window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} 10 năm tỷ lệ người mắc bệnh tăng gấp đôi TS Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc, BV Nội tiết trung ương cho biết: “Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với thế giới. Theo đó, từ năm 2002-2012 tỉ lệ mắc đái tháo đường tăng từ 2,7% lên 5,7% (tăng gấp hơn 2 lần). Con số này đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm thì tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Việt nam là nước có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới”. Đây cũng là lần đầu tiên BV Nội tiết trung ương công bố chi tiết kết quả điều tra tỷ lệ người dân mắc đái tháo đường tại 6 vùng sinh thái trên cả nước gồm Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, Tây Nam Bộ có tỉ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực tây Nguyên với 3,8% dân số. Nữ giới cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn nam giới gần 5%. Bên cạnh đó, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn những người dưới 45. Những người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc đâí tháo đường tuýp 2 cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cũng cao hơn 2,6 lần. Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện là 63,6% cao hơn nhiều so với tỷ lệ được phát hiện trên thế giới là 50%; 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại BV Nội tiết trung ương (Ảnh Mai Hương) Lối sống làm gia tăng số người mắc bệnh Số người bị bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại BV Nội tiết trung ương tiếp nhận ngày mỗi năm một tăng mạnh. Bệnh viện cũng đã phát hiện một vài trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở vị thành niên có thừa cân béo phì. Nguy hại hơn cả là bệnh nhân thường biết bệnh khi đã muộn, có biến chứng và có thể tử vong ở độ tuổi 50-60, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân và chi phí của gia đình, xã hội. Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%, trong đó Tây Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm hơn 72%. Như vậy tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng tại Việt Nam cũng cao hơn hẳn so với thế giới. Trên thế giới, cứ một bệnh nhân đái tháo đường được quản lý điều trị thì sẽ có 1 người đái tháo đường trong cộng đồng không được chẩn đoán (50%). Điều này đặt ra cho Dự án mục tiêu quốc gia phòng chống đái tháo đường cần đầu tư nhiều hơn cho vấn đề sàng lọc phát hiện sớm tại cộng đồng để quản lý điều trị phòng ngừa biến chứng. Lý giải nguyên nhân số người mắc đái tháo đường trong nước tăng quá nhanh, TS Quang cho rằng thủ phậm là việc thay đổi lối sống và áp dụng chế độ ăn quá nhiều thịt. “Người Việt ăn quá nhiều thịt, ăn nhiều thức ăn nhanh nên cơ thể thừa năng lượng, protein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, vitamin trầm trọng. Việc kết hợp giữa chế độ ăn mất cân đối và lười hoạt động thể lực là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, cũng như một loạt các bệnh lý và hội chứng nguy hiểm khác như béo phì, tăng huyết áp …”, TS Quang nói.
10 năm tỷ lệ người mắc bệnh tăng gấp đôi TS Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc, BV Nội tiết trung ương cho biết: “Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam cao hơn hẳn so với thế giới. Theo đó, từ năm 2002-2012 tỉ lệ mắc đái tháo đường tăng từ 2,7% lên 5,7% (tăng gấp hơn 2 lần). Con số này đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm thì tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Việt nam là nước có tốc độ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới”. Đây cũng là lần đầu tiên BV Nội tiết trung ương công bố chi tiết kết quả điều tra tỷ lệ người dân mắc đái tháo đường tại 6 vùng sinh thái trên cả nước gồm Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, Tây Nam Bộ có tỉ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực tây Nguyên với 3,8% dân số. Nữ giới cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn nam giới gần 5%. Bên cạnh đó, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn những người dưới 45. Những người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc đâí tháo đường tuýp 2 cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cũng cao hơn 2,6 lần. Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện là 63,6% cao hơn nhiều so với tỷ lệ được phát hiện trên thế giới là 50%; 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại BV Nội tiết trung ương (Ảnh Mai Hương) Lối sống làm gia tăng số người mắc bệnh Số người bị bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại BV Nội tiết trung ương tiếp nhận ngày mỗi năm một tăng mạnh. Bệnh viện cũng đã phát hiện một vài trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở vị thành niên có thừa cân béo phì. Nguy hại hơn cả là bệnh nhân thường biết bệnh khi đã muộn, có biến chứng và có thể tử vong ở độ tuổi 50-60, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân và chi phí của gia đình, xã hội. Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, một thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%, trong đó Tây Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm hơn 72%. Như vậy tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng tại Việt Nam cũng cao hơn hẳn so với thế giới. Trên thế giới, cứ một bệnh nhân đái tháo đường được quản lý điều trị thì sẽ có 1 người đái tháo đường trong cộng đồng không được chẩn đoán (50%). Điều này đặt ra cho Dự án mục tiêu quốc gia phòng chống đái tháo đường cần đầu tư nhiều hơn cho vấn đề sàng lọc phát hiện sớm tại cộng đồng để quản lý điều trị phòng ngừa biến chứng. Lý giải nguyên nhân số người mắc đái tháo đường trong nước tăng quá nhanh, TS Quang cho rằng thủ phậm là việc thay đổi lối sống và áp dụng chế độ ăn quá nhiều thịt. “Người Việt ăn quá nhiều thịt, ăn nhiều thức ăn nhanh nên cơ thể thừa năng lượng, protein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, vitamin trầm trọng. Việc kết hợp giữa chế độ ăn mất cân đối và lười hoạt động thể lực là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, cũng như một loạt các bệnh lý và hội chứng nguy hiểm khác như béo phì, tăng huyết áp …”, TS Quang nói.