Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
233 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
-------
Chuyên đề:
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Họ và tên: Lương Thị Minh Thu
GV trường THPT Bình Xuyên
Môn: Địa lý
Năm học: 2013-2014
1
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I/ Tác giả chuyên đề: Lương Thị Minh Thu,
Tổ phó Tổ Hoá- Sinh-Địa Trường THPT Bình Xuyên
II/ Đối tượng học sinh bồi dưỡng
- Học sinh lớp 12
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 3 tiết
III/ Mục tiêu chuyên đề
1. Kiến thức
- Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng
với ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các
hướng hoàn thiện.
- Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hoá
đó.
- Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay
đổi vai trò của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được sơ đồ và biểu đồ.
- Phân tích bản đồ công nghiệp chung để trình bày về các khu vực tập trung
công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu
ngành của chúng trong mỗi khu vực.
3. Thái độ
- Nhận thức được vị trí, vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế đất
nước, vùng kinh tế.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường
- Vấn đề môi trường ở một số vùng công nghiệp phát triển: sự suy giảm và
biện pháp khắc phục.
IV/ Hệ thống kiến thức.
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất
từng ngành(nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được
hình thành phù hợp với các điều kiện trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất
định.
- Cơ cấu ngành CN
+ Khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành: gồm 29 ngành thuộc 3 nhóm: CN
khai thác; CN chế biến; CN sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt. (CN chế biến
chiếm tỉ trọng lớn nhất : 83,2%)
+ Nguyên nhân: kết quả của quá trình CNH đã và đang diễn ra ở nước ta.
- Trong đó nổi lên một số ngành CN trọng điểm
+ Khái niệm: Là ngành công nghiệp có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao
về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế
khác
+ Các ngành: CN năng lượng; CN chế biến LT - TP; dệt may; SX vật liệu xây
dựng; hóa chất - phân bón - cao su; cơ khí - điện tử…
+ Nguyên nhân: Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hình thành trên
cơ sở thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường
tiêu thụ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành CN theo hướng tích cực nhưng còn chậm:
+ Tăng tỉ trọng CN chế biến để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao.
2
+ Giảm tỉ trọng CN khai thác; CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước..
* Nguyên nhân
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại Đại hội Đảng lần thứ IX
đề ra
- Các ngành công nghiệp truyền thống duy trì được sự ổn định
- Một số ngành công nghiệp mới được hình thành và tăng tỷ trọng.
- Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu tăng nhanh nhằm đảm bảo nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân trong nước và xuất khẩu.
- Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất được chú ý phát triển: TLSX phục vụ
nông nghiệp, xây dựng cơ bản, GTVT,....
- Tồn tại:
+ Tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp chế biến còn chậm.
+ Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa ổn định
nên chủ yếu làm gia công từ nguồn nguyên liệu nhập.
+ Công nghệ và thiết bị chậm đổi mới.
+ Năng suất lao động thấp, chất lượng lượng kém, giá thành cao làm cho sản
phẩm thiếu sức cạnh tranh→ Tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài tràn vào.
- Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành CN:
+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với
cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu
thế chung của khu vực và thế giới
+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm- thuỷ sản, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu
khí; đưa công nghệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh
theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
2. Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ.
a, Hoạt động CN có sự phân hóa theo lãnh thổ:
+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta. Từ Hà Nội,
hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các hướng chuyên môn hoá khác nhau
dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
- HN QL5→ Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng)
- HN QL1 phía Bắc → Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học)
- HN QL3 → Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
- HN QL 2 → Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy)
- HN QL 6 → Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện)
- HN QL 1 phía Nam → Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (dệt , may, điện, vật liệu
xây dựng)
+ Đông Nam Bộ .
- Hình thành một dải công nghiệp: TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
- TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công
nghiệp
- Chuyên môn hoá đa dạng
- Một số ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí,
sản xuất điện, phân đạm từ khí.
3
+ Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất; Vinh; Quy Nhơn;
Nha Trang,…
+ Các vùng khác và miền núi: CN phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc,….
b, Nguyên nhân: là kết quả tác động của nhiều nhân tố
- Những khu vực tập trung thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên,
lao động có tay nghề , thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lý thuận lợi
- Các vùng kém tập trung là do sự thiếu đồng bộ về các nhân tố trên đặc biệt là giao
thông vận tải.
c, Kết quả
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta
(đơn vị: %)
Vùng
Năm 2005
Đồng bằng sông Hồng
19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ
4,6
Bắc Trung Bộ
2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ
4,7
Tây Nguyên
0,7
Đông Nam Bộ
55,6
Đồng bằng sông Cửu Long
8,8
Không xác định
3,5
- ĐNB là vùng chiếm hơn ½ giá trị công nghiệp cả nước
- Chỉ riêng: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL chiếm 84,1% giá trị sản xuất CN cả nước.
- Các vùng còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
- Cơ cấu ngành CN phân theo thành phần kinh tế đa dạng, chia thành 3 nhóm: Kv Nhà
nước, Kv ngoài Nhà nước, Kv có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước (giảm về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm
vi hoạt động ở một số ngành nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với những ngành
then chốt)
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước: Chính sách khuyến khích phát triển các loại
hình kinh tế tư nhân. Từ năm 2000 Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho mỗi năm có
thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỷ trọng do tập trung phần lớn các
ngành công nghệ cao (khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử,
thiết bị văn phòng,….)
+ Nội bộ các thành phần
• Khu vực Nhà nước: giảm tỷ trọng công nghiệp địa phương; tăng tỷ trọng
khu vực công nghiệp trung ương.
• Khu vực Ngoài nhà nước: Giảm tỷ trọng khu vực tập thể, cá thể; tăng tỷ
trọng khu vực tư nhân.
- Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Thành phần kinh tế
1995
2005
Nhà nước
51.990
249.085
Ngoài nhà nước(tập thể, tư nhân, cá thể)
25.451
308.854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25.933
433.110
4
- Nguyên nhân: Các thành phần được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc
phát triển sản xuất. Mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
V/ Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp đặc thù
1/ Các dạng bài đặc trưng
a. Dạng trình bày, phân tích: đăc điểm cơ cấu ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế
của ngành công nghiệp. Đây là dạng bài không khó nhưng yêu cầu học sinh
phải học bài kỹ, nắm vững kiến thức.
b. Dạng chứng minh: Chứng minh ngành công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng,
phân hoá theo lãnh thổ sâu sắc, có sự chuyển dịch,…
c. Dạng so sánh: So sánh các trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp,…
Học sinh phải nhuần nhuyễn kiến thức để tìm ra điểm giống và khác nhau,…
d. Dạng giải thích: Giải thích nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành
công nghiệp, sự phân hoá lãnh thổ,…
e. Dạng bài tập: Ôn luyện kỹ năng biểu đồ, xử lý số liệu, nhận xét, phân tích,…
VI/ Các dạng bài tập thường gặp
DẠNG 1: TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH
1. Theo cách phân chia mới, công nghiệp bao gồm những ngành nào?
* Nhóm ngành công nghiệp khai thác(4 ngành)
- Khai thác than.
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
- Khai thác quặng kim loại.
- Khai thác đá và các mỏ khác.
* Nhóm ngành công nghiệp chế biến (23 ngành)
- Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
- Sản xuất thuốc lá, thuốc lào
- Sản xuất sản phẩm dệt.
- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.
- Sản xuất trang phục.
- Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản.
- Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy.
- Xuất bản,in và sao bản ghi.
- Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Sản xuất các sản phẩm cao su và plastic.
- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất.
- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác.
- Sản xuất kim loại.
- Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc thiết bị).
- Sản xuất máy móc thiết bị.
- Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính.
- Sản xuất thiết bị điện.
- Sản xuất radio,tivi và thiết bị truyền thông.
- Sản xuất dụng cụ y tế,chính xác dụng cụ quang học và đồng hồ.
- Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác.
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.
5
- Sản xuất sản phẩm tái chế.
* Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành)
- Sản xuất và phân phối điện, ga.
- Sản xuất và phân phối nước.
2. Thế nào là cơ cấu ngành công nghiệp ? Cơ cấu ngành công nghiệp gồm các nội
dung gì?
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất từng
ngành(nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình
thành phù hợp với các điều kiện trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định.
- Nội dung cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Tổng thể các nhóm ngành và ngành công nghiệp.
+ Tỉ trọng các nhóm ngành, ngành trong tổng thể nền công nghiệp.
+ Mối quan hệ tương tác giữa các nhóm ngành và ngành công nghiệp.
3. Tại sao cơ cấu công nghiệp phân theo ngành ở nước ta lại có sự chuyển dịch?
+ Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là kết quả tác động của nhiều nhân tố
cụ thể là:
- Đường lối phát triển công nghiệp , đăc biệt là đường lối công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trong giai đoạn hiên nay.
- Chịu tác động mạnh của nhân tố thị trường. Thị trường góp phân điều tiết sản
xuất. Những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó
làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn
lực kinh tế xã hội.
+ Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai
đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như ở nước ta.
4. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Các ngành công nghiệp trọng điểm
có đặc điểm gì?
- Ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả
cao về kinh tế, xã hội, môi trường và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các
ngành kinh tế khác.
- Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm
+ Là những ngành có thế mạnh lâu dài: công nghiệp năng lượng dựa trên thế mạnhvề
tài nguyên thiên nhiên; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản có thế mạnh về
nguyên liệu, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ…; Công nghiệp điện tử,tin học, cơ
khí chế tạo, hoá chất phân bón,…với thế mạnh về kĩ thuật.
+Là những ngành có hiệu quả cao so với các ngành khác.
+Có khả năng lan toả, tác động đến các ngành kinh tế khác.
+Có khả năng tạo ra một thế đứng và góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự
chủ.
5. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta thể hiện như thế nào?
a, Hoạt động CN có sự phân hóa theo lãnh thổ:
+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta. Từ Hà Nội,
hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các hướng chuyên môn hoá khác nhau
dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
- HN QL5→ Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng)
- HN QL1 phía Bắc → Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học)
- HN QL3 → Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
6
HN QL 2 → Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy)
HN QL 6 → Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện)
HN QL 1 phía Nam → Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (dệt , may, điện, vật liệu
xây dựng)
+ Đông Nam Bộ .
- Hình thành một dải công nghiệp: TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
- TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công
nghiệp
- Chuyên môn hoá đa dạng
- Một số ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí,
sản xuất điện, phân đạm từ khí.
+ Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất; Vinh; Quy Nhơn;
Nha Trang,…
+ Các vùng khác và miền núi: CN phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc,….
6. Trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng ĐBSH và vùng phụ cận và
giải thích.
* ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta.
- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các hướng chuyên môn hoá
khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
- HN QL5→ Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng)
- HN QL1 phía Bắc → Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học)
- HN QL3 → Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
- HN QL 2 → Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy)
- HN QL 6 → Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện)
- HN QL 1 phía Nam → Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (dệt , may, điện, vật liệu
xây dựng)
* Giải thích
- Vị trí địa lý: Trung tâm ĐBSH, Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Có Hà
Nội là thủ đô của cả nước.
- Trung tâm ĐBSH, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Nằm trong vùng trọng điểm LT-TP lớn thứ 2 cả nước: nguồn nguyên liệu phong
phú từ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Gần nguồn nhiên liệu và điện lực
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh: Có Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất
phía Bắc, nhiều tuyến giao thông huyết mạch,…
- Lực lương lao động đông, có kỹ thuật đông đảo
- Thu hút vốn đầu tư lớn.
7. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của trung công nghiệp Hà Nội và Thành
phố Hồ Chính Minh.
-
Hà Nội
Quy mô Rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng)
Cơ cấu - Khá đa dạng trong đó có một số
ngành
ngành mang tính lâu đời truyền
thống.
- Các ngành chuyên môn hoá; Cơ
khí, luyện kim đen, sản xuất ôtô,
7
TP Hồ Chí Minh
Rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng)
- Khá hoàn chỉnh, đa dạng.
- Các ngành chuyên môn hoá:
nhiệt điện luyện kim đen, luyện
kim màu, cơ khí điện tử, sản xuất
ô tô, chế biến thực phẩm, dệt -
điện tử, hoá chất, vật liệu xây may, sản xuất giấ xenlulô.
dựng, diệt - may, chế biến thực
phẩm
DẠNG 2: CHỨNG MINH
1. Em hãy chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng.
* Nhóm ngành công nghiệp khai thác (4 ngành)
- Khai thác than.
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
- Khai thác quặng kim loại.
- Khai thác đá và các mỏ khác.
* Nhóm ngành công nghiệp chế biến (23 ngành)
- Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
- Sản xuất thuốc lá, thuốc lào
- Sản xuất sản phẩm dệt.
- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.
- Sản xuất trang phục.
- Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản.
- Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy.
- Xuất bản,in và sao bản ghi.
- Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Sản xuất các sản phẩm cao su và plastic.
- Sản xuất hoá chất cà các sản phẩm hoá chất.
- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác.
- Sản xuất kim loại.
- Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc thiết bị).
- Sản xuất máy móc thiết bị.
- Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính.
- Sản xuất thiết bị điện.
- Sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông.
- Sản xuất dụng cụ y tế chính xác dụng cụ quang học và đồng bộ.
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác.
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.
- Sản xuất sản phẩm tái chế.
* Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện,khí đốt và nước (2 ngành)
- Sản xuất và phân phối điện, ga.
- Sản xuất và phân phối nước.
2. Em hãy chứng minh ngành công nghiệp nước ta có sự phân hoá theo lãnh thổ.
Hoạt động CN có sự phân hóa theo lãnh thổ:
+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta. Từ Hà Nội,
hoạt động công nghiệp toả đi các hướng với các hướng chuyên môn hoá khác nhau
dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
- HN QL5→ Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây
dựng)
- HN QL1 phía Bắc → Đáp Cầu- Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học)
- HN QL3 → Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
- HN QL 2 → Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy)
8
HN QL 6 → Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện)
HN QL 1 phía Nam → Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (dệt , may, điện, vật liệu
xây dựng)
+ Đông Nam Bộ .
- Hình thành một dải công nghiệp: TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
- TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công
nghiệp
- Chuyên môn hoá đa dạng
- Một số ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí,
sản xuất điện, phân đạm từ khí.
+ Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất; Vinh; Quy Nhơn;
Nha Trang,…
+ Các vùng khác và miền núi: CN phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc,….
* Dẫn chứng
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
(đơn vị: %)
Vùng
Năm 2005
Đồng bằng sông Hồng
19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ
4,6
Bắc Trung Bộ
2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ
4,7
Tây Nguyên
0,7
Đông Nam Bộ
55,6
Đồng bằng sông Cửu Long
8,8
Không xác định
3,5
- ĐNB là vùng chiếm hơn ½ giá trị công nghiệp cả nước
- Chỉ riêng: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL đã chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất CN cả nước.
- Các vùng còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể
DẠNG 3: GIẢI THÍCH
-
1. Tại sao việc xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp kinh hoạt lại là phương hướng
quan trọng nhất trong việc hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?
- Sự tồn tại và phát triển các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
yếu tố thị trường (nhu cầu) có vai trò quan trọng.
- Thị trường luôn biến động do sự phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế
chung của khu vực và thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tránh
lãng phí do sản xuất ra các sản phẩm không phù hợp.
- Thị trường là nhân tố điều tiết sản xuất.
- Nước ta đã xây dựng được cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, nhưng chưa linh
hoạt.Vì vậy xây dựng cơ cấy ngành công nghiệp linh hoạt là phương hướng quan trọng
trong việc hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.
2. Dựa trên những cơ sở nào có thể khẳng định sự phân bố lãnh thổ công nghiệp
nước ta ngày càng hợp lý hơn?
Sự phân bố lãnh thổ công nghiệp nước ta ngày càng hợp lý hơn được thể hiện ở chỗ:
9
Ngành công nghiệp của nước ta đã và đang có sự điều chỉnh về phân bố nhằm đạt
hiệu quả cao hơn về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Trước đây, công nghiệp vốn đã nhỏ bé lại phân bố không đều. Đến nay cùng với việc
cải tạo các trung tâm cũ, đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp mới ở các vùng.
- Trong cả nước đã hình thành được các khu vực tập trung công nghiệp, các cụm công
nghiệp với mức độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao.
- Trong cả nước còn hình thành được trung tâm công nghiệp rất lớn như TP.Hồ chí
Minh, các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Biên Hoà…
- Sự phân bố công nghiệp ngày nay cũng rất quan tâm tới yếu tố thị trường, đặc điểm
của từng ngành.
3. Tại sao nước ta có sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp?
Nguyên nhân của sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là do sự khác biệt về
điều kiện tự nhiền và kinh tế-xã hội giữa các vùng.
+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với:
- Có vị trí địa lý thuận lợi.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú; đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
- Nguồn lao động đông và có tay nghề cao.
- Thị trường rộng lớn.
- Kết cấu hạ tầng tốt (đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng
cung cấp điện, nước.)
+ Ngược lại những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì sự thiếu đồng
bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển.
4. Giải thích tại sao ngành công nghiệp của hai trung tâm Hà Nội, TPHCM lại
phát triển mạnh.
Hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TPHCM hội tụ khá đầy đủ các điều kiện
thuận lợi:
Điều kiện
Hà Nội
TPHCM
Vị trí địa lý
Trung tâm ĐBSH, Trong Trong vùng kinh tế trọng
vùng kinh tế trọng điểm điểm phía Nam. Liền kề
phía Bắc
với ĐBSCL
Vai trò
Thủ đô của cả nước
Trung tâm công nghiệp lớn
nhất cả nước
Cơ sở nguyên liệu phong Trong vùng trọng điểm Nằm trong vùng CCN lớn
phú
LT-TPlớn thứ 2 cả nước
nhất cả nước
Cơ sở hạ tầng phát triển Đầu mối giao thông quan CSHT hoàn thiện nhất cả
mạnh
trọng nhất phía Bắc, nhiều nước,đầu mối GTVT quan
tuyến giao thông huyết trọng nhất các tỉnh phía
mạch,…
Nam.
Lực lương lao động kỹ Thành phố đông dân thứ 2 Thành phố đông dân nhất
thuật đông đảo
cả nước, lực lượng lao cả nước, lực lượng lao
động kỹ thuật đông đảo
động kỹ thuật đông đảo
nhất.
Cơ cấu ngành công nghiệp Khá đa dạng, có một số Hoàn chỉnh, có một số
ngành truyền thống, lâu ngành công nghệ cao
đời
10
DẠNG 4: SO SÁNH
1. Hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng.
1. Giống nhau
- Thuận lợi về vị trí địa lí:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung)
+ Là hai cảng lớn của cả nước.
+ Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua.
- Phong phú về tài nguyên biển do giáp biển.
- cở sở hại tầng – cở sở vật chất phục vụ công nghiệp đồng bộ và có chất lượng
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ
- Cơ cấu ngành tương đối đa dạng
2. Khác nhau
Tiêu
Hải Phòng
Đà Nẵng
chí
Quy mô Là trung tâm công nghiệp quy mô Là trung tâm công nghiệp quy mô
lớn (giá trị sản xuất công nghiệp
trung bình (giá trị sản xuất công nghiệp
40 – 120 nghìn tỉ đồng)
4 – 40 nghìn tỉ đồng)
Nguồn - Là đỉnh của tam giác tăng
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
lực
trưởng kinh tế Hà Nội – Hải
miền Trung
(điều
Phòng – Quảng Ninh, thuộc vùng
kiện
kinh tế trọng điểm phía Bắc
phát
- Gần các ngồn nguyên, nhiên
- Xa các nguồn nguyên, nhiên liêu
liệu (nhất là than)
Cơ cấu - Nhiều ngành hơn (7 ngành, theo - Ít ngành hơn (5 ngành theo bản đồ
ngành
bản đồ trang 21)
trang 21)
So với Đà Nẵng: Không có
- So với hải Phòng : Không có luyện
nghành công nghiệp hoá chất
kim, chế biến nông sản, sản xuất vật
liệu xây dựng.
DẠNG 5: BÀI TẬP
1.Cho bảng số liệu:
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành
năm 2000-2007 (Đơn vị: %)
Nhóm ngành
2000
2007
Công nghiệp khai thác
15,7
9,6
Công nghiệp chế biến
78,7
85,4
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
5,6
5,0
Em hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta.
* Nhận xét
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi
với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Nhóm ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng, từ 79,9% năm 1996 lên 83,2 %
năm 2005.
- Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước cũng có xu hướng
giảm tuy có chậm.
* Giải thích
11
+ Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là kết quả tác động của nhiều nhân tố
cụ thể là:
- Đường lối phát triển công nghiệp , đăc biệt là đường lối công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trong giai đoạn hiên nay.
- Chịu tác động mạnh của nhân tố thị trường. Thị trường góp phân điều tiết sản
xuất. Những thay đôi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó
làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn
lực kinh tế xã hội.
+ Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai
đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như ở nước ta.
2. Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1995-2005
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Thành phần kinh tế
1995
2005
Nhà nước
51.990
249.085
Ngoài nhà nước(tập thể, tư nhân, cá thể)
25.451
308.854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25.933
433.110
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế. Nhận xét và giải thích .
- Xử lý số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 19952005
(Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế
1995
2005
Nhà nước
50,3
25,1
Ngoài nhà nước(tập thể, tư nhân, cá thể)
24,6
31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25,1
43,7
- Tính tỷ lệ bán kính
- Vẽ biểu đồ tròn
Nhận xét, giải thích:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước (d/c). Giảm về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp
phạm vi hoạt động ở một số ngành nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với những
ngành then chốt.
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước(d/c). Chính sách khuyến khích phát triển các
loại hình kinh tế tư nhân. Từ năm 2000 Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho mỗi năm
có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời nhất là trong ngành công nghiệp.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỷ trọng (d/c). Chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Tập trung phần lớn các ngành công nghệ cao (khai thác dầu khí,
lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử, thiết bị văn phòng,….)
Các thành phần được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển
sản xuất. Mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
VII/ Bài tập luyện tập
1. Em hãy trình bày đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.
2. Hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành
phần kinh tế của nước ta.
3. Cho bảng số liệu:
12
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh Vĩnh Phúc
năm 1997-2008 (Đơn vị: Tỉ đồng)
Nhóm ngành
1997
2008
Công nghiệp khai thác
3,7
132,2
Công nghiệp chế biến
1011,3
52720,0
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
3,0
48,4
Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
theo bảng số liệu. Nhận xét và giải thích.
VIII/ Kết quả thực hiện: 80% học sinh đạt trên 6 điểm; 20% trung bình 5 điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Átlát Địa lý Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2011.
2. “Hỏi đáp Địa lý 12”, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hoà, NXB Giáo
Dục, 2008.
3. “Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lý Việt Nam”, Lê Thông, Nguyễn Minh
Tuệ, Vũ Đình Hoà, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
4. “Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Địa Lý ”, Phạm Thị Sen,
NXB giáo Dục, 2008.
5. “Một số vấn đề về Địa lý Công nghiệp”, Nguyễn Minh Tuệ, Bộ GD-ĐT,1995.
6. “Sách giáo khoa Địa lý 12”, Lê Thông, NXB Giáo dục, 2009.
7. “Sách giáo viên Địa lý 12”,Lê Thông, NXB Giáo dục, 2009.
8. “Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010”, Tổng cục Thống kê.
9. “Giáo trình Địa lý Kinh tế xã hội Việt Nam”, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh
Đức, NXB Giáo Dục, 2003.
13
[...]... than) Cơ cấu - Nhiều ngành hơn (7 ngành, theo - Ít ngành hơn (5 ngành theo bản đồ ngành bản đồ trang 21) trang 21) So với Đà Nẵng: Không có - So với hải Phòng : Không có luyện nghành công nghiệp hoá chất kim, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng DẠNG 5: BÀI TẬP 1.Cho bảng số liệu: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành năm 2000-2007 (Đơn vị: %) Nhóm ngành 2000 2007 Công nghiệp. .. Công nghiệp khai thác 15,7 9,6 Công nghiệp chế biến 78,7 85,4 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 5,6 5,0 Em hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta * Nhận xét - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới - Nhóm ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng,... công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế của nước ta 3 Cho bảng số liệu: 12 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997-2008 (Đơn vị: Tỉ đồng) Nhóm ngành 1997 2008 Công nghiệp khai thác 3,7 132,2 Công nghiệp chế biến 1011,3 52720,0 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 3,0 48,4 Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Vĩnh... các ngành công nghệ cao (khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử, thiết bị văn phòng,….) Các thành phần được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất Mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN VII/ Bài tập luyện tập 1 Em hãy trình bày đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta 2 Hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. .. biến ngày càng tăng, từ 79,9% năm 1996 lên 83,2 % năm 2005 - Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước cũng có xu hướng giảm tuy có chậm * Giải thích 11 + Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là kết quả tác động của nhiều nhân tố cụ thể là: - Đường lối phát triển công nghiệp , đăc biệt là đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiên nay - Chịu tác động mạnh... sở vật chất phục vụ công nghiệp đồng bộ và có chất lượng - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ - Cơ cấu ngành tương đối đa dạng 2 Khác nhau Tiêu Hải Phòng Đà Nẵng chí Quy mô Là trung tâm công nghiệp quy mô Là trung tâm công nghiệp quy mô lớn (giá trị sản xuất công nghiệp trung bình (giá trị sản xuất công nghiệp 40 – 120 nghìn tỉ đồng) 4 – 40 nghìn tỉ đồng) Nguồn - Là đỉnh của tam giác tăng - Nằm trong... nước(tập thể, tư nhân, cá thể) 25.451 308.854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25.933 433.110 Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Nhận xét và giải thích - Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 19952005 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 50,3 25,1 Ngoài nhà nước(tập thể, tư nhân,... (d/c) Giảm về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động ở một số ngành nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với những ngành then chốt + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước(d/c) Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tư nhân Từ năm 2000 Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho mỗi năm có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời nhất là trong ngành công nghiệp + Khu vực có vốn đầu tư... ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm - Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội + Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như ở nước ta 2 Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 1995-2005... Hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng 1 Giống nhau - Thuận lợi về vị trí địa lí: + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) + Là hai cảng lớn của cả nước + Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua - Phong phú về tài nguyên biển do giáp biển - cở sở hại tầng – cở sở vật chất phục vụ công nghiệp đồng bộ và có chất ... công nghiệp: + Tổng thể nhóm ngành ngành công nghiệp + Tỉ trọng nhóm ngành, ngành tổng thể công nghiệp + Mối quan hệ tương tác nhóm ngành ngành công nghiệp Tại cấu công nghiệp phân theo ngành. .. IV/ Hệ thống kiến thức Cơ cấu công nghiệp theo ngành - Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể tỷ trọng giá trị sản xuất ngành( nhóm ngành) toàn hệ thống ngành công nghiệp Nó hình thành phù... - Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể tỷ trọng giá trị sản xuất ngành( nhóm ngành) toàn hệ thống ngành công nghiệp Nó hình thành phù hợp với điều kiện nước giai đoạn định - Nội dung cấu ngành công