Chuyên đề 3 Quản trị rủi ro
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-Học phần
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện
PGS.TS BÙI VĂN TRỊNH NHÓM 01
Cần Thơ, 02/2014
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 01
ĐÁNH GIÁ (%) Tham
gia
Đóng góp
1 1360340102002 Nguyễn Thúy Anh 100 100
3 1360340102004 Huỳnh Hoàng Cưng 100 100
4 1360340102005 Nguyễn Quốc Dân 100 100
5 1360340102006 Nguyễn Minh Đăng 100 100
12 1360340102014 Nguyễn Văn Dương 100 100
13 1360340102015 Huỳnh Thị Thùy Dương 100 100
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
Chuyên đề 3 1
QUẢN TRỊ RỦI RO 1
3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO 1
3.1.1 Khái niệm rủi ro 1
3.1.2 Phân loại rủi ro 2
3.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống 2
3.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro 2
3.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động 4
3.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro 4
3.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động 4
3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro 4
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan: 5
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 7
3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 9
3.2.1 Khái niệm 9
3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào: 10
3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay 10
3.2.4 Rủi ro tài chính 10
3.2.4.1 Rủi ro tài chính 14
3.2.4.2 Rủi ro lãi suất 21
3.2.5 Rủi ro trên thị trường chứng khoán 36
3.2.5.1 Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán 36
3.2.5.2 Rủi ro trên thị trường chứng khoán: 40
3.2.5.3 Một số rủi ro phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam 45
3.3 VÍ DỤ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 59
Trang 43.4 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO 63
3.4.1 Mục tiêu 633.4.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro 643.4.3 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản lý rủi
ro kém hiệu quả 643.4.4 Những nỗ lực kiểm soát rủi ro của DN 653.4.5 Các biện pháp kiểm soát rủi ro 66
Trang 5- ĐVXK : Đơn vị xuất khẩu
- ĐVBTTXK : Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
- ĐVBTTNK : Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai 12Bảng 3.2: Quy mô dự án 13
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình DN của tập đoàn VNPT 60
Hình 3.2: Khung quản trị rủi ro DN [9] 63
Hình 3.3: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó rủi ro
thường gặp 66
Trang 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17] 5
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước 16
Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế 17
Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B 23
Trang 9Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt vớihàng ngàn những rủi ro liên quan đến tất cả các khía cạnh của kinh doanh:rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, v.v… Do đó, việc phântích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp nhà lãnh đạo và các doanh nghiệpvượt qua những rủi ro gặp phải Một lãnh đạo thành công luôn có nhữnggiải pháp quản trị rủi ro và điều hành hiệu quả để mang lại lợi ích tối ưucho doanh nghiệp
Chuyên đề quản trị rủi ro này nhằm phân tích nguồn gốc phát sinh vàchỉ ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro lãi suất vàcác rủi ro ngoại hối Chuyên đề này sẽ giúp người đọc nhận dạng và hiểunguyên nhân phát sinh rủi ro, nắm và biết cách ra các quyết định liên quanđến giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính
3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
3.1.1 Khái niệm rủi ro
Theo nghĩa thông thường, rủi ro là một nhân tố gây tổn thất vật chất
có thể xảy ra Trong kinh tế, một hoạt động kinh doanh hay đầu tư đượcxem là có rủi ro khi tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó có thể biếnđộng Trong lĩnh vực kinh tế, rủi ro là một nhân tố gây biến động tỷ suất lợinhuận có thể xảy ra [1]
Theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điềukhông chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Ví dụ: Nếu bạn tham gia nhảy dù, có thể sẽ có điều bất ngờ đối vớicuộc sống của bạn, vì nhảy dù là môn thể thao rủi ro Nếu bạn cá cượcnhững con ngựa, bạn sẽ rủi ro với số tiền của bạn Nếu bạn đầu tư vàonhững cổ phiếu đầu cơ (hay bất kỳ cổ phiếu nào) bạn sẽ rủi ro trong kỳvọng sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn [3, tr.61]
Trang 103.1.2 Phân loại rủi ro
3.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống gồm có 4loại rủi ro là: rủi ro thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp và rủi rochiến lược
- Rủi ro thảm họa: các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người
hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủngbố)…
- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi
xuất biến động…
- Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi
cung ứng hoặc qui trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn.…
- Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự
sống còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức mà quản trị chiến lượccũng đồng nghĩa với quản trị rủi ro chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh, mụctiêu, các chính sách và biện pháp hành động) Có 7 rủi ro chiến lược: rủi ro
dự án (dự án thất bại); rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi); rủi ro từchuyển đổi (sựthay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi); rủi ro từ đối thủcạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại); rủi ro thươnghiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh); rủi ro ngành (ngành kinh doanh trởthành vùng phi lợi nhuận); rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậmchí bị suy giảm)
3.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro sẽ có các loại rủi ro như sau:
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại tolớn về người và của, làm cho DN, đặc biệt DN XNK, bị tổn thất nặng nề
- Rủi ro do môi trường văn hoá: do sự thiếu hiểu biết về phong tục,tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác từ
đó có các hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hộikinh doanh
Trang 11- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị,hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quantrọng Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gành chịu các thiệt hại nặngnề.
- Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị có ảnh hưởngrất lớn đến bầu không khí kinh doanh Môi trường chính trị ổn định sẽ giảmthiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp nắm bắt kỹ, cócác sách lược thích hợp với môi trườngchính trị không chỉ nước mình màcòn ở nước đến kinh doanh mới có thể thành công
- Rủi ro do môi trường luật pháp: XH tiến bộ phát triển, các chuẩnmực luật pháp không phù hợp không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro.Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổnđịnh cũng gây ra khó khăn Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽgặp nhiều rủi ro.Trong kinh doanh quốc tế, MT luật pháp phức tạp hơn,chuẩn mực của các nước khác nhau Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mựcluật pháp của mình mà không hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro
- Rủi ro do môi trường kinh tế: MT kinh tế thường vận động theo
MT chính trị, những ảnh hưởng của MT kinh tế chung của thế giới đến cácnước là rất lớn Các động thái của các chính phủ (siêu cường) có thể ảnhhưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổitoàn bộ thị trường thế giới
- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh
ở mọi lĩnh vực: nhân sự, công nghệ, văn hoá tổ chức…Rủi ro trong MThoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông tin, sự
cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót…Trong hoạt động XNK, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quátrình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
- Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tíchkhông đúng sẽ dẫn đến kết luận sai lầm Nếu nhận thức và thực tế hoàntoàn khác nhau thì rủi ro càng lớn
Trang 123.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động
Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động gồm có môi trường bêntrong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Môi trường bên trong: nội tại bên trong DN Khi nghiên cứu rủi ro
có thể chọn theo các hướng tiếp cận như: (i) Lĩnh vực: Quản trị, Marketing,Tài chính/kế toán, sản xuất/ tác nghiệp, nghiên cứu phát triển, hệ thốngthông tin,…(ii) Theo bộ phận phòng ban…
- Môi trường bên ngoài: là những yếu tố bên ngoài, DN không thểkiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đến hoạt động và hiệu quảcủa DN Môi trường bên ngoài cần phân tích môi trường vĩ mô và môitrường vi mô
3.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro
Theo đối tượng rủi ro có 3 loại rủi ro như sau: rủi ro về tài sản; rủi ro
về nhân lực; rủi ro về trách nhiệm
3.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động gồm có các rủi ro là:
- Rủi ro trong công nghiệp
- Rủi ro trong nông nghiệp
- Rủi ro trong kinh doanh thương mại
- Rủi ro trong hoạt động ngoại thương
- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro trong kinh doanh du lịch
- Rủi ro trong đầu tư
- Rủi ro trong ngành xây dựng
- Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
- Rủi ro trong giáo dục – đào tạo…
3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro
Qua nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh của các doanhnghiệp cho thấy các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro, tổnthất có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
Trang 13Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17]
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp lànhững nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, kỹ thuật, đặcbiệt là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế tác động và nằm ngoài sựkiểm soát của tổ chức
Môi trường tự nhiên: hoạt động kinh doanh không thể tách rời môi
trường tự nhiên bởi môi trường tự nhiên vừa là tiền đề cho sự phát triểnkinh tế, nhưng đôi khi môi trường tự nhiên lại là nhân tố tác động làm giatăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua những hiện tượng tự nhiênbất lợi như: bão lụt, động đất, núi lửa…
Môi trường chính trị: môi trường chính trị bất định là nguyên nhân
gây ra nhiều rủi ro không lường trước và thường là rất khó phòng tránh bởi
nó thường là những rủi ro bất khả kháng Hậu quả của những loại rủi ronày thường là nghiêm trọng bởi rủi ro chính trị là nguyên nhân của nhiềunguyên nhân và kéo theo hàng loạt các rủi ro khác
Nguyên nhân gây ra rủi ro
Môi trường kỹ thuật
Chu kỳ kinh doanh
Cạnh tranh
Lạm phát
Cung cầu và giá cả
Tài chính
Tỷ giá hối đoái
Thiêu thông tin
Khách hàng hoặc người thứ ba
Chủ quan:
Thái độ đối với rủi ro
- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược
- Yếu kém về trình độ, năng lực
- Thiếu đạo đức
- Sự sơ suất, bất cẩn
- Rủi ro văn hoá
- Mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp…
Trang 14Môi trường xã hội: Trong kinh doanh ngày nay không thể không đề
cập đến môi trường xã hội, nếu kinh doanh mà thiếu tri thức về xã hộithường gặp nhiều bất trắc và rủi ro Sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo,phạm trù đạo đức, tập quán luôn làm gia tăng tính bất định trong quan hệkinh tế giữa các doanh nghiệp với khách hàng
Môi trường pháp lý: Sự thay đổi thất thường, thường xuyên theo
hướng bất lợi của các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý hoặc có sựchồng chéo giữa các văn bản pháp luật là nguyên nhân làm tăng tính bấtđịnh, rủi ro trong kinh doanh, làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp
Môi trường kỹ thuật: Xét trên phương diện nào đó, phát triển của
khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhưngcũng tạo ra những rủi ro mới trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh.Trong kinh doanh, đôi khi công nghệ, kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóngđược áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanh nghiệpđang áp dụng công nghệ, kỹ thuật cũ, làm cho sản phẩm làm ra nhanhchóng bị loại bỏ
Chu kỳ kinh doanh: Kinh doanh thường phát triển theo chu kỳ Một
trong những biểu hiện của chu kỳ kinh doanh là khủng hoảng kinh tế, đây
là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp Nhận thứcđược chu kỳ kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằmđiều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, qua đó hạn chế được rủi ro trongkinh doanh
Cạnh tranh: Cạnh tranh là những thủ pháp về kinh tế, chính trị, kỹ
thuật…để giành giật thị trường và không tránh khỏi phải sử dụng nhữngbiện pháp quyết liệt thậm chí có khi còn thiếu lành mạnh “cá lớn nuốt cábé”, dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau Từ đó cho thấy cạnh tranh luôn tiềm ẩnnhững rủi ro cho mọi doanh nghiệp
Lạm phát: Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước sẽ ảnh
hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro trong kinhdoanh
Trang 15Cung cầu và giá cả hàng hoá: Sự biến đổi thất thường của giá cả
hàng hoá dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu trên thịtrường là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều rủi ro cho cácdoanh nghiệp trong kinh doanh và cũng là một nguyên nhân rất khó chống
đỡ cho các doanh nghiệp như: tăng giá điện, tăng giá xăng dầu…
Tài chính: Biến động bất lợi về tài chính sẽ làm gia tăng mối hiểm
hoạ của môi trường kinh doanh, giảm sút đầu tư, giảm sút tăng trưởng kinh
tế, gây biến động tiền tệ vượt qua mức kiểm soát của Nhà nước
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự thể hiện một đơn vị tiền tệ này
đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ khác Sự biến động của tỷ giá hối đoáicũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Thiếu thông tin: không tiếp cận được nguồn thông tin hoặc thu nhận
thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những sai lầm trong công tác xây dựng chiếnlược, đầu tư, lựa chọn thị trường, ngành hàng, vay vốn và đưa ra nhữngquyết định kinh doanh không phù hợp…
Khách hàng hoặc người thứ ba gây ra: Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp thường phải quan hệ với rất nhiềungười và nhiều tổ chức khác nhau Chính từ mối quan hệ đã phát sinh cácnhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho cá nhân hoặc doanh nghiệp Đây lànhững nguyên nhân rủi ro, tổn thất từ hành vi của đối tác trong kinh doanhhoặc của người thứ ba gây ra (như tham nhũng, quan liêu, khủng bố…)
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Thái độ của doanh nghiệp với rủi ro: thái độ của doanh nghiệp vớirủi ro cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinhdoanh Nếu như doanh nghiệp chủ quan, không quan tâm, mất cảnh giác…thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả của nặng nề hơn Ngượclại, nếu như doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy rahơn Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và cóbiện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra
Trang 16- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơ chếquản lý doanh nghiệp: những sai lầm của cá nhân, doanh nghiệp về việc lựachọn chiến lược kinh doanh thường gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài.Những sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, mô hình, cơ chế quản lý củadoanh nghiệp thường dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả Những sailầm trong lựa chọn phương thức, phương án, mặt hàng, thị trường, đốitác… kinh doanh cũng dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
- Sự yếu kém về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,tay nghề của người lao động: Trình độ, năng lực quản lý của các nhà quảntrị doanh nghiệp không tương xứng với trách nhiệm được phân công, vớiquy mô của tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, taynghề của công nhân không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng luôn
là những nguyên nhân gây ra rủi ro và sự thất bại của các doanh nghiệp
- Thiếu đạo đức kinh doanh: tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghềnghiệp…của mọi thành viên trong tổ chức không theo chuẩn mực chungcũng luôn đe doạ đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thiếutinh thần trách nhiệm thường không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,gây trở ngại đến công việc chung, làm mất uy tín cho doanh nghiệp Không
có đạo đức dẫn đến bảo thủ, lừa đảo, chiếm dụng, vi phạm cam kết tronghợp đồng kinh doanh
- Sự sơ suất, bất cẩn của các thành viên trong doanh nghiệp: Do sựthiếu tập trung hoặc sự căng thẳng thường xuyên quá mức của các thànhviên trong doanh nghiệp cũng dẫn đến những hành vi sai lầm trong cácquyết định quan trọng của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến rủi ro
và thất bại trong kinh doanh Chẳng hạn, tai nạn lao động, cháy nổ hay dothiếu chú ý về xử lý vấn đề môi trường dẫn tới sự phản đối của dân chúng,
sự trừng phạt của luật pháp…
- Rủi ro về văn hoá: Sự khác biệt về văn hoá cũng làm tăng cơ hộihiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị mất thị phần tại cácthị trường mục tiêu Rủi ro về văn hoá thường do: không am hiểu về phong
Trang 17tục, tập quán địa phương, quốc gia; không am hiểu về lối sống, cách sống
và ngôn ngữ sử dụng, khai thác, quảng cáo hình ảnh để kích thích sự quantâm của người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng phảncảm
Khi nghiên cứu cẩn trọng về thị trường và văn hoá cộng đồng địaphương, quốc gia nơi doanh nghiệp dự định hoạt động sẽ hạn chế những rủi
ro văn hoá này Sự nghiên cứu về phương diện thực hành quản lý tại Mỹ,Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và châu Á có thể giúp cho chúng tahiểu được phần nào về cách quản lý để giảm thiểu rủi ro
- Các mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là một loại nguyênnhân hết sức quan trọng gây ra các rủi ro cả thuần túy lẫn suy đoán trongmỗi doanh nghiệp, bao gồm:
+ Động cơ làm việc của người lao động;
+ Cách tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp; + Lỗi lầm của người lao động;
+ Mối quan hệ, bầu không khí trong doanh nghiệp;
+ Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động;
+ Bản thân giám đốc doanh nghiệp (sức khoẻ, tri thức, trình độ, nhâncách, kinh nghiệm, sự học hỏi, mối quan hệ với gia đình và xã hội, tài sảnđược thừa kế, các mối quan hệ huyết thống…)
3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
3.2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mongmuốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sửdụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnhmức độ rủi ro thực sự mong muốn
Quản trị rủi ro là nỗ lực phát hiện và quản lý các nguy cơ có thể gâynên tác động lớn, bao gồm: đánh giá các hoạt động; phát hiện các nguy cơtiềm năng, khả năng xảy ra của chúng và thiệt hại; thực hiện các hành động
Trang 18phù hợp để xử lý các nguy cơ, tìm hiểu các nguy cơ có nhiều khả năng xảy
ra nhất và gây ra thiệt hại lớn nhất
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: qui mô DN lớn hay nhỏ; tiềm lực DN mạnh hay yếu; môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp; nhận thức của lãnh đạo DN…
3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào:
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Qui mô DN lớn hay nhỏ;
- Tiềm lực DN: mạnh hay yếu;
- Môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp;
- Nhận thức của lãnh đạo DN
3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay
Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phậnkhông thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là chiếnlược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắnkết với quản trị rủi ro Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ
và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu nhưchúng không được doanh nghiệp lường trước Tất cả những vấn đề đó đềuđược thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản trị rủi ro doanh nghiệp Cónhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũngnhư phát sinh bên trong doanh nghiệp
Nhóm chúng tôi đã thành 2 nhóm chính là rủi ro tài chính và rủi ro trên thị trường chính khoán Trong chuyên đề này nhóm chúng tôi sẽ đi sâu
vào phân tích các loại rủi ro tài chính
3.2.4 Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính nói chung có thể chia thành ba loại: rủi ro tín dụng,rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phốixác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn [4,
Tr 62]
- Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Trang 19Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:
nE(R) = ∑ (Ri) (Pi) i=1
Trong đó, Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến
cố i và n là số biến cố có thể xảy ra Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua
là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính
là xác suất xảy ra Ví dụ bảng 3.1 dưới đây mô tả các lợi nhuận có thể xảy
ra và cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai:
Bảng 3.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai.
Lợi nhuận
(Ri)
Xác suất(Pi)
(Ri)(Pi) [Ri – E(R)]2(Pi)
-0,10 0,05 -0,0050 (-0,10 – 0,09)2(0,05)-0,02 0,10 -0,0020 (-0,02 – 0,09)2(0,10)0,04 0,20 0,0080 (0,04 – 0,09)2(0,20)0,09 0,30 0,0270 (0,09 – 0,09)2(0,30)0,14 0,20 0,0280 (0,14 – 0,09)2(0,20)0,20 0,10 0,0200 (0,20 – 0,09)2(0,10)0,28 0,05 0,0140 (0,28 – 0,09)2(0,05)
σ = Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2=0,00703 thì sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38% Điềunày có nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là8,38%
- Hệ số biến đổi (Coefficient of variation)
Trang 20Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xáckhi so sánh rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô Ví
dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau:
đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án nàynhư thế nào Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6%nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ rất nhỏ so vớilệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng triệu $ Để khắc phục tình trạng nàychúng ta dung chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation):
kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng.Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô bằng cách sửdụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợinhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể
Trang 21Trong những phần dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng loạirủi ro.
3.2.4.1 Rủi ro tài chính
Rủi ro tín dụng (Credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợkhông còn khả năng chi trả Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụngphát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bạitrọng việc trả nợ Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khikhách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó Lưu ý rằng tronghoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mớichỉ là một giao dịch chưa hoàn thành Giao dịch tín dụng chỉ được xem làhoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi.Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắcđược giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thànhcũng có khả năng không hoàn thành Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khảnăng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó [4, Tr.292]
- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động bán chịu của doanh nghiệp
Đối với DN, chính sách tín dụng thể hiện ở chính sách bán chịu của
DN, nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đilợi nhuận, nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng vànguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được
nợ cũng gia tăng Vì vậy, DN cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp
Khoản phải thu của DN nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sáchbán chịu của DN, trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất thôngqua sự kiểm soát của giám đốc DN Khi xây dựng chính sách bán chịu cầnphải xem xét: xem xét các khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổigiữa lợi nhuận chi phí và rủi ro; xây dựng tiêu chuẩn bán chịu (creditstandards), điều khoản bán chịu (credit terms), chính sách và quy trình thu
nợ (collection policy và procedures)
Trang 22Nói chung chính sách bán chịu của DN có thể chia thành một tronghai trạng thái: chính sách thắt chặt và chính sách mở rộng
+ Chính sách thắt chặt: tiêu chuẩn bán chịu trở nên khó khăn hơn,thời hạn thanh toán ngắn hơn và quy trình theo dõi thu hồi nợ chặt chẽ hơn
+ Chính sách mở rộng: tiêu chuẩn bán chịu dễ dàng hơn, thời hạnbán chịu kéo dài hơn và quy trình thu hồi nợ thoáng hơn
Đối với DN việc lựa chọn chính sách nào, liên quan đến sự đánh đổigiữa lợi nhuận và rủi ro Ngoài ra, DN có thể nhờ ngân hàng tư vấn giúpkhi xây dựng chính sách bán chịu vì ngân hàng tập trung nhiều thông tinhơn DN về khả năng trả nợ của các DN khác, do đó ngân hàng có thể hỗtrợ DN trong việc đánh giá và quyết định chính sách bán chịu đối với từngkhách hàng
- Sử dụng các công cụ để quản lý rủi ro tín dụng
Thông qua ngân hàng DN có thể được hỗ trợ cho quản lý RRTD của DNbằng cách cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng Trước hết NHchấp nhận RRTD thay cho DN, sau đó bằng lợi thế trung gian tài chính củamình, NH có thể hóa giải hay trung hòa rủi ro đó Hiện nay, bao thanh toántrong nước và quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tàichính
+ Bao thanh toán trong nước ( BTT nội địa) – công cụ phòng ngừa rủi
ro bán chịu: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát sinh trong
quan hệ bán chịu hàng hóa, dịch vụ giữa DN và khách hàng NH có thểcung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng người mua, theo dõithu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ NH và bảo hiểm RRTD từ
NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trướcvốn Quy trình thực hiện:
Trang 23Người bán Người mua
(6) (3) (2) (4) (5)
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước
Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước bao gồm 06 bước nhưsau:
Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua
Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại NH
Bước 3: NH ứng trước tiền cho bên bán
Bước 4: NH tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn.Bước 5: Bên mua thanh toán tiền cho NH
Bước 6: NH tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại chobên bán
+ Bao thanh toán xuất khẩu ( BTT quốc tế )– công cụ phòng ngừa rủi
ro xuất khẩu trả chậm: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát
sinh trong quan hệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trả chậm giữa DN vàkhách hàng NH có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụngbên nhập khẩu, theo dõi thu hồi nợ người nhập khẩu, nhận vốn ứng trước
từ NH và bảo hiểm RRTD từ NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoảnphí dịch vụ và lãi ứng trước vốn Quy trình thực hiện:
(1)
NGÂN HÀNG
Trang 24Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế
Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế gồm 13 bước như sau:
Bước 1: Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua hànghóa
Bước 2 : ĐVXK yêu cầu tín dụng đối với đơn vị BTT
Bước 3: Đơn vị BTT tại nước XK yêu cầu tín dụng từ đơn vị BTTnước NK
Bước 4: ĐVBTTNK kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà NK
Bước 5: ĐVBTTNK trả lời tín dụng cho ĐVBTTXKP
Bước 6: ĐVBTT ký hợp đồng BTT với đơn vị NK
Bước 7: Đơn vị xuất khẩu giao hàng
Bước 8: ĐVXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTXK vàĐVBTTXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTNK
Bước 9: ĐVBTT ứng trước tiền cho ĐVNK
Bước 10: Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian,ĐVBTT đòi nợ ĐVNK
2
(1) (7)
3 5 8 12
EXPORTER
(Client) IMPORTER(Client)
EXPORT FACTOR
IMPORTER FACTOR
Trang 25Bước 11: ĐVNK thanh toán tiền cho đơn vị BTT.
Bước 12: ĐVBTTNK thanh toán tiền cho ĐVBTTXK
Bước 13: ĐVBTTXK thanh toán phần còn lại cho ĐVXK
- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân
hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay của NH có thể xuất phát từphía người đi vay là các DN và cả ở người cho vay là các NH, nên RRTDđược nhìn nhận dưới hai gốc độ là rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan
+ Rủi ro khách quan:
Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồngvốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tưmua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phátsinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp khônglường trước được như:
Rủi ro do nền kinh tế không ổn định.
Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệpcũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báophát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số Nếu nền kinh tế thế giớicũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanhnghiệp sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra
Tuy nhiên, ta biết rằng: nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộcnhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục
vụ nông nghiệp Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thờitiết
Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớnđối với các doanh nghiệp xuất khẩu Những mặt hàng mà Việt Nam có thếmạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuấtkhẩu cá basa, ) có nguy cơ không bán được khi nền kinh tế thế giới bịkhủng hoảng Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế,
Trang 26giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnhhưởng đến sản lượng xuất khẩu.
Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương rườm rà: Sự chậm
trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiềulúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Ta biếtrằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽkhông thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tụcpháp lý Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh
tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy Điều nàygây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn
Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu: Hàng hóa
nhập lậu vào Việt Nam qua các con đường vùng biên từ lâu đã là nỗi “ámảnh” của các doanh nghiệp nội địa Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn
về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận ngườitiêu dùng có thu nhập thấp Các mặt hàng về đồ điện tử, kim khí, quần áo,
mỹ phẩm là một minh chứng cho hiện tượng trên Như vậy, Các rủi ro cơ
bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuấtkinh doanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việcmất dần khả năng trả nợ Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồilại khoản cho vay này
+ Rủi ro chủ quan:
Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là ngân hàng và doanh nghiệp đivay:
Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp
Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa phầncác cán bộ tín dụng ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểubiết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh.Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài
Trang 27chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đốihay không.
Ta đã biết, hiện tại các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí chưađược thực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng Vì thế, khicác cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cungcấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếuchuẩn xác
Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp, nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn cótài sản thế chấp, đảm bảo Tuy nhiên khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợcũng rất khó khăn
Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rõ: "Trongtrường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng
có quyền xử lý tài sản nợ vay" Trên thực tê, ngân hàng là một tổ chức kinh
tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năngcưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ Hơn nữa các thủ tụcpháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà,gây mất chi phí đối với ngân hàng
Trình độ của các cán bộ tín dụng đôi khi còn khá hạn chế Ngoài racòn có nhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay chocác doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn Chính điều này đãdẫn đến những rủi ro rất lớn ngay từ khâu giải ngân Hơn nữa các doanhnghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính không minh bạch, không đápứng được những điều kiện giải ngân từ phía ngân hàng đề ra
Đối với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sửdụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồngvốn Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vậtchất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân
Trang 28lực của công ty Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lýkhông thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thìdoanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sảnxuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinhdoanh.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầutrong hồ sơ xin vay vốn Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu
sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro củađồng vốn
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sửdụng một phần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán Khi thịtrường chứng khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào
Hệ quả là doanh nghiệp sẽ không thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vựcsản xuất không đủ bù
- Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng Đểđảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có nhữngbước thực hiện cụ thể:
+ Tính toán xác định rủi ro
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hìnhtài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanhnghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường Phân tích các rủi
ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế
Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp
+ Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đolường những rủi ro được thể hiện qua các con số
+ Quản lý, giám sát
Trang 29Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn Nếu có dấu hiệudoanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghịdoanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồnggiải ngân.
Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro: không giải ngân đối với cáchợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính; không chấp nhận các hợpđồng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tưkhông rõ ràng…)
3.2.4.2 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra Loạirủi ro này thường phát sinh trong quan hệ tín dụng của các công ty đa quốcgia, của các tổ chức tín dụng, và của các công ty lớn có những khoản đi vayhoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu công ty đi vay theo lãi suất thả nổi,khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo Ngược lại, nếucông ty cho vay hay có các khoản đầu tư được nhập từ lãi của công tygiảm Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi huy động vốn thông qua pháthành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính với khối khá lớn và thời gian khá dài[4, Tr.293]
- Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt độnghuy động vốn hoặc đầu tư của công ty Chẳng hạn công ty A có một khoảnđầu tư dài hạn với lợi suất cố định 13,25% và huy động vốn với lãi suất thảnổi bằng LIBOR (London Interbank Offer Rate) cộng điểm cơ bản (basicpoints)1 Khả năng sinh lợi của A tùy thuộc vào lãi suất thr nổi thực tế mà
A phải trả trong thời kỳ dài Lãi suất tăng là gánh nặng chi phí và A sẽ lỗnếu lãi suất LIBOR vượt quá 12,75% (3,25 – 0,50) vào ngày thanh toán.Biết rằng rủi ro có thể đe dọa khả năng sinh lợi và ngay cả khả năng trả nợcủa công ty nên nhà quản lý phải tìm cách cát giảm rủi ro
1 Một điểm cơ bản (basic point) bằng 0,01%.
Trang 30Giả sử rằng công ty B có một khoản vay 100 triệu USD trong thờihạn 5 năm với lãi suất cố định B là một công ty có danh mục đầu tư với lãisuất bằng LIBOR cộng 75 điểm Khả năng sinh lợi của B, do đó, tùy thuộcvào lãi suất thả nổi mà nó có thể kiếm được từ danh mục đầu tư NếuLIBOR ít hơn 10,25% vào ngày thanh toán thì B sẽ lỗ Tình hình của A và
B được mô tả trên sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B
Tình hình của công ty A:
Thu lãi = 13,25%
Chi lãi = LIBOR + 0,5
Ngân hàng A lỗ nếu LIBOR + 0,5 > 13,25 hay LIBOR > 12,75%.Tình hình của ngân hàng B:
Thu lãi = LIBOR + 0,75
Chi lãi = 11%
Ngân hàng B lỗ nếu LIBOR + 0,75 < 11% hay LIBOR < 10,25%.Qua phân tích trên đây chúng ta thấy rằng công ty A gặp rủi ro khilãi suất thả nổi LIBOR tăng trong khi công ty B khi lãi suất thả nổi giảm
100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm
LIBOR + 0,75%
LIBOR + 0,5%
100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm
100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm
Cty B
Phát hành trái phiếu
Trang 31Nói tóm lại, do lãi suất thu được là lãi suất cố định (hoặc thả nổi) và lãisuất chi trả là lãi suất thả nổi (hoăc cố định) nên sự biến động của lãi suấttrên thị trường làm phát sinh rủi ro lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng sinhlợi của A và B [4, Tr.294].
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt độnghuy động vốn hoặc đầu tư của công ty Do đó, Giao dịch hoán đổi lãi suấtđược sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất Hoán đổi lãisuất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một
số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất
cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thờihạn hợp đồng
- Các mô số hình định lượng rủi ro lãi suất:
+ Mô hình kỳ hạn đến kỳ hạn (The Maturity Model)
Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản củangân hàng thương mại là giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồngthời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay Giá cả củatài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổphản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà ngân hàng nắmgiữ
Nội dung đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cânxứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản đểlượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản
) 1 (
Trong đó:
P1: là mệnh giá trái phiếuF: là giá thanh toán khi đến hạn
Trang 32C: lãi suất CouponR: lãi suất thị trườngNhận xét:
Khi lãi suất trên thị trường tăng R thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là
P1 trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1 Như vậy thưc tếngân hang đã bị lỗ do biến đổi lãi suất
Với các nhân tố không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2
và 3 năm khi lãi suất thị trường tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm nhiềuhơn
Ví dụ về mô hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử ngân hàng giữ một trái
phiếu đến kỳ hạn đến hạn là một năm, mức lợi tức không đổi là 10%/năm (C), mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn là 100 USA(F), mức lãi suất đến hạn một năm hiện hành của thị trường là 10% năm(R), giá trái phiếu là PB
Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị của chứng khoán có thu nhập
cố định giảm Nếu trái phiếu có kỳ hạn đến kỳ 2 năm, các yếu tố khác nhưtrên Trước khi lãi suất thị trường tăng:
24
C (1+R)
(100+10% x 100) (1+10%)
C (1+R)
(100+10% x 100) (1+10%)
(10% x 100) 100 (1+10%)
Trang 33Mức giảm giá của trái phiếu có kỳ hạn 2 năm nhiều hơn là trái phiếu
có kỳ hạn 1 năm Tương tự đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khi lãi suấtthị truờng tăng từ 10% lên 11%, giá của nó sẽ giảm - 2,24% và do đó:
AP3 – AP2 = 2,24% - (-1,71%) = - 0,73%
|-0,73%| < |-0,81%|
Nếu kỳ hạn của tài sản càng dài thì mức độ thiệt hệ tài sản tuyệt đốităng lên, nhưng tỉ lệ % thiệt hại giảm dần
Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản
Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng
có giá trị đối với một danh mục tài sản:
+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng)giá trị của danh mục tài sản
+ Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạndài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn
+ Mô hình thời lượng (The Duration Model)
Nội dung: mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồnvốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiềncũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn Khái niệm thời lượngcủa một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này,đựoc tính trên cơ sở giá trị của nó Thực chất đây chính là việc áp dụngcách tính quy đổi ra kỳ hạn tring bình của các khỏan mục thuộc tài sản vàcác khoản mục thuộc nguồn vốn
(10% x 100)(1+11%)1
100 (1+11%) (1+10%) 2
Trang 34n t
PVt
t PV
1
1
) 1 (
Trong đó:
D: Thời lượngPV1: Giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầuPVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm tR: Mức lãi suất thị trường hiện hành (%/ năm)
Nhận xét:
Thời lượng D chính là phép đo độ nhạy cảm của thị giá chứngkhoán; Độ co giãn của thị giá có mối quan hệ với độ co giãn của lãi suất,khi lãi suất thay đổi thì tỷ giá của trái phiếu biến động ngược chiều theo tỷ
lệ thuận với độ lớn của thời lượng; Thời lượng càng lớn mức dộ biến độngngược chiều của thị giá càng cao và ngược lại
Ví dụ mô hình thời lượng: Ngân hàng huy động vốn bằng phát hành
chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá là 100USD, kỳ hạn 1 năm với lãi suất đơn15%/ năm Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho các công ty vay vớimức lãi suất 15%/ năm với điều kiện gốc được thanh tóan ½ sau 06 tháng,phần còn lại được thanh toán vào thời điểm đến hạn Kỳ hạn đến hạn củakhoản tín dụng bằng kỳ hạn đến hạn của vôn huy động là 1 năm, luồng tiềnngân hàng cho vay tín dụng có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn 115USD là phụthuộc vào sự thay đổi lãi suất trong 06 tháng cuối năm
Ta có luồng tiền thu về từ khoản tín dung ½ năm là CF ½ = 57,5 triệu
và luồng tiền thu về từ khoản tín dụng 1 năm là CF1 = 53,75 triệu
Để có thể tính thời lường cả 2 luồng tiền CF ½ và CF 1 ta phải quygiá trị của chúng về cùng 1 thời điểm, đó là thời điểm O, ta có:
CF1/2 = 57,5 PV ½ = = 53,49 triệu57,5
(1 + 15% x 1/2)1
Trang 35CF1 = 53,75 PV = = 46,61 triệu
PV1/2 + PV1 = 100 triệu
Để tính thời lượng của 2 luồng tiền này, ta tính giá trị hiện tại củaluồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF ½ tại thời điểm t = ½ năm vàCF1 tại thời điểm t=1 năm
+ Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiềndựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác đinh chênh lệch giữa lãi suấtthu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán vàlãi suất thanh toán cho vốn hy động sau một thời gian nhất định
53,75 (1 + 15% x 1/2)1
PV1/2 (PV1/2 + PV1)
PV1 (PV1/2 + PV1)
53,4910046,51100
Trang 36 Công thức áp dụng:
NHi = (CGAPi) x Ri = (RSAi – RSLi) x RiTrong đó:
NHi: là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i
CGAPi: là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i
Ri: là mức thay đổi lãi suất của nhóm i
RSAi: Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i
RSLi: Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i
3.2.4.3 Rủi ro ngoại hối
Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange rish) là rủi ro phát sinh do sựbiến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Rủi rongoại hối có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của công ty.Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phátsinh bằng một loại đồng tiền trong khi khi ngân lưu chi (outflows) phátsịnh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro khi tỷ giá thayđổi Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ tập trung phân tích rủi ro tỷgiá phát sinh trong hai hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động nhậpkhẩu và xuất khẩu [3, Tr.293]
- Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro ngoại hối
Nhìn vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, chúng ta thấyngân lưu hay dòng tiền (cash flow) của công ty chủ yếu từ ba nguồn: (1)ngân lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, (2) ngân lưu từ hoạt động đầu
tư, (3) ngân lưu từ hoạt động tài trợ Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty chỉ có hoạt động xuất nhập khẩu là chịu ảnh hưởngrủi ro ngoại hối lớn nhất Do đó, phân tích rủi ro ngoại hối ở đây chủ yếutập trung vào ba mặt hoạt động chính của công ty là hoạt động xuất nhậpkhẩu, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng[3, Tr.295]
+ Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Trang 37Có thể nói rủi ro ngoại hối trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi
ro ngoại hối thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công
ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội
tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trongtương lai, khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng
kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh Mặc dùtrên thực tế một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt độngnhập khẩu nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta phântích tác động của rủi ro ngoại hối một cách riêng biệt đối với từng loại hợpđồng xuất khẩu và nhập khẩu
Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng xuất khẩu
Giả sử ngày 04/08/200x công ty Sagonimex đang thương lượng kýkết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanhtoán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợpđồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toánchưa biết, vì chưa đến hạn Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vàothời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứađựng rủi ro ngoại hối Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so vớiVND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty cònkiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND.Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD xuống giá so với VND thì doanhthu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu giảm đi, thậm chí nghiêmtrọng hơn có thể làm cho hợp đồng trở nên lỗ, nếu như sự sụt giá USD quámạnh Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 15.788 thì cứmỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 100 VND do USD xuống giá Toàn bộhợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệuVND Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưngnếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàngtrăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ lớn đáng kể
Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng nhập khẩu
Trang 38Giả sử ngày 04/08/200x công ty Cholonimex đang thương lượng kýkết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000 USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanhtoán sáu tháng sau kể từ ngày ký kết hợp đồng Ở thời điểm thương lượnghợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanhtoán chưa biết Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểmthanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của Cholonimex chứa đựng rủi
ro ngoại hối Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bêncạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại công ty còn kiếm thêmđược khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND làm chochi phí nhập khẩu giảm tương đối Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USDlên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồngnhập khẩu trên tăng lên Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận tù hợpđồng nhập khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như
sự lên giá USD quá mạnh Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND
= 15.988 thì cứ mỗi USD nhập khẩu làm cho chi phí gia tăng 100 VND sovới tỷ giá lúc thương lượng họp đồng Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu VND Sự thiệt hại nàykhông lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trongtoàn bộ hoạt động nhập khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng như vậyhoặc hợp đồng có giá trị lớn hơn, thiệt hại sẽ lớn đáng kể
+ Đối với hoạt động đầu tư
Rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối vớicông ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu
tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế Chẳnghạn Unilever hay P&G là những công ty đa quốc gia đã có mặt ở Việt Namrất sớm Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ(USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất Phầnlớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam
và đương nhiên doanh thu bằng VND Nếu như đại bộ phận chi phí củaUnilever phát sinh bằng ngoại tệ (ngoại trừ tiền lương cho nhân công và