Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
38,13 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***
TRỊNH QUANG ĐỨC
PHÁP LUẬT
• VỂ BẢO H ộ• TÊN THƯƠNG MẠI
•
Ở VIỆT NAM
Chuyèn ngành: Luật kinh tê
Mã sô
: 50515
LUẬN
VĂN THẠC
s ĩ LUẬT
HỌC
•
•
•
•
Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG ĐẢNG HUỆ
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự- Kinh tế - Bộ Tư pháp
f ;IA ha Mỏ!
TRUNG TÀM THÒNG TIN TíUÍViỊN
N c V ' L 0fk\h
18
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đã đưa tên thương mại và nhãn hiệu hàng
hoá vào đối tượng các tài sản được nhà nước bảo hộ. Đây là một căn cứ pháp
lý quan trọng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện việc bảo hộ tên thương
mại .
Sau Bộ luật Dân sự, các quy định về tên thương mại còn có một bước
đột phá quan trọng nữa trong Luật thương mại Việt Nam (1997) và Nghị định
số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Tại văn bản
này, thuật ngữ "Tên thương mại" chính thức được sử dụng và việc bảo hộ tên
thương mại được tương đối toàn diện và hiệu quả cao hơn.
19
CHƯƠNG 2
THỰC
TRẠNG
PHÁP LUẬT
BẢO HỘ
•
•
•
• TÊN THƯƠNG MẠI
•
ở VIỆT NAM
2.1-HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
Về hình thức pháp luật, hầu hết các quốc gia đều bảo hộ tên thương mại.
Tuy nhiên, quy định pháp luật của mỗi nước lại khác nhau, có thể tồn tại dưới
hình thức một luật riêng về tên thương mại hoặc là tập hợp các điều khoản
của luật dân sự, luật thương mại, luật doanh nghiệp hoặc luật nhãn hiệu hàng
hoá hay luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ như:
- Thuỵ Điên là một trong những nước có luật riêng về tên thương mại.
- Luật nhãn hiệu hàng hoá của nhiều nước có một số điều khoản riêng
về bảo hộ tên thương mại và nhiều điều khoản áp dụng chung cho cả ba đối
tượng là nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và tên thương mại, như: Bộ
luật sở hữu trí tuệ Philipspines,Thoả ước Trung - Mỹ là bộ luật chung của
khu vực về nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi
xuất xứ, dấu hiệu quảng cáo và chống cạnh tranh không lành mạnh; Luật
nhãn hiệu hàng hoá trước đây của một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô,
Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức) coi tên thương mại là một loại nhãn hiệu
hàng hóa đặc biệt; Luật sở hữu công nghiệp của Tây Ban Nha, Mêhicô và các
nước Mỹ Latinh có chương, phần riêng về tên thương mại.
- Tập hợp các điều khoản trong các luật chuyên ngành: Đại đa số các
nước đều có các điều khoản về bảo hộ tên thương mại nằm rải rác trong các
luật dân sự, luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật bảo vệ người tiêu dùng,
luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Luật dân sự: Tên của một cá nhân, pháp nhân (kể cả chử thể kinh
doanh) được coi là quyền nhân thân không gắn liền với tài sản và được báo
20
hộ theo quy định của pháp luật. Không người nào được mạo danh, bôi nhọ
hoặc lợi dụng; người nào gây thiệt hại phải bồi thường.
Luật thương mại, luật doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có nghĩa vụ đặt
tên và sử dụng tên theo quy định, tên thương mại phải phản ánh được bản
chất của doanh nghiệp và không được trùng với tên doanh nghiệp khác trong
cùng lĩnh vực kinh doanh.
Luật bảo vệ người tiêu dùng: nghiêm cấm việc chỉ dẫn, quảng cáo sai về
chủ thê kinh doanh, hoạt động kinh doanh khiến người tiêu dùng bị nhầm
Luật chống cạnh tranh không lành mạnh: Nghiêm cấm các hành vi cạnh
tranh dưới các hình thức lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín của các đối thủ cạnh
tranh hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh điển hình là sử dụng các chỉ dẫn kinh doanh (tên thương mại,
nhãn hiệu hàng hoá, dấu hiệu quảng cáo) trùng lặp hoặc tương tự tên thương
mại của đối thủ cạnh tranh gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, hàng hoá và dịch vụ. [37, Tr5]
Ở Việt Nam, pháp luật đã đề cập tới vấn đề bảo hộ tên thương mại với
tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp. Tên thương mại đã được coi là một
loại tài sản thuộc quyền sở hữu của thương nhân và thương nhân có toàn
quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu theo quy định của pháp luật; người
khác muốn sử dụng tên thương mại phải được sự đồng ý của chủ sở hữu theo
những thủ tục pháp lý mà pháp luật quy định (khoản 3- Điều 97 Bộ luật Dân
sự, khoản 7- Điều 5 và Điều 12 Luật Thương mại 1997)
Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ
bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp đã có các quy định nhằm bảo hộ
tên thương mại. Trong Nghị định này, tên thương mại đã được quy định là
một đối tượng sở hữu công nghiệp bên cạnh các đối tượng sở hữu công
nghiệp khác và đang được bảo hộ ở nước ta như: Sáng chế, giải pháp hữu ích,
21
nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng h o á.. .Việc pháp luật nước ta chính
thức công nhận tên thương mại là một đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp đã tạo điều kiện cho việc tổ chức bảo hộ tên thương mại ở nước ta.
Các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta có một số quy định về tên
thương mại và các quy định về tên gọi của các chủ thể pháp luật dân sự, pháp
luật kinh doanh, về bảo hộ người tiêu dùng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có
thể áp dụng để bảo hộ tên thương mại trong một chừng mực nhất định. Đó là:
- Bộ luật Dân sự (1995),
-Luật Thương mại (1997),
-Luật Doanh nghiệp (1999),
-Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999),
- Nghị định 63/CP (1996) của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu
công nghiệp,.
- Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ
bí mật thương mại. chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp...
2.2 - CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG QUYEN s ở HŨƯ t ê n t h ư ơ n g
MẠI
2.2.1- Chủ thẻ quyền sở hữu tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quan hệ pháp luật dân sự. Bởi
vậy, các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cũng có thể trở thành chủ
thê quyền sở hữu công nghiệp.
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là những người tham gia vào các
quan hệ liên quan đến việc tạo ra sản phẩm mà pháp luật coi là những đối
tượng công nghiệp. Họ có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng,
chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp. VI vậy, chủ thể quyền sở hữu
công nghiệp mang những đặc tính chung nhất của quan hệ pháp luật dàn sự.
22
Tuy nhiên, do đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là tài sản vô hình mà giá
trị của nó chỉ xác định một cách tương đối thông qua việc áp dụng nó trong
các lĩnh vực kinh tế xã hội với hiệu quả mà nó mang lại, nên chủ thể quyền
sở hữu công nghiệp mang tính đặc thù riêng.
Thứ nhất, tác giả, chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và
các chủ thể khác được xác nhận bằng các quyết định hành chính đơn phương
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền- ứng với mỗi đối tượng có chủ sở hữu
xác định - đối tượng của sở hữu công nghiệp luôn luôn được đặc định hoá
(trong một số trường hợp do đặc trưng riêng của đối tượng sở hữu công
nghiệp nên chủ thể chiếm hữu đối tượng được công nhận là chủ sở hữu) với
điều kiện đối tượng đã hội đủ những tiêu chuẩn để được coi là đối tượng sở
hữu công nghiệp
Thứ hai, chỉ xác định tác giả đối với một số loại đối tượng sở hữu công
nghiệp nhất định trong khi đó các loại tác phẩm đều có tác giả [45, Tr78]
Theo quy định tại Điều 799 Bộ luật Dân sự: “Tác giả sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các đối tượng đó”.
Cãn cứ vào quy định này thì tên thương mại không xác định tác giả . VI vậy,
chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là chủ sở hữu tên
thương mại khi họ hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ.
Khi tên thương mại đã hội đủ các điều kiện mới coi là đối tượng sở hữu công
nghiệp đã được bảo hộ và người hoạt động kinh doanh đó được mặc nhiên là
chủ sở hữu đối tượng. Nếu không còn đủ các điều kiện để công nhận là đối
tượng thì tư cách chủ sở hữu cũng mặc nhiên chấm dứt. Chủ sở hữu tên
thương mại có thể là người đặt tên thương mại hoặc người được chuyển giao
hay thừa kế tên thương mại đó.
Pháp luật nước ta quy định pháp nhân thuộc mọi hình thức tổ chức,
mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại đều phải có tên thương mại.
Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của thương nhân ( khoản 1 Điều 24 Luật
Thương mại 1997, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Dân sự 1995)
23
Thương nhân ở đày được hiểu là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và
thường xuyên (Khoản 6- điều 5 Luật Thương mại)
Tên thương mại hay tên kinh doanh đều có chung một nghĩa là tên
hoặc tên gọi xác định cơ sở kinh doanh. Chính vì vậy chỉ có những tổ chức,
các nhân có đăng ký kinh doanh thì mới có quyền sử dụng tên thương mại.
Các tổ chức, cá nhân khác như đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã
hội và các chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh mặc dù
cũng có tên gọi của mình nhưng các tên gọi này chỉ là những tên gọi thông
thường và không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Khoản 2- Điều 2 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: Chủ thê của
quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có thể là tổ chức, các nhân
trong nước hoặc nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ
Việt nam nhưng thuộc các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định
của Công ước Pari hoặc quy định của các Điều ước quốc tế công nhận bảo hộ
lẫn nhau về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam ký kết tham gia;
b) Tổ chức, cá nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ cùng Việt Nam chấp
nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho
tổ chức, cá nhân của nhau.
Việc pháp luật quy định cụ thể chủ thể quyền sở hữu tên thương mại sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định ai là chủ sở hữu của một tên thương
mại cụ thể trong tranh chấp hoặc xem xét giá trị pháp lý của các hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tên thương mại. Ví dụ: một
cá nhân không có đăng ký kinh doanh, không hoạt động thương mại một
cách độc lập và thường xuyên thì không thể yêu cầu toà án xác nhận quyền
sở hữu hợp pháp của mình với một tên thương mại và cũng không thể là một
bên ký kết hợp đồng thuê, cho thuê, chuyển nhượng tên thương mại được.
24
2.2.2-Đối tượng bảo hộ tên thương mại
2.2.2.1- Tiêu chuẩn bảo hộ
Tiêu chuẩn tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại phải được sử
dụng vào mục đích kinh doanh và có khả năng phân biệt. Có nghĩa là người
kinh doanh phải thực sự hoạt động kinh doanh hợp pháp dưới tên thương mại
đó và được thể hiện cho bạn hàng và khách hàng biết, chứ không phải chỉ là ý
tưởng mà không bộc lộ ra bên ngoài. Chủ sở hữu tên thương mại được bảo
hộ phải
sử dụng tên thương mại đó một cách thường xuyên và liên tục,
không bị gián đoạn.
Ngoài yếu tố tên thương mại phải được đưa ra thương trường thì tên
thương mại phải đáp ứng điều kiện có khả năng phân biệt như:
-Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh là tập
hợp các chữ cái phát âm được, cố th ể kèm theo chữ số, biểu tượng.
Tên gọi là cách thức để định danh một cá nhân, tổ chức. Để thực hiện
được chức năng này tên gọi phải được cấu thành từ những chữ cái và phát âm
được và có thể kèm theo chữ số hoặc biểu tượng ( Đ24 Luật Thương mại;
Đ14 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP). Tên thương mại là tên gọi dùng để định
danh một chủ thể kinh doanh (cá nhân hoặc tổ chức) phân biệt mình với các
chủ thể khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, tên chủ thể phải
thoả mãn điều kiện trên.
Tên thương mại có thể do những chữ cái ghép thành, viết bằng tiếng
Việt như: : “Nhà may Lan”, “Cửa hàng quần áo Minh An” hoặc các chữ cái
đi kèm với chữ số hoặc biểu tượng như: “Khách sạn Hoàng Long 3”. Tên
thương mại có thể bằng tiếng nước ngoài nhưng
phải viết cùng với tên
thương mại viết bằng tiếng Việt và kích thước nhỏ hơn tên thương mại bằng
tiếng Việt.
Không bảo hộ tên thương mại được cấu thành bởi các chữ số bởi vì nếu
bảo hộ tên thương mại bằng các chữ số thì dẫn tới trường hợp tên thương mại
của hai người kinh doanh trong cùng lĩnh vực có cách phát âm giống nhau,
25
chẳng hạn như: cách đặt tên thương mại 123 và người khác đặt tên là Một
Hai Ba. Về mặt ký tự thì hai tên thương mại này khác nhau hoàn toàn nhưng
cách phát âm chúng lại giống nhau. Như vậy, tên thương mại loại này không
thực hiện được chức năng phân biệt. Việc bảo hộ này không có ý nghĩa.
Tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá tác động tới người tiêu dùng bằng
hai cách: thông qua thị giác và thính giác. Đối với nhãn hiệu hàng hoá khác
nhau, sự phân biệt chúng chủ yếu bằng thị giác. Còn tên thương mại lại chủ
yếu tác động bằng thính giác. Do vậy, điều kiện đối với hai loại dấu hiệu
phân biệt này cùng không giống nhau. Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ có
thể là một biểu tượng, hình ảnh doặc dấu hiệu. Tên thương mại chỉ có thê là
từ ngữ và phải phát âm được.
-
Tên ÍỊỌỈ của tổ chức, cá nhản dùnạ trong hoạt động kinh doanh phái
cố khả năng phản biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thê kinh
doanh trong CÙHÍỊ lĩnh vực kinh doanh.
Tên gọi có khả nâng phân biệt không mang tính chất chung chung hay
thường được dùng trong hoạt động thương mại như: “ Điện tử”, “ Máy vi
tính” ... “Điện tử” hay "Máy vi tính" là tên loại hàng hoá. Bất kỳ người nào
kinh doanh các hàng hoá đó đều có thê sử dụng từ ngữ đó trong tên thương
mại để thông tin đến khách hàng biết loại hàng hoá mà mình kinh doanh.
Như vậy có nghĩa là việc sử dụng tên của loại hàng hoá trong tên thương mại
cho phép phân biệt các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng nếu tên
thương mại chỉ là loại tên hàng hoá mà không kèm theo các từ ngữ khác thì
khách hàng không thể phân biệt được các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh
vực. Vì vậy, tên gọi có tính chất chung hay thường được dùng trong hoạt
động thương mại không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. Trong ví
dụ trên, nếu chủ thể kinh doanh đồ điện tử lấy tên là Công ty trách nhiệm hữu
hạn điện tử Thanh Long, chủ thể kinh doanh máy vi tính chọn tên thương mại
là Doanh nghiệp tư nhân lắp ráp máy vi tính Lê Minh thì các tên gọi này có
khả năng phân biệt và chủ thể kinh doanh có thể được bảo hộ quyền sở hữu
26
đối với tên thương mại (ngoài ra các tên gọi trên còn phải thoả mãn một số
điều kiện khác do pháp luật quy định)
Tên gọi có tính mô tả cũng không thực hiện được chức năng phân biệt
tên thương mại. Vậy tên gọi của các tổ chức, các nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh trở thành tên thương mại được pháp luật bảo hộ phải không có
tính chất mô tả. Ví dụ: Một hộ kinh doanh cá thể chuyên bán hàng giảm giá
chọn tên thương mại là “Bán hàng giảm giá” . Đó là tên gọi mô tả phương
thức bán hàng. Mặc dù việc sử dụng tên gọi mang tính mô tả “Bán hàng giảm
giá” có thể giúp khách hàng phân biệt hộ kinh doanh nói ở đây với những
chủ thể kinh doanh bán hàng theo các phương thức bán khác như: bán hàng
đúng giá, bán hàng có quà tặng... nhưng cũng bởi có tính chất mô tả đó mà
người ta không nhận .biết được các chủ thể kinh doanh khác nhau cùng bán
theo một phương thức. Do đó, tên gọi “Bán hàng giảm giá” không là tên
thương mại được pháp luật bảo hộ
- Tên gọi của các tổ chức, cú nhân lù tên thương mại được bão hộ
không làm hiểu sai lệch về chủ th ể kinh doanh
Đôi khi, tên thương mại làm người ta liên tưởng đến nguồn gốc địa lý
của doanh nghiệp hoặc đến một đặc tính cụ thể trong hoạt động của doanh
nghiệp đó, của quy trình công nghệ mà doanh nghiệp đó sử dụng, của sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó thực hiện. Nếu tên gọi đó không đúng với
thực tế về loại hình tổ chức, hình thức hoạt động, xuất xứ địa lý hay lĩnh vực
kinh doanh làm cho người tiêu dùng lầm tưởng thì sẽ không được bảo hộ. Vì
vậy, tên gọi đó chỉ được bảo hộ khi không làm hiểu sai lệch về chủ thể.
2.2.2.2 Đối tượng loại trừ:
Tên gọi của các tổ chức, cá nhân là tên thương mại được bảo hộ không
phải là các tên gọi dưới đây ( khoản 2 Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP)
- Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, cúc tổ
chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoặc các
chủ th ể không liên quan đến kinh doanh.
27
Các cơ quan, tổ chức nói trên không có chức năng kinh doanh nhưng
cũng có thể tham gia kinh doanh bằng cách thành lập các đơn vị trực thuộc.
Khi hoạt động các đơn vị đó phải nhân danh mình mà không nhân danh cơ
quan, tổ chức. Vì thế, tên gọi của các cơ quan, tổ chức nói trên không phải là
tên thương mại.
Điều kiện này cũng đòi hỏi các chủ thể kinh doanh không được sử
dụng tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoặc các chủ
thể không liên quan đến kinh doanh. Pháp luật quy định như vậy nhằm hạn
chế việc các chủ thể kinh doanh lợi dụng uy tín của các cơ quan, tổ chức đó
gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu chủ thể kinh doanh dùng tên của các cơ
quan hành chính, tổ chức chính trị....làm tên thương mại thì khách hàng
nhầm tưởng cơ quan, tổ chức đó hoạt động kinh doanh nên tin tưởng và thiết
lập quan hệ kinh doanh với chủ thể tên gọi đó. Nhờ thế, chủ thể kinh doanh
được hưởng lợi, có khi còn dần đến khả năng chủ thể đó lợi dụng để lừa đảo
khách hàng. Khi đó uy tín của các tổ chức đó cũng bị tổn hại.
-
Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của nqười khác đã
được sử dụng từ trước trên một địa bùn và trong cùng một lĩnh vực kinh
doanh, gày nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khúc đã được bảo hộ
từ trước khi bất đầu sử dụng tên thương mại đó
Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã
được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh
doanh là tên thương mại được thương nhân sử dụng trùng với tên thương mại
hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại đã được bảo hộ sở hữu công
nghiệp. Tên thương mại tương tự gây nhầm lẫn như tên thương mại đồng âm
với tên thương mại đã được sử dụng trước đó... Việc sử dụng những tên
thương mại như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hai thương nhân đó
là một hay hai thương nhân đó có mối quan hệ mật thiết, nhưng thực chất là
hoàn toàn khác nhau. Cho nên, thương nhân sử dụng sau không những không
28
được bảo hộ quyển sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đó mà còn bị
coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Tên thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ
từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại cũng không được bảo hộ. Việc
sử dụng đó có thể làm cho khách hàng nhầm tưởng nhà sản xuất có tên
thương mại đó là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Do đó, tên thương mại
không những không thực hiện được chức năng phân biệt mà việc sử dụng còn
xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp của chủ nhãn hiệu hàng hoá, là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người
khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và cùng một lĩnh vực
kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ từ trước
khi bắt đầu sử dụng tên thương mại dưới bất kỳ hình thức nào đều không
được bảo hộ.
Ngoài các điều kiện trên, một tên thương mại được bảo hộ phải không
trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo; không mang
tính lừa đảo
2.2.3- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tên thương mại
2.2.3.1- Quyền của chủ sở hữu tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thuộc phạm trù sở
hữu công nghiệp. Cụ thể đó là quyền sở hữu tên thương mại, sử dụng trong
kinh doanh, tương tự như nhãn hiệu hàng hoá. Quyền sở hữu công nghiệp đối
với tên thương mại bao gồm 3 loại quyền đối với một loại tài sản: Quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có các
quyền sau:
-Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có
quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên
thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thê hiện tên
29
thương mại trong các giấy tờ giao dịch, chứng từ, hoá đơn, biển hiệu, sản
phẩm hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo (khoản 1 Điều 15 Nghị định
54/2000/NĐ-CP).
-Sử dụng tên thương mại để góp vốn đầu tư.
-Cho người khác thuê- chuyển giao quyền sử dụng. Việc cho thuê
doanh nghiệp bao gồm cả việc cho thuê tên thương mại của doanh nghiệp vì
người thuê doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới tên thương mại của người cho
thuê, khi quyền sở hữu doanh nghiệp và kể cả tên thương mại vẫn thuộc về
người cho thuê.
-Chuyên giao quyền sở hữu tên thương mại cho người khác theo hợp
đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được
tiến hành với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó
-Cũng giống như quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh,
chì dẫn địa lý, tại Điều 21 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP có quy định quyền
của thương nhân là chủ sở hữu tên thương mại có thể tự bảo vệ hoặc yêu cầu
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền
của mình chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại để bảo vệ lợi
ích chính đáng của mình đối với tên thương mại. Đồng thời chủ sở hữu phải
có nghĩa vụ chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình;
nêu rõ địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp các chứng
cứ vi phạm, mức độ của việc xâm Vhại đó. Trong trường^ hợp
yêu cầu bồi
° ơ
thường thì chủ sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại phải chứng minh
mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.
Tên thương mại là tài sản đặc biệt chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ
quan chức năng, do đó việc sử dụng và định đoạt đối với nó phải tuân thủ các
quy định của Nhà nước, không làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích Nhà
nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác.
30
2.2.3.2-Nghĩa vụ của chủ sở hữu tên thương mại
-Thương nhân có nghĩa vụ sử dụng tên thương mại trong các chứng từ,
tài liệu, giấy tờ và các tài liệu giấy tờ giao dịch khác của thương nhân. Thông
qua những cách thức sử dụng tên thương mại nói trên, khách hàng và bạn
hàng biết tới người kinh doanh. Người kinh doanh nhân danh mình tham gia
kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động cuả mình. Tên thương
mại là một trong những bảo đảm cho khách hàng và bạn hàng về khả năng
chịu trách nhiệm của người kinh doanh
-Các hành vi chuyển giao quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu
tên thương mại phải tuân theo quy định của pháp luật
-Việc sử dụng tên thương mại không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
người khác, của xã hội và thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam
Tên thương mại là một tài sản, do đó chủ sở hữu có quyền chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt chúng. Đồng thời tên thương mại còn là một chỉ dẫn
thương mại, việc sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh sẽ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các thương nhân. Chính vì vậy, việc sử dụng tên
thương mại phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Ngoài ra tên
thương mại còn là bộ phận cấu thành bộ mặt văn hoá quốc gia nên việc sử
dụng chúng phải tuân theo chuẩn mực văn hoá của dân tộc
2.3- XÁC LẬP QUYỀN SỞ HŨtJ TÊN THƯƠNG MẠI
2.3.1-Căn cứ phát sinh quyền sở hữu tên thương mại:
Điều 8 Công ước Pari quy định tên thương mại phải được bảo hộ ở tất
cả các nước mà không ràng buộc bởi nghĩa vụ nộp đơn hoặc đăng ký. Tuy
nhiên điều khoản đó thường được hiểu như là sự cho phép các nước thành
viên của Công ước đòi hỏi việc đăng ký tên thương mại quốc gia hoặc và tên
thương mại nước ngoài vì những mục đích khác chứ không phải mục đích
bảo hộ pháp lý. Cho nên có nhiều nước thành lập hệ thống đăng ký tên
thương mại, mặc dù hệ thống đó rất khác nhau về phạm vi lãnh thổ (địa
phương/ quốc gia) và vể các hậu quả pháp lý của việc đăng ký
Hệ thống đăng ký tên thương mại có ưu điểm tạo ra một cơ sở thông
tin tập trung cho các chủ thể kinh doanh, loại trừ khả năng xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp của người khác khi lựa chọn và sử dụng tên thương mại
cũng như các chỉ dẫn thương mại khác. Ngoài ra, nó còn là phương tiện để
người tiêu dùng tìm hiểu và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp sử dụng tên
thương mại nào đó. Tuy nhiên, việc bắt buộc đăng ký tên thương mại sẽ làm
cho chủ sở hữu tên thương mại gặp phải những vướng mắc về thủ tục hành
chính, thời gian và các chi phí khác kèm theo. Hơn nữa, hệ thống đăng ký tên
thương mại và xét nghiệm nội dung cấp quốc gia thì không có hiệu lực ở
nhiều nước vì những điều kiện cụ thê hoặc vì hệ thống luật và hành chính
mỗi nước khác nhau. Trong khi đó các doanh nghiệp thường mở rộng hoạt
động ra ngoài phạm vi địa phương, thậm chí ngoài biên giới quốc gia nên hệ
thống đăng ký xem ra có ít ưu điểm.
Theo tinh thần của Điều 8 Công ước Pari, không nên lấy việc đăng ký
làm cơ sở áp dụng một cách tổng quát cho việc bảo hộ tại các nước thành
viên vì tên thương mại nước ngoài thuộc những nước được hưởng quyền của
công ước Pari phải được bảo hộ kể cả khi không đăng ký.
Tên thương mại nước ngoài được bảo hộ trên cơ sở sử dụng tên thương
mại tại quốc gia muốn được bảo hộ. Tuy vậy, ngày càng nhiều nước muốn
bảo hộ tên thương mại nước ngoài chỉ thuần tuý dựa trên danh tiếng. Khi đó,
tên thương mại được bảo hộ cả trong trường hợp tên thương mại đó chưa
được sử dụng tại nước bảo hộ, nhưng được người tiêu dùng nước đó biết đến.
Áp dụng biện pháp tự động xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại sẽ giúp các chủ sở hữu tránh được phiền hà, song họ phải có
nghĩa vụ chứng minh quyền chủ thể và các điều kiện khác liên quan tới tên
thương mại khi tranh chấp xảy ra.
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại ba nguyên tắc xác lập quyền sở hữu
tên thương mại là:
32
-Sử dụng tên thương mại mà không cần đãng ký (đa số các nước trên
thế giới)
-Đăng ký bắt buộc ( một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên
Xô, Tiệp Khắc..)
-Sử dụng hoặc đăng ký tên thương mại, trong đó hình thức đăng ký
được khuyến khích( Thuỵ Điển, Tây Ban N ha...) [37, Tr 6]
Điều 5 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000của Chính phủ quy
định:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tự động xác lập khi
có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 6, Điều 10, Điều 14 Nghị định
này mà không cần đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy,
quyền sở hữu tên thương mại ở Việt Nam được xác lập trên cơ sở sử dụng tên
thương mại mà không cần đăng ký.
Có quan điểm cho rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại được phát sinh trên cơ sở giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh, giấy
phép kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân
khi đãng ký kinh doanh.
Từ khi ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và đựơc cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, thương nhân được sử dụng tên
thương mại của mình trong các giao dịch.
Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể nói
là “giấy khai sinh” của một thương nhân. Kể từ khi ra đời, hoạt động của
thương nhân sẽ được tiến hành dưới tên thương mại được ghi trong giấy phép
kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhà nước sẽ bảo hộ tên
thương mại chừng nào thương nhân vẫn duy trì hoạt động kinh doanh dưới
tên thương mại đó.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh
doanh, thương nhân phái công bố tên thương mại cùng các nội dung khác
33
trên báo địa phương và báo hàng ngày của trung ương (Điều 20, điều 21, điều
22 Luật Thương mại 1997).
Việc xác lập quyền sở hữu một tên thương mại và sử dụng nó trong
hoạt động kinh doanh rất dễ xâm phạm quyền sở hữu đối với các chỉ dẫn
thương mại của các thương nhân khác như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá...Chính vì vậy, hành vi công bố tên thương
mại sẽ tạo điều kiện cho các thương nhân khác có điều kiện thuận lợi để yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ kịp thời những tên thương mại
xâm phạm đến quyền đã tồn tại trước mình[44, Tr 38].
Quan điểm này đưa ra chưa hoàn toàn chính xác. Bơi lẽ, chúng ta cần
phân biệt khái niệm đăng ký xác lập với đăng ký kinh doanh là khác nhau.
Đăng ký kinh doanh liên quan đến quyền kinh doanh của chủ thể, thường là
thủ tục bắt buộc ở mọi quốc gia, trong khi đó có khai báo tên chủ thê kinh
doanh và tên thương mại. Còn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối
với tên thương mại là thủ tục bắt buộc hoặc không bắt buộc chỉ liên quan tới
việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại. Mặt khác,
một thương nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh nhưng thương nhân này
chưa hoạt động kinh doanh, có nghĩa rằng tên thương mại này chưa đưa ra
thương trường. Theo Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP thì tên thương mại
được bảo hộ khi tên thương mại đó phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật
quy định và được
dùng trong hoạt động kinh doanh. Với điều kiện này
thương nhân đó mặc dù đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh nhưng không hoạt
động thì tên thương mại đó chưa được bảo hộ và quyền sở hữu tên thương
mại chưa được xác lập.
Vì vậy, quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên sơ sở sử dụng
tên thương mại trong hoạt động kinh doanh khi thương nhân đó đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh.
34
2.3.2 -Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tên thương mại:
Quyền sở hữu tên thương mại phát sinh trên cơ sở khi thương nhân
dùng tên thương mại trong hoạt động kinh doanh và đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Tên thương mại sẽ được bảo hộ đến khi nào thương nhân còn
duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương maị ấy. Chính vì vậy, quyền sở
hữu tên thương mại chỉ chấm dứt khi xảy ra các trường hợp sau:
-Thương nhân sẽ chấm dứt quyền sở hữu tên thương mại của mình nếu
thương nhân ấy từ bỏ nó và thay bằng tên thương mại khác. Việc thay đổi tên
thương mại phải làm thủ tục tại các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh và
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (Điều 20 Luật Thương mại 1997 )
Quyền sở hữu tên thương mại sẽ chấm dứt trên cơ sở một quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyến (bản án của Toà án ...) khi tên thương
mại đó xâm phạm đến quyển và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc ảnh
hưởng đến trật tự công cộng, cấp không đúng theo quy định của pháp luật
(Điều 12- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự )
Một tên thương mại chấm dứt sự tồn tại của nó khi thương nhân chấm
dứt hoạt động mà không có ai thừa kế hoặc được chuyên giao quyền sở hữu
hợp pháp. (Điều 36 Luật Thương mại 1997)
2.4-
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HŨU CÔNG NGHIỆP Đ ối VỚI TÊN
THƯƠNG MẠI
2.4.1-Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu còng nghiệp đối với tén
thương mại
Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh. Tên thương mại dùng đê phân biệt các chủ thể kinh
doanh khác nhau. Đặc biệt, tên thương mại dùng đê phân biệt các chủ thê
kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cùng một loại hàng hoá.
Các hành vi xâm phạm quyền sớ hữu công nghiệp đối với tên thương
mại gồm:
35
-Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng với tên thương mại gây nhầm lẫn
về chủ thể kinh doanh đối với cùng loại hàng hoá, dịch vụ
-Trên cùng một địa bàn, trong cùng một lĩnh vực kinh doanh đã có tên
thương mại nhưng chủ thể khác dùng tên thương mại đã có từ trước.
-Sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đã được
đăng ký bảo hộ trước khi sử dụng tên thương mại đó.
2.4.1.1
.Sửdụng chỉ dẩn thương mại trùng với tên thương mại gây nhầm
lẫn về chủ th ể kinh doanh đối với cùng loại hàng hoá, dịch vụ
Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương
mại hàng hoá, dịch vụ, gồm: nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng
hoá, nhãn hàng hoá.
Như vậy, chỉ dẫn thương mại là một biểu tượng, một dấu hiệu bên
ngoài cụ thê để chỉ rõ một cơ sở kinh doanh hay sản xuất. Chỉ dẫn thương
mại không phải là dấu hiệu để chỉ con người cụ thê mà là dấu hiệu thể hiện
nội dung(đối tượng) hoạt động của cơ sớ đó. Người ta chọn chỉ dẫn thương
mại là dấu hiệu về đối tượng sử dụng và mang hình vẻ bên ngoài về hoạt
động kinh doanh của cơ sở đó. Chỉ dẫn thương mại có thể là từ ngữ hoặc hình
ảnh hoặc kết hợp hai dạng này và cũng có thể là dấu hiệu ba chiều.
Sử dụng chỉ dẫn thương mại là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó
lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh
doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập
khẩu hàng hoá có chỉ dẫn thương mại đó.
Việc sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại đã
được bảo hộ làm có người tiêu dùng liên tưởng tới hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại là của doanh nghiệp có tên thương
mại được bảo hộ, thậm chí còn gây ra sự lầm tưởng hai doanh nghiệp đó là
một. Chính vì vậy cần ngăn chặn các hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý gây
nhầm lẫn với tên thương mại đã được bảo hộ.
36
2.4.1.2-
Trên cùng một địa bàn vả trong cùng một lĩnh vực kinh doanh
đã có tên thương mại nhưng chủ th ể khác dùng tên thương mại đã có từ trước.
Đặc trưng cơ bản của việc bảo hộ pháp lý đối với tên thương mại của
một thương nhân là mục tiêu ngăn chặn các thương nhân khác sử dụng tên
thương mại trùng lặp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
đó với mục đích cạnh tranh. Việc một thương nhân sử dụng trái phép một tên
thương mại trùng lặp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
của thương nhân khác đã được bảo hộ ( gọi là tên thương mại có trước) trong
cùng phạm vi lãnh thổ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Một tên thương mại bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại
khác nếu hai tên thương mại đó giống nhau tới mức một số lượng đáng kê
những người tiêu dùng thông thường cho rằng hai tên thương mại đó xác định
cùng một cơ sở sản xuất kinh doanh, mặc dù trên thực tế, mỗi tên thương mại
xác định một cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Ví dụ, trong bất kỳ
trường hợp nào, nếu tên thương mại là chữ viết tắt, hoặc là chữ cái của tên
thương mại khác, hoặc là chữ dịch ra tiếng địa phương từ một tên thương mại
nước ngoài đều bị coi là tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Một tên thương mại
có chứa phần chính hoặc phần đặc trưng của một tên thương mại khác cũng
bị coi là mức tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Ở đây cần lưu ý đến các phần
có khả năng phân biệt của tên thương mại đã được bảo hộ mà không cần chú
ý đến các phần bổ sung hay mở rộng tên thương mại. Điều quan trọng nhất là
phải xem xét có hay không khả năng gây ra cho công chúng một ấn tượng về
sự tồn tại mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngay cả các
trường hợp các tên thương mại không giống hệt nhau. Ngược lại, những phần
có dấu hiệu tính chất mô tả không được bảo hộ một cách độc lập mà chỉ bảo
hộ tổng thể.
Ví dụ: những tên thương mại sau đây có khả năng gây nhầm lẫn:
“SUPERHERMIT” và “SUPERHERMETIC”
“METALLUR- GIRPFPRT” và “METALLƯR”
37
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là người kinh doanh có thể dùng tên riêng, tên
gọi để đặt cho tên thương mại, mặc dù có một người khác có quyền ưu tiên
sử dụng đối với tên thương mại của mình (đối với tên gọi giống nhau).
Về nguyên tắc là mỗi người đều có quyền lấy tên riêng của mình để
làm tên thương mại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh của họ, thậm chí ngay cả
trường hợp bên cạnh tranh đã sử dụng sớm hơn tên thương mại giống hay
tương tự với tên riêng đó. Người có quyền ưu tiên muộn hơn phải có trách
nhiệm bổ sung một số chi tiết hoặc phải đề phòng, ngăn chặn khả năng gây
nhầm lẫn. Người có quyền ưu tiên sớm hơn không có quyền ngãn cấm hoàn
toàn người khác sử dụng một cách trung thực tên gọi của họ. Việc ưu tiên đối
với những tên gọi giống nhau được quy định như sau: Chủ sở hữu cơ sở sản
xuất, kinh doanh được dùng tên riêng dùng làm tên thương mại. Nhưng chủ
sở hữu cơ sở sản xuất, kinh doanh được ưu tiên đối với tên gọi giống nhau
phải tiến hành hoạt động thương mại của mình một cách thực sự và chịu
trách nhiệm về việc làm đó. Họ có thê hoạt động một mình hoặc kết hợp với
những người khác và phải dùng tên thương mại trong hoạt động kinh doanh.
Nếu cá nhân thành lập một cơ sở sản xuất kinh doanh dưới các tên gọi của
mình với mục đích đê chuyển giao tên thương mại này cho một người khác
có nhu cầu thực sự hoặc đưa tên thương mại này vào hoạt động nhưng thực
tế không hoạt động gì, khi có nguy cơ gây nhầm lẫn với một dấu hiệu có
quyền ưu tiên sớm hơn thì việc sử dụng tên thương mại trên có thể bị từ chối.
[36, Tr 3].
Việc áp dụng các nguyên tắc trên đây dẫn đến kết quả là nếu có nguy
cơ gây nhầm lẫn giữa hai tên thương mại. Vì vậy, Cơ quan có thẩm quyền sẽ
yêu cầu bên có ngày ưu tiên muộn hơn phải hết sức giảm nguy cơ gây nhầm
lẫn và phải đưa thêm các đặc điểm có đủ khả năng phân biệt như : bổ sung
thêm hoặc nhiều tên riêng, trụ sở của cơ sở hoặc thời điểm và địa điểm thành
lập hoặc chỉ dẫn mối quan hệ thừa kế hoặc quan hệ gia đình.
38
Ngay cả khi khi Toà án không có quy định thì bên có ngày ưu tiên
muộn hơn đối với việc sử dụng tên riêng làm tên thương mại và về nguyên
tấc phải có trách nhiệm đề phòng sự nhầm lẫn. Bên có ngày ưu tiên muộn
hơn không thực hiện trách nhiệm này thì việc sử dụng tên thương mại đó là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi khai thác trái phép tên thương mại còn xảy ra trong trường
hợp doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp khác sử dụng tên thương mại của
mình. Tuỳ vào mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp, trong mọi trường hợp,
thực tế này có thể gây nhầm lẫn trong việc xác định doanh nghiệp nào sử
dụng tên thương mại, sử dụng đến mức độ nào. Mỗi trường hợp cần phải
được đánh giá, cân nhắc các khía cạnh chung nhất định.
-
Đỏi với công t \ con chịu sự kiểm soát đa phần cua công íỵ mẹ
Trong một số trường hợp các công ty con có đủ tư cách pháp nhân thực
hiện nghĩa vụ pháp lý nhưng lại sử dụng tên thương mại của công ty mẹ
nhằm nâng cao uy tín. Việc sử dụng tên thương mại đó làm cho người tiêu
dùng nhầm lẫn giữa công ty con và công ty mẹ. Do đó, vì lợi ích người tiêu
dùng, công ty con phải sử dụng tên thương mại của mình sao cho có thể phân
biệt rõ ràng với công ty mẹ. Để tránh nhầm lẫn với công ty mẹ, công ty con
chỉ cần thêm yếu tố chỉ dẫn ( tên nước hoặc địa điểm đóng trụ sở của công
ty...) vào trong tên thương mại của công ty mẹ để tránh người tiêu dùng phân
biệt. Ví dụ: Công ty HONDA và Công ty HONDA- VIỆT NAM.
-Đối với người mua ìixăng, người được chuyển giao đặc quyền kinh
doanh hoặc phân p h ố i.
Đôi khi, một doanh nghiệp cho phép người mua lixăng, người được
giao đặc quyền kinh doanh và người phân phối sử dụng tên thương mại của
doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, nếu người mua li-xăng, người được
giao đặc quyền kinh doanh không chịu sự kiểm tra về chất luợng nghiêm
ngặt của người bán li-xãng, của người chuyển giao đặc quyền kinh doanh,
hoặc nếu người phân phối không chỉ bán sản phẩm của duy nhất một người
39
sản xuất thì việc sử dụng tên thương mại của người bán li-xăng, người
chuyển giao đặc quyền kinh doanh hay của người sản xuất thì có thê gây
nhầm lẫn và vì vậy phải bị cấm. Ngay cả khi người mua li-xăng hoặc người
được chuyển giao đặc quyền kinh doanh hoạt động dưới sự kiểm tra về chất
lượng nghiêm ngặt của người bán li-xăng hoặc người chuyển giao đặc quyền
kinh doanh, hoặc người phân phối chỉ bán sản phẩm của duy nhất một người
sản xuất, cũng cần có chỉ dẫn rõ ràng về quyền hạn sử dụng tên thương mại
của người bán li-xăng hoặc người chuyển giao đặc quyền kinh doanh, hoặc
người sản xuất đê tránh cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Việc đơn thuần chỉ
cần thêm chỉ dẫn về quốc gia, địa điểm đóng trụ sở của người mua li-xăng
hoặc người được chuyển giao đặc quyền kinh doanh, hoặc người phân phối
đê tránh nhầm lẫn như các trường hợp công ty con chịu sự kiểm soát đa phần
của công ty mẹ. Cũng cần phái chỉ rõ thêm rằng doanh nghiệp đó được phép
sử dụng tên thương mại với tư cách là người mua li-xăng, người chuyển giao
đặc quyền kinh doanh, hoặc người phân phối của công ty đó.
-
Đói với các doanh nghiệp chịu sự kiêm soát không dáng k ể và hoàn toàn
độc lập nhau sử dụng tên thương mại đã được hảo hộ.
Có khi một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp khác sử dụng tên
thương mại của mình mà chỉ kiểm soát doanh nghiệp sử dụng tên thương mại
ở mức độ không đáng kể hoặc hoàn toàn không kiểm soát. Khi đó, cả hai
doanh nghiệp sử dụng những tên thương mại trùng hoặc tương tự gây nhầm
lẫn như là trong trường hợp doanh nghiệp thứ hai không được phép sử dụng
tên thương mại đó. Dù sử dụng có phép hay trái phép thì khả năng gây nhầm
lẫn cho nguời tiêu dùng đều như nhau. Người tiêu dùng có thể lầm tưởng
rằng giữa hai doanh nghiệp có mối liên hệ nào đó, chẳng hạn như quan hệ
giữa công ty mẹ và công ty con hoàn toàn trực thuộc hoặc quan hệ giữa người
bán li-xăng và người mua li-xăng(ví dụ, việc kiểm soát chất lượng liên quan),
tuy rằng trong thực tế chẳng có mối liên hệ nào. v ề cơ bản, tên thương mại
đại diện cho uy tín của một doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp cho phép
40
một doanh nghiệp khác sử dụng tên thương mại của mình mà doanh nghiệp
thứ hai không bảo đảm duy trì uy tín do tên thương mại biểu trưng là đi
ngược với lợi ích của người tiêu dùng cũng như các bên canh tranh.
2.4.1.3-Sử dụng tên thương mại gây nhấm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá
đã được đăng kỷ bảo hộ trước khi sử dụng tên thương mại đó
Điểm C-Khoản 2- Điều 14 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày
3/10/2000 của Chính phủ có quy định tên thương mại không được bảo hộ nếu
tên thương mại đó gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của nguời khác đã
được sử dụng từ trước. Điều đó có nghĩa rằng không phân biệt loại hàng hoá,
dịch vụ nào đó có một nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký bảo hộ thì các chủ
thể kinh doanh không được phép dùng tên thương mại là nhãn hiệu hàng hoá
của chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá đó.
Một doanh nghiệp dùng một tên gọi làm tên thương mại để xác định
bản thân doanh nghiệp, các hoạt động nghề nghiệp của mình và một doanh
nghiệp khác sử dụng tên gọi trùng hoặc tượng tự gây nhầm lẫn với tên gọi nói
trên làm nhãn hiệu hàng hoá để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình. Chức
năng của tên gọi trong hai trường hợp đó khác nhau. Tuy nhiên, thực tế là
người tiêu dùng có thể nhầm lẫn rằng hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu
có nguồn gốc từ doanh nghiệp mang tên thương mại trùng hoặc tương tự với
nhãn hiệu. Vì vậy, tên thương mại cần được bảo hộ chống lại những nhãn
hiệu hàng hoá xung đột và ngược lại nhãn hiệu hàng hoá cần được bảo hộ
chống lại tên thương maị xung đột. Ví dụ, Công ty điện cơ, điện quang Quân
Đội - Bộ Quốc phòng là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá “Điện cơ 90-91”
dùng sản phẩm quạt điện. Một công ty ra đời sau Công ty điện cơ, điện
quang Quân Đội lấy tên thương mại là Cơ sở sản xuất điện cơ 90-91. Trường
hợp này tên thương mại Cơ sở sản xuất điện cơ 90-91 không được bảo hộ, bởi
vì nó làm cho khách hàng nhầm tưởng Cơ sở sản xuất điện cơ 90-91 thuộc
Công ty điện cơ, điện quang Quân Đội hoặc nghĩ quạt điện có nhãn hiệu
“Điện cơ 90-91” là do Cơ sớ sản xuất điện cơ 90-91 sản xuất.
41
Nói chung, quyền được yêu cầu bảo hộ chống lại hành vi sử dụng tên
thương mại hoặc nhãn hiệu xung đột phụ thuộc vào quyền sở hữu công
nghiệp đã được xác lập trước đó trên cơ sở sử dụng, nhờ danh tiếng hoặc trên
cơ sở đăng ký, tuỳ theo luật cụ thể của từng quốc gia (Việt Nam xác lập trên
cơ sở không đăng ký hoàn toàn). Tuy nhiên, trên cơ sở và phạm vi bảo hộ
mỗi loại quyền là khác nhau thì có thể nảy sinh nhiều vấn đề. Thí dụ: một
nước có thể chấp nhận việc sử dụng trước, chứ không phải danh tiếng, làm cơ
sở để bảo hộ tên thương mại, nhưng đồng thời lại bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
chỉ trên cơ sở danh tiếng. Trong trường hợp như vậy, một nhãn hiệu nổi tiếng
của nước ngoài sẽ được bảo hộ chống lại tên thương mại xung đột chỉ dựa
trên cơ sở danh tiếng của nhãn hiệu đó. Nhưng một tên thương mại nước
ngoài, bất kể có nổi tiếng hay không sẽ không được bảo hộ chống lại nhãn
hiệu xung đột ở mức tương tự nêú như tên thương mại này chưa được sử dụng
liên tục ở nước đó. Khả năng xáy ra mâu thuẫn như vậy, trong chừng mực
nào đó, không có lợi cho người tiêu dùng vì trong trường hợp nào thì khả
năng người tiêu dùng vẫn bị nhầm lẫn. Vì vậy, hầu hết các nước đều có các
quy định loại trừ những mâu thuẫn như vậy.
2.4.2-Phạm vi bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại chỉ được bảo hộ trong lĩnh vực kinh doanh cùng loại
hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà tên thương mại đó được chủ sở
hữu sử dụng và lãnh thổ bảo hộ tên thương mại là toàn bộ hoặc một phần
lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào địa bàn hoạt động, phạm vi lưu thông hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể kinh doanh. Như vậy, phạm vi bảo hộ được giới hạn
trong phạm vi mà việc sử dụng những dấu hiệu tương tự hoặc giống nhau có
thể gây nhầm lẫn giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở phạm vi đó. Các yếu
tố quyết định là:
Chức năng của cơ sở kinh doanh
Phạm vi khách hàng
Mức độ quen thuộc
42
Phạm vi lãnh thổ bảo hộ được quy định bởi các mối quan hệ trong từng
trường hợp cụ thể. Lãnh thổ bảo hộ có thể là phạm vi toàn quốc, có thể bị
giới hạn trong một tỉnh, thành phố hoặc thị xã.. .Căn cứ vào các quy tắc trên
đây, phạm vi lãnh thổ bảo hộ có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt là thông
qua việc mở rộng hoạt động thương mại (thành lập chi nhánh sản xuất, đẩy
mạnh quảng cáo). Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là có nên hay không mở
rộng phạm vi bảo hộ ra ngoài lĩnh vực cạnh tranh của thương nhân có tên
thương mại được bảo hộ. Nếu bảo hộ trên cơ sở đăng ký thì nói chung việc
bảo hộ sẽ vượt ra ngoài một lĩnh vực cụ thể mà tên thương mại có trước được
sử dụng. Trong trường hợp tranh chấp như vậy, cơ quan chức năng thường
căn cứ vào nguyên tắc: bảo hộ các quyền đã được chấp nhận một cách đầy
đủ, chủ sở hữu các dấu hiệu được quyền ưu tiên trong phạm vi bảo hộ của họ.
Chủ sở hữu có thể ngăn cấm việc thành lập chi nhánh mang tên thương mại
hoặc chỉ dẫn thương mại xung đột với tên thương mại hoặc chỉ dẫn của mình.
Đối với những hành vi sử dụng khác, chủ sở hữu chỉ được phép yêu cầu bổ
sung thêm những điểm để phân biệt. Nếu bảo hộ trên cơ sở không đăng ký
hoàn toàn thì đôi khi chỉ có thể bảo hộ chống phía cạnh tranh sử dụng tên
thương mại trùng hoặc tương tự. Chính vì vậy, ở nhiều nước tên thương mại
được bảo hộ chống lại việc sử dụng trái phép bất kể các doanh nghiệp có hay
không cùng lĩnh vực kinh doanh.
Xu hướng ngày càng tăng là: người ta coi việc xem xét thực tế hai
doanh nghiệp có hay không cùng một ngành thương mại hoặc công nghiệp để
xác định xem nếu hai doanh nghiệp đó sử dụng tên thương mại trùng hoặc
tương tự với nhau thì có hay không làm người tiêu dùng nhầm lẫn rằng hai
doanh nghiệp là một hoặc giữa hai doanh nghiệp có mối liên hệ nào đó chỉ là
việc mang tính thích hợp chứ không mang tính quyết định. Ngày nay, nhiều
doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động của mình ra ngoài phạm
vi một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Ngay cả hai doanh nghiệp hoàn toàn khác
nhau mà sử dụng tên thương mại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, người
43
tiêu dùng rất có thể cho rằng hai doanh nghiệp đó chính là một doanh nghiệp
hoặc giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. Vì vậy, yếu tố quyết định không
phải là doanh nghiệp sử dụng tên thương mại xung đột để cạnh tranh lẫn
nhau mà là việc sử dụng tên thương mại như vậy có làm cho người tiêu dùng
nhầm lẫn hay không? Nói một cách khác, nếu một doanh nghiệp sử dụng tên
thương mại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại của doanh
nghiệp khác dễ gây cho người tiêu dùng lầm tưởng vể sự đồng nhất hoặc mối
liên hệ giữa hai doanh nghiệp đó thì tên thương mại có trước phải được bảo
hộ chống lại sự xâm phạm bất kể các doanh nghiệp này có cạnh tranh nhau
hay không.
Theo điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐCP ngày
3/10/2000 của Chính phủ chỉ loại trừ không bảo hộ đối với tên thương mại
gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước
trên cùng địa bàn và trong những lĩnh vực kinh doanh cùng loại mà không có
quy định loại trừ không bảo hộ đối với các tên thương mại trùng và tương tự
gây nhầm lẫn có lĩnh vực kinh doanh, địa bàn khác nhau nhưng lại gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng.
Như vậy, phạm vi bảo hộ tên
thương mại được giới hạn trong việc sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn
trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trên cùng một địa bàn .
2.4.3- Chuyển giao tên thương mại
Hiện nay, hầu hết các nước đều cho phép chuyển giao tên thương mại,
nhưng việc chuyển giao tên thương mại phải chuyển giao cùng với cơ sở kinh
doanh đó.
Tuy nhiên có quan điểm khác nhau về chuyển giao tên thương mại. Có
quan điểm cho rằng tên thương mại có thể được chuyển giao cùng với việc
chuyển giao cơ sở kinh doanh hoặc bộ phận của cơ sở kinh doanh đó được
xác định bởi tên thương mại đó. Việc chuyển giao một cơ sở kinh doanh
được coi là gồm cả việc chuyển giao tên thương mại của cơ sở đó nếu các bên
không thoả thuận khác. Tuy nhiên, không áp dụng điều này nếu tên thương
44
mại chứa họ tên người chuyển giao hoặc trong trường hợp chuyển giao cơ sở
kinh doanh của nhóm người cùng kinh doanh, nếu tên thương mại chứa họ
tên của người kinh doanh. Nếu tên thương mại là di sản của người đã chết có
chứa họ tên của người đó thì không được chuyển nhượng tên thương mại đó
nếu không có sự đồng ý của người thừa kế. Và bên nhận chuyển giao chỉ
được hưởng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại nếu như họ chỉ
ra cho bên giao(người sở hữu tên thương mại) là họ vẫn giữ khách hàng trước
đây trong một thời gian nhất định. Nếu như bên nhận chỉ là người thừa hưởng
hoạt động kinh doanh mà không phải là người sở hữu tên thương mại thì
không được phép chuyên giao tên thương mại đó cho người thứ ba.
Trường hợp tên thương mại được phép chuyển giao thì phải quy định
rõ về sự chuyển giao, không được gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thậm
chí phải yêu cầu trình bày rõ về việc thừa hưởng.
Có quan điểm lại cho rằng tên thương mại xác định doanh nghiệp,
hoặc một bộ phận doanh nghiệp nên việc chuyển giao tên thương mại chi
được phép khi đồng thời với việc chuyển giao doanh nghiệp hoặc một bộ
phận doanh nghiệp được xác định bởi tên thương mại đó. Kể cả trường hợp
tên thương mại đó là tên riêng của người chuyển giao.
Nhưng cũng có quan điểm chỉ cho phép chuyển giao tên thương mại
theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện phải được tiến hành
cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại đó
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tên thương mại được phép
chuyển giao với điều kiện chuyển giao cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và
hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. (khoản 2- Điều 16 Nghị định
54/2000/NĐ-CP)
Việc chuyển nhượng tên thương mại phải thực hiện bằng văn bản viết,
có chữ ký của các bên liên quan. Việc chuyển dịch do sáp nhập hoặc các
dạng kế thừa khác có thể thực hiện bằng bất cứ tài liệu nào là cơ sở của việc
45
dịch chuyển đó. Cũng như nhãn hiệu hàng hoá, nếu quyền sở hữu một doanh
nghiệp được chuyển giao thì người được chuyển giao phải có khả năng được
tiếp nhận tên thương mại, tức là tên thương mại, kể cả khi đó là tên họ của
người chuyển giao, cùng với quyền ưu tiên do sử dụng tên thương mại.
2.5- THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Đ ố i VÓI TÊN
THƯƠNG MẠI
“Thực thi” không phải là một khái niệm nguyên nghĩa trong lý luận
chung. Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới
mẻ với kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam càng không mới mẻ đối với thế
giới. Hiện nay, cơ sở pháp lý thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
còn nhiều thiếu sót và bất cập.
Cũng chính vì “thực thi” không được định nghĩa rõ ràng trong lý luận
và hệ thống các quy định về lĩnh vực này còn rất manh mún, nên theo cách
hiểu hiện nay nội hàm của khái niệm “thực thi” là mang tính liệt kê mà
không hàm chứa trong đó tính lý luận. Mặc dù vậy, căn cứ vào các khái niệm
sẵn có trong hệ thống lý luận ta có thể hiểu rằng: “thực thi pháp luật là việc
các chủ thể quan hệ pháp luật thi hành pháp luật trên thực tế- thực hiện các
nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực”. Theo Hiệp định TRIPS, nội
hàm khái niệm “thực thi quyền sở hữu công nghiệp” bao gồm tất cả các biện
pháp và định chế thực hiện các quyền đã được xác lập.
Vấn đề trên hoàn toàn chỉ là mặt học thuật, để làm cho các quy định
của pháp luật thực sự có hiệu quả trên thực tế lại là một vấn đề hoàn toàn
khác. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở quy định các nhiệm vụ
thực thi bao gồm các quy định và thiết chế sao cho phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của nền kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, không ai
có thê phủ định được vai trò tích cực của công tác thực thi quyền SHCN.
Việt Nam đang tích cực thiết lập các cơ chế mới sao cho phù hợp với tình
hình phát triển chung. Hiệp định TRIPS là văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh
46
vực này có ảnh hưởng lớn nhất đối với các quốc gia thành viên (tất cả các
nước là thành viên của GATT nay là tổ chức WTO - Tổ chức thương mại thế
giới) và một số các nước khác như Trung Quốc....
Quy định về thực thi quyền của Hiệp định TRIPS thể hiện ở hai
khía
cạnh khác nhau. Một khía cạnh liên quan đến việc các nước thành viên tự
giác thực hiện hiệp định TRIPS, hay nói cách khác, các biện pháp bảo đảm
rằng các nước thành viên tôn trọng các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định.
Khía cạnh khác liên quan đến các nghĩa vụ về thực hiện các biện pháp thực
thi và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi quốc gia, hay nói cách
khác là các biện pháp thực thi các quyền cụ thể dành cho các chủ sở hữu
quyền trong một nước thành viên WTO. Hiệp định TRIPS dành toàn bộ một
phần (Phần III) quy định về các nghĩa vụ này. Mục đích của phần này nhằm
bảo đảm rầng các quy định về bảo hộ quyền có thể được các chủ sở hữu thực
hiện một cách đúng đắn. Nếu không có quy định về việc thực thi này thì
quy định về bảo hộ chỉ là một “con hổ giấy”.
Ớ Việt Nam, mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật về thực thi
quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại nói riêng còn manh mún song cơ chế bảo đảm quyền cũng
bao gồm đầy đủ các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm: chế tài
dân sự, hành chính, hình sự.
Theo quy định tại điểm c- khoản 1 Điều 796 Bộ luật Dân sự và khoản
1 , 2 - Điều 21 Nghị định 54/2000/NĐ- CP thì chủ sở hữu quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của
mình phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Trong trường
hợp xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại hoặc đưa các thông tin sai lạc về tên thương mại khiến người
tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng cũng có quyền yêu cầu các cơ
47
quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm
dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thanh
tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp, u ỷ ban nhân dân các cấp...) áp dụng
hình thức cưỡng chế buộc ngưòi có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi
đó và bồi thường thiệt hại. Trường hợp người đó không thực hiện đúng
quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu bồi
thường lớn thì phải khởi kiện đến toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bởi vì tên thương mại được xác lập quyển sở hữu công nghiệp trên cơ
sở sử dụng nên khi thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, chủ sở
hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại phải có nghĩa vụ
chứng minh các điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của minh, nêu rõ
tên, địa chỉ người đã thực hiện hành vi vi phạm, cung cấp chứng cứ về vi
phạm, mức độ của việc vi phạm đó.
Trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền
sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại phải chứng minh mức độ thiệt
hại do người có hành vi vi phạm gây ra.
Nếu người yêu cầu xử lý hành vi vi phạm là người tiêu dùng thì người
đó phải nêu rõ, địa chỉ người có hành vi vi phạm, cung cấp các chứng cứ về
sự vi phạm và chứng minh mức độ thiệt hại đó.
2.5.1- Kiện dân sự.
Với tính chất là một quyền dân sự được xác định bởi Bộ luật dân sự,
quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua các thủ tục tố tụng dân
sự. Chủ sở hữu có quyền khởi kiện tại Toà dân sự các hành vi của người
khác xâm phạm các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ của mình.
Toá dân sự chỉ thụ lý khi có đơn khiếu kiện của các chủ sở hữu công
nghiệp hoặc những người được pháp luật cho phép. Lúc đó toà sẽ tiến hành
các thủ tục tố tụng dân sự đê xác định hành vi xâm phạm quyền, buộc chấm
48
dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính hoặc buộc bồi thường thiệt
hại cho chủ đối tượng sở hữu công nghiệp.
2.5.1.1-.Thẩm quyền của Toà án
Theo các quy định tại điểm b khoản 2 Đ iềul 1 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự:
-Các vụ án liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp do Toà án nhân
dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm;
-Đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài do Toà án nhân dân Thành
phố Hà nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, các tranh chấp về sở hữu
công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết cuả toà án nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự là tổ chức, cá nhân nước
ngoài thì do Toà án nhân dân thành phố Hà nội hoặc Toà án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn.
Khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại, cần phải xác định:
+Người vi phạm có hành vi sử dụng tên thương mại
+Hành vi sử dụng tên thương mại là trái pháp luật
+Hành vi sử dụng tên thương mại nhằm vào mục đích kinh doanh
+Hành vi sử dụng xảy ra khi tên thương mại đang được bảo hộ
2.5.1.2. Chủ th ể
Căn cứ Đ.34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, người
khởi kiện trong các vụ án dân sự bao gồm:
-
Cá nhân, pháp nhân khởi kiện vì lợi ích của mình bị vi phạm;
-
Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung;
-
Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vì lợi ích chung.
49
2.5.1.3- Trình tự, thủ tục kiện dân sự:
Về nguyên tắc, các vụ án liên quan đến sở hữu công nghiệp cũng
được giải quyết theo một trình tự luật định chung được quy định trong Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Theo Pháp lệnh, việc giải quyết
tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự gồm có 4 giai đoạn chính, đó là:
-Giai đoạn 1, khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự. Giai đoạn này bao gồm
hai hoạt động cơ bản: Toà án nhận được đơn khởi kiện, khởi tố; Tòa án tiến
hành thụ lý đơn. Thời gian từ khi nhận đơn đến khi vào sổ thụ lý tối đa là
hai tháng. Trường hợp việc khởi kiện, khởi tố không đáp ứng điều kiện do
luật định, Toà sẽ không thụ lý mà trả lại đơn cho người khởi kiện.
-Giai đoạn 2, chuẩn bị xét xử . Giai đoạn này đầu từ khi thụ lý và kéo
dài trong thời gian tối đa là 6 tháng. Khi kết thúc thời hạn này mà toà không
ra được quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoặc quyết định công
nhận sự thoá thuận của các bên thì Toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
-Giai đoạn 3, xét xử, gồm 2 cấp là xét xử sơ phẩm và xét xử phúc
thẩm. Ngoài ra còn có thể có phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. Thời hạn
xét xử sơ thẩm là hai tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thời hạn xét xử phúc thẩm là 4 tháng và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm
là 6 tháng.
-Giai đoạn 4, thi hành án dân sự. Trong thời hạn thi hành án. người
được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành án. Hết
thời hạn này thì người được thi hành không còn quyền yêu cầu thi hành án
nữa. Theo Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự thì:
+ Nếu người được thi hành án là cá nhân, thời hạn thi hành án là 3
năm kể từ khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
+ Nếu người được thi hành án là tổ chức, thời hạn thi hành án là một
năm kể từ khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
50
2.5.1.4- Hậu quà pháp lý của biện pháp kiện dân sự.
Nếu chủ thể chọn biện pháp kiện dân sự để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình thì bản án, quyết định của toà án là quyết định có giá trị
pháp lý cao nhất đê giải quyết tranh chấp giữa các bên. Để đảm bảo cho bản
án, quyết định của toà án có giá trị hiệu lực trên thực tế, các nhà lập pháp đã
quy định các thủ tục thi hành án dân sự (Pháp lệnh thủ tục thi hành án dân
Trường hợp chủ động thi hành án: Có một số trường hợp được quy
định tại Điều 4, Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự xuất phát từ tính cấp
bách của việc xét xử, từ lý do nhân đạo hay từ yêu cầu bảo vệ tài sản của
Nhà nước nên ngay sau khi kết thúc việc xét xử, Toà án chuyển ngay bản
sao bản án quyết định của Toà án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền đê cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án mà không
cần đơn ra quyết định thi hành án.
Trong mọi trường hợp khác, người được thi hành án căn cứ vào bản
sao bản án, quyết định yêu cầu người phải thi hành án thi hành. Nếu người
phái thi hành án không tình nguyện thi hành thì người được thi hành án có
quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Toà án đến cơ quan
thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án. Trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi
hành án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chấp hành viên thông báo,
người thi hành án phải tự nguyện thi hành. Hết thời hạn trên, mà người thi
hành án không tự nguyện thi hành thì chấp hành viên ra quyết định áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại chương IV Pháp lệnh
thủ tục thi hành án dân sự, có 6 biện pháp cưỡng chế thi hành án:
-
Kê biên tài sản;
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
-
Trừ vào tài sản của người phảithi hành án đang do người khác giữ;
-
Cưỡng chế giao đồ vật;
51
-
Cưỡng chế trả nhà;
-
Cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật.
Chủ thể quyền sở hữu tên thương mại khi chọn biện pháp kiện dân sự
để xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình cần đặc biệt chú ý đến các quy
định về thủ tục nêu trên. Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự là thủ tục quan
trọng cuối cùng để nguyên đơn có thể lấy lại những quyền lợi chính đáng
của mình bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu bị đơn không tự
giác thi hành bản án, quyết định của Toà án trong thời gian cho phép. Vói
các quy định của pháp luật, biện pháp kiện dân sự có đầy đủ các quy phạm
pháp luật cần thiết để giải quyết tranh chấp cũng như để bảo vệ các quyền
hợp pháp của đương sự.
2.5.2-Biện pháp hành chính
Xử lý hành chính là biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chủ sở
hữu đối tượng sở hữu cồng nghiệp không muốn giải quyết bằng con đường
kiện dân sự.
Có thê nói rằng, việc xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp
gắn liền với quá trình khiếu nại của các chủ thể có liên quan và quá trình
giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là vấn đề xảy ra ở
tất cả các nước. Mọi chủ thể đều có thể bị lôi cuốn vào việc tranh chấp,
khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp một cách chủ động hoặc bị động với
những vai trò khác nhau (người nộp đơn xin bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp, chủ văn bằng bảo hộ khiếu nại về hành vi xâm phạm quyền, người
đề nghị huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ....) Do vậy, việc tham gia vào
quá trình xử lý các khiếu nại là công việc thường xuyên có tính hệ thống
của các cơ quan sở hữu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền khác, đó
không phải là công việc mang tính đột xuất hoặc phụ thuộc vào một yếu tố
chủ quan nào. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất của từng vụ việc khiếu kiện, vai
52
trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp cũng khác
nhau.
Theo các văn bản phảp luật hiện hành, cơ quan quản lý sở hữu công
nghiệp không có trách nhiệm trực tiếp xử lý các hành vi xâm phạm quyền,
trách nhiệm đó thuộc về các cơ quan hành chính có thẩm quyền và thuộc về
hệ thống toà án. Vì vậy, chủ sở hữu có thể khiếu nại đến các cơ quan hành
chính có thẩm quyền hoặc toà án để xứ lý các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với tên thương mại
-Thẩm quyền của cúc cơ quan hành chính
Trong trường hợp chủ sở hữu chọn cơ quan hành chính để xử lýcác
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, thìcác cơ quan sau đây
có
thẩm quyển giải quyết:
-
Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Thanh tra Bộ
Khoa học công nghệ;
-
Uỷ ban nhân dân các cấp;
-
Cảnh sát kinh tế;
-
Cơ quan hải quan;
-
Cơ quan quản lý thị trường;
Cục Sở hữu cống nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường các
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền tương ứng của trung ương, địa phương trong việc thanh
tra, kiểm tra đánh giá, giám định các điều kiện xác lập quyền, nội dung
quyền và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại và có kết luận các vi phạm về sở hữu công nghiệp để tạo cơ sở cho việc
xử lý.
Chế tài hành chính đối với các hành vi xâm phạm là phạt cảnh cáo,
phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh và tịch thu phương tiện.
Hiện nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định riêng về xử phạt vi
phạm hành chính về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
53
mại. Tuy nhiên Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1996, về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại có xử phạt hành vi cho thuê hoặc cho
mượn tên thương mại của cơ sở kinh doanh nhưng không tuân thủ theo pháp
luật; thuê, mượn, sử dụng tên thương mại của cơ sở kinh doanh khác để
kinh doanh nhưng không tuân thủ theo pháp luật. Nhưng việc xử lý hành vi
này chỉ dừng lại ở mức phạt tiền thấp từ năm trăm nghìn đến hai triệu đồng
và nó chỉ là một phần nhỏ của các hành vi vi phạm liên quan đến bảo hộ tên
thương mại.
Chính vì vậy, tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại hiện nay còn phổ biến.
- Thẩm quyền của Ttìà hành chính.
Nếu các chủ thê không thể giải quyết tranh chấp bằng việc xử lý của
cơ quan hành chính có thẩm quyền thì có thể giải quyết bằng con đường tố
tụng tư pháp . Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà hành chính.
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 54/2000/NĐ-CP, Nghị định
63/CP, khoản 8 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
thì Toà hành chính Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính các vụ án sau:
-Chủ thể nộp đơn kiện đối với quyết định của Cục SHCN về việc cấp
văn bằng bảo hộ cho người không phải là người nộp đơn sớm nhất (Đ.16
Nghị định 63/CP/1996).
-Người rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, nộp đơn kiện đối với
quyết định của Cục sở hữu công nghiệp về việc không trả hoặc không trả
đúng tiền lệ phí đã nộp (K.2 Đ.19 Nghị định 63/CP/1996).
-Người thứ ba nộp đơn kiện đối với quyết định của Cục sở hữu công
nghiệp về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người không có thẩm quyền (Đ.20,
điểm c khoản 1 Điều 27 Nghị định 63/CP/1996).
-Người yêu cầu tra cứu nộp đơn kiện đối với hành vi hành chính của
Cục Sở hữu công nghiệp về việc không thực hiện hoặc thực hiện không
54
đúng yêu cầu tra cứu và vấn đề lệ phí tra cứu (Điều 22 Nghị định
63/CP/1996).
-Chủ thể khởi kiện hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính
mà họ cho là trái pháp luật của Cục Sở hữu công nghiệp trong quá trình cấp
văn bằng bảo hộ (Điều 23, 24 Nghị định 63/CP/1996)
-Chủ văn bằng bảo hộ kiện đối với quyết định của Cục Sở hữu công
nghiệp về đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (Điều 28, 29 Nghị
định 63/CP/1996).
-Tác giả khởi kiện quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp về việc
không ghi hoặc ghi sai, ghi không đủ họ, tên tác giả trong văn bằng bảo hộ,
sổ đăng ký quốc gia (điểm a khoản 1-Điều 48, Điều 54 Nghị định
63/CP/1996)
-Chủ thể khởi kiện quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp về các
vấn đề cấp, từ chối cấp, thu hồi giấy phép đại diện Sơ hữu công nghiệp và
các khoản lệ phí liên quan (Điều 55, 59, 60, 61 Nghị định 63/CP/1996)
-Chủ văn bằng bảo hộ khởi kiện quyết định của Bộ Khoa học công
nghệ về quyết định cấp Li-xăng không tự nguyện (Điều 51 Nghị định
63/CP/1996)
-Chủ thể khởi kiện các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
SHCN.
Việc xét xử các vụ án hành chính đối với các quyết định của Cục Sở
hữu công nghiệp trong lĩnh vực xác lập và thực hiện quyền sở hữu công
nghiệp; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; quyết định xử lý
vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ thì Toà án nhân
dân thành phố Hà nội giải quyết theo quy định taị khoản 2 Điều 12 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính.
Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm đồng thời là chung thẩm đối với quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa
học công nghệ về việc cấp li-xăng không tự nguyện.
55
Việc xét xử các vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính
trong hoạt động sở hữu công nghiệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương của sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc
thẩm quyển của Toà án nơi có quyết định.
Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính trong việc khởi kiện đối với các quyết định của Cục sở hữu
công nghiệp, người khởi kiện phải xuất trình được văn bản giải quyết của
Cục Sở hữu công nghiệp đối với việc khiếu kiện của họ. Toà án chỉ thụ lý
vụ án nếu có văn bản giải quyết của Cục Sở hữu công nghiệp mà người
khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết đó và cũng không khiếu nại lên
Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ.
Đối với việc khiếu kiện các quyết định hành chính trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các
quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giao cho
Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm theo quy định tại
Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Biện pháp hành chính được sử dụng rộng rãi để giải quyết các khiếu
nại, tranh chấp liên quan đến sở hữu tên thương mại. Mặc dù còn nhiều hạn
chế trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng biện pháp hành chính ở
Việt Nam hiện nay đã góp phần tích cực trong quá trình giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
2.5.3- Chế tài hình sự.
Chế tài hình sự bao gồm: các hình phạt tù, các hình phạt tiền đủ để
ngăn chặn vi phạm, phù hợp với các hình phạt đối với các tội phạm có mức
độ nguy hiểm tương ứng. Nói chung, các chế tài cũng có thể bao gồm việc
tạm giữ, tịch thu và tiêu huỷ hàng hoá vi phạm, đối với các nguyên liệu
phương tiện chủ yếu để thực hiện hành vi xâm phạm cũng sẽ bị xử lý.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2000, mọi hành vi sản xuất
và buôn bán hàng giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế là
56
các hàng hoá được người tiêu dùng ưa chuộng hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn
đều bị làm giả. Điển hình trong số đó là các sản phẩm lương thực, thực
phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... Khác
với trước đây, hàng giả thiên về bản chất thì hiện nay hàng giả chủ yếu làm
giả nhãn hiệu, giả kiểu dáng... Điều này phản ánh một thực tế là người tiêu
dùng đã được đáp ứng tốt hơn về hàng hoá, cung đã đuổi kịp cầu thì hàng
hóa giả chỉ dễ được tiêu thụ khi nó mang các nhãn hiệu, tên thương mại
được ưa thích.
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 1995 thì đối với tội sản xuất hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật với giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới
150 triệu đổng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc tái phạm thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Nếu có tình tiết nặng thì
tuỳ từng trường hợp cụ thê do Hội đồng xét xử quyết định sẽ bị phạt tù theo
khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm hoặc khung hình phạt từ 7 năm đến
15 năm.
Khó khăn trong việc xét xử tội phạm làm hàng giả là khung hình
phạt cho loại tội phạm này như đã thấy là rất rộng, gây khó khăn cho việc
xác định hình phạt một cách phù hợp và nhất quán. Điều 171 Bộ luật hình
sự 2000 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đây là một
bước tiến trong quá trình hoàn thiện các biện pháp thực thi quyền sở hữu
công nghiệp. Chế tài hình sự là hình phạt cao nhất đối với các hành vi xâm
phạm pháp luật. Với mục đích giáo dục, răn đe người phạm tội, Bộ luật
hình sự góp phần tích cực vào việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp ở mức độ cao nhất.
Bộ luật Hình sự 2000 ngoài việc kế thừa các chế tài đã qui định trong
Bộ luật Hình sự trước đây còn có quy định cụ thể đối với hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, loại hình phạt nhiều hơn có thể là cải tạo không giam giữ, phạt tù (6
tháng đến 5 năm) hoặc phạt tiền. Hình phạt chủ yếu cho tội phạm này là
57
phạt tiền do chính mục đích lợi nhuận của hành vi phạm tội và vì vậy chỉ có
hình phạt tiền là thích hợp để răn đe người phạm tội và những người khác.
Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, các tội vi phạm về cấp văn bằng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp cũng bị xử lý nghiêm minh, tuỳ theo mức độ vi
phạm cụ thê mà tội phạm chịu mức hình phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Cần nhìn nhận rõ hơn mức độ nguy hiểm của hành vi làm hàng giả để
từ đó có các hành vi tích cực góp phần vào công cuộc đấu tranh chống hàng
giả. Chẳng hạn, nếu làm giả một cây bút thì mức thiệt hại không đáng kể,
song hành vi làm giả các sản phẩm về dược phẩm thì hậu quả rất nghiêm
trọng. Trong các văn bản hiện hành, mức độ hình phạt đối với các tội làm
hàng giả chưa chi tiết ở mức độ cần thiết để công việc xét xử của các thẩm
phán diễn ra dễ dàng hơn, tránh được tình trạng lạm dụng quyền hạn trong
xét xử.
58
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
•
•
•
BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
3.1-ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI.
Nếu như ở nhiều nước phát triển, bảo hộ quyền sở công nghiệp nói
chung, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại nói riêng đã
có một bề dầy lịch sử mang tính truyền thống thì ở Việt Nam ta, phải tới
những năm đầu của thập kỷ 90, các vãn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hộ tên thương mại mới được ban hành.
Chúng được quy định tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật nên hiệu lực thi
hành bị hạn chế lại mang tính chất mệnh lệnh, hành chính là chủ yếu. Hơn
nữa, do đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thời kỳ đó cơ bản
dựa trên chế độ sở hữu toàn dân với thành phần kinh tế quốc doanh, nên các
sáng tạo trí tuệ của con người cũng chưa được xem dưới góc độ coi chúng là
tài sản thuộc sở hữu riêng của của người sáng tạo và được sử dụng không
nhiều trong thực tế. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được
quy định trong các văn bản lúc đó đều trên phương diện chúng là một quyền
nhân thân nhiều hơn là một quyền tài sản. Và khi các sản phẩm sáng tạo trí
tuệ ít mang lại lợi ích vật chất cho người sáng tạo cũng như người sử dụng thì
không thể tạo động lực khuyến khích sự sáng tạo. Đời sống sáng tạo của xã
hội vì thế trở nên nghèo nàn, đơn điệu và kém phong phú.
Khi nước ta chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
có định hướng, vấn đề quyền sở hữu công nghiệp đã được coi trọng nhiều
hơn. Khi Bộ luật Dân sự 1995 được ban hành thì quan điểm coi các sản phẩm
sáng tạo trí tuệ của con người là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của con
người càng được thể hiện đậm nét hơn.
59
Với một hệ thống các văn bản như hiện nay, có thể nhận xét sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực tên thương mại đã tương đối
toàn diện và đầy đủ, đã có một bước phát triển lớn so với các thời kỳ. Các
quy định này nhìn chung đã bao hàm một nội dung cần có, vừa mang tính cụ
thể để điều chỉnh các quan hệ về tên thương mại. Từ những quy định về chủ
sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, điều kiện bảo hộ, nguyên tắc xác lập
quyền, bảo hộ tên thương mại, phạm vi bảo hộ, chuyển giao tên thương mại,
thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đều đã được thể
hiện tương đối chi tiết và đầy đủ trong quy định pháp luật phù hợp với chuẩn
mực chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này. Bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại không chỉ là yêu cầu mà chúng ta phải
thực hiện nếu muốn gia nhập WTO mà điều nó mang lại nhiều lợi ích cho đất
nước. Sự bảo hộ của pháp luật góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn
định; người kinh doanh chân chính được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm có chất lượng đúng với bản chất, giá
trị và danh tiếng của nó. Và hơn thế góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
khoa học, cải tiến kĩ thuật, đổi mới khoa học công nghệ phát triển nhanh
chóng.
Các quy định về tên thương mại mang tính chất định khung, công nhận
quyền và phạm vi quyền của chủ sở hữu công nghiệp đã trao cho họ phương
tiện tự bảo vệ quyền lợi của mình. Quy định mang tính định khung này
không có nghĩa quy định chung chung, không rõ ràng mà trái lại phái chuẩn
xác, rõ ràng làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất pháp luật
Tuy nhiên, quy định pháp luật mang tính chất định khung cũng có thể
dẫn tới sự tuỳ tiện của người áp dụng pháp luật. Để các quy định này được áp
dụng trong thực tế, để các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được
hiện thực hoá và trở thành động lực thúc đẩy, khuyến khích sự sáng tạo hay
nói một cách hình ảnh là để cho luật "sống" được và đi vào thực tế thì chúng
60
ta phải có cơ chế để thực hiện nó. v ề vấn đề này thì lại có một thực trạng
đáng buồn, đáng báo động về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại
Nguyên nhân của tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại có nhiều. Ở đây tôi chỉ xin khái quát một số nguyên nhân cơ
bản sau:
+Thứ nhất, chúng ta phải thừa nhận rằng, do trình độ phát triển kinh tế
xã hội ở nước ta còn thấp, Việt Nam vẫn còn nằm trong số nước nghèo nhất
thế giới thì tất yếu trình độ dân trí nói chung, ý thức tôn trọng pháp luật nói
chung và pháp luật sở hữu công nghiệp nói riêng chưa thể cao để mọi người
dân đều có thể có những hiểu biết nhất định và tự giác tôn trọng quyền sở
hữu công nghiệp của người khác.
+Thứ hai là tập hợp tất cả các quy định hiện hành không bảo đảm việc
bảo hộ tên thương mại một cách đầy đủ, còn thiếu, rất tản mạn:
- Chưa thống nhất các điều kiện bảo hộ hoàn chỉnh đối với tên thương mại
để nó được bảo hộ. Như, Điều 24 Luật Thương mại, Điều 14 Nghị định số 54/CP,
Điều 97 Bộ luật Dân sự còn chưa thống nhất về các điều kiện đối với một tên
thương mại được bảo hộ
- Có nhiều văn bản điều chỉnh về tên thương mại, nhưng mỗi văn bản
chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định nên không thống nhất về các quy
định báo hộ tên thương mại, ví dụ:
Bộ luật Dân sự không có điều khoản về tên của tổ hợp tác, hộ gia đình.
Luật Thương mại chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh thương mại
(buôn bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại).
Luật Doanh nghiệp không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp của các tổ chức chính trị và các cá nhân, chủ thể kinh doanh nhỏ.
61
Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ áp dụng cho việc
tiêu dùng trong sinh hoạt chứ không áp dụng cho tiêu dùng trong sản xuất,
dịch vụ.
+ Thứ ba là vấn đề thực thi công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tỏ ra thiếu
đồng bộ và kém hiệu lực. Các chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm
còn thiếu và chưa nghiêm, chưa đủ mạnh để răn đe người vi phạm không
được tái phạm.
3.2-
CÁC GỈẢI PHÁP CHUNG NHẰM HOÀN THIỆN
LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật và bộ máy quyền lực
để bảo hộ một cách có hiệu quả quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ do con
người sáng tạo ra. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường, nhất là nền
kinh tế tri thức, các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ của con người với giá trị
kinh tế, thương mại của chúng đã có khả năng mang lại những giá trị vật
chất, tinh thần vô cùng to lớn. Do đó, chúng phải được xem là tài sản như các
tài sản vật chất khác và phải được đặt trong phạm vi bảo vệ của pháp luật
phù hợp với những đặc điểm của chúng.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy
định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
nói riêng, pháp luật về sở hữu công nghiệp nói chung nhằm bảo đảm cho
pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp thực sự có tính thống nhất, đầy
đủ, đổng bộ, rõ ràng, cụ thể và tiến kịp trình độ phát triển của pháp luật các
nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực này là nhiệm vụ chúng ta
phải quan tâm. Theo tôi trước mắt cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
3.2.1- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ tên thương mại
+Sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2000/NĐ-CP cho phù hợp với Luật
Doanh nghiệp, Luật Thương mại và phù hợp với pháp luật quốc tế. Viêc sửa
đổi này phải được tiến hành theo hướng:
PHÁP
62
-
Cần có định nghĩa cụ thể, thống nhất và quy định các điều kiện đối
với tên thương mại được bảo hộ là một đối tượng của sở hữu công nghiệp
-Bổ sung vào Nghị định một số quy định về: bảo hộ đối với tên thương
mại nổi tiếng, quy định về việc thuê, cho thuê, chuyển nhượng tên thương
mại được quy định tại Điều 32 Luật Thương mại năm 1997.
+ Ban hành Nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại,
3.2.2- Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
Ngoài việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành và ban
hành mới một số văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với tên thương mại với nội dung như trên, Nhà nước cần có những hoạt động
thiết thực hơn, Cụ thể là:
-Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lập lại trật tự trong việc phối
hợp giưã các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhằm bảo đảm hiệu quả công
tác thi hành pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và thi
hành pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
nói riêng.
Sở dĩ phải nêu vấn đề này là vì hiện nay có nhiều cơ quan nhà nước ở
Trung ương và địa phương liên quan trực tiếp đến công tác bảo hộ quyển sở
hữu công nghiệp, bao gồm các cơ quan công an , hải quan, quản lý thị trường
và cả cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành như : y tế, công nghiệp, nông
nghiệp... chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Thực tiễn công tác bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp thời gian qua cho thấy nhiều cơ quan nhà nước
chưa quan tâm đến vấn đề này; sự phối hợp của các cơ quan trong công tác
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại nói riêng chưa tốt. Ví dụ, về nguyên tắc, một
63
tên thương mại không được bảo hộ khi tên thương mại đó gây nhầm lẫn với
tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa
bàn. Thuật ngữ địa bàn này được hiểu là địa bàn hành chính trên một lãnh thổ
khi các chủ thể đăng ký kinh doanh. Nhưng trên thực tế, đã có trường hợp hai
doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và tên thương mại ở hai địa bàn khác
nhau nhưng lại gần nhau về mặt địa lý gây nhầm lẫn nghiêm trọng ảnh hưởng
tới quyền lợi của các bên và người tiêu dùng mà vẫn được đăng ký, bảo hộ.
Ví dụ, Công ty may Việt Tiến được bảo hộ nhãn hiệu “ Việt Tiến” trên
các sản phẩm may mặc do mình sản xuất, nhưng một cơ sở kinh doanh khác
lại được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh ngành
quần áo với tên thương mại là “Cửa hàng kinh doanh quần áo may sẩn Việt
Tiến” và đàng hoàng treo hiểu hiệu với tên thương mại đó, gây ngộ nhận đây
là cửa hàng của Công ty may Việt Tiến. Vậy, cơ quan cấp đăng ký kinh
doanh cũng cần phải quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại.
-Xây dựng và hiện đại hoá mạng lưới thông tin về sở hữu công nghiệp
trên cả nước nhằm đảm bảo thông tin nhanh. Đặc biệt có mạng lưới thông tin
giữa cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu công
nghiệp) với các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( sở kế
hoạch Đầu tư, Phòng kinh tế- UBND cấp huyện) nhằm đảm bảo hiệu quả bảo
hộ tên thương mại.
-Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp
vụ cho các cán bộ chuyên theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở
hữu công nghiệp, kể cả các cán bộ làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật
như: toà án, viện kiểm sát, công an, quản lý thị trường....
Phải chú trọng đến công tác này vì một mặt nó thể hiện tính công
quyền của cơ quan Nhà nước, mặt khác, tạo tiền đề để củng cố niềm tin cho
64
nhân dân trước tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đang ngày càng
có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
3.2.3 -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật ở mọi ngành, mọi giới, mọi tầng lớp xã hội nhằm nâng cao
trình độ dân trí, xây dựng ý thức tự giác thi hành pháp luật nói chung, pháp
luật về sở hữu công nghiệp nói riêng.
Cho đến nay, vấn đề bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam vẫn còn là vấn
đề còn mới mẻ đối với toàn xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư, các công chức nhà nước đều chưa có hiểu biết đầy đủ, thậm chí có một số
lượng lớn người chưa có hiểu biết tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại, về ý nghĩa, tầm quan trọng của tên thương
mại. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao những năm qua
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại ngày
càng gia tăng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chú trọng công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về sở hữu công nghiệp nói chung và pháp
luật về bảo hộ tên thương mại nói riêng thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình; phát hành các văn bản
hướng dẫn về bảo hộ tên thương mại và các công trình nghiên cứu về đối
tượng sỏ hữu công nghiệp này.
ỉ-2.4. Các doanh nghiệp phải tự phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với
các hành vỉ xâm phạm.
Các doanh nghiệp phải luôn giám sát quyền sở hữu công nghiệp đối
với các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và tên thương mại nói riêng
của mình và của các đối thủ cạnh tranh. Việc phòng ngừa đó có ý nghĩa lớn
đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bảo hộ những
đối tượng sở hữu công nghiệp của mình và để sớm ngăn chặn các hành vi
xâm phạm chứ không cần phải chờ đến khi xuất hiện sự vi phạm. Họ cần
65
phải ngăn chặn hành vi xâm phạm đó nếu không chính họ sẽ mất quyền và
việc xử lý sẽ trở nên rất phức tạp, kéo dài và tốn kém.
Các doanh nghiệp còn phải kiểm tra thường xuyên các tạp chí sở hữu trí
tuệ và các tạp chí khác nhờ đó mà họ có thể giám sát và nghiên cứu các hành
vi của người vi phạm. Những thông tin về hành vi vi phạm đó thường có thể
có được từ nhiều nguồn như các báo cáo từ đội ngũ bán hàng, những lời phàn
nàn của khách hàng, thông tin từ các đối tác của liên doanh hay các nhà phân
phối và thông tin từ các tổ chức bên ngoài như tổ chức nghiên cứu thị trường.
Chủ sở hữu cũng phải đối mặt với các vấn đề vi phạm mang tính đa quốc gia,
như các công ty liên kết với nhau để sản xuất hàng vi phạm tại một vài nước
khác nhau và sau đó lại phân phối những hàng hoá đó ở các thị trường khác.
Do đó, cần phải có chuyên môn vững chắc để có thể nghiên cứu được hành vi
và thu thập bằng chứng chống lại lại việc vi phạm đó.
3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
cụ THỂ
3.3.1-Vê khái niệm
Khoản 1 - Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy
định: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh, đáp ứng các điều kiện là: Tập hợp các chữ cái, có thể
kèm theo chữ số, phát âm được; Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh” Trong khi đó Điều 24 Luật Thương mại 1997 đưa ra hai điều
kiện đối với tên thương mại là phải bằng tiếng Việt Nam và không vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; Điều
97 Bộ luật Dân sự về tên của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của
pháp nhân. Như vậy tên thương mại của pháp nhân phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện trên. Nhưng đối với thương nhân không phải là pháp nhân thì đặt
tên như thế nào? Tên thương mại khôngphải là tiếng Việt nam có được bảo
hộ không?
66
Chính vì có sự quy định không thống nhất trong pháp luật Việt Nam về
tên thương mại nên đã dẫn đến hậu quả tất yếu là việc tổ chức thực hiện
không thống nhất, tranh chấp diễn ra thường xuyên, gây khó khăn trong việc
giải quyết. Bởi vậy, các văn bản pháp luật cần sửa đổi điều kiện bảo hộ tên
thương mại cho thống nhất, theo hướng, tên thương mại có thể được bảo hộ
bằng hai hay nhiều thứ tiếng với điều kiện tên thương mại đó phải thống nhất
với nhau về nội dung và không nhất thiết phải thể hiện loại hình doanh
n g h iệ p .
3.3.2 Bảo hộ tên thương mại nổi tiếng
Về nguyên tắc, tên thương mại không còn được bảo hộ khi đã chấm
dứt hoàn toàn việc sử dụng tên thương mại đó. Nhưng trong trường hợp khi
tên thương mại đã trở nên nổi tiếng thì sau khi việc sử dụng chấm dứt, ít nhất
một khoảng thời gian nhất định, nếu người khác chiếm đoạt tên thương mại
đó thì giới kinh doanh và người tiêu dùng vẫn có khả năng bị nhầm lẫn.
Chính vì vậy, chúng ta phải có quy định pháp luật về bảo hộ tên thương mại
nổi tiếng đối với trường hợp khi đã chấm dứt hoàn toàn không sử dụng tên
thương mại đó. Đây là vấn đề còn bỏ trống trong pháp luật hiện hành của
nước ta.
3.3.3- Phạm vi bảo hộ
Nghị định 54/2000/NĐ-CP Điều 14 khoản 2 điểm c có quy định "Tên
thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử
dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh,
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng từ
trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó "thì không được bảo hộ. Với
quy định như vậy thì hiểu thế nào là "đã được sử dụng từ trước"? Nếu tên
thương mại đã được sử dụng trước nhưng nó không còn được bảo hộ nữa thì
người kinh doanh sau trong cùng lĩnh vực có được lấy tên thương mại đó
không? Nếu nhãn hiệu hàng hoá đã được sử dụng trước nhưng đã hết thời hạn
67
bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không đăng ký bảo hộ tiếp thì
người kinh doanh sau đó được sử dụng tên thương mại trùng với nhãn hiệu
hàng hoá đó không? Theo tôi, trong các trường hợp trên, người kinh doanh
hoàn toàn có quyền sử dụng tên gọi đó làm tên thương mại cho mình. Việc sử
dụng đó không gây nhầm lẫn với tên gọi của chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực mà cũng không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Điểm c nói trên nên sửa lại là "Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương
mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong
cùng một lĩnh vực kinh doanh và đang được bảo hộ, gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ trước khi bắt đầu sử dụng
tên thương mại đó và đang trong thời hạn bảo hộ".
Trong điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP cũng cần
lưu ý cụm từ "trên cùng một địa bàn". Địa bàn ở đây có thể hiểu là phạm vi
cả nước hoặc có khi chỉ là một địa phương. Trường hợp nào được hiểu là cả
nước, trường hợp nào được hiểu là địa phương? Việc xác định này tuỳ thuộc
vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
ban hành văn bản hướng dẫn để quy định một nguyên tắc chung trong việc
xác định nhằm áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
Trên thực tế, có những tình huống xảy ra mà đôi khi việc áp dụng các
quy định pháp luật không phải là cách giải quyết tốt nhất. Điều đó cho thấy
việc thực thi pháp luật cũng không kém phần quan trọng so với việc hoàn
thiện pháp luật trong công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chẳng hạn
như tình huống sau: Một người kinh doanh muốn mở rộng phạm vi kinh
doanh sang một lĩnh vực khác và vẫn giữ nguyên tên thương mại, nhưng
trong lĩnh vực người đó mở rộng kinh doanh đã có người khác sử dụng trước
tên thương mại đó. Vậy anh ta phải đổi tên thương mại mà mình đã tạo lập
được uy tín (với cả lĩnh vực kinh doanh trước) hay được tiếp tục kinh doanh ở
cả hai lĩnh vực với cùng tên thương mại? v ề nguyên tắc, người kinh doanh
68
sau trong cùng lĩnh vực không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại nếu họ có cùng tên thương mại. Tuy nhiên, ở trường hợp trên,
việc áp dụng nguyên tắc này là cứng nhắc và không thúc đẩy được hoạt động
sản xuất kinh doanh phát triển. Bất kỳ người kinh doanh nào cũng quan tâm
tới việc làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất, họ luôn tìm kiếm những
lĩnh vực có thể mang lại thu nhập để mở rộng phạm vi kinh doanh. Đó không
chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với nhà kinh doanh khi ngày
nay, các ngành nghề trong xã hội ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau,
nếu thâu tóm được nhiều ngành nghề thì người kinh doanh có thể giảm được
chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh. Thậm chí, người kinh
doanh cũng muốn mở rộng phạm vi hoạt động sang những ngành nghề không
liên quan đến lĩnh vực họ kinh doanh ban đầu bởi vì họ tìm thấy ở đó nhiều
tiềm năng lợi nhuận. Cho nên, sẽ có nhiều người kinh doanh rơi vào tình
huống của người nói trên, nếu họ không được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại khi mở rộng phạm vi kinh doanh thì họ có thê
không mở rộng phạm vi kinh doanh nữa, như thế nghĩa là pháp luật đã không
tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhưng nếu pháp luật cho
phép bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với người kinh doanh trong tình
huống trên thì quyền lơị của người sử dụng trước tên thương mại lại bị xâm
hại. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người thực thi có thể đưa ra các cách xử lý
khác nhau. Chẳng hạn như: nếu các bên thoả thuận được thì bên mở rộng
phạm vi kinh doanh có thể trả cho bên sử dụng trước tên thương mại một
khoản tiền (coi như khoản đền bù) để vẫn được sử dụng tên thương mại đó
trong lĩnh vực mở rộng kinh doanh. Ngoài ra còn có nhiều cách giải quyết
khác. Cũng thấy rằng, để tránh tình huống trên có thể xảy ra, người kinh
doanh cần thận trọng khi chọn tên thương mại. Với sự đa dạng, phức tạp của
đời sống kinh doanh, pháp luật không thể quy định cụ thể công thức xử lý mà
chỉ có thể đưa ra những nguyên tắc để giải quyết các vụ việc. Bởi vậy, người
69
thực thi cần linh hoạt trong việc vận dụng các quy định của pháp luật, giải
quyết vụ việc hợp tình, hợp lý, bảo đảm quyền lợi của các đương sự.
Những quy định mang tính chất khung của pháp luật sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại xuất phát từ thực tiễn của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động, muôn màu muôn vẻ và
biến đổi không ngừng. Các nhà làm luật, thậm chí các nhà kinh doanh cũng
không lường hết được những tình huống có thể xảy ra. Vì thế, pháp luật chỉ
có thể quy định có tính nguyên tắc để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
này cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, chủ thể kinh doanh, người tiêu
dùng., mà không quy định chi tiết, cụ thể. Việc quy định mang tính định
khung đòi hỏi kỹ thuật lập pháp hoàn chỉnh, các nhà làm luật phải sử dụng
ngôn từ hết sức chuẩn xác bởi các quy định của pháp luật là những nguyên
tắc, định hướng cho việc áp dụng pháp luật. Quy định như vậy không có
nghĩa là trao cho các thẩm phán quyền sáng tạo luật pháp mà là đê họ có
thê vận dụng các điều luật cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đưa ra
được những phán quyết đúng đắn nhất. Tuy nhiên, để đánh giá , kết luận
đúng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại, chúng ta
cũng cần có những quy định về điều kiện xác định phạm vi lãnh thổ cũng
như phạm vi kinh doanh của tên thương mại được bảo hộ. Như dựa trên các
điều kiện về chức năng của cơ sở sản xuất kinh doanh; phạm vi khách
hàng, mức độ quen thuộc của khách hàng (uy tín) làm căn cứ xác định
phạm vi lãnh thổ, phạm vi lĩnh vực kinh doanh.
70
KẾT LUẬN
•
Tên thương mại là tài sản vô hình có khả năng mang lại lợi ích vật
chất to lớn. Bảo hộ tên thương mại nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp,
chống lại hành vi gây nhầm lẫn và khai thác trái phép các uy tín của doanh
nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích nhà nước,
của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu dùng; thúc đẩy sáng tạo khoa
học, công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu
và đầu tư nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại được xác lập không trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ mà chỉ cần
thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định. Khi phát hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, chủ sở hữu công
nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý nhưng
phải chứng minh điều kiện xác lập, phạm vi quyền của mình và các chứng
cứ về hành vi vi phạm. Trong thực tế, điều này rất khó khăn. Vì vậy để làm
tốt công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, đảm
bảo quyền lợi cho chủ sở hữu công nghiệp, chúng ta phải hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ tên thương mại và phải có cơ chế phù hợp trong quá trình
thực thi pháp luật
Đề tài “Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam” trong giới hạn
và phạm vi nghiên cứu đã hoàn thành được những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tên
thương mại, phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu hàng hoá, xuất sứ hàng
hoá; vai trò và tầm quan trọng của việc bảo hộ tên thương mại trong nền kinh
tế thị trường.
Hai là, trình bày những nội dung cơ bản về quá trình hình thành pháp
luật về tên thương mại ở Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1945 đến 1986 và 1986
đến nay.
71
Ba là, phân tích thực trạng pháp luật bảo hộ tên thương mại ở Việt
Nam trên 5 nội dung chủ yếu: về hệ thống pháp luật, chủ thể và đối tượng sở
hữu tên thương mại, xác lập quyền sở hữu tên thương mại, bảo hộ quyền sở
hữu tên thương mại, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại.
Bấn là, đánh giá hiệu quả bảo hộ tên thương mại. Từ đó đề xuất các
kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương mại ở nước ta trong giai
đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, đây là đề tài mới và ít được kế thừa các công trình nghiên
cứu và thực tiễn về xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong lĩnh vực
này ở nước ta diễn ra trong thời gian chưa nhiều. Do đó, việc thực hiện đề tài
gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong được các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực này góp
ý để luận văn được hoàn thiện góp phần nhỏ bé vào việc kiến nghị xây dựng
pháp luật và thực thi pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở nước ta.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia của Cục Sở hữu công nghiệp và đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình chu đáo của người hướng dẫn luận văn: TS. Dương
Đăng Huệ đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này./.
72
DANH SÁCH TÀ I LIỆU TH A M K H Ả O
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1-Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995.
2-Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2000
3-Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1989, (sửa đổi, bổ sung năm 1992).
4-Luật Thương mại Việt Nam năm 1997
5-Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995
6-
Luật Công ty năm 1990
7- Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990
8- Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993
9- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996
10- Luật hợp tác xã năm 1996
11 - Luật Doanh nghiệp năm 1999
12-Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996
13-Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
14-Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989
15-Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999
16-Nghị định của Chính phủ số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ
sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh liên quan tới sở hữu
công nghiệp.
17-Nghị định của Chính phủ số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về
sở hữu công nghiệp
18-
Nghị định của Chính phủ số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết
về sở hữu công nghiệp.
19-Nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân
và nhóm kinh doanh có vốn đầu tư thấp hơn vốn pháp định.
73
20- Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký
kinh doanh.
21- Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về hướng dẫn
một số điều của luật doanh nghiệp
22- Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực thương mại.
23- Chỉ thị số 361-CT ngày 5/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
quy định biển hiệu các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh.
24- Công ước Pari về bảo hộ quyền SHCN
25- Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của sở hữu
trí tuệ
II - SÁCH THAM KHẢO
26- TS Nguyễn Thị Quế Anh (01/2000), “Chỉ dẫn địa lý - Đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp”, Tài liệu hội thảo vê bào hộ các đối tượng sở
hữu công nghiệp mới ở Việt N am ,
27-TS. Nguyễn Mạnh Bách(2001), “Tìm hiểu luật dân sự - Quyền sở hữu trí
tuệ”, NXB Tổng hợp Đồng Nai,
29- Cục Sở hữu công nghiệp, “Vai trò sở hữu công nghiệp trong việc bảo hộ
công nghiệp trong việc bảo hộ người tiêu dùng”.
30-Cục Sở hữu công nghiệp, “Bào hộ tên thương mại CHLB Đức”.
31-
Cục Sở hữu công nghiệp, “Bảo hộ tên thương mại Hà L a rì\
32- Cục Sở hữu công nghiệp, “Bảo hộ tên thương mại Thụy Đ iển”.
33- Cục Sở hữu công nghiệp, “Những chỉ dẫn về các cơ sở sản xuất, kinh
doanh và các chủ sở hữu các cơ sở sản xuất, kinh doanh B f \
34- Cục Sở hữu công nghiệp, 'T ê n thương mại - Luật mẫu, phần N ”.
35-Cục Sở hữu công nghiệp (1993), “Tên thương mại WIPO Training Manua
1: Introduction Trademark Law & Practice
74
36-Cục Sở hữu công nghiệp, ““ổảo hộ tên thương mại và chỉ dẫn tên thương
mại Pháp".
37-Nguyễn Thanh Hà (01/2000), “Bảo hộ tên thương mại”, Tài liệu hội thảo
về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việt Nam , Hà Nội
38-Christopher Heath (1998), “Các yêu cầu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
trong Hiệp định TRIPS”, Tài liệu Hội thảo thực thi sở hữu công nghiệp, Hà
39-Trần
Việt Hùng (2001), “Đổi mới quản ỉý Nhà nước vê sở hữu công
nghiệp ở nước ta”, Tiểu luận tốt nghiệp - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
40-
Khoa luật “Giáo trình Tư pháp quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
hà Nội
41- TS. Đặng Quang Phương (1998), “Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại
Toà án nhân dân”, Tài liệu hội thảo thực thi sở hữu công nghiệp, Hà Nội
42-Đoàn Năng, “Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ quyền SHCN ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 2000(2).
43-
TS Phạm Duy Nghĩa (1998), “Giáo trình luật thương mại Việt Nam ” Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
44 - Nguyễn Hữu Thu (1999), “Pháp luật vê tên thương mại, nhãn hiệu hàng
hoá, nhãn phẩm, và chống hàng nhái, hàng g iả ” Luận văn tốt nghiệp, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
45-Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), “Tập bài giảng sở hữu trí tuệ ”, Nhà
xuất bản Công an nhân dân.
46-
Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), “Giáo trình Luật dân sự Việt nam ”,
(II), Nhà xuất bản Công an nhân dân
47- Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), “Giáo trình Tư pháp quốc tế ”, Nhà
xuất bản Công an nhân dân
75
48-Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), “Bình luận khoa học Bộ luật
dân s i / \ NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
49-
Kiều Thanh, “Quyền sở hữu tài sản vật chất và quyền sở hữu tài sản trí
tuệ - những khác biệt cơ bản”, Tạp chí Luật học 1999(5)
50- Ths Kiều Thị Thanh(2002), “Hoàn thiện vai trò của pháp luật sở hữu trí
tuệ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức”, Nhà nước và pháp
luật trước thềm thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
51-Đoàn Anh Vũ (2001), “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyển chống cạnh
tranh không lành mạnh Hên quan đến sở hữu công nghiệp ở Việt Nam”, Khoá
luận tốt nghiệp, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
52-
Một số nghiên cứu trong các tạp chí “Tạp chí Luật học”, 1997 (4),
1999(5), 2001(2), “ Tạp chí Nhà nước và Pháp luật” J998 (5,7,8), 2001(6),
“Tạp chí Tia sáng”, 2001(2), ‘T ạp chí Khoa học Công nghệ và Mỏi
trường", 1998 (5).
[...]... bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp Tại văn bản này, thuật ngữ "Tên thương mại" chính thức được sử dụng và việc bảo hộ tên thương mại được tương đối toàn diện và hiệu quả cao hơn 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ • • • • TÊN THƯƠNG MẠI • ở VIỆT NAM 2.1-HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI Về hình... việc tổ chức bảo hộ tên thương mại ở nước ta Các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta có một số quy định về tên thương mại và các quy định về tên gọi của các chủ thể pháp luật dân sự, pháp luật kinh doanh, về bảo hộ người tiêu dùng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có thể áp dụng để bảo hộ tên thương mại trong một chừng mực nhất định Đó là: - Bộ luật Dân sự (1995), -Luật Thương mại (1997), -Luật Doanh... viên vì tên thương mại nước ngoài thuộc những nước được hưởng quyền của công ước Pari phải được bảo hộ kể cả khi không đăng ký Tên thương mại nước ngoài được bảo hộ trên cơ sở sử dụng tên thương mại tại quốc gia muốn được bảo hộ Tuy vậy, ngày càng nhiều nước muốn bảo hộ tên thương mại nước ngoài chỉ thuần tuý dựa trên danh tiếng Khi đó, tên thương mại được bảo hộ cả trong trường hợp tên thương mại đó... trong xã hội đã đưa tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá vào đối tượng các tài sản được nhà nước bảo hộ Đây là một căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện việc bảo hộ tên thương mại Sau Bộ luật Dân sự, các quy định về tên thương mại còn có một bước đột phá quan trọng nữa trong Luật thương mại Việt Nam (1997) và Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu... kinh doanh, không hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên thì không thể yêu cầu toà án xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình với một tên thương mại và cũng không thể là một bên ký kết hợp đồng thuê, cho thuê, chuyển nhượng tên thương mại được 24 2.2.2-Đối tượng bảo hộ tên thương mại 2.2.2.1- Tiêu chuẩn bảo hộ Tiêu chuẩn tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại phải được sử dụng vào... Chủ sở hữu tên thương mại có thể là người đặt tên thương mại hoặc người được chuyển giao hay thừa kế tên thương mại đó Pháp luật nước ta quy định pháp nhân thuộc mọi hình thức tổ chức, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại đều phải có tên thương mại Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của thương nhân ( khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại 1997, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Dân sự 1995) 23 Thương nhân ở đày... với các doanh nghiệp khác Trong hoạt động thương mại, thương nhân thông qua tên thương mại để tiếp cận thị trường và giao dịch thương mại Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của tên thương mại nên hầu hết thương nhân Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết các quyền được pháp luật cho phép trong chế định về bảo hộ tên thương mại Bằng chứng là hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu hàng hoá của mình dưới... doanh nghiệp đó VI vậy bảo hộ tên thương mại là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 1.2.2-Vai trò của việc bảo hộ tên thương mại trong nền kinh tê thị trường Bảo hộ tên thương mại là việc làm không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường Vai trò của việc bảo hộ tên thương mại thể hiện ở những góc độ sau: Thứ nhất, mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu... thức pháp luật, hầu hết các quốc gia đều bảo hộ tên thương mại Tuy nhiên, quy định pháp luật của mỗi nước lại khác nhau, có thể tồn tại dưới hình thức một luật riêng về tên thương mại hoặc là tập hợp các điều khoản của luật dân sự, luật thương mại, luật doanh nghiệp hoặc luật nhãn hiệu hàng hoá hay luật chống cạnh tranh không lành mạnh Ví dụ như: - Thuỵ Điên là một trong những nước có luật riêng về tên. .. sử dụng tên thương mại dưới bất kỳ hình thức nào đều không được bảo hộ Ngoài các điều kiện trên, một tên thương mại được bảo hộ phải không trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo; không mang tính lừa đảo 2.2.3- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tên thương mại 2.2.3.1- Quyền của chủ sở hữu tên thương mại Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thuộc phạm trù sở hữu công ... THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI 19 Ở VIỆT N AM 2.1 Hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại 19 CHƯƠNG ĐÁNH GIÁ VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG M... 1: Cơ sở lý luận việc bảo hộ tên thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hộ tên thương mại Việt Nam Chương 3: Đánh giá kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương CHƯƠNG C SỞ LÝ LUẬN... thương mại" thức sử dụng việc bảo hộ tên thương mại tương đối toàn diện hiệu cao 19 CHƯƠNG THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ • • • • TÊN THƯƠNG MẠI • VIỆT NAM 2.1-HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI