CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO

Một phần của tài liệu Chuyên đề 3 Quản trị rủi ro (Trang 70)

3.4.1 Mục tiêu

- Kết quả chính của việc giám sát và kiểm soát rủi ro là điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi dự án, cập nhật những kế hoạch mới

- Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp hành những quy trình quản lý rủi ro và kế hoạch rủi ro để đối phó với những sự kiện rủi ro.

- Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc điểm từng giai đoạn cụ thể, có sự quyết định đối với những rủi ro và có chiến lược làm giảm nhẹ rủi ro

3.4.2 Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro

Cách thức bảo vệ tốt nhất là:

- Quản trị tốt: Một ban giám đốc có trách nhiệm cùng với nhiều kỹ năng quản lý có thể là lực lượng bảo vệ quan trọng nhất đối với các nguy cơ của doanh nghiệp.

- Chính sách nhân sự tốt: Các chính sách luôn được đổi mới để điều chỉnh mối quan hệ nhân sự. Các vụ kiện liên quan đến việc cho thôi việc,

sự đối xử không công bằng, không đồng tình về các quy định tiền lương và thăng tiến... đang ngày càng tăng lên

- Bảo hiểm tốt: Theo cách hiểu truyền thống, quản lý rủi ro được coi là việc xác lập một chiến lược bảo hiểm có hiệu quả

3.4.3 Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản lý rủi ro kém hiệu quả

 Doanh nghiệp không xây dựng chính sách quản lý rủi ro;

 Doanh nghiệp không thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro;  Không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

 Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của DN;  Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn;  Không có khuôn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp;

 Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý rủi ro một cách rời rạc;  Doanh nghiệp thực hiện quản lý rủi ro một cách thiếu tập trung;  Công tác quản lý rủi ro ngày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp;  Không có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong DN;

 Thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp;

 Hệ thống kiểm soát chiến lược của DN hoạt động kém hiệu quả;  Trong DN tồn tại “những vị trí đáng tin cậy” không được kiểm soát;

 Phân công trách nhiệm không phù hợp;

 Doanh nghiệp không gắn kết quản lý rủi ro với những quy trình hay chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

3.4.4 Những nỗ lực kiểm soát rủi ro của DN

Những vấn đề cốt lõi của nỗ lực kiểm sóat rủi ro của một DN được trình bày tóm tắt trong bảng câu hỏi dưới đây (Nguồn: Viện Nghiên cứu Rủi ro Tài chính Quốc tế (IFRI))

1. Doanh nghiệp có quan điểm như thế nào đối với các rủi ro tài chính?

2. Các thành viên ban giám sát có hiểu các công cụ tài chính mà doanh nghiệp sử dụng hoặc sở hữu, đặc biệt là các công cụ phái sinh hay không?

3. Ai là người hình thành các hướng dẫn và chính sách về việc sử dụng các công cụ tài chính của doanh nghiệp?

4. Ban giám đốc đã thông qua những chính sách này chưa?

5. Ban giám đốc duy trì văn hoá quản lý rủi ro trong doanh nghiệp như thế nào?

6. Ban giám đốc bảo đảm tính trung thực của hệ thống kiểm soát rủi ro như thế nào?

7. Hệ thống giới hạn có được đặt đúng chỗ không?

8. Các công cụ tài chính sẽ dẫn tới những rủi ro cơ bản nào?

9. Các cán bộ quản lý và ban giám đốc có theo kịp các nguy cơ rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp trong bất cứ thời điểm nào không?

3.4.5 Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hành động… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức. Sau khi nhận biết mức độ rủi ro, Doanh nghiệp phải quyết định đối phó như thế nào, có 4 chiến lược chính – TRAP

1. Terminate: Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro: Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra và né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

Ví dụ: Các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra như phát hiện những dự án, công việc có rủi ro cao và không tham gia vào.

2. Reduce: Giảm nhẹ tổn thất

Giảm nhẹ tổn thất: Giảm bớt ảnh hưởng một rủi ro bằng việc tối thiểu hóa các ảnh hưởng của tổn thất.

3. Accept: Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro: chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra.

4. Passon: Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro: Luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên thứ ba nhưng chuyển giao rủi ro không có nghĩa là đã loại bỏ được rủi ro.

Hình 3.3: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó rủi ro thường gặp

Ví dụ một DN xuất nhập khẩu thực hiện bảo hiểm rủi ro tỉ giá bằng một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, ngân hàng này sẽ lập tức thực hiện mua bán hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ và kỳ hạn trên thị trường thị trường tài chính quốc tế để hạn chế rủi ro cho mình.

Nhưng trong trường hợp xấu nhất là thị trường tài chính khủng hoảng, có khả năng các hợp đồng tương lai không thực hiện được. Và như thế, mục tiêu ban đầu của công ty là tránh rủi ro về biến động tỉ giá cũng không thực hiện được.

Tóm lại, rủi ro là một tất yếu khách quan của các doanh nghiệp, rủi ro xuất hiện bởi hàng loạt các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Rủi ro có tính lịch sử và tính nghề nghiệp. Ở những nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau, tại các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thì nguyên nhân xảy ra rủi ro có thể khác nhau với các mức độ khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu, phân loại, tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro cho mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể ở mỗi nước tại những giai đoạn phát triển nhất định là một việc làm hết sức cần thiết. Để giảm thiểu các rủi ro bất lợi là nhiệm vụ hàng đầu của việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một việc làm hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp để tự bảo vệ mình, đồng thời cũng là một nghĩa vụ mà Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. [2, tr.79]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Tường Trí (1997), Quản trị tài chính, Nxb Thống Kê. 2. Bùi Văn Trịnh (2014), Bài giảng quản trị tài chính;

3. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật;

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp (lý thuyết, bài tập, bài giải). Nxb Thống kế;

5. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nxb Thống kê.

6. Nguyễn Quang Thu (1999), Quản trị tài chính căn bản, Nxb Giáo dục;

7. Nguyễn Thanh Liêm, 2007, Giáo trình quản trị tài chính. Nxb Thống kê;

8. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê, TP.HCM;

9. Phan Thị Cúc, Nguyễn Trung Trực, Đoàn Văn Huy, Đặng Thị Trường Giang, Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2009), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, TP.HCM;

10. Trần Ái Kết, Nguyễn Thanh Nguyệt (2012), Căn bản về Quản trị tài chính, Nxb Đại học Cần Thơ;

11. http://ictpress.vn/tri-thuc-chuyen-nganh/quan-tri-rui-ro-doanh-

Một phần của tài liệu Chuyên đề 3 Quản trị rủi ro (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w