Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thếvận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, vớinhững tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… để tránh khỏi bịtụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới và thách thức mới Đối vớiViệt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoátập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăngtrưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã
khẳng định ” Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên
ngoài” Quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là tất
yếu
Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trongnền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Nhật Bản là mộtcường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thậpniên 90của thế kỷ XX khiến cho cả thế giới khâm phục Nhiều nước trongkhu vực Châu Á đã phấn đấu noi theo mô hình phát triển của Nhật Bản,trong đó một số nước và lãnh thổ Đông Á đã nhanh chóng trở thành conrồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế –
xã hội, chỉ trong vòng 2 – 3 thập niên.Vì vậy, việc xem xét, nghiên cứu, tìmhiểu học hỏi những chính sách, biện pháp, giải pháp, chiến lược mà chínhphủ Nhật Bản đã sử dụng để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như vậyđối với Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bềnvững cho việc phát triển kinh tế - xã hội
Sau quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản em đã
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”
Vì thời gian ngắn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên nội dungchuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong cácthầy cô chỉ bảo, góp ý để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn
Trang 3MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những vấn đề về cải cách kinh
tế của Nhật Bản, hiệu quả của cuộc các cuộc cải cách đó và sự ảnh hưởngcủa nó tới Việt Nam
Đánh giá bước đầu hiệu quả của các cuộc cải cách đó đối với việcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, Việt Nam và một số tồntại
Trên cơ sở đó để có những giải pháp và tìm ra những ảnh hưởng củacác cuộc cải cách đó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Namnói riêng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải có phương pháp, cách tiếpcận khoa học và phù hợp Cơ sở lý luận thực hiện đề tài chủ yếu dựa vàocác lý thuyết liên quan đến lợi thế so sánh, lý thuyết về phát triển thươngmại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay
III KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Lời nói đầu đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, đề tài.
Chương I, Đề tài tập trung nghiên cứu về Nhật Bản, quá trình cải cách
của Nhật Bản và tầm ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Nhật Bản
Chương II, Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các cuộc cải cách tài
chính của Nhật Bản và hiệu quả của nó
Trang 4Chương III, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của các cuộc cải cách đó và triển vọng phát triểntrong tương lai
Kết luận, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu phần kết luận khẳng định
những kết quả đạt được và một số kiến nghị nhằm nâng cao mối quan hệkinh tế Nhật Bản - Việt Nam trong tương lai
Trang 5CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ
CỦA NHẬT BẢN
I XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xuhướng quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc tế Các nước đang pháttriển (trong đó có Việt Nam) cùng với việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn
để phát triển cũng khuyến khích, đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác với cácnước phát triển trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như mở rộngthị trường, tận dụng các nguồn tài nguyên, lao động, tăng nguồn thu lợinhuận cũng như tăng cường ảnh hưởng với các nước khác và Chính vìnhững lẽ đó mà đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, các cơ quannghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra, tổng kết những kinh nghiệm,những vấn đề lý luận, thực tiễn và dự báo về xu hướng phát triển của nềnkinh tế thế giới trong đó có Nhật Bản và Việt Nam
II NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 1980 ĐẾN NAY
Nhật Bản, một nước nghèo tài nguyên, không thể đánh mất bất kỳmột cơ hội thương mại quốc tế nào nếu đó là cơ hội để phát triển kinh tế vàduy trì một mức sống cao Các chính sách liên quan tới thương mại và đầu
tư do vậy đã chiếm một vị trí nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế Sauthời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, ở Nhật Bản đã nảy sinh hàng loạt vấn đềđòi hỏi nhà nước phải điều chỉnh chính sách và tiến hành cải cách trênnhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…
Phạm vi của đề tài được xác định là những cải cách được tiến hành ởNhật Bản từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay Những cải cách này
đã, đang và sẽ được tiến hành với nội dung và hình thức rất phong phú và
đa dạng, chưa biết được thời gian kết thúc
Trang 6- Những yếu tố (bên trong và bên ngoài) thúc đẩy Nhật Bản cải cách.
Đó là sự đổ vỡ của kinh tế bong bóng, đồng Yên lên giá, hệ thống ngânhàng tài chính lạc hậu, sự già hoá dân số, bộ máy nhà nước yếu kém, tìnhhình chính trị mất ổn định và tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạptác động mạnh tới kinh tế, xã hội Nhật Bản
- Những nội dung cơ bản của cải cách kinh tế ở Nhật Bản, trong đó
bao gồm các chính sách và giải pháp tình thế lẫn các chương trình cải cáchkinh tế một cách toàn diện Đồng thời, đánh gia một số thành công cũngnhư hạn chế của cải cách kinh tế ở Nhật Bản và cuối cùng vạch ra nhữngvấn đề cần được tiếp tục cải cách
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng nợ đã làmcho nhiều nước đang phát triền lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng
Để thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái các nước đang phát triển đã phải cảicách kinh tế theo hướng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửanền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH, hướng về xuất khẩu Và Nhật Bảncũng không là ngoại lệ, từ đầu thập niên 1990 đến nay, nền kinh tế NhậtBản vẫn chưa thoát hẳn ra khỏi cơn suy thoái kéo dài, cho dù cũng đã có sựtăng trưởng trở lại của nền kinh tế với chỉ số dự đoán khoảng 2,4% năm
2003 (tạp chí “Times” số tháng 10/2003)
Sự phát triển không ổn định đi liền với khủng hoảng suy thoái kéodài là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản trong khoảng hơn thậpniên vừa qua khởi đầu của sự phất triển đó được đánh dấu bởi sự đổ vỡ củanền kinh tế bong bóng Nhật Bản vào đầu thập niên 1990 Tăng trưởng kinh
tế (GDP) của Nhật Bản trong những năm 1990 đã suy giảm liên tục vớiđộng thái tăng trưởng rất chậm chạp và thất thường Cụ thể như sau:
- Từ 1990 đến 1996: với động thái tăng trưởng kinh tế: 0,5%; 0,6%;2,8%; và 3,2%
- Từ 1997 đến 1999: tiến dần đến tình trạng trầm trọng của khủng hoảng.Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản được gắn liền với ảnh hưởng tiêu cực
Trang 7của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông á (1997 – 1998) Lần đầu tiên
kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âmliên tục trong 2 năm liền(1997: - 0,7% và 1998: -1,1%).Năm 1999: kinh
tế Nhật Bản phục hồi trở lại nhưng tăng trưởng còn mong manh: 0,7%
- Năm 2000: kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khả quan: 2,4%
- Năm 2001: suy giảm kinh tế trở lại với chỉ số tăng trưởng: -0,4%
- Năm 2002 đến nay: đang phục hồi yếu 1,6%
Về đại thể, các chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm trên đây đã phảnánh khái quát nhất về mặt định lượng của cuộc khủng hoảng kinh tế NhậtBản kéo dài suốt thập niên 1990 đến nay Nếu so với cuộc khuủng hoảngkinh tế 1973 – 1975 của thế giới Tư Bản Chủ Nghĩa, trong đó có Nhật Bảnthì mức độ khủng hoảng lần này còn tồi tệ hơn nhiều (cuộc khủng hoảng
1973 – 1975, năm 1973: tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 8%, đến năm
1974 tuy có bị giảm đột ngột đến mức – 1,2%, song đến năm 1975, lại khôiphục trở lại ngay với tăng trưởng 3%, tiếp đó năm 1976 là 4%, từ đó bìnhquân hàng năm cho đến cuối thập niên 1980 đều đạt tăng trưởng khoảng5%)
Đó là biểu hiện tổng quát nhất của khủng hoảng kinh tế Nhật Bảnqua động thái suy giảm của tăng trưởng GDP hàng năm
III CẢI CÁCH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
Các chính sách và biện pháp cải cách kinh tế ở Nhật Bản kể từ đầuthập kỷ 1990 đến nay có thể được chia thành hai cum chính sách và biệnpháp chủ yếu, đó là các chính sách và biện pháp mang tính chất tình thế, vàcác chương trình cải cách kinh tế một cách cơ bản và toàn diện
1 Các chính sách và giải pháp tình thế
Trước tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài, đồng yênbất ổn định, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng – tài chính, và các vấn đề
Trang 8kinh tế – xã hội khác, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện khá nhiều chínhsách và giải pháp tạm thời để khôi phục và lấy lại sức sống cho nền kinh tế.Các chính sách và biện pháp loại này thực ra đã được áp dụng nhiều lầntrong các thập kỷ trước đây khi nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện suy thoáitheo chu kỳ Nội dung chủ yếu của nó là bơm thêm tiền vào nền kinh tếbằng các chương trình kích thích kinh tế trọn gói, tăng đầu tư vào các côngtrình công cộng, giảm thuế, giảm tỷ lệ lãi suất chiết khấu chính thức,…nhằm kích thích nhu cầu trong nước.
- Các chương trình kích thích kinh tế trọn gói: Đây là một giải pháp
truyền thống mà Chính phủ Nhật Bản thường sử dung để khác phục khủnghoảng chu kỳ Đó là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trìnhkích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông quq việc mỏrộng các công trình công cộng Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ,Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói với tổng chiphí lên tới 107.000 tỷ Yên Đây chính là những biện pháp can thiệp củaChính phủ mà theo lý thuyết của Kêyn thì có thể tạo ra những đòn bẩy chonền kinh tế
- Cắt giảm thuế và xoá matt phần nợ cho các công ty kinh doanh bất động sản: Đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm trợ giúp các công ty
đang đứng trước bờ vực thẳm của sự phá sản sau sự sụp đổ của nền kinh tếbong bóng Ví dụ, Nội các của thủ tướng Obuchi đã thực hiện giảm thuếthu nhập 9.000 tỷ Yên (2%GDP) Mức thuế thu nhập cao nhất của cả cấpquốc gia và cấp địa phương đã được giảm từ 65% xuống còn 50% Sự giảmthuế này được hy vọng là sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và kích thích tinhthần làm việc chung Việc giảm thuế để khuyến khích xây dựng nhà ở cũng
đã được tiến hành một cách rộng rãi Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản đãquyết định giảm tỷ lệ thuế kinh doanh kết hợp cả quốc gia và địa phương từmức 46,36% xuống 40,87% tương đương với 2,4 tỷ tỷ Yên (0,4% GDP).Thông qua các cuộc cải cách và giảm thuế này, Chính phủ hy vọng giảmgánh nặng thuế xuống bằng mức trung bình của các nước đã công nghiệphoá
Trang 9Cùng với quá trình này, việc lập quyết định về ngân sách quốc gia vàcải cách thuế đã đưa vấn đề cơ cấu vào bàn nghị sự Chính phủ đã tăngngân sách về nghiên cứu cơ bản và phát triển 8,1%, các thiết bị thông tinnhư máy vi tính, máy photcoppy kỹ thuật số, và máy điện thoạ kỹ thuật số
sẽ được thanh lý ngay nếu chúng ít hơn 1 triệu Yên Để khuyến khích sửdụng các loại ô tô có hiệu quả và ít gây ô nhiễm môi trường, thuế xe khách
và các loại xe tải tương tự sẽ được giảm đi
Nhằm khuyến khích việc quốc tế hoá đồng Yên, Chính phủ đã banhành hệ thống bỏ thầu mở đối với các trái phiếu ngắn hạn, đây là matt hìnhthức miễn thuế thu nhập đặc biệt đối với các trái phiếu Chính phủ chonhững người không phải cư dân Nhật Bản Chính phủ cũng đã quyết địnhhuỷ bỏ thuế giao dịch chứng khoán và ban hành một hệ thống thuế đã đượccủng cố trong năm 2001
- Giảm lãi suất chiết khấu chính thức: Trước tình trạng sản xuất đình
trệ, nhu cầu đầu tư trong nước giảm sút, Chính phủ Nhật Bản đã liên tụcgiảm lãi suất cho vay chính thức của ngân hàng nhằm kích thích đầu tư.Đây cũng là một trong những hướng cơ bản của chính sách kích cầu trongnước Trong suốt những năm 1990, lãi suất chính thức đã luôn được giảm
đi trước tình trạng kinh tế suy thoái Ngân hàng trung ương Nhật Bản đãduy trì một tỷ lệ lãi suất thấp tới mức chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản(0,5%) trong suốt nhiều năm liên tục và thậm chí hiện nay đã xuống tớimức sấp sỉ con số không nhằm phuch hồi và lấy lại sinh khí cho nền kinhtế
2 Các chương trình cải cách kinh tế một cách cơ bản và toàn diện
Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tếNhật Bản là sự bất cập hay những hạn chế của mô hình kinh tế Nhật Bảntrước bối cảnh mới của tình hình kinh tế quốc tế, sự lạc hậu của hệ thốngngân hàng tài chính mang nặng tính bao cấp, sự cứng nhắc cũng như thiếuminh bạch của bộ máy hành chính trong việc quản lí và điều hành nền kinh
Trang 10tế… Chính vì vậy, để khắc phục một cách triệt để tình trạng kinh tế suythoái đòi hỏi phải tiến hành những cải cách toàn diện hệ thống kinh tế NhậtBản Tuy nhiên, không phải vấn đề này đã được nhận thức và thực hiệnngay từ đầu thập kỷ1990 sau khi những “bong bóng” kinh tế bất đông sảnsụp đổ đẩy nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng
và kéo dài Mà phải đến 1996, sau khi hàng loạt các chương trình kíchthích kinh tế trọn gói, như đã đề cập đến ở trên, không đem lại hiệu quả,Chính phủ Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hashimoto mới banhành một loạt các chương trình cải các liên quan đến nhiều mặt hoạt độngcủa nền kinh tế xã hội Nhật Bản Có 6 chương trình cải cách lớn đã đượcđưa ra, trong đó có 3 chương trình liên quan đến cải cách kinh tế Đó là:Điều chỉnh chính sách kinh tế; Cải cách cơ cấu kinh tế; và Cải cách hànhchính Sau đây là một số nội dung cơ bản nhất của các chương trình cảicách này
Thứ nhất, để thực hiện cải cách cơ câu kinh tế, Chinh phủ Nhật Bản
một mặt đã áp dụng các giải pháp hỗ trợ đối với một số nghành côngnghiệp đang bị sa sút như luyện kim, đóng tầu, hoá chất… nhằm ngăn chặnnguy cơ phá sản của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vựcnày Các giải pháp chủ yếu như tài trợ qua ngân sách, kích thích đổi mớitrang thiết bị qua thực hiện khấu hao nhanh, áp dụng giải pháp miễn thuế
và hỗ trợ thất nghiệp… Mặt khác, Chính phủ đã thực thi các giải pháp đểkhuyến khích đầu tư vào các nghành công nghệ mới như ưu đãi về thuế đểkhuyến khích các hoạt động đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D), thực hiệntrợ cấp cho các chương trình và dự án quan trọng có qui mô lớn, và các dự
án trong các lĩnh vực mới có nhiều rủi ro Chính phủ cũng thực hiện hỗ trợcho công tác nghiên cứu tại các trường, các viện và kêu gọi vốn của khuvực tư nhân tập trung vào nghiên cứu cơ bản, sáng chế quy trình công nghệmới
Thứ hai, cùng với các biện pháp kích cầu của Chính phủ, các công ty
Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt các giải pháp như:
Trang 11+ Cắt giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí lao động Trong suốtnhững năm 1990, các công ty Nhật Bản đã hết sức hạn chế việc tuyển thêmcông nhân mới, giảm công nhân hợp đồng, khuyến khích những người caotuổi về hưu sớm, và ép các xí nghiệp vừa và nhỏ làm thầu khoán phải giảmtối đa các chi phí sản xuất phụ tùng Kết quả là thất nghiệp gia tăng và cáccông nhân thường xuyên còn được tuyển mộ phải làm thêm giờ song tiềnlương lại không được tăng một cach tương ứng Chính vì thế trong suốtnhững năm 1990, những cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm tại các công sởnhà nước lẫn khu vực tư nhân cho những người dân ở Nhật Bản ở độ tuổilao động, đặc biệt là những sinh viên mới và đang chuẩn bị tốt nghiệp ratrường, đã trở nên rất khó khăn Đối với những ai lần đầu tiên đi tìm kiếmcông ăn việc làm thì quả thật là cơ hội rất mỏng manh Bởi vì phần đôngcác công ty Nhật Bản trong những năm này luôn ở trong tình trạng suythoái, họ phải co nhỏ lại quy mô họat động kinh doanh để tránh tổn thất và
sa thải công nhân Một số nhỏ các công nhân được thuyên chuyển tới các xínghiệp vừa và nhỏ với những công việc mang tính chất tạm thời
+ Tiến hành thu hẹp và giảm đầu tư vào nhiều khâu sản xuất cầnnhiều lao động, không còn cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đồng thờichuyển chúng sang các nước Đông Á Đó là các nghành sản xuất phụ tùng
ô tô, lắp ráp đồ điện, điện tử, dệt… Hướng thích ứng này đã dẫn tới nguy
cơ của sự “trống rỗng” nền công nghiệp trong nước mà các sách báo đã đềcập đến rất nhiều Theo các số liệu thống kê của 14 nghành công nghiệp, tỷ
lệ đầu tư ra nước ngoài trong những năm giữa thập kỷ 90 bình quân đều đạttrên 27%, vượt xa mức 1,8% vào năm 1986 Trong đó công nghiệp chế tạotăng mạnh nhất Ví dụ, đằu tư ra nước ngoài trong ngành chế tạo ô tô đã
tăng từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 1995 (Tạp chí “Kinh tế hệ” số
tháng 7/1996) Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài (chỉ mối quan hệ giữatổng
ngạch tiêu thụ của các xí nghiệp ở nước ngoài thuộc ngành chế tạo với tổngngạch tiêu thụ của ngành chế tạo trong nước) đã tăng từ 3% năm 1985 lên6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993, trong đó nghành sản xuất máy điện
Trang 12tăng lên 12,6%, máy móc vận tải tăng lên 17,3% (Sách trắng đầu tư, Hội
Chấn hưng mậu dịch Nhật Bản năm 1995).
+ Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, bán thànhphẩm, và linh kiện, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ những cơ
sở chế tạo của Nhật Bản ở nước ngoài và nâng cao hơn nữa giá cả hàngxuất khẩu để bù lại những thiệt hại do sư tăng giá của đồng Yên gây ra Ví
dụ trong năm 1995, nhiều công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng giá hàngxuất khẩu từ 10 – 15% Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu dễ có điềukiện thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản trong khi đó hàng xuất khẩu
từ Nhật Bản lại khó được chấp nhận hơn đối với người tiêu dùng nướcngoài Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong name 1995 chỉtăng có 2,6%so với 5,1% vào năm 1994, trong khi đó, nhập khẩu tăng tới9,2% so với 8,4% vào năm 1994 Do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng,cán cân mậu dịch thặng dư của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể Song điềuđáng nói là trong khi thặng dư mậu dịch với Mỹ và EU giảm đi thì thặng dưmậu dịch của Nhật Bản với Châu Á vẫn tiếp tục tăng nhanh, chứng tỏ Châu
Á ngày càng trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản
Ví dụ, xuất khẩu của Nhật Bản sang Châu Á trong 6 tháng đầu năm 1995
đã lên tới 99,8 tỷ đôla, cao hơn cả xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ và EU
cộng lại (97,3 tỷ đôla) (Trịnh Ngọc - Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong sự
trì trệ Nghiên cứu Nhật Bản, số 1(5), 3/1996).
+ Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài trong việc nghiêncứu và phát triển các sản phẩm mới Đồng thời tến hành đào tạo lại laođộng, hợp nhất các cơ sở sản xuất không có hiệu quả, hoặc bán lại cho cácnhà đầu tư nước ngoài…
Thứ ba, trong lĩnh vực tài chính, “Bing Bang” được coi là một trong
những cuộc cải cách có vị trí quan trọng hàng đầu Đây là một cuộc cảicách toàn diện, sâu sắc, và triệt để với mục tiêu cơ bản là: làm cho thitrường tài chính Nhật Bản năng động hơn, linh hoạt hơn, tự do hơn, minhbạch, chuẩn mực hơn và có thể sánh vai với những trung tâm tài chính lớn
Trang 13như New York và Luân Đôn Những nội dung chủ yếu của cuộc cải cáchnày là:
+ Mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những người đi vay
+ Cải tiến chất lượng phục vụ của các trung gian tài chính và thúcđẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
+ Phát triển một thị trường đem lại nhiều lợi ích hơn
+ Thiết lập những khung khổ pháp lý và những quy định đáng tincậy cho sự giao dịch bình đẳng, minh bạch
Trên cơ sở những hướng cải cách cơ bản nói trên, Chính phủ NhậtBản đã ban hành và thực hiện hàng loạt các chính sách và biện pháp cảicách cụ thể đối với từng lĩnh vực của hệ thống tài chính Trong đó, đặc biệt
là các chính sách cơ cấu lại Bộ Tài Chính, chính sách tăng cường vai tròcủa Ngân hàng trung ương Nhật Bản, chính sách cơ cấu lại các ngân hàngthương mại, chính sách nới lỏng các quy chế tạo điều kiện cho sự phát triểncủa các thị trường vốn độc lập và sự thâm nhập vào các công việc kinhdoanh lẫn nhau của các cơ quan tài chính nhằm tăng cường khả năng cạnhtranh của chúng, các chính sách về lãi suất tín dụng, tỷ giá đồng Yên, và thịtrường chứng khoán, các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo
hiểm…(Hệ thống tài chính Nhật Bản: những đặc trưng cơ bản và cuộc cải
cách hiện nay; chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003).
Chi tiết quá trình thực hiện cải cách tài chính “Bing Bang” của Nhật Bảnđược chỉ rõ trong bảng sau:
Tiến trình thực hiện “Big Bang” của Nhật Bản
1 Mở rộng sự lựa chọn cho các
nhà đầu tư và các tổ chức tăng
nguồn vốn
Trang 14- Tự do hoá giao dịch vốn và
kinh doanh noại hối trong
nước cũng như ngoài nước
- Thực hiện tài khoản chứng
khoán chung
- Tự do hoá hoàn toàn các
loại chứng khoán
- Giới thiệu việc bán uỷ thác
đầu tư không cần qua quầy
của ngân hàng và các tổ
chức khác
- Tăng khả năng thanh toán
của ABS và các khoản nợ
3/98
12/98
10/99
Trang 15- Tự do hoá mức hoa _ang
của người môi giới
- Cho phép các ngân hàng
phát hành thẳng trái phiếu
và cổ phiếu
10/99 10/99
3 Sử dụng thị trường thân
thiện, nhiều hơn
- Cải tiến mua bán ngoại tệ và
xoá bỏ mức ấn dịnh cho
các loại chứng khoán có
trong danh sách
- Tăng cường chức năng của
thị trường đăng ký qua máy
- Xoá bỏ thuế giao dịch chứng
khoán và thuế ở thị trường
4 Cải tiến khung pháp lý cho
việc trao đổi bình đẳng và
minh bạch
- Thực hiện ngay các biện
pháp hành động đúng
- Tăng cường chế độ công
khai tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp
- Cải cách các tiêu chuẩn về
kế toán: đánh gia kế toán
thị trường bằng điểm
12/98
4/99
3/01
Trang 17CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU
CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở NHẬT BẢN
Có thể thấy tư sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vựcĐông á Nhật Bản đã có những cố gắng xúc tiến mạnh hơn chương trình cảicách nền kinh tế của mình Trên thực tế cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ rõnhững điểm hạn chế trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong hệthống Tài chính Ngân hàng buộc Nhật Bản phải có sự cải cách toàn diện.Nhìn lại các cuộc cải cách trong những năm gần đây ta thấy Nhật Bảnkhông chỉ chú trọng vào phương diện tạo cầu, kích cầu mà còn chú ý cảkhía cạnh cung của nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trên
cơ sởphát triển mạnh các ngành kinh tế kỹ thuật cao
Trên phương diện cầu, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chươngtrình kích thích kinh tế hàng năm nhằm mở rộng đầu tư Bên cạnh đó lànhững cố gắng tập trung giải quyết các khoản nợ khó đòi, nhằm tạo sự lànhmạnh trong hệ thống ngân hàng, kích thích các hoạt động đầu tư tư nhân.Trong các chương trình cải cách của Thủ tướng Nhật Bản trước ôngKoizumi lại chú trọng kích thích đầu tư tư nhân, hạn chế, giảm tài trợ đầu
tư công cộng nhằm tiến tới cân bằng ngân sách Chẳng hạn theo dự toánngân sách năm tài chính 2002, công trái được phát hành không qua 30nghìn tỷ Yên,giảm 10% ODA và giảm đầu tư công cộng 10% Để kíchthích mạnh hơn đầu tư tư nhân chính phủ đã tập trung vào giải quyết nợkhó đòi thông qua một số giải pháp mạnh có tính khả thi như bán lại nợ,cho doanh nghiệp chịu nợ phá sản, ngân hàng tự huỷ bỏ một phần nợ Cùngvới đó thực hiện giảm thuế để kích thích người dân tăng chi tiêu và đầu tưphát triển kinh tế
Trên phương diện cung nhà nước chú ý đẩy mạnh cải cách cơ cấu vàthể chế kinh tế nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệphoạt động Các chính sách Nhà nước tập trung chú trọng phát triển cácnghành công nghệ cao đại diện cho nền kinh tế mới – kinh tế tri thức Xúc
Trang 18tiến chương trình phát triển tổng thể vùng kinh tế nhằm gắn kết các khuvực trong nền kinh tế theo 4 trục chính: Đông – Bắc, ven biển Nhật Bản,ven Thái Bình Dương và trục phía tây Nhật Bản, qua đó phát huy lợi thế sosánh của từng vùng trong hoạt động kinh doanhhợp tac quốc tế Nhật Bảncũng đẩy mạnh tiến trình tự do hoá và hội nhập quốc tế Bên cạnh gia tăngcác hoạt động hợp tác với ASEAN, Nhật Bản cũng từng bước mở cửa thịtrường nội địa và tự do hoá các hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều hơndòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường Nhật Bản.
Điều đáng chú ý trong các cuộc cải cáchgần đây là chú trọng pháttriển kinh tế theo hướng gia tăng nội nhu, láy nội nhu làm động lực pháttriển
I MỘT SỐ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN
Nhìn một cách tổng thể, cải cách kinh tế ở Nhật Bản đã thu đượcnhững kết quả tương đối khả quan Các cuộc cải cách này đã và đang dẫntới những thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Nhật Bản, làm cho khu vực tàichính Nhật Bản đã trở lên có sức cạnh tranh mạnh hơn và, sự thâm nhậpcủa nước ngoài vào nền kinh tế Nhật Bản cũng trở nên ít khó khăn hơn.Các cuộc cải cách này cũng đã dẫn tới sự cơ cấu lại các công ty và sự pháttriển mạnh của các thị trường vốn độc lập Hơn 10 năm trước dây, ngườiNhật Bản không thể nghĩ rằng sự xuất hiện của thị trường vốn sẽ là một lựclượng quan trọng thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế Nhật Bản và làm thayđổi phong cách quản lý truyền thống trong các công ty của Nhật Bản Sự rađời của một ban giám đốc độc lập và quyền lợi của các cổ đông là nhữngvấn đề đáng chu ý hiện nay ở các công ty Nhật Bản Chế độ làm việc suốtđời và trả lương theo thâm niên cũng đã trở nên không còn thích hợp nữa.Nếu như trong những năm 1980, người ta không thể tuyển mộ sinh viêngiỏi từ một trường đại học có tiếng ở Nhật Bản vào làm việc cho một công
ty mà không phải là lớn hoặc không phải Bộ tài chính; và người Nhật Bảncũng không thích thú vào làm việc trong các công ty nước ngoài, thì trong
Trang 19những năm gần đây, tình hình đã hoàn toàn khác Những sự thay đổi này,một phần chính là kết quả của những cuộc cải cách kinh tế trong nhữngnăm 1990, đặc biệt là cuộc cải cách hệ thống tài chính trong những nămgần đây của Nhật Bản.
1 Những tiến bộ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ, Chính phủ Nhật Bản đãban hành khá nhiều giải pháp kích thích cả gói với quy mô lớn cùng với cácluật cải cách tài chính và tỷ lệ lãi suất thấp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế.Những giải pháp này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khuvực kinh tế tư nhân Các nhà lãnh đạo kinh doanh của khu vực tư nhân đãphần nào lấy lại được lòng tin trong việc đưa khu vực tư nhân thành khuvực đi đầu trong việc đem lại sự phục hồi kinh tế cho Nhật Bản Dưới tácđộng của các chính sách cải cách, các tập đoàn công ty của Nhật Bản đã vàđang tiến hành việc cơ cấu lại theo hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hoákinh tế Có 4 tín hiệu chứng tỏ các tập đoàn công ty Nhật Bản đang tựchuyển đổi theo hướng một cơ cấu có khả năng cạnh tranh mạnh hơn
Thứ nhất là có sự thay đổi trong khâu quản lý theo hướng tăng cường
vai trò của những người nắm cổ phần Theo hướng này, các tập đoàn công
ty Nhật Bản được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông, và do đócác hoạt động kinh doanh sẽ trở nên có hiệu quả hơn
Thứ hai là việc thực hiện hệ thống tính toán thống nhất Hệ thống
này đã có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường sự minh bạch cũngnhư buộc các công ty phải tập trung vào những khả năng cốt lõi của họ
Trang 20Thứ ba là các công ty đang xúc tiến việc nâng cao chất lượng lãnh
đạo bằng cách đưa vào các giám đốc từ bên ngoài Bằng cách này các nhàquản lý có thể nghe được nhiều ý kiến khác nhau và không thiên vị vềchiến lược công ty của họ, cho phép họ thực hiện những thay đổi làm tăngkhả năng cạnh tranh hơn Việc làm này cũng góp phần tăng cường vai tròcủa lãnh đạo vì nó tách chức năng kiểm tra khỏi chức năng hoạt động kinhdoanh
Thứ tư, việc quản lý các nguồn nhân lực cũng đang có sự thay đổi.
Nhiều công ty hiện nay nhấn mạnh vào khả năng làm việc hơn là sự thâmniên và thuê mướn suốt đời Ví dụ, theo một nghiên cứu, chỉ có 6,3% ngườiNhật cho rằng hệ thống trả lương theo thâm niên cần được duy trì, trongkhi đó 53,8% cho rằng tiền lương cần được trả trên cơ sở công việc thực
tế
Bên cạnh những nhân tố kể trên, sự phát triển mạnh của đầu tư nướcngoài vào Nhật Bản cũng là một động lực khác cho sự thay đổi cơ cấu cácngành Đặc biệt là cuộc cải cách tài chính Big Bang đã và đang dẫn tớinhững thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản Khu vực tài chính Nhật Bản trởnên có sức cạnh tranh mạnh hơn và sự thâm nhập của nước ngoài vào khuvực này cũng trở nên ít khó khăn hơn Theo các số liệu thống kê, đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nhật Bản trong những năm gần đây đã tăngrất mạnh Trong đó khoảng 34,1% tổng vốn FDI là vào khu vực tài chính,
và khoang 24% vào kỹ thuật thông tin và các ngành thương nghiệp bán lẻ.FDI, ngoài các khoản tiền đầu tư, đã đưa vào Nhật Bản các quan điểm củacác nhà đầu tư và các kiểu quản lý công ty không chỉ mới mà còn có thể ápdụng đối với các xí nghiệp Nhật Bản truyền thống Nếu như trước đâyngười Nhật Bản đã không thích thú làm việc trong các công ty nước ngoài
ở Nhật Bản thì trong những năm gần đây tình trạng này đã được cải thiệnrất nhiều Ví dụ, nhiều người Nhật Bản đã hoan nghênh sự sát nhập củaNissan và Renault nhằm cứu vãn sự sống còn của Nissan, trong khi thừa
Trang 21nhận rằng sự sống còn không thể có được nếu không chấp nhận sự cơ cấulại tập đoàn một cách đau đớn như sa thải công nhân,…
Tất cả những nhân tố kể trên đã góp phần tạo ra một sự chuyển dịchđáng kể trong nội bộ các ngành kinh tế của Nhật Bản Nhiều ngành côngnghiệp mới đã ra đời và phát triển như: Thông tin liên lạc, viễn thông, điện
tử và điện dân dụng…, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã được điềuchỉnh theo hướn thu hẹp sản xuất, hoặc liên doanh liên kết, hoặc tăngcường năng lực sản xuất nhằ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như:
ôtô, sắt thép, xây dựng…(Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối
cảnh toàn cầu hoá, Chủ biên Vũ Văn Hà, Nxb KHXH, Hà Nội, 2002).
Có thể nói rằng, kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay Nhật Bản đã và đang ởtrong một quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sâu sắc Nền kinh tế NhậtBản đang chuyển dịch theo hướng giảm sự can thiệp của Chính phủ và tăngcường sự cạnh tranh của một nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, và theohướng một nền kinh tế mà sự tiến bộ của ký thuật thông tin đang được lanrộng một cách nhanh chóng đem lại những khả năng cạnh tranh mới chocác công ty trên thị trường Trước và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai,nông nghiệp và dệt là những ngành đặc trưng của cơ cấu kinh tế Nhật Bảnkiểu cũ Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại đượcđặc trưng bởi các công ty to lớn đã được thiết lập một cách vững chắc trongnhiều ngành công nghiệp nặng (như luyện kim, chế tạo máy, và hoá chất),
hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn,… Và trongnhững năm gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theohướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào kỹ thuật thông tin để có thể hoạt động cóhiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thếgiới Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã và đang được cải tổ vànâng cấp, có rất nhiều ngành nghề mới đang được hình thành trong nềnkinh tế Nhật Bản Người ta gọi đó là “Kinh tế Nhật Bản kiểu mới” Sựchuyển dịch cơ cấu ngành chính là nhân tố quan trọngnhất tạo ra gươngmặt mới của nền kinh tế Nhật Bản
Trang 222 Những thành tựu trong lĩnh vực cải cách tài chính.
Theo đánh giá chung, cuộc cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản đã thuđược những kết quả bước đầu như: Vai trò và chức năng của hai cơ quanchủ yếu trong hệ thống tài chính là Bộ Tài chính (MOF) và Ngân hàngTrung ương Nhật Bản (BOJ) đã có sự thay đổi về cơ bản với việc tăngcường tính độc lập và quyền tự quyết của BOJ trong việc quản lý và thực
hiện chính sách tiền tệ; Luật Ngân hàng mới đã có hiệu lực và đi vào hoạt
động kể từ năm 1997; nhiều ngân hàng đã tiến hành việc bán những uỷ thácđầu tư; các cơ quan tài chính đã có quyền chủ động hơn trong việc giảiquyết những vấn đề nảy sinh; và rất nhiều công ty kinh doanh chứng khoán
đã được thành lập và đi vào hoạt động Việc hợp nhất, các ngân hàng nhằmlàm tăng sức mạnh tài chính và khả năng lợi nhuận đã được đẩy mạnh Sựthâm nhập của các ngân hàng thương mại và ngân hàng uỷ thác vào kinhdoanh bảo hiểm thông qua các chi nhánh cũng đã được thực hiện…
Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện, cuộc cải cách hệ thống tàichính Nhật Bản bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ Cuộccải cách này đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản.Khu vực tài chính Nhật Bản đã trở nên có sức cạnh tranh hơn, sự thâmnhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nênít khó khăn hơn, các thịtrường vốn độc lập cũng đã được phát triển thêm một bước Các cơ quan tàichính Nhật Bản đã hoàn toàn được tự do trong các hoạt động của mình vàcác phương tiện quản lý tài sản đã được cải thiện một cách có ý nghĩa, sựthâm nhập lẫn nhau về công việc kinh doanh của các ngân hàng, các công
ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, cùng với xu hướng hợp nhất các loại
cơ quan này đã được đẩy mạnh, các thị trường vốn đã được phát triển thêmmột bước, đặc biệt là mạng lưới thị trường thông qua hệ thông trao đổithương mại điện tử và qua Internet; Sự liên doanh, liên kết với nước ngoài
và sự thâm nhập của các công ty ài chính nước ngoài vào Nhật Bản đãđược đẩy mạnh dưới các hình thức như: FDI, mua cổ phần, tham gia trực
Trang 23tiếp vào công việc quản lý của các công ty Nhật Bản và các thị trườngchứng khoán ở Nhật Bản; Và chất lượng quản lý tín dụng của các cơ quan
trong hệ thống tài chính Nhật Bản đã được cải thiện rất đáng kể (Hệ thống
tài chính Nhật Bản: Những đăc trưng cơ bản và cuộc cải cách hiện nay;
chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003).
II NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Mặc dù đã từng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh
tế của Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục (1955 –1973), hệ thống tài chính Nhật Bản mà trong đó các ngân hàng đóng vai tròtrung tâm, kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay đã bộc lộ rất nhiều những yếu kém
và bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước.Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã phải thựchiện khá nhiều chính sách và biện pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tài chínhthích ứng với những đòi hỏi của tình hình kinh tế trong nước và bối cảnhquốc tế mới Tuy nhiên, những giải pháp tình thế được thực hiện trongnhững năm đầu thập kỷ 90 đã chứng tỏ rằng đó không phải là nhữngphương thuốc hữu hiệu đẻ chữa trị căn bệnh “khủng hoảng cơ cấu” kinh tếnói chung và hệ thống tài chính của Nhật Bản nói riêng Chỉ khi chươngtrình “Big Bang” do Thủ tướng Hashimoto khởi sướng và được thực hiện
kể từ tháng 11/1996, hệ thống tà chính Nhật Bản mới thực sự bước vào mộtcuộc cải cách sâu sắc và toàn diện
Đặc điểm nổi bật của hệ thống tài chính Nhật Bản là chủ yếu dựa vàongân hàng nên trước hết chúng ta sẽ đi vào các chính sách, biện pháp để cảicách ngân hàng trung ương (NHTW) và ngân hàng thương mại (NHTM)
1 Các chính sách đối với NHTW và NHTM
Hệ thống tài chính Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đãđược ca ngợi có vai trò sống còn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản
Trang 24trước những năm 1990 Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản thời kỳ đó là nhữngngân hàng lớn nhất trên thế giới: 9 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giớixét về quy mô tài sản là những ngân hàng Nhật Bản Các ngân hàng này cónhững quỹ tiền gửi khổng lồ, chi phí thấp và những đánh giá tín dụng caonhất Chính vì thế, Nhật Bản đã thay đổi hẳn trong những năm 1990 vớinhững món nợ khó đòi khổng lồ của các ngân hàng, kinh tế triền miêntrong vòng suy thoái, giảm phát liên tục trong những năm gần đây Vậylàm thế nào để có thể lập lại trật tự của hệ thống tài chính để ngân hàng cóthể làm tốt vai trò trung gian tài chính của mình trong việc thu hút vốnnhàn rỗi và cung cấp vốn cho doanh nghiệp, thực sự đáp ứng những yêucầu mới trong qua trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá Chương trình cảicách “Big Bang” đã đưa ra những chính sách và biện pháp tương đối toàndiện để đổi mới nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức hệ thốngngân hàng Nhật Bản.
a Đối với NHTW
Như chúng ta đã biết, ngân hàng trung ương là một định chế quản lýnhà nước về tiền tệ – tín dụng Nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia.Song, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, HNTW có thể độclập hay trực thuộc Chính phủ Chẳng hạn ở Mỹ và Đức, thực hiện thể chếNHTW độc lập với Chính phủ Trong thể chế này, Chính phủ không đượccan thiệp vào hoạt động của NHTW Nhưng ở Nhật, Anh, Pháp và một sốnước khác thực hiện thể chế NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ cóảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của NHTW
Khác với tính chất quản lý nhà nước của các bộ, NHTW thực hiệnviệc quản lý nhà nước qua các nghiệp vụ kinh doanh có đem lại lợi nhuận.Song, việc kinh doanh này chỉ là phương tiện nâng cao hiệu suất của côngtác quản lý, chứ không phải là mục đích của hoạt động chính của NHTW
Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế,điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng, nhằm bảo đảm
Trang 25lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo diều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng việclàm và kiềm chế lạm phát Với 3 chức năng cơ bản là: phát hành tiền tệ,ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của nhà nước, NHTW đóng vaitrò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội như điều tiếtkhối lượng tiền trong lưu thông, ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (DOJ) ra đời vào năm 1886 theosáng kiến của Bộ trưởng Tài chính Masayoshi Matsuka Đây là một phầntrong chương trình hiện đại hoá tài chính Nhật Bản của thời Minh Trị Mụctiêu là để cải cách hệ thống tiền tệ, thiết lập một đồng tiền chung trong cảnước, tạo cơ sở cho tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của ngânhàng nói chung Gần 60 năm sau Pháp lệnh BOJ được thay thế bằng mộtluật NHTW mới được thực hiện trong thời kỳ Chính phủ do giới quân sựlắm quyền vào năm 1942 Sự sửa đổi lần đó có thêm vào quyền hạn củaNHTW trong chính sách tiền tệ, nhưng vẫn coi HNTW là một bộ phận của
Bộ Tài Chính Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, BOJ hầu như không có sựthay đổi Hai sáng kiến nhằm cải cách Luật NHTW – một lần vào cuốinhững năm 1950 và một lần nữa vào năm 1965 đều không đem lại kết quả
Vì lúc đó kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao nên các chính trị gia cũngnhư công chúng thấy không quan tâm nhiều tới sự thay đổi Luật NHTW.Điều này mới chỉ được thực sự nghĩ tới khi nền kinh tế đã như một quảbóng căng phồng vào cuối những năm 1980 và khi bong bóng nổ thì nhữngtiếng kêu cứu từ những tổ chức cho vay và của công chúng buộc Chính phủphải có một vài hành động để thay đổi chính sách tiền tệ và hệ thống tàichính Một uỷ ban tư vấn riêng của Thủ tướng Hashimoto và báo cáo đầutiên được công bốvào tháng 11 năm 1996 Sau đó quá trình sửa đổi luật bắtđầu được Uỷ ban Nghiên cứu hệ thống tài chính và Ban Cố vấn trong BộTài chính tiến hành Tháng 2 năm 1997 dự thảo luật được nội các chấpthuận và được 2 viện của Quốc hội thông qua vài tháng sau đó Với tiêu đề
“Tiến tới sự độc lập của BOJ” báo cáo của Uỷ ban Tư vấn đã tổng hợp ýkiến của các quan chức trong BOJ và Bộ Tài chính
Trang 26Luật NHTW mới của Nhật Bản ghi rõ NHTW được độc lập trongchính sách tiền tệ và cụ thể hoá những vấn đề thuộc phạm vi của NHTW.Điều 1 của Luật đưa ra 2 mục tiêu của NHTW là quản lý tiền, ổn định giá
cả, và đảm bảo cung cấp vốn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chínhkhác, duy trì trật tự của hệ thống tài chính Quy định này cho thấy NHTW
là trung tâm của hệ thống thanh toán cũng như là tổ chức để duy trì “trật tựtài chính” Điều 3 của Luật tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự quyết củaNHTW bằng sự độc lập trong quá trình ra quyết định và công bố nội dungcác quyết định Luật cũng quy định chức năng và việc bổ nhiệm các chức
vụ của NHTW Ban trị sự của BOJ sẽ gồm: 1 thống đốc, 2 phó thống đốc, 6thành viên được lựa chọn nằm trong Ban chính sách, 3 kiểm toán viên,6giám đốc điều hành, và một số cố vấn Thống đốc, 2 phó thống đốc, 6thành viên được lựa chọn nằm trong Ban Chính sách, ban này do Nội cácchỉ định với sự đồng ý của 2 viện trong Quốc hội sẽ được ra những quyếtđịnh quan trọng về chính sách tiền tệ và về hệ thống ngân hàng Nhữngkiểm toán viên cũng do Nội các bổ nhiệm, nhưng các giám đốc điều hành
và các cố vấn thì do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm theo sự giới thiệu củaBan Chính sách Luật ghi rõ 6 thành viên được lựa chọn phải là chuyên giakinh tế hoặc tài chính, hoặc những người có kiến thức uyên thâm về kinh tế– xã hội để tăng cường tính minh bạch và có thể hạn chế sự can thiệp của
Bộ Tài chính Như vậy luật mới đã lành mạnh hoá chức năng của BanChính sách tiền tệ, trong tổng số 9 người của ban thì 4 thành viên mới được
bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1998 đều độc lập với Chính phủ Trong BanChính sách tiền tệ, không một thành viên nào có quyền áp đặt quan điểmcủa riêng mình, mọi người đều có thể thẳng thắn nêu ý kiến Bắt đầu từtháng 1 năm 1998, BOJ đã thực hiện các cuộc họp định kỳ 1 hoặc 2 lầntrong một tháng về chính sách tiền tệ, và sau 5 hoặc 6 tuần sẽ công bố côngkhai nội dung các cuộc họp Đây có thể coi là một đột phá để đưa Nhật Bảntiến đến các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch trong hoạt động ngânhàng Ngoài ra, trong việc quản lý nhân sự BOJ đã bãi bỏ quy chế thăngchức tự động hàng năm, tăng cường hiệu quả nguồn nhân lực, áp dụng một
Trang 27cách then trọng hệ thống thăng chức dựa vào sự đóng góp của các cá nhâncho hoạt động của ngân hàng.
Như vậy vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của BOJ đã có nhữngthay đổi đáng kể theo hướng độc lập, tự quyết chứ không phải là tổ chứcchỉ biết thực thi những mệnh lệnh của Bộ Tài chính như trước kia Tuynhiên, những thay đổi này vẫn chưa thể theo kịp các đồng sự phương Tâycủa họ Có những phê phán cho rằng BOJ tuy đã được độc lập trong thựcthi chính sách tiền tệnhưng lại bị hạn chế trong việc quản lý tiền tệ Khi nói
về quan hệ với Chính phủ, Điều 4 của Luật mới lại ghi “tiền mặt và quản lýtiền tệ là một bộ phận trong chính sách kinh tế tổng thể, BOJ cần phải giữquan hệ mật thiết với Chính phủ và trao đổi ý kiến đầy đủ, như vậy thìchính sách tiền tệ mới có sự hài hoà với chính sách kinh tế của Chính phủ”.Điều này có nghĩa là BOJ phải bàn bạc với Bộ Tài chính, và nó khônggiống với đồng sự của họ ở Đức hoặc ở Mỹ, các quan chức của NHTW ở 2nước này không đựoc phép nhận xét công khai về chính sách tài chính ngay
cả khi nó không phù hợp với sự lựa chọn trong chính sách tiền tệ Điều 37
và 38 khi nói về trường hợp cho vay khẩn cấp thì lại thiếu sự phân biệt giữaviệc bảo vệ hệ thống thanh toán của BOJ với sự quan tâm của Chính phủtrong việcgiúp đỡ cho vay đối với các tổ chức Với vai trò người cho vaycuối cùng, về nguyên tắc BOJ chỉ cho những ngân hàng có khả năng trả nợđược vay nhưng điều 37 của Luật lại ghi “khi các tổ chức tài chính thiếuvốn tạm thời ngoài dự đoán do những tai nạn ngẫu nhiên mà không thanhtoán được” thì BOJ có thể cho vay Ngoài ra điều 38 còn nói Bộ Tài chính
có thể yêu cầu BOJ cho vay trong những trường hợp khác như “khi thấycần thiết phải duy trì hệ thống theo trật tự nếu thấy tình trạng kinh doanh vàtài sản của một số tổ chức tài chính có thể có vấn đề dẫn đến phá vỡ trật tựtài chính” Điều đó không nói rõ là BOJ có thể từ chối những yêu cầu hoặcđưa ra điều kiện gì không
Với chức năng là ngân hàng của Chính phủ, NHTW luôn gặp phảinhững vấn đề khó sử trước đây Chính phủ các nước đều đã có lúc gây áplực với NHTW trong việc thay đổi chính sách lãi suất để có những khoản
Trang 28vay với lãi suất thấp hơn cho những hoạt động của Chính phủ Điều 34 nóiBOJ có thể cho vay không cần thế chấp đối với Chính phủ, hoặc mua tráiphiếu hoặc ghi nợ trong giới hạn của Luật Ngân sách mà Quốc hội dặt ra.
Như vậy, việc áp dụng luật NHTW sửa đổi cho phép tạo lập môitrường pháp lý phù hợp với tiêu chwnr quốc tế về quyền tự chủ, tính minhbạch và các nhân tố quan trọng khác của NHTW Đây là những điều kiệncần thiết để chiếm được lòng tin của thi trường Với Luật sửa đổi này phạm
vi can thiệp của Chính phủ với BOJ đã bị thu hẹp, tuy nhiên BOJ cũng phảiluôn duy trì mối quan hệ gần gũi và trao đổi quan diểm với Chính phủ mộtcách đầy đủ để đảm bảo chính sách của BOJ hài hoà với chính sách kinh tếcủa Chính phủ Luật ngân hàng mới nhấn mạnh khái niệm “minh bạch” vớiquy định rằng BOJ sẽ thông báo ra công chúng nội dung các quyết địnhcũng như quá trình ra quyết địnhcó liên quan tới vấn đề quản lý tiền vàngoại hối Có thể thấy cuộc cải cách đối với BOJ tương đối toàn diện vìkhông chỉ về cơ cấu luật pháp bên ngoài mà còn về cấu trúc và động lưcbên trong của nó, tạo điều kiện để BOJ trở thành một ngân hàng hiện đạitheo tiêu chuẩn quốc tế Điều này đã được chứng minh trong thời gian 4năm qua khi BOJ luôn kiên định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ củamình với việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt, can thiệp kịp thời vào thị trườngngoại hối Chẳng hạn, trong thời gian qua khi đồng Yên lên giá quá mức,tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản Chỉ tính từ cuối tháng5/ 2002 đến đầu tháng 7/2002, BOJ đã 7 lần tung đồng Yên ra để mua Đôla
Mỹ và trong lần can thiệp thứ 6, BOJ đã yêu cầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ
và NHTW châu Âu giúp cho việc bán đồng Yên Đây là lần đầu tiên BOJ
có sự phối hợp với NHTW của các nước khác
b Đối với các NHTM
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng
và có thể hiểu đó là một trung gian tài chính đi vay để cho vay Có nhiềuloại hình NHTM như NHTM công, NHTM tư, NHTM trong nước, NHTMnước ngoài, NHTM toàn quốc, NHTM địa phương, NHTM duy nhất hoặc
Trang 29NHTM mạng lưới, dựa trên tiêu thức doanh số người ta phân biệt NHTMnhỏ, NHTM lớn hoặc siêu lớn.
NHTM có 3 chức năng: trước hết, NHTM hoạt động với tư cách làmột trung gian tín dụng Một mặt, thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xãhội bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơquan nhà nước Mặt khác, nó ding chính số tiền đã huy động được để chovay đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi có nhu cầu bổ sung vốn.Thứ hai, NHTM là một trung gian thanh toán vì phần lớn các khoản chi trả
về hàng hoá, dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua ngân hàng Chứcnăng thứ 3 của NHTM là nguồn bổ sung tiền NHTM có thể bổ sung tiềnbằng cách chuyển khoản hay các giấy tờ có giá trị để thay thế cho tiền mặt.Cùng với vai trò độc quyền phát hành giấy bạc NHTW, NHTM góp phầnthoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện giao dịchcủa toàn xã hội Quátrình bổ sung tiền của NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội Song, sốtiền đó được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chếthanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng Khả năng làm tăng tiền củaNHTM phụ thuộc vào các yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dôi
dư và tỷ lệ giữa tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi của xãhội ở hệ thống ngân hàng Việc quản lý hoạt động của NHTM cần đảm bảokhả năng thanh toán thường xuyên đối với khách hàng, bảo đảm mức sinhlời cao, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu bảo đảm khả năng thanhtoán và mức sinh lời cao Muốn vậy, NHTM phải sắp xếp tài sản Có theotrật tự lỏng của chúng để bố trí cơ cấu hợp lý các khoản cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn, đầu tư chứng khoán trung và dài hạn trong mối tươngquan với các nguồn vốn tương ứng bên tài sản Nợ
Cho đến trước những năm1990, hệ thống ngân hàng Nhật Bản nóichung và các NHTM Nhật Bản nói riêng luôn hoạt động dưới chế độ bảo
hộ của Chính phủ Chính phủ đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các ngânhàng dù ở mức thấp nhất Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để có đượcnhiều tiền gửi cho đến những năm 1980 được xem là hết sức hợp lý vì cónhiều đơn xin vay vốn đầy hứa hẹn và một sự đảm bảo lợi nhuận nhất định
Trang 30bằng tiền những quy dịnh về lãi suất của Nhà nước.Tuy nhiên sự ổn địnhlãi suất ngân hàng và quản lý ngân hàng dần dần suy giảm do những thayđổi của môi trường kinh tế trong nước cũng như trên thế giới như: tự dohoá lãi suất, cạnh tranh lớn hơn trong thị trường vốn, đơn xin vay có nhiềuhứa hẹn giảm do nền kinh tế đã phát triển tương đối hoàn chỉnh Sự bảo hộcủa Nhà nước cộng thêm với sự thay đổi trong môi trường tài chính toàncầu đã làm cho phương thức quản lý của các NHTM Nhật Bản trở nên lạchậu, kém hiệu quả Sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng thì hệ thốngngân hàng Nhật Bản thực sự rơi vào khủng hoảng vì sự quản lý lỏng lẻocủa ngân hàng trong việc cho vay tràn lan, không giám sát, không thẩmđịnh chặt chẽ tài sản và tình hình kinh doanh của các công ty dẫn đén sựbùng nổ của các khoản nợ khó đòi Tháng 3 năm 1997, BOJ cũng như BộTài chính mới coi vấn đề nợ khó đòi của các ngân hàng là vấn đề cấp thiết.
Để vực dậy hệ thống ngân hàng, cuộc đại cải cách tài chính “Big Bang” đãđưa ra những giải pháp dài hạn cơ cấu lại các NHTM So với các nước pháttriển khác, các NHTM của Nhật Bản hiện tại khả năng sinh lời thấp, chấtlượng tín dụng chưa cao, trình độ công nghệ và mô hình tổ chức quản lýcòn chưa tốt Vì vậy, để có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập thì cầnphải có kế hoạch tổng thể cơ cấu lại NHTM, cụ thể là:
Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính của cácNHTM Trước hết, phải xử lý triệt để nợ tồn đọng, làm sạch bảng tổng kếttài sản, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% tổng dư nợ theotiêu chuẩn quốc tế thông qua việc thành lập Ban Cơ cấu tài chính cácNHTM và công ty mua bán, giải quyết nợ Tăng vốn điều lệ cho cácNHTM nhằm đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có theo tiêu chuẩn quốc tế
Cơ cấu lại mô hình tổ chức của NHTM, tăng cường sự kiểm tra,kiểm soát để tăng chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo quyền
tự chủ của ngân hàng trong việc ra quyết định Quản lý tín dụng theohướng kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thị trường, giảm dần sự bảo hộcủa nhà nước, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Xây dựng các thiếtchế quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro và tăng năng lực tài chính Đánh giá
Trang 31đúng thực trạngtài chính của các NHTM đồng thời xây dựng chiến lượcđào tạo và sử dụng nhân viên theo hướng đáp ứng được yêu cầu kinhdoanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận Như vậy mới có thể làm cho cácNHTM của Nhật Bản đạt trình độ của các đối tác phương Tây.
Ngoài ra, trong chương trình “Big Bang” còn đưa ra một loạt các cảicách như mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những người đi vay.Trong đó có các biện pháp như xoá bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với nhữngdẫn xuất chứng khoán, giới thiệu tài khoản quản lý tài sản, cho phép cácngân hàng bán các tín thác đầu tư và bảo hiểm, tăng khả năng thanh toántiền mặt của tài sản bằng việc sử dụng chứng khoán dựa vào tài sản, tự dohoá giao dịch vốn xuyên quốc gia và tiền gửi từ nước ngoài về Luật Sửađổi về ngoại hối đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/4/1998
Với mục đích cứu trợ cho những ngân hàng yếu kém, cung với kếhoạch rót 13 nghìn tỷ Yên, Chính phủ còn đề nghị khoản tiền trị giá 50nghìn tỷ Yên trái phiếu bảo đảm của Chính phủ vào tháng 2/1998, trong đó
17 nghìn tỷ Yên sẽ chuyển cho công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản đểthanh toán cho những người gửi tiền tại các ngân hàng không có khả năngthanh toán cho những người gửi tiền tại các ngân hàng không có khả năngthanh toán Cuối tháng 6/1998, Nhật Bản đưa ra sáng kiến thành lập ngânhàng cầu nối để giải quyết các vụ phá sản tài chính Ngân hàng này sẽ kếthừa và quản lý hoạt động của các tổ chức tiền tệ phá sản, đảm bảo quyềnlợi cho người gửi, thanh toán nợ lần, thực hiện các dự án đầu tư và cho vayđối với những khách hàng có khả năng thanh toán cao Ngân hàng này sẽduy trì hoạt động của tổ chức tiền tệ đó trong 2 năm kể từ khi phá sản Sau
2 năm nó có thể chuyển thành ngân hàng quốc doanh mới Chính phủ dựkiến dành 30 nghìn tỷ Yên từ ngân sách cho ngân hàng này làm vốn hoạtđộng, trong đó 17 nghìn tỷ Yên để bảo vệ người gửi và 13 nghìn tỷ Yên đểcho vay và đầu tư Ngoài ra, Chính phủ còn lập ra một quỹ trị giá 22 nghìn
tỷ Yên và một cơ quan kiểm soát tài chính nhằm tăng cường thanh tra,kiểm tra nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản