Ngày nay ,thế giới đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng king tế với quy mô toàn cầu .Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước ta nói chung ,mà còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động tại nước ta. Chính vì vậy vai trò của các nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình .Một trong những yếu tố quan trọng để làm được điều này chính là việc xác định và xây dựng một cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay .Chính vì vậy trong bài tợp lớn môn Quản trị Doanh nghiệp Em đã chọn đề tài “ Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp –lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”
MỤC LỤC A.MỞ BÀI………………………………………………………………….2 B.NỘI DUNG……………………………………………………………....2 I.Cơ sở lý luận……………………………………………………………….2 1.Khái niệm cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp…………………………2 2.Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp…………………………..2 a.Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định b.Kiểu Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến c.Kiểu cơ cấu quản trị theo chức năng d.Cơ cấu quản trị trực tuyến –chức năng e. Kiểu cơ cấu tổ chức phi hình thể II.Thực tiễn cơ cấu tổ chức quản trị ở Việt Nam……………………………5 C.KẾT LUẬN………………………………………………………………8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.MỞ BÀI Ngày nay ,thế giới đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng king tế với quy mô toàn cầu .Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước ta nói chung ,mà còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động tại nước ta. Chính vì vậy vai trò của các nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình .Một trong những yếu tố quan trọng để làm được điều này chính là việc xác định và xây dựng một cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay .Chính vì vậy trong bài tợp lớn môn Quản trị Doanh nghiệp Em đã chọn đề tài “ Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp –lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” B.NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận 1,Khái niệm cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân)khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là hình thức phân công lao động trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản trị. Cơ cấu tổ chức quản trị, một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, nó có tác động tích cực trở lại việc phát triển sản xuất. 2.Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp a.Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định (Organic Organization Structure) lần đầu tiên được Tom Burns và G.M Stalker đề xướng vào cuối những năm 1950 và mục đích ra đời của lý thuyết này là giúp các nhà quản lý giải quyết được những vấn đề về tổ chức trong bối cảnh hoạt động kinh doanh diễn ra phức tạp, thay đổi liên tục và khó được tiên liệu trước.Đây là kiểu cơ cấu tổ chức không có tính ổn định cao,dựa nhiều vào các yếu tố như:tính ổn định của môi trường ,công nghệ ,văn hóa,quy mô doanh nghiệp … Đặc điểm chung: tính chuyên biệt ,tính chính thức và tính tập trung đều thấp. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là tính hợp tác cao : Hợp tác cả chiều dọc lẫn chiều ngang do không bị ràng buộc rõ ràng bởi trách nhiệm và quyền hạn. Tính tương thích ,linh hoạt cao .Phát huy được trí tuệ của đội ngũ cán bộ và nhân viên ,việc ra quyết định và thực thi cũng rất nhanh chóng, nó đúng trong tình hình diễn biến nhanh và liên tục của hoạt động kinh doanh. Nhược điểm: Tốn kém trong việc thay đổi cơ cấu bộ máy quản trị .Đồng thời cần phải có thời gian thiết lập các mối quan hệ trong lao động. Với cấu trúc dạng này, thông tin hầu như không có định hướng và cũng không có quy định luồng luân chuyển thông tin. Các hoạt động giao tiếp là không theo khuôn khổ và điều này cũng gây rủi ro hỗn loạn thông tin. b.Kiểu Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến Cơ cấu theo thực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý ,trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại ,mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên . Cơ trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng ,tập trung ,thống nhất ,làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doang nghiệp thấp .Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Do đó cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp . c.Kiểu cơ cấu quản trị theo chức năng Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận .Cơ cấu này có đặc điểm là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình . Cơ cấu này có ưu điểm là :Thực hiện chuyên môn hoá các chưc năng quản lý ,thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý ,tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng ,nhiệm vụ giữa các bộ phận .Các quyết định quản trị được đưa ra có độ rủi ro thấp hơn.Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan quản lý cấp trên do đễ làm suy yếu chế độ thủ trưởng ,các nhà quản lý trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực hẹp . d.Cơ cấu quản trị trực tuyến –chức năng Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng .Theo đó ,mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn ,những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến . Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn ,giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý .Tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh , đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp ,cục bộ của các cơ quan chức năng . e. Kiểu cơ cấu tổ chức phi hình thể Đây là kiểu cơ cấu tổ chức hình thành mà trong nhóm nhân viên có những người nổi bật lên không phải do tổ chức chỉ định .Họ được mọi người suy tôn lên và coi đó là thủ lĩnh và ý kiến của họ luôn có ảnh hưởng lớn tới các thành viên khác trong nhóm .Chính vì vậy ,nhà kinh doanh cần phát hiện ra những người này và tác động vào họ ,nhằm thông qua họ lôi cuốn những nhân viên khác làm việc có hiệu quả hơn. Đây là kiểu mô hình cơ cấu không tập thể Ưu điểm của kiểu cơ cấu này là nó ít tốn kém lại đem lại hiệu quả cao Xong hạn chế của kiểu cơ cấu này là phạm vi áp dụng hạn hẹp chỉ phù hợp trong nhóm sản xuất .Bên cạnh đó quản lý theo cơ cấu tổ chức này là dựa nhiều vào tình cảm ,nên sự chuyên nghiệp trong công việc chưa cao II.Thực tiễn cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam Trong thực tế ,tại nước ta hiện nay ,thống kê cho thấy ,nước ta có tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một vị trí rất lớn .Đây là lực lượng chủ yếu trong sản xuất ,có số lượng đông đảo .Thống kê cho thấy ,tại nước ta trên 90% doanh nghiệp trên cả nước và thu hút hơn 50% số lượng lao động tham gia vào sản xuất,đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước ta.Mà ta đã biết ,hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô không rộng ,bộ máy không qúa cồng kềnh và số lượng nhân viên không quá nhiều . Cấu trúc tổ chức là việc phân chia trách nhiệm, sắp xếp công việc của các bộ phận và mối quan hệ quyền hạn giữa các bộ phận trong tổ chức, thường dưới dạng sơ đồ tổ chức. Có những chiến lược được doanh nghiệp đề ra rất đúng nhưng khi triển khai thực hiện, kết quả đạt được không như mong đợi. Việc chọn một cơ cấu tổ chức quản trị phù đóng vai trò dặc biệt quan trọng.Cơ cấu tổ chức quản trị phải phù hợp với quy mô thật của doanh nghiệp ,tương thích với công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng ,tạo điều kiện để doanh nghiệp thay đổi kịp thời đối với những biến động của môi trường bên ngoài ,thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa các bộ phận, không chỉ ra được trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận. Mọi quyết định được đưa ra trong xử lý công việc đều dựa trên quyền hạn hơn năng lực thật sự của từng cá nhân và bộ phận. Đối với những doanh nghiệp nhỏ thì không có nhiều phòng ban như những doanh nghiệp vừa và lớn được,lượng nhân lực cũng không lớn ,chính vì vậy một người phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên trách ,vì vậy đa phần kiểu cơ cấu tổ chức quản trị của những doanh nghiệp này ở nước ta hiện nay là kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến vốn không quá cồng kềnh và phù hợp đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ . Đối với những doanh nghiệp vừa và lớn ,với số lượng các phòng ,các ban có số lượng đông hơn so với doanh nghiệp nhỏ ,thì những doanh nghiệp này có thể tùy thuộc vào quy mô ,nhu cầu mà có thể chọn nhiều các cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phù hợp.Nhưng phổ biến hiện nay đối với nước ta đó là cơ cấu chức năng và cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến –chức năng .Đây là hai cơ cấu tương đối phù hợp đối với những doanh nghiệp vừa ,với nhiều phòng ban và tính chuyên trách cao hơn Ví dụ thực tế như ta có thể lấy đó là công ty Dụng cụ và đo lường cơ khí ,đây là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp thuộc Bộ công thương ,với nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm ,dụng cụ cắt gọt ,phụ tùng cơ khí ,dụng cụ cầm tay … Đây là doanh nghiệp có quy mô vừa điển hình ở Việt Nam hiện nay .Với cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là kiểu cơ cấu trực tuyến –chức năng .Đây là kiểu hỗn hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng ,nhằm phát huy tối đa những hiệu quả tích cực từ hai kiểu cơ cấu này .Vừa có thể tuân thủ tốt chế độ một thủ trưởng mà lại có thể tận dung được sự tham gia trợ giúp của bộ phận chức năng khác * Nhóm quan hệ theo trực tuyến: là hệ thống chỉ huy sản xuất cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng, ca sản xuất, tổ sản xuất ứng với các chức danh giám đốc, các phó giám đốc, quản đốc, đốc công, chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinhdoanh của từng đơn vị và toàn công ty,nhóm quan hệ này là quan hệ theo mệnh lệnh, cấp dưới chỉ chịu nhận mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp còn cấp trên thì chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước công ty. Các phân xưởng sản xuất chỉ nhận mệnh lệnh của phó giám đốc sản xuất và có quan hệ chức năng với các bộ phận phòng ban khác trong công ty, họ không phải nhận mệnh lệnh từ phó giám đốc kĩ thuật hay kinh doanh các phân xưởng chỉ là các đơn vị sản xuất có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật theo nhiệm vụ cụ thể của công ty giao cho. Chức năng chủ yếu của các lãnh đạo trực tuyến là lãnh đạo trực tiếp công nhân sản xuất chỉ thị công nhân viên chức thực hiện kế hoạch và ác biện pháp do các bộ phận chức năng *Nhóm quan hệ theo chức năng Chức năng chung của các phòng ban trong công ty là giúp giám đốc nắm tình hình ,giám sát kiểm tra ,nghiên cứu ,xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất ,hướng dẫn công tác kỹ thuật ,nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và c ấp quản lý phân xưởng, giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông báo các quyết định kiểm tra quá trình hoạt động chung. Theo dõiđể tổ chức công việc không sai lệch với những yêu cầu về kỹ thuật và những điều kiện thời gian.Cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của kế hoạch, của các phương pháp công tác, về chất lượng phục vụ của nó đối với các bộ phận ngành dọc (trực tuyến) . Hệ thống cán bộ chức năng ở cấp phân xưởng như kế hoạch phân xưởng, kỹ thuật phân xưởng, lao động tiền lương chịu sự quản lý trực tiếp về mặt hành chính của quản đốc hoặc phó quản đốc đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ thuật của các phòng ban tương ứng. C.KẾT LUẬN Như vậy,thông qua những tìm hiểu về những lý luận cũng như thực tiễn về cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam đã giúp ta hiểu phần nào về việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản tri doanh nghiệp .Nhìn chung mục tiêu của các doanh nghiệp đều là đạt lợi nhuận tối đa .Để việc hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động được tối đa ,yếu tố hiệu quả của bộ máy tổ chức chiếm phần lớn quyết định đến kết quả .Chính vì vậy,việc áp dụng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là vấn đề hết sức cấp bách và đáng được quan tâm hang đầu ở những doanh nghiệp nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Tổ chức quản lý Trường đại học Quản lý và kinh Doanh 2.Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp 3.Quản lý hoạt đọng kinh doanh 4.Quản trị học DH Kinh tế QD NXB Khoa học và kỹ thuật NXB Thống kê 5.Giáo trình quản trị kinh doanh DH Mở Hà nội 7.Báo diện tử Kinhte.vn 8.Quantri.vn ... nhỏ tới phát tri n đất nước ta nói chung ,mà ảnh hưởng lớn tới phát tri n doanh nghiệp hoạt động nước ta Chính vai trò nhà quản trị đóng vai trò quan trọng việc thúc đẩy phát tri n doanh nghiệp... doanh nghiệp Một yếu tố quan trọng để làm điều việc xác định xây dựng cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp cách đắn phù hợp với phát tri n doanh nghiệp Chính tợp lớn môn Quản trị Doanh nghiệp Em chọn... chức quản trị doanh nghiệp Việt Nam giúp ta hiểu phần việc xây dựng hoàn thiện cấu tổ chức quản tri doanh nghiệp Nhìn chung mục tiêu doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa Để việc hoạt động doanh nghiệp