1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu việc ảnh hưởng của game online đến học sinh và sinh viên

8 869 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 72 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKhoa thống kê ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Nghiên cứu việc ảnh hưởng của Game Online đến học sinh và sinh viên Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Đại Đồng Lớp: Điều tra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa thống kê

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Nghiên cứu việc ảnh hưởng của Game Online đến học sinh và sinh viên

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Đại Đồng Lớp: Điều tra xã hội học 9

Nhóm: 8

Trang 2

Các thành viên trong nhóm:

(1) Đoàn Quang Huy CQ501122 (nhóm trưởng) (2) Akkaphan Luxashin CQ506037

(3) Nguyễn Văn Diễn CQ503883

(4) Nguyễn Mạnh Dũng CQ500043

(5) Nguyễn Thị Thuý Duyên CQ500402

(6) Ngô Thành Dương CQ500474

(7) Hoàng Ngọc Quỳnh CQ507194

(8) Nguyễn Thị Thanh Thuỷ CQ502583

(9) Vũ Thị Nhung CQ501982

(10) Trần Thị Thanh Nga CQ501808

(11) NguyÔn TiÕn Ph¬ng CQ503921

Trang 3

Đề cương chi tiết:

Nghiên cứu việc ảnh hưởng của Game online tới học sinh và sinh

viên

I Lí do nghiên cứu:

- Hiện nay, Internet ngày càng phát triển Đi cùng sự phát triển của Internet là

sự bùng nổ mạnh mẽ của Game Online Game Online đã đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội

- Thời gian gần đây, Game Online đã gây nhiều xôn xao dư luận do một bộ phận giới trẻ đã có những hành vi tiêu cực do sự ảnh hưởng của Game Online Nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tác động của Game Online Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng thể và đúng đắn về vấn đề đang được rất nhiều sự quan tâm này

II Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích của đề tài nghiên cứu là: “ Tác động của game online đối với học sinh và sinh ” mục tiêu của nghiên cứu là:

- Đánh giá rõ tình trạng chơi Game Online của học sinh, sinh viên

- Đánh giá thực trạng tác động của việc chơi Game Online tới học sinh, sinh viên

- Trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra, đề xuất những khuyến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của Game Online tới học sinh, sinh viên

III Nội dung nghiên cứu

1 Đánh giá tình trạng học sinh sinh viên chơi Game Online

- Bạn có chơi Game không ?

Trang 4

- Thâm niên chơi Game?

- Thời gian chơi Game trung bình bao nhiêu giờ / ngày ?

- Địa điểm chơi?

- Chi phí tài chính bỏ ra cho việc chơi game online?

2.Đánh giá thực trạng tác động của việc chơi Game Online

-Tác động của Game tới sức khỏe : ngủ bao nhiêu tiếng/ngày, có bị mắc các bệnh về mắt như cận thị, khô mắt, các bệnh về xương và cột sống, có dẫn đến

sự mệt mỏi do chơi Game hay không?

-Tác động của Game tới tinh thần: cảm giác thế nào sau khi chơi Game? Có

bị kích thích bởi những loại Game bạo lực không? Có bắt chước các hành động trong Game hay không ? Có tăng khả năng phản xạ và tư duy không? -Tác động của Game tới học tập: có bỏ học để chơi Game Online không? Kết quả học tập có giảm sút khi chơi Game Online hay không? Chơi Game có tạo cảm hứng cho việc học tập hay không? Có giúp tìm hiểu về các lĩnh vực trong

xã hội không?

- Tác động của việc chơi Game Online tới các mối quan hệ xã hội của học sinh, sinh viên: có mở rộng các mối quan hệ, kết bạn qua Game Online

không? Có xung đột với những người xung quanh do xích mích khi chơi Game không?

-Tác động của Game Online tới việc hình thành nhân cách và văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên: Khi dành thời gian để chơi Game bạn có dành nhiều

sự quan tâm đến những vấn đề xung quanh nữa không? Tính cách có bị ảnh hưởng hay không?

IV.Đối tượng nghiên cứu

Để đánh giá đúng tình trạng chơi game online cũng như thực trạng tác động của game online đến học sinh, sinh viên, nghiên cứu sẽ hướng đến các đối tượng sau:

1 Nhóm đối tượng chính: Học sinh và sinh viên

2 Nhóm đối tượng : Phụ huynh học sinh

3 Nhóm đối tượng : Giáo viên

4 Nhóm đối tượng : Những người quản lý dịch vụ Internet công cộng

Trang 5

V.Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu và nội dung đặt ra, các phương pháp sau sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này:

1.Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi

Để thu được các số liệu thống kê cần thiết cho việc đánh giá, các cuộc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi sẽ được thực hiện với 4 nhóm đối tượng trên Vì vậy, cần thiết kế 4 bảng hỏi cho từng nhóm đối tượng riêng biệt, gồm:

Bảng Q1: Dành cho nhóm học sinh, sinh viên tham gia chơi game online Bảng Q2: Dành cho nhóm phụ huynh

Bảng Q3: Dành cho nhóm giáo viên

Bảng Q4: Dành cho nhóm người quản lý dịch vị Internet công cộng

2.Thư phỏng vấn

Để thu được các số liệu thống kê bổ sung cho các số liệu thu được qua phỏng vấn trực tiếp, cuộc nghiên cứu sẽ gửi thư phỏng vấn (bảng hỏi Q2 và Q3) cho 2 nhóm đối tượng: phụ huynh và giáo viên

3.Phỏng vấn sâu

Để thu được những thông tin, nhằm phân tích kỹ hơn ảnh hưởng của Game Online, nhất là những tác động tiêu cực của Game Online, đưa ra một bức tranh chung về ảnh hưởng tâm lý, giáo dục, sức khỏe, và xã hội của Game Online, cuộc nghiên cứu sẽ tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu đối với các học sinh, sinh viên đã và đang chơi Game Online

4.Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin từ các bảng hỏi, thư phỏng vấn sẽ được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình SPSS Thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được xử lý nhờ phần mềm NVIVO

Trang 6

VI Địa bàn và mẫu nghiên cứu.

1 Địa bàn nghiên cứu

Cuộc nghiên cứu này được tiến hành tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:

Ở mỗi cấp học chọn lấy 2 đơn vị trường:

• Cấp I : 2 đơn vị trường

• Cấp II : 2 đơn vị trường

• Cấp III: 2 đơn vị trường

• Đại học: 2 đơn vị trường

Như vậy, số trường được chọn vào mẫu là 8 trường

Ngoài ra còn tiến hành tại các quán Internet quanh đơn vị trường điều tra và các nhà dân xung quanh trường

2 Phân bố đối tượng điều tra

Cuộc nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành 70 cuộc phỏng vấn sâu với các học sinh, sinh viên chơi Game và phụ huynh, phỏng vấn trực tiếp 604 người và gửi thư phỏng vấn đến 1300 người Toàn bộ 1.974 đối tượng điều tra được phân bổ theo bảng sau:

Bảng phân bổ đối tượng điều tra

Hình thức ĐT

Số lượng đối tượng điều tra

Tổng số

Trường TH

Trường cấp2,3

Trường ĐH,CĐ

I Phỏng vấn sâu

1 Người chơi Game 03 * 2 06 * 4 06 * 2 42

II Phỏng vấn trực tiếp

Trang 7

1 Người quản lý dịch vu Internet 4 * 2 6 * 4 6 * 2 44

4 Học sinh sinh viên 20 * 2 50 * 4 50 * 4 440

III Gửi thư phỏng vấn

1 Phụ huynh 100 * 2 100 * 4 600

3 Giáo viên 50 * 2 100 * 4 100 * 2 700

VII Sản phẩm của đề tài:

1 01 báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

2 01 tập số liệu tổng kết quả điều tra tại các đơn vị được lựa chọn

3 08 báo cáo chuyên đề về đề tài tại 8 đơn vị điều tra (cho kết quả điều tra vào bên cạnh kết quả của từng đơn vị )

VIII Ban Chủ nhiệm đề tài.

(1) Vũ Thị Nhung - Chủ nhiệm đề tài

(2) Trần Thị Thanh Nga - Thư ký khoa học

Các thành viên chính tham gia nghiên cứu:

(1) Đoàn Quang Huy

(2) Leusasin Akkaphan

Trang 8

(6) Ngô Thành Dương

(7) Hoàng Ngọc Quỳnh

(8) Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

(9) NguyÔn TiÕn Ph¬ng

IX Kế hoạch thời gian.

Từ 1 – 5 /11/ 2010: Hoàn thành đề cương chi tiết

Từ 6 - 30/ 11/2010: Xây dựng công cụ điều tra

Từ tháng 12/2010: Đi khảo sát tại cơ sở

Tháng 1/ 2011: Xử lý số liêu, tư liệu; viết báo cáo đánh giá

X Dự trù kinh phí

Tổng số kinh phí: đồng

(Có giải trình chi tiết kèm theo)

Hà Nội, ngày tháng năm

Ngày đăng: 27/10/2015, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w