VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975
Trang 1Contents VHVN sau 1975
Contents VHVN sau 1975 1
Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới 2
Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 8
1 Bút pháp tả thực mới 9
2 Bút pháp phúng dụ, huyền thoại 11
3 Bút pháp trào lộng, giễu nhại 11
4 Bút pháp tượng trưng 12
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 13
1 Quan điểm tiếp cận 13
2 Ba mươi năm và hai chặng đường thơ 14
2.1 Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1975-1985 14
2.2 Giai đoạn sau 1986 và ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật 16
3 Các khuynh hướng nổi bật 17
3.1 Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc 18
3.2 Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật 18
3.3 Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực .19
3.4 Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại) 20
4 Sự biến đổi về thể loại 21
4.1 Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống 21
4.2 Thơ tự do và thơ văn xuôi 22
4.3 Sự nở rộ của trường ca 22
5 Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ 23
5.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường 23
5.2 Ngôn ngữ giầu chất tượng trưng 24
5.3 Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ 24
5.4 “Ngôn ngữ thân thể” trong thơ 25
Xu hướng nhìn nhận lại một số hiện tượng văn chương thời kỳ đầu Đổi mới 26
Nguyễn Khải và nỗi hào hứng viết để chinh phục bạn đọc 30
Nguyễn minh Châu – đổi mới vhvn sau 1975 42
* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 42
* Nhận định 42
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 43
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 44
* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 45
* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 45
* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn 46
* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ 46
* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản 47
* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 47
Trang 2* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 48
* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý 48
* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình 48
* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự 49
* Về bút pháp: 50
* Đổi mới cách nhìn con người 50
* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống 51
Nguyễn Minh Châu, người viết văn và thời đại 51
Khuynh hướn Nhận thức lại thực tại 68
Thế hệ các nhà thơ Việt Nam sau 1975 - Một hành trình thơ Việt .71
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 76
VÀI NÉT VỀ CÁI CAO CẢ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 96
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TRUYỆN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 1990.102 1.Tiếng nói tự nhận thức về bản thân 103
2.Khám phá đời tư của con người cá nhân 105
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và suy ngẫm 107
Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử 110
Thời xa vắng - Lê Lựu 117
Văn xuôi Việt Nam hiện nay, lô-gích quanh co của các thể loại, 119
những vấn đề đang đặt ra, và triển vọng 119
Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới là một bộ phận trong công cuộc đổi mới đất nước, vừa là kết quả vừa là động lực của công cuộc đổi mới ấy Từ 1986 đến nay, nền văn học đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt, từ ý thức nghệ thuật đến sáng tác, từ nội dung đến phương thức biểu đạt, từ lý luận, phê bình đến sự tiếp nhận của công chúng.
Nhìn lại 20 năm văn học đổi mới, có thể nhiều người còn băn khoăn vì chưa có nhiều thành tựu xuất sắc trong sáng tác, chưa có nhiều tài năng văn học có tầm cỡ Những băn khoăn ấy không phải là không có lý Điều quan trọng, theo chúng tôi, là nền văn học trong 20 qua đã vận động theo xu hướng mới, tích cực và phù hợp với
xu thế của thời đại Đồng thời, xu hướng vận động tích cực ấy đã thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và đã có không ít thành công
Nhìn trên tổng thể tiến trình văn học Việt Nam trong thế kỷ XX và cho đến nay, có thể thấy ba thời kỳ lớn với xu hướng vận động khác nhau ở mỗi thời kỳ Từ đầu thế
kỷ XX đến năm 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, và đó là đặc điểm bao trùm toàn bộ nền văn học thời kỳ này, làm nên sự thay đổi cơ bản về phạm trù văn học từ trung đại sang hiện đại Trong 30 năm tiếp theo, từ năm 1945 đến năm
1975, có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền văn học cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh Còn từ sau năm 1975, nhất là
Trang 3từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sốngtinh thần của con người, cũng đã trở thành xu hướng vận động bao trùm của nềnvăn học Xu hướng ấy hình thành ngay trong chặng đầu thời kỳ đổi mới, phải vượtqua nhiều trở ngại, nhưng đã ngày càng mạnh mẽ, thấm sâu vào mọi cấp độ và biểuhiện trên các bình diện của đời sống văn học, làm thay đổi căn bản diện mạo và đặcđiểm của nền văn học nứoc nhà.
Trên bình diện ý thức nghệ thuật, đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dânchủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, về nhà văn
và quan niệm về hiện thực Văn học trong giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhậnnhư là vũ khí tư tưởng của cách mạng phục vụ cho mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp cách mạng Vì thế, phục vụ nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, hướng
về quần chúng công nông binh, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng địnhcuộc sống mới, con người mới , là mục tiêu và nhiệm vụ của nền văn học cáchmạng Bước vào thời kỳ đổi mới, văn học càng nhận thức rõ vai trò vũ khí tinh thần,nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở khả năng khám phá thực tại và thức tỉnh ýthức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm Các chức năng của văn học cũng đượcnhận thức toàn diện hơn Văn học được nhận thức rõ hơn trong bản chất văn hóa vàtính nhân văn của nó Nghị quyết 05 Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VI) đãxác định văn học "là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng củacon người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách,bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội "
Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại cộng đồng mà còn có thể
là phát ngôn của mỗi cá nhân nghệ sĩ, là phương tiện tự biểu hiện bao gồm cả việcphát biểu tư tưởng, quan niệm chính kiến của nhà văn về xã hội và con người.Tương ứng với biến đổi trong quan niệm văn học là sự thay đổi quan niệm về nhàvăn Trong suốt mấy chục năm, nền văn học cách mạng đã sản sinh và đào luyệnmột đội ngũ nhà văn chiến sĩ rất đáng tự hào, làm tròn trách nhiệm trước đòi hỏi củacách mạng và dân tộc, trong đó có những người cầm bút đã cống hiến cho sựnghiệp cách mạng không chỉ bằng tài năng tâm huyết mà còn bằng cả sinh mạngcủa mình Trong nền văn học sử thi thời kỳ chiến tranh, nhà văn phải là người phátngôn cho ý thức cộng đồng, cho tư tưởng và khát vọng của dân tộc Nói như ChếLan Viên, người cầm bút lúc ấy "bay theo đường dân tộc đang bay" và "nghĩ trongnhững điều Đảng nghĩ" Nhưng điều đó có thể cũng dẫn đến nguy cơ là tác phẩmvăn học dừng lại ở việc minh họa cho những đường lối, chính sách mà thiếu đi sựtìm tòi, phát hiện, kiến giải riêng của người viết Xu hướng dân chủ hóa của thời kỳđổi mới coi trọng tự do sáng tác, khuyến khích và yêu cầu nhà văn mạnh dạn tìm tòisáng tạo Nhưng chính vì thế mà càng đòi hỏi cao ở nhà văn trong trách nhiệm củamột người cầm bút Nhà văn thực sự phải là người có tư tưởng, có cách nhìn riêng
và những khám phá, sáng tạo mới mẻ, kết quả của sự nghiền ngẫm và trải nghiệmđời sống của chính người viết Cố nhiên, tư tưởng và kinh nghiệm riêng của mỗingười viết không phải lúc nào cũng đúng đắn, chính xác Nhưng người đọc ngàynay tìm đến văn học không phải để tiếp nhận những chân lý hiển nhiên đã rõ ràng,
mà tìm đến ở tác phẩm sự mời gọi đối thoại, kích thích suy nghĩ, tìm kiếm chân lý
Trang 4đời sống Trong hàng ngũ đông đảo các nhà văn thuộc nhiều thế hệ của văn họcnước ta hiện nay, đã có thể nhận ra những cây bút có được tư tưởng, quan niệm,cách nhìn riêng, tạo nên những phong cách rõ nét Số đông người viết chưa phải đãđược như vậy, nhưng ý thức về cá tính, sự chăm lo để có bản sắc riêng vẫn là điều
có thể thấy rõ ở hầu hết mọi người cầm bút
Cùng với những biến đổi trong quan niệm văn học và quan niệm về nhà văn thì mốiquan hệ giữa văn học với công chúng, nhà văn với độc giả cũng có những thay đổitheo hướng dân chủ hóa Trong thời kỳ chiến tranh, văn học cách mạng coi trọngchức năng giáo dục, đề cao nhiệm vụ cổ vũ, tuyên truyền, củng cố niềm tin củaquần chúng vào sự nghiệp đấu tranh và thắng lợi cuối cùng Người đọc đến với tácphẩm văn chương cũng với tâm thế để được động viên, khích lệ từ những tấmgương cao cả, tuyệt đẹp, để củng cố niềm tin tưởng và quyết tâm phấn đấu cho sựnghiệp chung, cho mục tiêu chung của dân tộc và cách mạng Trong hoàn cảnh lịch
sử và tâm lý tiếp nhận như thế, mối quan hệ giữa văn học và công chúng, nhà văn
và độc giả mang tính một chiều truyền đạt - tiếp nhận Trong tinh thần dân chủ thìnhà văn chủ yếu giữ vai trò là người đối thoại, đưa ra những nhận xét, đề nghị vớingười đọc, để cùng suy nghĩ, tìm kiếm, có thể cả tranh luận Không ít tác phẩm màtrong đó người đọc không thể tìm thấy lời giải đáp sẵn có, thậm chí người viết đưa
ra nhiều cách nhìn, nhiều quan niệm khác nhau, những biểu tượng đa nghĩa Vì thế,người đọc ngày nay cũng không thể là một độc giả thụ động, chỉ quen tiếp nhận vàđánh giá văn học theo những quan niệm và giá trị đã quen thuộc tưởng như bấtbiến Mối quan hệ nhà văn - bạn đọc đã trở nên bình đẳng và dân chủ hơn, ngườiđọc được tôn trọng hơn, nhưng vì thế mà cũng phải tự nâng mình lên và thay đổichính mình, để trở thành chủ thể tiếp nhận sáng tạo
Một trong những biểu hiện tập trung của xu thế dân chủ hóa trong văn học đổi mớichính là sự mở rộng quan niệm về hiện thực và biến đổi trong quan hệ văn học vớihiện thực Suốt mấy chục năm trước, cả dân tộc phải tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ sống còn của đất nước, dân tộc, thì nền văn học cũng phải hướng vào hiệnthực lớn của cách mạng, mà chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vàcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiện thực ấy được nhìn nhận và đánh giátheo tiêu chí lợi ích của cách mạng và được miêu tả theo nguyên tắc của chủ nghĩahiện thực xã hội chủ nghĩa, phải miêu tả đời sống trong quá trình phát triển cáchmạng Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều bình diện của đời sống, nhất là đời sốngriêng tư - thế sự hàng ngày không được quan tâm thể hiện thỏa đáng, hoặc nếu cóthì cũng chịu sự chi phối chặt chẽ của hiện thực lịch sử, của lợi ích cộng đồng
Từ sau 1975, hiện thực trong văn học đã ngày càng được mở rộng phạm vi, biên độ,nhất là đã đề cập tới những mặt từng bị khuất lấp, bỏ qua trong văn học thời chiếntranh Từ thời kỳ đổi mới, quan niệm về hiện thực càng trở nên đa dạng, đa chiều.Hiện thực không phải chỉ là những gì đã biết, mà còn chứa đựng những phức tạp, bí
ẩn chưa thể khám phá và chưa thể biết hết
Trang 5Trong nhiều sáng tác ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường và nhiều người khác, thể hiện rõ mộtkhuynh hướng nhận thức lại về hiện thực với khát vọng nhận thức sự thật toàn vẹn,vượt qua cách nhìn giản đơn, sơ lược, dễ dãi Hiện thực không chỉ là hiện thực cáchmạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó còn là hiện thực của đờisống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịtđan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống Hiện thực đó còn là đờisống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận nhân cách, vớikhát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch; là thế giới tinh thần phong phú, phứctạp, bao gồm cả bề sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức Không còn bị lệ thuộcvào quan niệm phản ánh hiện thực một cách giản đơn, văn học ngày nay coi trọngvai trò của chủ thể sáng tạo, và từ đó nhà văn được tự do hơn trong quan hệ với hiệnthực Điều quan trọng với tác phẩm không còn là ở đề tài, ở hiện thực được phảnánh rộng hay hẹp, mà chủ yếu là ở chiều sâu và cái mới trong sự khám phá, soi sángcủa nhà văn về hiện thực đó, ở sức khái quát, ở tầm tư tưởng của vấn đề mà ngườiviết đặt ra qua bức tranh hiện thực ấy Trong nhiều trường hợp, phản ánh hiện thựckhông còn là mục tiêu của sáng tác, mà là nghiền ngẫm, đề xuất những giả thuyết
về hiện thực Kiểu tư duy hiện thực chủ nghĩa và bút pháp miêu tả hiện thực như nóvốn có cũng không còn vị trí độc tôn Nhiều cây bút ưa thích sử dụng thủ pháp kỳ
ảo, huyễn tưởng, huyền thoại hóa, vượt qua quy luật lôgíc thông thường, để đạt tới
sự khái quát hóa cao về đời sống Bên cạnh cái điển hình, trong văn học cũng xuấthiện ngày càng phổ biến những hình tượng cá biệt, nghịch dị Hiện thực không chỉđược thể hiện trong tính quy luật hợp lý, mà còn hiện ra trong cả vô số những ngẫunhiên bất thường, nghịch lý Sự thay đổi quan niệm về hiện thực, như nói ở trên, đã
mở rộng và làm biến đổi hệ thống đề tài, chủ đề trong văn học Không dừng lại ởcái hiện thực bề mặt, bên trên và những hiện tượng mang tính thời sự, văn học cốgắng đào xới vào những tầng sâu của đời sống, khám phá những mạch ngầm, kháiquát những vấn đề và quy luật của lịch sử, của nhân sinh, cả trong quá khứ và hiệntại Trong xu thế mở rộng quan niệm về hiện thực, cũng không tránh khỏi nhữnghiện tượng cực đoan, rơi vào sự thiên lệch, chỉ nhấn mạnh mặt tiêu cực đưa đến mộtcái nhìn bi quan, thái độ hoài nghi con người và xã hội Lại có những trường hợpmiêu tả con người chỉ khai thác sâu vào phần vô thức, tuyệt đối hóa bản năng hoặcnhân danh sự giải phóng cá nhân mà vứt bỏ mọi chuẩn mực đạo đức nhân cách
Xu hướng dân chủ hóa của văn học đã mở ra một không gian rộng rãi cho sự tìmtòi, thể nghiệm mọi phương thức biểu đạt, hình thức nghệ thuật trong các thể loạivăn học Từ khát vọng đổi mới xã hội, văn học ngày càng có ý thức tự đổi mớichính mình Các thể loại văn học đều có những biến đổi rất đáng kể trong cấu trúc
và thi pháp thể loại Nhiều khuynh hướng nghệ thuật đa dạng với mọi thủ phápnghệ thuật xuất hiện Trong sự giao lưu văn hóa, văn học được mở rộng, những ảnhhưởng của các trào lưu nghệ thuật trên thế giới, kể cả các trào lưu hiện đại chủnghĩa và hậu hiện đại ở phương Tây, đã có tác động và ảnh hưởng đáng kể đếnnhững tìm tòi, thể nghiệm cách tân của văn học Việt Nam vài mươi năm lại đây,đặc biệt là với thế hệ người viết xuất hiện từ thời kỳ đổi mới Trong văn xuôi ngàynay, các thủ pháp như dòng ý thức, kết cấu ghép mảnh, xáo trộn trật tự thời gian,
Trang 6không gian, các yếu tố kỳ ảo, biểu tượng đã ngày càng được sử dụng rộng rãi vàkhông còn xa lạ với người đọc Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước và cho đếngần đây, thơ cũng đã tìm đến nhiều xu hướng khác nhau với khát vọng cách tân thơ.Tính chất phi sử thi hóa, hướng vào đời sống thế sự và cá nhân đã làm xuất hiệnnhiều dạng thức mới của cái tôi trữ tình trong thơ từ sau 1975.
Khi khuynh hướng sử thi không còn là đặc điểm bao trùm nền văn học và trong xuthế dân chủ hóa ngày càng sâu rộng, nhà văn tiếp cận đời sống ở cự ly gần và vớithái độ thân mật, "suồng sã" chứ không phải chỉ tôn kính, thì ngôn ngữ văn chươngcũng phải thay đổi Từ thứ ngôn ngữ sang trọng, mực thước chuyển sang thứ ngônngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ thông tục Đặc biệt, những cây bút thuộc thế hệđến với văn học từ thời kỳ đổi mới, do ít bị chi phối bởi thói quen ngôn ngữ của giaiđoạn trước, đã tạo được sự cách tân rõ rệt về ngôn ngữ, văn chương Xuất phát từtinh thần dân chủ và ý thức cá tính, họ có một cách ứng xử ngôn ngữ tự do hơn, vớitinh thần coi trọng sự sáng tạo phương diện bản chất nghệ thuật ngôn từ của vănhọc
Nhìn lại 20 năm văn học đổi mới, có nhiều ý kiến khác nhau về thành tựu và nhữngvấn đề tồn tại của chặng đường văn học ấy Nhiều người có thể còn băn khoăn vìchưa có nhiều những đỉnh cao, những tác phẩm xuất sắc và những tài năng lớn Quảthực, những cái đó vẫn là đòi hỏi và mong ước của công chúng, của xã hội với nềnvăn học hiện thời Nhưng 20 năm vừa qua, nhìn trong cả tiến trình văn học dân tộc,thì cũng chỉ mới là chặng khởi đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ mà nền văn họcViệt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ hơn vào quá trình văn học thế giới Xu hướngdân chủ hóa đã tạo ra những điều kiện để nền văn học được phát triển phong phú,
đa dạng, thúc đẩy mọi tìm tòi sáng tạo của nhà văn Đó vừa là một thành tựu củavăn học trong chặng đầu thời kỳ đổi mới, vừa là tiền đề cho sự phát triển ở nhữngchặng đường tiếp theo, chuẩn bị cho sự ra đời của những tác phẩm lớn, tài năng lớn
Nguyễn Văn Long
Chuyên đề 3.4 Văn học Việt Nam sau 1975
3.4.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và đòi hỏi đổi mới văn học
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất vàbước vào một thời kì mới, thời kì khôi phục và phát triển với rất nhiều thuận lợi và
khó khăn
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã vạch ra con đường đưa nước ta ra khỏi
sự khủng hoảng và bước vào thời kì phát triển mới.Khủng hoảng kinh tế được ngănchặn, giao lưu với các nước trên thế giới được tăng cường, xã hội có nhiều thay đổitheo hướng tích cực.Tất cả tạo nên một vận hội mới của lịch sử dân tộc
Cùng với sự đổi mới về hoàn cảnh lịch sử, xã hội - văn hoá – tư tưởng cũng
có những biến chuyển nhất định Đứng trước thực tại đó, văn học với chức năngphản ánh hiện thực cần phải đổi mới Sự đổi mới trong văn học đã được manh nhavào cuối những năm 1970 qua các cuộc trao đổi viết về chiến tranh, qua những tìm
Trang 7tòi và thể nghiệm cả trên hoạt động sáng tác, phê bình văn học Nhu cầu đổi mớivăn học đã thật sự trở thành đòi hỏi chung của cả giới sáng tác, lí luận lẫn côngchúng Cuộc đổi mới văn học là hệ quả vừa là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mớitoàn diện đất nước Chính trong khi hướng tới mục tiêu đổi mới xã hội, văn họcthấy cần phải và có thể đổi mới chính mình.
3.4.2 Các giai đoạn phát triển
Dựa vào bối cảnh lịch sử, có thể chia sự phát triển của văn học Việt Nam từsau 1975 đến nay ( xét đến hết thế kỉ XX) thành các giai đoạn: từ 1975 -1985; từ
1986 – nay
a Từ 1975 – 1985: đây là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học trong
chiến tranh sang nền văn học sau chiến tranh Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ
ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và cả quy luật vận động của vănhọc Đề tài và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội, tuy đã có những tìm tòi và cónhững bước phát triển mới
b Từ năm 1986 –nay:
Có thể phân chia giai đoạn này thành hai mốc nhỏ: từ 1986 -1992 (hoặc đếnđầu những năm chín mươi) và từ 1992 đến nay ( hoặc từ giữa những năm 90)
Cho đến đầu những năm chín mươi, khuynh hướng nhận thức lại hiện thực
và cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên có lúc
bị đẩy tới cực đoan, lệch lạc, người viết bộc lộ một cái nhìn hoài nghi, thiên lệch.Tiếp cận cuộc sống trên bình diện thế sự - đời tư, nhiều cây bút đã đi vào thể hiệnmọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự chằng chịt, đanxen.Về thể loại, văn xuôi phát triển sôi nổi và phong phú Thơ sau thời gian chữnglại, cũng bắt đầu có nhiều nỗ lực kiếm tìm với sự khai thác cảm hứng đời tư - thế sự
và sự cách tân Tư duy văn học mới đã dần dần hình thành, làm thay đổi các quanniệm về chức năng của văn học, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn vàbạn đọc và những thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về bút pháp nghệ thuật,phong cách cá nhân
Từ giữa những năm chín mươi lại nay, cùng với xu thế ổn định của xã hội,
văn học quan tâm nhiều đến sự đổi mới của chính bản thân mình: đổi mới về hìnhthức nghệ thuật và phương thức thể hiện.Tuy ít có những tác phẩm trở thành hiệntượng thu hút bạn đọc nhưng ở thể loại nào cũng có những tìm tòi đổi mới
Trong thơ, một số tác giả có những tìm tòi mới, khá táo bạo trong hướng đisâu vào bản thể con người Trong văn xuôi, hồi kí - tự truyện và tiểu thuyết lịch sử
là hai mảng đang nổi lên, tiểu thuyết cũng có những cách tân
3.4.3 Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975
a Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá:
Dân chủ hoá là xu thế vận động bao trùm của văn học Xu hướng đó thểhiện ở nhiều bình diện của đời sống văn học Ở bình diện ý thức nghệ thuật, dânchủ hoá thể hiện trong quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, nhàvăn và quan niệm về hiện thực Xu hướng dân chủ hoá cũng thể hiện ở bình diệnsáng tác: hệ đề tài, kiểu kết cấu mô típ chủ đề, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu và
Trang 8ngôn ngữ và thể loại Sự dân chủ hoá cũng đưa đến sự nở rộ của các phong cách,bút pháp, phát huy cá tính sáng tạo của từng nhà văn.
b Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân:
Ý thức cá nhân đã xuất hiện trong văn học trung đại với thơ Hồ XuânHương Đến những năm đầu thế kỉ XX, ý thức cá nhân bắt đầu nảy nở và phát triển.Giai đoạn 1945 – 1975, do hoàn cảnh lịch sử, cái tôi cộng đồng phát triển cao độ.Sau 1975, chiến tranh kết thúc, con người quay về với cuộc sống thường nhật, vănhọc cũng có những thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của mỗi người Sựthức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thayđổi quan niệm nghệ thuật về con người Văn học ngày càng đi tới một quan niệmtoàn vẹn hơn về con người mà hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhânbản Con người trong giai đoạn này không còn là con người nhất phiến, đơn trị mà
là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân; trong con người, đan cài, chen lấn, giaotranh bóng tối và ánh sáng, cao cả và tầm thường, thiên thần và quỷ dữ Nhưng trênnền tảng tư tưởng nhân bản, văn học không đi đến hoài nghi, hạ thấp hay phủ nhậncon người Văn học luôn cảm thông, nâng đỡ và đòi hỏi con người luôn thức tỉnh đểhướng tới cái thiện
c Văn học phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp, hướng tới tính hiện đại
Xu hướng dân chủ hoá và sự thức tỉnh cá nhân đa đưa tới sự phát triểnphong phú, sôi nổi đa dạng của văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ thời kìđổi mới của đất nước Sự đa dạng và phong phú được thể hiện trên nhiều bình diệncủa văn học: đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ phápnghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ Nhưng sự phongphú, đa dạng cũng đi liền với tính phức tạp và không ổn định Sự phức tạp, không
ổn định là đặc điểm tất yếu của một giai đoạn văn học mang tính giao thời, nhưngcũng còn một nguyên nhân khác, đó là sự chi phối của cơ chế thị trường
Trong xu thế hội nhập, sự giao lưu với đời sống văn hoá, văn học thế giớingày càng mở rộng, cùng với những nhu cầu nội tại của đời sống văn hoá tinh thầntrong nước, văn học đã ngày càng gia tăng tính hiện đại Văn xuôi có nhiều đổi mới
về nghệ thuật tự sự như sự thay đổi điểm nhìn trần thuật đến nghệ thuật xây dựngnhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh vàgiọng điệu…Trong thơ, sự cách tân mang đến nhiều thể nghiệm theo hướng hiệnđại chủ nghĩa, thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và công chúng
Tóm lại, văn học Việt Nam sau 1975 có một vị trí quan trọng trong tiến trìnhvăn học dân tộc thế kỉ XX: văn học của thời kì sau chiến tranh và thời kì đổi mới.Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ sau đổi mới đã có những bước đi vữngchắc trên con đường hiện đại hoá văn học dân tộc và hội nhập vào nền văn học thếgiới Giai đoạn văn học sau 1975 không chỉ hoàn tất tiến trình Văn học Việt Namthế kỉ XX mà còn mở ra một viễn cảnh mới cho văn học Việt Nam thế kỉ XXI
Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
-
Trang 9Có thể nói, tiên đoán của M.Bakhtin về sức sống mãnh liệt của tiểu thuyết đã đượcchứng thực bằng sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết Việt Nam trong hai mươinăm qua (1986-2006) Sự lo ngại về “số phận của tiểu thuyết” đã không còn Thayvào đó, tiểu thuyết thực sự đã trở thành nhân vật chính trên sân khấu văn học hiệnđại Với ưu thế của mình, một mặt, tiểu thuyết thâm nhập mạnh mẽ vào các thể loại,mặt khác, du nhập vào nó các thể loại khác để tạo nên cấu trúc nghệ thuật đa tầng.Một trong những thay đổi đáng kể nhất trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Việt namthời kỳ đổi mới là sự đa dạng và linh hoạt về bút pháp nghệ thuật.
1 Bút pháp tả thực mới
Khái niệm tả thực trong văn học đã xuất hiện từ lâu Thậm chí, có thể coi thuật ngữmimezic trong Thi học của Aristote cũng gắn liền với ý thức tả thực của văn học.Tuy nhiên phải đến khi chủ nghĩa hiện thực ra đời, tả thực mới trở thành nguyên tắcnghệ thuật có ý nghĩa quan trọng Trong quan niệm truyền thống, tả thực được hiểunhư là sự thể hiện một cách trung thành hiện thực và hiện thực trong tác phẩm cócấu trúc đồng đẳng với hiện thực vốn có ngoài đời Quan niệm này có thể nhìn thấytrong tuyên bố của Balzac: “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”.Stendhal cũng coi văn chương như là tấm gương phản ánh cuộc đời Ở Việt Nam,bút pháp và tinh thần tả thực cũng được các nhà văn hiện thực đặc biệt chú ý VũTrọng Phụng từng bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình: “Các ông muốn tiểuthuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi coi tiểu thuyết
là sự thực ở đời” (Báo Tương lai số 9, ngày 25.3 1937) Không thể phủ nhận nhữngđóng góp to lớn của các nhà văn hiện thực khi họ phát huy tối đa sức mạnh bút pháp
tả thực đặc sắc và trên thực tế, nhiều nhà văn đã để lại hàng loạt kiệt tác như Tấn trò đời (Balzac), Đỏ và đen (Stendhal), Hội chợ phù hoa (W.Thackeray), Số đỏ,
Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng) Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của chủ nghĩa hiện
thực, văn học Xô viết đưa ra nguyên tắc tả thực xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc tảthực xã hội chủ nghĩa (gắn “tả thực” với định ngữ “xã hội chủ nghĩa” = tả thực xãhội chủ nghĩa hoặc tả chân xã hội chủ nghĩa) cũng từng được Hải Triều nói đến
trong cuộc tranh luận nghệ thuật năm 1936-1939, sau đó được đưa vào Đề cương
về văn hóa Việt Nam 1943 và trên thực tế đã trở thành nguyên tắc cơ bản của văn
học cách mạng giai đoạn 1945-1975 Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tiểu thuyết có giátrị nghệ thuật cao, không ít tiểu thuyết thời kỳ này rơi vào công thức, khuôn sáo.Sau 1975, nhất là từ 1986 đến nay, khi văn học tự “cởi trói” để hướng tới sự đadạng thì bút pháp tả thực mới phát huy tối đa tác dụng Điều đó gắn liền với nhucầu “nói thẳng, nói thật” trong quá trình tiến hành đổi mới tư duy Nhu cầu nóithẳng nói thật trong văn học thời đổi mới cần được hiểu ít nhất trên ba phương diện:thứ nhất, không thi vị hóa đời sống mà nhìn cuộc sống trong tính phức tạp, đa chiềunhư nó vốn có; thứ hai, không còn những đề tài cấm kị, tất cả đều được hiện lêntrong thanh thiên bạch nhật; thứ ba, nhà văn tự do nói lên chính kiến của cá nhânchứ không nhân danh tập thể, cộng đồng để trình bày quan điểm
Trang 10Về cơ bản, tả thực trong tiểu thuyết sau 1986 khác với tả thực theo quan niệmtruyền thống Các tiểu thuyết gia hiện đại không muốn dừng lại ở vai trò “thư ký”thời đại hoặc coi văn học là tấm gương thuần túy mà cố gắng soi chiếu hiện thực từnhiều góc nhìn khác nhau Nhà văn có thể sử dụng bút pháp tả thực bằng cái nhìnkhách quan, có thể tả thực theo cái nhìn giễu nhại Điều quan trọng là bên cạnhthông tin về sự thật, người đọc phải tìm thấy trong thế giới nghệ thuật của nhà vănlượng thông tin thẩm mĩ phong phú Đó là chưa nói đến chuyện, sự thật trong vănhọc tuy thống nhất với sự thật ngoài đời nhưng hai thứ đó không phải là một Sựđồng nhất giữa hai loại sự thật này, dù chỉ là vô tình, cũng làm phương hại đến sựlung linh, đa nghĩa của nghệ thuật Bởi thế, chỉ một khi hai yếu tố thông tin sự thật
và thông tin thẩm mĩ kết hợp hài hòa thì tác phẩm mới có cơ tồn tại lâu dài Hàng
loạt tiểu thuyết của Lê Lựu (Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội), Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Chu Lai (Vòng tròn bội bạc), Dương Hướng (Bến không chồng) với bút pháp tả thực mới đã đem lại cho công chúng
nhiều nhận thức mới mẻ về hiện thực
Khi nói đến bút pháp tả thực mới, cần thấy rằng đây là thủ pháp quan trọng củakhuynh hướng tiểu thuyết “nhận thức lại” lịch sử Khuynh hướng này có phần gần
gũi với cảm hứng phản tư trong tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách với Một nửa đàn ông là đàn bà của Trương Hiền Lượng, Nôn nóng của Giả Bình Ao, Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Trường hận ca của Vương An Ức Các nhà văn
Trung Quốc đã nhìn nhận lại hàng loạt vấn đề đau lòng, những bi kịch đầy nướcmắt trong thời kỳ cách mạng văn hóa Tác phẩm của họ được người đọc đón chàonồng nhiệt bởi từng trang viết thấm đầy tinh thần phản tư Thậm chí, trong quá trìnhnhận thức lại cách mạng văn hóa, các nhà tiểu thuyết Trung Quốc cho rằng đó làcuộc chấn thương tinh thần lớn nhất thế kỷ XX Theo đó, dòng “văn học vếtthương” ra đời và để lại ấn tượng sâu sắc đối với độc giả Ở Việt Nam, cảm hứngnhận thức lại quá khứ cũng phần nào thể hiện tinh thần nhận chân lại các giá trị đờisống bằng cái nhìn mới mẻ, thể hiện những suy tư của nhà văn về số phần conngười trong sự va đập của các biến cố đời sống và các sự kiện lịch sử Trong
Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải đã nhìn lại những năm tháng đã qua của nhân
vật bằng cái nhìn mang sắc thái giễu nhại Những tác phẩm viết về cải cách ruộng
đất (Dòng sông Mía, Ba người khác ) cũng tái hiện lại nhiều cảnh oái oăm do cái
nhìn tả khuynh, ấu trĩ, giáo điều mà một thời chúng ta đã mắc phải Thậm chí không
ít người coi sự giáo điều và tả khuynh mới thực sự là cách mạng! Tình cảnh củanông thôn và số phận của người nông dân cũng được miêu tả một cách chân thực
qua Chuyện làng Cuội, Mảnh đất lắm người nhiều ma Trong những tác phẩm
này, cái các ác, xấu có mặt khắp nơi, thả sức hoành hoành và nhiều người hànhđộng như những kẻ cuồng tín Sự ấu trĩ trong nhận thức, sự hạn hẹp về tầm nhìn củamột số cán bộ có chức có quyền đã khiến biết bao gia đình tan nát, bao số phậndang dở Nhìn chung, các nhà tiểu thuyết đã dựng lại bi kịch của một thời, nhưngthông qua những tấn bi kịch nhiều khi cười ra nước mắt ấy chúng ta sẽ từ giã quákhứ một cách dứt khoát hơn để hướng tới một tương lai tốt đẹp giàu tính nhân bảnhơn
Trang 11Thực ra, trong những năm tiền đổi mới, bút pháp tả thực chưa được xử lý một cáchnhuần nhuyễn và điều đó đã khiến cho tiểu thuyết vẫn còn giàu chất ký sự báo chí
mà Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn) là một điển hình Nhưng
đến giai đoạn sau, bút pháp tả thực được kết hợp với nhiều thủ pháp nghệ thuậtkhác và hệ quả, tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn Điều đó có thể nhìn thấy qua sángtác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Tô Hoài
2 Bút pháp phúng dụ, huyền thoại
Đây là bút pháp nghệ thuật được rất nhiều nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới sử dụng
Sự có mặt của bút pháp huyền thoại vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế
giới, vừa tạo ra sự lạ hóa để thu hút người đọc Những Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Người sông Mê (Châu Diên), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo) đã đem đến cho
người đọc nhiều cảm xúc mới mẻ về một hiện thực nghiệt ngã và phức tạp quanhững huyền thoại giàu chất tưởng tượng Các nhà văn đã tìm đến các môtip huyềnthoại như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để truyền đến người đọc những cáchtiếp cận hiện thực một cách sinh động Theo đó, người đọc không nhìn về thế giớitheo chiều tuyến tính mà nhận ra sự đa dạng chính là bản chất cuộc sống Trongnhiều tiểu thuyết, bút pháp huyền thoại có khả năng tạo nên những hình tượngmang tính ẩn dụ cao, và đến lượt mình, các hình tượng ẩn dụ ấy tồn hiện như một
ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng Tất nhiên, khi đi vào tiểu thuyết,các huyền thoại không còn là những huyền thoại mang nghĩa nguyên thủy mà đãđược cải biến để mang chứa những hàm lượng nghĩa mới Chẳng hạn ánh trăngtrong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không còn là ánh trăng thơ mộng, trữ tình
mà là thứ ánh sáng ma mị, nhiều khi quái lạ Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài luôn
pha trộn các huyền thoại phương Đông và phương Tây, huyền thoại cũ và huyền
thoại mới nhằm tạo ra sự trùng phức hình tượng Ở Thiên thần sám hối Tạ Duy
Anh lại tạo dựng tình huống độc đáo: đứa bé suy ngẫm chuyện đời khi còn nằmtrọng bụng mẹ và toàn bộ câu chuyện diễn ra dưới cái nhìn đó Rõ ràng, việc sửdụng bút pháp huyền thoại đã làm cho người đọc hứng thú vì họ phát hiện sự toànvẹn và sinh động của cuộc sống thông qua tính sinh động cuả nghệ thuật Với tưcách là một phương thức nghệ thuật “biến hiện thực thành hoang đường mà khôngđánh mất tính chân thật”, việc đưa cái huyền ảo vào thế giới thực tại đã lấy cái phi
lý để nhận thức cái hữu lý, lấy lôgic của nghệ thuật và trí tưởng tượng để nhìn thấy
logic cuộc sống một cách hiệu quả
3 Bút pháp trào lộng, giễu nhại
Sự xuất hiện của bút pháp trào lộng ngày càng nhiều trong tiểu thuyết đương đại,theo chúng tôi, xuất phát từ ba căn nguyên cơ bản: thứ nhất, có ý nghĩa cân bằngsinh thái văn học sau một thời gian dài văn học ta quá nghiêm trang; thứ hai, là mộtnhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại; thứ ba, quan trọng hơn, thể hiện tinhthần dân chủ hóa trong văn học Không nên hiểu đơn giản trào lộng và giễu nhại chỉ
Trang 12nhằm tới một mục đích giải thiêng mà cần hiểu sâu hơn, đó là hình thức tiếp cận các
giá trị đời sống một cách dân chủ, đa nguyên, phi quy phạm Có thể nói Thời xa vắng (Lê Lựu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), T mất tích
(Thuận) là những tác phẩm sử dụng bút pháp trào lộng, giễu nhại thành công
Trong Thời xa vắng người trần thuật là người đã nếm trải nhiều cay đắng, đi qua
nhiều nỗi bi hài và anh ta kể lại hàng loạt câu chuyện về một “thời xa vắng” nhưngchưa hề xa Cũng phải nói thêm rằng, bản thân cách nói “thời xa vắng” đã hàm chứatrong đó tư tưởng khá sâu sắc của Lê Lựu
Trong số các nhà văn đương đại, Nguyễn Khải được coi là nhà văn nhạy cảm Ngay
từ sau 1975, Nguyễn Khải đã có Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và Ông sớm
nhận ra phải nhanh chóng từ giã thời lãng mạn, đơn giản, dễ dãi để viết những tác
phẩm mang quan điểm cá nhân Tuy nhiên, khi Thượng đế thì cười xuất hiện,
người đọc vẫn bất ngờ khi nhận thấy một Nguyễn Khải mới mẻ với chất giọng giễunhại sắc sảo Màu sắc “tự trào” hiện ra qua cách xưng hô “lão Khải”, “anh Khải”,
“thằng Khải”, “hắn” cùng với những chi tiết giàu chất hài hước, hóm hỉnh Cái cườicủa Nguyễn khải vừa bao dung vừa nâng tầm nhận thức về một thời giản đơn và ấutrĩ, đầy ngộ nhận Những điều vụn vặt lại tưởng lớn lao, những thứ đơn giản lại cố
phức tạp và cho rằng thế mới là quan trọng! Người sông Mê của Châu Diên cũng
sử dụng thủ pháp nhại: nhại nhịp điệu sống quẩn quanh (qua cách tổ chức ngữ điệu,nhịp điệu; nhại các loại giọng, giọng quyền uy bên cạnh giọng dân dã, giọngnghiêm túc và giọng bông phèng ) Hồ Anh Thái cũng là nhà văn có ý thức sửdụng bút pháp giễu nhại thành công và phong cách trần thuật này ám cả vào giọngđiệu của nhà văn
4 Bút pháp tượng trưng
Bút pháp tượng trưng được các nhà văn sử nhằm làm gia tăng chất lượng, ý nghĩacủa văn chương đồng thời tăng thêm sức mê hoặc của tác phẩm Trong tiểu thuyết,màu sắc tượng trưng thường hiện ra qua những chi tiết khác lạ so với logic thông
thường Chẳng hạn nhân vật Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế của
Hồ Anh Thái Mai Trừng hiện ra như một thiên sứ có sức mạnh siêu nhiên, trừngphạt cái ác Nhưng lạ là ở chỗ, kẻ ác nhìn thấy cô đã sợ, nhưng những người yêuthương Mai Trừng cũng không thể gần cô Nhân vật này đã góp phần đắc lực trongviệc bộc lộ chủ đề tác phẩm: đề cao sức mạnh của cái thiện trong cuộc chiến chống
lại cái ác và chủ trương hóa giải hận thù Trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, hình
ảnh Từ Vinh dù đã chết vẫn đứng trên sông chỉ tay vào nhà Diên Thành Hầu cũng
là chi tiết giàu chất tượng trưng Bút pháp tượng trưng không chỉ thể hiện qua cácchi tiết giàu tính nghệ thuật mà nó còn thể hiện trong việc tổ chức cấu trúc tác phẩm
và xây dựng hình tượng Để thể hiện cái nhìn mới về lịch sử, Võ Thị Hảo đã để chocác nhân vật trải qua nhiều kiếp, miêu tả tiếng vọng của những oan hồn bị giết,thậm chí xoáy sâu vào những chi tiết mà các sử gia đã bỏ qua hoặc không thật chú ý(trường hợp Ỷ Lan giết cung nữ) Nguyễn Xuân Khánh cũng xây dựng hình tượng
Trang 13Sử Văn Hoa như một nhân vật có quan điểm, có tiếng nói riêng không lệ thuộc vàoquyền uy, không khuất phục sức mạnh của những kẻ quyền thế Rõ ràng, NguyễnXuân Khánh và Võ Thị Hảo có ý thức lý giải lịch sử theo cách riêng và quan điểmcủa nhà văn không nhất thiết lúc nào cũng trùng khít với lịch sử đã được ghi chéptrong các bộ chính sử
Bút pháp tượng trưng đặc biệt hiệu quả vì nó có khả năng tạo nên tính đa nghĩa củatác phẩm Vì có khả năng tái tạo các siêu mẫu, cấp cho các siêu mẫu những bìnhdiện nghĩa mới nên bút pháp tượng trưng làm cho hình tượng trở nên “nhòe” nghĩa.Người đọc phải có năng lực giải mã các hình tượng đẫm chất tượng trưng thì mớihiểu được chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Hiện tượng này không chỉdiễn ra với tiểu thuyết mà còn diễn ra trong truyện ngắn Các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Con gái thủy thần đều
mê hoặc người đọc bởi tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng hết sức hiệu quả.Ngoài việc gia tăng chiều sâu và độ lấp lánh của hình tượng, bút pháp tượng trưngcũng có khả tăng cường sức mạnh ám chỉ trong tiểu thuyết, góp phần mở rộng biên
độ của các lớp nghĩa trong cấu trúc tác phẩm
Tóm lại, sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật đã giúp cho tiểu thuyết vượt qua lốiphản ánh hiện thực thông thường để tái hiện cuộc sống trong tính chân thực, sinhđộng và toàn vẹn Đó cũng chính là yếu tố hết sức quan trọng tạo nên khoái cảmvăn bản cho người đọc khi họ tiếp xúc với thể loại này
Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
Phòng văn học Việt Nam đương đại - Viện Văn học
1 Quan điểm tiếp cận
1 Tôi muốn nói về thơ Việt sau 1975 bằng những dòng chữ của Trần Dần, người đãvắt kiệt mình vì muốn tạo ra một thứ quả lạ trong thơ và phải chịu nhiều cay đắng
vì thứ quả “trái mùa” ấy Nhưng phía sau điều “giản dị” mà tác giả Mùa sạch nóiđến lại hàm chứa một sự thật hiển nhiên: lao động thơ trước hết là lao động chữ.Chính những con chữ, qua cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu đượcchiều sâu và sự vang ngân của tình ý, giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ.Nếu hiểu như thế thì thơ ca đâu chỉ chuyên chú vào một mục đích “chở đạo” vàngôn ngữ đâu phải đơn thuần là cái vỏ của tư duy! Trong thơ, chữ cũng chính là tưduy, là cách nói và thái độ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo Như vậy, sự đổi mớitrong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc củanhà thơ và ngôn ngữ của anh ta Nó hoàn toàn khác xa với những trò chơi ngôn ngữtân kì nhưng thực chất chỉ tạo ra những xác chữ không hồn Bởi thế, muốn hiểuđược những đổi mới thi pháp thơ sau 1975, nhất là thơ ca thời đổi mới, tôi nghĩ,
Trang 14trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của thơ đương đại nhưng điều đókhông dễ bởi: thứ nhất, sức ỳ của thói quen và thứ hai, sự đa dạng của thơ sau 1975.
2 Sự đa dạng về phong cách và sự phong phú về giọng điệu là đặc điểm nổi bật củathơ Việt sau 1975 Nếu trước đây, Tố Hữu và Chế Lan Viên được coi là nhữngngười lĩnh xướng của thơ ca kháng chiến thì sau 1975, hiện tượng này không xuấthiện trở lại Thay vào đó, mỗi người có cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của mình
Sự gần gũi về quan niệm và phong cách giữa một số nhà thơ có thể hình thành một
xu hướng, một phái nhóm chứ không xuất phát từ một phương pháp sáng tác độctôn nào đó Chính sự đa dạng và sự “phân cực” về tư duy nghệ thuật, về khuynhhướng thẩm mĩ, về bút pháp và ngôn ngữ là một dấu hiệu cho thấy thơ ca sau 1975đang sải những bước chân mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá Người ta khôngcòn thấy lạ khi bên này là những nhà thơ đắm mình trong văn hoá truyền thống vàbên kia là những cách tân theo kiểu phương Tây, bên này là những nhà thơ có ýthức tỏ bày cảm xúc mãnh liệt và bên kia là những cây bút tỉnh táo giấu kín cảmxúc của mình…Tất cả những phương cách ấy đều có quyền tồn tại với điều kiện làthơ họ phải có hay và mới Nhưng mới không có nghĩa là đoạn tuyệt với truyềnthống và hay không đồng nghĩa với những thuật xiếc chữ để tạo nên sự tân kì màtrống rỗng
3 Đọc thơ, suy cho cùng cũng một cách tiếp cận kinh nghiệm sống, tiếp cận nhữnggiá trị tinh thần do nhà thơ sáng tạo nên Nhưng mỗi nhà thơ đều phải sống trongmột thời đại cụ thể, trong một không gian tinh thần cụ thể Vì thế, thơ họ, một mặt,thể hiện những suy tư cá nhân độc đáo nhưng mặt khác, những suy tư ấy phải thểhiện được tâm thế và trạng thái tinh thần của thời đại mình đây không phải làchuyện thể hiện “tinh thần công dân” trong sáng tạo nghệ thuật mà thực chất, lànăng lực cảm nhận chiều sâu thế giới của nghệ sĩ Bỏ qua điều này có nghĩa là rời
bỏ quan điểm lịch sử khi xem xét và đánh giá các giá trị nghệ thuật của các thời đạikhác nhau Điều đó đòi hỏi việc đánh giá thơ ca nước nhà trong hơn ba mươi nămqua cần được được nhìn nhận một cách khách quan và xuất phát từ những tiêu chíkhoa học hợp lý Không vì đánh giá cao những đổi mới trong thơ đương đại màxem nhẹ những đóng góp của thơ ca thời kháng chiến và cũng không nên xuất phát
từ tư duy nghệ thuật thời kỳ 1945-1975 để bắt bẻ và hắt hủi những nỗ lực cách tân(thậm chí có khi cực đoan) của những cây bút mong muốn đổi mới nhiệt thành
2 Ba mươi năm và hai chặng đường thơ
2.1 Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1975-1985
Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiếntranh Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp vớihoàn cảnh lịch sử mới Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cáinhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang
“giọng trầm” Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn phi sử thi
Trang 15Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinhthần dân chủ hóa sâu sắc Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trởthành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975 Nhà thơkhông còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu,không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đachiều của hiện thực Nói đúng hơn, hiện thực trong văn học phải là thứ hiện thựccủa suy tư Chỉ một khi nhà thơ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cá nhân, nói lên tiếngnói cá nhân, lúc đó mới hi vọng anh ta tạo nên giọng điệu và tư tưởng nghệ thuậtriêng Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, cần chú ý đếnhai mạch chính trong sự vận động của tư duy thơ Thứ nhất, cảm hứng sử thi vẫnđược tiếp nối như một quán tính nghệ thuật Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạnnày xuất hiện hàng loạt trường ca có ý nghĩa như những bức tranh hoành tráng tổngkết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật trongcác trường ca này so với thơ ca thời chống Mỹ là ở chỗ, tuy vẫn mang chủ âm hàohùng, nhưng các nhà thơ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến bi kịch của con người Nóikhác đi, trong khi cố gắng miêu tả sự lớn lao, kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đãquan tâm trực diện đến số phận của cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận của đấtnước được đo ướm bằng nỗi đau của cá nhân: Một mình một mâm cơm/ Ngồi bênnào cũng lệch/ Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền (Hữu Thỉnh - Đường tớithành phố) Trong những trường ca này, mặc dù cái bi chỉ là yếu tố để làm nổi bậtcái tráng nhưng rõ ràng, cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn vớinhững suy tư cá nhân về số phận dân tộc và số phận con người Thứ hai, trongnhững năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, “thơ đời thường”xuất hiện nhiều Chưa bao giờ các nhà thơ thấy nhiều bi kịch đến thế Thậm chí,cảm giác bế tắc và chán nản là cảm giác khá nổi bật trong tâm trạng nhiều người:thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi (NguyễnTrọng Tạo - Tản mạn thời tôi sống) “Từ xa” nhìn về Tổ Quốc, Nguyễn Duy đã thậtlòng nói lên nỗi cay đắng của mình khi nhìn thấy sự khổ nghèo và bất hạnh của conngười trong cuộc sống đầy khốn khó Lưu Quang Vũ cũng cay đắng nghẹn ngào khinghĩ về Tổ quốc Các hình tượng nghệ thuật mang tính huyền thoại hóa về một hiệnthực kỳ vĩ và cảm hứng sử thi không còn xuất hiện như là hiện tượng nổi bật củathơ ca giai đoạn này Trái lại, bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm,nhiều thi phẩm sau chiến tranh đã thể hiện một cách khá riết róng những mặt tráicủa đời sống, những thay đổi các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đếnnhững bất công xã hội Đây là những cảm hứng hiếm khi xuất hiện trong thơ 1945-
1975, khi mà số phận dân tộc và số phận cá nhân hòa làm một, cái tôi và cái ta hoàntoàn thống nhất Cái nhìn nghệ thuật trong thơ sau 1975 là cái nhìn suồng sã, đốitượng hiện lên như một sự thật không mang màu lý tưởng hóa Theo đó, thể tài thế
sự, đời tư trở nên nổi bật và gắn liền với nó là chất giọng “tự thú” và chất giọnggiễu nhại Ở đây chất giọng giễu nhại mang trong mình nó ít nhất hai chức năngnghệ thuật cơ bản: a- làm cho thơ bớt đi sự nghiêm trang thái quá, ngôn ngữ thơ bớt
đi sự “trong suốt” mà tăng thêm phù sa của “cây đời”; b- cho phép người đọc hìnhdung cuộc sống như một thực thể đa trị, bên cạnh cái trong veo, thuần khiết lànhững thứ “tèm nhem tâm hồn” Cả hai đều tồn tại bình đẳng trong một thế giớikhông phải lúc nào cũng được cắt nghĩa theo logic nhân quả Bởi thế, gắn liền với
Trang 16giọng điệu thự thú là cảm hứng phờ phỏn và chất giọng hoài nghi Chỉ có điều cáinhìn hoài nghi cần được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng, khi ta hoài nghimột giá trị có nghĩa là bắt đầu ta đã nghiêng về một giá trị khác (hoặc ít nhất takhông còn ràng buộc mình trong giá trị cũ) Đó là lý do ta hiểu vì sao cái tôi trongthơ sau 1975 là cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội.
2.2 Giai đoạn sau 1986 và ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới
về nghệ thuật
Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làmthay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc Văn nghệ,trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều
sự thật đau lòng Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt
để hơn Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cảnước vào tháng 10 năm 1987 có tác động rất lớn đến tinh thần của những ngườicầm bút, nhất là ý thức tự cởi trói trong lĩnh vực sáng tạo Không thể phủ nhận mộtthực tế là cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho cuộc sống khởi sắc hơn, nhưng mặtkhác, con người dường như sống với nhau lạnh lùng hơn, mối quan hệ giữa các cánhân trong xã hội lỏng lẻo hơn Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải vàmặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc
họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống Điều đódẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ giai đoạn này qua ba điểm đángchú ý sau đây:
- Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình thứctra vấn không ngừng về đời sống Khát vọng đổi mới ấy trong nghệ thuật đã đượctiếp sức bởi công cuộc đổi mới của đất nước Màu sắc duy lí “tỉnh táo, tỉnh bơ” kháđậm trong thơ cho thấy ý thức tạo dựng nhãn quan nghệ thuật mới của nhiều nghệ
sĩ ý thức ấy bộc lộ qua hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất, thơ ca đã bắt đầu bứt thoátkhỏi những trận mưa trữ tình và sự ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945-1975 đểtiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệuthơ gần gũi với đời sống thường ngày; thứ hai, cái nhìn tỉnh táo của nhà thơ thực ra
là cái nhìn giàu chất suy tư, là bề ngoài của một nỗi đam mê lớn bên trong Gắn liềnvới những thay đổi ấy trong cấu trúc tư duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ tronghoàn cảnh mới Nhà thơ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minhhọa cho một tư tưởng sẵn có mà anh ta phải góp phần đánh thức những khát khao,những niềm trắc ẩn của con người trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về cácgiá trị
- Nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịchnhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới.Đây là lý do nhiều tác phẩm xuất hiện cảm hứng “giải thiêng” và khát vọng muốntìm đến những hình thức tổ chức ngôn từ mới lạ(1) Trong nghệ thuật, không phảimọi nhận thức chung về tư tưởng xã hội đều đồng nhất với những suy nghĩ cá nhân
và văn bản văn học không phải là những văn bản tuyên huấn có tính hình ảnh Với
Trang 17tư cách là một nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là nhà thơ phải tạo ra được quan niệmriêng về đời sống Quan niệm ấy không hiện lên qua những lời thuyết lý khô khan
mà phải hoá thân vào chữ nghĩa và hình tượng Đó là lý do khiến các nhà thơ sau
1986 chú ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca Bên cạnh xu hướngđưa thơ gần với đời sống là một cực khác: ý thức tạo ra tính nhòe mờ trong ngônngữ và biểu tượng Xu hướng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc người đọcphải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau
- thơ như một ngôn ngữ Công cuộc đổi mới đã mở rộng cánh cửa giao lưu, hộinhập với thế giới, và thơ ca, trước vận hội này, không thể nằm yên trong mô hìnhnghệ thuật cũ Bắt đầu xuất hiện những giọng thơ lạ, đậm chất “Tây” Điều đó đãdẫn tới những cuộc trạnh luận về “ta” và “tây” trong thơ kéo dài đến mấy năm sau
sự kiện “sự mất ngủ của lửa” (Nguyễn Quang Thiều) và thơ của một số nhà thơkhác như Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng Các cây bút này có ý thức phá
vỡ các chiều tuyến tính, tạo nên những dòng chảy đứt nối và gia tăng tính đồng hiệncủa các hình ảnh thơ hoặc cố gắng tỉnh lược các mối quan hệ bề nổi, đặt những hiệntượng khác nhau bên cạnh nhau và buộc người đọc tự xác lập mối lên hệ giữachúng
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh mẽtheo hướng hiện đại hóa Tất nhiên, trong quá trình tìm tòi, đã xuất hiện không íttrường hợp rơi vào cực đoan Tuy nhiên, với những “cực đoan lành mạnh”, tụi ngh?c?n nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó: Nó sẽ là những cú hích để: a- phá bỏnhững tín điều mòn cũ một cách triệt để; b- có ý nghĩa như một kinh nghiệm nghệthuật để những người đi sau tìm cách điều chỉnh hoặc tạo ra một lối rẽ khác triểnvọng hơn Nếu hình dung như thế sẽ thấy, tuy chưa tạo được những đỉnh cao nghệthuật như ta vẫn trông đợi, song với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, sự nhận thứctoàn diện hơn về bản chất thơ ca và cấu trúc thể loại, thơ Việt đã thực hiện một cuộctạo đà mạnh mẽ cho những kết tinh nghệ thuật trong chặng đường sắp tới
3 Các khuynh hướng nổi bật
Sự phong phú của một nền thơ có thể được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhaunhưng trước hết, đó phải là nền thơ cho phép sự tồn tại của nhiều khuynh hướngnghệ thuật Không chỉ thế, từ phương diện chủ thể sáng tạo, một tác giả cũng có thểthử sức trên nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau Điều này không chỉ gópphần tạo nên tính đa dạng của đời sống thơ nói chung mà còn làm nên tính đa dạngngay trong bút pháp nghệ thuật của mỗi một cá nhân Đó là chưa nói đến nhữngsáng tác của các nhà thơ người Việt sống ở nước ngoài và các phong trào đang đượcmột số cây bút nêu lên như hậu hiện đại hay Tân hình thức gần đây Khi mà internettrở thành phương tiện thông tin phổ biến, bên cạnh những tác phẩm được in ấn cógiấy phép, người ta vẫn quan tâm đến hai hình thức khác là truyền khẩu (hoặcphotocopy để đọc) và văn học mạng Như vậy, sự đa dạng cùng lúc được thể hiệntrên cả ba “công đoạn” của “quy trình” văn học: sáng tác - văn bản - người đọc
Trang 18Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ nêu một số khuynh hướng nổi bật củathơ ca Việt nam đang diễn ra ở trong nước và trên báo chí quốc nội(2).
3.1 Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc
Mặc dù chiến tranh trôi qua chưa lâu nhưng nếu đặt nó trong tương quan với lịch sửmấy nghìn năm của dân tộc dễ nhận thấy một thực tế: các nhà văn đã có một độ lùicần thiết để nhìn về cuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn Trước đây,hiện thực hiện lên trong tác phẩm thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau
1975, chiến tranh chủ yếu hiện lên trong ký ức Tôi gọi đó là thứ hiện thực tự cảmthấy Với một khoảng cách thẩm mỹ như thế, chiến tranh không chỉ được nhìn từmặt trước mà còn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhốikhó lành Chất giọng xót xa, nỗi buồn được nói nhiều trong thơ Đáng chú ý làtrong khoảng gần ba mươi năm qua xuất hiện hai đợt sóng trường ca Đợt thứ nhấtxuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và đợt thứ hai xuất hiệnvào những năm cuối thế kỷ XX Sự xuất hiện của các tập trường ca cho thấy nhucầu tổng kết về chiến tranh và lịch sử trong thơ là một nhu cầu có thật Từ điểmnhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nước - một lịch
sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương và bất hạnh ý thức nói nhiều hơn về
bi kịch khiến cho các tập thơ này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà thểhiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân tình trong sự chuyển độngkhông ngừng của lịch sử Bên cạnh những cây bút thành danh ở thể loại trường canhư Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu …là sự xuất hiện của Trần AnhThái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hoàng Trần Cương với Trầm tích… Sự vạm vỡ,tính trường sức của thể loại được gắn kết với những trải nghiệm cá nhân và nhữngsuy tư mang tính khái quát cao đã khiến cho thơ ca giai đoạn này có được nhữngkhúc ca giàu tính nghệ thuật về số phận đất nước, nhân dân
3.2 Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật
Đây là xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975 Những năm đầu thập kỷ 80 thơ ởgiai đoạn chuyển giọng: nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về nhữngcảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt Nếu như trước đây, các nhà thơdường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khaibày tỏ nỗi buồn Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặtvới một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới Có nỗi buồn về thần tượng bịgẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo),
có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà
“xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa:
Em chết trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi không thành tiếng (Lâm
Trang 19Thị Mỹ Dạ) Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến Cắt nghĩa vềthực trạng này có thể nhìn từ hai phía: thứ nhất, đó là nỗi buồn xuất phát từ thời thế,
sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc; thứ hai, trong nền kinh tế thịtrường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người sống trong nhiều mối quan hệhơn nhưng cũng cô đơn hơn Câu hỏi Người sống với nhau thế nào thể hiện rất rõtâm trạng của một thời đoạn lịch sử cụ thể Nét nổi bật của xu hướng này là các nhàthơ rung động trước những biến thái tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thậtmong manh Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít nỗi đau giả, những tiếng khóc vờ vìcảm xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ Thậm chí, việc nói quá nhiều đến nỗibuồn, kể lể dài dòng về chúng một cách nông cạn đã khiến cho không ít tác phẩmrơi vào tình trạng phản cảm Ta biết rằng, buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ vàcũng là một đề tài nổi bật của thơ ca Không hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải
có nguyên cớ Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được những nỗibuồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản Đó phải là những giọt nước mắt có giá trịthanh lọc cảm xúc, khiến con người phải biết sống cao đẹp hơn, “Người” hơn Thơ
ca sau 1975 tuy viết nhiều về nỗi buồn nhưng dường như vẫn còn hiếm những nỗibuồn cao cả được thể hiện một cách sâu sắc và ám ảnh
3.3 Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực
Về thực chất, đây là sự phát triển sâu hơn của khuynh hướng thứ hai Nhân thân tiểu
vũ trụ, đi sâu vào vũ trụ người, khám phá chiều sâu không cùng của nó bao giờcũng là một thách thức đối với nghệ sĩ Nỗ lực đào sâu vào cái tôi ẩn giấu, cố gắngphát hiện chiều sâu tâm linh của con người là nét nổi bật của xu hướng này Sựkhác biệt giữa khuynh hướng này và khuynh hướng thứ hai chủ yếu nằm ở cấp độ
và cách khai thác sự đa chiều của cái tôi Nếu như xu hướng thứ hai chủ yếu tìmhiểu bản thể cái tôi trong các quan hệ đời sống, sự tương tác giữa cá nhân với hoàncảnh thì ở xu hướng thứ ba này, các nhà thơ tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trongquan hệ với chính nó Tại đây, tính “tự động tâm lý” đậm màu siêu thực và sự “ú ớ”trong cảm thức nghệ thuật được đề cao Muốn thế, nhà thơ, theo cách nói của ĐặngĐình Hưng, phải “nhập - thấy” Trong trường hợp ấy, thơ là hình ảnh nội tâm về thếgiới nội tâm, là ý thức chống lại các quy tắc có sẵn trong thơ, là sự khước từ sự cómặt của tư duy duy lý trong nghệ thuật Về thực chất, các cây bút đi theo hướng nàymuốn trình loài người hình ảnh về con người tâm linh Đây là một đoạn thơ củaĐặng Đình Hưng trong Ô mai:
Cơn thể niệm đầy triển vọng hoàn thành, thì một hôm (có lẽ tại thời tiết, jở jời)bỗng phát sinh một số biến chứng, biến chứng từ trong ra Hôm ấy trời se se - mùachuyển, anh lại thấy người gai gai khó nói - như man mác - như mây trôi - lại nhưtrống trải cô li - như tiếng gọi mùa:
xuân hạ thu đông
đi jiữa mùa em jó lộng
Trang 20thu cùng
đi jiữa mùa xuân
jó lạnh xuân mùa thay áo
mùa sương em sương ngượng ngỡ ngàng ngấp nghé
Đoạn thơ trên đây không tuân thủ cấu trúc cú pháp thông thường, sự thay đổi tâmtrạng được hình dung như một biến chứng bất thường, kiểu ký tự của tác giả cũngkhác so với từ ngữ quen dùng (jiữa, jó…)… Xu hướng này có thể tìm thấy trong thơ
“vụt hiện” của Hoàng Hưng, một số thi phẩm của Hoàng Cầm, Lê Đạt, DươngTường… Tất nhiên không phải nhà thơ nào chủ trương phải đi sâu vào con ngườitâm linh và đề cao lối viết tự động, tìm mọi cách đưa ngôn ngữ thơ ca khỏi phạmtrù tiêu dùng cũng đều đều “ú ớ” và tắc tị như có người lên tiếng phủ nhận Một sốcâu thơ của họ khá hay nhưng nếu đẩy quỏ xa, xu hướng này rất dễ rơi vào bế tắcnhư trước đây Xuân thu nhã tập từng một lần thất bại Tất nhiên, trên quan điểmlịch sử, đây là những cách tân cần được tôn trọng vì có những thứ cực đoan còn có
ý nghĩa hơn rất nhiều những cái “đung đúng”, chừng mực đúng nhưng vô hồn vànhàm chán
3.4 Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại)
Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong sáng tác của nhiều cây bút trẻ trưởng thành sau
1975 như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Vi ThùyLinh, Nguyễn Hữu Hồng Minh…Một số cây bút vốn trước đây còn ít nhiều nặngtình nặng nghĩa với cảm hứng lãng mạn hoặc đổi mới một cách rụt rè cũng bắt đầunhập vào dòng thơ hiện đại Từ cái nhìn hiện đại, thơ Việt trở dạ và đặt các nhà thơtrước một thực tế: nếu quay lại với cách cảm cũ, cách nói cũ thì có nghĩa là anh ta
đã chấp nhận hậu quả “theo chồng bỏ cuộc chơi” Tuy nhiên, trong khi quá mải mêchạy theo hướng hiện đại, một số cây bút rơi vào nhầm tưởng hết sức tai hại Họ cứngỡ đổi mới thơ theo hướng hiện đại là phải dùng những từ ngữ tục tĩu hoặc dùngnhững từ ngữ thời thượng của thời đại thông tin, chua thêm Anh ngữ, Pháp ngữ, lêndòng, xuống dòng… chóng mặt Về bản chất, các cây bút này muốn tạo nên màusắc nổi loạn, thủ tiêu mối nhân quả vẫn thường thấy trong thơ ca truyền thống, sửdụng những liên tưởng trái chiều và nhiều kênh ngôn ngữ khác lạ để tạo nên cáimới trong thơ Đó là thái độ gây hấn về tư duy nghệ thuật nhằm chống lại tính hàn
Trang 21lâm trong nghệ thuật và nhấn mạnh sự tự do trong ý thức tạo dựng một động hìnhngôn ngữ mang tính ấn tượng cao Song, theo quan niệm của tôi, tính hiện đại củathơ ca cần phải được quan niệm một cách sâu sắc hơn Những tác phẩm mang tínhhiện đại và hậu hiện đại vẫn phải là những tác phẩm thể hiện được chân dung tinhthần của thời đại hậu công nghiệp cũng như tâm thức của con người trong xã hộihiện nay Chính điều đó mới là nhân tố quyết định, nó đòi hỏi phải có một hình thức
tổ chức diễn ngôn mới, cách tạo âm và tạo nghĩa mới Đến lượt mình, cách tổ chứcdiễn ngôn ấy chính là những tín hiệu cho phép người đọc nhận thấy một trật tự tinhthần mới nằm sâu trong hệ thống ký hiệu được gọi là văn bản ngôn từ Vì thế, việcthúc đẩy tính hiện đại trong thơ không phải là chạy theo những thời thượng nghệthuật mà quan trọng hơn, nhà thơ phải thể hiện được tinh thần hiện đại trong tácphẩm của mình Trong nghệ thuật hiện đại (và nhất là hậu hiện đại), con người có ýthức nêu lên quan điểm cá nhân và chống lại những quan điểm mang tính toàn trị.Nhưng dù đổi mới thế nào đi chăng nữa, dù sáng tác theo isme nào đi chăng nữa thìthơ ca vẫn phải là tiếng nói hồn nhiên nhất, nguyên sơ nhất và giàu tính nhân bảnnhất của con người về cuộc sống, vì sự cao đẹp của con người
4 Sự biến đổi về thể loại
4.1 Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống
Mặc dù thơ tự do và thơ văn xuôi là hai thể thơ chiếm ưu thế trong đời sống thơ casau 1975 nhưng trên thực tế, các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ 5 chữ, 7chữ vẫn tồn tại Thậm chí đã từng có những cuộc thi thơ lục bát kéo theo một sốlượng lớn các nhà thơ tham gia Chỉ có điều, so với trước đây, các thể thơ trênkhông còn “nguyên bản” mà đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc bên trong.Thơ 5 chữ và 7 chữ trước đây gắn chặt với kỹ thuật gieo vần và nhịp điệu thơthường khá êm ả, ru vỗ Đến thời đoạn sau 1975, tính “điệu nói” được gia tăng thêmmột mức nữa và cấu trúc thể loại tựa vào nhịp nhiều hơn tựa vào vần, giọng điệuthơ gân guốc hơn, các liên tưởng thơ ít tuân theo quan hệ nhân - quả hơn Riêng vềlục bát, đã có những nỗ lực cách tân về bài trí văn bản (tiêu biểu là loại lục bátxuống dòng theo hình thức bậc thang và hiện tượng ngắt dấu giữa dòng đã trở nênphổ biến) Đó là chưa nói đến hiện tượng nhiều bài thơ lục bát được bố trí theo kiểuthơ tự do Sự thay đổi giọng điệu cũng là một thay đổi đáng quan tâm Bên cạnhchất giọng bụi bặm, suồng sã đời thường kiểu Con ơi cha mắc bệnh thơ – Ú a ú ớ ù
ờ kinh niên (Nguyễn Duy), nhiều cây bút lại có ý thức đưa ngôn ngữ đậm chấttượng trưng, siêu thực vào lục bát khiến cho thể loại này không chỉ hồn hậu mà còn
có khả năng biểu đạt những tâm thức sâu thẳm của người hiện đại: Nắng em nắngđến siêu hình - Như môi như mắt như hình như không - Mưa em mưa đến hãi hùng
- Lìa khoang xanh xiết xuống vùng dấn thân (Hoàng Cầm)
Trang 224.2 Thơ tự do và thơ văn xuôi
Không còn nghi ngờ gì nữa, tính hiện đại trong thơ gắn liền với sự hiện diện mangtính áp đảo của thơ tự do và thơ văn xuôi so với các thể thơ khác Điều này xuấtphát từ ba lý do cơ bản: a- đây là những thứ thơ cho phép nhà thơ triển khai tự dohơn những phức hợp cảm xúc cá nhân; b- thể hiện sự giao thoa thể loại, trong đóđáng kể nhất là ảnh hưởng của chất văn xuôi vào thi ca; c- việc tìm đến thơ tự do vàthơ văn xuôi khiến cho giọng điệu thơ không còn êm ái, mượt mà như trước mà trởnên thô ráp hơn, nhịp điệu thơ mang nhiều tính bất ngờ hơn Thơ tự do khiến chocác nhà thơ có khả năng tạo ra những cú vặn cấu trúc nhằm gây ấn tượng cho ngườiđọc
Trong thời đại ngày nay, khi mà hình thức tự sự, nhất là tiểu thuyết đang hiện lênnhư nhân vật chính trên sân khấu văn học thì ảnh hưởng của chất văn xuôi vào thơ
là điều dễ hiểu Nhưng để không bị hòa tan, thơ vừa tìm cách níu giữ những yếu tốhạt nhân làm nên cấu trúc thể loại, vừa mở rộng chính nó để thích ứng với điều kiện
và môi trường văn hóa mới Trong thơ văn xuôi và thơ tự do, các nhà thơ vẫn kiêntrì giữ vững tính ẩn dụ (thể hiện rõ nhất ở các biểu tượng giàu sức gợi), đồng thời,
tổ chức nhịp điệu thơ một cách linh hoạt Nhiều độc giả khẳng định: thơ ngày naykhó nhớ, khó thuộc hơn so với thơ ca giai đoạn trước Điều này là một thực tế Nócho thấy sự vận động khá rõ trong tư duy thơ Trước đây, các nhà thơ chủ yếu tậptrung xây dựng những câu thơ ám ảnh, cấu trúc thơ chủ yếu xoay quanh nghệ thuậtlập tứ và nghệ thuật dùng từ, xây dựng tính nhạc nhằm tạo nên sức mê hoặc khiếncho thơ dễ ru người đọc Hiện nay, các nhà thơ lại tập trung vào tổ chức cấu trúcchỉnh thể, xây dựng hàng chuỗi biểu tượng và các biểu tượng ấy nhiều khi không dễnhận ra bằng sự cảm nhận thông thường Nó đòi hỏi người tiếp nhận vừa giàu trảinghiệm vừa phải có khả năng tiếp nhận cái siêu nghiệm trong thơ Thơ ca sau 1975vận động nhiều hướng nhưng chủ trương đào sâu vào bản thể tâm linh là một hướng
đi được nhiều người tìm đến Tại đây, nhiều khi nhà thơ không đứng ra làm nhiệm
vụ giải thích, thuyết minh mà để cho người đọc tự khám phá những bí mật saunhững cách nói ngỡ như không ăn nhập gì với nhau, cấu trúc thi phẩm nhìn qua hếtsức lỏng lẻo nhưng thật ra lại hết sức chặt chẽ Tuy nhiên, từ ý thức cách tân đếnviệc sáng tạo nên những tác phẩm mang ý nghĩa kết tinh cao độ là cả một chặngđường dài Thơ Việt nam từ sau 1975 đến nay mạnh về phần thứ nhất (đang tìm tòilàm mới) mà có phần còn yếu về yêu cầu thứ hai (chưa tạo được những kết tinhnghệ thuật đạt đến đỉnh cao)
4.3 Sự nở rộ của trường ca
Xét về mặt thể loại, trường ca xuất hiện từ lâu qua những áng sử thi đồ sộ Trongvăn học Việt Nam hiện đại, trường ca cũng được Xuân Diệu sử dụng ngay khi Cáchmạng tháng Tám thành công qua hai tác phẩm Ngọn Quốc kỳ và Hội nghị non sông(mặc dù sau này chính Xuân Diệu không mấy thiện cảm với thể loại này) Tuynhiên, khi nói về trường ca, các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến sự xuất hiệncủa trường ca thời chống Mỹ mà một trong những cây bút tiên phong và nổi bật là
Trang 23Thu Bồn (Bài ca chim Chrao) Khi cuộc chiến tranh đi qua, nhu cầu viết trường caxuất hiện ở nhiều nhà thơ Điều này không có gì lạ Thứ nhất, độ dài của trường cacho phép các nhà thơ có điều kiện miêu tả, tái hiện những vùng hiện thực rộng lớn.Thứ hai, các trường ca thường dung nạp trong nó yếu tố tự sự rõ nét, thông qua các
sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sống để trình bày những suy ngẫm của nhà thơ vềdân tộc, con người Thứ ba, trong trường ca, các nhà thơ có “đất” để cùng lúc sửdụng nhiều thể thơ khác nhau như một hình thức phô diễn các cung bậc của cảmxúc, tạo dựng tiết tấu và âm hưởng thơ Sự nở rộ của thể loại trường ca vào nhữngnăm cuối thể kỷ XX cho thấy thể loại này vẫn còn tiềm năng phong phú mặc dù đã
có dấu hiệu lặp lại người đi trước ở một số cây bút Đây là một điều mà các cây bútđến sau phải đặc biệt chú ý
5 Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ
Thơ ca sau 1975 không còn êm mượt như thơ ca giai đoạn 1945-1975 mà trở nêntrúc trắc hơn, ngôn ngữ thơ phong phú, giọng điệu thơ đa dạng hơn Thậm chí, tínhtrong suốt và sáng rõ của ngôn ngữ thơ nhiều khi được cố ý mờ hóa nhằm tạo nêntính đa nghĩa trong thơ Chính sự đa dạng về tư duy nghệ thuật và sự phong phú vềgiọng điệu đã khiến cho ngôn ngữ thơ có sự phân hoá và phân cực về cả bề nổi và
về cả tầng sâu: bên cạnh thứ ngôn ngữ gần gũi với đời thường là loại ngôn ngữ mờnhoè, đậm chất tượng trưng, siêu thực, bên cạnh thứ ngôn ngữ bình dị là những vănbản thơ ngôn ngữ chắp vá một cách cố ý nhằm tạo nên sự lạ hoá… Tuy nhiên, trênđại thể, có thể nhận thấy một số loại hình ngôn ngữ nổi bật như sau:
5.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường
Gắn với đời sống thường nhật, không ít nhà thơ có ý thức đưa ngôn ngữ đời thườngvào thơ Nhiều nhà thơ thích sử dụng cách nói dân gian, khiến cho thơ vừa dễ nhậpvào người đọc, vừa có khả năng tạo nên tiếng cười trong thơ Như đã nói, thơ caViệt Nam trước đây có phần quá nghiêm trang và đậm chất giáo huấn nên việc tạonên những cách nói kiểu “xẩm ngọng” và giọng điệu “bụi bặm” đã khiến cho thơtrở nên “tếu táo” hơn và cũng gần gũi với người đọc hơn Tiêu biểu cho hướng đinày là Nguyễn Duy: Tạnh men là tạnh la đà - Tạnh cơn một bóng ảo ra chính hình -Phàm trần bớt chút lung linh - Các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần (Kiêng) Cómột cây bút khác cũng đưa được chất bụi vào thơ và có được lượng độc giả củariêng mình là Bùi Chí Vinh Thơ Bùi Chí Vinh ít kiêng dè mà táo tợn:
Các em thất tiết nhiều hơn trước
Bộ ngực nào cũng nhuốm phong sương.
Màu sắc đời thường trong thơ đã giúp cho thơ trở nên đời hơn, gần gũi hơn vớicuộc sống Tuy nhiên, hướng đi này rất dễ “sảy chân” ngả sang vè Không ít người
Trang 24cho rằng việc đưa ngôn ngữ thơ quá gần với tiếng cười dân gian và ngôn ngữ đờithường sẽ làm giảm tính nghệ thuật của thi ca Sự lo lắng này không phải không có
cơ sở Vận dụng cách nói thường ngày vào thơ, gia tăng tính giễu nhại trong thơ làmột nhu cầu của đời sống dân chủ nhưng nếu rơi vào lạm dụng, thơ sẽ trở thành dễdãi và quay trở lại với tính đơn nghĩa trong khi bản chất của ngôn ngữ thi ca là đanghĩa, mơ hồ
5.2 Ngôn ngữ giầu chất tượng trưng
Đây là loại ngôn ngữ thường gặp trong những nhà thơ có ý hướng cách tân, hiện đạithơ mà tiêu biểu là các cây bút như Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều… Lê Đạt là mộttrong những cây bút chủ trương tạo sinh ngữ nghĩa, tỉnh lược từ ngữ tối đa để giatăng tính biểu đạt của ngôn ngữ và buộc người đọc phải có một “lỗ tai mới” khi đọcthơ Ngôn ngữ tượng trưng khiến cho nghĩa thơ trở nên mờ nhòe, độ mở của hìnhtượng thơ được nhân lên Màu sắc lạ hóa trong ngôn ngữ trở nên nổi bật Có thểthấy rõ điều đó trong một đoạn thơ của Nguyễn Quang Thiều:
Trên cánh đồng mênh mông, cỏ không đặt ra nghi lễ bốn mùa
Tôi trở về tìm nơi không có tiếng người, không có bóng cây
Bền bỉ hơn sự lặng im, lưỡi cày từ tháng giêng thuở trước
Dựng lên những luống đất của cơn mơ, người lạ đến gieo trồng
(Độc thoại)
Tất nhiên, không phải đến thơ ca sau 1975 thì ngôn ngữ thơ giàu chất tượng trưngmới xuất hiện Ngay từ thời Thơ mới loại ngôn ngữ này đã xuất hiện trong thơ củanhiều người như Nguyệt Cầm của Xuân Diệu, Nhạc của Bích Khê, Màu thời giancủa Đoàn Phú Tứ… Vấn đề nằm ở chỗ, ngôn ngữ giàu chất tượng trưng trong thơsau 1975 mang tâm thế của một hành trình văn hóa khác: văn hóa công nghiệp vàhậu công nghiệp
5.3 Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ
Khi mà vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật thơ ca được chú ý nhiều hơn tất yếu
sẽ xuất hiện các quan niệm khác nhau Có người cho rằng văn chương là một tròchơi, có người khẳng định thơ là một vũ khí, lại có người cho rằng thơ là sự biểuđạt tâm trạng cá nhân một cách riêng tư nhất… ở đây, tôi muốn nói đến hiện tượngnhiều cây bút có ý thức xếp đặt ngữ âm như một trò chơi điều đáng chú ý là vớinhững cây bút này, những trò chơi ấy cần được hiểu như một hình thức biểu đạt thếgiới, một quan niệm của chủ thể về nghệ thuật và nhân sinh Nhìn rộng ra, nhữngtrò chơi ngôn ngữ không còn quá mới lạ đối với thơ ca nhân loại Người ta có thểnhìn thấy loại thơ thị giác của Apolinaire hay các loại xếp đặt âm thanh, hình khối
Trang 25khác lạ trong thơ châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhưng rõ ràng, ở ta, sựxuất hiện của loại thơ lấy thanh điệu, ngôn ngữ, cấu trúc ngôn bản như một “tiếngnói” đã góp phần tạo nên sự thú vị trong thưởng thức và sự rộng mở trong tiếp nhậnnghệ thuật Các cây bút như Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt, DươngTường… là những cây bút có nhiều bài thơ tiêu biểu cho cách tổ chức trò chơi âm/nghĩa này Với họ, thơ cần được cảm hơn là dùng để hiểu Loại thơ này ít khi nhậnđược sự đồng cảm của số đông thích ổn định nhưng lại được những độc giả có xuhướng tìm đến sự cách tân chia sẻ.
5.4 “Ngôn ngữ thân thể” trong thơ
Nếu như việc miêu tả những yếu tố tính dục trong thơ sau 1975 ở giai đoạn đầuđược coi là dấu hiệu cởi mở để phá bỏ cấm kị thì ở những năm cuối thế kỷ XX đầuthế kỷ XXI việc miêu tả tính dục được đẩy lên đến mức nhiều người coi đó là quátrình “sinh dục hoá thơ ca” Nhiều cây bút không những nói đến các bộ phận thânthể mà còn diễn tả các hành vi tính giao một cách “hiện thật” như thơ của nhóm Mởmiệng hoặc Dự báo phi thời tiết của nhóm Ngựa trời Sài Gòn Thực tế này khiếncác nhà nghiên cứu băn khoăn trong việc định danh Đây cũng là loại thơ làm phân
rã người đọc sâu sắc, trong đó sự phản ứng thuộc về số đông Tôi nghĩ, sự phản ứngtrên đây có lý ở chỗ, nếu quan niệm rằng thơ chỉ cốt miêu tả tính dục và coi sex nhưmột hình thức cao nhất để giải phóng tinh thần và như một phương diện để chứngminh tính hiện đại trong nghệ thuật là điều bất ổn Ngay cả học thuyết Freud từ khi
ra đời đến nay cũng đã có nhiều thay đổi và cấu trúc tâm lý ba tầng của ông cũngđược nhìn nhận sâu hơn dưới ánh sáng của tinh thần nhân bản Vì thế, nếu viết vềsex và những vấn đề tính dục một cách hợp lý thì sẽ tạo nên khoái cảm thẩm mĩ(bản thân sex cũng được coi là hình thức xả stress hiệu nghiệm trong đời sống hậucông nghiệp) nhưng nếu quá đà tất sẽ trượt sang phản cảm Đáng tiếc là loại ngônngữ thân thể này đang bị lạm dụng và bị nhầm tưởng đó là thứ nghệ thuật tiềnphong chủ nghĩa Ngay cả Trung Quốc hiện nay, loại ngôn ngữ thân xác này cũngkhông còn được chào đón như cách đây khoảng mười năm về trước Đây là mộtthông số đáng để các nhà “tiền phong” nói riêng và các nhà thơ của chúng ta suyngẫm để có những cách thức biểu đạt giàu tính nghệ thuật và giàu tính nhân vănhơn khi viết về sex và sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ thân xác(3)
Tóm lại, trong hơn ba mươi năm qua tính từ thời điểm sau 1975, thơ ca Việt Nam
đã đi được một đoạn đường dài trên con đường hiện đại hóa, hội nhập với thơ canhân loại Nhưng thơ đang ngày càng ít người đọc hơn Điều đó trước hết do thờithế: sự bành trướng của công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn khiếnvăn hóa đọc bị thu hẹp, văn xuôi trở thành loại hình nghệ thuật chủ đạo trong đờisống văn học… Song có lẽ nguyên nhân quan trọng lại là ở chỗ: trong khi thơ bùng
nổ về số lượng thì lại sút giảm về chất lượng, trong khi đó ở lĩnh vực nghệ thuật, sựthịnh/ suy của mỗi một thời đại văn chương lại luôn luôn phụ thuộc vào chất lượng
Trang 26Để giải được bài toán này, không ai khác, nhà thơ chính là người đóng vai trò quantrọng nhất./.
(1) Cái nhìn “giải thiêng” là dấu hiệu quan trọng thể hiện tính dân chủ trong đời sống tinh thần Không còn
có những giá trị quyền uy mang tính toàn trị mà thay vào đó là suy ngẫm về trạng thái nhân thế từ cái nhìn đậm chất nhân văn Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản rằng “giải thiêng” đồng nghĩa với việc đạp đổ những thần tượng, những giá trị truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức dân tộc mà phải hiểu nó như là nỗ lực xác lập những hệ tiêu chí mới để tất cả “những gì thuộc về con người không xa lạ đối với tôi” (Marx).
(2) Vấn đề này chúng tôi đã có lần đề cập đến trong bài viết Sự vận động của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX nhìn từ phương diện giọng điệu văn chương, trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
-(3) Loại ngôn ngữ thân thể này thể hiện rõ nhất trong sáng tác của nhiều nhà thơ trẻ, những người có tinh thần nổi loạn và ám ảnh bởi nghệ thuật hậu hiện đại
Xu hướng nhìn nhận lại một số hiện tượng văn chương thời kỳ đầu Đổi mới
1.1 Thế kỷ XX đã khép lại Việc nhận diện, và cùng với điều đó là việc thẩm địnhlại các giá trị văn chương thế kỷ vừa qua là nhu cầu nhận thức nội tại, mang ý nghĩakhoa học và thực tiễn rõ rệt Đối với văn chương, văn học và cả đối với việc dạyvăn ở các cấp học
Giữa dòng chảy liên tục, sôi động của một thế kỷ văn chương, giai đoạn 1975 –
2000 giữ một vị trí nổi bật.Văn chương dân tộc chuyển mình rõ rệt theo xu hướnghiện đại, nhanh chóng hòa nhập với văn chương khu vực và nhân loại Công cuộcĐổi mới chính là trung tâm của đời sống xã hội, và nói riêng là của đời sống vănchương Nó vừa là căn nguyên vừa là diện mạo, vừa là động lực vừa là khởi phát,làm nên linh hồn của cả giai đoạn văn chương nóng hổi tính hiện đại này
Nhiều nhà nghiên cứu thường lấy năm 1986 – năm tổ chức Đại hội Toàn quốcĐảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ VI, làm điểm mốc của Thời kỳ Đổi mới Thật ra,trong văn chương, dấu hiệu của cuộc cách tân được khởi lộ trước đó khá lâu, trong
cả sáng tác và lý luận, phê bình Có thể xem các truyện ngắn của Nguyễn MinhChâu và một số tiểu luận của Hoàng Ngọc Hiến xuất hiện vào những năm cuối củathập niên 70 và đầu thập niên 80 là những minh chứng tiêu biểu
Trang 271.2 Bản thân khái niệm đổi mới đã hàm nghĩa khác biệt – khác biệt với cái cũ kỹ,lỗi thời trước đó Bởi vậy, đổi mới bao giờ cũng đi cùng với sự vượt thóat khỏi giớihạn của cái cũ, từ tinh thần đến ngoại hiện Muốn thế, không thể không nhận ra cái
cũ ấy ra sao ? ở đâu? Rồi thái độ cần có trước cái cũ nên thế nào? Tất phải diễn ra
sự đụng độ giữa những quan niệm bị chi phối bởi những cách nhìn khác nhau, kể cảđối nghịch nhau Chưa khi nào cái thật và cái giả, cái tiến bộ và cái lạc hậu lại vađập mạnh như khi đó Không phải ở đâu mọi cái thật và cái tiến bộ cũng đều tỏ rõ
ưu thắng, nhưng khi đó, hầu như chúng luôn giữ ưu thế Và, thật dễ hiểu khi mà cáigiả, cái lạc hậu thường quanh co, đưa đẩy, lẩn tránh
Xuất hiện khá sớm trong đời sống văn chương và văn học là xu thế nhìn nhận lạigiá trị một số tác giả, tác phẩm, trào lưu được xem là có vấn đề trước đó Công việcthuộc về những nghệ sỹ, những nhà văn học can trường, giàu tâm huyết và nhạybén Việc trả lại vị trí xứng đáng cho văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng là một ví dụđiển hình Ngay từ năm 1970, trong cuốn hồi ký văn chương Bước đường viết văncủa tôi, nhà văn Nguyên Hồng đã kể lại thái độ cảm tình đặc biệt của tài nănh vănchương họ Vũ đối với cách mạng và văn học cách mạng như thế nào Nhà vănNguyễn Công Hoan trong tập sách Đời viết văn của tôi, năm 1971, đã nhận thấy sựđối xử bất công đối với Vũ Trọng Phụng Nhà văn phản bác bằng một nhân xétthẳng thắn của người trong cuộc: “Ngày Vũ Trọng Phụng còn sống, tôi chưa nghenói anh làm mật thám bao giờ” (tr.392) Sau đó ít năm, Chế Lan Viên trong Lời giớithiệu tuyển tập Bài thơ Thôn Vĩ cũng đã qua những gì các nhà văn trọng sự thậtkhác xác nhận để góp phần biện minh cho phẩm cách trong sạch và ngay thẳng củanhà văn truân chuyên họ Vũ: “May mà Lưu Trọng Lư, Đồ Phồn đã từng sống cáinăm đó, tháng đó, với Vũ, chứng minh rằng Vũ rất trong sạch , rất nghèo, không đệ
tứ, cũng chả phòng nhì, nhiều lúc chỉ mong một bữa ăn ngon không có” (tr.9) Phíasau ngôn từ là lòng cảm thông cho những số phận long đong của những tài năngkhông may mắn
1.3 Việc nhìn nhận lại văn chương quá khứ thấm nhuần tinh thần trọng sự thật củaĐại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam Vào thời ấy, công lý được đề cao hơn, côngbằng được quan tâm nhiều hơn, và công tâm luôn được đặt ra và luôn được thửthách Muốn thế, ngoài lương tri, còn đòi hỏi lòng can đảm - can đảm nói thẳngnhững điều mình tin, và can đảm đấu tranh cho sự thật và lẽ phải cần bảo vệ Chẳngphải ngẫu nhiên mà nhiều hội thảo, hội nghị văn học mở ra ở khắp trong Nam ngòaiBắc, trên mặt báo cũng như ngoài đời sống Xem ra, người trong và ngoài giới đềuquan tâm, đặc biệt là đều muốn tỏ bày chủ kiến và thái độ
Luồng gió phản tư từ đời sống văn chương trong Cộng đồng các nước xã hộichủ nghĩa, đặc biệt là từ Liên Xô thổi tới, làm bùng lên không khí dân chủ cởi mởtrong nước Người ta nói nhiều tới số phận trầm luân của một số nhà văn nhưBungacôv, Platônôv… Nhất là di sản của Paxtêcnắc Trong tính lãng mạn bột phátbuổi đầu, nhiều người thậm chí đồng nhất việc đề cao những hiện tượng trên với xuhướng đổi mới Nếu không thế, lập tức bị họ xem là xa lạ, lạc lõng Họ đồng thời
Trang 28trông chờ những giá trị quá khứ từng bị xuyên tạc hoặc che khuất bởi một nguyên
do nào đó sẽ phát lộ giữa quê nhà Cứ như một phép màu kỳ diệu!
Thật ra, xu hướng nhìn lại trước hết bắt nguồn từ chính nhu cầu phát triểnvăn chương đương đại của dân tộc Ở đây, cần nhấn mạnh tới ý thức tự phản tỉnhcủa một số nghệ sỹ Có trường hợp khá dứt khoát quyết liệt, tựa như một cuộc tính
sổ song phẳng Đó là trạng huống của một số nhà văn, nhà thơ thành danh một thời.Chẳng mấy ai quên lời tuyên bố không hề úp mở của Nguyễn Khải – tác giả Tầmnhìn xa nổi tiếng, tại Bàn tròn Báo Văn nghệ ngày 28/01/1988: “Cả một mảng viết
về nông nghiệp của tôi bị bỏ đi” Được lưu truyền rộng rãi không kém còn phải kểtới bài Trừ đi rút ra từ di cảo của Chế Lan Viên “Tôi viết bằng xương thôi, không
có thịt của mình” là ý tưởng chính của cả bài thơ Phải thừa nhận là trong cuộc tựthanh toán, quyết đọan tuyệt với những cái dở, cái lệch một thời ở mình, không phảikhông nhận ra nỗi day dứt, xót xa Quý là ở thái độ, tuy cái nhìn đây đó không khỏicực đoan Cũng có thể hiểu được Người nghệ sỹ với trái tim thành thật, đôi khi quá
đa cảm đã phần nào tạo nên sự cảm thông trong lòng người khác
2.1 Để đánh giá lại một số hiện tượng văn chương trong những giai đoạn trước,nhiều cuộc hội nghị, hội thảo văn học được tổ chức, thu hút hàng trăm nhà văn, nhàkhoa học, nhà quản lý văn nghệ Tiêu biểu như cuộc Hội thảo về Vũ Trọng Phụngdiễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm/1987, cuộc Hội thảo vềvăn chươngTự lực văn đoàn tổ chức ngày 27 tháng 5 năm 1987 tại Hà Nội… Trongkhông khí đó, nhiều chuyên luận, chuyên đề, chuyên san đã xuất hiện, có thể kể tớiThơ mới, những bước thăng trầm (1988) của Lê Đình Kỵ, Tự lực văn đoàn – conngười và văn chương (1990) của Phan Cự Đệ Nổi bật là tập Nhìn nhận lại một sốhiện tượng văn học, chuyên san của Báo Người giáo viên Nhân dân, ra tháng 7 năm1989
Nhiều hiện tượng văn chương bị coi là có nghi án được bước đầu giải tỏa.Giai đọan văn chương, có 1930 – 1945; trào lưu văn chương, có Thơ mới và Tự lựcvăn đoàn; phương pháp sáng tác, có chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; tác giả,
có Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thạch Lam, HồDzếnh… Nhiều nhất là các tác phẩm Thời trước 1945 có: Lửa thiêng, Số đỏ, Vangbóng một thời…; thời Kháng chiến chống thực dân Pháp có: Tây tiến, Bên kia sôngĐuống, Màu tím hoa sim…; giai đọan sau hòa bình có: Vào đời, Đống rác cũ,Mười năm …
Sắc thái, mức độ nhìn nhận, đánh giá có phần khác nhau Nhiều trường hợpxem xét lại, cũng nhiều trường hợp soi tỏ thêm Có hiện tượng, ý kiến đánh giátương đối thống nhất, như văn nghiệp của Thạch Lam hay Vang bong một thời…Nhưng, thường là những nhận định ngược chiều so với các đánh giá trước đây
2.2 Nhìn đại thể, những ý kiến trao đổi, tranh luận có chừng mực, nói mặt này màkhông quên mặt khác Chẳng hạn , nhà văn Tô Hoài xác định: “Không nên trướcnặng về chê và bây giờ lại quá khen” Ông nhắn nhủ người cũng là để thêm một lần
Trang 29nhắc nhở mình Ý hướng đãi cát tìm vàng gần như được nhiều người tham gia thảoluận tuân thủ Phương pháp lịch sử - cụ thể cũng được không ít người có ý thứcquán triệt Câu nói chí lý của Lênin lại được nhắc lại : Người ta đánh giá công laonhững nhân vật lịch sử không phải căn cứ vào cái gì mà họ chưa làm được so vớiyêu cầu của thời đại, mà phải căn cứ vào cái mà họ đã làm được so với các bậc tiềnbối của họ.
Một số nhà văn, nhà thơ có xu hướng gắn sự nhìn nhận lại với những hồi ứcthường ấm áp, đẹp đẽ về đối tượng thảo luận Đó cũng là cách bộc lộ quan niệm củangười nghệ sỹ Nó có sức thuyết phục riêng, đôi khi không phải phải là nhỏ Chẳnghạn, nhà văn Nguyễn Văn Bổng kể về kỷ niệm một thời với sách báo của Tự lựcvăn đoàn: “Họ đã cho chúng tôi thấy văn chương là việc đúng đắn, sang trọng, gợicho nhiều người ước muốn lấy nó làm lý tưởng cho đời mình”
2.3 Trong nhiều vấn đề cần xem xét lại, nổi lên là những vấn đề thuộc nội dung,đặc biệt là nội dung tư tưởng Viết về bài thơ Tây tiến của Quang Dũng, Trần LêVăn lưu ý: “Đã có lúc có người cho rằng bài “Tây tiến” không có tác dụng tích cực
vì nó buồn, nó nói đậm đến cái gian khổ, cái tổn thất Nó làm nhụt nhuệ khí” CuốnVào đời của Hà Minh Tuân cũng vậy Nguyễn Văn Lưu nhắc nhở: “Chẳng thế màngày ấy có nhà phê bình văn học lớn tiếng phê phán “Vào đời” đã chống lại chuyênchính vô sản” Nhiều ý kiến không chỉ phân tích mà còn gắng lý giải những quanniệm bất cập, bất công với quá khứ Không ít lời giải thích có tầm bao quát khárộng, như nhận định của Nguyễn Khắc Xương về Vấn đề Tản Đà dưới ánh sang tưduy mới Ông viết: “Vấn đề trung tâm của hiện tượng Tản Đà là vị trí Tản Đà trongmột thời kỳ lịch sử đầy biến động, chứa chất nhiều mâu thuẫn, thời kỳ “ trở dạ” có ýnghĩa quyết định đối với văn hóa dân tộc” Nhiều ý kiến gợi mở những định hướngnghiên cứu theo yêu cầu hiện đại và khoa học đích thực, như câu trích dẫn lời XuânDiệu trong bài Tự lực văn đoàn của nhà nghiên cứu Trương Chính: “Trong nền vănhọc của các dân tộc, nằm chung trong lịch sử văn hóa nhân loại – khi “cái tôi” bắtđầu tự ý thức là có mình thì, khái niệm có phần cũng tương tự như khi một em thiếuniên , đồng thời với sự dậy thì, thời trong tâm tình em ấy từ trạng thái hồn nhiên vôtâm, chuyển sang tự giác, tự ý thức, tự biết là mình…”
2.4 Một vài tác giả, tác phẩm liên quan tới Nhân văn Giai phẩm xảy ra vào nhữngnăm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước thực tế có được chiêu tuyết Đáng nói lànhìn chung cả vụ việc đều hầu như còn bị xem là một vùng đất cấm, người thì lờ đi,người thì né tránh Cách nào cũng rất chủ động Có lẽ mọi người đều xem đây làvấn đề chính trị hơn là vấn đề văn chương, lại là vấn đề chính trị đặc biệt nhạycảm Có thể thấy rõ điều này qua ý kiến của Chế Lan Viên trên Tuổi trẻ Chủ nhật,
ra ngày 24 / 5 / 1987 Một bạn đọc hỏi nhà thơ: “Chắc chắn Bác là người đã đượctận mắt chứng kiến số phận của những người cùng thời với Bác ở trong nhómNhân văn Giai phẩm Vậy theo Bác … nên chăng chúng ta cần có cách định côngluận tội đối với họ công bằng hơn, trung thực hơn, nhân đạo hơn giống như trườnghợp Hàn Mặc Tử?” Nhà thơ Chế Lan Viên khéo léo trả lời: “Về vấn đề Nhân văn,hồi ấy nhiều anh em đã có ý định xin Đảng cho mình làm một tờ báo để đánh Nhân
Trang 30văn sắp ra Anh Xuân Diệu thì là kiện tướng có bài liên tục đánh Nhân văn Thế là
rõ Về số phận anh em Nhân văn thì … năm 73, đồng chí Lê Đức Thọ đã thay mặt
Bộ Chính trị gặp anh em xóa cái án ấy… Thế nhưng thành kiến với anh em còn rấtnặng” Thái độ như thế là rõ Nhưng phải nói cũng khá đắn đo, thận trọng Chế lanViên còn thế, nói gì tới người khác
3 Có thể rút ra hai nhận xét cơ bản sau:
- Cảm thụ, thẩm định văn chương không khi nào là công việc dễ dàng, đơn giản Cónhiều nguyên do khách quan, chủ quan khác nhau chi phối Nhiều vấn đề vănchương phức tạp, lại diễn ra trong những thời điểm phức tạp, vì vậy, không thể cótiếng nói kết luận cuối cùng Có điều, những giá trị văn chương đích thực là bất tử.Một lúc nào đó giá trị của chúng có thể bị che lấp, nhưng trước sau gì cũng sẽ tỏasáng trong lòng bạn đọc ở những thế hệ sau
- Chẳng ai muốn lầm lạc trong xét đoán văn chương Những người có trọng tráchđối với văn chương dân tộc lại càng cố tránh Song nhầm lẫn đều rất có thể xảy ra.Những bài học rút ra từ việc giải tỏa những nghi án văn chương, rộng ra là từ việcnhìn nhận mọi giá trị văn chương vào Thời kỳ Đổi mới trong thế kỷ XX là hữu ích,nhưng chỉ thật sự hữu ích đối với những ai thành tâm, thiện chí, lại không rời xaphương châm của người xưa: Học nhi bất tư tắc võng Có vậy, chúng ta mới mongkhông đi lại vết xe đổ của những người đi trước
Nguyễn Khải và nỗi hào hứng viết để chinh phục bạn đọc
Về già Nguyễn Khải có gầy đi đôi chút chứ trong trí nhớ của tôi những năm chiếntranh, đó là một người vóc vạc cao lớn, chuyên cưỡi chiếc xe đạp Diamant loạivành 680 mà chỉ những ai trên thước bảy mới chuộng Cách ăn mặc của ông khôngthể nói là sang trọng, chắc chắn đấy không phải là một người ưa làm đỏm, nhưngngay trong bộ quân phục thời chiến giản dị ông vẫn biết gợi cho người chung quanhcảm tưởng rằng mình là một người đàng hoàng không làm cái gì lúi xùi qua quýt
Có lần, đi họp ở bên Tiệp (nay thường hay gọi là nước Séc), Nguyễn Khải trở về kểvới tôi là không may phải chuyến đi đúng mùa lạnh, bao nhiêu tiền sinh hoạt phíđược nhận dồn cả vào chiếc áo khoác loại hàng cao cấp bên nước bạn cũng loại thậtgiàu mới dám mua Tôi không thích bọn Tây nó nhìn mình xo rụi trong chiếc áo véttài chính cà khổ, nên mặc dù thừa biết rằng về Hà Nội chả có dịp nào để xỏ tay nữacũng cứ phải sắm bằng được, Nguyễn Khải giải thích thêm như vậy
Cái sự thích rành mạch rõ ràng và nếu như đàng hoàng được thì càng tốt nói trênkhông chỉ là phong cách ăn mặc mà cũng là phong cách sống, phong cách viết củaNguyễn Khải nữa Ở đây tôi xin phép không nói kỹ về thứ văn ông vẫn viết, mà chỉmuốn lưu ý một điều: nếu như ai đó mạnh ở những ý tưởng thấp thoáng run rẩy thì
ở Nguyễn Khải các ý tưởng chỉ được phép xuất hiện trên mặt giấy khi nó đã thậtchín và không để cho bạn đọc hiểu sai được cái ngụ ý mà tác giả gửi gắm Cho đếnchữ viết của ông cũng rõ ràng và dù hơi thô nhưng lại có nét đẹp riêng ngay trongcái vẻ thô đó
Trang 31Hồi ấy trong cơ quan tôi có hoạ sĩ T không được may mắn lắm về đường tình ái,nói nôm na là tán cô nào cũng hỏng, cuối cùng nhiều phen tình yêu nơi anh trởthành tình yêu một phía nghĩa là chỉ anh tự hiểu với anh, ngoài ra anh có kể cho aithì bạn bè biết thôi, chứ không sao gây được bất kỳ chút xúc động nào nơi đốitượng Biết thóp được sự tình đó, Nguyễn Khải thú lắm, thường hình dung ra nhữngmàn kịch:
“A, bây giờ ngồi một mình chắc là cu cậu đang nói to lên rằng nàng ơi, kẻ hèn mọnnày sẵn sàng làm tôi mọi cho nàng, sẵn sàng quỳ dưới chân nàng!”
“Thôi chết hôm nay trông ngao ngán lắm, chắc là không gặp được quay trở về tứctối, thề rằng từ nay không bao giờ thèm gặp gỡ người đẹp nữa”
“Khốn nạn, cả khi yêu cũng như khi căm giận, nó có hay biết gì đâu mà chỉ mìnhbiết với mình, hài hước là ở chỗ đó!”
Khi diễn lại tấn kịch này, không phải Nguyễn Khải có bụng ghét bỏ gì hoạ sĩ T.Chẳng qua ông muốn qua đây rút ra một bài học nghề nghiệp: với người viết văn,cái đáng sợ nhất là nghèo ý tưởng; nhưng có một điều cũng dơ dáng không kém làanh không truyền đạt được ý tưởng của mình tới người đọc, mà nguyên nhân là vìanh suy nghĩ không kỹ, không hoàn toàn hiểu rõ ý mình hoặc đôi khi chỉ đơn giản
vì anh tự ti nhát sợ Lúc ấy thật ta có khác chi anh chàng vô duyên nọ!
Trong cái việc một nhà văn xuất hiện trước các bạn đồng nghiệp, đối với NguyễnKhải, sự đàng hoàng càng được xem trọng
Cũng như một số bạn bè khác khi còn trong độ tuổi gọi là nhà văn trẻ, tôi khôngtránh khỏi cái thói xấu thường tình là đi họp chỉ ngồi góc vắng, có ai hỏi gì thì línha lí nhí nói chẳng thành lời, đến lúc ra ngoài lại tiếc rẻ Một vài lần Nguyễn Khảicũng tham gia điều khiển những cuộc họp ấy, thế là trở về, gặp ông trong cơ quan,tôi được nghe ông mát mẻ:
- Gớm trông các ông các bà điệu bộ mà sốt cả ruột Hồi bằng tuổi các ông các bàbây giờ ấy à, đi họp là tôi ngồi ngay hàng đầu, có ý kiến gì thì nói chẻ hoe ra hết.Nếu như được dự một buổi họp quan trọng mà thấy cần phát biểu là tôi còn viết ranữa cho nó được mạch lạc Tôn trọng mọi người bằng cách đào sâu suy nghĩ vấn đềđịnh nói chứ không phải lối rụt rè khiêm tốn hão mà các ông vẫn quen bộc lộ
Sự đàng hoàng rành mạch còn liên quan đến cả sự tồn tại của Nguyễn Khải tronglòng đồng nghiệp
Trên cái sân rộng trước nhà hoặc trong những căn phòng sàn gỗ bóng loáng củangôi nhà 4 Lý Nam Đế, những năm chiến tranh anh em ở tạp chí Văn nghệ Quânđội thường có lối quây quần tán phét, tạm gọi là “giao ban” Đời sống văn chươngnhiều điều đã bộc lộ hết cả trên mặt báo nhưng lại có những điều mà mọi người chỉ
có thể nói miệng với nhau Anh này vừa đi thực tế về, anh kia có ông hàng xóm vừa
ở chiến trường ra họp, kể tình hình trong ấy ra sao - có muôn vàn câu chuyện màchúng tôi cần nói cho nhau nghe, bởi đối với những người viết văn, mỗi lần nói coinhư một lần được nháp thử những ý nghĩ của mình, nữa đây lại được nói trước một
cử toạ chọn lọc như anh em đồng nghiệp, mỗi buổi gặp gỡ quả là cả một sân khấu
Trang 32để người năy có dịp thi thố tăi nghệ, người kia tha hồ quan sât Sau một buổi tròchuyện, nói như bđy giờ lă đầy ắp thông tin, vă được lăn ra mă cười, một anh năo
đó hình như lă Nguyễn Minh Chđu đê nói đùa:
- Ngăy năo cũng gặp nhau mă vẫn cứ mí nhau như thường!
Trong những buổi trò chuyện đầy hăo hứng vă mỗi người có dịp thể hiện một tínhcâch ấy, thú thực từ sự tò mò của một dđn ngoại đạo mới nhập nghề, có một người
mă tôi hằng mong mỏi được nghe, người đó lă Nguyễn Khải Đến với đâm đông,Nguyễn Khải như câ gặp nước Hăng loạt tăi năng của ông lúc năy có dịp bộc lộ:khả năng đânh hơi nghe ngóng nắm bắt được câi gọi lă tinh thần chung của cả đâm;tăi hoă nhập với mọi người, nói to lín hộ mọi người câi điều họ mới chỉ cảm thấy
mă chưa kịp nói thănh lời; khả năng mang lại ý nghĩa cho những chuyện tưởng nhưkhông đđu văo đđu vă ngược lại lăm cho những điều cao xa trở nín dễ hiểu
Có thể bảo những cuộc túm tụm chuyện trò năy với Nguyễn Khải chính lă một thứcảnh diễn, ở dó ông luôn luôn biết tìm cho mình những vai diễn thích hợp
Đại khâi lă một kịch bản như sau:
Đầu tiín ông chỉ nhũn nhặn đóng vai một người nghe chuyện thông minh, đoân biếtđược ý đồ của người khâc vă thỉnh thoảng thím văo một văi lời bình luận giống nhưmột thứ tiếng đế trong chỉo để giúp đương sự thím hăo hứng nói
Nhưng rồi đến một lúc năo đó, ông nhảy văo cuộc thđu tóm cđu chuyện, giải thíchmọi sự theo câch nhìn riíng
Vă rồi chung quanh chợt nhận ra rằng người đang trò chuyện với mình hình như cómột chút ma mị đủ sức lôi mọi người đi theo
Chẳng những lă diễn viín chính mă ông còn đảm nhận luôn vai đạo diễn nữa
Nhiều nhă nghiín cứu từng gặp nhau ở nhận xĩt: Nguyễn Khải lă loại nhă văn măqua câc trang viết, yếu tố chủ quan bộc lộ hết sức mạnh mẽ; trong câc vai truyện mẵng dựng nín người ta thấy ông hiện ra quâ rõ Ông lấn ât nhđn vật vă hồn nhiíndùng họ lăm câi loa của mình
Thănh thử để hình dung ra con người Nguyễn Khải trong những cuộc trò chuyện,người ta có thể dựa ngay văo những đoạn văn nằm rải râc trong những tâc phẩmkhâc nhau mă ông đê viết
Về tăi ăn nói: “Hễ anh ta xuất hiện ở chỗ năo lă chỗ đó nhộn nhịp hẳn lín vì nhữngcđu đùa hết sức thông minh vă tăi kể chuyện quyến rũ khó ai sânh kịp” -nhđn vậtHoỉ trong Hêy đi xa hơn nữa
Về sự đa dạng của giọng điệu vă ngôn từ : “Trong ban quản trị chỉ có Tuy Kiền lăbiết câch nói chuyện với dđn thợ lăm nghề tự do Ông ta vừa có vẻ chđn thật lại vừathớ lợ tí chút, hết sức tin cẩn rộng rêi nhưng vẫn chặt chẽ đòi hỏi; ngay những cđunói mă Tuy Kiền dùng với họ cũng rất đặc sắc: có cả sự lễ phĩp lẫn câi lõi đời, ngọtngăo lẫn sừng sỏ, bóng gió xa xôi lẫn trắng trợn, thô kệch Đủ vẻ!” - nhđn vật TuyKiền trong Tầm nhìn xa
Trang 33Về cái giọng riêng nó là dấu hiệu thấy rõ nhất của một con người: “Cách ăn nói của
Mơ bao giờ cũng táo tợn thẳng thắn nếu cần phải nói hết lời cũng cứ nói” “Ăn nóirất sỗ rất thô mà nghe được ấy là cái tài riêng, cái duyên lạ của chị từ ngày còn bé” -các nhân vật Mơ trong Chủ tịch huyện, và Hoàng trong Gặp gỡ cuối năm
Có một kỷ nịêm nhỏ trong mối giao thiệp của tôi với Nguyễn Khải có liên quan đếnham muốn được trình bày được thuyết phục của nhà văn này Sau nhiều phen tròchuyện thân mật, cũng có lúc chúng tôi cãi nhau Mà khi đã cãi nhau thì ai chảmuốn được! Nguyễn Khải trị tôi thẳng cánh bằng cách nói tuột vào mặt:
- Mày thì chỉ được cái ngồi đây nghe tao nói rồi hóng hớt chứ biết gì
Tôi phải tìm cách tự vệ:
- Anh đừng lên mặt ban ơn cho tôi như vậy Nếu nói với tôi anh không thấy thú vịhơn nói với người khác và nói chung là hoàn toàn vô lợi lộc, thì một người ích kỷnhư anh sẽ không bao giờ chịu nói
(Ở chỗ này tôi nhớ tới lời tự thú của nhân vật Nam trong Hãy đi xa hơn nữa: “Thỉnhthoảng vớ được một người chịu nghe mình thực sự thì tôi có thể nói suốt đêmđược”)
Khái quát lên một chút, có thể bảo con người trong Nguyễn Khải là con người nóinăng và đây là nhân tố làm nên tính chất hiện đại của họ
Thậm chí có lúc cái sự nói ít hay nói nhiều của nhân vật cũng là một dấu hiệuchứng tỏ thời thế thay đổi: “Xưa kia bố nói rất ít, mỗi chúng ta đều nói rất ít Bâygiờ tất cả mọi người đều nói quá nhiều Con sợ phải giáp mặt mọi người, những mặtngười dễ sợ những câu nói dễ sợ” (lời nhân vật Phượng trong vở kịch Cách mạng).Trong đời sống văn chương hàng ngày, số người biết uốn ba tấc lưỡi nói như rồngleo số đó không phải là ít Nói và viết là hai phương diện khác nhau của cùng mộtquá trình: quá trình con người lên tiếng trước đời sống, và bằng cách đó mỗi người
Có điều nếu tìm vào cái hích ban đầu, cái phía nặng đồng cân hơn giữa hai yếu tốchủ quan và khách quan thì phải công nhận ở phần đông nhà văn, nhu cầu tự biểuhiện là nhân tố chủ yếu Viết để tự lý giải cho mình những thắc mắc, tự giải thoátkhỏi những dằn vặt Từ mình rồi mới đi đến với người
Trong khi đó, với Nguyễn Khải mọi chuyện có khác một chút: Thế hệ các ông lớnlên trong hoàn cảnh cả xã hội cuốn vào một cuộc rung chuyển lớn lao mà chỉ có thểtóm tắt bằng hai chữ Cách mạng Dù quan trọng đến đâu thì những số phận cá nhâncũng không có quyền được xem như vấn đề hàng đầu của đời sống Thay vào đó,
Trang 34cái đích của mọi sự suy nghĩ là sự vận động của cả xã hội, là cách tác động để đẩytới sự vận động đó Con người mà xã hội cần nhất lúc này là những con người cólòng tin mạnh mẽ:
“Với anh mọi sự ở đời chả có gì là bí mật khó hiểu, nếu dược phân tích một cáchkhoa học thì có thể thay đổi được cả thế giới”
Và biết cách lên tiếng trước mọi người, biết quyến rũ và thuyết phục rồi lôi cuốn họcùng hành động - ít ra thì cũng được như một nhân vật của Đường trong mây:
“Mọi ý kiến của anh đều rõ ràng và sáng sủa và dứt khoát Ngay những cách nóibông lơn của Suý cũng hết sức ý nhị và thông minh; sự cáu giận của anh vừa độlượng vừa đúng lúc, cả cái ương bướng của anh để bảo vệ một ý kiến nào đó cũng
dễ được mọi người đồng tình một cách vui vẻ”
Khi những nhân vật cán bộ này cầm lấy bút sáng tác thì mọi chuyện sớm được địnhhướng một cách rõ ràng: viết văn là một cách chinh phục mọi người, buộc họ phảithấy mình đúng, thấy mình có lý và tin theo những điều mình muốn họ cũng tin nhưmình
Những quan niệm nói trên cố nhiên không phải chỉ riêng thấy ở Nguyễn Khải Doyêu cầu của hoàn cảnh, nhiều người cầm bút nửa cuối thế kỷ XX này cũng đã tậpsống như vậy và trước lạ sau quen, dần dần cũng biến những ý tưởng ấy thànhnhững tín điều tự nguyện Có điều chỉ với Nguyễn Khải nó mới trở nên mềm mạiuyển chuyển, bởi nó như được rút ra từ chính cuộc sống của ông, nó là cái bản tính
tự nhiên mà ông vốn có
Vào những năm còn trẻ ông không thích ai gọi mình là nhà văn, chẳng những thếcòn muốn như là lẫn đi giữa mọi người, và khiến cho chung quanh có cảm tưởngrằng “họ có thể sống chung với tôi hàng năm mà không tìm thấy một cái gì quákhác biệt giữa tôi với họ” (Con đường dẫn tôi tới nghề văn)
Có một loại nghệ sĩ mà ông rất ghét ấy là những kẻ bản năng, tự phát, luôn luônkhoe rằng mình ngu ngơ ngây dại chẳng qua ngứa cổ hát chơi Với ông, trong điềukiện của xã hội hiện đại, khi mà những cuộc đấu tranh tư tưởng trở nên căng thẳnghơn bao giờ hết, thì loại nghệ sĩ như vậy không có chỗ đứng
Ngay cả khi cái phần gọi là riêng tư lặt vặt ấy được một nhà văn như Nam Cao viết
ra hồi trước Cách mạng và được nhiều người coi là cả một phát hiện nghệ thuật thìđối với Nguyễn Khải nó cũng không vì thế mà được ông quan tâm Một mặt rấtkính trọng cái sự hết lòng vì nghề nghiệp trong Nam Cao, mặt khác, trong một ít lầnnói chuyện riêng với tôi, Nguyễn Khải vẫn tỏ ý không thích Sống mòn, và cáctruyện có cùng một giọng điệu, bởi theo ông, các tác phẩm ấy đi vào những mặt quátủn mủn trong con người (!)
Lao động viết văn ở Nguyễn Khải như vậy là một chuỗi công việc cực nhọc Cómột câu nói trong Kinh Thánh ông thường thích nhắc lại đại ý nói mi là muối mà mikhông mặn thì làm sao muối được những thứ khác: đối với ông đã bắt tay cầm bút
mà viết không hay thì còn ra cái thể thống gì nữa? Đọc những tác phẩm có tư tưởng
Trang 35khác mình ông chỉ đau đớn vì chưa biết làm sao để viết hay như họ Một điều aoước thường trực trong lòng ông: Làm sao để trở nên một ngòi bút lợi hại?
Đọc sách để mở rộng thêm hiểu biết về nghề, đó là công việc ông ít khi nói to lênnhưng lại âm thầm theo đuổi
Trước khi bắt tay viết, đúng hơn đồng thời với việc viết, ông để khá nhiều tâmhuyết vào những cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp và cả những người bìnhthường Để làm gì? Để hiểu thêm về họ và nhất là có cơ sở để tác động tới họ Điềukiện quan trọng nhất để thành công trong nghề nghiệp là bắt trúng được cái tinhthần của cuộc sống chung quanh Bởi theo ông khi đã nắm được cái tinh thần ấy rồithì dù viết về cái gì, về đề tài nào ông cũng tha hồ lui tới bay lượn, thậm chí nhưông nói, đôi khi cả cái việc giỡn mặt độc giả một chút cũng có cái thú vị kỳ lạ.Hãy tưởng tượng không khí của thành phố Sài Gòn thời gian sau 30-4-1975 Trướckhi bắt tay viết những Gặp gỡ cuối năm,Cách mạng Nguyễn Khải đã sống nhữngngày thật sự náo nức: nào được đối mặt với những người thân trong gia đình, nàođược sống giữa một thực tế vừa xa lạ vừa gần gũi, nào thử đo tính cơ may chốngchọi của những người từ rừng về trước sự cám dỗ của thành phố, nào đưa ra cách lýgiải khác nhau đối với quá khứ và những cuộc tính toán cho tương lai Trong hệthống buôn bán cũ ở Sài Gòn bao giờ các cửa hàng lớn cũng có một người đi lấy giáchợ để điều chỉnh giá cả bán ra hàng ngày cho hợp với mặt bằng chung Nơi người
ta gặp gỡ để biết giá chung đó là chợ Hàm Nghi Và một trong những người bạn lâunăm của Nguyễn Khải, một người hiểu Nguyễn Khải đến tận chân tơ kẽ tóc là XuânSách, đã có lần nói đùa về sự thèm khát muốn nắm bắt cái tinh thần của đời sốngchung quanh thường trực ở Nguyễn Khải:
- Chắc là dân hàng ngày đi lấy giá ở chợ Hàm Nghi cũng chỉ háo hức đến như vậy.Trước đó vào những năm 57-60, mảnh đất Điện Biên mới ra khỏi chiến tranh cònhoang vắng sở dĩ sinh động hẳn lên trong một bức tranh nhiều màu sắc (Mùa lạc),hay vùng Công giáo Nghĩa Hưng Nam Định có thể hiện ra với những cuộc tranhchấp quyết liệt (Xung đột) thì cũng là vì Nguyễn Khải không dừng lại ở cái khungcảnh riêng từng vùng mà biết đặt nó trên một toàn cảnh rộng lớn Sau cái lần ngồi lì
để làm cuốn Chiến sĩ, Nguyễn Khải hé ra với tôi một chút gọi là những đặc điểmriêng trong cách viết mà cũng là quan niệm viết của ông:
- Nói chung trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, cái đáng lo nhất chỉ là xemxem mình có hiểu bạn đọc, cách nghĩ của mình có ăn khớp với cách nghĩ của họhay không Nếu có sự ăn khớp ấy tức ta còn viết được
Ông không biết chứ những lần đi công tác tôi nghe kể thì ít mà nói thì rất nhiều.Làm sao mà mình lại có thể bắt một người chiến sĩ tự trình bày một cách sáng rõnhững ý nghĩ của họ lúc này lúc nọ? Phải lấy mình mà suy ra chứ Nói nhiều là mộtcách để tôi dò xem điều mình nói ra có được mọi người chấp nhận hay không Nếunhư mặc dầu anh mới gặp họ lần đầu mà đã có thể đùa bỡn được, bông phèng đượcnhư thế tức là hai bên có sự thông cảm với nhau rồi Bấy giờ chỉ có việc giở sổ ra
mà ghi chi tiết, cái này thì khó gì, ghi một lúc là xong, và về cứ thế mà viết thôi Lý
do làm cho tôi viết nhanh được cũng là ở đấy
Trang 36Có thể nói vớí Nguyễn Khải cái nhu cầu có được cảm giác chính xác về thực tế làyêu cầu số một của sáng tác, nó làm cho ông có thể tự tin ở ý nghĩa của công việc,
do đó làm cho con người ông trở nên mau mắn sinh động hẳn lên
Sau khi đã có cái hích ban đầu này thì bộ máy sáng tạo ở ông bắt đầu hoạt động vớitốc độ mà nhiều người ở ngoài nhìn thấy chóng mặt:
“Anh khao khát được đương đầu với những bí mật, được tìm tới những khám phá
và khi đã thông thạo rồi lại được đứng trước những bí mật mới Từ bao nhiêuchuyện chiến đấu Cảo được nghe, anh liền nhào nặn lại, tô vẽ lại để có bố cục chặtchẽ hơn, tình huống hiểm nghèo hơn, thắng lợi rực rỡ hơn”
Đoạn văn trên chỉ có liên quan đến một nhân vật phụ trong tiểu thuyết Đường trongmây, nhưng lại có vẻ giống như một đoạn tự mô tả của Nguyễn Khải trong côngviệc Khi biết rằng mình có thể đóng góp, cống hiến, vừa làm tròn nghĩa vụ côngdân vừa có danh hơn người, nổi trội hơn người, được kính trọng hơn người, thìcũng là lúc ông tìm thấy niềm say mê để dồn tụ mọi sức lực cho sự sáng tạo
Thậm chí cả đến những thói quen của Nguyễn Khải cũng được thay đổi, được từ bỏhay được hình thành, cho phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp
Những ai có phen tạm gọi là thân mật với Nguyễn Khải hẳn đều biết một quy tắcứng xử của nhà văn này: bạn bè là để trò chuyện, trao đổi suy nghĩ nhận xét Và nếuđược nói thẳng thắn mà không sợ mang tiếng là thực dụng, thì đấy là chỗ giúp ta cóthêm thông tin để hiểu thêm về cuộc đời, cũng như để khi chưa viết được thì ta đếntán chuyện; với những người lịch lãm những cuộc chuyện trò này không bao giờ vô
bổ hoàn toàn mà trong khi đối thoại, đầu óc ta tự nhiên sắc bén, rất nhiều ý tưởngchợt loé lên một cách ngẫu nhiên, và quay trở về ta chợt thấy mình giàu có hẳn lên.Chứ cái lối tìm ở bạn bè một người đồng cảm, để rồi nếu như trong đời riêng có gìday dứt đau khổ thì an ủi động viên nhau, cái kiểu cư xử đó cũ lắm rồi, thời buổinày còn có mấy ai tự nhận là theo được (!) (Hẳn mọi người đều biết là tôi khôngmang chuyện gia đình tôi ra than thở với các anh, khi có gì đau đớn thì tôi chịu lấymột mình chứ không hề hé răng kêu rên để tìm ở các anh một lời an ủi Vậy thì xincác anh cũng đừng chờ đợi ở tôi những sự cảm thông chia sẻ và nếu như có vì thế
mà mang tiếng là nhẫn tâm ích kỷ thì tôi cũng xin chịu Còn bao nhiêu việc lớn laohơn chờ đợi, tôi tự thấy là tôi không bao giờ xao nhãng, chẳng nhẽ như thế chưa đủhay sao?)
Ngoài sáng tác, có thể nói thẳng rằng ông không muốn chịu trách nhiêm về bất cứvấn đề gì và càng không muốn chịu trách nhiệm về ai cả Tự lượng sức mìnhchăng? Không muốn mất thì giờ vào những công việc mình không thành thạo? Hay
là ích kỷ ngại khó và trong chừng mực nào đó kiêu ngạo đặt mình cao hơn mọingười? Từng ấy động cơ có cả và nó là điều nhiều phen Nguyễn Khải đã công khaithừa nhận Song cũng chớ nên quên rằng trong đời sống hàng ngày, đấy lại là mộtngười có cái vẻ xởi lởi lạ lùng, vui vẻ trò chuyện với bất cứ ai ngẫu nhiên gặp, hậmchí nói như nhà thơ Xuân Quỳnh lúc còn sống, đi với ai cũng như là thân mật từ lâu
và sẵn sàng sẻ cửa sẻ nhà giúp đỡ họ Vậy chẳng phải là mâu thuẫn sao?
Trang 37Thưa không: nói chuyện với ai xong, về nhă lă Nguyễn Khải quín ngay, hoặc như
có nhớ tới những chuyện đó thì ông cũng chỉ coi nó như tăi liệu sâng tâc, thế thôi.Người khâc trông văo khó chịu, ông biết, nhưng tự trong thđm tđm ông thấy thoảimâi vă có vẻ hăi lòng vì đê tìm ra câch sống thích hợp
Câi lối vui đđu chầu đấy, ở bầu thì tròn ở ống thì dăi năy được Nguyễn Khải vậndụng một câch thănh thục trong đời sống hăng ngăy bởi nó liín quan tới một triết lýsống của ông vă cũng lă câi trục tính câch của nhiều nhđn vật mă ông đê bỏ côngmiíu tả: sự thích ứng Thănh thử cũng lă điều dễ hiểu khi nó được mang văo cảtrong sự viết lâch Cùng sống với nhau trong nghề, những người cầm bút có thóiquen lă để ý đến nhau, nghe ngóng bước đi vă câch lăm việc của nhau vă thườngthích thú được nghe người năy đânh giâ về người khâc Với những nhă văn nhă thơnổi tiếng, những đòi hỏi ấy căng gắt gao hơn: người ta muốn anh tham gia suy nghĩ
vă đânh giâ trước mọi tình hình, cùng chịu trâch nhiệm về mọi sự kiện đang diễn rachung quanh vă nếu như anh có được cả câi phẩm chất tiín tri thì lại căng tuyệt vời.Nhưng lăm sao mă buộc Nguyễn Khải cũng giống mọi người cho được? Trungthănh với thói quen vốn có, Nguyễn Khải thường chỉ nói điều gì mă ông đoân lăngười ta chờ đợi ở mình: với một cđy bút đang được dư luận khen ngợi thì ông cũngthím văo văi lời khen, rồi nay mai ông cũng sẵn săng chí nếu biết rằng chungquanh không còn kỳ vọng ở con người mă hôm qua họ phât hiện
Cũng đê lắm phen, Nguyễn Khải lĩnh đủ về sự tùy tiện gặp đđu hay đấy: người tacoi ông tiền hậu bất nhất Nhưng điều đó với ông chả có ý nghĩa gì cả Câi chính lẵng không có bụng định lăm hại ai thế lă được rồi Còn như xong việc lă thôi, chứhơi đđu mă luẩn quẩn mêi với những chuyện lặt vặt hăng ngăy
Nói chung, đn hận xót xa tiếc nuối lă những ý niệm không có ở Nguyễn Khải, ítnhất lă khi ông đang còn trẻ Ngược lại có thể nói ông sống đơn giản nhẹ nhõm.Nếu cần níu một tinh thần chủ yếu có sức âm ảnh với ông, thì đó lă sự sùng bâihiệu quả, bởi có một điều không bao giờ ông nghi ngờ, ấy lă nếu ông viết tốt vớinghĩa cụ thể lă ông được nhiều người đọc, vă một khi đê cầm đến sâch của ôngngười ta không thể dửng dưng, thì bao nhiíu thói xấu hăng ngăy của ông, bao nhiíucâi sự gọi lă ích kỷ vô trâch nhiệm, hoặc chả coi ai ra gì ở ông đều được tha bổng.Ông thường khuyín tôi, không được tham bât mă bỏ cả mđm lă với nghĩa ấy
Ngoăi câi chuyện bản tính không thể thay đổi, có một lý do nữa khiến cho NguyễnKhải - theo sự nhìn nhận của cânh cùng cơ quan như bọn tôi - dâm sống ích kỷ nhưtrín còn lă ở một quan niệm khổ hạnh nó chi phối sinh hoạt hăng ngăy vă cũngđược ông thực thi một câch thuần thục
Như nhiều người đê biết, trong những năm từ 1980 trở về trước, Nguyễn Khải văgia đình chỉ sống trong một căn phòng hẹp tổng cộng 14 mĩt vuông ngoăi bêi Phúc
Xâ Lă người đê có ít lần lui tới nhă ông ngay từ hồi ấy, ở đđy tôi phải nói thím:ngay so với đờì sống của dđn Hă Nội những năm chiến tranh thì căn phòng đó cũngquâ đạm bạc Đồ đạc sơ săi Về ânh sâng mă nói, cả phòng chỉ có một ngọn đỉn 75oât, rồi con câi thì học băi mă ông bố ngồi cạnh đọc sâch chứ không có được nhữngngọn đỉn băn xinh xắn như câc nhă khâc
Trang 38Kể ra cũng có một đôi lần nhà văn liệp thiệp thế nào cũng xong này bị ngôi nhàngoài bãi làm khổ Ấy là những năm nước sông Hồng lên to, bãi Phúc Xá bị ngập.
Cố nhiên loại người chỉ biết có văn chương và chỉ khôn ngoan trong viết lách nhưNguyễn Khải không dám tính chuyện gác tre lên sát mái để cố thủ với nước Có lầnông còn đành bỏ phí cả một chiếc radio sang trọng trong tủ không kịp chạy (hồiđang chiến tranh, radio là một thứ của hiếm ở Hà Nội, còn quý hơn cả TV thời nay).Nhưng qua cơn nước rồi là Nguyễn Khải lại đưa gia đình về bãi sống thoải mái.Trong đời sống hàng ngày, có thể nói đây là một người hay la cà, lúc rỗi sẵn sàngngồi ở một quán nước vỉa hè bắt chuyện với một người qua đường và ngay cả trongnhững ngày viết bận nhất, vẫn dành thì giờ lên phố ghé lại một toà soạn báo nào đótán gẫu mấy câu để lấy không khí Thế nhưng kéo được Nguyễn Khải vào một đámlai rai suốt ngày thì xưa nay chưa ai làm nổi Đi ra với đời là để có lúc trở về vớitrang giấy, và chỉ có viết là công việc duy nhất có ý nghĩa - đấy là điều mà theoông, người viết nào cũng nên tuân thủ Khoảng 1966-1967, thấy Đỗ Chu đang viếtlên tay với tập Phù sa, và đang chuẩn bị viết Ráng đỏ, Nguyễn Khải thường bảo:
“Lúc ngòi bút đang đà thế này, có khi cả chuyện tình yêu cũng nên gạt sang mộtbên mà lo viết cái đã”
Luôn luôn Nguyễn Khải quan niệm mình sinh ra chỉ để viết, toàn bộ cuộc sống phảidồn theo cái định hướng đã chọn
Nghe ra có vẻ lạ tai nhưng quả thật chính vì có một mục đích rõ ràng mà cuộc sốngvới ông trở nên nhẹ nhõm Ông thường đến với mọi người với vẻ thoải mái nhưkhông có chuyện gì phải lo nghĩ hết
“Lúc nào cũng nhăn nhở như con đĩ đánh bồng” - đã có người nửa đùa nửa thật vívon như vậy
- Ô, việc gì mà tôi không vui nào! Tôi thích viết, viết ra có người đọc Lương vớinhuận bút cộng lại cũng đủ sống, sức khoẻ tạm ổn, thế thì còn ước ao gì hơn
Ngừng lại một lúc và hạ giọng xuống một chút, Nguyễn Khải từ tốn bổ sung thêm:
- Đã có mấy người ra nhà tôi ở bãi Phúc Xá, về sau thú thực rằng không ngờ mộtnhà văn lại ngồi viết ở cái căn phòng tồi tàn đến vậy, những nghĩ đã sợ Họ có biếtđâu lắm lúc mình lại linh cảm rằng nếu sống cho sướng hơn sẽ không viết được
- Có thật là ở anh không còn cần gì nữa không?
- Thú thực là cũng còn thèm nhiều thứ chứ Nhưng tính tôi hay sốt ruột, làm việc gìmất nhiều công sức đều thấy ngại Chờ đợi mong mỏi van vỉ, chạy đôn chạy đáo hếtcửa này đến cửa khác, thấy việc mọi người làm đều có lý, nhưng đến lúc chínhmình phải làm thì ngại và đành chuồn ngay đầu nước
Cũng phải nói ngay ở đây rằng sự dễ dàng trong cách sống của Nguyễn Khải khôngphải là sự cẩu thả Trang sách được ông chăm sóc kỹ lưỡng Mà trong gia đình ôngcũng là một người chủ có trách nhiệm Có lần tình cờ được đọc ít bản thảo NguyễnKhải viết những năm 59-60, tôi ngạc nhiên nhận ra ở nhiều mép trang những con sốchỉ nhiệt độ, thì ra lúc ấy, có một đứa con trong nhà bị sốt và ông cứ vừa víết vừanghĩ đến con
Trang 39- Tại sao anh quá tỉ mỉ như vậy?
- Chẳng qua tính tôi vốn nhát, lúc nào cũng ghê sợ có chuyện gì đó phiền phức đangrình rập
Để cho liên tưởng đi xa một chút, có thể mạnh dạn nhận xét rằng cách sống khổhạnh của Nguyễn Khải nói ở đây có nhuốm một chút mầu sắc tôn giáo Cá nhânmỗi chúng ta hôm nay là một cái hố trũng, trăm nghìn ảnh hưởng dồn về nên bảorằng một con người hiện đại như Nguyễn Khải có chất tôn giáo thoạt nghe có vẻ kỳquặc, song sự thực là vậy: Thờ phụng cuộc sống, tuyệt đối hoá cuộc sống đó; xemđây là dịp duy nhất mình được thi thố tài năng nên khổ sở thế nào cũng chịu, vất vảthế nào cũng cam; cho rằng không chỉ cái vui trần thế ăn ngon mặc đẹp là đáng tựhào, mà quan trọng hơn là những niềm vui tinh thần như được lên tiếng trước mọingười, được nói để mọi người lắng nghe Những cách nghĩ đó là gì nếu không phải
là một thoáng tôn giáo nó lẩn quất trong tâm trí Nguyễn Khải và bởi nó giúp ônggiải phóng sức lực và làm cho ông đi thẳng tới cái đích đã vạch, nên ông đã tựnguỵện để nó thấm vào cuộc sống của mình từ lúc nào không biết
Cũng không nên quên rằng Nguyễn Khải là người sớm thâm nhập và viết về nhữngngười công giáo như trong Xung đột, và về sau, ông còn là tác giả của Cha và convà , Thời gian của người, Điều tra về một cái chết
Trong các tác phẩm nói trên, nhân vật của ông dù là làm gì và tin ở tôn giáo nào, thìcũng đều có chỗ giống ông là xem trọng đời sống tinh thần và say mê đắm đuốitheo đuổi cái mục đích mà họ đã tự nguyện gắn bó
Có lẽ không phải là quá suy diễn nếu bảo rằng Nguyễn Khải đã lấy bản thân ra đểviết
Tuy nhiên chỉ trong nửa sau cuộc đời viết văn của nhà văn này thì việc khai thácbản thân mới được làm một cách có ý thức
Có một thực tế là các yếu tố tự truyện không thấy thật rõ trong tác phẩm củaNguyễn Khải từ 1975 về trước Mãi sau khi đất nước thống nhất, ông mới ít nhiều
hé mở cho thấy gia cảnh nhà ông ra sao và nhất từ 1986 mới có những trang truyện
ở đó ông trực tiếp nói về mình hoặc tự nhìn nhận về cái hay cái dở của con ngườimình
Mọi chuyện đã diễn ra như thế nào?
Hồi trẻ ông không viết về bản thân vì cái tinh thần khắc kỷ mà thời đại yêu cầu vàchính ông thích thú
Nhưng hầu như tất cả những người viết văn đều biết rằng không ai thoát được bảnthân và muốn hay không muốn, cái chủ quan của người viết đều tìm cách có mặttrong các trang sách, và một người lịch lãm trong nghề như Nguyễn Khải không thểkhông biết điều đó
Rồi cái nguyên cớ cụ thể đã tới: Khi lựa chọn tài liệu để viết, người nghệ sĩ trongNguyễn Khải những năm sau 1975 thầm mách bảo với ông rằng lúc này không gì
có hiệu quả hơn chính những chuyện trong gia đình ông và họ hàng gần gũi vớiông
Trang 40Thế là để được viết, để mong có dịp tung hoành ngòi bút ở một khu vực mới mẻ, đểgây được những hiệu quả có thể nói là bất ngờ với mọi người, Nguyễn Khải xămxăm băng lối vườn khuya một mình - dám làm cả những việc trước đây ông nghĩrằng mình không bao giờ làm
Nguyễn Khải là cả một mớ mâu thuẫn Là giấu mình đi thật kín và khai thác mìnhđến cùng Là chỉ muốn yên thân và sẵn sàng lao vào những cuộc phiêu lưu hàohứng Là sống chan hoà với mọi người và cực kỳ cô đơn Là mơ tưởng những điềucao xa và cũng tha thiết với những điều trần tục như bất cứ ai Là nhạy cảm và cũng
là lỳ lợm bất chấp dư luận Là ích kỷ và là khổ hạnh Tất cả đều có thể có ởNguyễn Khải miễn là hoàn cảnh đòi hỏi, cụ thể hơn miễn đó là để cần cho sự sángtác, cho cái sự ông được mọi người biết tên biết mặt
Vào khoảng mấy năm 1976-77, có một bộ sách mà anh em viết văn ở tạp chí Vănnghệ quân đội truyền tay nhau đọc: Bộ chưởng Lục mạch thần kiếm của Kim Dung.Trong sách có nhân vật mang tên Mộ Dung Phục Đó là kẻ cả đời theo đuổi đếncùng một mục đích, gần như quên mình vì mục đích và nếu như phải dùng bất cứphương tiện nào đạt đến mục đích đã đặt ra thì cũng sẵn sàng
Không nhớ có phải Nguyễn Khải đã tự nhận hay là có ai đó phát hiện ra, chỉ biếtrằng tự nhiên nhiều người cảm thấy là giữa Nguyễn Khải và Mộ Dung Phục cónhiều phần giống nhau: chỗ nồng nhiệt hơn người của nhà văn này, chỗ làm nên sứcmạnh, sự quyến rũ và cả những bi kịch của ngòi bút ông cũng chính là ở cái ám ảnhmuốn được lên tiếng, khao khát được viết Ở chỗ không ai viết được mình cũng cóthể viết và lại viết hay viết giỏi hơn người - mọi người cầm bút đều có thể có lúcnghĩ vậy, nhưng đến Nguyễn Khải thì phải nói ông đã sống với tư tưởng đó thậtmãnh liệt, nó là lẽ sống của ông, là nỗi đau thiêng liêng và cũng là niềm vui trần thếnơi ông
Cái câu ngày nào ông dùng để phác hoạ bản chất nhân vật Tuy Kiền “Một conngười tuy tinh khôn nhưng cũng rất đỗi thơ ngây, tính toán chi li nhưng trong quan
hệ bạn bè lại hồ hởi rộng rãi và ông ta có thể dám làm tất cả mọi việc miễn sao hoànthành được chức trách của mình” - không gì khác cũng mang tính cách tự thuật.Nhiều lần Nguyễn Khải nói với tôi thoáng qua một chút tự hào:
- Ông xem trước sau tôi vẫn là tôi chẳng có gì thay đổi cả
Nhưng cũng không biết bao lần, nhất là sau khi cho in một cuốn sách mới và đượcnhiều người xôn xao bàn tán, ông nhìn tôi với vẻ ngấm ngầm thách thức:
- Đã thấy chưa, không gì có thể ràng buộc được tôi Cần ngả mặt hàng gì tôi cũnglàm được Cần múa trên một khoảng hẹp bằng độ bàn tay như thế này tôi cũng múađược
Thông thường ở nhiều người ý niệm tự do được hiểu với nghĩa ta muốn làm gì thìlàm Còn Nguyễn Khải, ông cảm thấy rất rõ hoàn cảnh là cụ thể Với ông, tự do baogiờ cũng có giới hạn và tài năng của mỗi ngòi bút là ở chỗ vẫn tìm được đầy đủ hàohứng sống và viết trong những giới hạn được phép Đôi khi có cảm tưởng riêng cáiviệc gây cho mọi người ngạc nhiên, họ tưởng mình là thế này mà mình hoá ra thế