Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
143 KB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC:
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919-1930
1. Tác giả: Cao Thị Lan. Tổ phó tổ Sử-Địa-Ngoại ngữ.
2. Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12.
3. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 20 tiết.
* MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Thông qua các tiết dạy trên lớp, Yêu cầu học sinh nắm được các kiến thức cơ bản sau:
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1919-1930)
+ Phong trào công nhân (1919-1930)
+ Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc (1919-1930)
+ Các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng,
Tân Việt cách mạng đảng.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- Trên cơ sở các kiến thức cơ bản, vận dụng giải các dạng bài tập cơ bản và nâng cao trong
chuyên đề.
* NỘI DUNG CỤ THỂ:
A. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN(19191930)
* Bài tập cơ bản
Câu 1: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra
trong bối cảnh như thế nào?
Trả lời:
* Thế giới: bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới 1-(câu 1-chuyên đề 1)
* Trong nước:
- Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần 2 làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam
có nhiều chuyển biến. Sự phân hoá giai cấp và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
- Những tư tưởng mới, tiến bộ tiếp tục được truyền bá vào nước ta làm cho phong trào yêu
nước phát triển.
Câu 2: Nêu hoạt động yêu nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam
trong những năm 1919-1930?
Trả lời:
* ĐVĐ: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do ảnh hưởng của tình hình quốc tế cuộc khai thác
thuộc địa, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam diễn ra sôi nổi với sự tham gia đông đảo của
các giai cấp tầng lớp trong xã hội. Cùng với các giai cấp khác, tiểu tư sản và tư sản cũng có
những hoạt động yêu nước phong phú.
I. Phong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản
1. Nguyên nhân
- Tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên chức, nhà văn, nhà
báo…
- Họ bị thực dân Pháp bạc đãi, khinh rẻ nên họ cũng có tinh thần dân tộc
- Tiểu tư sản có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu văn hoá tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài
Vì vậy tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng quan trọng trong phong
trào giải phóng dân tộc
2. Diễn biến-Nội dung phong trào-Các hoạt động yêu nước của tiểu tư sản(1919-1930)
a Từ 1919 -1925:
* Hoạt động ở nước ngoài:
*1: Hoạt động của Phan Bội Châu ở Trung Quốc
- Phan Bội Châu là 1 trí sĩ yêu nước, đã nhiều năm hoạt động ở Nhật bản, trung Quốc để tìm
cách cứu nước song đều thất bại
- Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng tới Phan Bội Châu. Vì vậy,
cuối 1920 Phan Bội Châu đã dịch ra chữ hán cuốn “Điều tra chân tướng Nga la tư” và viết
1
truyện Phạm Hồng Thái ca ngợi tinh thần yêu nước , hi sinh anh dũng của người thanh niên
họ Phạm
- 6-1925 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tai Trung Quốc đưa về nước bị kết án tù
*2: Hoạt động của một số thanh niên tại Trung Quốc:
- Năm 1923 tai Quảng Châu-Trung Quốc, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu…lập ra tổ chức Tâm
Tâm xã.
- Năm 1924 Tâm Tâm Xã đã cử Phạm Hồng Tháithực hiện mưu sát toàn quyền Đông Dương
ở Sa Diện-Trung Quốc. Sự việc không thành, Phạm Hông Thái đã anh dũng hi sinh. Tiền bom
của Phạm Hồng Thái đã khích lệ phong trào đấu tranh của nhân dân ta nhất là thanh niên: như
chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân
*3: Hoạt động của Phan Châu Trinh trên đất Pháp:
- Năm 1911 PCT sang Pháp tiếp tục hoạt động.
- Đầu năm 1922 nhân dịp vua Khải Định sang Pháp, PCT đã viết Thất điều thư vạch ra 7 tội
ác đáng chém của Khải Định
- Sau đó PCT còn tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt nam tiếp
tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
- 6-1925 ông về nước, tiếp tục đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền
*4: Hoạt động của một số người Việt nam trên đất Pháp:
- Sau chiến tranh thế giới I, nhiều Việt kiều tại Pháp đã chuyển sách báo tiến bộ về nước
- Một số thuỷ thủ Việt nam đã hoạt động trong Hội liên hiẹp thuộc địa
- Nhiều trí thức và lao động Việt Nam ở Pháp đã tập hợp trong các tổ chức yêu nước. Tiêu
biểu năm 1925 Hội những người lao động trí óc Đông Dương ra đời
- Bên cạnh đó, một số thanh niên yêu nước đã lập ra Đảng Việt nam độc lập và xuất bản báo
Tái Sinh.
* Hoạt động của tiểu tư sản ở trong nước
Tiểu tư sản sội nổi đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ:
- Tiểu tư sản đã lập ra một số tổ chức chính trị như Việt nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng
thanh niên với nhiều hoạt động phong phú và sôi động như mít tinh, biểu tình, bãi khoá…
- Cho ra đời nhiều tờ báo tiến bộ: báo cchuông rè, Ngươig nhà quê, Tiếng dân…
- Một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam Đồng thư xã(Hà Nội), Cường học thư xã(Sài Gòn)…
đã phát hành nhiều loại sách báo tiến bộ.
- Tổ chức được một số cuộc đấu tranh tiêu biểu như:
+ Năm 1925 diễn ra cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp phải thả PBC
+ Năm 1926 diễn ra các cuộc triệu điệu, để tang PCT. Riền ở Sài Gòn đám tang PCT đã thu
hút 14 vạn người tham dự.
Nhận xét:
- Hoạt động yêu nước của tiểu tư sản diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi đòi các quyền tự do dân chủ
- thể hiện tinh thần yêu nước, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ.
- Song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng
đắn.
b. 1925-1930:
Cùng với phong trào công nhân, các cuộc đấu tranh của trí thức tiểu tư sản cũng diễn ra ở một
số nơi.
II. Hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc(1919-1930)
1. Nguyên nhân:
- Giai cấp tư sản dân tộc vốn nhỏ yếu về kinh tế lại thường xuyên bị tư sản nước ngoài cạnh
tranh, chèn ép nên họ mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc và có ý thức dân tộc.
- Họ có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng, văn hoá tiến bộ từ bên ngoài nên họ có
tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc
2. Diễn biến(Nội dung phong trào)
a. 1919-1925:
2
- Tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều ở một số tỉnh và thành phố: Sài
Gòn, Hà Nội, Nam Định,…Đặc biệt ở Hà Nội có cuộc vận động Người Việt Nam chỉ mua
hàng của người Việt Nam.
- 1923 diễn ra cuộc đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất
cảng lúa gạo Nam Kì. Trong đấu tranh giai cấp tư sản đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi
cho mình.
- Năm 1923 Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì đã thành lập ra Đảng lập hiến. Đảng này
đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ. Cơ quan ngôn luận của tổ chức này là tờ Diễn đàn
Đông Dương và tờ Tiếng dội An Nam. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít
quyền lợi như cho tham gia vào Hội đồng quản hạt nam kì thì họ lại thoả hiệp với chúng
- Ngoài Đảng lập hiến ở trong Nam, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm
Trung Bắc Tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngoài Bắc. Pạm Quỳnh cổ vũ cho thuyết quân
chủ lập hiến, còn Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng Trực Trị.
Nhận xét: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc tuy thể hiện tinh thần yêu nước,
nhưng mang tính chất bồng bột, nhất thời, tính chất thoả hiệp cải lương và ngày càng xa rời
quần chúng nên phong trào không thể đi đến thắng lợi
Nhưng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản-phong trào của tư sản và tiểu
tư sản đều mang tính chất yêu nước dân chủ rõ rệt.
b. Từ 1919-1925:
Nét nổi bật trong phong trào đấu tranhthời kì này của giai cấp tư sản dân tộc là thành lập tổ
chức Việt Nam quốc dân Đảng và tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Do sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, ngày 25/12/1927 tổ
chức Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính…sáng
lập. Đây là một chính Đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Mục đích: lúc mới thành lập Đảng chưa có mục đích, tôn chỉ rõ rệt mà chỉ nêu chung chung
là “Trước làm dân tộc cáh mạng sau làm thế giới cách mạng”
- Hoạt động:
+ Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng sắt và máu
+ Tổ chức cơ sở của Đảng trong quần chúng rất ít
+ Địa bàn hoạt động của Đảng chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc kì còn ở Trung kì và
Nam kì thì không đáng kể
+ Trong hoạt động của Đảng, điển hình nhất là vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba Danh ở Hà
Nội(2/1929). Sau đó thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, Việt Nam quốc dân Đảng bị
thiệt hại nặng nề. Vì vậy2/1930 bộ phận còn lại đã quyết định dốc toàn lực tiến hành cuộc
khởi nghĩa Yên Bái. Nhưng kết quả cuối cùng đã bị thất bại.
Câu 3: Nêu sự ra đời, hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng?
Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của cuộc
khởi nghĩa Yên Bái?
Trả lời:
ĐVĐ: sau chiến tranh thế giới thư nhất, phong trào yêu nước theo khuynh huớng dân chủ tư
sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng.
Sau khi ra dời tổ chức nàycó nhiều hoạt động nổi bật. Trong đó tiêu biểu nhất là tiến hành
cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Mặc dù thất bại song cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã có ý nghĩa lịch sử
rất lớn.
1. Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng
a. Sự ra đời:
- Do sự phát triển của trào lưu dân tộc dân chủ và ảnh hưởng của tư tưởng tư sản từ bên ngoài
dội vào, nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nên ngày 25/12/1927
Việt nam quốc dân Đảng được thành lập trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.
- Người sáng lập của Việt nam quốc dân đảng là Nguyễn Thái Học, Phó ấpc Chính,…
- Mục tiêu đấu tranh là giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên khi mới thành lập Đảng chưa có
chính cương rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng sau làm thế
giới cách mạng
3
b. Hoạt động
- Bản chương trình hành động của Đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng là:
“Tự do-Bình đẳng-Bác ái”. Chương trình của Đảng chia thành 4 thời kì. Thời kì cuối cùng là
bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc
Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
- Phương pháp hoạt động: chủ trương tiến hành cáh mạng bằng sắt và máu, chú trọng lấy lực
lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực
- Tổ chức cơ sở của đảng trong quần chúng rất ít
- Địa bàn hoạt động của đảng chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc kì còn ở Trung Kì và
Nam kì không đáng kể
- Hoạt động tiêu biểu:
+ 2/1929 Việt Nam quốc dân Đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm môn phu Ba Danh ở Hà Nội.
Sau đó thực dân Pháp tiến hành khủng bố giã man.Việt Nam quốc dân Đảng bị tổn thất nặng
nề, các lãnh tụ của Đảng bị truy lùng, nội bộ chia rẽ.
+ Trong tình thế bị động, Việt Nam quốc dân Đảng đã quyết định dốc toàn bộ lực lượng tiến
hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái với ý tưởng: Không thành công cũng thành nhân. Kết quả: bị
thực dân Pháp đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại, kết thúc vai trò lịch sử của tổ chức Việt Nam
quốc dân Đảng.
2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
a. Nguyên nhân
- 2/1929 Việt Nam quốc dân Đảng ttỏ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba Danh ở Hà Nội
- Sau đó thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố dã man, hàng loạt đảng viên và quần chúng
cảm tình với Đảng bị bắt. Việt Nam quốc dân Đảng bị khủng bố nặng nề. Các lãnh tụ của
Đảng bị địch truy lùng ráo riết, nội bộ Đảng bị chia rẽ
- Những cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn lại của Đảng đã quyết định dốc hết lực lượng để thực
hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng không thành công cũng thành nhân”
b. Diễn biến
- Đêm 9-2-1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái
- Cùng đêm đó khởi nghĩa nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình
- Ở Hà Nội có đánh bom phối hợp
- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, giết và làm bị thương 1 số sĩ quan và
hạ sĩ quan. Song không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau bị quân Pháp phản công và dập tắt.
- Ở các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ vài huyện lị nhỏ nhưng sau đó nhanh chóng bị
Pháp chiếm lại.
d. Kết quả
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhanh chóng
- Thực dân Pháp đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của
ông đã bị đưa lên máy chém.
e. Ý nghĩa
- Tuy thất bại nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt nam
- Hành động yêu nước, tấm gương hi sinh của các chiến sĩ cách mạng ở Yên Bái là sự tiếp nối
truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam
- Với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, vai trò lịch sử của Việt Nam quốc dân đảng với tư
cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt.
- Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa, chứng tỏ sự tan dã của khuynh hướng dân chủ tư sản,
nhường chỗ cho khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam
f. Nguyên nhân thất bại
* Khách quan: lúc này thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vũ trang
vừa cô độc vừa non yếu như khởi nghĩa Yên Bái.
* Chủ quan:
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là một tổ chức còn nhiều hạn chế: Việt Nam quốc dân Đảng chưa
có cương lĩnh rõ ràng, thành phần phức tạp, không tập hợp đông đảo nhân dân tham gia, địa
bàn hoạt động hẹp.
4
- Khởi nghĩa nổ ra trong thế bị động, thiếu sự chuẩn bị kĩ càng
- Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
* Bài tập nâng cao
Câu 4: Nêu hoàn cảnh bùng nổ, diễn biến, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất
bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
Trả lời:
1. Hoàn cảnh bùng nổ:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong khi chủ nghĩa Mac-lê nin chưa được phổ biến rộng
rãi ở Việt Nam thì tư tưởng dân chủ tư sản nhất là chủ nghĩa tan dân của Tôn Trung Sơn tiếp
tục tràn vào Việt nam đã chi phối tới phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở nước ta
- Hậu quả của chương trình khai thác thuộc địa lần hai làm cho đời sống của các tầng lớp
nhân dân hết sức cực khổ, và mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến …làm bùng nổ
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
2. Diễn biến(Nội dung phong trào)
a. Phong trào của tư sản dân tộc(1919-1930)
b. Phong trào của tiểu tư sản(1919-1930)
3. Đặc điểm:
- Mục tiêu phong trào: đòi tự do dân chủ
- Lực lượng: tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức và lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia
- Hình thức đấu tranh: diễn ra dưới nhiều hình thức: đấu tranh bằng báo chí, đưa yêu sách
chính trị, mít tinh, biểu tình và khởi nghĩa vũ trang
- Từ trong phong trào đã xuất hiện các tổ chức yêu nước và dân chủ, các hội, các Đảng chính
trị.
4. Ý nghĩa:
- Cổ vũ khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, góp phần
truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào nước ta.
- Hỗ trợ và thúc đẩy cho các hoạt động khác của phong trào công nhân
- Nó là một trong 3 nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
5. Nguyên nhân thất bại
* Khách quan:
- Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã suy tàn không còn hấp dẫn như trước
- Thực dân Pháp còn mạnh đủ sức đối phó với các phong trào, các tổ chức non yếu kiểu như
tổ chức Việt Nam quốc dân đảng
* Chủ quan:
- Lãnh đạo phong trào là giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Trong đó, giai cấp tư sản dân
tộc nhỏ bé về kinh tế, bạc nhược về chính trị còn giai cấp tiểu tư sản do đời sống kinh tế bấp
bênh nên dễ dao động chỉ bồng bột, hăng hái nhất thời, thiếu cơ sở vững chắn trong quần
chúng.
- Đầu TK XX, khuynh hướng chính trị theo con đường dân chủ tư sản không đáp ứng được
yêu cầu khác quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
- Các tổ chức chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản(như Việt Nam quốc dân Đảng) có
tổ chức lỏng lẻo, chưa có cương lĩnh rõ ràng, thành phần phức tạp, không tập hợp đông đảo
nhân dân tham gia, địa bàn hoạt động hẹp.
Câu 5: Sự kiên lịch sử nào chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta? Trình bày?
Trả lời: sự kiên đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái(2/1930) do Việt Nam quốc dân Đảng lãnh đạo
Câu 6: Trình bày và nhân xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam 1919-1925?
Trả lời
1. Trình bày phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt nam 1919-1925
* Nêu hoạt động của tư sản 1919-1925
* Nêu hoạt động của tiểu tư sản 1919-1925
5
* Nêu phong trào công nhân 1919-1925
2. Nhận xét:
Phong trào có những bước phát triển mới:
- Mục tiêu đấu tranh: không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn vươn lên đấu tranh chính trị giải
phóng dân tộc
- Lực lượng: đông đảo các tầng lớp trong xã hội: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân,…
- Hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, bãi khoá…
- Tuy nhiên chưa giành thắng lợi vì thiếu giai cấp và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
B. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM 1919-1930
*Bài tập cơ bản
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến phong trào công nhân Việt nam trong những
năm 1919-1930?
Trả lời:
ĐVĐ: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do tác động của những điều kiện lịch sử mới, phong
trào công nhân Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển dần từ tự phát lên tự
giác. Sự phát triển của phong trào công nhân là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của
Đảng cộng sản việt nam.
1, Nguyên nhân:
* Khách quan:
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, sự thành lập Quốc tế cộng sản năm
1919, Đảng cộng sản Pháp năm 1920, Đảng cộng sản trung Quốc năm 1921 đã tạo điều kiên
và thúc đẩy phong trào công nhân nước ta phát triển
- Đặc biệt các cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp, cũng như các cuộc đấu tranh
của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc đã cổ vũ và động viên công nhân Việt nam đấu tranh.
* Chủ quan:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp đẩy mạnh về quy mô, tốc độ, khiến số lượng công
nhân tăng lên nhanh chóng, đời sống công nhân hết sức khổ cực, cộng với lòng yêu nước và
truyền thống đấu tranh đã khiến công nhân Việt Nam đấu tranh mạnh mẽ.
2, Các cuộc đấu tranh(Quá trình phát triển phong trào- Diễn biến phong trào)
a. Giai đoạn 1919-1925:
- Năm 1920 công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu
- Năm 1922 công nhân và viên chức các cơ sở công thương ở Bắc kì đòi tư bản Pháp phải cho
họ nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- Cũng trong năm 1922 có cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo…
ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…
- Đặc biệt, 8-1925 thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa
chữa chiến hạm của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
+ Với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho công nhân mất việc được trở lại làm việc. Kết
quả: Pháp phải tăng lương 10% cho công nhân.
+ Ý nghĩa:
. Cuộc bãi công này không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế trước mắt mà còn hướng tới mục
tiêu chính trị cao cả
. Cuộc bãi công này thể hiện tinh thần đoàn kết của công nhân Việt Nam với công nhân thế
giới
. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: chuyển từ tự phát
lên tự giác.
* Nhân xét về phong trào công nhân Việt Nam 1919-1925:
- Phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này mang tính chất tự phát:
+ Mục tiêu chủ yếu của phong trào công nhân giai đoạn nàylà đòi quyền lợi kinh tế: tăng
lương giảm giờ làm
+ Phong trào nổ ra lẻ tẻ, số lượng các cuộc đấu tranh còn ít
6
- Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của công nhân nói lên ý thức giai cấp của công nhân đang
phát triển nhanh chóng. Đặc biệt cuộc bãi công của công nhân Ba sonđánh dấu bước chuyển
của phong trào công nhân: từ tự phát sang tự giác.
b. Giai đoạn 1925-1930: Thời kì đấu tranh tự giác tiến tới thành lập chính Đảng vô sản.
- Trong những năm 1926-1927 đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân
- Cuối năm 1928 diễn ra phong trào vô sản hoá: nhiều cán bộ của hội Việt Nam cách mạng
thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt, lao động với công nhân để
tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Qua đó
phong trào công nhân phát triển trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước:
+ Trong 2 năm 1928-1929 đã có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân.
+ Đấu tranh của công nhân đã nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị như bãi công của công
nhân nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy tơ Nam Định.
+ Các cuộc bãi công đó không chỉ giới hạn trong phạm vi 1 nhà máy, 1 địa phương, 1 ngành
mà bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung
+Phong trào công nhân phát triển, ngày càng có sức thu hút lớn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ
với nhiều tầng lớp nhân dân khác nhất là nông dân.
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ngày càng lên cao đòi hỏi phải có tổ chức và
lãnh đạo. Yêu cầu thành lập 1 chính Đảng cách mạng được đặt ra cấp thiết. Từ đó dẫn đến quá
trình tan vỡ của các tổ chức: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đưa tới sự ra
đời của 3 tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là: Đông Dương cộng sản
đảng(6/1929), An Nam cộng sản Đảng(8/1929), Đông Dương cộng sản liên đoàn(9/1929).
Cuối cùng 3 tổ chức trên hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời đánh dấu quá
trình giai cấp công nhân Việt Nam đấu tranh từ tự phát lên tự giác đã hoàn thành.
*Bài tập vận dụng
Câu 2: Chứng minh quá trình phát triển của phong trào công nhân từ tự phát lên tự
giác?
Trả lời:
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào
2. Chứng minh:
a. Thời kì đấu tranh tự phát: trình bày diễn biến phong trào công nhân từ 1919-1925
b. Thời kì đấu tranh tự giác tiến tới thành lập Đảng: trình bày diễn biến phong trào công nhân
từ 1925-1930.
Câu 3: Vị trí của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng?(phong trào công
nhân có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?)
Trả lời:
* ĐVĐ: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là
nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố:
phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin. Trong đó , phong trào
công nhân giữ vị trí quan trọng, là nhân tố không thể thiếu đối với sự ra đời của Đảng.
* Cụ thể:
- Phong trào công nhân là môi trường thực tiễn để giai cấp công nhân rèn luyên và ngày càng
trưởng thành.
- Phong trào công nhân là mảnh đát màu mỡ, là nơi kiểm nghiệm của chủ nghĩa Mac-le nin để
chủ nghĩa Mac-lê nin trở thành hiện thực ở nước ta.
- Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc và thực sự
trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác.
- Sự phát triển của phong trào công nhân đã thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các tổ chức
cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 4: Trong phong trào công nhân 1919-1925, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển
nhảy vọt? Vì sao?
Trả lời:
1. Sự kiện đánh dấu bước phat triển nhảy vọt trong phong trào công nhân 1919-1925 là cuộc
bãi công của công nhân Ba Son(8/1925)
7
2. Vì: nêu ý nghĩa cuộc bãi công này.
Câu 5: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu mốc hoàn thành quá trình chuyển từ tự phát sang
tự giác của phong trào công nhân Việt nam?
Trả lời: Sự kiện đó là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
C. HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC(1911-1930)
*Bài tập cơ bản
Câu 1:Trình bày quá trình tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc 1911-1920?(Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một
người yêu nước trở thành 1 người cộng sản đã diễn ra như thế nào?)
Trả lời:
1. Giới thiệu tiểu sử
-Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 tại làng Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An. Sinh ra trong
một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi.
-Từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào
-Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ nên quyết định
tìm con đường mới cho dân tộc.
2. Quá trình tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mac-Lê nin(1911-1920)
(Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một
người cộng sản đã diễn ra như thế nào)
- Năm 1911 Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Hướng đi mà
người chọn là sang các nước phương Tây, đến nước Pháp
Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào
mình.
- Từ 1911 đến 1917 Người đi qua nhiều nước khác nhau, làm nhiều nghề để sống và học tập.
Từ đây, Người nhận thấy rằng: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở
đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột giã man.
- Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp(1919). Vì đây là tổ
chức duy nhất ở pháp theo đuổi lí tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và đấu tranh vì quyền lợi cho
các nước thuộc địa.
- 6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vec xai bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi
chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng
và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận.
Từ đó người rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy
vào lực lượng của bản thân mình.
- 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lê nin
Luận cương của Lê nin đã giúp Người khẳng định con đường giành độc lập và tự do
của nhân dân Việt Nam: đó là con đường cách mạng vô sản.
- 12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã
hội Pháp họp tai thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc
gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp
Từ đây, Người trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia
sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
+ Sự kiện năm 1920 đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc, từ một người yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản.
* Kết luận: Như vậy, sau hành trình tìm đường cứu nước (1911-1920), công lao đầu tiên của
Nguyễn Ái Quốc là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn-con đường cách mạng vô sản…góp
8
phần giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu TK
XX.
Câu 2: Trình bày hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ sau khi tìm ra con
đường cứu nước đến trước khi thành lập Đảng?
(+Trình bày quá trình chuẩn bị(tư tưởng, chính trị và tổ chức) của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc cho sự thành lập Đảng(1921 đến trước khi thành lập Đảng)?
+ Sau khi tìm ra con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để chuẩn bị cho sự
thành lập Đảng)
Trả lời:
ĐVĐ: Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập Đảng gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và các nhà cách mạng Việt Nam trong suốt những năm từ 1921 đến trước khi thành
lập Đảng. Đó là quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
Cụ thể:
1. Giới thiệu qua về tiểu sử và việc tìm đường cứu nước
- Nêu tiểu sử
- Sau nhiều năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đến được với
chủ nghĩa Mac- lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Từ đây, Nguyễn Ái
Quốc vừa say sưa hoạt động cách mạng, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, và tìm cách truyền
bá chủ nghĩa Mác-lê nin về Việt nam chuẩn bị cho sự thành lập 1 chính Đảng cộng sản ở Việt
Nam.
2. Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập Đảng(Hoạt động từ năm 1921 đến trước khi
thành lập Đảng)
- Năm 1921: ở Pháp
+ Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước ở các nước lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa
ở Pa ri nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của
Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
+ Người còn viết nhiều bài cho các báo: Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp, Đời sống công
nhân của Tổng liên đoàn lao động Pháp và đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp(1925).
Những sách báo do Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc nhất là đế quốc
Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào
Những sách báo ấy được các thuỷ thủ Việt Nam bí mật gửi về nước thức tỉnh đồng
bào trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Mác –lê nin và vận động quần chúng đấu
tranh.
- 1923-1924: ở Liên Xô
+ 6/1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô
+ 10/1923 Dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành hội.
+ Sau đó Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng
cộng sản Liên Xô và tạp chí thư tín quốc tế của quốc tế cộng sản
+ 1924 dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản
Những tác phẩm và bài viết của Nguyễn Ái Quốc đã hình thành hệ thống quan điểm lí
luận về cách mạng giải phóng giải phóng dân tộc
Những tác phẩm và bài viết của Người được truyền bá về Việt nam đã thúc đẩy phong
trào dân tộc phát triển.
- 1924-1927: ở Trung Quốc
+ 11/1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu-Trung Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây
dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam
+ 2/1925 Nguyễn Ái Quốc lựa chon một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra
nhóm cộng sản đoàn.
+ 6/1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và
lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai
9
+ Nguyễn Âi Quốc sáng lập ra báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên. Những bài báo của Người có sức hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên yêu
nước lúc bấy giờ.
+ 7/1925 Nguyễn Âi Quốc cùng một số thanh niên yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia,…lập ra
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
+ Tại Quảng Châu, Nguyễn ÁI Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, đa số học viên là
thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Những bài giảng của Người sau này được
tập hợp trong cuốn Đường cách mệnh(xuất bản năm 1927) để bồi dưỡng lí luận cho cán bộ.
Nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Người đã đào tạo đội ngũ cán bộ đông đảo.
+ Sau khi đào tạo xong, Người đã đưa họ về nước tham gia phong trào vô sản hoá. Phong trào
phát triển mạnh nhất vào những năm 1928-1929: đưa cán bộ của hội đi vào các nhà máy, xí
nghiệp, hầm mỏ cùng sống và lao động với công nhân để tuyên truyền, vận động cách mạng.
Qua đó , phong trào quần chúng phát triển đòi hỏi phải thành lập 1 chính đảng cộng sản mới
đủ sức lãnh đạo phong trào. Từ đó, dẫn tới sự tan vỡ của các tổ chức: Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, Tân Việt để thành lập ba tổ chức cộng sản tiền thân: Đông Dương cộng sản
đảng(6/1929), An Nam cộng sản Đảng(8/1929), Đông Dương cộng sản liên đoàn(9/1929)
* KL: Như vậy, Từ 1921 đến trước khi thành lập Đảng Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to
lớn trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
*Bài tập vận dụng
Câu 3: Phân tích vai trò-Công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập
Đảng?( Bằng những sự kiện lịch sử hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với
cách mạng Việt Nam từ 1919-1930)?
Trả lời:
ĐVĐ: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đảng ra
đời gắn liền với công lao của lãnh tụ nguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng Việt nam. Đặc
biệt là vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
1. Yêu cầu lịch sử của xã hội Việt nam đầu TK XX
- Đầu TK XX, xã hội Việt nam ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh
đạo cách mạng. Yêu cầu đặt ra là phải có giai cấp và đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn.
- Đáp ứng yêu cầu đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò to lớn trong việc thành lập Đảng,
giải quyết yêu cầu lịch sử đặt ra.
2. Công lao-Vai trò đối với sự thành lập Đảng.
a. Tìm ra con đường cứu nước(câu 1)
b. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng(câu 2)
c. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt nam
- Cuối năm 1929 ở Việt nam cùng một lúc có 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh
giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng Việt
Nam.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu Đông Dương cộng sản
Đảng và An Nam cộng sản đảng đến Cửu Long-Hương Cảng-Trung Quốc để bàn việc thống
nhất đảng.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bát đầu họp ngày 6-1-1930 tại Cửu Long-Hương
Cảng-Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tại hội nghị, Nguyễn Âi Quốc đã phê phán
những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ. Cuối cùng, hội nghị nhất trí thống
nhất các tổ chức cộng sản thành 1 đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt nam.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn trong việc sáng lập ra Đảng cộng sản VN.
d. Nguyễn Ái Quốc là người đã soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của
Đảng. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng- cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng
tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Câu 4: Nêu hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925? Từ đó, rút ra công lao
to lớn của Người đối với cách mạng Việt nam trong thời gian này?
10
Trả lời:
1. Hoạt động 1919-1925: nêu
2. Vai trò 1919-1925:
- Tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản
- Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự
thành lập Đảng.
Câu 5: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động
cách mạng như thế nào?Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó?
Trả lời:
1. Những chuyển biến: nêu phần hoạt động NAQ từ 1911-1920(Câu 1)
2. Nhận xét:
- Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 đã chứng
tỏ Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó
là con đường cách mạng vô sản. Từ đó, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về
đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG
*Bài tập cơ bản
I. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 1 : Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
Trả lời :
* ĐVĐ : Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, các tổ
chức cách mạng lần lượt ra đời. Trong đó, tiêu biểu là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt nam cách mạng than niên có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
nam.
1. Sự ra đời : Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt nam cách mạng thanh niên gắn liền với
công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- Cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc sang Quảng Châu-Trung Quốc để đào tạo đội ngũ cán bộ cho
cách mạng.
- 2-1925 Nguyễn Ái quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã để lập ra
nhóm cộng sản đoàn
- 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và
lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng ChâuTrung Quốc.
2. Hoạt động :
- 6-1925 Hội ra báo thanh niên-cơ quan ngôn luận của Hội do Nguyễ Ái Quốc thành lập
- Đầu năm 1927 tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản
Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho
cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để tuyên truyền cho giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân Việt nam.
- Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu. Đa số học viên là
thanh niên, học sinh, trí thức Việt nam yêu nước. Từ 1925 đến 1927 đã đào tạo được 75
người. Sau đó, số lượng hội viên không ngừng tăng nhanh : 1928 có gần 300 hội viên đến
1929 có khoảng gần 1700 hội viên. Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả
nước.
- Từ cuối 1928, sau khi có chủ trương vô sản hoá, nhiều cán bộ của Hội đã đi sâu vào các nhà
máy, xí nghiệp cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng.
Qua đó, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin được đẩy mạnh và phong trào quần chúng phát
triển mạnh mẽ.
11
- Phong trào phát triển đưa đến sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành
hai tổ chức cộng sản tiền thân là : Đông Dương cộng sản Đảng(6/1929), An Nam cộng sản
Đảng(8/1929).
3. Ý nghĩa-Vai trò của tổ chức này
- Nhờ hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền
bá rộng rãi vào nước ta. Qua đó thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phat triển
- Hoạt động của Hội có tác dụng chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam.
* Bài tập vận dụng
Câu 2 : Trong quá trình vận động thành lập Đảng , Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức
cách mạng nào ? Phân tích vai trò của tổ chức đó đối với sự thành lập Đảng ?
Trả lời :
1. Tổ chức đó là : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
2. Vai trò của tổ chức này đối với sự thành lập Đảng
- Nhờ hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền
bá rộng rãi vào nước ta. Qua đó thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phat triển
- Hoạt động của Hội có tác dụng chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam.
Câu 3 : Trình bày tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam ? Đánh giá
vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với đối với tổ chức này ?
Trả lời :
1. Tổ chức đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên(trình bày)
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này
- Là người sáng lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên
- Trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện Hội Việt nam cách mạng thanh niên để Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên trở thành tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam.
Câu 4 : Vì sao nói Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng
cộng sản Việt Nam ?
Trả lời :
1. Nêu sự ra đời
2. Giải thích
a. Thông qua hoạt động của Hội đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của đảng
cộng sản Việt nam
- 6/1925...
- Đầu 1927...
- Từ cuối 1928...
b. Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn có vai tròp quan trọng trong
việc chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng
- Mở lớp huấn luyện...
- Hội phân hoá tành hai tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng. Sau
đó, cùng với Đông Dương cộng sản liên đoàn đã hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Tân Việt cách mạng Đảng
Câu 1 :Trình bày sự ra đời và hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ?
Trả lời :
1. Sự ra đời :
- 7/1925 một số tù chính trị cũ ở Trung kì cùng một nhóm sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Hà Nội đã lập ra Hội phục việt
- Sau đó đổi thành Hội Hưng Nam
- 7/1928 quyết định đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng.
- Chủ trương của Đảng Tân Việt là lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân
tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng
và bác ái.
12
- Thành phần : Đảng tập hợp những trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước
2. Hoạt động
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung kì
- Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát
triển mạnh nên tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên đã lôi cuốn nhiều Đảng viên trẻ tiên tiến của Đảng Tân Việt. Tác phẩm
Đường cách mệnh được coi như sách chỉ dẫn đối với các hội viên Tân Việt.
- Trong quá trình hoạt động Đảng Tân Việt có sự phân hoá :
+ 1 số Đảng viên tiên tiến đã chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
+ 1 số Đảng viên tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập 1chính Đảng theo tư
tưởng của Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác-lê nin. Đến 9/1929 tuyên bố thành lập Đâng
Dương cộng sản liên đoàn và xây dựng nhiều chi bộ Đảng ở Trung-Nam-Bắc kì.
3. Ý nghĩa
- Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng chứng tỏ sự thắng lợi của khuynh
hướng cách mạng vô sản ở Việt nam
- Góp phần quan trọng chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng.
III. Việt Nam quốc dân đảng : đã nêu trong phần phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản
E. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
*Bài tập cơ bản
Câu 1 : Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dẫn đến Hội nghị hợp
nhất(1-1930) ?Sự ra đời của các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự
thành lập Đảng ?
Trả lời :
* ĐVĐ : Năm 1929 do sự phát triển của phong trào cách mạng Việt nam đẫn tới sự tan rã của
Hội Việt nam cách mạng thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đưa đến sự ra đời của 3 tổ
chức cộng sản-tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam
1. Hoàn cảnh :
- 6-1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, sau khi ra đời hội có những hoạt động
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac-lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập
chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Trong khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời và phát triển mạnh mẽ thì ở trong
nước Tân Việt cách mạng đảng cũng được thành lập và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên. Vì vậy, một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đã chuyển
sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ; một số Đảng viên tiên tiến còn lại tích cực chuẩn
bị tiến tới thành lập 1 chính đảng theo tư tưởng cách mạng của Nguyễn Âi Quốc.
- Từ những năm 1928-1929 qua phong trào vô sản hoá, phong trào cách mạng dân tộc dân chủ
theo khuynh hướng vô sản ở nước ta phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự tổ chức và lãnh
đạo ở trình độ cao hơn. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo
phong trào. Yêu cầu thành lập 1 chính đảng của giai cấp vô sản được đặt ra. Vì vậy, dẫn tới
cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xung quanh vấn đề
thành lập Đảng cộng sản.
2. Quá trình xuất hiện.
a. Đông Dương Cộng sản đảng(6/1929)
- Năm 1929 phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân, tiểu tư sản trí thức và các tầng lớp
yêu nước khác phát triển mạnh kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng.
- Cuối 3-1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì đã
họp và lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành
lập 1 ĐCS nhằm thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
-5/1929 Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt nam cách mạng thanh niên họp tại Hương
Cảng-Trung Quốc, đoàn đại biểu Bắc kì đã đặt vấn đề thành lập ngay một Đảng cộng sản để
13
thay thế Hội Việt nam cách mạng thanh niên. Song không được chấp nhận nên đoàn đại biểu
đã bỏ đại hội về nước
- 6/1929đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc kì họp và quyết định thành lập Đông Dương
cộng sản đảng ; thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử
ra BCH TƯ của Đảng.
b. An Nam Cộng sản đảng
- Khoảng 8/1929 các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong tổng bộ và kì bộ Việt Nam cách mạng
thanh niên ở Nam kì cũng đã quyết định thành lập AN Nam Cộng sản đảng. Tờ báo Đỏ là cơ
quan ngôn luận của Đảng.
- Sau đó An Nam Cộng sản đảng họp để thông qua đường lối chính trị và bầu BCH Trung
ương của Đảng.
c. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã tác động mạnh mẽ
đến Tân Việt cách mạng đảng
- Vì vậy một số một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tích cực vận động lập các
chi bộ cộng sản và xúc tiến việc chuẩn bị thành lập đảng Cộng sản
-9/1929 những đảng viên tiên tiến trong Đảng Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương cộng
sản liên đoàn. Nhiều chi bộ đảng được hình thành ở Trung kì, Nam kì, Bắc kì.
3. Ý nghĩa
- Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực
tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt nam
- Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta, chứng tỏ tư tưởng vô sản đã
giành được ưu thế trong phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.
- Chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở nước ta đã chín muồi.
4. Hạn chế:
- Các tổ chức trên hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau
làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Yêu cầu đặt ra là phải
hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng? Nguyên nhân
dẫn đến sự thành công của Hội nghị?
( Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế
nào?)
Trả lời:
1. Hoàn cảnh
- Đến năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự lãnh
đạo thống nhất của một chính Đảng duy nhất
- Trong khi đó sự ra đời và hoạt động riêng rẽ của 3 tổ chức cộng sản tranh giành ảnh hưởng
của nhau thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy
cơ bị chia rẽ lớn
- Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức
cộng sản.
- Với chức trách là phái viên của Quốc tế cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của
Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản Đảng đến Cửu Long-Hương Cảng-Trung
Quốc để bàn việc thống nhất đảng.
- Hội nghị hợp nhất đảng bắt đầu họp ngày 6-1-1930 tại Cửu Long do Nguyễn Ái Quốc chủ
trì. Dự Hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và hai đại biểu của An Nam
cộng sản Đảng.
2. Nội dung
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và
nêu chương trình hội nghị.
14
- Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng
cộng sản Việt Nam
- Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Có giá trị lí luận thực tiễn và lâu dài
đối với cách mạng Việt Nam.
- Hội nghị cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng
- Hội nghị vạch ra kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước
- Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh
niên, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột.
3. Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng(Vì sao Hội nghị thành lập Đảng được đánh giá
như đại hội thành lập Đảng)
- Hội nghị thành lập Đảng mang tầm vóc lịch sử như một đại hội thành lập Đảng
- Hội nghị đã thống nhất được 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Đáp ứng
yêu cầu lịch sử và giải quyết được cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo cách
mạng Việt Nam
- Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt-Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng. Cương lĩnh này đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo cho
cách mạng Việt Nam.
4. Nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Hội nghị
- Việc hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất đã đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn của cách mạng nước ta lúc bấy giờ
- Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều theo xu hướng vô
sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế cộng sản.
- Do có sự quan tâm giúp đỡ của Quốc tế cộng sản
Và uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa sự thành lập Đảng?(Vì sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ
đại của cách mạng Việt Nam?)
Trả lời:
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của
nhân dân ta, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới
- Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy
nhất của Đảng cộng sản Việt Nam-một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có
tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung.
- Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng
- Đảng ra đời cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng
thế giới
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển
nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam
- Liên hệ: Thực tế, sau khi Đảng ra đời với đường lối đúng đắn đã lãnh đạo cách mạng tháng
Tám thành công, kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tháng lợi. Ngày nay Đảng tiếp tục lãnh
đạo đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đạt nhiều thành tựu to lớn.
Câu 4: Nêu nội dung và ý nghĩa của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng-(Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng)
Trả lời:
1. Nội dung:
- Tại Hội nghị thành lập ĐẢNG, một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị là thông
qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tuy còn
sơ lược, song nó đã vạch ra cho cách mạng Việt Nam một đường lối đúng đắn, sáng tạo.
15
* Về tính chất của cuộc cách mạng: Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng
của Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản”
* Nhiệm vụ cách mạng: Cương lĩnh nêu: nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp,
bọn phong kiến và phản cách mạng
+ làm cho nước Việt nam được độc lập tự do;
+ lập chính phủ công nông binh;
+ tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc;
+ tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành
cách mạng ruộng đất…
* Lực lượng cách mạng:
+ là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
+ Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập
+ đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
* Mối quan hệ giữa cách mạng Việt nam và cách mạng thế giới(Vấn đề đoàn kết quốc tế):
phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
* Lãnh đạo cách mạng:
Đảng cộng sản Việt nam-đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng
2. Ý nghĩa:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Sự ra đời của cương lĩnh đã giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách
mạng Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX
- Thực tế, với đường lối đúng đắn sáng tạo mà cương lĩnh nêu ra, đảng đã lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám thành công, kháng
chiến chống Pháp, Mĩ…và công cuộc đổi mới đát nước.
* Bài tập vận dụng
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho phong trào giải phóng dân
tộc của nhân dân Việt Nam ở TK XX?
Trả lời: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
Câu 2: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng?
Trả lời:
- Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng
- Phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ đặt ra yêu cầu bức thiết
phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Soạn thảo và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Đó là cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng.
Câu 3: Chứng minh tính đúng đắn sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
(+ Nêu và nhận xét –phân tích nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)
Trả lời:
- Tại Hội nghị thành lập ĐẢNG, một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị là thông
qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tuy còn
sơ lược, song nó đã vạch ra cho cách mạng Việt Nam một đường lối đúng đắn, sáng tạo.
1. Về tính chất cách mạng:
* Nêu nội dung:
* Phân tích(Nhận xét):
- Như vậy cương lĩnh đã vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam phù hợp với
xu thế của thời đại: Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
2. Về nhiệm vụ cách mạng:
* Nêu nội dung:
* Nhận xet:
16
- Những nhiệm vụ trên bao gồm 2 nội dung chống đế quốc và chống phong kiến. - Song
nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh hơn. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn là phải
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc , đáp ứng
nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.
3. Về lực lượng cách mạng:
* Nêu:
* Phân tích:
-Đó là chủ trương tập hợp mọi lực lượng có mâu thuẫn với đế quốc Pháp về quyền lợi dân
tộc, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã
hội Việt Nam.
-Qua đó, Huy động lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập.
4. Về lãnh đạo cách mạng
* Nêu:
* Nhận xét: Việc xác định g/c lãnh đạo như trên là hoàn toàn đúng. Vì giai cấp công nhân là
giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, có đủ điều kiện và khả năng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đi đến thắng lợi.
5. Về vấn đề mối quan hệ cách mạng việt Nam với cách mạng thế giới
Điều này là hoàn toàn đúng vì: giai cấp tư sản ở các nước đế quốc câu kết với nhau để đàn áp
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước chính quốc và phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa. Như vậy, giai cấp công nhân ở các nước đế quốc và nhân dân
các nước thuộc địa có chung kẻ thù là đế quốc . Cho nên muốn cách mạng thắng lợi, nhân dân
các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với vô sản thế giới.
* Kết luận: Khẳng định lại ý nghĩa của cương lĩnh
Câu 4:Phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam?
Vấn đề này được đề cập như thế nào trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
Tra lời:
1. Phân tích thái độ và khả năng cách mạng …: Trình bày các giai cấp trong xã hội
2. Vấn đề này được đề cập như thế nào trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Trên cơ
sở phân tích thái độ và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội, trong cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng cách mạng bao gồm: (Nêu và nhận xét vấn
đề lực lượng cách mạng trong cương lĩnh)
17
[...]... triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời Trong đó, tiêu biểu là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt nam cách mạng than niên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam 1 Sự ra đời : Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt nam cách mạng thanh... mạng Việt Nam? ) Trả lời: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân ta, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới - Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. .. Vì giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, có đủ điều kiện và khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi 5 Về vấn đề mối quan hệ cách mạng việt Nam với cách mạng thế giới Điều này là hoàn toàn đúng vì: giai cấp tư sản ở các nước đế quốc câu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước chính quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các... thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt nam - Góp phần quan trọng chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng III Việt Nam quốc dân đảng : đã nêu trong phần phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản E ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI *Bài tập cơ bản Câu 1 : Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dẫn đến Hội nghị hợp nhất(1 -1930) ?Sự ra đời của các tổ chức cộng sản có... thành lập 1 chính đảng theo tư tưởng cách mạng của Nguyễn Âi Quốc - Từ những năm 1928-1929 qua phong trào vô sản hoá, phong trào cách mạng dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản ở nước ta phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự tổ chức và lãnh đạo ở trình độ cao hơn Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo phong trào Yêu cầu thành lập 1 chính đảng của giai cấp vô sản được đặt ra Vì... của phong trào cách mạng Việt nam đẫn tới sự tan rã của Hội Việt nam cách mạng thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đưa đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản-tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam 1 Hoàn cảnh : - 6-1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, sau khi ra đời hội có những hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac-lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính Đảng của giai. .. Đảng(6/1929), An Nam cộng sản Đảng(8/1929) 3 Ý nghĩa-Vai trò của tổ chức này - Nhờ hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá rộng rãi vào nước ta Qua đó thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phat triển - Hoạt động của Hội có tác dụng chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam * Bài... 1 Tổ chức đó là : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 2 Vai trò của tổ chức này đối với sự thành lập Đảng - Nhờ hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá rộng rãi vào nước ta Qua đó thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phat triển - Hoạt động của Hội có tác dụng chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Đây là tổ chức tiền... Việt Nam cách mạng thanh niên trở thành tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam Câu 4 : Vì sao nói Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam ? Trả lời : 1 Nêu sự ra đời 2 Giải thích a Thông qua hoạt động của Hội đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của đảng cộng sản Việt nam - 6/1925 - Đầu 1927 - Từ cuối 1928 b Những hoạt động của Hội Việt Nam. .. cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt nam - Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta, chứng tỏ tư tưởng vô sản đã giành được ưu thế trong phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta - Chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở nước ... Yên Bái(2/1930) Việt Nam quốc dân Đảng lãnh đạo Câu 6: Trình bày nhân xét phong trào dân tộc dân chủ Việt nam 1919-1925? Trả lời Trình bày phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 Việt nam 1919-1925... mạng Việt Nam? ) Trả lời: - Đảng cộng sản Việt Nam đời kết tất yếu đấu tranh dân tộc giai cấp nhân dân ta, sản phẩm kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân phong trào yêu nước Việt Nam. .. khởi nghĩa Yên Bái có ý nghĩa lịch sử lớn Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng a Sự đời: - Do phát triển trào lưu dân tộc dân chủ ảnh hưởng tư tưởng tư sản từ bên dội vào, ảnh hưởng chủ nghĩa Tam dân