Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới Câu 55. Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991. Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản là gì ? Hướng dẫn làm bài. 1) Nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản : – Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; thảm hoạ đói rét đe dọa toàn nước Nhật…). Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam, Nhật Bản sau chiến tranh tuy bị lực Đồng minh, thực tế là Mĩ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1952, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại. Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành : Về chính trị: trong thời gian chiếm đóng, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh (SCAP) đã tiến hành: + Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản, xét xử tội phạm chiến tranh. + Ban hành Hiến pháp mới năm 1947 với những qui định quan trọng: Nhật là nước quân chủ lập hiến, thực chất theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản. Ngôi vị Thiên hoàng vẫn được duy trì nhưng chỉ mang tính tượng trưng, Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao gồm hai viện do nhân dân bầu ra. Nhật Bản cam kết từ bỏ tiến hành chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước. (điều 9 Hiến pháp). Đây là một bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của người Nhật. Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết giải tán các “Daibatxư” (các công ty độc quyền lớn mang tính dòng tộc); cải cách ruộng đất, địa chủ sở hữu không quá 3 hécta ; thực hiện các quyền tự do dân chủ như bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, quyền bầu cử, các luật lao động, luật công đoàn… Dựa vào nổ lực của nhân dân Nhật Bản và sự viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục được kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục… Nội dung giáo dục thay đổi căn bản… ; chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm. – Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một trong những nhân tố giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. 2) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991 : *Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973: – Kinh tế : Trong những năm 1952 – 1960: kinh tế phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1970 có sự phát triển thần kì (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, mua bằng phát minh sáng chế. Phát triển khoa học – công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng… – Chính trị : Từ năm 1955, Đảng Dân chủ tự do liên tục cầm quyền, duy trì và bảo vệ chế độ tư bản. Trong những năm 1960 – 1964, chủ trương xây dựng Nhà nước phúc lợi chung, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 – 1970). – Đối ngoại : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, Nhật Bản đã kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9 – 1951). Sau này, Hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viễn. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này trở thành thành viên của Liên hợp quốc… * Tình hình Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 : – Kinh tế: Từ năm 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn. Từ nửa sau năm 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. – Chính trị: Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cầm quyền từ năm 1973 đến năm 1993…, đưa Nhật Bản vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh căng thẳng trong những năm 70 – đầu những năm 80, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được tăng cường. – Đối ngoại: “Học thuyết Phucưđa” (1977) và “Học thuyết Kaiphu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 21 – 9), bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc… 3) Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản : Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, nền công nghiệp hầu như phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài. Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối… Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc… và tâm lí e ngại của một số nước về một “đế quốc kinh tế” Nhật Bản. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa…
Trang 1Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới
Câu 55 Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị lực lượng
Đồng minh chiếm đóng và tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991 Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản là gì ?
Hướng dẫn làm bài
1) Nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản :
– Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; thảm hoạ đói rét đe dọa toàn nước Nhật…) Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam, Nhật Bản sau chiến tranh tuy bị lực Đồng minh, thực tế là Mĩ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1952, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành :
Về chính trị: trong thời gian chiếm đóng, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh (SCAP) đã tiến hành:
+ Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản, xét xử tội phạm chiến tranh
+ Ban hành Hiến pháp mới năm 1947 với những qui định quan trọng: Nhật là nước quân chủ lập hiến, thực chất theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản Ngôi vị Thiên hoàng vẫn được duy trì nhưng chỉ mang tính tượng trưng, Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao gồm hai viện do nhân dân bầu ra Nhật Bản cam kết từ bỏ tiến hành chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước (điều 9 Hiến pháp) Đây là một bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của người Nhật
Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết giải tán các “Daibatxư” (các
công ty độc quyền lớn mang tính dòng tộc); cải cách ruộng đất, địa chủ sở hữu không quá 3 hécta ; thực hiện các quyền
tự do dân chủ như bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, quyền bầu cử, các luật lao động, luật công đoàn… Dựa vào nổ lực của nhân dân Nhật Bản và sự viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục được kinh tế, đạt mức trước chiến tranh
Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947, ban hành Luật giáo dục… Nội
dung giáo dục thay đổi căn bản… ; chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm
– Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một trong những nhân tố giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này
2) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991 :
*Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973:
– Kinh tế : Trong những năm 1952 – 1960: kinh tế phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1970 có sự phát triển
thần kì (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm) Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản Đầu những năm
70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, mua bằng phát minh sáng chế Phát triển khoa học – công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng…
– Chính trị : Từ năm 1955, Đảng Dân chủ tự do liên tục cầm quyền, duy trì và bảo vệ chế độ tư bản Trong những năm
1960 – 1964, chủ trương xây dựng Nhà nước phúc lợi chung, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 – 1970)
– Đối ngoại : Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ Nhờ đó, Nhật Bản đã kí
Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (9 – 1951) Sau này, Hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viễn Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này trở thành thành viên của Liên hợp quốc…
* Tình hình Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991 :
– Kinh tế: Từ năm 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn Từ
Trang 2nửa sau năm 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần
Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới
– Chính trị: Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cầm quyền từ năm 1973 đến năm 1993…, đưa Nhật Bản vượt qua khó khăn
để tiếp tục phát triển Trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh căng thẳng trong những năm 70 – đầu những năm 80, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được tăng cường
– Đối ngoại: “Học thuyết Phucưđa” (1977) và “Học thuyết Kaiphu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 21 – 9), bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc…
3) Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản :
Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, nền công nghiệp hầu như phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài
Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối…
Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc… và tâm lí e ngại của một số nước về một “đế quốc kinh tế” Nhật Bản
Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa…