Khi hiểu câu chuyện, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề CHUYÊN môn vợ NHẶT KIM lân (Trang 29)

Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa, bà đã hiểu, bà lão cúi đầu nín lặng - một sự im lặng chất chứa bao ý nghĩ. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu

ra biết bao nhiêu là cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Bà

cụ nghĩ Chao ôi, người ra dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi những

mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Bà cụ khóc trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” đó là dong nước mắt của tình thương.Vốn

đã trải đời, vốn đã hiểu hết những cơ cực, những cay đắng, những khó khăn trong thân phận người dân dưới ách đô hộ của Pháp, Nhật, bà đủ để hình dung những gì

chờ con bà trước mặt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát

này không”. Ý nghĩ ấy gợi cho người đọc nỗi xót xa.

Ngòi bút miêu tả của Kim Lân thật tinh tế khi khám phá chiều sâu tâm lí của nhân vật.

Nếu như khi nhận rõ gia cảnh nhà Tràng người đàn bà xa lạ còn đủ sức nén một tiếng thở dài thì bà cụ khi thấu hiểu cơ sự của con đã không sao giấu nổi nỗi ngao ngán của mình Bà lão khẽ thở dài, ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Từ chỗ thương xót đứa con trai, bà đã chuyển sang thương người đàn bà này. Người mẹ nghèo nhân hậu giàu lòng vị tha cũng rất mực nhạy cảm ấy đã thấu hiểu ngay cảnh ngộ của người đàn bà xa lạ bỗng nhiên trở thành vợ của con trai mình. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật một lần nữa lại được phát huy, diễn tả chân thật những suy nghĩ âm thầm của người mẹ: Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người

ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Câu chuyện đến đây đã lên

tới đỉnh điểm. Tất cả các nhân vật đều sống trong tâm trạng căng thẳng. Người đọc thì chờ đợi tiếng nói phán quyết của người mẹ. Sau khi khẽ đằng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn nói với các con: Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u

cũng mừng lòng...nghe lời ấy, Tràng thở đánh phào, ngực nhẹ hẳn đi. Lời nói ấy

cũng trả lại danh dự là nàng dâu cho người đàn bà vợ nhặt.

- Người ta thường bảo người già hay cả nghĩ, bà cụ Tứ cũng vậy, bà vẫn không hết lo lắng. Bà từ tốn dặn nàng dâu: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng

mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

=> Như vậy tâm trạng bà cụ Tứ là lẫn lộn buồn vui lo lắng – nhưng niềm vui của người mẹ nghèo khổ trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp. Nó trở nên héo hắt vì không sao thoát ra khỏi nỗi ám ảnh xót thương.

Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ tới ông lão, nghĩ tới đứa con gái út, nghĩ tới cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Nhưng nổi bật trong tâm trạng của cụ là tấm lòng xót thương, buồn tủi: Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót. Cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà rất mong dâu con mình hoà thuận: Cốt

làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Bà cụ Tứ

nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Bà lão tủi: Người

ta dựng vợ gả chồng lúc…còn mình thì... Bà cũng tủi bởi trong hoàn cảnh này người

ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có được và cũng bởi nghèo quá chẳng có tiền làm mấy mâm mời bà con.

=> Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, Kim Lân đã miêu tả thành công các nhân vật với những tâm trạng khác nhau, mỗi người một vẻ. Người đàn bà thì tủi hổ, Tràng thì phởn phơ, bà cụ Tứ thì vừa ai oán, vừa xót thương vừa lo lắng cho cảnh ngộ của các con mình.

Thương con trai, thương con dâu, nghĩ tới bổn phận làm mẹ, bà vừa buồn vừa tủi cực lại vừa lo lắng. Nhưng nổi lên ở bà là tình thương, là đức tính nhân hậu, vị tha. Bà là hình ảnh tiểu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Đối với Tràng và người “vợ nhặt”, bà như một chỗ dựa tinh thần vững chắc khơi gợi niềm tin, đảm bảo cho hạnh phúc gia đình. Trong tình cảnh quay quắt của cái đói, cái nghèo thì niềm tin, hi vọng của cụ chính là sức sống kì diệu của người lao động. Họ biết dựa vào nhau, biết đùm bọc, chở che cùng nhau vượt qua bước khó khăn.

Hình ảnh người mẹ nghèo chính là một thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân. Người mẹ ấy đã đển lại niềm cảm thông niềm xúc động trong lòng người đọc.

Đề 19: Bằng cách nào nhà văn đã tạo ra không khí nông thôn năm 1945 (Nói về nghệ thuật)

Hướng dẫn

- Cách để nhà văn tạo ra được không khí nông thôn nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 là: lựa chọn điểm nhìn trần thuật, tức là lựa chọn vị trí để quan sát và kể chuyện.

+ Người kể chuyện giấu mình, bắt đầu kể từ việcTràng dẫn vợ về trong bối cảnh chết chóc của làng quê từ cặp mắt ngạc nhiên của những người dân trong xóm…

+ Cảnh người đàn bà theo Tràng về làm vợ được kể từ điểm nhìn của Tràng. Khi về nhà giới thiệu với mẹ cũng được kể theo con mắt của Tràng. Tiếp đó lại chuyển sang kể theo con mắt của người mẹ - bà cụ Tứ.

+ Cảnh sáng hôm sau ngủ dậy được kể theo cảm giác tràn đầy hạnh phúc của Tràng, sự quan sát của Tràng trước những biến đối của người vợ nhặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn kết vừa được nhìn bằng con mắt của người kể chuyện giấu mình lại vừa được thể hiện qua ý thức của Tràng.

=> Nhận xét: Điểm nhìn trần thuật ấy đã di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhưng luôn dành cho Tràng một vị trí trọng tâm, hé mở cho thấy từ khát vọng hạnh phúc lứa đôi, Tràng đã mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hoạt động chung của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.

Điểm nhìn trần thuật ấy giống như một ống kính có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết, diễn biến có ý nghĩa đặc biệt của truyện. Nó giúp cho Kim Lân dễ dàng tạo ra được không khí nông thôn nước ta năm 1945.

- Phân tích hiện thực nạn đói để chứng minh (giá trị hiện thực.)

Đề 20:

Suy nghĩ của anh – chị về hành động của hai nhân vật nữ trong hai tác phẩm:

1. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạyxuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề CHUYÊN môn vợ NHẶT KIM lân (Trang 29)