1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề CHUYÊN môn vợ NHẶT KIM lân

33 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 307 KB

Nội dung

Phong cách tác giả Phong cách là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đemđến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ từng chưa có về cuộc đời thông qua nhữngphương thức, p

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN

VỢ NHẶT - KIM LÂN

Người thực hiện: LÊ MINH HẠNH

Giáo viên : Văn

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

Đơn vị: THPT Ngô Gia Tự- Lập Thạch

Đối tượng học sinh: lớp 12

Số tiết bồi dưỡng: 16 (4/30 buổi)

Năm học: 2013 – 2014

Trang 2

A NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT KHI KHAI THÁC TÁC PHẨM TRUYỆN

Đọc hiểu tác phẩm văn học là một công việc khó khăn bởi phải huy động vốnkiến thức về nhiều mặt ( lịch sử xã hội, lịch sử văn học, xã hội học, tâm lí học….)Nhưng có kiến thức chưa đủ, còn phải có cả khả năng cảm thụ, tức là cần có sự nhạybén về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp văn chương Ngoài ra còn phải nắm đượcphương pháp tiếp cận tác phẩm, phương pháp phân tích các khía cạnh của tác phẩm Đối với một truyện ngắn, khi khai thác cần chú ý những vấn đề then chốtsau:

1 Phong cách tác giả

Phong cách là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đemđến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ từng chưa có về cuộc đời thông qua nhữngphương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo Phong cách tác giả không phải qua một tác phẩm là có thể nhận thấy ngay, vì

thế phần tiểu dẫn cho một văn bản văn học trong sách giáo khoa bao giờ cũng giới

thiệu phong cách tác giả của nó Người học khi khai thác tác phẩm cần nắm đượcđiều này để soi chiếu, đánh giá sâu nội dung, nghệ thuật, vị trí của tác phẩm, nét độcđáo của nó so với những tác phẩm khác

3.Các yếu tố nội dung tác phẩm

Niềm hứng khởi của người nghệ sĩ trong sáng tao nghệ thuật, sự thôi thúc mạnh mẽ

từ cả tâm hồn và trí óc khi hướng tới một đối tượng thẩm mỹ nào đó

d Giá trị tư tưởng

Tư tưởng là ý nghĩ và quan điểm chung của tác giả với hiện thực khách quan Trongmột tác phẩm truyện, giá trị tư tưởng bao giờ cũng quy về tư tưởng yêu nước, tưtưởng nhân đạo

4 Các yếu tố nghệ thuật chính

Một truyện ngắn, để truyền tải tốt nội dung, người viết luôn phải quan tâm đếncác yếu tố nghệ thuật, nghệ thuật có sáng tạo, có độc đáo mới phát huy hết giá trị nộidung, mới làm bật lên tư tưởng tình cảm của người cầm bút Người học bắt buộcphải nắm kĩ các yếu tố nghệ thuật của một tác phẩm truyện Bao gồm các yếu tốchính sau:

a Nhan đề

Các nhà thơ, nhà văn khi tạo ra tác phẩm đều có ý thức cao trong việc chọn têngọi cho đứa con tinh thần của mình Nhan đề thường có vai trò thâu tóm nội dung tư

Trang 3

tưởng của tác phẩm, hơn thế nữa nhiều khi nó chính là một yếu tố nghệ thuật làmnên thành công của tác phẩm.

b Cách vào truyện( cách mở đầu)

Gây ấn tượng và cuốn hút người đọc đầu tiên phải là nhan đề, nhưng saunữa phải kể đến là cách vào truyện (cách mở đầu )

Cách mở đầu của truyện ngắn thao túng toàn bộ định hướng phát triển củamạch truyện, nó chất chứa và châm ngòi cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Khai mởcảm xúc, mạch truyện Một mở đầu hay phải ấn tượng, lạ, trở thành điểm tựa cho sựsáng tạo của nhà văn và tạo sức hấp dẫn với người đọc

d Tình huống

Tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc mà trong đó sựviệc diễn ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả đời người.Tình huống truyệncòn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữanhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống Qua tình huống nhà văn bộc lộ tâmtrạng, tính cách, thân phận của nhân vật…Tình huống góp phần thể hiện tư tưởng,tình cảm của người nghệ sĩ một cách sâu sắc

e Cách kết thúc

Kết thúc còn gọi là mở nút Một trong những thành phần của cốt truyện,thường tiếp theo ngay sau đỉnh điểm, đảm nhiệm chức năng thể hiện tình trạng cuối

cùng của xung đột được miêu tả trong tác phẩm Một kết thúc truyện hay là vừa làm

nhiệm vụ kết luận, vừa giải quyết vấn đề mâu thuẫn đường dây, vừa là hình ảnh cuốicùng đọng lại trong tâm trí người đọc, vừa phải gây được ấn tượng sâu sắc Cho nên,nếu tác giả cài được một ý triết lý tích cực rút ra từ nội dung câu chuyện, truyện sẽđược nâng lên bất ngờ

g Cách sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học Ngôn ngữ trong văn họcgiống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc Trong sự lao động củanhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sựgiày vò về ngôn từ Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngônngữ của tác giả

***************************

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cấu trúc đề thi, một đề thường có nhiều câu hỏi Câu hỏi tái hiện kiến thức (2 điểm), câu hỏi vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (5 điểm), vì thế đề thi chỉ hỏi một khía cạnh của tác giả, tác phẩm, chứ không thể hỏi toàn bộ tác phẩm trong một

đề thi được.Giáo viên khi giảng dạy cần cho học sinh khám phá tất cả các khía cạnh của tác phẩm để học sinh có thể nắm bắt sâu kiến thức, như thế khi gặp đề về nó sẽ giải quyết một cách dễ dàng.

Trang 4

B HỆ THỐNG ĐỀ VÀ GỢI Ý LỜI GIẢI

Yêu cầu chung :

- Kiểm tra được hiểu biết của học sinh ở các góc độ sâu của tác phẩm,

- Đánh giá được năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh

- Phát hiện được khả năng tạo lập văn bản, xây dựng bài văn nghị luận

- Phân loại được học sinh

Yêu cầu cụ thể :

- Nắm được những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác

- Nắm được bối cảnh truyện, ý nghĩa của tên truyện

- Tình huống truyện, diễn biến tâm trạng các nhân vật, đặc điểm tính cách, phẩmchất của họ

- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Biết cách cảm thụ những đoạn văn giàu ý nghĩa, những chi tiết nghệ thuật đặc sắc

- Nắm được thành công của nhà văn trong cách mở đầu và kết thúc tác phẩm

- Hiểu được tư tưởng cốt lõi của Kim Lân khi viết Vợ Nhặt

I DẠNG ĐỀ 2 ĐIỂM

Đề 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân và hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Vợ nhặt.

Hướng dẫn

1 Tác giả Kim Lân

Kim Lân, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm.Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941 Tác phẩm của ông được đăng trên

các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa, ) mang tính chất tự truyện nhưng

đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó

Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim ) Các

truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn kể lại một cách sinh động những thú

chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân

trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa

Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn Ông vẫn chuyên

về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã

Trang 5

hiểu biết sâu sắc Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện

ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)

Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn Thế giới nghệ thuật của ông thường tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống và người dân quê bởi ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ Kim Lân

viết truyện có duyên, cách dựng truyện khéo, nhân vật sống như thật trong cuộc đời,

cách viết dân dã mà tinh tế, thuần phác mà tài hoa với nét hóm hỉnh riêng của người từng trải, yêu đời Ông được xem là một trong số ít cây bút viết về nông thôn hay nhất trong văn xuôi hiện đại nước ta

Sinh thời ông sống tại Hà Nội Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi

2.Tác phẩm Vợ nhặt: Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập

Con chó xấu xí (1962) Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư

-được viết ngay sau Cách mạng tháng 8 nhưng dang dở và bị mất bản thảo Sau khihoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắnnày

Đề 2: Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt

Hướng dẫn

Mở bài: Kim Lân là cây bút chuyên về truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn

xuất sắc của ông in trong tập Con chó xấu xí Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm

1945 Nhà văn đã chọn cho tác phẩm của mình một nhan đề giàu ý nghĩa

Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn nhân vật trong truyện thì lại nhặt vợ Nhan đề

chính là một dụng ý nghệ thuật của Kim Lân

+ Nhan đề Vợ nhặt gợi cho người đọc hình dung về thân phận con người, nó

nhỏ bé, nó rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt được ở bất cứ đâu

+ Thực chất, nhan đề Vợ nhặt là để nói về sự khốn cùng, sự thê thảm của nạn

đói năm 1945 Hai từ nhưng nói được rất nhiều về cảnh ngộ, về số phận của nhân vậtTràng cũng như người đàn bà xa lạ

+ Nó cũng bộc lộ sự cưu mang đùm bọc, bộc lộ khát vọng và sức mạnh hướngtới tổ ấm gia đình của người dân

- Vợ nhặt cũng là cách nói ngược tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng.

Có nghĩa nhan đề đã giới thiệu cho người đọc tình huống độc đáo, oái oăm mà Kim

Trang 6

Lân sẽ trình bày trong tác phẩm Từ đó kích thích sự tò mò, gợi những suy ngẫm củangười đọc.

Vợ nhặt - chỉ hai từ, những đã thâu tóm được giá trị nội dung và tư tưởng của toàn bộ

ở xóm ngụ cư Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già Một lần kéo

xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái Vài ngày sau gặp lại, Tràngkhông còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ Việc Tràng nhặt được

vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề

tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau Bà

cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới

Đề 4: Nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt

Hướng dẫn

1 Nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo (nêu tình huống, khẳng định đây là một tình huống lạ, éo le, khó tin nhưng rất thật, gây ngạc nhiên cho mọi người.)

Xây dựng tình huống độc đáo như vậy chính là cơ sở để nhà văn khắc hoạ tính cáchnhân vật, phác hoạ được bức tranh hiện thực, nạn đói khủng khiếp năm 1945 Đề caonhững phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, những con người sống bên cạnh cáiđói cái chết, nhưng vẫn hướng tới cuộc sống, hướng tới tương lai, cưu mang nhaubằng một tình người rất ấm

2 Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, cách dẫn dắt giản dị và chặt chẽ

Mở đầu là bức tranh nạn đói, tiếp đến là hình ảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.Sau đó là sự hồi tưởng của Tràng về việc nhặt đc vợ Rồi mạch truyện chảy xuôi chođến hết

Trang 7

3 Nhà văn trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật Từ đó tạo đượcnhững đoạn đối thoại sinh động (chứng minh bằng đoạn đối thoại giữa Thị vàTràng…)

4 Nghệ thuật dựng cảnh hết sức chân thực(cảnh người đàn bà ăn bánh đúc, Tràngdẫn người vợ về )

5 Nghệ thuật miêu tả tâm lí hết sức tinh tế.(CM)

6 Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể(Trích lời bà cụ Tứ…)

Đề 5: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết truyện

Hướng dẫn Thân bài:

1 Kết truyện không chỉ là bước khép lại tác phẩm mà còn là nơi nhà văn bộc lộtrong đó những dụng ý nghệ thuật sâu xa

Kết thúc các truyện ngắn bao giờ cũng khẳng định được giá trị và sự thành côngtrong nghệ thuật truyện của nhà văn Ta đã từng gặp nhiều cách kết truyện giàu ý

nghĩa như truyện ngắn Hai đứa trẻ với cảnh đợi tàu của chị em Liên; truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao với hình ảnh Chí Phèo chết giãy giụa

trong vũng máu trước cổng nhà Bá Kiến, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thoángnghĩ đến cái lò gạch cũ…

Viết truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân cũng xây dựng được một đoạn kết hết sức độc

đáo gửi gắm ý nghĩa sâu xa của toàn bộ tác phẩm

2 Miêu tả cách kết thúc truyện Vợ nhặt

3 Ý nghĩa:

- Đoạn kết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm Nó

là phát ngôn cho tư tưởng nhân đạo của Kim Lân

- Khép lại tác phẩm là sự hình dung của tràng về những người đói đi phá kho thóccủa Nhật và lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay sau khi nghe câu chuyện của vợ.Hình ảnh này đối lập hoàn toàn với những hình ảnh thê thảm về cuộc sống của ngườinông dân trong nạn đói khủng khiếp được miêu tả ở phần đầu truyện

- Sự hình dung của Tràng là dấu hiệu của sự thức tỉnh Nó cho thấy người nông dân,

dù là mơ hồ, nhưng đã phát hiện ra ánh sáng của cách mạng

- Cách kết thúc ấy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều tích cực của tác phẩm Bởi

mở đầu tác phẩm là cảnh chạng vạng tối nhưng kết thúc lại là buổi sớm mai Sự vậnđộng của tác phẩm từ bóng tối tới ánh sáng, từ đau khổ đến niềm vui Đây cũng là xuhướng vận động của lịch sử Việt Nam Con người khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ,đường cùng sẽ biết tìm đến ánh sáng của cách mạng

- Cách kết truyện như vậy đã thể hiện được dụng ý tư tưởng, nghệ thuật của Kim Lân

khi viết vợ nhặt: Khi đói người ta….sống cho ra người.

Trang 8

ĐỀ 6: Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ sau khi đặt

đũa bát xuống nhìn hai con vui vẻ: Chúng mày đợi u nhá Tao có cái này hay lắm

cơ Cái này hay lắm cơ là cái gì ? Nêu ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó.

Tham khảo đáp án đề thi thử ĐH của trường Ngô Gia Tự:

Câu Ý Nội dung trình bày Điểm

1 Cái này hay lắm cơ

Là cái nồi khói bốc lên nghi ngút - món cháo cám mà bà cụ gọi là chè

khoán.

0,5

2 Ý nghĩa

- Nồi chè khoán gợi nhắc về hiện thực thê thảm của xã hội Việt Nam

trước Cách mạng Tháng tám: Nghèo đói, cùng cực

- Chi tiết gắn liền với tấm lòng của bà mẹ nông dân nghèo: Lạc quan,

yêu thương con, hết lòng vun vén cho hạnh phúc

- Thể hiện dụng ý của Kim Lân khi viết Vợ nhặt: Những người đói,

họ“không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống, dù trong

tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh

phúc, vẫn hướng tới ánh sáng, tin vào tương lai ”.

0,50,50,5

Cùng nội dung với đề trên, có thể có cánh hỏi khác như sau:

Đề 7 : Cảm thụ đoạn văn ngắn sau:

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại Thị điềm nhiên và vào miệng Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem Xóm ta khối nhà còn chả

có cám mà ăn đấy

Hướng dẫn

Kim Lân là cây bút chuyên về truyện ngắn “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của ông in trong tập Con chó xấu xí Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945.Đoạn văn Bà lão đặt đũa….Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy ám ảnh người đọc

bởi tấm lòng, tình cảm cao quý của người mẹ nông dân nghèo,

Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện, miêu tả bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới Bữa cơm trọng đại nhưng chỉ gồm bà cụ Tứ, Tràng và người vợ nhặt.Thức ăn thì có lùm lùm rau chuối thái rối, đĩa muối trắng ăn với cháo,niêu cháo lõng bõng

Trang 9

mỗi người mới được lưng lưng 2 bát đã hết nhẵn Thái độ mọi người trong bữa ăn:

Im lặng, tất cả tránh nhìn mặt nhau

Bữa ăn gần kết thúc, bà cụ Tứ đon đả:

- Chúng mày đợi u nhá Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Đọng lại trong người đọc là hình ảnh nồi Chè khoán, món cháo cám quen thuộc

của nhà nghèo những năm đói 1945 và hình ảnh bà mẹ già lam lũ

Nồi cháo cám của bà cụ Tứ gợi nhắc về hiện thực thê thảm của xã hội VN trước

Cách mạng tháng Tám Cái đói, cái chết ám ảnh, bám riết lấy cuộc đời, số phận

những người dân Dường như không ai thoát khỏi cánh tay đen ngòm của nó Một

không khí ảm đạm tang thương bao phủ xóm làng “ Không khí vẩn lên mùi rác rưởi

và mùi gây của xác người” Đói đến nỗi người ta có thể theo không một người đàn

ông chỉ vì mấy bát bánh đúc ngoài chợ Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ cũng trong

tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết

Nồi cháo cám đi liền với tấm lòng của bà cụ nông dân nghèo gần đất xa trời

Thái độ vui vẻ, đon đả của bà đã xua đi thực tế tăm tối, xua đi cái buồn tủi trước mặt Bà đang nhen nhóm cho các con niềm vui, niềm tin ở tương lai Bà cảm thông, đón nhận đứa con dâu bằng tấm lòng thành thực của người mẹ nông dân nghèo

Cháo cám nghẹn chát trong cổ, nhưng với mẹ nó vẫn: Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.Lời nói của bà mẹ là kết quả của niềm lạc quan, yêu đời, là dụng ý của Kim Lân khi viết Vợ nhặt: Những người đói, họ“không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống, dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng tới ánh sáng, tin vào tương lai

Chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng gây ám ảnh với người đọc Xây dựng đoạn văn Kim Lân thể hiện thái độ tôn vinh ngợi ca đối với phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam Đoạn văn góp phần làm nổi bật tư tưởng nhân văn của truyện

II DẠNG ĐỀ 5 ĐIỂM

Đề 8: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Tràng

Hướng dẫn

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Trong truyện nhà văn Kim Lân đã đặc biệt thành công khi xây dựng nhân vậtTràng, nhất là ở phương diện tâm lí nhân vật

Thân bài:

1 Giới thiệu khái quát nhân vật Tràng và tình huống Tràng nhặt được vợ.

Trang 10

- Tràng là một thanh niên xấu trai, nhà nghèo xơ xác lại là dân ngụ cư (dân ngụ cưtrước đây thường bị khinh bỉ)

- Hơn thế, anh ta lại hơi dở người, thích chơi đùa với trẻ con, có tật hay nói một mìnhhay nói một mình Anh ta có nguy cơ ế vợ, thậm chí không thể lấy được vợ

- Nhưng chỉ bằng mấy bát bánh đúc cộng với vài lời bông đùa mà Tràng có ngaymột người đàn bà về làm vợ

2 Diễn biến tâm lí nhân vật Tràng:

a Khi Tràng có ý định đưa người đàn bà về làm vợ

- Ban đầu, khi có ý định đưa người đàn bà về, không phải Tràng không có chút phân

vân do dự: Mới đầu anh cũng chợn: Thóc gạo thế này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.

- Nhưng sau một thoáng do dự, hắn tặc lưỡi một cái: Chậc! Kệ! rồi đưa người đàn bà

b Trên đường dẫn vợ về nhà

- Tràng đã trở thành một con người khác: Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh

- Trước đôi mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư, trong khi người đàn bà ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia thì Tràng thấy vậy thích chí lắm, cái mặt vênh lên tự đắc với mình Nhưng chính Tràng cũng không khỏi có lúc lúng ta lúng

túng, tay nọ xoa vào tay kia đi bên người đàn bà

- Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế sâu sắc niềm khát khao hạnh phúc của nhânvật Tràng, tình thương giữa những người nghèo khổ đã giúp họ vượt lên tất cả, bất

chấp cái đói cái chết Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả ngày tháng trước mặt Lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên

c Khi về nhà:

- Đầu tiên, anh ta thấp thỏm chờ đợi người mẹ về

- Nhìn thấy bà cụ lọng khọng đi từ ngoài ngõ đi vào anh reo lên vồn vã một cách

Trang 11

d Từ khi có vợ

- Tràng thấy có cái gì lạ lắm đang diễn ra trong mình: Nó ôm ấp mơn man khắp da thịt tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ lên sống lưng.

- Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã đổi khác Trong người hắn lửng lơ êm

ái như vừa từ trong giấc mơ đi ra, Tràng chợt nhận ra xung quanh mình có gì vừa thay đổi, mới mẻ, khác lạ Trong giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy con người ta

bỗng thấy mình trưởng thành Niềm vui sướng và hạnh phúc của Tràng đã gắn liền

với ý thức bổn phận, va trách nhiệm Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng, Một nguồn vui sướng phấn trấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này.

e Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu:

- Sau khi cùng vợ và mẹ xăm xắn quét tước, dọn dẹp nhà cửa, cả ba người quây quầntrong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới Bữa cơm ngày đói thật thảm hại… nhưngtrong lòng Tràng vẫn tràn ngập niềm vui

- Câu chuyện của người vợ đã gợi ra trong óc Tràng hình ảnh đoàn người đói đi cướp kho thóc đang đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm Tràng có cảm giác

ân hận, nuối tiếc, hắn thần mặt ra Đây là hình ảnh gợi niềm tin vào tương lai Tràngcũng như những thành viên trong gia đình của mình đang nghĩ đến một ngày maitươi sáng

3 Nhận xét:

Nhân vật Tràng hiện lên trong tác phẩm là một hình ảnh điển hình cho người nôngdân trong xã hội nước ta trước Cách mạng Tháng 8 Anh nông dân hiền lành thôkệch, là dân ngụ cư, bỗng nhiên nhặt được vợ Câu chuyện khiến người đọc ngỡngàng, ngạc nhiên, nhưng đằng sau nó là những ý tưởng sâu xa:

- Qua nhân vật, nhà văn thể hiện niềm khao khát tổ ấm, khao khát hạnh phúc gia đìnhcủa người nông dân Nhà văn còn thể hiện niềm trân trọng với vẻ đẹp tâm hồn củacon người Trong cái đói cận kề với cái chết nhưng người nông dân vẫn biết dựa vàonhau để sống bằng sự yêu thương đùm bọc, chở che, vẫn hướng về ánh sáng, hi vọngvào tương lai, muốn sống cho ra người

- Lên án, tố cáo chế độ thực dân, phát xít, cũng chính là nhà văn đang đặt niềm tincủa con người vào tương lai

ĐỀ 9: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Hướng dẫn

1 Lai lịch, ngoại hình:

- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già

Gia tài của anh ta, một ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn xung quanh lổn nhổn những búi cỏ dại Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng

mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về

- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch, bước đi ngật ngưỡng, hai bên quai hàm bạnh

Trang 12

ra, rung rung làm cho cái mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.

- Anh ta có nguy cơ ế vợ thậm chí có thể không lấy nổi vợ

2.Tính cách

* Tràng là người vô tư, nông cạn.

- Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình.Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là

ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cườihềnh hệch Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút

- Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát

Đó là lần gò lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc Chủ tâm của anh ta là vui đùa Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được

ăn bánh, Tràng cũng vui vẻ chấp nhận Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhận đưa về nhà để thành… vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng!

* Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng.

-Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình

- Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí.

- Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế

mà Tràng coi thường người vợ của mình Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng không dám suồng sã

Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được: Trong lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng.

* Tràng là một người sống có trách nhiệm.

- Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác Đặc biệt, đối với Tràng, có vợ là bước sang một quãng đời khác: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra

- Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời Khi tiếng trống

thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây

là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay Trong ý nghĩ của anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật

Trang 13

và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ, trong

óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới

=> Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật ngưỡng

trên con đường khẳng khiu luồn qua xóm chợ của những người ngụ cư vào buổi

chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ

đỏ bay phấp phới

3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo, tự nhiên, hấp dẫn

Đề 10: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ Qua đó nhận xét về tấm lòng của người mẹ nông dân nghèo.

Hướng dẫn

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giá trị nhân bản của tác phẩm sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu thiên truyện thiếuvắng nhân vật bà cụ Tứ Tiếp xúc với nhân vật này, thấu hiểu diễn biến tâm lí của bà

cụ, người đọc sẽ dễ dàng trân trọng trước tấm lòng cao quý của người mẹ nông dânnghèo

Thân bài:

1 Khái quát về nhân vật bà cụ Tứ:

Nhân vật này làm sáng lên tư tưởng của Kim Lân trong thiên truyện

2 Phân tích diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ

a Khi Tràng reo lên như một đứa trẻ vồn vã khác thường lúc bà lọng khọng từ ngoài ngõ đi vào, bà phấp phỏng có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà.

Trang 14

b Đến giữa sân bà lão sững lại, bà ngạc nhiên hơn khi thấy trong nhà có mộtngười đàn bà Kim Lân đã rất tinh tế khi diễn tả tâm trạng của bà cụ bằng ngôn ngữ

độc thoại: “Quái! Sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ? Người đàn bà nào kia sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà Ai thế nhỉ?” Sự ngạc

nhiên của bà còn bộc lộ qua bước chân lập cập Bà còn ngạc nhiên hơn khi người đàn

bà này chào mình bằng u

c Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa, bà đã hiểu, “bà lão cúi đầu nín lặng” một sự im lặng chất chứa bao ý nghĩ “Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” Bà cụ nghĩ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì…” Bà cụ khóc

-“trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” đó là dong nước mắt

của tình thương.Vốn đã trải đời, vốn đã hiểu hết những cơ cực, những cay đắng,những khó khăn trong thân phận người dân dưới ách đô hộ của Pháp, Nhật, bà đủ để

hình dung những gì chờ con bà trước mặt “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không” Ý nghĩ ấy gợi cho người đọc nỗi xót xa.

=> Ngòi bút miêu tả của Kim Lân thật tinh tế khi khám phá chiều sâu tâm lícủa nhân vật

Nếu như khi nhận rõ gia cảnh nhà Tràng người đàn bà xa lạ còn đủ sức nénmột tiếng thở dài thì bà cụ khi thấu hiểu cơ sự của con đã không sao giấu nổi nỗi

ngao ngán của mình “Bà lão khẽ thở dài, ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà”.

Từ chỗ thương xót đứa con trai, bà đã chuyển sang thương người đàn bà này Người

mẹ nghèo nhân hậu giàu lòng vị tha cũng rất mực nhạy cảm ấy đã thấu hiểu ngaycảnh ngộ của người đàn bà xa lạ bỗng nhiên trở thành vợ của con trai mình Ngônngữ độc thoại nội tâm của nhân vật một lần nữa lại được phát huy, diễn tả chân thật

những suy nghĩ âm thầm của người mẹ: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được”

Câu chuyện đến đây đã lên tới đỉnh điểm Tất cả các nhân vật đều sống trongtâm trạng căng thẳng Người đọc thì chờ đợi tiếng nói phán quyết của người mẹ

Sau khi khẽ đằng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn nói với các con: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” Nghe lời ấy,

“Tràng thở đánh phào, ngực nhẹ hẳn đi” Lời nói ấy cũng trả lại danh dự là nàng dâu cho người đàn bà “vợ nhặt”.

- Người ta thường bảo người già hay cả nghĩ, bà cụ Tứ cũng vậy, bà vẫn

không hết lo lắng Bà từ tốn dặn nàng dâu: “Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi may ra ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.

=> Như vậy tâm trạng bà cụ Tứ là lẫn lộn buồn vui lo lắng – nhưng niềm vuicủa người mẹ nghèo khổ trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp Nó trở nên héo hắt vìkhông sao thoát ra khỏi nỗi ám ảnh xót thương

Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài Bà lão nghĩ tới ông lão, nghĩ tới đứa con gái út,nghĩ tới cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình Nhưng nổi bật trong tâm trạng của

Trang 15

cụ là tấm lòng xót thương, buồn tủi: “Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót” Cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà rất mong dâu con mình hoà thuận:

“Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy” Bà cụ

Tứ nghẹn lời không nói được nữa, “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng” Bà lão tủi:

“Người ta dựng vợ gả chồng lúc…còn mình thì ” Bà cũng tủi bởi trong hoàn cảnh

này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có được và cũng bởi nghèo quáchẳng có tiền làm mấy mâm mời bà con

=> Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, Kim Lân đã miêu tả thành công cácnhân vật với những tâm trạng khác nhau, mỗi người một vẻ Người đàn bà thì tủi hổ,Tràng thì phởn phơ, bà cụ Tứ thì vừa ai oán, vừa xót thương vừa lo lắng cho cảnhngộ của các con mình

d Đúng với ý đồ của Kim Lân, không muốn dìm người đọc trong cái buồn cái

khổ cái đói nên nhân vật của ông “không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống dù trong tình huống bi thảm đến đâu dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng tới ánh sáng, tin vào tương lai” Tâm trạng của bà cụ Tứ

diễn biến theo chiều hướng tốt đẹp Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến chogia đình này không khí đầm ấm chưa bao giờ có Trong không khí ấy, bà cụ Tứ trông

nhẹ nhõm tươi tỉnh khác hẳn ngày thường: “Cái mặt bủng beo, u ám ngày thường của bà rạng rỡ hẳn lên” Cùng với nàng dâu, bà xăm xắn quét tước nhà cửa dọn dẹp

sân vườn sạch sẽ

Ý thức về bổn phận và trách nhiệm nảy sinh ở tất cả các thành viên trong gia

đình: “Hình như ai nấy cũng có ý thức rằng: thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn” Người mẹ từng trải và

nhân hậu ấy đã tìm mọi cách để nhem nhóm niềm vui, niềm hi vọng cho dâu con

“Bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau” dù bữa cơm đón nàng

dâu chỉ lùm lùm rau chuối thái rối, đĩa muối trắng, niêu cháo lõng bõng mỗi ngườimới đc lưng lưng 2 bát đã hết nhẵn…

3 Tấm lòng của bà mẹ nghèo:

- Thương con trai, thương con dâu, nghĩ tới bổn phận làm mẹ , bà vừa buồnvừa tủi cực lại vừa lo lắng Nhưng nổi lên ở bà là tình thương, là đức tính nhân hậu,

vị tha Bà là hình ảnh tiểu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam

- Đối với Tràng và người vợ nhặt, bà như một chỗ dựa tinh thần vững chắckhơi gợi niềm tin, đảm bảo cho hạnh phúc gia đình Trong tình cảnh quay quắt củacái đói, cái nghèo thì niềm tin, hi vọng của cụ chính là sức sống kì diệu của người laođộng Họ biết dựa vào nhau, biết đùm bọc, chở che cùng nhau vượt qua bước khókhăn

- Hình ảnh người mẹ nghèo chính là một thành công trong nghệ thuật xâydựng nhân vật của nhà văn Kim Lân Người mẹ ấy đã đển lại niềm cảm thông niềmxúc động trong lòng người đọc

Đề 11:

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật người đàn bà vợ nhặt (nhân vật Thị)

Hướng dẫn

Trang 16

Thân bài:

Đặt các nhân vật vào tình huống vừa kì quặc vừa oái oăm, Kim Lân đã dễdàng bộc lộ diễn biến tâm lí của nhân vật một cách chân thực, đem đến cho thiêntruyện sức hấp dẫn thật sự

1 Khái quát về nhân vật

- Thị - người đàn bà vợ Tràng là nhân vật đáng thương Nếu nhìn bề ngoài tathấy người đàn bà này thật đáng chê cười, nhưng hiểu sâu xa tận tường, ta sẽ dànhcho thị bao sự trân trọng, yêu thương

2 Diễn biến tâm lí nhân vật Thị

- Người đàn bà “chao chát chỏng lỏn” không quê không quán, không ngườithân thích, không tên, không tuổi, rơi vào một tình thế đáng thương phải theo khôngmột người đàn ông xa lạ nghèo, xấu trai lại có phần dở hơi Vì thế trong lòng vừa tủiphận, vừa e thẹn lại vừa ngượng ngùng

* Khi về tới xóm ngụ cư

- Khi về xóm ngụ cư, nếu Tràng với vẻ “phớn phở” thì thị “cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”.

Dáng vẻ ấy của thị không dấu nổi cặp mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư

Người ta thấy Thị thèn thẹn hay đáo để Khi thấy những người xung quanh nhìn dồn

cả về phía mình, Thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia

*Về đến cổng nhà Tràng

Người đàn bà theo nhổn những búi cỏ dại không Tràng trước hết là để có nơi nương tựa, để khỏi chết đói Chính vì thế nên thấy cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn lổn những búi cỏ dại Cái ngực gầy lép của Thị nhô lên nén một tiếng thở dài” Té ra cái gia cảnh của anh chàng mới ban chiều còn vỗ túi khoe rích - bố - cu là

thế này đây

Đáp lại lời thanh minh của Tràng, Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo Đã chấpnhận theo không một anh chàng xấu trai, ế vợ mà vẫn không sao tránh khỏi cái đói

* Khi gặp bà cụ Tứ, Thị lại càng e thẹn, khép nép.

- Thị lí nhí chào u, ngồi mớm ở mép giường.

Qua những chi tiết miêu tả này, Kim Lân đã chứng tỏ sự thấu hiểu đối với tình cảnhtội nghiệp của người vợ nhặt Hoàn cảnh tàn nhẫn xô đẩy, chị có lúc thành ra congcớn, trơ trẽn, châng cháo Nhưng bản chất của chị không phải như vậy, chị chưa mất

đi cái e thẹn, cái tủi hổ khi rơi vào tình cảnh trớ trêu

Giờ đây đứng trước bà mẹ lòng Thị lại càng lo lắng Nhưng người mẹ nghèonhân hậu đã khiến Thị thở phào nhẹ nhõm Thị đã được sống trong danh dự của mộtngười con dâu đích thực

Ngòi bút nhân hậu của Kim Lân không nỡ khoét sâu vào tình cảnh trớ trêu nên

đã đem đến cho Thị niềm vui và hạnh phúc Không tìm được sự no ấm nhưng Thị đãtìm được sự đầm ấm, Kim Lân miêu tả thật cảm động bước chân e thẹn ngập ngừng

Ngày đăng: 23/10/2015, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w