1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng một số bài tập để nâng cao hiệu quả khi học kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh khối 11 trường THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa

40 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 845,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤTKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI HỌC KỸ THUẬT TẠI CHỖ NÉM RỔ BẰNG MỘT TAY TRÊN VAI CHO HỌC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI HỌC KỸ THUẬT TẠI CHỖ NÉM RỔ BẰNG MỘT TAY TRÊN VAI CHO HỌC SINH KHỐI 11 – TRƯỜNG THPT BỈM SƠN – THANH HÓA

Giáo viên hướng dẫn : ThS Phan Sinh Sinh viên thực hiện : Bùi Văn Sắc

VINH – 2011

Trang 2

Lêi c¶m ¬n

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phan Sinh,người hướng dẫn, chỉ đạo, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốtnghiệp cuối khoá này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa GDTC, TrườngĐại học Vinh, cùng tập thể khối 11 trường THPT Bỉm Sơn Thanh Hoá đã tạomọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Và qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp đã độngviên giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệucủa đề tài

Dù đã cố gắng hết sức mình nhưng do điều kiện về thời gian và trình độcòn hạn chế, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, không thể tránh khỏinhững sai sót nhất định Vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 Bóng rổ ở Việt Nam 8

1.2 Đặc điểm của môn bóng rổ 8

1.3 Điều kiện cơ sơ vật chất và đội ngũ giáo viên của trường Bỉm Sơn – Thanh Hóa 9

1.4 Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai 10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 12

2.1 Phương pháp nghiên cứu 12

2.1.1 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 12

2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm 12

2.1.3 Phương pháp phỏng vấn 13

2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 13

2.1.5 Phương pháp toán học thống kê 13

2.2 Tổ chức nghiên cứu 14

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 14

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận và thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của các em học sinh Trường THPT Bỉm Sơn 16

3.1.1 Cơ sở lí luận 16

3.1.2 Thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của các em học sinh trường THPT Bỉm Sơn 19

3.2.1 Tổ chức thực nghiệm 27

3.2.2 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Kết quả thực trạng việc học môn bóng rổ của học khối 11

Trường THPT Bỉm Sơn: (n = 60) 20

Bảng 3.2 Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai 21

Bảng 3.3 Những sai lầm thường mắc của học sinh khi học bóng rổ 22

Bảng 3.4 kết quả phỏng vấn những bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng 1 tay trên vai 23

Bảng 3.5 Lựa chọn các test kiểm tra ném rổ cho học sinh khối 11 Trường THPT Bỉm Sơn 24

Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật trước thực nghiệm 25

Bảng 3.7 Kết quả thành tích các test trước thực nghiệm 26

Bảng 3.8 Phỏng vấn số lần tập trong tuần (n = 5) 27

Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn thời gian tập luyện trong tuần (n = 5) 28

Bảng 3.10 Thông số đánh giá kỹ thuật 29

Bảng 3.11 Lịch tập luyện trong 8 tuần thực nghiệm 30

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật sau thực nghiệm 31

Bảng 3.13 kết quả thành tích các test sau thực nghiệm 32

Bảng 3.14 Kết quả thi đấu của 2 nhóm sau thực nghiệm 33

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với mụcđích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Đảng và nhànước ta rất chú trọng đến việc công tác giáo dục là đầu tư cho phát triển

Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì vấn đề

về con người mới lại càng được quan tâm hơn, trong đó đặc biệt là về trí tuệ vàsức khỏe cho thế hệ trẻ, bởi vì họ chính là nhân tố quyết định cho sự tương laicủa mỗi nước và hoạt động TDTT đóng vai trò hết sức to lớn giúp các em pháttriển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và chuẩn bị cho các em bước vào công cuộclao động, và bảo vệ Tổ quốc

Một nền tảng có sự đóng góp hết sức quan trọng của mỗi quốc gia, mỗidân tộc Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt quan trọng nhằm đàotạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp cho nguồn nhân lực cósức khỏe có học vấn, đạo đức và tài năng của mỗi quốc gia

Ý thức tầm quan trọng trong đó của TDTT mà môn học thể dục đã chínhthức đưa vào chương trình giảng dạy từ mẫu giáo đến bậc đại học, bao gồmnhiều môn thể thao, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động lao độngthể dục quân sự

Trong những năm gần đây thì bóng rổ Việt Nam chưa được phát triểnmạnh mẽ, nhưng gần 10 năm trở lại đây thì bóng rổ đã xâm nhập và phát triểnmạnh mẽ ở các trường đại học và đặc biệt là các trường THPT, môn bóng rổđòi hỏi ở con người sự nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, sáng tạo, linh hoạttrong quá trình học để đạt kết quả trong thi đấu và tập luyện, đồng thời mônbóng rổ giáo dục hành vi đạo đức chuẩn mực tinh thần kỷ luật cao

Bóng rổ là một môn thể thao đòi hỏi phải cần kỷ luật cao, nó là một mônthể thao tập luyện nhiều mới thi đấu được, đặc biệt trong môn bóng rổ kỹ thuậttại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai là một kỹ thuật rất khó thực hiện và kỹthuật này là kỹ thuật tiền đề cho nhiều kỹ thuật khác như: kỹ thuật bật nhảy

Trang 7

ném rổ một tay trên vai, kỹ thuật di động hai bước ném rổ một tay trên vai là kỹthuật dùng cho cả nam và nữ, kỹ thuật này được sử dụng chính trong các cuộcthi đấu Ném rổ bằng một tay trên vai có thể ném được ở các cự ly khác nhau,đường bóng đi nhanh và có thể kết hợp dễ dàng với các kỹ thuật.

Đối với người mới bắt đầu tập luyện thì trước khi tập luyện các kỹ thuật,

di động bật nhảy ném rổ cần phải tập luyện kỹ thuật ném rổ bằng một tay trênvai thật tốt mới mang đến hiệu quả cao khi thi đấu Đặc biệt hơn cả là kỹ thuậtném rổ bằng một tay trên vai nó là một kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọngtrong thi đấu (như các quả ném phạt…)

Cũng như các môn thể thao khác, kỹ thuật khác khi giảng dạy kỹ thuật tạichỗ ném rổ bằng một tay trên vai giáo viên cần phải nhắc nhở người tập nhữngsai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật này, đưa ra các biện pháp, phươngpháp khắc phục những sai lầm thường mắc đó

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy việc tổ chức hướng dẫn sử dụng các phươngpháp vào giảng dạy trong giờ học thể dục ở trường THPT Bỉm Sơn còn thiếutính hệ thống và thường xuyên, hiệu quả sử dụng các phương pháp biện pháp,khắc phục những sai lầm thường mắc trong các giờ học bóng rổ thì chưa có tác

giả nào đề cập đến vấn đề “Ứng dụng một số bài tập để nâng cao hiệu quả khi học kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh khối 11 - Trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa”.

Chính vì vậy cùng với việc góp phần làm phong phú thêm nền khoa họcnước nhà và đời sống tinh thần vật chất cho học sinh làm hợp lý hơn phươngpháp giảng dạy ở các trường THPT Chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu

đề tài này: “Ứng dụng một số bài tập để nâng cao hiệu quả khi học kỹ thuật tại chỗ ném bóng rổ bằng một tay trên vai cho học sinh khối 11 - Ttrường THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa”.

Ứng dụng một số bài tập để nâng cao hiệu quả khi học kỹ thuật tại chỗ

ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh khối 11 - Trường THPT Bỉm Sơn –Thanh Hóa để giúp các em trong quá trình học kỹ thuật được tiếp thu nhanh

Trang 8

chóng, chính xác nâng cao hiệu quả khả năng thực hiện kỹ thuật khi học mônbóng rổ và làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất giúp cho quátrình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao.

Mục tiêu nghiên cứu.

1 Thực trạng về kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của họcsinh 11 - Trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa

2 Ứng dụng hiệu quả của việc lựa chọn một số bài tập tại chỗ ném rổ chohọc sinh khối 11 - Trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Bóng rổ ở Việt Nam

Bóng rổ được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thời kỳ đầu bóng

rổ chỉ được phát triển ở các thành phố lớn Sau khi đất nước được giải phóng,phong trào bóng rổ ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức hút mạnh đông đảo

ở các tầng lớp của xã hội tập luyện nhất là học sinh, sinh viên

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn UB TDTT phối hợp Bộ Giáo dục và Đàotạo đều tổ chức giải bóng rổ học sinh, sinh viên toàn quốc, các giải vô địchquốc gia thanh thiếu niên toàn quốc Bóng rổ là môn thể thao mang tính đốikháng đòi hỏi kỹ chiến thuật nhuần nhuyễn Đây là môn có sức lôi cuốn đối vớigiới trẻ nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên Bóng rổ thể hiện được cá tính mạnh

mẽ và cái tôi của cá nhân

Hiện nay, bóng rổ được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành phố, thị xã vàđặc biệt là các trường phổ thông và các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp Minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ đó là năm 1992 liênđoàn bóng rổ Việt Nam gia nhập liên đoàn bóng rổ thế giới đưa bóng rổ ViệtNam sang một thời kỳ mới

Trong thi đấu bóng rổ không những thể hiện tính đua tranh về mọi mặt màcòn giúp người tập hoàn thiện mình trong lối chơi và năng động trong cuộcsống

1.2 Đặc điểm của môn bóng rổ

Gần 10 năm trở lại đây bóng rổ Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, vì vậyhiện nay bóng rổ đang được quan tâm và phát triển ở nhiều tầng lớp của xã hội.Đặc biệt là học sinh THPT đây là môn thể thao thời thượng đang đượcgiới trẻ yêu thích và quan tâm không chỉ với nam mà còn nữ giới

Bóng rổ là môn thể thao giúp cho con người phát triển toàn diện phù hợpvới xu thế phát triển của xã hội, thể hiện sự năng động và sáng tạo của conngười mới con người của thế kỷ 21

Trang 10

Với phong cách chơi hiện đại thể hiện một môn thể thao đầy cá tính, năngđộng kết hợp với sự mềm dẻo, khéo léo, sự thông minh sáng tạo, thể hiện được

sự lôi cuốn và sức hấp dẫn cho người chơi và người xem

Các kỹ thuật chính trong bóng rổ: cách cầm bóng, chuyền bóng, bắt bóng,tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai… Sự kết hợp linh hoạt và điêu luyện củacác kỹ thuật bóng rổ đã đưa môn bóng rổ lên một tầm cao mới đòi hỏi ở ngườitập sự thông minh và sáng tạo

Trong những năm gần đây bóng rổ đưa vào chương trình thể thao tự chọn,được giảng dạy chính thức ở trường THPT Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả vàchất lượng giảng dạy là rất quan trọng

1.3 Điều kiện cơ sơ vật chất và đội ngũ giáo viên của trường Bỉm Sơn – Thanh Hóa

Trường THPT Bỉm Sơn là trường đứng trong tốp đầu của tỉnh Thanh Hóa.Đây là trường có bề dày thành tích trong học tập cũng như trong giảng dạy.Tỉnh Thanh Hóa là nơi có phong trào TDTT phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt làmôn bóng chuyền và bóng rổ Nên hàng năm tỉnh đã tổ chức nhiều giải thi đấucho các cơ quan và trường học Chính vì vậy môn thể dục là môn được nhàtrường và ban lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện phát triển.Năm nào nhà trường cũng có đội tuyển thi đấu các môn thể thao đạt thành tíchcao

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đặc biệt là các môn bónghai sân bóng rổ, 1 sân bóng chuyền, 1 sân bóng đá mi ni Nhà tập đa chức năng,với đội ngũ giáo viên năng động với chuyên môn giỏi Các thầy cô nhiệt tìnhvới nghề Phong trào học sinh của trường tập môn bóng rổ phát triển rất mạnh

mẽ, các em rất yêu thích môn bóng

Đội ngũ giáo viên là các thầy cô từ trường Từ Sơn, Hà Tây, Đại Học Vinh,các thầy cô rất nhiệt tình và tâm huyết với nghề Nhưng không có giáo viên nàochuyên sâu về bóng rổ, nên việc nâng cao hiệu quả của các kỹ thuật bóng rổchưa cao Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này

Trang 11

1.4 Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai

Kỹ thuật bóng rổ bao gồm di động nhảy ném rổ, tại chỗ ném rổ, di độnghai bước ném rổ, quay người nhảy ném rổ… Những loại hình kỹ thuật này cómối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng có tính đối kháng trong thi đấu cụ thể là sựhoàn thiện kỹ thuật này sẽ làm đòn bẩy cho sự phát triển của kỹ thuật kia haynói cách khác kỹ thuật này muốn tồn tại và nâng cao hiệu quả trong tập luyện

và thi đấu thì phải luôn củng cố và hoàn thiện

Kỹ thuật tại chỗ ném rổ được chia làm ba giai đoạn:

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giai đoạn khi ném

+ Giai đoạn kết thúc

Chính vì vậy là một kỹ thuật cơ bản có giai đoạn kết nối, hỗ trợ cho nhau

để trở thành một động tác hoàn chỉnh thông qua các bộ phận của cơ thể nhưmột chuỗi bài tập, kết hợp với điều kiện xung quanh (tâm lý, trạng thái, sứckhỏe) và những yếu tố khác Bởi trong tập luyện và trong thi đấu muốn đạt kếtquả và chiến thắng trước hết phải hoàn thiện kỹ thuật cơ bản

Do đặc điểm kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai là tiền đề đểtiếp thu các kỹ thuật khác Chính vì thế đòi hỏi người tập không được mắcnhững sai lầm dẫn đến sai kỹ thuật khác

Để hiểu rõ hơn khi xem động tác ném rổ bằng một tay trên vai đúng haysai cần phải nắm vững kỹ thuật theo 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Tư thế chuẩn bị

Hai chân đứng rộng bằng vai chân trước chân sau chân cùng tay ném rổbước lên trước cách mũi bàn chân sau 5cm, hai tay cầm bóng trước ngực, trọngtâm dồn vào chân trước

- Giai đoạn 2: Khi ném

Bóng từ vị chuẩn bị được đưa lên vai thuận trước trước trán và cách trán10cm đồng thời đầu gối hơi khụy Tay ném rổ tạo thành ba góc vuông (cánh tayvuông góc với cẳng tay, khuỷ tay và lòng bàn tay vuông góc với bảng rổ thông

Trang 12

qua tâm rổ) Khi ném duỗi chân rồi duỗi tay, tay duỗi một góc với trục đứngcủa cơ thể 75 độ Khi tay gần duỗi thẳng thì gập cổ tay và miết các ngón tayvào bóng.

+ Đường vòng cung của bóng:

Đường bóng vào rổ có ba đường bóng:

Đường bóng số 1: Là đường bóng song song với mép rổ tiết kiệm lựcnhưng hiệu quả thấp

Đường bóng số 2: Là đường bóng ưu việt nhất, tránh đường song song với

rổ đỡ tốn lực, hợp với chiều cao người Việt Nam trung bình khoảng 1,65m đến1,70m Đỉnh cao của bóng 2/3 về phía người ném

Đường bóng số 3: Là đường bóng cao rơi vào rổ gần như trọn vẹn, nhưnghiệu quả không cao vì mất lực

Tùy theo đặc điểm của từng người mà lựa chọn cho phù hợp Với đặcđiểm của học sinh THPT thì nên chọn đường bóng số 2 là ưu việt nhất

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu

Là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin và được sử dụng đểthu thập thông tin bằng cách đọc và phân tích tài liệu tham khảo, được sử dụngtrong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, để giúp tìm ra những thông tin có liênquan đến đề tài làm cho đề tài có cơ sở khoa học vững chắc nhờ đó ta có thểđưa ra các kết luận, hướng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong việc tìm kiếm những cơ

sở lí luận của đề tài thông qua việc đọc và tham khảo tài liệu Sử dụng phươngpháp này là quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quanđến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã đọc và tham khảo một số sáchchuyên môn như: Kỹ thuật cơ bản trong Bóng rổ, Sinh lý học, Tâm lý học,phương pháp nghiên cứu khoa học, Toán học thống kê, Lý luận… Việc thamkhảo tài liệu chuyên môn này giúp chúng tôi nhiều trong quá trình nghiên cứu

đề tài

Thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn, các thông tin khoa học

và các đề tài khác để từ đó rút ra cho bản thân những phương hướng nghiên cứu

và cách giải quyết vấn đề khoa học hợp lý

Tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình giảng dạy

và huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên có thể xây dựng được bàitập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ cho học sinh với điều kiện thực tiễn

2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượngnghiên cứu trong quá trình giáo dục – giáo dưỡng mà không làm ảnh hưởng đếnquá trình đó Hay nói cách khác đó là phương pháp có mục đích, một hiện

Trang 14

tượng giáo dục nào đó để thu lượm những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng choquá trình diễn biến hiện tượng đó.

Các hình thức quan sát:

- Quan sát trực tiếp trong giờ giảng dạy

- Quan sát qua tiết học do đồng nghiệp giảng dạy

- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp

2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đây là phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong các công trình nghiêncứu khoa học đặc biệt là giáo dục thể chất, phương pháp này đặc biệt cho phépcác nhà khoa học tác động lên đối tượng chủ động Từ thực tế và lí luận nêutrên chúng tôi đã thực nghiệm để đánh giá kiểm định tính khả thi của việc ápdụng một số bài tập để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một taytrên vai Để đánh giá khách quan chúng tôi tiến hành theo nguyên tắc:

Chúng tôi phân nhóm nghiên cứu một cách ngẫu nhiên thành nhóm đốichứng và nhóm thực nghiệm có số lượng, trình độ thể lực, kỹ thuật ngang nhau(Được kiểm tra chất lượng ban đầu)

Sau đó nhóm thực nghiệm sẽ tập luyện theo các bài tập mà chúng tôi đãđưa ra và nhóm đối chứng tập theo hệ thống bài tập thường

Trong quá trình thực nghiệm và đánh giá kết quả của các bài tập đề rachúng tôi đã tranh thủ sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè để hoàn thànhthực nghiệm

2.1.5 Phương pháp toán học thống kê

Được sử dụng trong quá trình xử lí các dữ liệu đã thu thập được trong quátrình nghiên cứu với mục đích tính hợp lí và tính hiệu quả của một số bài tập

Trang 15

nâng cao hiệu quả tại chỗ ném rổ đã lựa chọn Để có thể kiểm chứng và đưa rakết luận Không chỉ có vậy, trước khi lựa chọn và xây dựng, phương pháp toánhọc thống kê cũng được sử dụng trong việc xác định, kiểm chứng kết quảphỏng vấn lựa chọn các nguyên tắc xây dựng bài tập, nhằm tránh được tính chủquan trong quá trình nghiên cứu, từ đó tăng thêm độ tin cậy cho kết quả nghiêncứu.

Các công thức toán học bao gồm:

- Tính số trung bình thống kê:

i

x X

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ 15/11/2010 đến15/05/2011

Giai đoạn 1: Từ 15/11/2010 đến 30/12/2010 tham khảo tài liệu và lập đềcương

Giai đoạn 2: Từ 01/11/2011 đến 20/03/2011 giải quyết nhiệm vụ 1

Giai đoạn 3: Từ 21/03/2011 đến 30/04/2011 giải quyết nhiệm vụ 2

Giai đoạn 4: Từ 01/04/2011 đến 15/05/2011 hoàn thành luận văn và chuẩn

bị báo cáo

Trang 16

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 60 học sinh khối 11 trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu tại:

- Trường Đại Học Vinh

- Trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa

Trang 17

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận và thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật tại chỗ ném

rổ bằng một tay trên vai của các em học sinh Trường THPT Bỉm Sơn.

3.1.1 Cơ sở lí luận

3.1.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Là lứa tuổi thanh niên mới lớn, có những nét, hình dáng là người lớnnhưng thực sự chưa phải là người lớn Lứa tuổi này phụ thuộc vào gia đình làchính, gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển các xu hướng hoạt động của cácem

Đặc điểm của hoạt động học tập: Hoạt động học tập của thanh niên có sựkhác biệt so với thiếu niên Thái độ học tập của thanh niên học sinh đối với cácmôn học trở nên có sự lựa chọn hơn Ở các em đã hình thành được những hứngthú học tập gắn với xu hướng nghề nghiệp

Đặc điểm về sự phát triên trí tuệ: Ở lứa tuổi này có sự phát triển cao về trítuệ vời cách tư duy sáng tạo lô gic, quan sát một cách toàn diện và sâu sắc hơn.Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiềuhơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ Tuy vậy quan sát của thanh niên họcsinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu có sự chỉ đạo của giáo viên Do giai đoạnnày hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế vậy nên các em tiếp thu cáimới rất nhanh nhưng cũng dễ nhàm chán, chóng quên và dễ bị môi trường tácđộng vào

Đặc điểm về ý thức: Khi thành công thì các em ở lứa tuổi này hay tự kiêu

tự mãn… Ngược lại khi thất bại thì lại rụt rè, nản chí và tự trách mình… Ở lứatuổi này quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ sôi nổi và có đặc thù riêng có nhucầu tìm hiểu và đánh giá nhưng đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm vềmục đích sống và hoài bão của mình Trong huấn luyện lứa tuổi thanh thiếu

Trang 18

niên, không chỉ cần quán triệt các đặc điểm sinh lí lứa tuổi mà còn nắm vữngcác đặc điểm tâm lí.

Vì vậy sự phát triển tâm lí thanh niên học sinh sẽ gắn liền với hoạt độngcủa họ trong đời sống thực tiễn và phụ thuộc chủ yếu vào một dạng hoạt độngchủ đạo

Cho nên, khi tiến hành GDTC cho lứa tuổi học sinh THPT, giáo viên cầnphải uốn nắn, nhắc nhở và chỉ đạo hướng đúng đắn cho các em Động viên các

em hoàn thành tốt các nhiệm vụ có kèm theo khen thưởng, phê bình, khuyếnkhích các em

3.1.1.2 Cơ sở sinh lí của học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi sự phát triển gần như đã hoàn thiệnxong về các hệ cơ quan trong cơ thể

Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi học sinh THPT kích thước của não và hành tủy

đã đạt đến mức người trưởng thành Hành động phân tích tổng hợp của vỏ nãotăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt Ngoài ra do sự hoạt động củatuyến giáp, tuyến yên đã chịu ảnh hưởng của sinh lí nội tiết làm cho hệ thầnkinh chiếm ưu thế dẫn đến quá trình hưng phấn, ức chế không cân bằng làmảnh hưởng đến hoạt động TDTT

Cho nên nếu lặp đi lặp lại các bài tập, phương pháp tập luyện sẽ gây ra sựnhàm chán và mệt mỏi cho học sinh Chính vì điều đó cần phải thường xuyênthay đổi áp dụng các bài tập cho học sinh, giúp học sinh gặt hái được nhữngthành quả tốt trong thi đấu và học tập

Hệ xương: Bộ xương ở lứa tuổi này phát triển một cách rất nhanh về chiềudài, bề dày, đàn tích xương giảm do hàm lượng phốt pho, canxi trong xươnglàm cho xương cứng dần và xuất hiện sự cốt hóa ở một số bộ phận như: xươngmặt, xương sống Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương, nên cùng với

sự phát triển chiều dài của xương cột sống thì khả năng biến đổi của cột sốngkhông giảm mà tăng lên Có xu hướng cong vẹo nếu tư thế ngồi sai, hoạt độngvận động không đúng

Trang 19

Hệ cơ: Ở lứa tuổi này hệ cơ đã rất phát triển Nhưng tốc độ phát triển của

hệ cơ có phần chậm hơn hệ xương, khối lượng cơ tăng nhanh cơ chủ yếu pháttriển chiều dài và nhỏ khi hoạt động cơ rất nhanh và mệt mỏi

Vì chưa có sự phát triển về bề dày của cơ, cho nên khi giáo dục giáo viêncần chú ý giáo dục đúng đắn nhằm phát triển cơ bắp cho học sinh

Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi học sinh thông khí phổi phát triển mạnh mẽ nhưngkhông đều dẫn đến lồng ngực còn hẹp, nhịp thở nhanh và chưa có sự ổn địnhcủa dung tích sống, thông khí phổi, nhu mô phổi, đó là nguyên nhân chính làmcho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động vận động dẫn đến hiệntượng mệt mỏi do thiếu ôxi

Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi THPT hệ tuần hoàn phát triển khá mạnh nhưngvẫn thiếu sự cân đối Cho nên các bộ phận của cơ thể không tránh khỏi sự mấtcân bằng Vì vậy thường gây nên sự mất cân bằng của hệ tim mạch Dung tíchsống tăng lên gấp đôi so với lứa tuổi thiếu niên, nhưng tính đàn hồi của mạchmáu chỉ tăng lên gấp rưỡi Hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây nên hiện tượngthiếu máu não do thiếu ôxi Từ nguyên nhân trên làm cho huyết áp ở lứa tuổihọc sinh THPT tăng cao đột ngột, máu vận chuyển không ổn định nên khi hoạtđộng rất nhanh và mệt mỏi và ể oải Vì vậy khi tập luyện cần cho học sinh tậptheo nguyên tắc “từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó” Tránh tình trạng tăng khốilượng vận động cực đại làm rối loạn hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến lứa tuổi họcsinh

3.1.1.3 Cơ sở lí luận của đề tài.

Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai có vai trò rất lớn trong giảngdạy và huấn luyện đặc biệt là trong thi đấu bóng rổ

Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai được phát triển theo mụcđích và yêu cầu chuyên biệt của môn bóng rổ, nó làm nền tảng quan trọng đểnâng cao chất lượng kỹ năng, kỹ xảo cơ bản, kỹ thuật tại chỗ ném rổ là nền tảngcho tập luyện các kỹ thuật khác

Trang 20

Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ phương pháp chính là tậpluyện, phương tiện chính là các bài tập thể lực và kỹ thuật, các bài tập được sửdụng làm phương tiện phát triển kỹ thuật cần yêu cầu người tập thực hiện chínhxác và thường xuyên phải kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ýthức cần sử dụng phương tiện tập luyện nhằm nâng cao các chức năng của các

cơ quan phân tích Việc phát triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng cótác dụng phát triển về kỹ thuật động tác, cần sử dụng các biện pháp nhằm nângcao yêu cầu kỹ thuật hơn nữa của các bài tập

Một số biện pháp chính:

- Đa dạng hóa việc thực hiện kỹ thuật

- Phối hợp các kỹ xảo kỹ thuật với nhau

- Thực hiện các bài tập có yêu cầu cao về kỹ thuật khi đã xuất hiện mệtmỏi

Các phương pháp nhằm phát triển kỹ thuật rất phong phú, có thể tập từng

kỹ thuật một, có thể phối hợp chúng lại với nhau hoặc thực hiện một số cótrong đặc điểm từng phương pháp Việc lựa chọn và sử dụng từng phương phápcần căn cứ vào đặc điểm của từng năng lực cần phát triển Cần thường xuyênnâng cao độ khó về các kỹ thuật các bài tập, vì chỉ nâng cao kích thích đối với

cơ thể mới tạo ra một trình độ kỹ thuật thích ứng cao hơn

3.1.2 Thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của các em học sinh trường THPT Bỉm Sơn

3.1.2.1 Khảo sát thực trạng học bóng rổ của học sinh trường THPT Bỉm Sơn

Để xác định thực trạng của môn bóng rổ của học sinh trường THPT BỉmSơn Chúng tôi tiến hành khảo sát 60 học sinh khối 11 của trường bằng cáchtiến hành kiểm tra sư phạm lấy kết quả từ đó tìm ra những bài tập nâng cao hiệuquả của kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh của trường

từ đó có hướng nghiên cứu sát với thực tế

Ngày đăng: 27/10/2015, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Minh Hùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
2. Đậu Thị Hương, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
3. Lưu Quang Hiệp, Lê Văn Xem, Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Nhà XB: Nxb TDTT Hà Nội
4. Phan Sinh, Tiến trình giảng dạy, Trường Đại học Vinh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình giảng dạy
5. Phan Sinh, Giáo trình bóng rổ - Lưu hành nội bộ , Trường Đại học Vinh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bóng rổ - Lưu hành nội bộ
6. Trần Văn Mạnh, Giá trình bóng rổ, Nxb TDTT, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trình bóng rổ
Nhà XB: Nxb TDTT
7. Mai Văn Muôn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của thể thao dân tộc Việt Nam, Nxb Thể dục thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thể thao dân tộc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thể dục thể thao
8. Nguyễn Đức Văn, Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, Nxb Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp toán học thống kê trong TDTT
Nhà XB: Nxb Hà Nội
9. Sách giáo viên dùng cho giáo viên giảng dạy lớp 11 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w