1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nhiễm tới mấy loại giun sán do ăn bò tái, cua nướng

2 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 9,39 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Mang trong mình cùng lúc 4 loại giun sán Theo số liệu thống kê do Báo Đất Việt đưa ra từ cuối năm 2013, các các chuyên gia y tế cho biết, vào thời điểm đó ước tính khoảng 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc. Theo đó, mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 28,5 triệu lít máu để nuôi giun móc, giun tóc và hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột.   Bệnh nhân bị nhiễm giun xoắn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Lao động. Chia sẻ về vấn đề này, Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, tất cả chúng ta ai cũng có thể bị nhiễm giun sán, không những 1 loại mà có khi đến 2, 3… loại cùng lúc. Một trường hợp bị nhiễm giun sán được đưa trên báo Kiến thức, ông Hoàng Văn M. (65 tuổi ở Sốp Cốp, Sơn La) bị ho nhiều năm, thỉnh thoảng sốt, tức ngực được chuyển từ bệnh viện tỉnh xuống Bệnh viện Lao và Bệnh phổi T.Ư do tràn dịch màng phổi. Chọc dịch soi phát hiện trong dịch có trứng sán lá phổi. Kết quả xét nghiệm ký sinh trùng rất bất ngờ cho thấy  bệnh nhân dương tính với sán lá gan lớn, sán lá phổi, giun đũa chó và giun lươn. Một trường hợp khác là cháu Phàng Thị Ch. (4 tuổi ở Phù Yên, Sơn La) được chuyển cấp cứu xuống Bệnh viện Nhi T.Ư do khó thở, ho ra máu, nôn liên tục. Siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng tim mức độ nặng, dẫn tới chèn ép tim, gây khó thở. Chọc hút dịch màng tim thấy có màu vàng, lẫn nhiều sợi trắng và mảnh. Kết quả xét nghiệm dương tính với sán lá gan lớn và giun đũa chó. Nguyên nhân do 2 tuần trước đó người nhà có cho cháu ăn nhiều thứ như rau, thịt bò tái và cua nướng. Lời khuyên từ các chuyên gia Chia sẻ trên báo Đất Việt, ThS BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán. Mặc khác, do ô nhiễm nguồn nước, môi trường đồng thời do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên tạo điều kiện dễ dàng cho giun sán xâm nhập vào cơ thể.  “Những ấu trùng giun đũa chó, giun đầu gai, sán dải heo, bò,... là những ấu trùng giun rất dễ “đi lạc”  sang cơ quan nội tạng khác. Và chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như: gây u não, liệt, động kinh, sưng mắt, mù mắt, tạo khối u ở gan, sỏi đường mật,...”, BS Tường chia sẻ. Vì thế, đề phòng ngừa giun sán, các bác sĩ khuyến cáo: - Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa rau sống kỹ trước khi ăn, không ăn thịt heo, thịt bò nấu chưa chín, không đi chân đất; tẩy giun định kì 6 tháng/ 1 lần...   Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng tránh giun sán. Ảnh minh họa. - Hạn chế ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi. - Ngoài ra, riêng phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày, viêm đại tràng không nên ăn rau sống. - Khi có một trong các dấu hiệu như rối loạn thói quen đi cầu, đi cầu táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi phân nát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; hoặc khi người bệnh cảm thấy bụng đau lâm râm quanh rốn, đau mơ hồ âm ỉ ở thượng vị,... thì nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị giun sán.

Trang 1

Mang trong mình cùng lúc 4 loại giun sán

Theo số liệu thống kê do Báo Đất Việt đưa ra từ cuối năm 2013, các các chuyên gia y tế cho biết, vào thời điểm đó ước tính khoảng 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc Theo đó, mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 28,5 triệu lít máu để nuôi giun móc, giun tóc và hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột

Bệnh nhân bị nhiễm giun xoắn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư Ảnh: Lao động

Chia sẻ về vấn đề này, Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, tất cả chúng ta ai cũng có thể bị nhiễm giun sán, không những 1 loại mà có khi đến 2, 3… loại cùng lúc

Một trường hợp bị nhiễm giun sán được đưa trên báo Kiến thức, ông Hoàng Văn M (65 tuổi ở Sốp Cốp, Sơn La) bị ho nhiều năm, thỉnh thoảng sốt, tức ngực được chuyển từ bệnh viện tỉnh xuống Bệnh viện Lao

và Bệnh phổi T.Ư do tràn dịch màng phổi Chọc dịch soi phát hiện trong dịch có trứng sán lá phổi Kết quả xét nghiệm ký sinh trùng rất bất ngờ cho thấy bệnh nhân dương tính với sán lá gan lớn, sán lá phổi, giun đũa chó và giun lươn

Một trường hợp khác là cháu Phàng Thị Ch (4 tuổi ở Phù Yên, Sơn La) được chuyển cấp cứu xuống Bệnh viện Nhi T.Ư do khó thở, ho ra máu, nôn liên tục Siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng tim mức độ nặng, dẫn tới chèn ép tim, gây khó thở Chọc hút dịch màng tim thấy có màu vàng, lẫn nhiều sợi trắng và mảnh Kết quả xét nghiệm dương tính với sán lá gan lớn và giun đũa chó Nguyên nhân do 2 tuần trước

đó người nhà có cho cháu ăn nhiều thứ như rau, thịt bò tái và cua nướng

Lời khuyên từ các chuyên gia

Chia sẻ trên báo Đất Việt, ThS BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán Mặc khác, do ô nhiễm nguồn nước, môi trường đồng thời do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên tạo điều kiện dễ dàng cho giun sán xâm nhập vào cơ thể

“Những ấu trùng giun đũa chó, giun đầu gai, sán dải heo, bò, là những ấu trùng giun rất dễ “đi lạc” sang cơ quan nội tạng khác Và chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như: gây u não, liệt, động kinh, sưng mắt, mù mắt, tạo khối u ở gan, sỏi đường mật, ”, BS Tường chia sẻ

Vì thế, đề phòng ngừa giun sán, các bác sĩ khuyến cáo:

- Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa rau sống kỹ trước khi ăn, không ăn thịt heo, thịt bò nấu chưa chín, không đi chân đất; tẩy giun định kì 6 tháng/ 1 lần

Trang 2

Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng tránh giun sán Ảnh minh họa.

- Hạn chế ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi

- Ngoài ra, riêng phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày, viêm đại tràng không nên ăn rau sống

- Khi có một trong các dấu hiệu như rối loạn thói quen đi cầu, đi cầu táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi phân nát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; hoặc khi người bệnh cảm thấy bụng đau lâm râm quanh rốn, đau mơ hồ

âm ỉ ở thượng vị, thì nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị giun sán

Ngày đăng: 18/10/2015, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w