Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở việt nam (Trang 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở mọi ngành, mọi giới, mọi tầng lớp xã hội nhằm nâng cao trình độ dân trí, xây dựng ý thức tự giác thi hành pháp luật nói chung, pháp luật về sở hữu công nghiệp nói riêng.

Cho đến nay, vấn đề bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề còn mới mẻ đối với toàn xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các công chức nhà nước đều chưa có hiểu biết đầy đủ, thậm chí có một số lượng lớn người chưa có hiểu biết tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, về ý nghĩa, tầm quan trọng của tên thương mại. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao những năm qua hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về sở hữu công nghiệp nói chung và pháp luật về bảo hộ tên thương mại nói riêng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình; phát hành các văn bản hướng dẫn về bảo hộ tên thương mại và các công trình nghiên cứu về đối tượng sỏ hữu công nghiệp này.

ỉ-2.4. Các doanh nghiệp phải tự phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vỉ xâm phạm.

Các doanh nghiệp phải luôn giám sát quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và tên thương mại nói riêng của mình và của các đối thủ cạnh tranh. Việc phòng ngừa đó có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bảo hộ những đối tượng sở hữu công nghiệp của mình và để sớm ngăn chặn các hành vi xâm phạm chứ không cần phải chờ đến khi xuất hiện sự vi phạm. Họ cần

phải ngăn chặn hành vi xâm phạm đó nếu không chính họ sẽ mất quyền và việc xử lý sẽ trở nên rất phức tạp, kéo dài và tốn kém.

Các doanh nghiệp còn phải kiểm tra thường xuyên các tạp chí sở hữu trí tuệ và các tạp chí khác nhờ đó mà họ có thể giám sát và nghiên cứu các hành vi của người vi phạm. Những thông tin về hành vi vi phạm đó thường có thể có được từ nhiều nguồn như các báo cáo từ đội ngũ bán hàng, những lời phàn nàn của khách hàng, thông tin từ các đối tác của liên doanh hay các nhà phân phối và thông tin từ các tổ chức bên ngoài như tổ chức nghiên cứu thị trường. Chủ sở hữu cũng phải đối mặt với các vấn đề vi phạm mang tính đa quốc gia, như các công ty liên kết với nhau để sản xuất hàng vi phạm tại một vài nước khác nhau và sau đó lại phân phối những hàng hoá đó ở các thị trường khác. Do đó, cần phải có chuyên môn vững chắc để có thể nghiên cứu được hành vi và thu thập bằng chứng chống lại lại việc vi phạm đó.

3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ cụ THỂ

3.3.1-Vê khái niệm

Khoản 1 - Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng các điều kiện là: Tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh” Trong khi đó Điều 24 Luật Thương mại 1997 đưa ra hai điều kiện đối với tên thương mại là phải bằng tiếng Việt Nam và không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; Điều 97 Bộ luật Dân sự về tên của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân. Như vậy tên thương mại của pháp nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Nhưng đối với thương nhân không phải là pháp nhân thì đặt tên như thế nào? Tên thương mại khôngphải là tiếng Việt nam có được bảo hộ không?

Chính vì có sự quy định không thống nhất trong pháp luật Việt Nam về tên thương mại nên đã dẫn đến hậu quả tất yếu là việc tổ chức thực hiện không thống nhất, tranh chấp diễn ra thường xuyên, gây khó khăn trong việc giải quyết. Bởi vậy, các văn bản pháp luật cần sửa đổi điều kiện bảo hộ tên thương mại cho thống nhất, theo hướng, tên thương mại có thể được bảo hộ bằng hai hay nhiều thứ tiếng với điều kiện tên thương mại đó phải thống nhất với nhau về nội dung và không nhất thiết phải thể hiện loại hình doanh n g h iệ p .

3.3.2 Bảo hộ tên thương mại nổi tiếng

Về nguyên tắc, tên thương mại không còn được bảo hộ khi đã chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng tên thương mại đó. Nhưng trong trường hợp khi tên thương mại đã trở nên nổi tiếng thì sau khi việc sử dụng chấm dứt, ít nhất một khoảng thời gian nhất định, nếu người khác chiếm đoạt tên thương mại đó thì giới kinh doanh và người tiêu dùng vẫn có khả năng bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, chúng ta phải có quy định pháp luật về bảo hộ tên thương mại nổi tiếng đối với trường hợp khi đã chấm dứt hoàn toàn không sử dụng tên thương mại đó. Đây là vấn đề còn bỏ trống trong pháp luật hiện hành của nước ta.

3.3.3- Phạm vi bảo hộ

Nghị định 54/2000/NĐ-CP Điều 14 khoản 2 điểm c có quy định "Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó "thì không được bảo hộ. Với quy định như vậy thì hiểu thế nào là "đã được sử dụng từ trước"? Nếu tên thương mại đã được sử dụng trước nhưng nó không còn được bảo hộ nữa thì người kinh doanh sau trong cùng lĩnh vực có được lấy tên thương mại đó không? Nếu nhãn hiệu hàng hoá đã được sử dụng trước nhưng đã hết thời hạn

bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không đăng ký bảo hộ tiếp thì người kinh doanh sau đó được sử dụng tên thương mại trùng với nhãn hiệu hàng hoá đó không? Theo tôi, trong các trường hợp trên, người kinh doanh hoàn toàn có quyền sử dụng tên gọi đó làm tên thương mại cho mình. Việc sử dụng đó không gây nhầm lẫn với tên gọi của chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực m à cũng không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điểm c nói trên nên sửa lại là "Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và đang được bảo hộ, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó và đang trong thời hạn bảo hộ".

Trong điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP cũng cần lưu ý cụm từ "trên cùng một địa bàn". Địa bàn ở đây có thể hiểu là phạm vi cả nước hoặc có khi chỉ là một địa phương. Trường hợp nào được hiểu là cả nước, trường hợp nào được hiểu là địa phương? Việc xác định này tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn để quy định một nguyên tắc chung trong việc xác định nhằm áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Trên thực tế, có những tình huống xảy ra mà đôi khi việc áp dụng các quy định pháp luật không phải là cách giải quyết tốt nhất. Điều đó cho thấy việc thực thi pháp luật cũng không kém phần quan trọng so với việc hoàn thiện pháp luật trong công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Chẳng hạn như tình huống sau: Một người kinh doanh muốn mở rộng phạm vi kinh doanh sang một lĩnh vực khác và vẫn giữ nguyên tên thương mại, nhưng trong lĩnh vực người đó mở rộng kinh doanh đã có người khác sử dụng trước tên thương mại đó. Vậy anh ta phải đổi tên thương mại mà mình đã tạo lập được uy tín (với cả lĩnh vực kinh doanh trước) hay được tiếp tục kinh doanh ở cả hai lĩnh vực với cùng tên thương mại? v ề nguyên tắc, người kinh doanh

sau trong cùng lĩnh vực không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại nếu họ có cùng tên thương mại. Tuy nhiên, ở trường hợp trên, việc áp dụng nguyên tắc này là cứng nhắc và không thúc đẩy được hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Bất kỳ người kinh doanh nào cũng quan tâm tới việc làm th ế nào đạt được lợi nhuận cao nhất, họ luôn tìm kiếm những lĩnh vực có thể mang lại thu nhập để mở rộng phạm vi kinh doanh. Đó không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với nhà kinh doanh khi ngày nay, các ngành nghề trong xã hội ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thâu tóm được nhiều ngành nghề thì người kinh doanh có thể giảm được chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh. Thậm chí, người kinh doanh cũng muốn mở rộng phạm vi hoạt động sang những ngành nghề không liên quan đến lĩnh vực họ kinh doanh ban đầu bởi vì họ tìm thấy ở đó nhiều tiềm năng lợi nhuận. Cho nên, sẽ có nhiều người kinh doanh rơi vào tình huống của người nói trên, nếu họ không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại khi mở rộng phạm vi kinh doanh thì họ có thê không mở rộng phạm vi kinh doanh nữa, như thế nghĩa là pháp luật đã không tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhưng nếu pháp luật cho phép bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với người kinh doanh trong tình huống trên thì quyền lơị của người sử dụng trước tên thương mại lại bị xâm hại. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người thực thi có thể đưa ra các cách xử lý khác nhau. Chẳng hạn như: nếu các bên thoả thuận được thì bên mở rộng phạm vi kinh doanh có thể trả cho bên sử dụng trước tên thương mại một khoản tiền (coi như khoản đền bù) để vẫn được sử dụng tên thương mại đó trong lĩnh vực mở rộng kinh doanh. Ngoài ra còn có nhiều cách giải quyết khác. Cũng thấy rằng, để tránh tình huống trên có thể xảy ra, người kinh doanh cần thận trọng khi chọn tên thương mại. Với sự đa dạng, phức tạp của đời sống kinh doanh, pháp luật không thể quy định cụ thể công thức xử lý mà chỉ có thể đưa ra những nguyên tắc để giải quyết các vụ việc. Bởi vậy, người

thực thi cần linh hoạt trong việc vận dụng các quy định của pháp luật, giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý, bảo đảm quyền lợi của các đương sự.

Những quy định mang tính chất khung của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại xuất phát từ thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động, muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng. Các nhà làm luật, thậm chí các nhà kinh doanh cũng không lường hết được những tình huống có thể xảy ra. Vì thế, pháp luật chỉ có thể quy định có tính nguyên tắc để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng., mà không quy định chi tiết, cụ thể. Việc quy định mang tính định khung đòi hỏi kỹ thuật lập pháp hoàn chỉnh, các nhà làm luật phải sử dụng ngôn từ hết sức chuẩn xác bởi các quy định của pháp luật là những nguyên tắc, định hướng cho việc áp dụng pháp luật. Quy định như vậy không có nghĩa là trao cho các thẩm phán quyền sáng tạo luật pháp mà là đê họ có thê vận dụng các điều luật cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đưa ra được những phán quyết đúng đắn nhất. Tuy nhiên, để đánh giá , kết luận đúng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại, chúng ta cũng cần có những quy định về điều kiện xác định phạm vi lãnh thổ cũng như phạm vi kinh doanh của tên thương mại được bảo hộ. Như dựa trên các điều kiện về chức năng của cơ sở sản xuất kinh doanh; phạm vi khách hàng, mức độ quen thuộc của khách hàng (uy tín) làm căn cứ xác định phạm vi lãnh thổ, phạm vi lĩnh vực kinh doanh.

KẾT LUẬN

Tên thương mại là tài sản vô hình có khả năng mang lại lợi ích vật chất to lớn. Bảo hộ tên thương mại nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, chống lại hành vi gây nhầm lẫn và khai thác trái phép các uy tín của doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích nhà nước, của các chủ thể kinh doanh, của người tiêu dùng; thúc đẩy sáng tạo khoa học, công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập không trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ mà chỉ cần thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định. Khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, chủ sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý nhưng phải chứng minh điều kiện xác lập, phạm vi quyền của mình và các chứng cứ về hành vi vi phạm. Trong thực tế, điều này rất khó khăn. Vì vậy để làm tốt công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu công nghiệp, chúng ta phải hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại và phải có cơ chế phù hợp trong quá trình thực thi pháp luật

Đề tài “Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam ” trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu đã hoàn thành được những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tên

thương mại, phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu hàng hoá, xuất sứ hàng hoá; vai trò và tầm quan trọng của việc bảo hộ tên thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Hai là, trình bày những nội dung cơ bản về quá trình hình thành pháp

luật về tên thương mại ở Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1945 đến 1986 và 1986 đến nay.

Ba là, phân tích thực trạng pháp luật bảo hộ tên thương mại ở Việt

Nam trên 5 nội dung chủ yếu: về hệ thống pháp luật, chủ thể và đối tượng sở hữu tên thương mại, xác lập quyền sở hữu tên thương mại, bảo hộ quyền sở hữu tên thương mại, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.

Bấn là, đánh giá hiệu quả bảo hộ tên thương mại. Từ đó đề xuất các

kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương mại ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, đây là đề tài mới và ít được kế thừa các công trình nghiên cứu và thực tiễn về xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này ở nước ta diễn ra trong thời gian chưa nhiều. Do đó, việc thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực này góp ý để luận văn được hoàn thiện góp phần nhỏ bé vào việc kiến nghị xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở nước ta.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia của Cục Sở hữu công nghiệp và đặc biệt là

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở việt nam (Trang 67)