1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp

20 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 280,54 KB

Nội dung

Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 2.1 Ý nghĩa Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt Nam được thể hiện trong lời nói, trong các văn cảnh cụ th

Trang 1

Đề tài : SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

GIÚP HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG

CÂU ĐÚNG NGỮ PHÁP Tác giả: Đinh Thị Hòa Bình

PHẦN A MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

1 Thực trạng của vấn đề

Từ ngàn xưa, để răn dạy con cháu, ông cha ta có câu: “ Học ăn, học nói, học

gói, học mở” Thật vậy: “ Học nói” chính là một việc rất cơ bản mà con người cần

phải được giáo dục ngay từ lúc mới bi bô biết gọi mẹ, nó theo chân ta đến suốt cả cuộc

đời Vậy phải nói thế nào cho đúng, cho người nghe, người đọc hiểu rõ ý của mình là

cả một vấn đề mà mọi người chúng ta phải học tập Việc này cần phải được rèn luyện

ngay từ khi mới bước vào bậc Tiểu học

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng Môn học

này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và

có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày Những kiến thức của môn

Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác Chính vì

vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về câu luôn được

chú trọng Một trong những công tác mũi nhọn quan trọng trong nhà trường là phát

hiện và bồi dưỡng những mầm non năng khiếu đã và đang được các cấp quan tâm

Bên cạnh việc đọc thông viết thạo, học tốt về câu, sử dụng câu chính xác sẽ bồi dưỡng

cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng

Việt và bản sắc văn hóa dân tộc

1.1 Đối với chương trình sách giáo khoa

Trong chương trình bậc Tiểu học, kiến thức về câu thường được bố trí rất

khiêm tốn, phần lớn là lồng ghép khi dạy nội dung các tiết ở các phân môn trong bộ

môn Tiếng Việt Chính vì vậy, việc giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi lớp 5

hiểu rõ về câu, viết và sử dụng câu đúng về ngữ pháp, hay về nội dung là một vấn đề

rất khó khăn

1.2 Đối với học sinh

- Hầu hết các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của câu nên

chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho các kiến thức này

- Nhiều học sinh chưa nắm rõ về từ, câu …từ đó dẫn đến việc nhận diện, phân

loại, xác định hướng làm bài lệch lạc hoặc các em đã hiểu đề bài nhưng chưa biết cách

làm bài như thế nào

- Học sinh chưa có thói quen phân tích các dữ kiện của đề bài một cách thấu

đáo Vì vậy khi làm bài hay bỏ sót, làm sai hoặc làm không hết yêu cầu của đề bài

- Nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy,chính xác nhưng

khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu Điều đó thể hiện

học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yêú kém, thiếu chắc chắn

Trang 2

1.3 Đối với giáo viên

Giáo viên là một trong ba nhân tố cần được xem xét trong quá trình dạy học,

là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy học Khi nghiên cứu về đề tài

này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:

- Câu và hiểu biết sâu sắc về câu không phải là một mảng kiến thức đơn giản

nếu như giáo viên chưa tìm hiểu kĩ lưỡng về nó Chính vì vậy, một số giáo viên còn

lúng túng và ngại bởi việc vận dụng linh hoạt các hiểu biết về câu trong mọi trường

hợp không phải là điều dễ dàng

- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến thức

dạy cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sách hướng dẫn vì thế cũng

không gây được hứng thú học tập cho học sinh Vì điều kiện, khả năng nghiên cứu có

hạn nên tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua đề tài:

Phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp.

- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, ít tìm tòi

phương pháp gây hứng thú cho các em trong giờ học Điều này có ảnh hưởng không

tốt đến cách học và khả năng tiếp thu bài của học sinh

- Thực tế trong trường tôi công tác, phần lớn giáo viên đều không ngừng tìm

tòi, suy nghĩ, tích cực nâng cao kiến thức của mình để dạy cho học sinh, đặc biệt là

dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt nhưng kết quả giảng dạy còn bộc lộ

không ít hạn chế

2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới

2.1 Ý nghĩa

Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ

Việt Nam được thể hiện trong lời nói, trong các văn cảnh cụ thể Đề tài còn có ý nghĩa

tích cực hơn khi giúp học sinh hiểu rõ cái hay, cái đẹp trong các văn bản (nói và viết)

bằng Tiếng Việt và điều đặc biệt hơn cả là học sinh sẽ có một vốn kiến thức hết sức

sâu sắc, chính xác về câu và vận dụng các kiến thức này một cách linh hoạt trong học

tập và trong cuộc sống hàng ngày

2.2 Tác dụng của giải pháp mới

Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm vững chắc các kiến thức về câu, không nhầm

lẫn các bộ phận trong câu Phân tích đúng các bộ phận chính và phụ trong câu Các

em sẽ biết bộ phận nào trong câu bị khuyết, bị sai, cách sửa chúng như thế nào và một

điều rất cơ bản là giúp học sinh sử dụng câu thành thạo, hiểu về câu sâu sắc để các em

có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt trong học tập và trong đời sống xã hội

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học Mỹ An, chủ yếu trong nội dung

chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 và đặc biệt là những kiến thức nâng cao của môn

Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh giỏi lớp 5 cái nhìn sâu sắc về câu, cách sử

dụng câu thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác trong mọi hoàn cảnh

Trang 3

II Phương pháp tiến hành

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.1 Cơ sở lí luận

Từ thuở nằm nôi, các em đã được tắm mát tâm hồn trong tiếng hát ru của mẹ,

của bà Lớn lên chút nữa, tâm hồn các em được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện cổ

tích kì thú Tất cả những yếu tố trên là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ,

rèn luyện các em trở thành người có nhân cách, có bản sắc dân tộc, góp phần hình

thành con người mới

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều

tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường Cả thế giới đang mở trước mắt các em

Kho tàng văn minh của nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất Quá

trình giáo dục được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các môn học

Trong quá trình phát triển của trẻ, giao tiếp là một điều không thể không xảy

ra Trẻ giao tiếp với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè Trẻ thể hiện những suy nghĩ, kiến

thức của mình bằng việc nói hoặc viết Chính vì vậy, việc nhận biết và sử dụng câu

đúng ngữ pháp là hết sức quan trọng Nó không chỉ giúp các em thể hiện đúng, đầy đủ

và hay ý tưởng của mình Nó còn làm cho người đọc, người nghe hiểu được điều các

em muốn thông báo Nó còn giúp cho suy nghĩ của trẻ ngày càng sâu sắc và có hệ

thống Câu là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện kiến

thức một cách có hệ thống cho học sinh Chính vì vậy, việc giúp học sinh nhận biết và

sử dụng câu đúng ngữ pháp là một vấn đề hết sức quan trọng

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong nhiều năm qua, việc giúp HS giỏi hiểu sâu sắc về câu, sử dụng câu thành

thạo, đúng ngữ pháp là một vấn đề không đơn giản Qua thực tế giảng dạy, tôi đã gặp

không ít khó khăn Việc hướng dẫn cho HS hiểu được về câu trong chương trình mang

tính chất máy móc, không mở rộng cho các em nắm sâu kiến thức của bài Về phía HS,

các em chỉ biết làm bài tập mà không hiểu tại sao phải làm như vậy, học sinh không

có hứng thú trong việc giải quyết các kiến thức Do vậy, việc hướng dẫn HS giỏi lớp

5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là một vấn đề trăn trở cho các giáo viên và

ngay cả bản thân tôi

Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, thông qua việc học tập và giảng

dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng

dẫn HS giỏi lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp nhằm tìm ra được phương

pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất cho quá trình giảng dạy

2 Các biện pháp và thời gian tiến hành

2.1 Các biện pháp tiến hành

Trong khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từ

nghiên cứu thực trạng trên lớp mình dạy học đến việc tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cách

giảng dạy tốt nhất Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)

Trang 4

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp phân tích, thực hành

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

2.2 Thời gian nghiên cứu đề tài

- Tôi đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế bắt đầu từ tháng 9 năm 2008

- Dạy thực nghiệm trên lớp từ năm 2009

- Viết bản nháp cho đề tài từ tháng 2 năm 2011

- Hoàn thành đề tài vào cuối tháng 3 năm 2012

PHẦN B NỘI DUNG

I Mục tiêu

Đề tài nhằm giúp cho giáo viên và học sinh Giỏi lớp 5 nhận biết, hiểu về câu

một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất, các em biết phân tích được các bộ phận trong câu

Trang 5

một cách chính xác, rõ ràng Học sinh biết câu mình đang cần tìm hiểu hoặc sử dụng

đúng hay sai Nếu sai thì sai ở điểm nào, cách sửa những chỗ bị sai như thế nào cho

phù hợp Đề tài còn giúp cho học sinh nhận ra sự trong sáng của Tiếng Việt Từ đó

giúp học sinh thêm yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II Mô tả giải pháp của đề tài

1.Tính mới của đề tài

1.1 Đề tài này mới ở các điểm sau:

- Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu dựa vào mối quan hệ ý nghĩa giữa

chủ ngữ, vị ngữ và dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ

- Hướng dẫn học sinh tránh sự nhầm lẫn của cụm danh từ với chủ ngữ, vị ngữ

trong câu

- Hướng dẫn học sinh phân biệt được định ngữ đứng sau cụm danh từ làm chủ

ngữ với bộ phận vị ngữ của câu

- Cách phân tích câu sai dựa trên bảng so sánh để các em nhận rõ câu sai ở dạng

nào, cách sửa ra sao dựa trên một mô hình chung ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất thông

qua các ví dụ cụ thể

- Cách luyện viết câu đúng dựa trên hai kiểu phân tích trái ngược nhau:

+ Rút gọn câu văn để tìm nòng cốt câu

+ Thêm các bộ phận phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) để mở rộng nòng

cốt câu

1.2 Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau:

- Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp.

- Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai.

- Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng.

1.3 Cách tiến hành

Với đặc trưng của môn Tiếng Việt, khi dạy về câu, để giúp các em nắm chắc

kiến thức và sử dụng nhuần nhuyễn chúng Tôi đã nghiên cứu và rút ra được nhiều

kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp Trước hết, tôi yêu cầu học sinh làm theo

các bước sau:

1 Đọc thật kĩ đề bài

2 Nắm chắc yêu cầu của đề bài, phân tích mối quan hệ giữa cái đã cho và yếu

tố phải tìm

3 Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài

4 Kiểm tra đánh giá

5 Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy

1.4 Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng

ngữ pháp

Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp

bằng các kiểu hình thức và kĩ năng khi học sinh học về câu được rèn luyện thông qua

lí thuyết và bài tập thực hành nhằm giúp học sinh hiểu rõ thế nào là câu đúng, thế nào

Trang 6

là câu sai và cách sửa câu sai thành câu đúng.

1.4.1 Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp

* Định nghĩa về câu:

Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ có kèm theo thái độ của người

nói (nguời viết) được cấu tạo theo những quy tắc nhất định, có tính tự lập và mang ngữ

điệu kết thúc

- Xét về mặt tôn ti trật tự, câu là đơn vị ngữ pháp trên từ, cụm từ và dưới đoạn

văn

- Xét về mặt hình thức, câu có cấu tạo thông thường là một kết cấu chủ –vị (ví

dụ: Trăng đã lên cao.) nhưng cũng có thể do nhiều kết cấu chủ –vị hợp thành (ví dụ:

nước chảy, hoa trôi) Đặc biệt đôi khi câu chỉ được cấu tạo bằng một từ hoặc một cụm

từ

Trong lời nói, câu gắn liền với một ngữ điệu nhất định Ranh giới câu là ranh

giới giữa các ngữ điệu kết thúc Trong chữ viết, ngữ điệu kết thúc ấy được thể hiện

bằng dấu chấm ở cuối câu

- Xét về mặt chức năng ngữ nghĩa, câu chứa đựng một nội dung thông báo Nhờ

ngữ cảnh mà nghĩa của câu được lĩnh hội chính xác, đầy đủ

Khi dạy về câu, tôi thưòng hướng dẫn các em cách viết (nói ) câu dựa trên hai

yếu tố cơ bản sau:

*Nội dung câu phải có nghĩa

Ví dụ: Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh trước gió

Ngược lại, câu không có nghĩa không được người Việt Nam chấp nhận

Ví dụ: Quả đất, mặt trời chung quanh quay

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ Có một số câu đứng một mình thì

không có nghĩa nhưng nếu đứng ở trong tập hợp và hoàn cảnh nhất định, câu vô nghĩa

lại có thể trở thành có nghĩa

Ví dụ: Hoạ chăng có người nhà ông chết nhầm thì có (Rút trong: “Truyện vui

lao động”)

* Câu phải đảm bảo yêu cầu thông tin.

Câu phải có thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng Không thiếu và không

thừa, không mơ hồ hoặc không cho phép hiểu thế nào cũng được

Ví dụ: Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm (Đảm bảo yêu cầu thông tin)

Ví dụ: Anh tôi là cán bộ, là người công tác ở cơ quan nhà nước, làm việc ở

công sở (Câu này sai vì thông tin trùng lặp)

- Đứng về mặt ý nghĩa giữa các từ, các bộ phận trong câu không được mâu thuẫn mà

phải thống nhất với nhau Ý của toàn câu cũng phải thống nhất với ý của đoạn văn,

đảm bảo sự phát triển liền mạch, liền ý của đoạn văn và văn bản

* Cấu trúc cú pháp của câu phải phù hợp với quy tắc tạo câu của Tiếng

Việt.

Trang 7

Muốn có một câu, ít nhất phải đảm bảo sự hiện diện của một cấu trúc nòng cốt

Trong đều kiện bình thường, kết cấu đó thường là một kết cấu chủ-vị

Trong khi dạy học, tôi luôn nhấn mạnh cho các em rằng: Chủ ngữ và vị ngữ là

hai thanh phần chính của câu Chủ ngữ nêu sự vật nói đến trong câu; vị ngữ chỉ hoạt

động hoặc trạng thái, tính chất, vị trí, để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được

nêu ở chủ ngữ

Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ Có câu chỉ có một chủ ngữ, một

vị ngữ Cũng có câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ

Ngoài hai thành phần chính, câu còn có một thành phần phụ thường đứng ở đầu

câu, bổ sung ý nghĩa về tình huống câu gọi là trạng ngữ Trạng ngữ có thể chỉ thời

gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân …

Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể có thành phần phụ Những

từ ngữ nêu ra chi tiết, ý cụ thể thêm cho sự vật được nêu ở danh từ trong câu, gọi là

định ngữ Danh từ có thể có định ngữ ở trước hoặc sau Còn những từ ngữ nêu chi tiết,

ý cụ thể thêm cho hành động, trạng thái, tính chất của động từ và tính từ trong câu gọi

là bổ ngữ Có những bổ ngữ đứng sau động từ, tính từ

Để giúp học sinh nắm vững phần này, tôi thường cho các em nắm vững lí

thuyết sau đó vận dụng làm bài tập với các dạng sau:

- Yêu cầu chỉ ra các thành phần câu (chủ ngữ và vị ngữ)

- Yêu cầu kết hợp các thành phần câu, thêm các thành phần câu

- Yêu cầu viết câu theo mẫu cấu tạo có thành phần câu đã cho trước

Trong các dạng bài tập trên, tôi đặc biệt nhấn mạnh dạng bài tập thứ nhất Yêu

cầu chỉ ra các thành phần câu (chủ ngữ và vị ngữ))

Trước hết, muốn xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu, tôi cho học sinh

hiểu:

Chủ ngữ, vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ – vị Trong mối quan hệ

này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về

đối tượng ấy

Chủ ngữ trả lời câu hỏi: “ai”, “cái gì” , “con gì”,…

Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: “làm gì ”,“ Như thế nào”, “ ra sao”…

Ngoài quan hệ ngữ pháp,tôi còn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về quan hệ ý

nghĩa giữa chủ ngữ, vị ngữ như:

+ Chủ ngữ gọi tên sự vật (người, vật, sự việc ) còn vị ngữ miêu tả hoạt động

của sự việc đó

+ Chủ ngữ nêu sự vật, vị ngữ miêu tả trạng thái của sự vật đó

+ Chủ ngữ nêu một đối tượng, vị ngữ nêu biểu hiện điều nhận định đó

Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào giúp học sinh xác định được điểm

kết thúc của chủ ngữ và điểm bắt đầu của vị ngữ Từ những vấn đề trên tôi giúp học

sinh đi sâu vào từng trường hợp cụ thể như sau:

Tôi đưa ra một ví dụ:

Trang 8

Em hãy xác định ranh giới chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

“Tiếng suối chảy róc rách.”

Học sinh lớp tôi đã vận dụng lí thuyết bài học và cuối cùng đưa ra 2 trường hợp

khác nhau:

+ Một số học sinh cho rằng:

“Tiếng suối // chảy róc rách.” (1)

CN VN

+ Một số khác cho rằng:

“Tiếng suối chảy //róc rách.” (2)

CN VN

Từ hai ý kiến trên của học sinh, tôi đã hướng dẫn tìm ra cách xác định nào là

đúng Trước hết, tôi yêu cầu học sinh dựa vào quan hệ lô gíc giữa chủ ngữ, vị ngữ ta

thấy rằng: “Tiếng suối ” là âm thanh Bởi thế nên âm thanh có “chảy” được không?

(Học sinh trả lời: “âm thanh ” không chảy được.)

Giáo viên: Vậy “tiếng suối ” chảy được không?

( Học sinh: “Tiếng suối”thì không chảy được.)

Từ đó giúp học sinh thấy được cách hiểu, cách làm (1) của học sinh là không

hợp lí Còn cách hiểu, cách làm (2) ta xác định: “Tiếng suối chảy” là chủ ngữ và “ róc

rách” là vị ngữ đó là cách hiểu hợp lí, phù hợp về quan hệ lô gíc, quan hệ ý nghĩa giữa

chủ ngữ, vị ngữ ở trong câu

Sau đó tôi tiếp tục đưa ra ví dụ 2 trong câu sau:

“Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.”

Lần này vẫn có hai trường hợp mà học sinh đưa ra:

-“Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.” (1)

CN VN

- “Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi chào khán giả.” (2)

CN VN

Từ cách hiểu của học sinh như trên, tôi phải tiếp tục hướng dẫn cho học sinh

dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ Ta nhận thấy tổ hợp những con voi bao

giờ cũng phải có định ngữ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh

từ trung tâm (ở đây “con voi” là danh từ trung tâm ) còn cụm từ: “về đích trước tiên”

trả lời cho câu hỏi: những con voi nào? có như thế ta được cụm từ hoàn chỉnh, cụ thể

hoá (Những con voi về đích trước tiên) chứ không phải ( những con voi về đích cuối

cùng hay về thứ hai, thứ ba nào đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm

bộ phận chủ ngữ của câu Như vậy, cách làm (2) mới đúng

Đồng thời giáo viên giúp học sinh hiểu được chủ đích thông báo trong từng

câu văn cụ thể để xác định một cách đúng nhất Kiểu cấu tạo như đã nói trên của cụm

danh từ Tiếng Việt cũng xuất hiện khá nhiều trong thực tiễn ngôn ngữ

Ví dụ Chủ ngữ có thể là các cụm từ sau:

+ Những học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng

Trang 9

+ Những ngôi nhà mới được xây dựng

+ Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh

+ Những ngả đường bát ngát

Trong quá trình phân tích và tìm hiểu các ví dụ trên, tôi nhận thấy rằng phần

đông học sinh đã nhầm bộ phận “định ngữ sau” của các cụm danh từ trên là vị ngữ

của câu Bởi vì các em nhận thấy: Về hình thức và nội dung thì các định ngữ: “đạt kết

quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng”, “mới được xây dựng”, “bát ngát”, “trong

suốt như thuỷ tinh”…có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu Vì vị ngữ đứng sau

danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ hoạt

động hoặc đặc điểm ,trạng thái,…của sự vật nêu lên trong danh từ làm chủ ngữ

Từ những thực trạng phổ biến của học sinh như vậy, tôi đã phân tích rõ hơn

để học sinh nắm được:

Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận “định ngữ sau ”và vị ngữ có những nét giống

nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, về chức năng và tác

dụng Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ (có thể khuyết

– tuy nhiên ở một số trường hợp nếu không có định ngữ câu văn sẽ thiếu thông tin)

còn vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu (là thành phần không thể thiếu

trong câu )

Định ngữ còn có nhiệm vụ hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm

còn vị ngữ nêu nội dung thông báo do chủ ngữ biểu thị

Vì vậy, trong các ví dụ trên, các từ ngữ: “ đạt kết quả trong kì thi tốt nghiệp

tiểu học”, “mới được xây dựng”, “ bát ngát”, “trong suốt như thuỷ tinh”,…chỉ là định

ngữ đứng sau cụm danh từ và chính cả cụm danh từ đó mới được coi là chủ ngữ của

câu

Với cách giảng dạy cặn kẽ như trên nên học sinh rất dễ hiểu bài, hiểu một

cách thấu đáo về cách phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu, kết quả học tập của học

sinh tiến bộ rõ rệt

Bên cạnh việc giúp học sinh nhận biết câu đúng tôi còn cho các em nhận ra

câu sai do những nguyên nhân gì, các lỗi nào thường gặp trong câu sai Tôi hướng

dẫn các em tìm hiểu như sau:

1.4.2 Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai

Câu sai là câu có cấu trúc cú pháp không phù hợp với quy tắc cấu tạo câu của

Tiếng Việt hoặc nội dung câu chưa hợp lí về mặt lô gíc và ngữ nghĩa

Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy lỗi các em gặp phải khi viết câu khá

phức tạp và đa dạng Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một số lỗi phổ biến mà các em thường

mắc phải, cần chú trọng khắc phục ngay Các lỗi cụ thể như sau:

* Câu mới chỉ có bộ phận trạng ngữ

-Trong trường hợp này, câu mới chỉ có kết cấu giới từ hoặc cụm danh từ chỉ

thời gian, vị trí, địa điểm, phương tiện, … Thông thường, trong Tiếng Việt, các tổ hợp

này thường đóng vai trò trạng ngữ, không thể gánh chức năng cấu trúc cơ bản của câu

Trang 10

Bởi vậy câu vẫn chưa xác lập được cấu trúc cơ bản.

Ví dụ:

Trên nền trời sạch bóng như được giội rửa

Khi những hạt tuyết trắng muốt và lạnh buốt nhè nhẹ rơi trên lá cây

(những cụm từ này mới chỉ có trạng ngữ mà chưa có chủ ngữ, vị ngữ.)

* Câu mới chỉ có bộ phận phụ là cụm danh từ

- Có khi các em gặp những câu văn mà người viết triển khai từ thành cụm danh

từ bằng cách thêm các động từ, tính từ vào làm thành phần phụ rồi lại nhầm tưởng

chúng có thể làm vị ngữ cho danh từ trung tâm và toàn bộ kết cấu đó có thể đóng vai

trò là nòng cốt câu

Ví dụ:

Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của nguời lao động đã đấu tranh không khoan

nhượng chống lễ giáo phong kiến lạc hậu,bảo thủ

(Trường hợp này các em nhầm tưởng danh từ hoặc cụm danh từ đóng vai trò là

một bộ phận nào đấy có thể làm chủ ngữ cho các động từ, tính từ sau đấy Kết cục là

câu vẫn chưa có chủ ngữ Các em phân tích nhầm: “người lao động” có thể làm chủ

ngữ trong câu

* Câu mới chỉ có một bộ phận chính: Chủ ngữ hoặc vị ngữ

Tôi nhận thấy học sinh khi viết văn các em cũng thường hay viết câu thiếu một

trong hai bộ phận chính của câu: chủ ngữ hoặc vị ngữ

Ví dụ:

Hình ảnh người chiến sĩ mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vung roi sắt xông

vào bị bọn giặc (Câu thiếu vị ngữ ).

Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng (Câu thiếu vị ngữ ).

(trong trường hợp này các em nhầm tưởng: “trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm

cúng” là vị ngữ )

* Câu thiếu vế

Trong Tiếng Việt, các loại câu ghép có quan hệ điều kiện –kết quả, nguyên nhân

– kết quả, nhượng bộ; tăng tiến; quan hệ đối lập, …thường thường bao giờ cũng phải

có hai vế hô ứng liên hoàn với nhau Nếu không có ngữ cảnh trước nó cho phép thì

không thể viết câu chỉ có một trong hai vế được, nếu các em phạm khuyết điểm này sẽ

dẫn đến câu “què”, tức là câu chỉ có một vế

Ví dụ: Tuy biển rộng mênh mông và có rất nhiều tôm cá

(câu còn thiếu một quan hệ từ và một vế câu )

* Câu dùng cặp quan hệ từ không phù hợp

Trong trường hợp này các em dùng cặp quan hệ từ không phù hợp với nội dung

trong từng vế câu Trong câu các em sử dụng cặp quan hệ từ đúng nhưng không phù

hợp với ý nghĩa trong từng vế Điều này dẫn đến câu bị sai

Ví dụ:

Tuy mẹ ốm nhưng mẹ đã làm việc quá sức.

Ngày đăng: 18/10/2015, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w