”; “Đa dạng thực vật có mạch

vùng núi cao Sa Pa Phansipan” của Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời

(1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao thuộc 771 chi và 200 họ thuộc

6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan [28]; Năm 2000, Nguyễn NghĩaThìn đã đánh giá tính đa dạng khô hạn núi đá vôi của một số vùng ở Việt Nam

trong tác phẩm “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”.

Dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bốNguyễn Nghĩa Thìn (2008) thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nam bao gồm11.373 loài thực vật bậc cao trong đó có 10.580 thực vật bậc cao có mạch [23]

Lê Trần Chấn (1999) với trong công trình “Một số đặc điểm cơ bản của hệ

thực vật Việt Nam” đã công bố 10.440 loài thực vật [6]

Trang 14

Năm 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô đã công bố cuốn “Đa dạngthực vật VQG Bạch Mã”với 332 loài Nấm thuộc 123 chi và 1548 loài thực

vật,703 chi thuộc 165 họ [26] Khi công bố cuốn “Đa dạng thực vật ở Vườn

quốc gia Pù Mát”, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn đã công bố với

1.251 loài thuộc 604 chi và 159 họ [27]

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên để phục vụ cho công tác bảo tồnnguồn gen thực vật, từ năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn

“Sách đỏ Việt Nam” phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt

Nam có nguy cơ tuyệt chủng, được tái bản và bổ sung năm 2007 với tổng số loàilên đến 464, tăng 108 loài đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên

Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng là nghiên cứu các họthực vật dưới dạng thực vật chí các công trình như: Họ Cúc - Asteraceae của LêKim Biên - tập 7 (2007) [4], họ Na - Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2002)[3],họ Thầu dầu - Euphorbiaceae của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2007), họ Đơnnem - Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002), họ Trúc Đào - Apocynaceaecủa Trần Đình Lý (2005) … Đây là những tài liệu quan trọng nhất để làm cơ sởđánh giá hệ thực vật Việt Nam và thống kê một cách đầy đủ về thành phần loàithực vật có mặt tại Việt Nam

1.3 Tình hình nghiên cứu họ Cúc - Asteraceae

1.3.1 Trên thế giới

Họ Cúc (Asteraceae Durmort 1822 hoặc Compositae Gisek.1792) là mộttrong những họ lớn nhất thuộc ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta hay ngànhthực vật hạt kín - Angiospermae (Takhtajan, 1966), trên thế giới đã điều trađược khoảng 23.000 loài thuộc 1.550 chi nằm trong họ Cúc (Takhtajan, 1997),chúng phân bố rộng rãi từ vùng ven biển cho đến các vùng núi cao tới hơn3.000m so với mực nước biển

Theo Hort (1916), trong tác phẩm “Enquiri into plant” (Tìm hiểu thực

vật) của Theophrastus (371 – 286 TCN), ông đã mô tả nhiều loài thực vật,trong đó có một số loài thuộc họ Cúc, và ông sắp xếp chúng vào 2 dạng

Trang 15

“Chicory-like” (giống rau diếp) và “thistle-like” (giống cây kế), về sau chúngđược xếp vào 2 tông Lactuceae và Cynareae Đây là những nghiên cứu sớmnhất về họ Cúc được ghi nhận [31].

Trong suốt thời kỳ Trung cổ, khoa học nói chung và phân loại học nóiriêng bị kìm hãm, do đó không có công trình nghiên cứu nào về phân loại họCúc được công bố trong thời kì này

Năm 1583, Andraea Caesalpino đã sắp xếp họ Cúc vào nhóm

“Herbaceae pluribus seminibus” và chia thành 3 tông: Anthemideae, Cichorieae(hay Lactuceae) và Cynareae (hay Cardueae)

Cuối thế kỉ XVIII, Vaillant (1718 - 1743) đã cho xuất bản 4 tập sách

chuyên khảo riêng biệt về họ Cúc “Historie de L’Academic Royale des

Sciences” Theo đó, ông chia họ này thành 4 nhóm: Cynarocephales,

Corymbiferes (gồm những taoxon pha tạp), Cichoracées (hay Lactuceae) vàDipsacées (Viburnum, Scabiosa…) Hệ thống này sau được phát triển bởiPontedera (1792) Như vậy, ngoài 4 nhóm trên, ông còn đưa thêm 4 nhóm khácnữa bao gồm: Senecioneeae, Calenduleae, Astereae và Helenieae [31]

Sau đó, Carolus Linnaeus sắp xếp hầu hết các loài thuộc họ Cúc vàonhóm “Syngenesia” (có bao phấn liền), do đó nhiều chi thuộc các họ khác nhau

cũng được xếp vào đây vì mang đặc điểm bao phấn dính liền như Viola Căn cứ

vào sự khác nhau về giới tính của các hoa trong cụm hoa hình đầu, Linnaeus đãchia họ Cúc thành 5 nhóm khác nhau, bao gồm: Polygamia aequalis (cụm hoahình đầu có toàn hoa lưỡng tính), Polygamia superflua (cụm hoa hình đầu cóhoa lưỡng tính hình ống và hoa cái hình lưỡi), Polygamia frustranea (cụm hoahình đầu có hoa vô tính hình lưỡi), Polygamia necessaria (cụm hoa hình đầu cóhoa lưỡng tính hình ống nhưng bầu bất thụ và hoa cái hình lưỡi) và Monogamia(gồm những taxon không có cụm hoa hình đầu nhưng có bao phấn liền như

Lobelia,Viola…) Đến năm 1751, trong tác phẩm “Philosophya Botanica” ông

đã chia họ Cúc thành 4 nhóm: Semiflosculosi (hoa dạng lưỡi), Capitati (cụm hoahình đầu), Corymbiferi (cụm hoa dạng ngù) và Oppositifolii (lá mọc đối) [31]

Trang 16

Berkhey (1760) đã nghiên cứu lại hệ thống phân loại của Linné Kết quả

là ông đã thêm vào một nhóm mới có tên là Polygamia spuria (bao gồm những

hoa lưỡng tính hình ống ở bên trong và những hoa cái hình ống ở bên ngoài tạothành cụm hoa hình đĩa) Ông cũng đưa ra một hệ thống mới dựa trên hệ thốngcủaLinné gồm: Semiflosculosae (có Lactuceae), Capitatae (có Carduaea) FloresNudes (gồm những taxon có cụm hoa hình đĩa) và Radiatae (gồm những taxon

có cụm hoa hình đầu dạng tỏa tròn) [31]

Cassini (1812-1831) đã chia họ Cúc thành 19 tông và mô tả chi tiết đặcđiểm hình thái của các tông này Năm 1832, Lessing đã thay đổi hệ thống phânloại của Cassini, ông nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của đặc điểm vòi nhị vàqua đó chia họ Cúc thành 8 tông, bao gồm: Cynareae, Mutisiaceae,Cichoraceae, Vernoniaceae, Eupatoriaceae, Asteroideae, Senecionideae vàNaussauviaceae Nhiều tông trong hệ thống của Cassini đã trở thành tông phụtrong hệ thống của Lessing [31]

Sau Lessing và Cassini, vào năm 1873, Geogry Bentham đã đưa ra hệthống phân loại họ Cúc gồm 13 tông và hệ thống này đến nay vẫn còn giá trị,bao gồm: Vernoniaceae, Eupatoriaceae, Asteroideae, Cynaroideae,Senecionideae, Calendulaceae và Cichoriaceae,

Cronquist (1995, 1997) về cơ bản đồng ý với phân loại họ Cúc củaBentham nhưng trong hệ thống phân loại của mình, ông tách Helenieae ra từHeliantheae thành một tông vì đế hoa đều, không có vảy

Gehard Wagenitz (1976) và Sherwin Carlquist (1976) đã công bố các kếtquả nghiên cứu về hình thái học của các tông trong họ Cúc và đi đến kết luận

họ Cúc gồm có 2 phân họ: Cichorioideae và Asteroideae Tuy nhiên sự sắp xếpcác tông trong mỗi phân họ theo 2 tác giả trên lại có sự bất đồng TheoWagneitz, phân họ Cichorioideae chứa tông Lactuceae, còn phân họAsteroideae bao gồm các tông còn lại Nhưng Carlquist lại cho rằng phân họCichorioideae bao gồm các tông Arctoteae, Vernonieae, Cardueae, Mutisieae,Cichorieae hay (Lactuceae) và Eupatorieae; còn phân họ Asteroideae bao gồm

Trang 17

những tông Astereae, Inuleae, Heliantheae (bao gồm Helenieae), Anthemideae,Senecioneae và Calenduleae [31].

Năm 1987, Bremer là người đầu tiên đề xuất ra phương pháp phân loại

họ Cúc một cách toàn diện, nhưng từ năm 1994 đến 1996, hệ thống của ông đã

có sự thay đổi [31] Robert Jansen (1992) đã nghiên cứu về ADN của họ Cúc

và chỉ rõ phân họ Asteroideae bao gồm các tông Anthemideae, Astereae,Calenduleae, Eupatorieae, Heliantheae, Inuleae và Senecioneae [31]

Ngoài những đặc điểm hình thái, người ta còn chú ý đến các hoạt chấthóa học có trong cây để giúp việc phân loại được chính xác hơn Năm 1996,Proksch và Kunze đã dựa vào tính chất sinh hóa để phân loại.Qua đó thấy rằnghợp chất acetophenon có mặt trong rất nhiều loài thuộc phân họ Asteroideaenhưng hầu như lại vắng mặt ở phân họ Cichorioideae, đó chính là cơ sở đểphân biệt các phân họ Những nghiên cứu của Robinson (1996) cũng đã chứngminh cho quan điểm này [31]

Nhìn chung, vẫn chưa có sự thống nhất về phân loại họ Cúc mặc dùnhiều nhà phân loại học đã cố gắng tìm kiếm nhiều bằng chứng để đưa ra một

hệ thống hoàn chỉnh Đến nay, hệ thống phân loại họ Cúc đang được sử dụngrộng rãi vẫn là hệ thống của Bremer (1994) gồm 13 tông (Vernonieae,Eupatorieae, Astereae, Inuleae, Heliantheae, Henlenieae, Anthemideae,Senecioneae, Calenduleae, Arctoteae, Cynareae, Mutisieae, Lactuceae) đượcxếp vào 2 phân họ: Cichorioideae (chứa tông Lactuceae) và Carduoideae (chứacác tông còn lại) Hệ thống này đã được thông qua tại 2 cuộc hội thảo quốc tế

về họ Cúc (1967) và hội thảo quốc tế “Sinh học và hóa học của họ Cúc” – The

Biology and Chemistry of the Compositae” (1994) tại Kew [4].

Năm 2009, Takhtajan trong cuốn “Flowering plants” đã phân chia họ

Cúc thành 5 phân họ, bao gồm: Barnadesioideae; Mutisioideae (với các tông:Mutisieae, Stifftieae); Carduoideae (với 9 tông: Gochnatieae, Hecastocleideae,Tarchonantheae, Dicomeae, Cynareae – Calininae, Cynareae – Echinopsinae,Cynareae – Carduinae, Cynareae – Centaureinae, Pertyeae); Cichorioideae hay

Trang 18

Lactucoideae với 9 tông: Gymnarrheneae, Moquinieae, Vernonieae, Liabeae,Cichorieae (hay Lactuceae), Gundelieae, Arctotideae – Arctotidinae,Arctotideae – Gorteriinae, Arctotideae - Eremothamninae); Asteroideae (gồm 8tông: Corymbieae, Senecioneae, Calenduleae, Gnaphalieae, Astereae,Anthemideae, Inuleae, Heliantheae).

Ngoài những nghiên cứu về hệ thống phân loại, còn có nhiều công trìnhnghiên cứu sự đa dạng của các loài thuộc họ này Taylor Sultan Quedensley vàThomas B Bragg (2007) đã tiến hành nghiên cứu ở vùng Tây Bắc Picozunil,Guatemala Kết quả nghiên cứu cho biết thực vật hoang dại thuộc họ Cúc ở đâygồm 96 loài, phân vào 46 chi [36] Cũng trong năm đó,đã công bố kết quả điềutra cho thấy ở Chile có tổng cộng 863 loài thuộc 121 chi và 18 tông của họCúc

Năm 2008, nhóm nghiên cứu của A.H.M.M Rahman, M.S Alam, M B.Hossain, M.N Nesa, A.K.M Rafiul Islam và Matiur Rahman đã xác định được

36 loài thuộc 29 chi của họ Cúc phân bố ở Rajshahi, Bangladesh [22] VinodKumar Bisht & Vineet Purohit (2010) đã xác định được 85 loài cây dược liệu

và hương liệu thuộc 54 chi của họ Cúc phân bố ở Uttarakhand, Ấn Độ [33].Những nghiên cứu về hệ thực vật Đài Loan, Trung Quốc (1993) đã phân loạiđược 458 loài thực vật họ Cúc nằm trong 130 chi ở Bắc Mỹ, những nghiên cứucông bố năm 2006 đã thống kê được có 418 chi và 2413 loài thực vật họ Cúc

Trong tập 20-21 của bộ sách “Flora of China”, Shi Zhu&cs (2011) đã

thống kê được ở Trung Quốc có 2.336 loài thực vật họ Cúc phân bố trong 15tông và 248 chi

1.3.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, họ Cúc (Asteraceae) đã được các nhà khoa học nghiên cứubởi tính đa dạng và phong phú của nó, đặc biệt với giá trị sử dụng Asteraceae

đã có những công trình nghiên cứu từ lâu đời

Người đầu tiên nghiên cứu đến Asteraceae phải kể đến Tuệ Tĩnh trong

cuốn “Nam dược thần liệu”, “Hồng nghĩa giác y thư”, Hải Thượng Lãn Ông

Trang 19

với “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây và vị

thuốc Việt Nam”, Võ Văn Chi trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam và “Từ điển tra cứu tên cây cỏ Việt Nam”[8], Trần Đình Lý với “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”[19]… đã mô tả dược tính của nhiều loài thực vật thuộc họ Cúc.

Ở Việt Nam, từ khoảng thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, các loài Cúc làmcảnh đã được đưa vào trồng ở nước ta với mục đích tạo cảnh quan và sau nàycây Cúc được trồng như một loài cây thương mại

Công trình nghiên cứu phân loại họ Cúc đầu tiên ở Việt Nam là của tácgiả người Pháp F Gagnepain (1924), ông đã dựa vào các loại hoa trong cụmhoa hình đầu và đặc điểm của bộ nhị để phân chia họ Cúc ở Việt Nam thành 7nhóm lớn gồm 78 chi

Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000) tập 3 đã mô

tả được 335 loài họ Cúc thuộc 98 chi khác nhau [12] Lê Kim Biên (2007)

trong cuốn “Thực vật chí Việt Nam – Tập 7” đã mô tả được 374 loài thuộc 126

chi, 12 tông họ Cúc dựa trên hệ thống phân loại của Bremer (1994) Tác giả đã

mô tả chi tiết, vẽ hình và đưa ra khóa định loại chi tiết cho họ này.Đây là cuốn tàiliệu chuyên khảo sâu dành cho những người nghiên cứu về họ Cúc [4]

Ở Việt Nam, từ khoảng thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, các loài Cúc làmcảnh đã được đưa vào trồng ở nước ta với mục đích tạo cảnh quan, sau này câyCúc được trồng như một loại cây thương mại.Năm 2005, Nguyễn Văn Kết, CaoThị Làn, Nguyễn Thành Sum, Đỗ Phương Mai, Trương Thị Lan Anh thuộctrường Đại học Đà Lạt đã tiến hành khảo sát và nhận thấy trên địa bàn Đà Lạt

có khoảng trên 72 giống Cúc cắt cành được nhập nội

Phùng Văn Phê và Nguyễn Trung Thành (2009) đã nghiên cứu trên địabàn rừng đặc dụng ở Yên Tử, Quảng Ninh và xác định được có 9 loài dược liệuthuộc 7 chi của họ Cúc phân bố ở đây [20]

Tại Thừa Thiên Huế, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô &cs (2003) đãnghiên cứu và công bố danh lục hệ Nấm và thực vật tại Vườn Quốc Gia Bạch

Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó có 28 loài thực vật họ Cúc được xác

Trang 20

định phân bố trong 22 chi, trong đó có 15 loài cây thuốc [26] Theo Lại HữuHoàn và Nguyễn Văn Tám - Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Trung Trung

Bộ (2011) đã xác định được 28 loài thực vật họ Cúc phân bố trên địa bàn VQGBạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Vùng hành lang xanh thuộc

dự án Hành Lang xanh

Nhìn chung, ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về các loài thựcvật họ Cúc khá phong phú, tuy nhiên về điều tra thành phần loài để thống kêmột cách có hệ thống về họ này thì chưa nhiều lắm

1.3.3 Ở Nghệ An

Ở Nghệ An, việc nghiên cứu thực vật còn ít, chưa có công trình nàonghiên cứu chuyên sâu về họ Cúc Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn

Thanh Nhàn đã công bố “Đa dạng thực vật Vườn Quốc Gia Pù Mát” trên tạp

chí Nxb Nông nghiệp, Hà Nội cho thấy họ Cúc khá đa dạng với 58 loài thuộc

34 chi được nghiên cứu trong dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiêntỉnh Nghệ An năm 2004 [27]

Năm 2001, Lê Đức Giang cũng đã nghiên cứu về thành phần hóa học củatinh dầu một số cây thuộc chi Eupatorium thuộc họ Cúc ở Nghệ An Ngoài racòn có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của từng loài riêng

lẻ, đặc biệt là những loài cúc sử dụng làm dược liệu như công trình nghiên cứucủa Nguyễn Thị Thu Loan, Hoàng Văn Mại, Phan Xuân Thiệu (2007) về điềutra hợp chất Cumarin và flavonoid của một số loài thực vật họ cúc ở thành phốVinh và vùng phụ cận [16]

Nhìn chung ở Nghệ An, những công trình nghiên cứu về thành phần loàithực vật họ Cúc còn rất ít nếu như không nói rằng chưa có một công trình nàonghiên cứu về thành phần loài họ Cúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An Họ Cúc lại làmột họ đa dạng và phong phú về loài bậc nhất trên thế giới và tại Việt Nam, điềuđáng nói hơn cả Nghệ An lại có Vườn Quốc Gia Pù Mát là nơi có hệ thực vậtkhá phong phú và đa dạng về loài Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: Điều trathành phần loài họ Cúc (Asteraceae) ở vùng đệm VQG Pù Mát để nghiên cứu

Trang 21

1.4 Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật

Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, thể hiện

ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu biểu hiện ở sựkhác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra

sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó hay nói cách khác đó chính là sự du nhập củacác loài bằng những con đường khác nhau tạo thành ổ sinh thái trong khu hệthực vật

Các yếu tố địa lý thực vật của Việt Nam mang bản sắc của các yếu tố địa

lý Đông Dương, vì thế để phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vậtViệt Nam về mặt địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain:

“Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1924) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1942) [54].Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao

gồm các yếu tố:

Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5%

Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%

Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8%

Trong các yếu tố địa lý trên, yếu tố địa lý đặc hữu bẩn địa là quan trọngnhất, vì yếu tố này thể hiện bản chất riêng biệt của khu hệ thực vật tại địaphương và sự độc đáo về loài

Theo Pócs Tamás (1965) [34], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam,

đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau:

- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %

Trang 22

+ Từ Malaysia - Indonesia 25,69 %+ Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 %

Năm 1978, Thái Văn Trừng [30] căn cứ vào bảng thống kê các loài của

hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% sốloài đặc hữu Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ namTrung Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khuphân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữubản địa lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo PócsTamás), còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là15%, từ Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới

và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%

Năm 1997 Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của PócsTamás (1965), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vậtcho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật ViệtNam vào các yếu tố địa lý như sau [23]:

1- Yếu tố toàn cầu

2- Yếu tố Liên nhiệt đới

3- Yếu tố Cổ nhiệt đới

4- Yếu tố nhiệt đới châu Á

5- Yếu tố ôn đới

6- Yếu tố đặc hữu Việt Nam

7- Yếu tố cây trồng

Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự

đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và

Trang 23

KBTTN trong cả nước Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệthực vật chính ở VQG Bạch Mã (2003) [26] được chỉ ra như sau:

Yếu tố nhiệt đới: 62,93 %

Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 25,12 %

Yếu tố cây trồng: 1,64 %

Đối với VQG Pù Mát [27], năm 2004 các yếu tố địa lý thực vật chính đãđược tác giả và cộng sự chỉ ra như sau:

Yếu tố nhiệt đới: 65,05 %

Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 14,19 %

Yếu tố cây trồng: 5,56 %

Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang [25], Nguyễn NghĩaThìn đã đưa ra các yếu tố địa lý như sau:

Yếu tố nhiệt đới: 80,21 %

Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 8,87 %

Yếu tố cây trồng: 0,34 %

Đỗ Ngọc Đài [10] nghiên cứu hệ thực vật Xuân Liên đã đưa ra yếu tố địa

lý như sau:

Yếu tố nhiệt đới: 66,49 %

Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 14,50 %

Yếu tố cây trồng: 1,79 %

1.5 Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Trang 24

Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thựcvật thích nghi với điều kiện môi trường sống, nó liên quan chặt chẽ với cácnhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu từ rất sớm Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật

và cho rằng: cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần

xã I.K Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thườngxanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trênmặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật cóthời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và pháttriển lâu năm G.N Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớpcây nhiều năm và lớp cây hàng năm Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinhthái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới người ta vẫndùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [35], để sắp xếp các loài của hệ thực vậtnghiên cứu vào một trong các dạng sống đó.Cơ sở phân chia dạng sống của ông

là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trongnăm.Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vịtrí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản: 1- Phanerophytes (Ph): nhóm cây

có chồi trên mặt đất, 2- Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất, Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn, 4- Cryptophytes (Cr): nhómcây có chồi ẩn, 5- Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm Ông đã xây dựngphổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất (SB): SB =46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th

3-Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảmbảo tính khoa học, dễ áp dụng Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trênnhững đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo,phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tốmôi trường tạo nên Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thựcvật, đặc điểm qua đông, sinh sản…Vì thế nghiên cứu về phổ dạng sống là nội

Trang 25

dung quan trọng của việc nghiên cứu đa dạng thực vật Việc nghiên cứu dạngsống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiêncủa từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loàithực vật.

Áp dụng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [35] Thang phân loại nàygồm 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1 Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) - Ph

2 Cây chồi sát đất(Chamaephytes) - Ch

3 Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm

4 Cây chồi ẩn(Crytophytes) - Cr

5 Cây một năm (Therophytes) – Th

Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ:

1 Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)

2 Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)

3 Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)

4 Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)

5 Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

6 Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)

7 Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)

8 Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc)

9 Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)

Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật vớinhau, Raunkiaer (1934) đã tính toán với hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhautrên thế giới và đưa ra phổ dạng sống có tiêu chuẩn sau:

SN = 46 Ph + 9Ch + 26 He + 8 Cr + 15 Th

Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tácgiả Pócs Tamás (1965) [34] đã đưa ra một số kết quả như sau :

- Cây lớn có chồi trên đất cao 8-30m (Me) 3.80%

Trang 26

- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8.02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9.08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6.45%

Những dẫn liệu trên cho thấy, nhóm dạng sống cây trên chồi (Ph) chiếm

ưu thế hơn hẳn Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu rừng nhiệtđới ẩm, và cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu và nhận xét củaRaunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Lê Trần Chấn (1999)…

Trang 27

1.6 Nghiên cứu thực vật ở Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn, các khu rừng chạy dọc theodãy Trường Sơn tạo nên khu dự trữ sinh quyển miền Tây với tổng diện tích1.303.285 ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: VQG Pù Mát, KBTTN

Pù Huống và KBTTN Pù Hoạt Nơi đây được đánh giá là một trong nhữngtrung tâm về đa dạng sinh học trong đó VQG Pù Mát làm trung tâm đang lưugiữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớpquần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo) Rừng Nghệ An mang nhiềunét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam Theo thống kê ở Nghệ An cóđến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ,chưa kể đến loại thân thảo, thân leo

và cây bụi, trong số đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách

Mát.Năm 1998, Nguyễn Thị Quý trong công trình “Góp phần điều tra thành

phần loài Dương xỉ KBT TN Pù Mát” đã thống kê và mô tả được 90 loài thuộc

42 chi của 23 họ [35] Cũng năm này, trong đề tài “Thực trạng thảm thực vật

trong phương thức canh tác của người Đan Lai vùng đệm Pù Mát- Nghệ An”

Nguyễn Văn Luyện đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178chi, 77 họ ở vùng đệm Pù Mát, tác giả cũng đã đưa ra một danh lục tập đoàncây trồng của người Đan Lai [18]

Năm 1999, Đặng Quang Châu và cộng sự với đề tài cấp bộ: “Bước đầu

điều tra thành phần loài thực vật núi đá vôi Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An” thống kê được 883 loài thực vật bậc cao thuộc 460 chi và 144 họ, tác

giả cũng đưa ra phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát, đồng thời bước đầu đã

có nhận xét về tính chất và quy luật phân bố của thảm thực vật [7]

Trang 28

Năm 2000, Nguyễn Thị Hạnh trong công trình nghiên cứu cây thuốc củađồng bào dân tộc Thái vùng tây nam Nghệ An, tác giả đã mô tả 544 loài thựcvật bậc cao làm thuốc thuộc 363 chi của 121 họ và đã công bố nhiều bài thuốchay của đồng bào dân tộc [11] Cũng trong năm 2000, Phạm Hồng Ban đã công

bố 586 loài thực vật bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ ở vùng đệm Pù Mát

-Nghệ An trong công trình “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các hệ sinh

thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, ngoài sự đánh giá về đa

dạng thành phần loài tác giả còn đánh giá sự đa dạng của các quần xã thực vật

và đã xác định được diễn thế của thảm thực vật sau nương rẫy tại khu vựcnghiên cứu [1] Năm 2001, trong công trình điều tra đa dạng sinh học ở VQG

Pù Mát rất quy mô của SFNC do cộng đồng Châu Âu tài trợ, Nguyễn NghĩaThìn và cs đã thống kê được 1.208 loài thực vật, trong đó có 1.144 loài thuộc 545chi của 159 họ đã được xác định và công bố Đây được xem là danh lục thực vậtđầy đủ nhất từ trước tới nay của Vườn quốc gia Pù Mát [24]

Theo hướng thực vật học dân tộc, năm 2001 Nguyễn Nghĩa Thìn,

Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã đã công bố “Thực vật học dân tộc, cây thuốc

đồng bào Thái con Cuông, Nghệ An”, trong đó các tác giả đã thống kê được

551 loài thuộc 364 chi,120 họ thực vật chiếm 17,2% tổng số loài cây làm thuốc

ở Việt Nam, hầu hết nguồn tài nguyên tài nguyên quý giá này đều nằm trongVườn quốc gia Pù Mát [29]

Năm 2002, Nguyễn Anh Dũng với đề tài “Thành phần loài thực vật bậc

cao có mạch ở xã Môn Sơn vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát” đã công bố 496 loài

391 chi [9]

Năm 2004 vườn Quốc gia Pù Mát cho xuất bản cuốn sách " Đa dạng

thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát" công bố với 2.494 loài thực vật có mạch [27].

Hệ sinh thái rừng ở Nghệ An đã được nhiều tác giả đề cập đến, nhưng các tác giảchỉ đề cập theo từng chuyên đề riêng lẻ không tính đến luận chứng kinh tế cũngnhư khoa học và kỹ thuật để xây dựng các KBT, VQG một cách có hệ thống.Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009), nghiên cứu hệ thực vật bắc Quỳnh Lưu đã

Trang 29

xác định được sự có mặt của 516 loài thuộc 304 chi, 98 họ [2].

2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại VQG Pù Mát

2.1 Điều kiện tự nhiên VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Nằm trên dải đất miển Trung, Vườn quốc gia Pù Mát được coi là mộttrong những VQG có độ đa dạng sinh học với hệ thực vật và động vật phongphú Nối liền với các vườn quốc gia và khu bảo tồn trong dãy Trường Sơn, vớiđịa hình dốc thoải phức tạp nên dải Trường Sơn vẫn còn một diện tích rừng baophủ lớn mặc dù đã có những hoạt động khai thác gỗ tàn phá rừng nghiêm trọng

Là một trong những khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia Pù Mát nằm trong 12khu trên mặt đất được xếp hạng giá trị sinh học loại A khi sở hữu diện tích rừngnguyên sinh lớn

Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn taycủa con người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu,Khe Choăng, Cao Vều Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừngsăng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, H'mông, Đan Lai -nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát

Với khoa học, Pù Mát là một khu vực bảo vệ rộng và ít có sự tác độngnhất còn tồn tại, nơi đây chính là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra loàithú quý hiếm: Sao La Pù Mát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách

và đặc biệt hơn nữa là sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học và tổ chức bảotồn thiên nhiên trong nước và thế giới

2.1.1 Vị trí địa lý

VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý nằm1846'’ - 19 12' Vĩ độ Bắc, 104 24' - 104 56' Kinh độ Đông VQG Pù Mát nằmhoàn toàn trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông vàTương Dương tỉnh Nghệ An, nằm trên diện tích 16 xã Phía Nam có chung61km với đường biên giới Lào, phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình,Tam Quang, Tam Hóa (huyện Tương Dương) Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê,Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê (huyện Con Cuông) Phía

Trang 30

Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn(huyện Anh Sơn) VQG Pù Mát được thành lập năm 2001 và được chia thành 2vùng: Vùng lõi có diện tích 94.275 ha (sau hiệu chỉnh năm 1999) và vùng đệm

có diện tích khoảng 100.000 ha Tên gọi VQG Pù Mát được lấy từ tên gọi củangọn núi cao nhất(1.841m)

Hình 1.1 Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Pù Mát

Trang 31

độ cao dưới 1000m, địa hình hiểm trở Khu vực cao nhất nằm ở phía Nam củaVQG với các đỉnh giông của các dải Trường Sơn đã được tìm thấy ở khu vựcbiên giới Việt - Lào Các đỉnh núi cao trên 1000m kéo dài kế tiếp nhau như CaoVều (1.341m), Pù Huội (1.762m) và cao nhất là đỉnh Pù Mát với 1.841m PhíaTây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sốngtrước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc, ở đó nhiềuhoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra Nằm trong khu vựccòn có khoảng 7.057 ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm củaVQG, chỉ có khoảng 150 ha nằm trong vùng lõi.

Kiểu địa hình núi đất xen kẽ núi đá ở độ cao 500 – 1000m độ dốc 200 –

350 gồm:

+ Đá: nền cấu tạo cơ bản bởi đá xâm nhập thành phần chủ yếu là gnanithạt vừ và hạt lớn, granit hạt mica và granit boxit

+ Đất feralit màu vàng nâu chiếm đại đa số diện tích đất

+ Đất feralit màu đỏ nâu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi.Thành phần cơ giới trung bình đến trung bình nặng phân bố chủ yếu ởKhe Bu, Khe Mọi, giáp Phuhi, Phuloong và giáp Môn Sơn

Kiểu địa hình thung lũng gặp ở dọc 3 con suối lớn Khe Thơi, KheChoăng, Khe Khặng từ độ cao 200 - 450m độ dốc trung bình từ 200 - 300, đấtferalit, sản phẩm dốc tụ tầng dày, phát triển trên đá phiến và đá sa thạch có Ph

từ 4,5 - 5

Kiểu địa hình núi đá vôi chiếm một diện tích không lớn hơn 1.200 ha chủyếu là feralit vàng đỏ và feralit đỏ trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, đất khô

Trang 32

và tích tụ trong một số khe nhỏ và khe có nhiều đá lộ đầu, đất bị rửa trôi mạnhnên hàm lượng mùn rất thấp (<2%), có hiện tượng đá ong hóa.

Ở độ cao từ 800m trở lên, khí hậu lạnh ẩm đã hình thành loại đất feralitmùn trên núi, loại đất này có tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trungbình với tầng thảm mục dày

2.1.4 Khí hậu

VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng củadãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá vàkhác biệt lớn trong khu vực Có một mùa đông lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc củagió mùa Đông Bắc và một mùa hè nắng nóng khắc nghiệt của gió phơn TâyNam (gió Lào)

Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8.500 – 8.7000C.Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C vànhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng) Ngược lạitrong mùa hè, do có sự hoạt động của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên thời tiếtrất khô nóng, kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9).Nhiệt độ trung bìnhmùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C.Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42.70C ở Tương Dương vàotháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%

2.1.5 Thủy văn

Tại vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình,trung bình hằngnăm 1.791mm, cao nhất đạt 2.287mm, thấp nhất xuống còn 1.190mm, số ngàymưa bình quân là 140 ngày Trên 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa,lượng mưa lớn nhất là tháng 8, 9, 10 và tháng 5 (mưa tiểu mãn), thường kèmtheo lũ lụt Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Các tháng 2, 3, 4 có mưaphùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Tháng 5, 6, 7 là những thángnóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất dẫn đến hạn hán (trung bình chỉ có

40 ngày mưa với tổng lương mưa là 209mm)

Trang 33

Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 86%, mùa mưa lên tới 90% Tuyvậy nhưng giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường do thời kỳ nóng kéo dài

VQG Pù Mát có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến ĐôngNam Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choăng, khe Khặng lại chạytheo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả Gồm có 3 khuvực chính:

+ Khe Choăng, Khe Bu (nhánh của Khe Choăng) nằm giữa vườn quốcgia Pù Mát

+ Khe Thơi nằm ở phía Bắc VQG Pù Mát

+ Khe Khặng nằm ở phía Nam VQG Pù Mát, là nhánh của sông Giăngchạy qua địa phận xã Môn Sơn Riêng khe Choăng và khe Khặng có thể dùngthuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu

Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bố khôngđều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyênxảy ra Khu vực này cũng thường có bão xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 10kèm theo áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và lũ quét Cũng nhờ hệ thống sôngnày mà tạo nên hệ thực vật ven suối rất đa dạng và phong phú về loài, góp phầnhạn chế xói mòn trong mưa lũ

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chiếm ưu thế 46,5% trải dài

từ Bắc đến phía Đông Nam của Vườn Kiểu rừng này gặp chủ yếu là các câythường xanh lá rộng, tuy nhiên cũng gặp một số cây lá kim thuộc họ Kim Giao(Podocarpaceae)và Hoàng đàn (Cupressaceae)

Trang 34

+ Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi chiếm 1,7% phân bố ở độ cao trên 1.500m,

có độ ẩm lớn thuận lợi cho sự phát triển của một số loài thuộc họ Dẻ(Fagaceae), Long não (Lauraceae) và họ Côm (Elaeocarpaceae)

+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy chiếm 21% thường phân

bố thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh có trữ lượng lớn

+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác chiếm 1,4% phân bố ở phía Bắc vàĐông Bắc của vườn quốc gia, chủ yếu là rừng thứ sinh được phục hồi trênđất thấp

+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy chiếm 0,4%

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong khu vực VQG Pù Mát có 16 xã nằm trên 3 huyện Con Cuông,Tương Dương và Anh Sơn Bao gồm 3 dân tộc chính là Thái, Khơ Mú và Kinh.Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Hơ Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu,Tày nhưng số lượng không lớn Dân tộc Thái có dân số đông nhất (chiếm66,89%) và ít nhất là dân tộc Ơ Đu (0,6%)

Bảng 2.1 Thành phần dân tộc các huyện trong vùng

(Trích: Niên giám thống kê huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương 1999)

TT Dân tộc Số hộ Nhân khẩu Tỷ lệ (%)

Trang 35

có từ 3 - 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng Dân số trong khu vựcphân bố không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã Tam Hợphuyện Tương Dương (7 người/km2), xã Châu Khê huyện Con Cuông (13người/km2) có xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người/km2), xãCẩm Sơn (421 người/km2) thuộc huyện Anh Sơn.

Do dân số không đều nên lực lượng lao động phân bố cũng không đều vàtập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn Lực lượng lao động ởđịa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu.Phần lớn là các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp với hình thức trồnglúa nương rẫy và trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làmtrong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ Việc dư thừa lao động, đờisống khó khăn khiến người dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản

Các chương trình Lâm nghiệp được thực hiện như chương trình 327,

661 Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu

bổ, chăm sóc bảo vệ và trồng được 2.217ha rừng, huyện Tương Dương được8.305ha, huyện Con Cuông được 30.280 ha

Công tác trồng rừng cũng được chú trọng, cho đến thời điểm hiện nay.Diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2.853 ha, Con Cuông là3.350 ha và Tương Dương là 206 ha Ngoài diện tích rừng trồng tập trung cáchuyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán Trong phạm vi VQG có 3 Lâmtrường quốc doanh (Lâm trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâmtrường Tương Dương), hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu

bổ làm giàu rừng và khai thác Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâmtrường trong khu vực còn là trung tâm dịch vụ về kỹ thuật, cây giống cho đồngbào địa phương

+ Giáo dục: Các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường tiểu học và trung học cơ

sở Tuy nhiên các xã vẫn chưa có trường trung học phổ thông, công tác phổ cậphọc sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên cònthiếu, chất lượng dạy và học chưa cao Trình độ văn hóa nói chung còn thấp

Trang 36

nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ chocông tác giảng dạy còn thiếu, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đặc biệt vàomùa mưa.

+ Giao thông và y tế: Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, các xãtrong vùng đều có đường ô tô đến tận trung tâm xã Tuy nhiên vào mùa mưagiao thông đi lại giữa các xã trong vùng rất khó khăn Mạng lưới y tế đã có tớicác xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế nhà cấp 4 trở lên, nhưng nhìnchung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, thuốc chữabệnh còn thiếu và đội ngũ cán bộ y tế chăn sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn cònthiếu

Trang 37

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các loài thực vật họ Cúc (Asteraceae) ở khu vực nghiên cứu ở

02 xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc vùng đệm VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 05năm 2014

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật

-Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến

Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu lànhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danhlục chính xác và đầy đủ Chúng tôi lập tuyến điều tra theo cách đi đến đâu thựchiện thu thập mẫu đến đó cho đến khi đi qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹhết các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu [23]

- Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [23] và Klein R.M., KleinD.T [14]

Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây ít nhất thu 3 - 4 mẫu, kích cỡ phải đạt 29

x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả cho phù hợp với kẹp mẫu và mỹquan Đối với cây thân thảo, dương xỉ thì cố gắng thu cả rễ, thân, lá

Ngày đăng: 27/10/2015, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w