Mặt khác, trên thực tế nhà văn, nhà giáo, nhà báo hàng ngày sángtạo ra các tiêu đề cho văn bản của mình, hay giảng dạy về tiêu đề văn bảnnhưng không phải tất cả đều thống nhất được với n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN HOÀI NGUYÊN
Nghệ An, 2012
Trang 3Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,những người đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôihoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, tiến sĩNguyễn Hoài Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quátrình thực hiện và hoàn thành luận văn Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới cácthầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để có kiến thức thực hiện luận vănnày
Luận văn không tránh khỏi những sai sót, tôi kính mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô và những người quan tâm tới vấn
đề này
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Thu Hiền
Trang 5MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1.Tiêu đề là một hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến đời sống tinhthần của mọi tầng lớp xã hội Bởi trong xã hội đương đại, nhất là các đô thịphát triển, con người luôn tiếp xúc với những tiêu đề trên sách vở…Do đó,tiêu đề là một thuật ngữ không mấy xa lạ với hầu hết mọi người trong xã hội.Tiêu đề xuất hiện như những tên gọi khác nhau, hàm chứa những thông tinngắn gọn nhằm giới thiệu về các vấn đề của đời sống, cung cấp thông tin đếnđông đảo công chúng
Thế nhưng bản chất tiêu đề là gì? Nó được tổ chức như thế nào? Vai trò vàcương vị ngôn ngữ học của nó đối với toàn văn bản, nói rộng ra là đối với hoạtđộng giao tiếp ra sao? Tiêu đề có hay không có quan hệ đến tâm lí người phátngôn, người thụ ngôn? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề tiêu đềnhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và trả lời một cách thỏa đáng
1.2 Việc lựa chọn, xử lí và tổ chức ngôn ngữ của tiêu đề như thế nào làđúng, là hay, đó là một công việc không đơn giản nhưng lại có tác dụng thiếtthực đến xã hội, đến chuyển tải thông tin, đến truyền thông đại chúng và thậmchí đến diện mạo văn hóa Do đó, từ góc độ ngôn ngữ học, cần đi sâu vàonhững vấn đề về nội dung và hình thức của tiêu đề Đây là một vấn đề có tínhthời sự, bởi nhiều đối tượng phát ngôn - thụ ngôn nói riêng, cơ chế phát ngôn
- thụ ngôn nói chung đang là một trong những vấn đề ngôn ngữ học hiện đạiquan tâm nghiên cứu
1.3 Đối với một văn bản nói chung và một văn bản báo chí nói riêng,việc lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng một tiêu đề phù hợp là một vấn đề quantrọng Bởi tiêu đề có một vai trò hết sức to lớn, có thể nói “ trong một bài báođặt đầu đề cho một bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận sốphận bài báo Bài báo hay nhưng tiêu đề dở thì có thể làm mất đi ít nhất mộtnửa số độc giả” Tầm quan trọng đó của tiêu đề văn bản báo chí đã được nhàbáo Pháp Lô-ic Éc-vu-ê, Tổng giám đốc Trường đại học báo chí Lin / Line
-khái quát trong đoạn mở đầu chương IV (Đặt đầu đề) ở cuốn sách Viết cho
độc giả của mình.
Trang 61.4 Tiêu đề văn bản nói chung và tiêu đề văn bản báo chí nói riêng cómột tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nhưng hiện nay, việc đi sâu nghiên cứu,tìm hiểu nó thì đang ở mức độ ít ỏi Có thể nói, vấn đề chưa được quan tâmđúng mức Mặt khác, trên thực tế nhà văn, nhà giáo, nhà báo hàng ngày sángtạo ra các tiêu đề cho văn bản của mình, hay giảng dạy về tiêu đề văn bảnnhưng không phải tất cả đều thống nhất được với nhau về nguyên tắc hànhchức của tiêu đề và cấu trúc của nó Do đó, tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ tiêu đềvăn bản báo chí cũng như hiệu quả thông tin, tức là sự tác động về mặt xã hội
- thẩm mĩ là một đề tài mới mẻ lí thú Nếu nghiên cứu thấu đáo chắc chắn sẽ
có nhiều đóng góp cả về mặt lí thuyết cũng như ứng dụng Về lý thuyết, cáckết quả nghiên cứu tiêu đề văn bản báo chí từ góc độ ngôn ngữ sẽ góp phầnlàm sáng tỏ bản chất của tiêu đề, vai trò và cương vị ngôn ngữ học của nó đốivới văn bản tiếng Việt Về ứng dụng, các kết quả của luận văn giúp nhữngngười làm báo lựa chọn, xử lí và tổ chức tiêu đề cho đúng và hay nhằm tăngcường hiệu quả thông tin đại chúng Từ nhận thức đó, chúng tôi mạnh dạn tìm
hiểu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí làm luận văn tốt nghiệp Cao học Hy
vọng thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề của tiêu đề văn bản báo chí sẽgóp phần đống góp một cái nhìn đầy đủ hơn về tiêu đề nói chung và tiêu đềtrên văn bản báo chí nói riêng
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a Tình hình nghiên cứu tiêu đề và tiêu đề văn bản
Từ rất lâu, người xưa đã biết quan tâm tổ chức tiêu đề văn bản cả haimặt nội dung và hình thức Truyền thống ngữ văn phương Đông và phươngTây đều chú ý đến tiêu đề văn bản, có ý thức chăm sóc tiêu đề văn bản Dĩnhiên, các ý kiến bàn về tiêu đề văn bản thường chỉ là những nhận định khái
quát Chẳng hạn: “Tiêu đề là cái đẻ ra văn” (Kim Thánh Thán) “Toàn bộ
thực chất(…) nằm ngay trong tiêu đề cuốn sách” (Che Khov) “Tiêu đề cũng
là miếng mồi ngon để quyến rũ độc giả” (Hồ Hữu Tường)…Tuy nhiên, những
ý kiến trên đây mới chỉ là những nhận định tổng quát về tiêu đề và vai trò của
nó Lâu nay, giới nghiên cứu và giới sáng tác đã nhận thức sâu sắc về nhiềuphương diện của tiêu đề văn bản Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến nay, chưa
có một công trình nào tổng kết về vấn đề này Việc nghiên cứu tiêu đề vănbản chưa đặt ra như nó phải có Thực tế, nghiên cứu tiêu đề văn bản nóichung và tiêu đề văn bản báo chí nói riêng, so với giới báo chí, giới ngôn ngữ
Trang 7học có lưu tâm nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến một cách gián tiếp Khi bàn đếnnhững vấn đề ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn vấn đề liên
quan có đề cập đến tiêu đề Chẳng hạn, giáo trình Làm văn (2tập) các tác giả
Đình Cao - Lê A [5] có nói đến vai trò định hướng nội dung cũng như yêu cầuthẩm mỹ của tiêu đề Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp[32] cũng đã nhấn mạnh đến tính hấp dẫn của tiêu đề văn bản trong khi tổchức các văn bản I R Galperin [8] trong nỗ lực nhằm chứng minh tính hoànchỉnh của văn bản đã khẳng định tiêu đề văn bản là ý đồ chủ đạo, tư tưởngquan điểm của người tạo ra văn bản Dựa vào hình thức thông tin sự kiện, tácgiả chia tiêu đề văn bản thành 6 loại: 1/ Tên gọi - biểu tượng; 2/ Tên gọi -luận đề; 3/ Tên gọi - trích dẫn; 4/ Tên gọi - thông báo; 5/ Tên gọi - ám chỉ; 6/Tên gọi - kể chuyện Có thể kể thêm, tác giả Cao Xuân Hạo [11] - nhân việcphân loại câu theo quan niệm ngữ pháp chức năng đã xếp các loại tiêu đềtrong đó có các loại tiêu đề văn bản vào loại câu đặc biệt Ngoài ra, trongphạm vi chúng tôi quan sát được, có các công trình bàn về tiêu đề văn bảnkhác sau đây:
- Tác giả Lương Duy Thứ (1982), khi khảo sát “Thi pháp Lỗ Tấn” đãquan tâm đến tính đa nghĩa của tiêu đề “Thuốc” Và ông đã chỉ ra có đến batầng nghĩa tập trung ở tiêu đề này Tuy nhiên, những lí giải đó chưa được lậpthức một cách rõ ràng nhất
- Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1992) chú ý đến mặt sử dụng của tiêu đềvăn bản Cụ thể là việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩthuật của tiêu đề trên trang báo Tác giả cũng nêu lên ba trường hợp phânđoạn cú pháp sai, dẫn đến sự hiểu lầm có thể có trong tri giác tiêu đề văn bản
- Hồ Lê (1993) coi tiêu đề văn bản là một phát ngôn, một biến thể củacâu cơ sở như những phát ngôn khác Tácgiả đặc biệt nhấn mạnh đến tínhhàm súc của mọi tiêu đề văn bản
- Trịnh Sâm (2001) nghiên cứu tiêu đề văn bản một cách có hệ thốngdưới góc độ ngôn ngữ học, phác thảo những đặc điểm tiêu đề văn bản tiếng
Việt hiện nay Có thể xem công trình Tiêu đề văn bản tiếng Việt của tác giả
Trịnh Sâm là đầy đủ nhất cho đến thời điểm này
Trang 8b Những nghiên cứu về tiêu đề văn bản báo chí
- Tác giả Bùi Khắc Việt (1978) đã có một bài viết khảo sát tiêu đề củacác bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ ra một số đặc điểm ngôn ngữ vềmặt phong cách cá nhân
- Tác giả Hồ Lê (1982), trên cứ liệu các bài báo của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của tiêu đề báo chí
- Tác giả Nguyễn Đức Dân (1995), dựa trên tư liệu tiêu đề báo chí phântích những hàm ý của tiêu đề báo chí
- Một số luận văn tốt nghiệp ở khoa Báo chí, Trường đại học KHXH &
NV (ĐHQG Hà Nội), Phân viện Báo chí tuyên truyền (nay là Học viện Báochí tuyên truyền), khoa Sau đại học Trường đại học Vinh, Đại học Huế,
….cũng đã khảo sát đặc điểm ngôn ngữ tiêu đề báo chí trên một số tờ báo
Chẳng hạn, khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu tiêu đề trên báo Lao động của Phan
Thị Loan, khoa Báo chí, Trường đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội),
1997; luận văn thạc sĩ Cấu trúc và chức năng tiêu đề trong các bài báo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đậu Thị Kiều Nga, Trường đại học Vinh, 2005.
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ tiêu đề văn bản báo chí
trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011).
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Thống kê định lượng các tiêu đề văn bản báo chí trong một số tờ báo
ở một thời đoạn nhất định
- Miêu tả và phân tích cấu trúc, chức năng tiêu đề báo chí
- Đề xuất những điều kiện để thiết lập một tiêu đề báo chí đúng và hay
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Do đề tài tập trung nghiên cứu về tiêu đề văn bản báo chí nói chungnên phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi đó, thời gian tiến hành nghiên
cứu có hạn Chính vì vậy, với đề tài Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí, chúng
tôi chỉ tập trung khảo sát 2000 tiêu đề một số thể loại tiêu biểu như tin, bình
luận, phóng sự, tiểu phẩm trên báo Nhân dân, Giáo dục và Thời đại, Nghệ
Trang 9An, Tuổi trẻ vào từng tháng nhất định trong năm 2011 Hàng năm, số lượng
tiêu đề bài báo trên các báo là vô cùng đồ sộ và cũng để tránh nghiên cứuphiến diện, chúng tôi chọn từng tháng nhất định để kháo sát trên 4 tờ báo trên
Cụ thể, báo Nhân dân vào tháng 2, có ngày thành lập Đảng Cộng Sản; báo
Tuổi trẻ vào tháng 3, tháng Thanh niên; báo Nghệ An vào tháng 5, ngày sinh
nhật Bác Hồ; báo Giáo dục và Thời đại vào tháng 7, mùa tuyển sinh Số
lượng tiêu đề bao gồm 2000 tiêu đề
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ mà luận văn này đã đặt ra, chúng tôi chọn sửdụng các phương pháp và thao tác cơ bản sau:
Phương pháp thống kê, phân loại và xử lí tư liệu
Thao tác miêu tả, phân tích, tổng hợp để khảo sát các phương thức đặt
tiêu đề và cấu trúc tuyến tính của các tiêu đề trên báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời
đại (tháng 7/2011)
Phương pháp phân tích các thành tố nghĩa để chỉ ra tính chất vượt trộicủa một số tiêu đề nào đó trong hoạt động hành chức của nó
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Phụ lục bảng tiêu đề các bài báo gồm 57 trang, toàn luậnvăn gồm 92 trang Trừ phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn trình bàythành ba chương:
Chương 1 Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2 Cấu trúc và chức năng tiêu đề báo chí
Chương 3 Tiêu đề báo chí đúng và hay
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tiêu đề và tiêu đề văn bản
1.1.1 Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản
Tiêu đề là một khái niệm có ngoại diên rất rộng Thông thường, kháiniệm tiêu đề ứng với những sở chỉ khác nhau theo nhiều cách hiểu Đó lànhững đề hiệu mang tính chất khái quát hay loại biệt có ý nghĩa phân biệt nhưbiển hiệu công ty, cơ quan, cửa hàng, trường học, xí nghiệp, tên các loại hànghóa…; là những đề báo, nghĩa là bản thân nó có giá trị thông báo và giữachuỗi tín hiệu gọi là tiêu đề với sự vật đuợc nó định danh có mối liên hệ vềmặt nội dung cũng như hình thức, như tên gọi của các tác phẩm nghệ thuậtnói chung Về mặt chất liệu thể hiện sự vật mà tiêu đề gọi tên không đồngnhất với nhau Có loại hoàn toàn do ngôn ngữ biểu hiện như truyện ngắn, bàibáo, bài thơ …, có loại vừa do ngôn ngữ vừa do một số loại phương tiện khácthể hiện như: nhạc (ngôn ngữ và nhạc điệu), phim (hình ảnh và ngôn ngữ) Cóloại được xây dựng trên chất liệu không liên quan đến ngôn ngữ như hội họa,điêu khắc (màu sắc, hình khối)…Như vậy, tiêu đề là một phức thể Xét về cácphương diện như nguồn gốc, chất liệu, chức năng, nguyên tắc cấu tạo, chúngrất khác nhau Khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu đề cụthể mà ta có thể phân chia thành tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản
1.1.1.1 Tiêu đề phi văn bản
Tiêu đề phi văn bản là tiêu đề mà đối tượng định danh không phải làvăn bản hay một bộ phận trong văn bản Ví dụ: tên cơ quan, tên trường học,tên một tổ chức xã hội, tên một hãng sản xuất hay nhãn hiệu hàng hóa, biểnhiệu quảng cáo…Có thể phân tích để thấy rõ hơn bản chất của loại tiêu đềkhông phải là tiêu đề văn bản này, nó gồm các tiểu loại sau:
Những tiêu đề này không phải gọi tên văn bản mà thông báo về sự hiệndiện của các tổ chức xã hội Đó là tên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, khuphố, đường phố… Hình thức của chúng là những hàng chữ được ghi thànhbảng hiệu, biển hiệu, đôi khi có kèm theo các hình ảnh cách điệu tượng trưng
Tiêu đề của một sản phẩm hàng hóa, thường được gọi là nhãn hiệu.Trong kết cấu của chúng, thường hay xuất hiện các dạng tắt tố, kèm theo hìnhảnh tượng trưng hay minh họa để giới thiệu một sản phẩm hàng hóa Ví dụ:dầu gội đầu Clear, sữa tắm Lux, sữa đậu nành Fami…Tiêu đề loại này thựcchất là những danh từ riêng, định danh chủ yếu để phân biệt Nó không nhất
Trang 11thiết phản ánh nội dung hàng hóa Nó chỉ là những cái tên ước lệ Đôi khi,cũng có thể nói về một địa điểm hay một tên người như: nước mắm Cửa Hội,trà Dr Thanh…thì chính những địa danh, nhân danh ấy cũng là một kiểu ước
lệ để gọi tên hàng hóa Cùng loại này, có thể kể đến cả tiêu đề của cửa hàng,tiệm dịch vụ, những tấm panô quảng cáo
Tiêu đề của một sản phẩm văn hóa hay tên một tác phẩm nghệ thuật, đó
là những tên phim, tên nhạc, tên kịch (kịch trên sân khấu chứ không phải vănbản kịch…) Ngoài chất liệu chuyên biệt như màu sắc, ánh sáng, âm thanh, cửchỉ…phim, nhạc, kịch có nhạc kèm theo lời Nhưng đôi khi hoàn toàn không
có lời như phim câm, kịch câm, nhạc không lời
Nếu có kèm theo lời thì tiêu đề có liên quan một phần đến nội dung củalời, nhưng nhìn chung, nó không phải là tiêu đề văn bản, đối tượng mà tiêu đềđịnh danh Trong một số trường hợp, bên cạnh một số chất liệu khác, yếu tốlời được sử dụng, nhưng lời với tư cách là một trong những chất liệu hợpthành Mặc dù, về nội dung, giữa tiêu đề và lời có thể ít nhiều có quan hệ vớinhau, nhưng đó không phải là tên gọi của văn bản hay thuộc về văn bản Têntranh, tên ảnh, tên tượng…trong chất liệu những sản phẩm mà tiêu đề gọi tênkhông hiện diện yếu tố lời Vì vậy, tiêu đề của tranh, ảnh, tượng hoàn toànkhông phải tiêu đề văn bản
1.1.1.2 Tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản lâu nay được hiểu theo hai nghĩa:
a Tên gọi chính thức của một văn bản như tên một cuốn sách, bài thơ,bài báo…
Ví dụ:
- Thép đã tôi thế đấy (Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp-xki); Rượu ta ở bên Tây,
Mậu Thân với anh Sáu, Ông già ôm 7 kg đơn từ (Xuân Ba); Tôi đi bán tôi, Cao Bằng mùa hạt dẻ ( Huỳnh Dũng Nhân)…
- Cây đàn muôn điệu, Nguyệt cầm, Lời kĩ nữ (Xuân Diệu); Ông đồ (Vũ Đình Liên); Nhớ rừng (Thế Lữ); Chân quê, Mưa xuân (Nguyễn Bính); Mùa
xuân chín (Hàn Mạc Tử); Chợ tết (Đoàn Văn Cừ);…
b Tên gọi chính thức một chương mục nào đó trong văn bản
Ví dụ: Trong luận văn “Cấu trúc và chức năng tiêu đề các bài báo củaChủ tịch Hồ Chí Minh” (Đậu Thị Kiều Nga) gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề chung
Trang 12Chương 2: Cấu trúc và chức năng tiêu đề các bài báo của
Chủ tịch Hồ Chí MinhChương 3: So sánh tiêu đề báo chí với tiêu đề trong các văn bản kháccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực tế, những tên gọi tắt của văn bản hay một bộ phận như gọi theo kíhiệu thư viện: cuốn luận văn LA.002605; gọi theo thứ tự: quyển 1, quyển 2,quyển 3, chương 1…không phải tiêu đề văn bản
Như vậy, tiêu đề văn bản bao gồm hai tiểu loại: tiêu đề của văn bản(tiêu đề chung) và tiêu đề của một bộ phận nào đó trong văn bản mà cần đượcđặt tên (tiêu đề bộ phận) Tiêu đề văn bản là tiêu đề duy nhất ứng với một vănbản chỉ có một tiêu đề, được thể hiện bằng yếu tố ngôn ngữ
1.1.2 Khái quát về tiêu đề văn bản
1.1.2.1 Các tên gọi
Hiện nay, tiêu đề văn bản, bên cạnh cách gọi “tiêu đề” còn có nhiềucách định danh khác như: tên sách, tên bài, tựa bài, đề mục, tựa đề, chươngmục, đầu đề, nhan đề, tít…
Đây là những tên gọi ứng với sở chỉ nằm trong phạm trù tiêu đề vănbản, tuy gần nhau về khái niệm nhưng chúng không phải là một, nhiều khicòn gây nhầm lẫn cho người sử dụng Vì vậy, cần phải nêu và phân tích từngtên gọi một
Tên sách, tên bài là tiêu đề của những văn bản như sách hay bài báotrong tạp chí nhưng không phải là tiêu đề văn bản vì không bao quát được tênchương, tên tiết…Hơn nữa, “tên” bản thân nó không phải là thuật ngữ chuyêndùng, nên không thể sử dụng thay thế cho tiêu đề văn bản được
Đầu đề hay đề (headline), không ít trường hợp có chung sở chỉ với tiêu
đề văn bản Ví dụ: có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưngnhiều khi lại vượt qua ngoài khuôn khổ ấy Chẳng hạn, khi nói đầu đề hay đầu
đề bài toán hay đầu đề bài văn thì bản thân nó là những văn bản riêng biệt,văn bản của người ra đề, còn phần lí giải đề toán, đề văn lại là những văn bảnkhác - văn bản của người làm bài Vì vậy, không thể lẫn lộn nó với tiêu đềvăn bản
Nhan đề thường được người nghe tiếp nhận như là mặt hình thức củatiêu đề, do có “nhan” một thành tố Hán - Việt, vẫn còn mang nghĩa gốc là
“dung nhan”, do đó, không thể coi là đồng nghĩa với tiêu đề văn bản
Trang 13Tựa bài, tựa đề lại rất dễ lẫn lộn với lời tựa, lời đề từ thường đặt giữatiêu đề và phần tiếp theo của văn bản
Trong nhiều trường hợp, đề mục, chương mục cũng được dùng để chỉtên gọi một đoạn nội dung, thường có độ lớn đến mức nào đó Dĩ nhiên, nókhông thể có tính khái quát như tiêu đề văn bản
Trong phong cách thông tấn báo chí, tiêu đề văn bản còn được gọi là
tít Từ điển tiếng Việt 2006, định nghĩa về tít khá đơn giản: “tít là đầu đề bài
báo thường in chữ lớn”[24, tr.1000] Tít vốn là từ mượn của tiếng Pháp (titre)
và tiếng Anh (title) Tít vừa là một thuật ngữ báo chí, vừa là một từ nghềnghiệp, trong một chừng mực nào đó, nó còn mang tính quốc tế Thuật ngữ títcòn có khả năng phái sinh cao, nói cách khác, nó tiện lợi cho việc gọi tên cáckhái niệm phái sinh từ khái niệm gốc: tít chính, tít phụ, tít dẫn…vừa tiện lợicho việc gọi tên các thao tác xử lí tít: rút tít, đặt tít, chạy tít…Dưới góc độngôn ngữ báo chí, tít tác phẩm báo chí không chỉ đơn thuần là một kí hiệu đểphân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác mà còn là sự biểu đạt nội dung, thểhiện bản chất tư tưởng của tác phẩm Xét về mặt chức năng thông báo, tít báochí mang chức năng của phần “đề” với những thông báo khái quát, tổng hợpnhất mà phần “thuyết” chính là phần nội dung của toàn bài báo Xét về hìnhthức, tít là dòng chữ đứng ở mọi vị trí đầu tác phẩm, được trình bày cỡ chữ tohơn, in đậm, cho phép phân biệt với các phần còn lại
Sau khi xem xét các từ cùng trường nghĩa vừa phân tích thì thấy tiêu đềtheo nghĩa gốc là cái nêu lên, đề chữ vào, cái để ngắm, để người ta nhận diện
có thể phù hợp với tất cả những sở chỉ mà “tên”, “tựa đề”, “đầu đề”, “nhanđề” biểu thị hơn nữa nó còn bao quát hơn cả những tiêu đề phi văn bản Vìvậy, dùng tiêu đề theo nghĩa thuật ngữ vừa khái quát, vừa tiết kiệm mà lại dễquan sát tất cả các chủng loại tiêu đề Từ đó, có thể nhận thấy rằng, việc dùngtiêu đề văn bản làm thuật ngữ để chỉ phạm vi vấn đề luận văn nghiên cứu, chứkhông dùng các tên gọi trên cũng như gọi tít là hợp lí hơn cả
1.1.2.2 Các loại tiêu đề văn bản
Dưới dạng thức là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn, nhưng tùytheo góc độ xem xét, tiêu đề có thể phân xuất thành các loại, hay nói cáchkhác, nó có thể có những cương vị sau:
Trang 14a.Tiêu đề văn bản là một phát ngôn độc lập
Tiêu đề văn bản thực chất là một thứ nhãn hiệu của văn bản Chính vaitrò định danh ấy khiến nó có tính độc lập khá cao Tính độc lập của nó rấtkhác về chất với các phát ngôn trong văn bản Trước hết, muốn độc lập (nghĩa
là có thể trở thành câu cơ sở), phát ngôn trong văn bản phải đầy đủ thànhphần cơ bản và không chứa các đại từ Trong khi ấy, tiêu đề bất chấp điềukiện này, nó vẫn có tính độc lập Phát ngôn trong văn bản dù “độc lập” nhưngvẫn bị chi phối bới tính kế thừa thông báo Nghĩa là nó vẫn bị chi phối bởi cácphát ngôn trước và sau nó Thường thì, phát ngôn trước là tiền đề cho một haynhiều phát ngôn sau Và đến lượt chúng, các phát ngôn sau lại làm tiền đề chocác phát ngôn sau nữa Cứ thế, chúng dựa dẫm vào nhau, liên kết với nhautheo hình tuyến Phát ngôn tiêu đề, trái lại, không bị ràng buộc như vậy, nóđược phân giới với phần văn bản còn lại khá rõ, dưới nhiều dạng thức haymàu sắc, kiểu chữ khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phầncòn lại bởi một khoảng trống để người đọc dễ phân biệt
Đối với những phát ngôn không đầy đủ trong văn bản, người ta có thểdựa vào văn cảnh để khôi phục các yếu tố tỉnh lược Trong khi ấy, các thànhphần “bị thiếu” trong phát ngôn tiêu đề thường không thể dựa vào thủ phápnày mà phải đọc hết văn bản may ra mới khôi phục lại được Tất nhiên, cómột số trường hợp, chỉ cần đọc một vài câu mở đầu hay đoạn mở đầu văn bản
là có thể hiểu ngay được các yếu tố tỉnh lược Nhưng điều cần lưu ý, thườngngười ta cũng không cần thiết phải khôi phục các yếu tố ấy Nói khác đi,người ta tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bất chấp hình thức của
nó như thế nào Cho nên, khi tách khỏi văn cảnh, phát ngôn tiêu đề có đủ tưcách như đại diện của văn bản và có những trường hợp có đủ tư cách như mộtvăn bản
Các tiêu đề phụ được phân giới bằng dấu ngoặc, hay được đặt ở vị trí làcái bổ túc cho các tiêu đề chính, cũng có thể coi như những phát ngôn độc lậpkhi tách khỏi văn cảnh, tất nhiên, mức độ độc lập của nó có phần kém hơntiêu đề chính
b.Tiêu đề văn bản là một “khách ngôn”
Khách ngôn là một phát ngôn hay một bộ phận của phát ngôn đã có sẵntrong xã hội, tồn tại khách quan ngoài sự sáng tạo riêng tư của người phátngôn Nói khác, tiêu đề - khách ngôn cũng là tiêu đề - trích dẫn Nguồn trích
Trang 15dẫn này rất phong phú và đa dạng, có thể từ nguồn văn học dân gian, một vănbản khác, hay từ một tuyên ngôn nổi tiếng nào đó…và chỗ trích dẫn có thểdẫn nguyên dạng hay chỉ lấy một vài thành tố Nhưng dù sao, nó là kháchngôn đã được người phát ngôn chủ ngôn hóa.
c.Tiêu đề văn bản là một chủ ngôn
Chủ ngôn thì chính người phát ngôn sáng tạo ra với đầy đủ dấu ấn cánhân của mình Đối với một số tác giả có bản lĩnh thì thông qua một số tiêu
đề có thể ghi nhận những nét độc đáo về phong cách cá nhân của họ Dù làkhách ngôn hay chủ ngôn, tiêu đề văn bản vẫn là linh hồn của văn bản, lànhững phát ngôn tuyển chọn sau một quá trình cân nhắc khó khăn
d Tiêu đề văn bản là một phát ngôn - biểu trưng
Loại tiêu đề này biểu trưng cho toàn văn bản hay đoạn văn mà nó là têngọi Trong tương quan với toàn văn bản hay đoạn văn, có thể nói tiêu đề làphần nêu, phần đề và phần còn lại của văn bản là phần báo, phần thuyết.Nhưng khác với phần đề trong câu đề - thuyết, tiêu đề văn bản có tư cách làmột phần đề mà nội dung của nó là cái biểu trưng cho toàn bộ nội dung củaphần thuyết, tức phần còn lại của văn bản hay đoạn văn
Khi đại diện cho toàn bộ văn bản, có quan hệ xuyên suốt với toàn phầncòn lại của văn bản đứng sau và nằm ở đầu văn bản thì nó chính là tiêu đềchung Trái lại, khi nó đại diện cho một đoạn văn trong văn bản và đứng đầuđoạn văn ấy thì nó là tiêu đề bộ phận Tiêu đề bộ phận có quan hệ trực tiếpvới đoạn văn mà nó định danh Đồng thời, nó có quan hệ giãn cách với tiêu đềchung và các tiêu đề bộ phận khác (nếu văn bản có nhiều tiêu đề bộ phận) Do
đó, tiêu đề bộ phận có ba chức năng chính: khái quát nội dung của đoạn văn
mà nó định danh; cụ thể hóa từng phần nội dung của tiêu đề chung; là mộtmắt xích trong dây chuyền tiêu đề bộ phận và tiêu đề chung
1.1.2.3 Các hướng nghiên cứu tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau: Nếu tiếp cận theo phương diện xã hội học của tiêu đề thì sẽ phát hiện
ra cách đặt tên mang tính đặc thù ở những vùng phương ngữ khác nhau, hay ởcộng đồng người có trình độ, nghề nghiệp, giới tính khác nhau, hoặc tìm ranhững đặc trưng mang phong cách cá nhân qua cách đặt tiêu đề văn bản như:
Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến; Mưa xuân, Xuân về, Mùa
Trang 16xuân xanh, Thơ xuân, Tết của mẹ tôi, Cô lái đò, Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương, Xuân lại tha hương,…của Nguyễn Bính.
Còn cách tiếp cận tiêu đề văn bản từ phương diện tâm lí học thì sẽ nhằmvào việc đo tác động của tiêu đề văn bản đến những kiểu thụ ngôn khác nhau
Việc xem xét cách đặt tiêu đề văn bản của một trào lưu văn học như
Thơ mới, Thơ văn kháng chiến, Tự Lực văn đoàn…trong một giai đoạn nào
đó để tìm hiểu thị hiếu sáng tác này cũng như việc khảo sát chuyển đổi cáchthức đặt tiêu đề của những khuynh hướng sáng tác trong những giai đoạn lịch
sử khác nhau, là những vấn đề của văn học
Tiếp cận bằng con đường ngôn ngữ học thì không thể không đề cập đếncác phương diện xã hội học, tâm lí học, bởi chúng quan hệ giao nhau vớingôn ngữ học Trong phạm vi ngôn ngữ học, cần tập trung nghiên cứu tiêu đềvăn bản ở các mặt sau: cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản; sự pháttriển của các cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản trong lịch sử; một sốthủ pháp viết tiêu đề văn bản đúng và hay Cũng có thể hiểu nghiên cứu tiêu
đề văn bản trên bình diện ngôn ngữ diễn ra theo hai hướng:
+ Ở bình diện đồng đại
Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đồng đại trong mọi lĩnhvực giao tiếp đã có những bước phát triển lớn Là kết quả của một sự lựa chọnlựa nghiêm ngặt, kết cấu tiêu đề ít nhiều phản ánh hiện trạng tiếng Việt trongmột giai đoạn nhất định Bởi vậy, nghiên cứu tiêu đề trên bình diện đồng đại,xét từ nhiều phía sẽ thu được nhiều kết quả bổ ích và lí thú Chẳng hạn, xemxét tính đa dạng trong cấu trúc, tính tầng bậc trong diễn đạt, qua đó cũng nắmđược diện mạo của sự hành chức một ngôn ngữ Nếu khảo sát nguồn tư liệutốt sẽ có nhiều gợi ý tốt cho việc đề ra các nguyên tắc thiết kế tiêu đề theohướng tối ưu Đồng thời, có thể đưa ra những khuyến cáo nhằm thay đổinhững cấu trúc đã bị sao mòn, thiếu chính xác
+ Ở bình diện lịch đại
Xét về mặt hình thức, hễ khi có chữ viết, nhất là khi có kĩ thuật in ấn làxuất hiện tiêu đề Tuy nhiên, đề tài được tập trung cần phải chọn những thờiđiểm thích hợp, những giai đoạn lịch sử có tính vấn đề để khảo sát sự tiến hóacủa nó Điểm xuất phát để nghiên cứu tiêu đề văn bản tiếng Việt là cái mốc
1865 Đó là năm Gia Định báo, tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất
hiện Và thông qua ba giai đoạn, từ 1865 1930, từ 1930 1945, từ 1945
Trang 17-nay, có thể có cơ sở để so sánh đối chiếu từng giai đoạn với nhau một cách có
hệ thống Cũng có thể nghiên cứu tiêu đề ở bình diện lịch đại nhưng hẹp hơnnhư chỉ trong phạm vi so sánh tiêu đề tiểu thuyết hay báo chí Trong bình diệnnày, tiêu đề có khả năng phản ánh đầy đủ các mối quan hệ tiếp xúc, bao gồm
cả vay mượn và Việt hóa, giữa tiếng Việt và tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếngAnh…
Cần xác định thông qua con đường so sánh lịch sử không phải để phụcnguyên các dạng thô sơ của tiêu đề mà là để đối chiếu phạm vi hoạt độngrộng, hẹp; cấu trúc đơn giản hay phức tạp, để tìm ra các quan hệ và ảnh hưởng
do tiếp xúc ngôn ngữ mang lại Có hay không tác dụng tâm lí xã hội, nếu cóthì mức độ mạnh yếu thế nào giữa cấu trúc tiêu đề và giá trị thông tin do nósản sinh
Tiêu đề văn bản được đề cập đến trong luận văn này là dòng chữ đứng
ở vị trí đầu văn bản, được trình bày bằng những co chữ riêng cho phép phânbiệt nó với toàn bộ phần còn lại của văn bản Là hệ thống nằm trong một hệthống lớn hơn nhưng theo chúng tôi tiêu đề văn bản là bộ phận tiêu biểu vàquan trọng nhất Nó tiêu biểu và quan trọng không chỉ ở hình thức cấu tạo đadạng mà còn ở nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, cảchiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ có số lượng lớn so với các loại tiêu đềkhác mà còn thể hiện nhiều đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nó có sức lan tỏarất lớn đến đời sống tinh thần của toàn xã hội, có những ảnh hưởng không thểphủ nhận được từ tâm lí tiếp nhận công nghiệp của xã hội hiện đại
1.2 Tiêu đề văn bản báo chí
Do tiêu đề văn bản báo chí liên quan trực tiếp và quan trọng nhất đốivới vấn đề mà luận văn khảo sát, nghiên cứu nên chúng tôi tách thành mộtmục riêng để tìm hiểu
1.2.1 Đặc điểm của tiêu đề văn bản báo chí
Ngôn ngữ của phong cách báo chí chủ yếu là ngôn ngữ thông tin, sựkiện Về nguyên tắc, đây là ngôn ngữ định lượng chứ không phải định tính.Nghĩa là, thông qua nội dung chính trong ngôn từ ta có thể lượng hóa sự kiệnchính trong văn bản Một văn bản được coi là có số lượng thông tin cao khi
nó chứa đựng nhiều sự kiện Như vậy, mọi sự trình bày phải tuân theo nguyêntắc: bằng một hình thức, cô đúc ngắn gọn nhất phải chuyển tải được mộtlượng thông tin tối đa Chính đặc điểm này sẽ chi phối cách tổ chức văn bản
Trang 18của mọi thể loại nằm trong phong cách báo chí từ bản tin, bài phóng sự haytiểu phẩm.
Trước hết, việc trình bày các kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc khác nhautrong kết cấu tiêu đề văn bản nhằm làm nổi bật các quan hệ ý nghĩa của cácthành phần ngữ pháp, hay nhấn mạnh một thành phần nào đó, ít nhiều đềuđược sử dụng trong tiêu đề văn bản ở mọi phong cách Tuy nhiên, hơn đâuhết, chúng được khai thác một cách triệt để và phổ biến trong phong cách báochí như những thủ pháp văn tự
Ngoài các tên riêng nước ngoài bao gồm: địa danh, nhân danh đượcviết nguyên dạng, chuyển âm, trong kết cấu tiêu đề báo chí thường xuyên xuấthiện các yếu tố tắt Các yếu tố này thường là tên các tố chức, các cơ quan,doanh nghiệp, chức danh…trong và ngoài nước Trong kết cấu tiêu đề bài báocũng xuất hiện lớp từ ngữ mang tính thời sự trong và ngoài nước với tần sốcao Tiêu đề trong phong cách báo chí vừa có loại đóng lại có loại mở Tiêu
đề đóng có chức năng thâu tóm thông tin chính, hay nêu một thông tin có giátrị chi phối toàn văn bản Tiêu đề mở có giá trị gợi mở những suy tư rộng hơnnhững gì nói trong văn bản
1.2.1.1 Đặc điểm chung của tiêu đề văn bản báo chí
Cùng là đầu đề của một tác phẩm nào đó nhưng so với đầu đề của mộtcuốn sách hay một bài hát thì đầu đề của một bài báo có các đặc điểm đángchú ý sau:
Thứ nhất, số lượng tiêu đề bài báo là rất lớn, mỗi trang có thể đến hàngchục tiêu đề, mỗi số báo khoảng bốn trang và mỗi ngày mỗi số thì số tiêu đềbài báo là khổng lồ So với tiêu đề sách, các bài hát, số lượng tiêu đề các loạinày không ít nhưng hạn chế hơn nhiều
Thứ hai, chính vì số lượng tiêu đề bài báo lớn như vậy nên ngoại trừnhững tiêu đề rất đặc biệt, cực kì hấp dẫn, có khả năng đập mạnh vào thị giácngười đọc thì khó có thể được ghi nhớ hay nhắc lại Từ việc không nhớ tiêu
đề, độc giả cũng có thể quên luôn nội dung bài báo Trong khi đó, nếu quêntên một bài hát người ta vẫn có thể nhớ giai điệu hay lời của nó
Thứ ba, đời sống của tiêu đề bài báo là rất ngắn ngủi, xét về mặt nào
đó, nó chỉ sống trong một khoảng thời gian giữa hai kì báo, (12 giờ, một ngày,
ba ngày, một tuần, một tháng…) Trong khi đó, tiêu đề của một cuốn sách,
Trang 19một ca khúc có thể tồn tại lâu hơn nhất là khi những ca khúc, cuốn sách đó đã
đi vào lòng người đọc, người nghe
Thứ tư, tiêu đề bài báo đòi hỏi sự hấp dẫn cao Số đông người đọc vàcác nhà báo khi được hỏi đều thừa nhận là luôn có hứng thú khi đọc nhữngbài báo có tiêu đề hấp dẫn Và hầu hết các nhà báo đều cố gắng đặt tiêu đềthật hấp dẫn khi viết báo, mặc dù đây không phải là một công việc đơn giản.Bởi vậy, đối với một số người, đặt xong tiêu đề coi như hoàn thành 50% côngviệc viết một bài báo Tiêu đề phải hấp dẫn không phải là yêu cầu cao nhấtđối với việc đặt tên sách hay tác phẩm âm nhạc
1.2.1.2 Tiêu đề văn bản báo chí trong từng thể loại
Tiêu đề của một tác phẩm báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Tôn chỉ, mục đích của một tờ báo
+ Chủ đề nội dung bài báo
+ Hình thức thể loại bài báo
+ Phong cách, bút pháp, sở trường ngôn ngữ của tác giả bài báo
Trong đó, yếu tố thể loại của bài báo có vai trò rất quan trọng Thể loạicủa bài báo chế định mạnh đến việc đặt tiêu đề, và đương nhiên, tiêu đề củathể loại nào thì thể hiện đặc trưng của thể loại đó Chẳng hạn, về mặt hìnhthức, tiêu đề của bài xã luận, phỏng vấn thường rất dài so với các thể loạikhác, có khi lên đến 20-30 từ Tiêu đề của thể loại tin có sự biến đổi tùy theodạng tin và tin cụ thể, có những tin rất dài nhưng cũng có những tin khá ngắn,
như: Pháo lậu (Nhân dân, 1/2/2011), Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (Giáo dục và Thời đại,
19/7/2011)…Những bài phản ánh, bình luận thường có tiêu đề dao động từ
10-30 từ, như: Từ “hội chứng mở trường” đến “hội chứng mở sân bay”(Giáo
dục và Thời đại, 23/7/2011)…Trong khi đó, tiêu đề của phóng sự thường
được rút gọn 3-8 âm tiết: Làm giàu nhờ… rau má (Giáo dục và Thời đại,
14/7/2011)
a.Tiêu đề văn bản của mẩu tin
Câu đề - thuyết và câu gọi tên làm tiêu đề, là đặc điểm nổi bật nhấttrong kết cấu mẩu tin Nói chính xác hơn, không kể hình thức zero, tiêu đề cóthể do nhiều cấu trúc đảm nhiệm, nhưng hai loại câu vừa cân nhắc xuất hiệnvới tần số cao Tiêu đề là câu đề - thuyết, theo thống kê của tác giả Trịnh Sâm
là loại tiêu đề chiếm tỉ lệ cao nhất trong văn bản mẩu tin, còn câu chỉ có phần
Trang 20thuyết chiếm tỉ lệ thấp hơn, câu do cụm danh từ và câu ghép chiếm tỉ lệ tươngđối thấp Nhưng xét một cách triệt để thì tỉ lệ đó còn phụ thuộc vào chúngxuất hiện ở báo nào
Trong mẩu tin, kết cấu văn bản có mô hình A:B rất hay gặp, nó có tácdụng nhấn mạnh và nêu bật những thông tin có quan hệ với nhau, nhưng lại
có thể phân lập với nhau làm độc giả chú ý hơn Kết cấu tiêu đề văn bản tintức có mô hình A:B rất phong phú, trong đó, đáng chú ý nhất là những trườnghợp sau:
+ A:B là cấu trúc đề ứng (biến thể 1):
Đề là đặc điểm, vị trí, ứng với nó là phần thuyết có thể do ngữ động từ
hay một cấu trúc từ đảm nhiệm Ví dụ: Nam Đàn: tập huấn luật Người cao
tuổi Việt Nam (Nghệ An, 5/5/2011); Nghệ An: 9 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT (Nghệ An, 4/5/2011); Nghệ An: bắt đối tượng cắt trộm cáp quang (Tuổi trẻ, 13/3/2011); Cụm thi TP HCM: An ninh trật tự phòng thi được đảm bảo ( Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011)
+ A:B là cấu trúc đề ứng (biến thể 2):
Đề là thời gian hay sự kiện Ví dụ: Vòng đấu thứ 14 Eximbank Vleague
2011: SLNA - Khánh Hòa: 4-0 Thắng đậm, SLNA giữa vững ngôi đầu (Nghệ
An, 16/5/2011); Dự tuyển tiến sĩ: 3 đối tượng được miễn kiểm tra ngoại ngữ (Tuổi trẻ, 20/3/2011); 2011: Năm bùng nổ du lịch châu Á (Tuổi trẻ,
8/3/2011)
+ A:B là cấu trúc đề ứng
Đề nêu chủ thể, ứng là một sự tuyên bố, một nhận định về một phương diện
nào đó Ví dụ : Giám đốc TDTT Hoàng Vĩnh Giang : Năm 1993, Hà Nội sẽ
đầu tư cho bóng đán nhiều hơn năm 1992 (Lao động 18/2/1993).
+ A:B là cấu trúc chủ vị
Nhưng chủ ngữ A thường đặt trước dấu hai chấm với dụng ý nhấn mạnh,
làm nổi bật chủ đề của hành động B trong biểu thị Ví dụ : Bệnh viện Nhi Nghệ
An : Đưa vào sử dụng nhà điều trị 6 tầng (Nghệ An, 19/5/2011) ; Báo Nghệ An
- Báo Hà Tĩnh : Giao lưu văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn (Nghệ
An, 20/5/2011) Nhìn chung, kết cấu tiêu đề tin tức là do câu định hướng trầnthuật Rất ít trường hợp tiêu đề tin tức do câu nghi vấn, cảm thán hay câu cầukhiến đảm nhận Cấu trúc tiêu đề văn bản ít nhiều có lệ thuộc vào đề tài được đềcập hay chủ thể vận động được nhắc đến trong bản tin
Trang 21b.Tiêu đề văn bản tiểu phẩm
Tiêu đề văn bản tiểu phẩm thường có ý nghĩa rất hàm súc và đa nghĩa,lại chứa nhiều yếu tố biểu cảm, thường sử dụng khách ngôn, nhất là kháchngôn được cải biên, theo tiêu đề hay câu thơ trong văn học Đặc điểm nàykhiến cho tiêu đề thể loại tiểu phẩm có những nét giống và khác với tiêu đềtrong văn bản nghệ thuật Giống nhau ở chỗ cả hai loại tiêu đề đều chứa cácbiện pháp tu từ Khác nhau, tiêu đề tiểu phẩm thiên về sử dụng các kết cấu
“bất thường” và “lạ đời” nhằm gây cười Ví dụ: Quan tham và bồ nhí (Tuổi trẻ, 3/3/2011); Làm xấu mặt đàn ông (Tuổi trẻ, 6/3/2011); Từ quốc hoa …tới
quốc nạn (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Hôm nay ngày tám tháng ba…(Tuổi trẻ,
9/3/2011); Một đô một tô (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Thẹn (Tuổi trẻ, 29/3/2011);
Nhờ dân nhậu ra tay (Tuổi trẻ, 30/3/2011).
c Tiêu đề thể loại phóng sự
Qua khảo sát 233 tiêu đề bài báo thuộc thể loại phóng sự, chúng tôinhận thấy: hoàn cảnh ra đời của các văn bản phóng sự thường bắt nguồn từnhững tình huống “có vấn đề” Những vấn đề này thường có tính cấp thiếtnghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội hay là được đông đảomọi người quan tâm Chính vì thế, kết cấu của tiêu đề thường chứa những từ
ngữ nêu lên những sự kiện “không bình thường” Ví dụ: Nhà máy điện “trùm
mền” (Tuổi trẻ, 1/3/2011); “Cò” lộng hành ở bệnh viện ung bướu (Tuổi trẻ,
5/3/2011); Tái chế dầu ăn từ rác (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Kĩ nghệ tái chế đồ
nhậu (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Trường công đã “cởi mở” hơn (Tuổi trẻ,
2/3/2011); “Đạp sóng” về đất liền dự tư vấn tuyển sinh (Tuổi trẻ, 6/3/2011).
Tiêu đề văn bản phóng sự thường do nhiều kiểu câu đảm nhiệm, trong
đó, tiêu đề văn bản là kiểu câu hỏi thường xuất hiện với tần số cao Chẳng
hạn: Thực hư thiết bị tiết kiệm xăng? (Tuổi trẻ, 9/3/2011); Vụ “Mối tình đầu
của Lượm”: Một mình Thùy Dương có làm nên chuyện? (Tuổi trẻ,
23/3/2011); Hạt giống làm nên “mùa vàng”? (Nhân dân, 5/2/2011); Ôn thi
theo tài liệu nào? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Vấn nạn khai thác vàng ở Tương Dương: Trách nhiệm của cơ quan quản lí ở đâu? (Nghệ An, 5/5/2011); Nghịch lí thị trường bất động sản? (Nghệ An, 20/5/2011); Tại sao Hà Nội vẫn “nóng” tuyển sinh đầu cấp? (Giáo dục và Thời đại, 8/7/2011).
Trang 22d Tiêu đề thể loại bình luận
Bình luận là một thể loại trong nhóm chính luận báo chí, nhiệm vụ của
nó là diễn đạt quan điểm tư tưởng của tác giả và tòa soạn về một vấn đề thời
sự hay sự kiện, có ý nghĩa làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theomột quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận mang tínhchất chính trị Một bài bình luận tức là một sự giải thích, sự cắt nghĩa một vấn
đề, một hiện tượng, một quá trình Bình luận còn có nghĩa là dẫn giải, chúthích, xâu chuỗi các chi tiết về sự vật, hiện tượng, sự kiện…được khắc hoạvới bản chất toàn vẹn của chúng trong suy nghĩ, nhận thức và tình cảm củacông chúng Bình luận, chính vì thế, có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục,tuyên truyền, hướng dẫn dư luận xã hội trước những sự kiện vấn đề nảy sinhtrong cuộc sống xã hội Do đây là thể loại mà mỗi bài viết trong đó thườngbày tỏ quan điểm, thái độ, chính kiến về một vấn đề nào đó nên nhất thiết phải
sử dụng từ toàn dân, chuẩn mực, chính xác để trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các luận điểm, luận cứ để không gây hiểu nhầm, hiểu sai vấn đềđang bình luận Tiêu đề bình luận thường khá ngắn gọn, từ 2 - 6 tiếng Trongcác bài bình luận, tác giả nêu lên thái độ, chính kiến của mình đối với vấn đề
bình luận, do vậy tiêu đề các bài bình luận có sử dụng các từ cầu khiến (chớ,
đừng, không, hãy…) khá phổ biến Ngoài ra, tiêu đề bài báo thuộc thể loạinày còn sử dụng các biện pháp tu từ để tạo ấn tượng cho tiêu đề Nó tạo chobài bài bình luận có một sắc thái mới thông qua những hình ảnh ẩn dụ, sosánh…khiến cho người đọc phải tò mò đọc bài bình luận, không những thếcòn tạo sự liên tưởng nơi độc giả Xét về hệ thống dấu câu thì dấu chấm lửng
và dấu ngoặc kép được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật tạo sự chú ý, bắt
mắt độc giả Ví dụ: Lại càng lo! (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Thảm hoạ không của
riêng ai! (Tuổi trẻ, 19/3/2011); Chờ lộ trình “hết thiếu điện” (Tuổi trẻ,
23/3/2011); Murray chỉ là…(Tuổi trẻ, 27/3/2011); Những “cục sạn” trong
kinh doanh xăng dầu (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Vô tình hay…cố ý! (Nghệ An,
3/5/2011); MU không dễ “xơi” Marseille (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Khi người
tiêu dùng hết là “thượng đế” (Tuổi trẻ, 24/3/2011); Khi bệnh viện thành … doanh nghiệp (Tuổi trẻ, 25/3/2011).
Trang 231.2.2 Cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản báo chí
1.2.2.1 Vai trò và bản chất của tiêu đề văn bản
a.Vai trò của tiêu đề văn bản trong quá trình giao tiếp
Truyền thống ngữ văn phương Tây cũng như phương Đông đều chú ýnghiên cứu tiêu đề văn bản Người xưa đã dụng công trong việc tổ chức tiên
đề văn bản về mặt nội dung cũng như hình thức Một số nhà văn hóa đã nhậnthức được vai trò của tiêu đề văn bản Có thể dẫn ra một số ý kiến, chẳng hạn:
tiêu đề là cái đẻ ra văn (Kim Thánh Thán); Toàn bộ thực chất (…) nằm ngay trong tiêu đề của cuốn sách (CheKhov); Tiêu đề cũng là miếng mồi ngon để quyến rũ độc giả (Hồ Hữu Trường)
Ngày nay, theo lý thuyết giao tiếp, tiêu đề văn bản chi phối cả hai quátrình ngược chiều nhau: Quá trình lập văn bản và quá trình giải văn bản
+ Quá trình lập văn bản
Tại đây, xảy ra hàng loạt thao tác lựa chọn, trong đó, có sự lựa chọncấu trúc tiêu đề văn bản Việc đặt tiêu đề có thể xảy ra trước hoặc sau khi vănbản đã hình thành là tùy theo thói quen ở mỗi người cầm bút Nhưng có nhiều
cơ sở để giả định rằng tiêu đề là yếu tố thường thực hiện hữu hoặc bằng ýthức hoặc bằng vô thức chi phối quá trình lập văn bản Bởi vì, không có nóthật khó lòng xác định nội dung giao tiếp, cũng như giới hạn nội dung sẽtrình bày
Xét trong quá trình tạo các văn bản, tiêu đề vừa đảm nhiệm chức năngcủa một yếu tố dự đoán (cataphoric); đồng thời lại vừa gánh vác nhiệm vụ củamột yếu tố hồi cố (anaphoric) Hai chức năng này hoàn toàn ẩn mặt Nó rấtkhác dự báo và hồi cố với tư cách là một phương thức liên kết trong văn bản.Nếu trong văn bản hai yếu tố vừa nhắc đến có thể dễ dàng nhận diện, tức làmột số từ ngữ nào đó chuyên đảm trách chức năng này thì dự báo và hồi cốtrong tiêu đề văn bản lại là một công đoạn diễn ra quá trình văn bản dược thựchiện dưới dạng tiềm ẩn Chúng xảy ra một cách đồng thời trong quá trình lậpvăn bản cũng như giải văn bản
Một văn bản chỉ được coi là hoàn chỉnh khi ta có thể đặt cho nó mộttiêu đề dưới dạng này hay dạng khác Điều đó nói lên rằng, tiêu đề văn bản
là yếu tố mở đầu nhưng cũng là biểu tượng kết thúc trong quá trình lập vănbản Điều này đã được I.R.Galperin khẳng định : “Tiêu đề văn bản nói lên ý
Trang 24đồ chủ đạo, tư tưởng, quan điểm của người tạo ra văn bản khi thì dưới hìnhthức văn bản rõ ràng cụ thể, khi thì dưới hình thức mập mờ tàng ẩn” [8, tr121]
+ Quá trình giải văn bản
Trước một văn bản cụ thể, người thụ ngôn có thể quyết định đọc nó(đọc kỹ hoặc đọc lướt) tức giải mã nó, nhưng cũng có thể gạt nó qua một bên,
có nghĩa là không tiến hành giải mã nó Có ý nghĩa quyết định đối với sự lựachọn đó, không thể không có vai trò của tiêu đề văn bản Bởi vì, tiêu đề vănbản là yếu tố đầu tiên được người tiếp nhận văn bản tri giác Nó có thực hiệnchức năng kích thích hay không, ngoài nội dung vấn đề nó đề cập có phù hợpvới nhu cầu người tiếp nhận văn bản hay không còn có những nét tri thức toát
ra từ cấu trúc tiêu đề Nói cách khác, cấu trúc của nó có gì lạ không, có gợi rađược sự tò mò không? Nó có phải là chủ đề mà người đọc quan tâm không?Sau khi đã đi vào văn bản, tiêu đề sẽ là đối tượng nhận thức và tái nhận thứcnhiều lần Nó vừa thực hiện chức năng dự báo vừa là cái nút quan trọng trongtuyến hồi cố Nó là một tiêu điểm (forcus) mà các yếu tố làm nên văn bảnphải hướng về Và trong quá trình đọc - hiểu văn bản, người tiếp nhận vănbản cũng luôn luôn hướng về nó
Tiêu đề văn bản là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cuối cùng chi phốiquá trình thụ đắc văn bản
b Cương vị tiêu đề trong văn bản
Dưới hình thức là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn, tiêu đề cóthể có nhưng cương vị khác nhau
+ Tiêu đề văn bản là một phát ngôn độc lập
Tiêu đề văn bản là một thứ “nhãn hiệu” (étiquette) của văn bản Chínhvai trò định danh ấy khiến cho nó có tính độc lập khá cao
Tính độc lập của nó rất khác về chất với phát ngôn trong văn bản Phátngôn trong văn vản dù “độc lập” nhưng vẫn bị chi phối bởi tính kế thừa thôngbáo Phát ngôn tiêu đề, trái lại, không bị ràng buộc như vậy Nó được phângiới với phần văn bản còn lại khá rõ dưới nhiều dạng thức hoặc màu sắc vớicác kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phầncòn lại bởi một khoảng trống để người tiếp nhận văn bản dễ phân biệt
Đối với những phát ngôn không đầy đủ thành phần trong văn bản,người ta có thể dựa vào văn cảnh hẹp để khôi phục các yếu tố tỉnh lược.Trong khi ấy, các thành phần “bị thiếu” trong phát ngôn tiêu đề thường không
Trang 25thể dựa vào thủ pháp đơn giản này mà không đọc hết văn bản, tức là phải dựavào văn cảnh rộng may ra mới khôi phục lại được Tất nhiên, có một sốtrường hợp, chỉ cần đọc một vài câu mở đầu văn bản hay đoạn mở đầu vănbản là có thể hiểu ngay được các yếu tố tỉnh lược Nhưng điều cần lưu ý,thường người ta không cần thiết khôi phục các yếu tố ấy Nói cách khác,người ta tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn chỉnh bất chấp hình thức của
nó như thế nào Cho nên, khi tách rời văn cảnh, phát ngôn tiêu đề có đủ tưcách như một yếu tố đại diện của văn bản và có trường hợp có đủ tư cách nhưmột văn bản
Các tiêu đề phụ hoặc được phân giới bằng các dấu ngoặc đơn, hoặcđược đặt ở vị trí là cái bổ túc cho các tiêu đề chính, cũng có thể coi nhưnhững phát ngôn độc lập khi tách rời khỏi văn cảnh, tất nhiên, mức độ, độclập của nó có phần kém hơn tiêu đề chính
+ Tiêu đề văn bản là một khách ngôn
Tiêu đề - khách ngôn cũng là tiêu đề - trích dẫn Nguồn trích dẫn nàyrất phong phú và đa dạng, có thể từ nguồn văn học dân gian, từ một văn bảnkhác, hoặc từ một câu tuyên ngôn nào đó…và chỗ trích dẫn có thể dẫnnguyên dạng hoặc chỉ lấy một vài thành tố Nhưng dù sao, cuối cùng, nó làkhách ngôn đã được người phát ngôn chủ ngôn hóa
+ Tiêu đề văn bản là một chủ ngôn
Tiêu đề văn bản có thể là một chủ ngôn, tức là do người phát ngôn sángtạo ra với đầy đủ dấu ấn cá nhân của mình, qua đó, có thể hiện nét độc đáo vềphong cách cá nhân
+ Tiêu đề văn bản là một phát ngôn biểu trưng
Loại tiêu đề này biểu trưng cho nội dung toàn văn bản hoặc nội dungcủa đoạn văn mà nó là tên gọi Nó đại diện cho toàn bộ văn bản, có quan hệxuyên suốt với toàn bộ phần còn lại của văn bản
1.2.2.2 Cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản báo chí
a Cấu trúc của tiêu đề văn bản báo chí
Cấu trúc của tiêu đề văn bản bao gồm cấu trúc hướng nội và cấu trúchướng ngoại Cấu trúc hướng nội là cách tổ chức bên trong của một tiêu đềvăn bản khi tách khỏi văn cảnh Nói rõ hơn, đó là mối quan hệ về hình thức
và nội dung giữa các yếu tố tạo nên chỉnh thể của tiêu đề Cấu trúc hướng
Trang 26ngoại chủ yếu là mối quan hệ về nội dung và hình thức giữa tiêu đề và phầncòn lại của văn bản.
- Cấu trúc hướng nội của tiêu đề hay tiêu đề văn bản tạm thời tách khỏivăn bản
Nhận diện ban đầu, về giá trị thông báo, tự thân tiêu đề văn bản là mộtthông điệp có khả năng được người nghe tri giác như một đơn vị riêng và tựbản thân chúng có một cấu trúc riêng nên hoàn toàn có thể tách khỏi ngữ cảnh
để xem xét cấu tố làm nên tiêu đề Khảo sát tiêu đề tự thân có tính cách hướngnội như vậy, ta thấy có hai kiểu cấu trúc nội tại chính:
+ Cấu trúc tuyến tính liên tục
Cấu trúc này chủ yếu là những quan hệ về trật tự trước sau của từ trênchuỗi lời và có thể phân xuất chúng thành: cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ý nghĩabiểu hiện, tức loại ý nghĩa xuất hiện trên bề mặt của tiêu đề văn bản báo chí
+ Cấu trúc phi tuyến tính
Đó là những quan hệ về nội dung giữa những từ hay những cụm từ trênchuỗi lời Nó có khả năng bao gồm hai bình diện: cấu trúc liên tưởng giữa các
từ ngữ không theo trật tự tuyến tính, nếu tiêu đề văn bản bao gồm những từ,những ngữ và cấu trúc liên hội ngữ nghĩa, tức cấu trúc ngữ nghĩa hàm ẩn
- Cấu trúc hướng ngoại hay tiêu đề văn bản gắn với toàn văn bản.Tiêu đề văn bản đồng thời cũng là một bộ phận của toàn văn bản Do
đó, nếu khảo sát nó trong tư thế không cô lập, tức là mối quan hệ với chỉnhthể văn bản Tiêu đề văn bản là một cấu tố quan trọng nằm trong hệ thốngvăn bản Khảo sát trên bình diện hướng ngoại như vậy cho ta thấy được mốiquan hệ giữa tiêu đề chung và phần còn lại của văn bản và quan hệ giữa cáctiêu đề trong văn bản (giữa tiêu đề chung và các tiêu đề bộ phận và giữa cáctiêu đề bộ phận với nhau)
+ Quan hệ giữa tiêu đề chung và phần còn lại của văn bản
Kết cấu sâu của văn bản thường có khả năng tồn tại trong tuyến quan
hệ giữa tiêu đề và phần còn lại của văn bản, và tiêu đề của văn bản có thể lànội dung của văn bản được nén kín Có thể thấy giữa tiêu đề của văn bản vàphần còn lại của văn bản có một số quan hệ về hình thức và nội dung
Hình thức của văn bản là toàn bộ kết cấu ngôn ngữ bao gồm nhữngphần, những chương, những mục, những đoạn, những câu…làm nên cấu trúcvăn bản Nội dung của văn bản là một mảng hiện thực nào đó được phản ánh
Trang 27trong văn bản theo những góc nhìn, những chính kiến nhất định Để khảo sátmối quan hệ giữa tiêu đề của văn bản với phần còn lại của văn bản cả vềphương diện hình thức lẫn nội dung bằng hai quan hệ chính: quan hệ tuyếntính liên tục hay gián đoạn và quan hệ phi tuyến tính.
+ Quan hệ giữa các tiêu đề trong văn bản
Đầu tiên, phải kể đến tiêu đề chung và tiêu đề bộ phận Đây là mốiquan hệ giữa cái chung và cái riêng Mỗi tiêu đề bộ phận biểu thị một phầnnội dung của tiêu đề chung Tổng hợp ý nghĩa của các tiêu đề bộ phận, ta sẽnhận rõ được nội dung tổng quát chứa trong tiêu đề chung
Tiếp nữa là quan hệ giữa các tiêu đề bộ phận với nhau Đây là loại quan
hệ lô gíc giữa các tiêu đề bộ phận kế tiếp nhau để tạo nên một chuỗi các mắtxích nội dung hợp lí từ đoạn này đến đoạn khác trong văn bản
- Nhận diện tiêu đề văn bản
Tương ứng với mỗi văn bản thường là một tiêu đề Hình thức thườngthấy ở tiêu đề văn bản là tiêu đề văn bản được cấu tạo bằng một phát ngônđầy đủ hay không đầy đủ Với hình thức này, không thể có cấu trúc phứctrong tiêu đề văn bản Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp, tiêu đề vănbản được cấu tạo bằng nhiều phát ngôn Tại đây, có thể phân tích cấu trúc vănbản ra thành mấy kiểu sau:
- Tiêu đề chính + tiêu đề phụ: thường thì tiêu đề phụ được đặt trong
ngoặc đơn Ví dụ: Giọt nắng cho đời (Cảm nhận về bác sĩ Nguyễn Văn
Quang) (Tuổi trẻ, 28/11/2007); tiêu đề phụ được đặt sau một trong những từ
ngữ như: hay, tức, hay là, tức là…; tiêu đề phụ chỉ chủng loại thường đặt trước tiêu đề chính Ví dụ: Sự cố tràn dầu ở Tiền Giang: Sân nghêu…kêu
cứu! (Hùng Anh, Tuổi trẻ, 16/3/2007) Tương tự, tiêu đề chủng loại chỉ đề
mục (tiêu đề phụ) và tiêu đề của một văn bản cụ thể trong mục ấy (tiêu đềchính) thường xuất hiện trên báo cũng thuộc loại này
- Tiêu đề chung + một số tiêu đề bộ phận
Đây là bộ phận những tiêu đề bộ phận đặt kế sau tiêu đề chung, để nói
rõ hơn ý nghĩa của tiêu đề chung Do đó, phần văn bản còn lại có thể sẽ không
có tiêu đề bộ phận Nhưng người đọc có thể quy chiếu dễ dàng những đoạnvăn mà bên dưới có nội dung những tiêu đề bộ phận đặt theo kiểu cấu trúc
này Ví dụ: Băng nhóm từ ảo đến thật (tiêu đề chung) Từ game online ra cuộc
sống (tiêu đề bộ phận 1) Cần phối hợp từ nhiều phía (tiêu đề bộ phận 2) (Tuổi
Trang 28trẻ, 29/5/2007); Hàng “nóng” ở thành phố lạnh! (tiêu đề chính) Hung khí đến
trường (tiêu đề bộ phận 1) Giang hồ áo trắng (tiêu đề bộ phận 2) (Tuổi trẻ,
28/5/2007); Ảo thuật ăn chặn vốn rừng (tiêu đề chính) Trạm kiểm soát …ma (tiêu đề bộ phận 1) Cột mốc ảo, vườn ươm ảo, rừng cháy khống (tiêu đề bộ phận 2) Trù dập người ngay, khen thưởng người sai (tiêu đề bộ phận 3) (Tuổi
trẻ, 18/12/2007)
- Tiêu đề văn bản có thể là một cấu trúc phân cắt
Một phát ngôn được tách ra thành nhiều phần (thường là hai phần) Mỗi
phần ấy được dùng làm một tiêu đề bộ phận Ví dụ: Những hung thần trên
đường phố , Thót tim với những “chuyến xe bão táp” (Tuổi trẻ, 23/7/2007).
- Tiêu đề zero
Trong thực tế có những văn bản không có tiêu đề Nghĩa là ở cái vị trí
mà đáng lẽ tiêu đề phải hiện diện thì lại thấy để trống hay chỉ thấy một số kíhiệu như: I, II, III,…, 1, 2, 3 Vì thế, có thể nói được rằng: ở vị trí ấy chỉ cómột tiêu đề zero
Tiêu đề zero là một nội dung hoàn toàn ẩn để trao cho người đọc cáiquyền được tự do giải mã Thái độ không ghi tiêu đề của tác giả, có thể hàmchứa nhiều điều thú vị: hoặc là khiêm nhường cho rằng không có gì để ghi,hay là quan niệm khó mà khái quát hết nội dung văn bản qua một tiêu đề, hay
có khi thể hiện tính bất lực; đồng thời cũng là thứ quan niệm, chẳng hạn, chorằng không thể đặt tiêu đề cho văn bản cũng nên
Ngoài những văn bản đặc biệt như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, bút kí cánhân, thư từ…trong giao tiếp bằng văn bản, thỉnh thoảng ta hay gặp nhữngvăn bản có tiêu đề zero Trong công trình này, chúng tôi chỉ đề cập đến nhữngtiêu đề không phải tiêu đề zero
Tóm lại, không kể loại tiêu đề zero, tiêu đề văn bản mà luận văn nghiêncứu có thể được định nghĩa như sau: Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức củamột văn bản hay một đoạn văn cần đặt tên trong văn bản Về nội dung, nó tiêubiểu cho đối tượng lấy nó làm tên gọi Về hình thức, nó có thể có cấu trúc đơnhay phức, giãn cách hay không giãn cách và thường được thể hiện bằngnhững kiểu chữ riêng giúp người đọc dễ dàng phân biệt nó với phần còn lạicủa văn bản
Trang 29b Chức năng của tiêu đề văn bản báo chí
Khi tiếp xúc với tiêu đề, có loại chỉ cần đọc tên thì ta biết ngay nộidung chính của văn bản, nhưng không ít trường hợp, tiêu đề chưa cung cấpthông tin gì ngoài ý nghĩa định danh Như vậy, việc đặt tiêu đề kiểu này haykiểu khác là do đặc điểm của phong cách ngôn ngữ quy định Nói cách khác,tương ứng với các phong cách ta có các loại, kiểu tiêu đề khác nhau Đó chính
là bình diện chức năng của tiêu đề văn bản Tiêu đề trong phong cách vănchương, báo chí là lí thú nhất
Tiêu đề là bộ phận cơ hữu của tác phẩm báo chí, thuộc yếu tố hình thứcnhưng tồn tại tương đối độc lập với nội dung bài báo nên ngoài chức năngchung của báo chí, tiêu đề bài báo có chức năng riêng, đặc thù, đóng vai tròquan trọng trong việc tạo diện mạo tác phẩm và biểu đạt nội dung
Theo quan niệm của Man-cô- lin (Malcolin F.Mallette) trong cuốn Sổ
tay dành cho các nhà báo Đông và Trung Âu (Handbook for Journalists of Central and Eastern Europe), thì đối với báo chí tiếng Anh, tiêu đề bài báo có
4 chức năng cơ bản:
+ Tổng kết thông tin
+ Phân định mức độ quan trọng của câu chuyện
+ Gây cảm tình đối với người xem
+ Là những yếu tố dễ nhận thấy trong việc trình bày trang báo
Với nhà báo Lô-íc Éc-vu-ê (Loic Hervouet) - Tổng giám đốc Đại họcbáo chí Lille - Pháp đã khẳng định rằng: “Chức năng đầu tiên của đầu đề là
“bắt mắt” độc giả khi họ lướt xem qua tờ báo đầu tiên” Ông còn cho rằng:
“Có những người xem lướt qua xem tờ báo ấy trước khi quyết định mua Dù
họ có phải mua báo hay nhận báo miễn phí, thì việc đầu tiên bao giờ cũng lànhìn lướt qua xem có gì đáng đọc không Một đầu đề hấp dẫn ngay lập tức sẽthu hút sự chú ý của độc giả” [9, tr.171]
Chức năng thứ hai của tiêu đề bài báo cũng theo chính tác giả này đó là
nó có khả năng phân biệt bài nào quan trọng hơn bài nào Nó thể hiện sựchọn lựa của ban biên tập Do vậy, chỉ cần lướt nhanh qua sạp báo, người đọc
sẽ nhanh chóng nhận ra được ngày hôm nay vấn đề gì quan trọng, vấn đề gìđược quan tâm nhiều nhất…Do vậy, tiêu đề phải nhấn mạnh được nội dung
có gì hay, có gì đáng đọc để níu mắt người đọc chọn lựa tờ báo của mình
Trang 30Ngoài ra, tiêu đề còn góp phần định hình phong cách, nét riêng của cácnhà báo, người viết báo nổi bật, tạo ấn tượng nhận biết riêng Có khi, tiêu đề bàibáo không chỉ thể hiện tinh thần bài báo mà còn nâng bài lên một tầm cao mới.
Không thể phủ nhận chức năng quan trọng của tiêu đề văn bản báo chí.Tuy nhiên, để đạt được chức năng này, tiêu đề bài báo phải thỏa mãn đượcnhững yêu cầu cơ bản:
+ Tiêu đề bài báo phải khái quát được nội dung, tinh thần bài báo
+ Tiêu đề bài báo có cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực,ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm
+ Tiêu đề bài báo được trình bày hấp dẫn
Điều này đồng thời đòi hỏi, tiêu đề bài báo phải có những tính chất chủ yếu: + Rõ ràng và dễ hiểu
+ Ngắn gọn và năng động
+ Chính xác và chứa thông tin, không mơ hồ, chung chung
+ Phải thích đáng, tức là nêu được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhấtthiết phải phù hợp với nội dung
Đáp ứng yêu cầu này không chỉ nâng cao và phát huy tối đa chức năngcủa tiêu đề bài báo mà còn tạo ra sự sắc bén trong công tác rút tít, đặt tít, gópphần định hình phong cách riêng của những cây bút chuyên nghiệp, bản lĩnh
Từ đó, tiêu đề có thể tạo ra những điểm nhấn thông tin, thu hút sự chú ý, tăngniềm tin, sự yêu thích trong lòng độc giả ngay từ thực tiễn sử dụng tiêu đề bàibáo đối với từng tờ báo
1.2.3 Các dạng tiêu đề báo chí thường gặp
Xét về mặt cấp độ, tít báo được chia thành hai dạng chính: tít chính, títphụ…
Nhìn từ góc độ ma-két báo, có nhiều cách gọi tít khác nhau: tít đầutrang, tít đầu trang cố định, tít đầu trang biến động, tít chính, tít phụ, tít lớn, títnhỏ, tít dẫn,…
Xét về phương diện thể loại của bài báo: tít tin, tít phóng sự, tít bài bìnhluận, tít tiểu phẩm…
Xét mặt ngữ pháp: tít có cấu trúc một từ, tít có cấu trúc một ngữ, tít cócấu trúc một câu
Về mặt chức năng thông tin: tít thông báo, tít gợi mở, tít hỗn hợp…
Trang 31Theo Hoàng Anh trong cuốn Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên
báo chí, tác giả chia thành 7 kiểu tiêu đề (tít) cơ bản sau đây:
+ Tiêu đề xác nhận
Tiêu đề này, đúng với tên gọi của nó, chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xácnhận sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh,…nào đó trong thực tếkhách quan Kiểu tiêu đề này thường xuất hiện trong thể loại tin thông tấn, nó
thường là một thông báo trọn vẹn và khá cụ thể, chẳng hạn: Mười tám thuyền
viên tàu Hồng Sơn đã về đến Việt Nam (Tuổi trẻ, 23/3/2011); Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh chi 36 tỉ đồng cho các hoạt động xã hội (Nhân Dân,
13/2/2011); Giá tàu Thống nhất sẽ tăng (Tuổi trẻ, 19/3/2011); TP HCM tuyên
dương học sinh giỏi (Giáo dục và Thời đại, 12/7/2011); Hàn Quốc mở trường
đa văn hóa (Giáo dục và Thời đại, 15/7/2011); Giá cà phê vượt qua 40.000đồng/kg (Nhân Dân, 6/2/2011); Nắng ấm tiếp tục duy trì tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ(Nhân Dân, 7/2/2011); Xã cuối cùng của tỉnh Lạng Sơn đã có điện (Nhân Dân, 10/2/2011); Câu lạc bộ M.U có chủ mới (Nhân
Dân, 13/2/2011); Thêm 523 lao động Việt Nam tại Libi về nước (Nhân Dân,
28/2/2011);…
+ Tiêu đề câu hỏi
Tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các trang báo.Chúng vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc đáng quan
tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới Ví dụ: Vụ “Mối
tình đầu của Lượm”, một mình Thùy Dương có làm nên chuyện? (Tuổi trẻ,
23/3/2011); Ôn thi theo tài liệu nào? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Đâu rồi vỉa hè (Nghệ An, 5/5/2011); Trách nhiệm hay năng lực? (Nghệ An, 27/5/2011); Sao
không tìm “Rajagobal Việt Nam”? (Tuổi trẻ, 4/3/2011); Có thật vì quyền lợi thí sinh? (Tuổi trẻ, 10/3/2011); Sea Game cho ai? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Làm
gì để giải quyết vấn nạn trong thi cử? (Giáo dục và Thời đại, 15/7/2011);…
+ Tiêu đề kêu gọi
Chúng kêu gọi bạn đọc hãy hướng tới một suy nghĩ, hành động cầnthiêt (theo quan niệm của người viết) nào đó Nó tồn tại dưới dạng câu cầu
khiến, chẳng hạn: Thú rừng kêu cứu! (Giáo dục và Thời đại, 26/7/2011);
Cuộc chiến cam go! ( Nghệ An, 25/5/2011); Lại càng lo! (Tuổi trẻ,
14/3/2011); Thảm hoạ không của riêng ai! (Tuổi trẻ, 19/3/2011); Vô tình
hay…cố ý! (Nghệ An, 3/5/2011); Hành động đẹp! (Nghệ An, 17/5/2011);
Trang 32Cuộc chiến cam go! (Nghệ An, 25/5/2011); SLNA ơi! Chưa ngủ được đâu!
(Nghệ An, 25/5/2011); Ông Calisto đi là phải! (Tuổi trẻ, 3/3/2011); Thảm
họa không chỉ riêng ai! (Tuổi trẻ, 19/3/2011); Để bằng giả không còn đất sống! (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); Chúng ta cần sự đánh giá thật lòng!
(Giáo dục và Thời đại, 12/7/2011); tan tành một di tích! (Giáo dục và Thời đại, 14/7/2011); Đã thấy hình hài nông thôn mới! (Giáo dục và Thời đại, 19/7/2011); Đi tìm các trận đấu hay! (Giáo dục và Thời đại, 21/7/2011);…
+ Tiêu đề trích dẫn
Tiêu đề trích dẫn ở đây là lời trích dẫn trực tiếp tạo cảm giác rằng
nguồn tin của người viết là hoàn toàn đáng tin cậy, chính xác Ví dụ: Tổng
thống Saddam Hussein: Nhân dân Iraq không muốn chiến tranh (Người lao
động, 6/3/2003);…
+ Tiêu đề bình luận
Tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về con người hay một sự
việc nào đó qua loại tiêu đề này, chẳng hạn: Trung tâm y yế huyện lắm…nỗi
niềm ( Nghệ An, 25/5/2011); Chướng tai, gai mắt! (Nghệ An, 10/5/2011); Cẩn thận với giấy lau vỉa hè (Nghệ An, 26/5/2011); Chống rác thải nhập lậu: cần một giải pháp toàn diện (Nghệ An, 27/5/2011); Cần đầu tư xây dựng cầu máng Tà Lạnh (Nghệ An, 29/5/2011); Đẹp và không đẹp tại một điểm du lịch
(Nghệ An, 31/5/2011); Ông Calisto đi là phải! (Tuổi trẻ, 3/3/2011); Bất
thường giá thuốc (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Cần hơn một lời xin lỗi (Tuổi trẻ,
12/3/2011); Vẫn khó tiếp cận vốn sản xuất (Tuổi trẻ, 19/3/2011);…
+ Tiêu đề giật gân
Nó dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả Nó có thể nêu đích đíchdanh sự việc giật gân, hay quy tụ các tiêu đề cung cấp tín hiệu về sự việc giật
gân còn chưa có tên gọi cụ thể, ví dụ: Thẹn (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Khi bệnh
viện thành… doanh nghiệp (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Bệnh viện giao chỉ tiêu…số người phải cấp cứu (Tuổi trẻ, 24/3/2011); Tái chế dầu ăn từ rác (Tuổi trẻ,
7/3/2011); “Kỹ nghệ” tái chế đồ nhậu (Tuổi trẻ, 14/3/2011); “Hung thần” về
đêm (Tuổi trẻ, 15/3/2011); “Ma thuốc độc và lời đồn thổi kinh hoàng (Giáo
dục và Thời đại, 22/7/2011); Từ hội chứng mở trường đến hội chứng mở sân
bay (Giáo dục và Thời đại, 23/7/2011);…
Trang 33+ Tiêu đề gợi cảm
Tiêu đề này được tạo lập bởi cách diễn đạt, lối nói mới lạ, độc đáo, giàu
hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn Ví dụ: Sáng kiến ánh trăng (Tuổi trẻ, 23/3/2011); Sống lay lắt trên …đê chắn sóng (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); Giành đất với thú hoang (Giáo dục và Thời đại, 8/7/2011); Chữa
bệnh với “báu vật dân gian” (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt giữa tháng
7/2011); Đất giàu mà chữ vẫn nghèo…(Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011);
Muôn nẻo…mát xa kí (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011); Éo le phận “lương hợp đồng” (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011); Thú rừng kêu cứu (Giáo dục và
Thời đại, 26/7/2011); “Cắm” …đời (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt cuối tháng 7/2011) Chảy máu dược liệu quý (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011);…
Với cách đặt đầu đề có hai vế A và B, Nguyễn Thanh Bình trong bài
Về cách đặt tiêu đề bài báo, đăng trên tạp chí Người làm báo số 128, tháng
9/2002 đã đưa ra các dạng tiêu đề:
+ Dạng tiêu đề trong đó hai vế quan hệ tương phản
+ Dạng tiêu đề đặt vấn đề lựa chọn A hay B
+ Dạng tiêu đề hai vế có quan hệ liên kết dạng A và B
+ Dạng tiêu đề có quan hệ nhân quả A suy ra B
+ Dạng tiêu đề hai vế có quan hệ đồng nhất kiểu A bằng B
+ Dạng tiêu đề kết hợp dựa vào một quá trình ( từ A trở thành B)
+Dạng tiêu đề nêu bật thông tin hay thuộc tính tiêu biểu A-B…
Sự phân loại đa dạng về tiêu đề các bài báo cho thấy các nhà nghiêncứu đã cố gắng đi vào phân loại cụ thể, chia nhỏ thành nhiều dạng tiêu đề bàibáo để vận dụng, khám phá, sử dụng, giúp cho độc giả nhận diện được mức
độ nội dung, mặt khác nó tạo điều kiện để người trình bày ma-két có cáchtrình bày, lựa chọn co chữ, cỡ chữ, màu chữ phù hợp
mà còn ở nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, cả chiều
Trang 34rộng lẫn chiều sâu, không chỉ có số lượng lớn so với các loại tiêu đề khác màcòn thể hiện nhiều đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nó có sức lan tỏa rất lớnđến đời sống tinh thần của toàn xã hội, có những ảnh hưởng không thể phủnhận được từ tâm lí tiếp nhận công nghiệp của xã hội hiện đại Tiêu đề có tầmquan trọng vô cùng trong việc quyết định số phận một bài báo Trong thời đạibùng nổ thông tin hiện nay, công chúng khi tiếp nhận, cập nhật thông tin luôntheo hướng chọn lọc những gì là tiêu biểu, thời sự nóng hổi, ý nghĩa xã hội và
có sức hút cao nhất Điều đó chứng tỏ rằng các tờ báo, bài báo muốn đứngvững trong cuộc cạnh tranh thông tin, thu hút độc giả thì bên cạnh đăng tảinội dung thông tin độc đáo thiết thực phải cần những hình thức chuyển tải saocho phù hợp bắt mắt Trong đó, tiêu đề được đánh giá là bộ phận quan trọng,góp phần to lớn trong việc hình thành diện mạo của hoạt động thông tin báochí, của từng tờ báo, số báo… Vì thế, tiêu đề không chỉ khái quát được nộidung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ xác định, chuẩn mực, ngắngọn, có sức biểu cảm cao mà còn phải được trình bày sao cho bắt mắt, thu hút
và lôi cuốn nhất
Trang 35CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIÊU ĐỀ BÁO CHÍ 2.1 Đặc điểm cấu trúc của tiêu đề báo chí
2.1.1 Cách tổ chức các thành tố của tiêu đề báo chí
2.1.1.1 Tiểu dẫn
Khi tiếp xúc với tiêu đề, nhận diện ban đầu về giá trị thông báo cũngnhư cả mặt kết cấu, tự thân tiêu đề văn bản là một thông điệp (message), cókhả năng được người thụ ngôn như một đơn vị riêng và tự thân chúng có mộtcấu trúc riêng nên có thể tách ra khỏi ngữ cảnh (văn bản) để xem xét các yếu
tố cấu tạo nên tiêu đề Vì vậy, ta có thể xem xét các tiêu đề như một hệ thốngđộc lập, tức là xem xét mặt cấu trúc nội tại của nó Khảo sát từ bình diện nàyphải khám phá ra mặt cấu trúc của tiêu đề Như vậy, khi nói cấu trúc của tiêu
đề là nói đến cấu trúc hướng nội Nói rõ hơn, đó là mối quan hệ giữa hìnhthức và nội dung giữa các thành tố làm nên chỉnh thể tiêu đề Mối quan hệ vềhình thức trong nội bộ một tiêu đề văn bản rất phức tạp, có thể đó là hìnhthức cấu tạo, hình thức ngữ pháp, hình thức trình bày Tiêu đề văn bản thườngđược trình bày bằng từ ngữ tiếng Việt nhưng thỉnh thoảng có xuất hiện yếu tố
từ ngữ nước ngoài Về hình thức trình bày, trước hết, tiêu đề có hay khôngviệc khai thác các thủ pháp văn tự Tuy nhiên, hình thức trình bày của tiêu đềvăn bản lại nằm ngoài ngôn ngữ học nên chúng tôi không quan tâm trongphạm vi này Còn hình thức ngữ pháp của tiêu đề là một điều hết sức quantrọng Về nguyên tắc, tiêu đề văn bản có thể do một đơn vị ngôn ngữ đảmnhiệm Nhưng việc sử dụng đến mức độ nào và sử dụng như thế nào thì lại làđiều quyết định đặc điểm riêng của mỗi tiêu đề Ngoài ra, hình thức ngữ pháp
có thể bình thường, có thể bất bình thường, thể hiện nét độc đáo sáng tạo củatiêu đề Nội dung của tiêu đề có thể bao gồm hai lớp ý nghĩa: ý nghĩa hiểuhiện trên bề mặt và ý nghĩa hàm ẩn Khảo sát từ bình diện cấu trúc nội tại củatiêu đề bao gồm cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc lô gic ngữ nghĩa
2.1.1.2 Số liệu thống kê
Vô-skô-bôi-nhi-cốp trong cuốn Nhà báo, bí quyết kỹ năng nghề nghiệp
(Nxb Lao động, H.1998, trang 118) đã từng đặt ra yêu cầu khắt khe đối vớitiêu đề xét thuần túy về số lượng “tối đa ý nghĩa phải được thể hiện bằng tốithiểu từ ngữ” hay nói cách khác là một số lượng tối thiểu những từ mà chứađựng một lượng thông tin tối đa Có lẽ đồng tình với quan điểm ấy nên hầuhết các nhà báo đều cố gắng làm sao để tiêu đề bài báo của mình có số từ ngữ
Trang 36ít nhất mà truyền tải được hết số lượng cần thiết Qua khảo sát Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục
và Thời đại (tháng 7/2011), chúng tôi nhận thấy phần nhiều các tác giả đã lựa
chọn các cách đặt tiêu đề mang tính ngắn gọn, cô đúc nhất Theo thống kê củachúng tôi, nếu lấy từ làm đơn vị đo lường thì tính trung bình mỗi tiêu đề bài
báo trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011) có 4 từ Nếu lấy tiếng
(âm tiết) làm đơn vị đo lường thì trung bình mỗi tiêu đề chỉ hơn 6 tiếng
Cụ thể tiêu đề 1 từ: 24, chiếm 1.2%
Chẳng hạn: Lần cuối (Tuổi trẻ, 10/3/2011); Lời hứa (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Thẹn (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Đánh bạc (Nhân Dân, 27/2/2011);
Mất trộm (Nhân Dân, 27/2/2011); Cờ bạc (Nhân Dân, 26/2/2011); Tham ô
(Nhân Dân,18/2/2011); Cướp giật (Nhân Dân, 17/2/2011); Ngộ độc (Nhân Dân, 8/2/2011); Chết đuối (Nhân Dân, 8/2/2011); Pháo lậu (Nhân dân,
23/2/2012); Xuất cảnh trái phép (Nhân dân, 24/2/2012); Giao nộp vũ khí (Nhân dân, 26/2/2012); Buôn bán phụ nữ (Nhân dân, 16/2/2011); Xâu xé
Libya (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Bệnh viện thi đua (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Trộm tài sản (Nhân dân, 1/2/2011); Lễ hội mùa xuân (Nhân dân, 5/2/2011); Tai nạn đường sắt (Nhân dân, 9/2/2011);…
Tiêu đề 3 từ: 323, chiếm 16.15%
Chẳng hạn: Biểu tình ở Mỹ (Nhân dân, 24/2/2012); Ai Cập tổ chức
chính phủ (Nhân dân, 24/2/2012); Gây rối trật tự công cộng (Nhân dân,
21/2/2012); Đang truy xét vụ cướp (Nhân dân, 26/2/2012); Buôn bán, tàng
trữ ma túy (Nhân dân, 26/2/2012); Quan hệ Nga - EU (Nhân dân, 26/2/2012); Khởi công xây dựng cầu Thia (Nhân dân, 27/2/2012); Quan tham và bồ nhí
(Tuổi trẻ, 3/3/2011); Rực rỡ đường hoa Nguyễn Huệ (Nhân dân, 1/2/2011);
Trang 37Chủ động sản xuất lúa xuân (Nhân dân, 5/2/2011); Bắt tội phạm cướp giật
(Nhân dân, 5/2/2011); Cướp giật 42 hộ chiếu (Nhân dân, 10/2/2011); …
Tiêu đề 4 từ 413, chiếm 20.65%
Chẳng hạn: Vì đó là Mẹ (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Một đô một tô (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Hoàn thành trùng tu di tích giếng Vua (Tuổi trẻ, 4/3/2011); Ôn
thi theo tài liệu nào? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Đua nhau nuôi yến (Tuổi trẻ,
5/3/2011); Tái chế dầu ăn từ rác (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Tiết kiệm một cách
thoải mái (Tuổi trẻ, 26/3/2011); Quan hệ hữu nghị Việt Nam -Pháp (Nhân
dân, 1/2/2011); Síp công nhận nhà nước Pa-let-xtin (Nhân dân, 1/2/2011); Về
quan hệ Thái Lan -Cam-pu-chia (Nhân dân, 1/2/2011); Cùng giữ gìn môi trường ngày Xuân (Nhân dân, 1/2/2011); Hạt giống làm nên “mùa vàng”
(Nhân dân, 5/2/2011);…
Tiêu đề 5 từ: 371, chiếm 18.55%
Chẳng hạn: Khốn đốn vì cúp nước nhiều ngày (Tuổi trẻ, 4/3/2011); Tư
vấn du học miễn phí cho sinh viên (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Một nữ công nhân bị đâm chết (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Cháy nhà sàn cổ ở Kon Tum (Nhân dân,
1/2/2011); Chuẩn bị cướp thì bị bắt (Nhân dân, 1/2/2011); Người chết do tai
nạn giao thông (Nhân dân, 1/2/2011); Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm (Nhân
dân, 5/2/2011);…
Tiêu đề 6 từ: 257, chiếm 12.85%
Ví dụ: Nokia xây dựng các nhà máy ở Việt Nam (Tuổi trẻ, 3/3/2011);
Xây nhiều cao ốc, giao thông khó cải thiện (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Thiệt mạng
vì bị cuốn vào xe nghiền đá (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Nước từ bãi rác gây ô nhiễm nước ngầm (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Bắt giữ hơn 130 “quái xế” tham gia “bão đêm” (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Các tỉnh miền Bắc tiếp tục rét đậm, rét hại (Nhân
dân, 1/2/2011); Vững bước tiến lên dưới cờ Đảng quang vinh (Nhân dân, 1/2/2011); Buôn ma túy, hối lộ 20 triệu đồng (Nhân dân, 5/2/2011);…
Tiêu đề 7 từ: 194, chiếm 9.7%
Chẳng hạn: Bác sĩ Việt Nam đã ghép được tim người (Tuổi trẻ, 3/3/2011); Hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị ô tô đâm tử vong (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Người lao động Việt Nam trở về từ Libya: cuộc vượt thoát nghiệt
ngã (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Hưng Yên và Quảng Ngãi ra quân sản xuất đầu năm (Nhân dân, 5/2/2011); Tàu hỏa húc 6 xe ô tô trên cầu Ghềnh (Nhân dân,
5/2/2011); Sáu vụ tai nạn giao thông, 7 người chết (Nhân dân, 5/2/2011);…
Trang 38Tiêu đề 8 từ: 91, chiếm 4.55%
Ví dụ: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Cầu
Bãi Cháy sau khi hoàn vốn sẽ tiếp tục được thu phí (Tuổi trẻ, 18/3/2011); Gần 44 nghìn con trâu, bò bị chết (Nhân dân, 1/2/2011); Ngư dân Phú Yên có lãi sau chuyến ra khơi đầu năm (Nhân dân, 1/2/2011); Kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm dự giải mời danh giá ở châu Âu (Nhân dân, 10/2/2011); Nhiều siêu thị ở TP Hồ Chí Minh khuyến mãi kích cầu đầu xuân (Nhân dân,
9/2/2011);…
Tiêu đề 9 từ: 51, chiếm 2.55%
Chẳng hạn: Vụ “Mối tình đầu của Lượm”: một mình Thùy Dương có
làm nên chuyện? (Tuổi trẻ, 23/3/2011); Mỹ tuyên bố trùm khủng bố Binladen
đã bị tiêu diệt (Nghệ An, 3/5/2011); Kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định - Chợ lớn (Nhân dân, 8/2/2011);…
Tiêu đề gồm 10 từ trở lên: 72, chiếm 3.6 %
Ví dụ: Trung tâm y tế tuyến huyện: cần có giải pháp đồng bộ và quyết
liệt hơn (Nghệ An, 26/5/2011); Công đoàn giáo dục Kiên Giang tham gia phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Giáo dục và
Thời đại, 22/7/2011); Một vài kinh nghiệm của công đoàn trường Đại học
Huế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Giáo dục và Thời đại,
22/7/2011); Quảng Ngãi hơn 80 người nghèo, đối tượng chính sách được
tặng quà Tết (Nhân dân, 1/2/2011);…
Nếu lấy tiếng (âm tiết) làm đơn vị đo lường thì trung bình mỗi tiêu đềchỉ có 6 tiếng (âm tiết) Cụ thể:
Tiêu đề 1 tiếng (âm tiết) gồm: 1, chiếm 0.05%
Ví dụ: Thẹn (Tuổi trẻ, 28/3/2012)
Tiêu đề 2 tiếng (âm tiết) gồm: 23, chiếm 1.15%
Ví dụ: Cắm…đời (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt cuối tháng 7/2011);
Chờ 2012…(Tuổi trẻ, 4/3/2011); Lần cuối (Tuổi trẻ, 11/3/2011); Lời hứa
(Tuổi trẻ, 14/3/2011)…
Tiêu đề 3 tiếng (âm tiết) gồm: 16, chiếm 0.8%
Ví dụ: Lòng nhân ái (Nghệ An, 3/5/2011); Trộm tài sản (Nhân dân, 21/2/2011); Mua, bán người (Nhân dân, 14/2/2011); Cướp tài sản (Nhân dân, 13/2/2011); Như con buôn (Tuổi trẻ, 12/3/2011); Lại càng lo (Tuổi trẻ,
14/3/2011);…
Trang 39Tiêu đề 4 tiếng (âm tiết) gồm: 49, chiếm 2.45%
Ví dụ: Cướp tiền giữa chợ (Nghệ An, 4/5/2011); Tai nạn giao thông (Nhân dân, 10/2/2011); Mua bán ma túy (Nhân dân, 11/2/2011); Trộm cắp tài
sản (Nhân dân, 13/2/2011); Buôn bán phụ nữ (Nhân dân, 16/2/2011);…
Tiêu đề 5 tiếng (âm tiết) gồm: 120, chiếm 6 %
Ví dụ: Cảnh báo nạn cướp giật (Nghệ An, 4/5/2011); Trả tiền gửi xe
ngay (Nghệ An, 4/5/2011); Tan tành một di tích (Giáo dục và Thời đại,
14/7/2011); Như thảm họa sóng thần (Tuổi trẻ, 31/3/2011); …
Tiêu đề 6 tiếng (âm tiết) gồm: 195, chiếm 9.75%
Ví dụ: Bắt 2 đối tượng buôn người (Nghệ An, 4/5/2011); Khởi động
của một mùa thi (Giáo dục và Thời đại, 7/7/2011); Mua ngoại tệ phải trả phí?
(Tuổi trẻ, 25/3/2011); Từ quốc hoa…tới quốc nạn (Tuổi trẻ, 7/3/2011);…
Tiêu đề 7 tiếng (âm tiết) gồm: 219, chiếm 10.95%
Ví dụ: Lại sập hầm lò ở Trung Quốc (Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011);
Để bằng giả không còn đất sống (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); Sống lay lắt trên …đê chắn sóng (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011);…
Tiêu đề 8 tiếng (âm tiết) gồm: 274, chiếm 13.7%
Ví dụ: Xe 7 chỗ gây tai nạn liên hoàn (Nghệ An, 4/5/2011); Núi lửa
Soputan, Inđônêsia, hoạt động trở lại (Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011); Băn khoăn nhà vệ sinh trường học (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); 3 ngày, 3 vụ cháy ở Bảo Lộc (Tuổi trẻ, 6/3/2011);…
Tiêu đề 9 tiếng (âm tiết) gồm: 332, chiếm 16.6%
Ví dụ: Chết không rõ nguyên nhân tại nhà người khác (Nghệ An, 4/5/2011); Hơn 200 công nhân Trung Quốc nhiễm độc chì (Giáo dục và Thời đại, 7/7/2011); Phát động ngày quốc tế Nelson Madela tại Việt Nam (Giáo
dục và Thời đại, 7/7/2011);…
Tiêu đề 10 tiếng (âm tiết) trở lên gồm: 771, chiếm 38.55%
Ví dụ: UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành kế hoạch tổ chức giỗ Tổ
Hùng Vương (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Xung quanh khiếu nại mua CP ưu đãi tại công ty CP xây lắp điện Nghệ An (Nghệ An, 3/5/2011); Mỹ tuyên bố trùm khủng bố Binladen vừa bị tiêu diệt (Nghệ An, 3/5/2011); Ra mắt công ty TNHH một thành viên tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 (Nghệ An,
3/5/2011); Vấn nạn khai thác vàng trái phép ở Tương Dương: trách nhiệm
Trang 40của cơ quan quản lí ở đâu? (Nghệ An, 5/5/2011); Thanh Chương: Quý I/2011 hơn 250 đoàn viên ưu tú được bồi dưỡng kết nạp Đảng (Nghệ An,
5/5/2011);…
Như vậy, nếu tính tiêu đề từ 1 từ đến 5 từ có 1335 tiêu đề, chiếm66.75% Còn nếu tính số tiếng (âm tiết) từ 1 đến 8 tiếng thì có 623 tiêu đề,chiếm 44.85%
Xét về độ dài thì tiêu đề bài bình luận (142 tiêu đề), tiểu phẩm (35 tiêuđề) khá ngắn gọn Tiêu đề bài phóng sự (312 tiêu đề) có độ dài trung bình từ 4đến 9 tiếng, còn tiêu đề thể loại tin ( 1511 tiêu đề ) thì lại khá dài từ 8 đến 15tiếng Nguyên nhân là do mỗi thể loại có một đặc trưng riêng, vì vậy, tiêu đềcũng có sự khác nhau về số lượng tiếng Ví dụ, ở tiêu đề bài phóng sự yêu cầuphải có độ nén thông tin lớn mới tạo được sự hấp dẫn và gây sự chú ý cho độcgiả Tiêu đề bài phóng sự có độ nén càng lớn càng tốt, nó chỉ gợi mở vấn đềcòn thông tin cụ thể sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung của bài viết Riêngtiêu đề thể loại tin tức có độ dài lớn nhất là do thể loại tin phải thông tin mộtcách rõ ràng, chính xác về các sự kiện đã, đang, sắp xảy ra nên tiêu đề phải trảlời được phần lớn các yếu tố 5Wh và 1 H để công chúng khi đọc tiêu đề là cóthể nắm bắt được nội dung thông tin cốt lõi nhất vì hằng ngày có vô vàn sựkiện xảy ra trên tất cả mọi lĩnh vực mà công chúng muốn biết
Dù độ dài tiêu đề của mỗi thể loại có sự khác nhau nhưng phần lớn các
tiêu đề trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ
An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011) đã đáp ứng được yêu
cầu của một tiêu đề nói chung là tiêu đề ngắn và năng động; rõ ràng, dễ hiểu,chính xác và chứa nhiều thông tin
2.1.1.3 Các phương thức đặt tiêu đề
Trước khi trừu xuất tiêu đề ra để phân tách các thành phần về mặt cấutrúc ngữ pháp và ngữ nghĩa, qua khảo sát và xem xét, chúng tôi muốn khái
quát lên một số phương thức đặt tiêu đề trên các báo Nghệ An, Tuổi trẻ, Nhân
dân, Giáo dục và Thời đại nói riêng để cùng với số liệu thống kê trên cho ta
cái nhìn khái quát về cách tổ chức các thành tố của tiêu đề trên các báo trên.Đồng thời cũng sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn về tiêu đềvăn bản báo chí nói chung
Theo Vũ Quang Hào, tính đến thời điểm năm 2001, Bộ Thông tintruyền thông đã thống kê được: ở Việt Nam chúng ta đã có 606 ấn phẩm báo