1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tỉnh lại sau cơn say

2 72 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8,92 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ngày xuân, chàng có khuynh hướng nâng ly nhiều hơn ngày thường, và đi bằng… 4 chân là nguy cơ có thể xảy ra. Nên bạn cần note trong sổ ghi chép các bí quyết giải rượu bia, phòng khi chàng của bạn quá chén. Áp dụng những cách sau để khắc phục khi bạn bị say rượu: Đơn giản 1. Nước chanh: Chanh loại không hạt, mọng nước, bổ đôi, pha với nước ấm (lưu ý không cho đường). Có thể thêm vài lát gừng tươi. Nếu có thể, cho chàng nhai sống vài lát chanh tươi thái mỏng. Acid citric trong chanh sẽ làm giảm độ cồn trong máu. 2. Nước ép giàu vitamin C: Nước cam, tắc, bưởi, táo, lê, lựu… Acid trong những loại trái cây này làm loãng độ cồn trong máu. Nếu không trữ sẵn trái cây trong tủ lạnh, bạn có thể dùng viên sủi vitamin C chữa cháy. Tuy nhiên, không được dùng với người có tiền sử bệnh dạ dày hay bệnh thận.   Nam giới dễ say khướt vì quá chén trong những ngày tết (Ảnh minh họa) 3. Trà đậm đặc: Trong trà chứa acid tannic, có khả năng giải trừ độc tố do ngộ độc cồn. Trà còn chứa hàm lượng E. Alkaloid (chủ yếu là caffeine) và tanin, có tác dụng phục hồi hôn mê và ức chế hô hấp. 4. Nước bột sắn dây: 2-3 muỗng cà-phê bột sắn dây pha với 200ml nước lạnh, có thể vắt thêm một lát chanh. Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải cơ, làm ra mồ hôi, giải độc tố cho gan. 5. Nước cơm: Gạn lấy nước cơm khi đang sôi cho người say rượu uống, có thể khắc phục được hiện tượng say. Bởi cồn gặp lượng glucid cao trong nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn ngấm vào máu. 6. Nước ép rau muống: Gĩa nát 500g rau muống, cắt lấy nước cốt, uống nhiều lần sau khi say. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh, có công năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ, khi chất độc xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống. 7. Nước ép cần: Gĩa nát rau cần, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường để uống. Theo Đông y, rau cần có tác dụng thanh nhiệt, giảm áp suất máu. Đặc biệt, rau cần giúp người say không còn bị đau đầu váng vất sau cơn say. Cầu kỳ Có phần cầu kỳ, nhưng ngoài tác dụng giải độc rượu, các phương thuốc dưới đây còn giúp khắc phục tổn thương do bia rượu gây ra và giúp cơ thể hồi sức tốt. Cháo loãng: Rang nắm gạo thơm, nấu với lượng nước nhiều hơn bình thường. Khi gặp glucid trong cháo, lượng cồn của rượu ở dạ dày sẽ ngưng tụ lại, giảm nhanh khả năng hấp thụ cồn của cơ thể, khắc phục cơn say và giúp lại sức ngay. Nước đậu xanh rang: Rang 50g đậu xanh, xay nát, rồi pha với nước sôi. Khi nước trong ly ấm, chuyển sang màu vàng mỡ gà và đậu xanh lặng xuống đáy, gạn lấy nước rồi uống. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố. Thuốc sắc kê cốt thảo: 50g kê cốt thảo, 3 chén nước, sắc còn lại 1 chén. Kê cốt thảo có thành phần háo học chính là saponin, acid hữu cơ, giúp chữa viêm gan, phục hồi tổn thương do rượu bia. Bạn có thể mua nó ở các hiệu thuốc Đông y. 3 cấp độ say rượu - Say rượu nhẹ: Có cảm giác khoái cảm, vui vẻ thái quá, thăng hoa. Tự phụ, khoác lác về bản thân. Tăng tính chấp nhặt, dễ nổi giận hay gây sự kiếm chuyện, làm tăng khả năng xung đột với mọi người xung quanh. Thậm chí có thể có giải tỏa bản năng tình dục bằng những hành vi thô bạo với phụ nữ. - Say rượu trung bình: Suy nghĩ dễ liên tưởng đến những thứ có đặc tính hỗn tạp, khó kìm chế cảm xúc bản thân, cả giận khi ai đó nói đụng chạm đến mình. Trong trạng thái dễ xung đột này, người say rượu thường trở nên thiếu tế nhị, mất sự lịch sự tối thiểu, mất sự tự chủ, đi đứng loạng choạng. - Say rượu nặng: Có biểu hiện nặng, như nôn ói, vã nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, không kiểm soát được việc tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật. Nếu kèm thêm một số triệu chứng như hôn mê, suy hô hấp nặng, mạch nhanh, tụt huyết áp, hạ đường huyết…, chứng tỏ người say rượu đã bị ngộ độc rượu. Cần đưa đi cấp cứu kịp thời, vì có thể tử vong nếu để lâu.

Ngày xuân, chàng có khuynh hướng nâng ly nhiều hơn ngày thường, và đi bằng… 4 chân là nguy cơ có thể xảy ra. Nên bạn cần note trong sổ ghi chép các bí quyết giải rượu bia, phòng khi chàng của bạn quá chén. Áp dụng những cách sau để khắc phục khi bạn bị say rượu: Đơn giản 1. Nước chanh: Chanh loại không hạt, mọng nước, bổ đôi, pha với nước ấm (lưu ý không cho đường). Có thể thêm vài lát gừng tươi. Nếu có thể, cho chàng nhai sống vài lát chanh tươi thái mỏng. Acid citric trong chanh sẽ làm giảm độ cồn trong máu. 2. Nước ép giàu vitamin C: Nước cam, tắc, bưởi, táo, lê, lựu… Acid trong những loại trái cây này làm loãng độ cồn trong máu. Nếu không trữ sẵn trái cây trong tủ lạnh, bạn có thể dùng viên sủi vitamin C chữa cháy. Tuy nhiên, không được dùng với người có tiền sử bệnh dạ dày hay bệnh thận. Nam giới dễ say khướt vì quá chén trong những ngày tết (Ảnh minh họa) 3. Trà đậm đặc: Trong trà chứa acid tannic, có khả năng giải trừ độc tố do ngộ độc cồn. Trà còn chứa hàm lượng E. Alkaloid (chủ yếu là caffeine) và tanin, có tác dụng phục hồi hôn mê và ức chế hô hấp. 4. Nước bột sắn dây: 2-3 muỗng cà-phê bột sắn dây pha với 200ml nước lạnh, có thể vắt thêm một lát chanh. Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải cơ, làm ra mồ hôi, giải độc tố cho gan. 5. Nước cơm: Gạn lấy nước cơm khi đang sôi cho người say rượu uống, có thể khắc phục được hiện tượng say. Bởi cồn gặp lượng glucid cao trong nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn ngấm vào máu. 6. Nước ép rau muống: Gĩa nát 500g rau muống, cắt lấy nước cốt, uống nhiều lần sau khi say. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh, có công năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ, khi chất độc xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống. 7. Nước ép cần: Gĩa nát rau cần, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường để uống. Theo Đông y, rau cần có tác dụng thanh nhiệt, giảm áp suất máu. Đặc biệt, rau cần giúp người say không còn bị đau đầu váng vất sau cơn say. Cầu kỳ Có phần cầu kỳ, nhưng ngoài tác dụng giải độc rượu, các phương thuốc dưới đây còn giúp khắc phục tổn thương do bia rượu gây ra và giúp cơ thể hồi sức tốt. Cháo loãng: Rang nắm gạo thơm, nấu với lượng nước nhiều hơn bình thường. Khi gặp glucid trong cháo, lượng cồn của rượu ở dạ dày sẽ ngưng tụ lại, giảm nhanh khả năng hấp thụ cồn của cơ thể, khắc phục cơn say và giúp lại sức ngay. Nước đậu xanh rang: Rang 50g đậu xanh, xay nát, rồi pha với nước sôi. Khi nước trong ly ấm, chuyển sang màu vàng mỡ gà và đậu xanh lặng xuống đáy, gạn lấy nước rồi uống. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố. Thuốc sắc kê cốt thảo: 50g kê cốt thảo, 3 chén nước, sắc còn lại 1 chén. Kê cốt thảo có thành phần háo học chính là saponin, acid hữu cơ, giúp chữa viêm gan, phục hồi tổn thương do rượu bia. Bạn có thể mua nó ở các hiệu thuốc Đông y. 3 cấp độ say rượu - Say rượu nhẹ: Có cảm giác khoái cảm, vui vẻ thái quá, thăng hoa. Tự phụ, khoác lác về bản thân. Tăng tính chấp nhặt, dễ nổi giận hay gây sự kiếm chuyện, làm tăng khả năng xung đột với mọi người xung quanh. Thậm chí có thể có giải tỏa bản năng tình dục bằng những hành vi thô bạo với phụ nữ. - Say rượu trung bình: Suy nghĩ dễ liên tưởng đến những thứ có đặc tính hỗn tạp, khó kìm chế cảm xúc bản thân, cả giận khi ai đó nói đụng chạm đến mình. Trong trạng thái dễ xung đột này, người say rượu thường trở nên thiếu tế nhị, mất sự lịch sự tối thiểu, mất sự tự chủ, đi đứng loạng choạng. - Say rượu nặng: Có biểu hiện nặng, như nôn ói, vã nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, không kiểm soát được việc tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật. Nếu kèm thêm một số triệu chứng như hôn mê, suy hô hấp nặng, mạch nhanh, tụt huyết áp, hạ đường huyết…, chứng tỏ người say rượu đã bị ngộ độc rượu. Cần đưa đi cấp cứu kịp thời, vì có thể tử vong nếu để lâu. ... thảo, chén nước, sắc lại chén Kê cốt thảo có thành phần háo học saponin, acid hữu cơ, giúp chữa viêm gan, phục hồi tổn thương rượu bia Bạn mua hiệu thuốc Đông y cấp độ say rượu - Say rượu nhẹ: Có... bạo với phụ nữ - Say rượu trung bình: Suy nghĩ dễ liên tưởng đến thứ có đặc tính hỗn tạp, khó kìm chế cảm xúc thân, giận nói đụng chạm đến Trong trạng thái dễ xung đột này, người say rượu thường... đột này, người say rượu thường trở nên thiếu tế nhị, lịch tối thiểu, tự chủ, đứng loạng choạng - Say rượu nặng: Có biểu nặng, nôn ói, vã nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, không kiểm soát việc tiểu

Ngày đăng: 19/10/2015, 01:07

w