Ngµy d¹y 14/10/2011 PhÇn lÝ thuyÕt Một số điểm cần lưu ý khi làm bài tập Kim loại + dung dịch muối • Với loại bài tập này ta chỉ xét các kim loại không tác dụng với H 2O ở nhiệt độ thường , từ Mg trở về sau trong dãy HĐHH của kim loại • Phản ứng của KL với dung dịch muối là phản ứng oxi hoá- khử , trong đó KL là chất khử , ion KL trong muối ( hay muối ) là chất oxi hoá. • Dãy điện hoá của những KL thường gặp: TÝnh oxi ho¸ t¨ng K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Cr2+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Cr3+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ Fe3+ 2H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Au3+ K Ba Ca Na Mg Al Mn Cr Zn Cr Fe Cr2+ Ni Sn Pb Fe H2 Cu Fe2+ Ag Hg Au TÝnh khö gi¶m • Quy tắc α để xác định chiều hướng phản ứng và thứ tự phản ứng: Oxh yếu hơn oxh mạnh hơn khử mạnh hơn khử yếu hơn Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều : Chất oxi hoá mạnh hơn + chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn + chất khử yếu hơn Hay : KL của cặp oxh-khử có Eo nhỏ hơn khử được cation KL của cặp oxh-khử có Eo lớn hơn • Tổng quát : nA + mBn+ → nAm+ + mB↓ Điều kiện: A đứng trước B trong dãy điện hoá , muối có Bn+ phải tan được trong nước. • Có 4 dạng thường gặp: a) 1KL + dung dịch 1 muối b) 1KL + dung dịch 2 hay nhiều muối : KL + muối của cation KL có tính oxi hoá mạnh hơn trước (phản ứng 1) rồi mới đến KL + muối của cation KL có tính oxi hoá yếu hơn (phản ứng 2 ), nếu sau pứ 1 KL còn dư. c) 2 hay nhiều KL + dung dịch 1muối : KL có tính khử mạnh hơn + muối trước (pứ 1) rồi mới đến KL có tính khử yếu hơn + muối ( pứ 2) , nếu sau pứ 1 còn dư muối. d) hỗn hợp nhiều KL + dung dịch chứa nhiều muối : Phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên: KL có tính khử mạnh nhất phản ứng với cation KL có tính oxi hoá mạnh nhất trước rồi mới đến KL yếu hơn phản ứng với cation KL có tính oxi hoá yếu hơn. • Với 3 dạng sau ( b,c,d) ta thường dựa vào sản phẩm phản ứng để dự đoán các trường hợp xảy ra và có thể giải bằng phương pháp bảo toàn e (đặc biệt là trường hợp cuối ) VD: Hỗn hợp gồm 6,5g Zn và 4,8g Mg được cho vào 200ml dung dịch Y chứa CuSO 4 0,25M và AgNO3 0,3M thu được m gam hỗn hợp chất rắn , biết pứ xảy ra hoàn toàn a) CM Cu2+ , Ag+ đã hết GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 1 Ngµy d¹y 14/10/2011 b) Tính m Giải: Zn - 2e → Zn2+ , Mg - 2e → Mg2+ 0,1 0,2 0,2 0,4 Số mol e KL cho = 0,6 mol Cu2+ + 2e → Cu , Ag+ + e → Ag 0,05 0,1 0,06 0,06 Số mol e KL nhận = 0,16 mol NX: ne cho > ne nhận → KL dư , 2 muối hết. Mg có tính khử mạnh hơn nên Mg pứ trước, số mol e do Mg cung cấp= 0,4 > 0,16 nên chỉ có Mg pứ, còn Zn chưa pứ và Mg còn dư → chất rắn gồm : Zn, Ag , Cu , Mg dư nMg ( pứ) = 0,16/2 = 0,08 mol → Mg dư 0,12mol → m rắn = 19,06g • Khi nhúng 1 thanh KL A vào dung dịch muối B n+ , nếu B bị đẩy ra bám hết vào thanh A thì sau khi lấy thanh KL A ra khỏi dung dịch thì khối lượng có thể tăng hoặc giảm ( dựa vào từng pứ cụ thể ) m thanh A sau pứ = m thanh A trước pứ + m B bám vào - m A đã pứ • Một số dạng KL+ muối cần đặc biệt chú ý : ⊕ Kim loại + dung dịch muối Fe3+ ( KL sắt có 3 cặp oxi hoá- khử) - Nếu là KL từ [Mg→ Fe) thì có thể khử Fe3+ → Fe2+→ Fe Mg + 2FeCl3 → MgCl2 +2 FeCl2 VD: Nếu Mg dư: Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe - Nếu là KL từ [Fe → Cu] thì chỉ khử được Fe3+ về Fe2+ VD: Cu + 2Fe(NO3) 3 → Cu(NO3)2 +2 Fe(NO3)2 Fe + 2Fe(NO3) 3 → 3 Fe(NO3)2 ⊕ Kim loại Fe + dung dịch muối Ag + : Cặp Fe3+/Fe2+ đứng ngay trước cặp Ag +/Ag nên Fe2+ có thể khử được Ag+ về Ag. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓ Nếu AgNO3 dư : AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ ⊕ Kim loại + dung dịch muối Cr 3+ ( KL Crom có 3 cặp oxi hoá-khử hay gặp như của sắt, Cặp Cr 3+/ Cr2+ nằm ngay sau cặp Fe2+/Fe ) - Mg , Al có thể khử Cr3+→ Cr2+→ Cr VD: Mg + 2CrCl3 → MgCl2 +2 CrCl2 Nếu Mg dư: Mg + CrCl2 → MgCl2 + Cr - Zn , Fe chỉ có Cr3+→ Cr2+ , không khử đuợc về Cr VD: Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 +2 CrCl2 ⊕ Kim loại tác dụng được với nước ( Na, K, Ca, Ba...) + dung dịch muối : KL không tác dụng trực tiếp với muối ( không đẩy được KL trong muối ra ) mà KL tác dụng với nước → dd Kiềm , sau đó dd kiềm + muối ( nếu có) ⊕ Kim loại + muối NO3- trong môi trường H+ được xem như pứ KL + dung dịch HNO3 loãng GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 2 Ngµy d¹y 14/10/2011 PhÇn bµi tËp A.Trắc nghiệm C©u 1. C©u nµo sau ®©y ph¸t biÓu sai: A . S¾t cã thÓ tan trong dung dÞch CuCl2 B. S¾t cã thÓ tan trong dung dÞch ZnCl2 C. Zn cã thÓ tan trong dung dÞch FeCl2 D. Zn cã thÓ tan trong dung dÞch FeCl3 Câu 2: Cho m gam kim loại M (hóa trị II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch Al 2(SO4)3 dư, thì thu được 0,75m gam.kim loại. Nếu cho m gam kim loại M đó phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 dư, thì khối lượng kim loại thu được là: A. 9m gam. B. 18m gam. C. 4,5m gam. D. 3,3m gam. Câu 3: Cho 1,76 gam hỗn hợp bột X gồm Cu, Fe có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được là A. 8,56 gam. B. 10,8 gam. C. 6,48 gam. D. 8,64 gam. Câu 4: Cho 0,87 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe,Al,Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:1 vào 400ml dung dịch (AgNO3 0,08M + Cu(NO3)2 0,5M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là: A. 4,302 gam B. 3,712 gam C. 4,8 gam D. 4,032 gam Câu 5: Kim loại nào trong các kim loại sau tác dụng được với cả 4 dung dịch muối: Zn(NO 3)2, AgNO3, CuCl2, AlCl3 ? A. Fe B. Al C. Cu D. Mg Câu 6: Hòa tan hết 20,6 gam Cr(OH)3 trong 500 ml dung dịch HCl 2M đun nóng, thu được dung dịch X. Khối lượng Zn phản ứng vừa hết các chất trong dung dịch X là : A. 19,5 gam B. 13 gam C. 6,5 gam D. 32,5 gam Câu 7: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện là A. Ca, Al, Hg, Au B. Mg, Ag, Hg, Au C. Na, Ag, Hg, Au D. Cu, Ag, Hg, Au Câu 8: Hòa tan hỗn hợp chứa đồng thời 0,15 mol mỗi kim loại Fe và Cu trong 675 ml dung dịch AgNO 3 1M, khối lượng chất rắn thu được khi kết thúc phản ứng là: A. 64,8 B. 75,3 C. 70,2 D. 72,9 Câu 9: Một dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,3 mol HCl. Dung dịch này có khả năng hòa tan tối đa số gam Cu là : A. 6,4 gam B. 5,76 gam C. 7,84 gam D. 7,2 gam Câu 10: Có 5 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuSO 4, c) Fe2(SO4)3, d) HCl có lẫn CuCl2, e) ZnSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện sự ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 0. C. 2. D. 1. Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol CuSO 4 và 0,2 mol Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là : A. 13,87 gam B. 15,73 gam C. 9,20 gam D. 12,00 gam Câu 12: Nhúng thanh kim loại Mg có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,2 mol CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, thấy lượng CuSO 4 đã tham gia phản ứng là 80%. Thanh kim loại sau khi lấy ra đem đốt cháy trong O2 dư, thu được (m + 6,4) gam chất rắn (cho rằng Cu giải phóng bám hết vào thanh Mg). Khối lượng thanh kim loại sau khi lấy ra khỏi dung dịch CuSO4 là : A. 10,24 gam. B. 16 gam. C. 12 gam. D. 9,6 gam. Câu 13: Nhúng một lá Fe nặng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO 4 2M. Sau một thời gian lấy lá kim loại ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lít của CuSO 4 trong dung dịch sau phản ứng là: A. 1,8M B. 0,27M C. 2,3M D. 1,72M Câu 14: Nhúng một thanh kim loại M (Hoá trị II) có khối lượng 9,6g vào dung dịch chứa 0,24mol Fe(NO3)3. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, dung dịch thu được có khối lượng bằng khối lượng dung dịch ban đầu. Thanh kim loại sau đó đem hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thì thu được 6,272 lít H2 (đktc). M đúng là: A. Cd B. Mg C. Zn D. Ni GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 3 Ngµy d¹y 14/10/2011 Câu 15: Hỗn hợp gồm các kim loại Cu, Fe, Ag người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để thu lấy Ag tinh khiết (không làm thay đổi khối lượng Ag). A. Dung dịch Fe2(SO4)3. B. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch CuSO4. Câu 16: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là A. 6,40. B. 16,53. C. 12,00. D. 12,80. Câu 17: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu 2+và 1 mol Ag+đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 1,5. B. 1,8. C. 2,0. D. 1,2. Câu 20: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 2,80. B. 0,64. C. 4,08. D. 2,16. Câu 21: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là A. 1,72 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,40 gam. Câu 22: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+đứng trước Ag+/Ag) A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0. Câu 23: Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2. Câu 24: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam. Câu 25: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO 4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là A. 90,27%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 12,67%. Câu 26: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO 3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Al, Fe, Ag. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Fe, Cu. 2+ Câu 27: Cho m gam Fe vào 100 ml dd Cu(NO 3)2 thì thấy nồng độ Cu còn lại bằng nồng độ Cu2+ tham gia phản ứng và khối lượng chất rắn thu được là (m+0,16) gam .Tìm m và nồng độ mol ion Cu2+ ban đầu A. 1,12 gam và 0,3M B.1,12 gam và 0,4M C.2,24gam và 0,2M D.2,24 gam và 0,3M Câu 28: Cho 2,673 gam hỗn hợp (Zn và Mg) tác dụng đủ với 500 ml dd ( Ag 2SO4 0,01M và CuSO4 0,1M) .Phần trăm khối lượng của Mg trong hh là: GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 4 Ngµy d¹y 14/10/2011 A.1,98% B.19,8% C.80,2% D.98,02% Câu 29: Cho 2,24 gam Fe vào 100 ml dd AgNO3 0,9M .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , dung dịch sau phản ứng có chứa. A.7,26 gam Fe(NO3)3 B.7,2 gam Fe(NO3)2 C.5,4 gam Fe(NO3)2 D.Cả A, B Câu 30: Nhúng 1 kim loại X trong dd 200 ml dd AgNO 3 1M. sau khi kết thúc phản ứng khói lượng thanh kim loại X tăng lên 15,2 gam.Tìm X A.Cu B.Fe C.Zn D.Al Câu 31. Cho m gam Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO 3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, đến phản ứng hoàn toàn thu được 14,4 gam chất rắn.Giá trị của m là A. 8,4 gam. B. 24 gam C. 6 gam. D. 15,6 gam. Câu 32. Khi nhúng từ từ một thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm FeCl 3, CuCl2, MgCl2 thì thứ tự các kim loại bám vào thanh Zn là A. Fe, Cu, Mg B. Cu, Fe, Mg C. Fe, Cu D. Cu, Fe B. Tự luận Loại 1: MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MỘT DUNG DỊCH MUỐI. Bài 1: Nhúng một lá đồng vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,4M Sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại thấy khối lượng nặng hơn so với lúc trước khi nhúng là 7,6 gam. Tính khối lượng của Ag đã tạo ra và nồng độ mol/lít của dung dịch thu được sau phản ứng. ĐS: mAg = 10,8 gam. Nồng độ 0,15M và 0,125M. Bài 2. Cho dung dịch A là Cu(NO3)2 và dung dịch B là Pb(NO3)2. Nhúng hai thanh kim loại R ( hoá trị II) có khối lượng như nhau vào 2 dung dịch trên. Sau khi muối Nitrat trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng của thanh thứ nhất giảm 0,2% so với khối lượng ban đầu, khối lượng của thanh thứ hai tăng 28,4% so với khối lượng ban đầu. Cu và Pb sinh ra đều bám trên hai thanh kim loại. Xác định kim loại R. ĐS: M = 65.(Zn) Bài 3.Cho m gam đồng tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO 3. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 49,6 gam chất rắn B. Đun cạn A rồi nung ở nhiệt độ cao thì thu được 16 gam chất rắn. Tính m và nồng độ mol/lít của. HD: TH1: Cu tan hết. Rắn gồm Ag và muối gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 còn dư. TH2: Cu còn dư. Rắn gồm Cu dư và Ag mới tạo ra. Muối chỉ gồm Cu(NO3)2. → m = 19,2 gam. Nồng độ: 2M. Bài 4. Cho một miếng kẽm vào dung dịch chứa 5,9 gam Cd(NO 3)2. Sau một thời gian lấy miếng kẽm ra cân lên thấy khối lượng tăng lên 0,47 gam. Phần dung dịch đem cô cạn thu được các muối ở dạng kết tinh: a gam Cd(NO3)2.4H2O và b gam Zn(NO3)2.6H2O. Tính a và b? . ĐS: a = 4,62 g. b = 2,97 gam. Bài 5. Cho một tấm Fe nặng 10gam vào 100 ml dung dịch muối Clorua của một kim loại hoá trị n. Phản ứng xong ( phản ứng xảy ra hoàn toàn) cân lại thấy khối lượng kim loại là 10,1 gam. Mặc khác cho một tấm Cd có m = 10 gam vào 100 ml dung dịch nói trên, phản ứng xong cân lại thấy khối lượng là 9,4 gam. - Xác định tên kim loại và tính nồng độ dung dịch muối Clorua kim loại. ĐS: M = 32n → R là Cu và nồng độ: 0,125M. Bài 6: Cho a gam bột Fe lắc kĩ trong 500 gam dung dịch AgNO 3 5,1% đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và kết tủa B. a. Nếu sau phản ứng Fe đã tham gia phản ứng hết thì dd A thu được có thể gồm những chất nào? b. Nếu a = 3,08 gam. Tính khối lượng kết tủa B và nồng độ % của chất tan trong dung dịch A. ĐS: Nồng độ C% = ( 0,554% và 1,985%). m↓ = 16,2 gam. Bài 7. Cho m gam bột Zn vào 2 lít dung dịch AgNO 3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh Zn ra cân nặng 28,1 gam bột kim loại A còn lại là dung dịch B. Lấy A cho vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 ( 0oC và 2atm). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch B và khối lượng m. GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 5 Ngµy d¹y 14/10/2011 ĐS: nồng độ ( 0,05M và 0,1M) mZn= 13g Bài 8 : Nhúng một cây đinh Fe vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian lấy ra cân nặng 5,2 gam. Dung dịch còn lại cô cạn được 15,8 gam hỗn hợp muối khan. Xác định khối lượng mỗi muối thu được và khối lượng cây đinh Fe ban đầu. ĐS: m FeSO4 = 3,8g m CuSO4 = 12g ; m đinh Fe = 5 gam. Bài 9: Lấy hai thanh kim loại M có hoá trị II. Khối lượng ban đầu như nhau nhúng vào hai dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau một thời gian khối lượng của thanh 1 giảm 0,1% và thanh 2 tăng 15,2% so với khối lượng ban đầu. Biết số mol kim loại M đã phản ứng ở hai thanh bằng nhau. Tìm kim loại M. ĐS: Zn Bài 10: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO 3 8%. Sau một thời gian thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 85%. a. Tính khối lượng vật được lấy ra. b. Tính nồng độ C% của chất trong dung dịch sau phản ứng. ĐS: mFe = 12,6 gam , C% AgNO3 =1,24%, C% Cu(NO3)2 = 3,88% Bài 11: Ngâm hai lá kẽm có cùng khối lượng vào trong dung dịch Cu(NO 3)2 và Pb(NO3)2. Sau một thời gian thấy khối lượng lá kẽm ngâm trong dung dịch Cu(NO 3)2 giảm 0,15 gam. Hỏi lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu gam. ĐS: Lá Zn thứ hai tăng 21,3 gam. Loại 2: MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HAI HAY NHIỀU MUỐI. Bài 12. Một dung dịch chứa 3,2 gam CuSO 4 và 6,24 gam CdSO4. Cho thanh Zn có khối lượng 65 gam vào dung dịch. Sau khi phản ứng hoàn tất tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hỏi khối lượng của thanh kim loại sau cùng nặng bao nhiêu gam? ĐS: m thanh kim loại nặng 66,39 gam. Bài 13. Nhúng một thanh Fe nặng 100 gam vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả Cu và Ag thoát ra đều bám vào Fe. Sau một thời gian lấy định Fe ra cân lại được 100,48 gam. Tính khối lượng chất rắn thoát ra bám vào thanh Fe. Nồng độ mol/lít của dd thu được. ĐS: m rắn bám vào = 1,712 gam. Nồng độ ( 0,044M; 0,04M). Bài 14. Lắc 10,4 g bột Zn với 400 ml dung dịch A gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,84 g chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với NaOH dư thu được 8,82 gam kết tủa. a. Biện luận tìm ra khả năng phản ứng của bài toán. Biết B không tác dụng với NaOH. b. Tính nồng độ mol/lít của các muối trong dung dịch A. HD: Zn chỉ pứ ở (1). rắn B chỉ có Ag . dd Còn dư Ag+ và Cu2+ và Zn2+. Zn pứ ở (1) và ở (2). Rắn B gồm Ag, Cu. dd gồm Zn2+ và Cu2+ còn dư. - TH1: nAg = 2 nZn ( không phù hợp với sô liệu).TH2: Lập hệ theo mol Zn pứ và khối lượng rắn. ĐS: 0,5M. Bài 15. Lắc m gam bột Mg với 500 ml dung dịch A gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho NaOH dư vào dung dịch C được 13,6 gam kết tủa hai hiđrôxit kim loại. a. Biện luận tìm khả năng phản ứng của bài toán. b. Nếu biết m =3,6 gam tính nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch A. ĐS: ( 0,2M và 0,3M). Bài 16: Lắc m gam Fe vào dung dịch A gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc được 6,24 gam chất rắn B. Tách B thu được nước lọc. Do C tác dụng với NaOH dư được 6,46 gam 2 hiđrôxit kết tủa. Nung kết tủa này trong không khí được 5,6 gam chất rắn. Tính m , số mol của 2 muối ban đầu ĐS: m = 2,8g ; mol AgNO3 = 0,02. Mol Cu(NO3)2 = 0,05. Bài 17: Lắc kỹ 1,6 gam Cu trong 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 2M và Fe(NO3)3 0,15M được dung dịch A và kết tủa B. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng kết tủa B. Nồng độ các chất trong dung dịch A. GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 6 Ngµy d¹y 14/10/2011 ĐS: Cu(NO3)2 : mol = 0.0175 mol ; Fe(NO3)2 = 0,015 mol. Cu dư = 0,0075 mol. Bài 18. Cho Fe vào dung dịch A có hòa tan 18,8 gam Cu(NO 3)2 và 34gam AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc ta thu được 24,8 gam chất rắn (B) và dung dịch C. a. Tính khối lượng của Fe cho vào. b. Tính khối lượng muối trong C. ĐS: mFe = 8,4 gam. m Fe(NO3)2 = 9 gam và m Cu(NO3)2 =9,4 gam. Bài 19.Lắc kĩ m gam bột Ni với 150 gam dung dịch AgNO3 8,5% và Cu(NO3)2 14,1%. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính m Ni cần dùng đun sau khi phản ứng xong, lượng Cu(NO3)2 chỉ còn 1/2 lượng ban đầu. c. Tính khối lượng của Ni cần dùng để khi dừng phản ứng nồng độ C% của Cu(NO3)2 giảm đi 1 nửa ĐS: b.mNi = 5,53128g. c. Gọi x là mol Cu(NO3)2 tham gia pứ : m dd sau = m dd đầu - mAg↓ - mCu↓ + mNi hoà tan Với kl Ni = ( n AgNO3/2 + x).59, kl Cu = 64x ; m Cu(NO3)2 dư = ( n Cu(NO3)2 đầu – x).64 Lập biểu thức tính C% mới = 14,1/2% → m Ni = 2,342g Bài 20. Hòa tan hoàn toàn 8 gam kim loại R bằng HNO 3 loãng thu được 3,2 lít khí duy nhất (NO) ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Xác định tên R. b. Lấy m gam kim loại R cho vào cốc chứa 0,5 lít dung dịch AgNO 3 0,2M và Pb(NO3)2 0,1M. Lắc kỹ cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng 15,975 gam. Tìm m. HD: Viết ptpứ với n là hoá trị cao nhất của R. Từ giả thiết ta lập được R = 18,666n ; chọn n =3 , R =56. Kim loại là Fe. b. mFe = 4,2 gam. Loại 3 : HAI KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MỘT MUỐI . Bài 21 4,15 gam hỗn hợp Fe và Al phản ứng với 200 ml dung dịch CuSO 4 0,525M. Khoáy kỹ cho hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) gồm 2 kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc B. Để hoà tan tan kết tủa cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO3. ĐS: Al pứ trước. Kim loại sau pứ là Cu và Fe còn dư. ( cả 2 dung dịch đã pứ hết) V = 0,1 lit. Bài 22: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg ( có số mol bằng nhau) vào dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp 2 kim loại nặng 2.48 gam trong đó có 1,92 gam Cu. Tính mol Mg và Fe đã dùng. ĐS: Mg hết. 2 chất rắn đó là Fe dư và Cu. nMg = 0,02 ; n Fe = 0,02 → n Fe đã dùng = 0,01 mol. Bài 23 Cho 0,387 gam hỗn hợp (A) gồm Zn và Cu vào dung dịch Ag 2SO4 0,005 mol khoáy đều cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,114 gam chất rắn. Tính khối lượng mối kim loại. ĐS: m Zn = 1,195g , m Cu = 0,192g Bài 24.Cho 5,15 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau phản ứng xong được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. ĐS: ( mZn = 1,95 g và mCu = 3,2 gam). Bài 25. Hỗn hợp bột E1 gồm kim loại Fe và một kim loại R có hoá trị n không đổi. Trộn đều rồi chia 22,59 gam hỗn hợp E1 thành 3 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 bằng HCl thu được 3,696 lít khí H 2. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất). a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Xác định tên kim loại R? Biết các khí đo ở đktc. b. Cho phần 3 vào 100 dung dịch Cu(NO 3)2 lắc kĩ cho Cu(NO 3)2 phản ứng hết ta thu được chất rắn E có khối lượng 9,76 gam. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính nồng độ mol/lít của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu. ĐS: a. R là Al, b .0,65M. Bài 26. Hỗn hợp A gồm Mg và Fe. Cho 5,1 gam hỗn hợp A vào 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc thu được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch chứa 2 muối. Thêm NaOH dư vào dung dịch C. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài KK đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn D. a. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong chất rắn A. GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 7 Ngµy d¹y 14/10/2011 b. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4. c. Tính thể tích khí SO2 thoát ra khi hoà tan hoàn toàn 6,9 g chất rắn B vào trong dd H2SO4 đặc nóng. HD: TH1: CuSO4 hết. Mg còn dư dd chỉ có 1 muối ( TH này loại). TH2: Mg hết, Fe phản ứng 1 phần (dd gồm MgSO4 và FeSO4). TH3: Mg hết, Fe hết và CuSO4 dư (dd có 3 muối MgSO4 ,FeSO4, CuSO4) loại →%Mg =17,65%, % Fe = 82,35 , CM = 0,3M. ,V = 2,64 lít. Bài 27. Cho 10,72 gam hỗn hợp bột sắt và đồng tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO 3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn được 35,84 gam chất rắn A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 12,8 gam chất rắn. a. Tìm khối lượng các kim loại ban đầu. b. Tính nồng độ của dung dịch AgNO3. ĐS: mFe =5,6 gam, mCu = 5,12g, CM=0,64M Bài 28. Cho 1,58 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch CuCl 2. Khoáy đều hỗn hợp, lọc rửa ta thu được 1,92 gam chất rắn và dung dịch B. Thêm vào B một lượng NaOH lấy dư lọc rửa kết tủa mới tạo thành rồi nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được chất rắn D .Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích vì sao có các phương trình đó. b. Tính % khối lượng mỗi kim loại và nồng độ của dung dịch CuCl2. ĐS: %Mg = 11,39%, %Fe = 88,61% , CM = 0,1M. Loại 4: HAI KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 2 MUỐI Bài 29. Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch AgNO 3 và Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn (E) gồm 3 kim loại. Cho E tác dụng với HCl dư ta thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính nồng độ mol/lit của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu. Đáp số: [AgNO3]= 0,15M và [Cu(NO3) 2]=0,25M. Bài 30.Hỗn hợp gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg được cho vào 200 ml dung dịch Y chứa CuSO 4 0,25Mvà AgNO3 0,3M. Thu được m gam hỗn chất rắn. a. Hãy chứng minh Cu2+ và Ag+ đã pứ hết. Tính khối lượng các chất rắn thu được trong hỗn hợp. b. Để phản ứng hết với hỗn hợp X trên phải dùng bao nhiêu ml dung dịch Y. HD: Mg phản ứng trước: Mg cung cấp số e = 0,4>0,26. Vậy chỉ có Mg phản ứng và Zn chưa phản ứng: Rắn gồm 4 chất Mg dư, Zn, Ag , Cu. Mg pứ = 0,26:2 = 0,13 mol. - Tổng khối lượng = 21,06 gam. Bài 31. Cho 4,58 gam hỗn hợp gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch B, chất rắn C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được 6 gam chất rắn D. Cho B tác dụng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,2 gam chất rắn E. a. Chứng minh CuSO4 vẫn còn dư. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. ĐS:Gọi x, y, z là số mol của Zn, Fe, Cu trong hỗn hợp: (x = 0,02, y = 0,03 ; z= 0,925). Bài 32. a ) Cho hỗn hợp X chứa 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe vào 1 lít dung dịch chứa 0,1 mol Ag + và 0,15 mol Cu2+. Phản ứng tạo ra chất rắn D và dung dịch C. Thêm tiếp NaOH dư vào dung dịch C đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Tính khối lượng rắn D và E. b) Cũng cho hỗn hợp X ở trên vào 1 lít dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2 thì dung dịch G thu được mất màu hoàn toàn toàn và được chất rắn F có khối lượng 20 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch G tạo được kết tủa H gồm 2 hiđrôxit. Nung H ngoài không khí đến khối lượng không đổi được một chất rắn K có khối lượng là 8,4 gam. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2. ĐS: a. rắn D = 23,2 gam.Rắn E = 10 gam. b [AgNO3 ] = 0,06M , [ Cu(NO3)2 ] = 0,15M Bài 33: Một hỗn hợp gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch chứa AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B và dung dịch X đã mất màu hoàn toàn. Chất rắn B không tan trong dung dịch HCl. Tính khối lượng của B, % khối lượng của X. ĐS: khối lượng của B = 23,6g. và % Al = 32,53% ; % Cu = 67,47%. GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 8 Ngµy d¹y 14/10/2011 GV: Vũ Thị Luyến - Trêng THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên 9 ... +2 CrCl2 Kim loi tỏc dng c vi nc ( Na, K, Ca, Ba ) + dung dch mui : KL khụng tỏc dng trc tip vi mui ( khụng y c KL mui ) m KL tỏc dng vi nc dd Kim , sau ú dd kim + mui ( nu cú) Kim loi + mui... FeCl3 Cõu 2: Cho m gam kim loi M (húa tr II) phn ng hon ton vi dung dch Al 2(SO4)3 d, thỡ thu c 0,75m gam .kim loi Nu cho m gam kim loi M ú phn ng ht vi dung dch AgNO d, thỡ lng kim loi thu c l: A... gam D 12,00 gam Cõu 12: Nhỳng kim loi Mg cú lng m gam vo dung dch cha 0,2 mol CuSO 4, sau mt thi gian ly kim loi ra, thy lng CuSO ó tham gia phn ng l 80% Thanh kim loi sau ly em t chỏy O2 d,