1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

45 447 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Đề án môn học MỤC LỤC Phần một: Những vấn đề cơ bản về tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.......................................................................... 1.1.Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ...................... 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu ........................................... 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu .......................................................................4 1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý nguyên vật liệu ...................................... 1.2.Tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất .............................. 1.2.1.Sự cần thiết phải tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất ................................................................................................. 1.2.2.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất ............................................................................................................. 1.2.3.Tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất............................................................................................................  Phương pháp giá thực tế đích danh ......................................................  Phương pháp giá đơn vị bình quân ......................................................  Phương pháp nhập trước, xuất trước ....................................................  Phương pháp nhập sau, xuất trước........................................................ 1.3. Tính giá nguyên vật liệu theo chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm của một số nước.................................................................................. Phần hai: Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.............................................................................................. 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất .................................................................................... 2.2. Đánh giá tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.................................................................................................................. 2.2.1. Những ưu điểm ..................................................................................... 1 Đề án môn học 2.2.2. Những tồn tại ........................................................................................ 2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất..................................................................... 2 Đề án môn học DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NVL : Nguyên vật liệu CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT: Chi phí nhân công trực tớờp CPSXC: Chi phí sản xuất chung CM: Chuẩn mực CMKTQT:Chuẩn mực kế toán quốc tế CMKTVN: Chuẩn mực kế toán Việt Nam BCTC: Báo cáo tài chính BCKT: Báo cáo kế toán GTGT: Thuế giá trị gia tăng BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh GVHB: Giá vốn hàng bán FIFO: Phương pháp nhập trước, xuất trước LIFO: Phương pháp nhập sau, xuất trước IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam NVLC: Nguyên vật liệu chính VLP: Vật liệu phụ TSCĐ: Tài sản cố định XDCB: Xây dựng cơ bản 3 Đề án môn học Lời nói đầu Trong nền kinh tế quốc dân luụn cú một hệ thống các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động nhằm mục đích sinh lời thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho đời sống xã hội. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỉ trọng lớn, và cạnh tranh nhau để phát triển. Để có thể đứng vững trên thị trường thì sản phẩm cung cấp ra thị trường không những phải đảm bảo được chất lượng mà còn phải có giá cạnh tranh. Hạ giá thành luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp, họ thường xuyên tìm kiếm và áp dụng các biện pháp sao cho đạt hiệu quả kinh tế một cách tối ưu nhất: tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ sản xuất... Trong mọi trường hợp thì doanh nghiệp nào cũng duy trì biện pháp tiết kiệm chi phí và làm sao để có thể sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Để có thể tiến hành sản xuất được thỡ cỏc doanh nghiệp phải đưa vào quá trình sản xuất những yếu tố đầu vào, trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí NVL đầu vào là rất lớn, đòi hỏi phải kiểm soát chi phí này phát sinh một cách hợp lớ trỏnh lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời trong doanh nghiệp sản xuất thì thường xuyên có NVL dự trữ tại kho để phục vụ sản xuất. Đối với số NVL này, ngoài việc doanh nghiệp phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng thỡ doanh nghiệp cũng phải quản lớ trỏnh hao hụt, mất mát. Vậy doanh nghiệp phải cú cỏc biện pháp theo dõi cả về số lượng và mặt giá trị của NVL trong kho, thông qua việc theo dõi NVL nhập, xuất, tồn qua kho. Xuất phát từ yêu cầu của quản lí NVL trong quá trình dự trữ và sử dụng, đã hình thành công tác tính giá NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL nhập, xuất kho, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động và lập các BCTC của các doanh nghiệp. Nếu việc tính giá NVL mà xảy ra sai sót thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị phản ánh sai lệch và thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm cũng không chính xác, điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, 4 Đề án môn học những thiệt hại không mong muốn. Vì vậy, tính giá là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những bất cập cần phải hoàn thiện trong công tác Tính giá của các doanh nghiệp. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy rõ được vai trò của công tỏc Tính giỏ, CMKTQT còng như CMKTVN về Tính giỏ, những vướng mắc của doanh nghiệp trong khâu áp dụng chế độ tài chính, những bất cập trong quản lí n xung quanh vấn đề Tính giỏ. Nghiên cứu đề tài cung cấp thêm kiến thức, lí luận cần thiết cho sinh viên cho kì thực tập sắp tới còng như quá trình làm việc và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn thày Trần Văn Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành đề án này. 5 Đề án môn học PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: Sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc... Trong các doanh nghiệp, vật liệu dược sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, thì NVL là một yếu tố đầu vào quan trọng để sản xuất và chế tạo ra các sản phẩm, vì NVL hình thành yếu tố vật chất của các sản phẩm và chiếm một tỷ trọng chi phí rất lớn. NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và toàn bộ giá trị NVL sử dụng được ghi nhận một lần vào chi phí. NVL được hình thành từ nhiờự nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh, vốn góp của các thành viên tham gia công ty, ..., trong đó chủ yếu do doanh nghiệp mua ngoài. Những đặc điểm trờn đã tạo ra những đặc trưng riêng trong công tác hạch toán NVL từ khõu Tính giỏ, hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. 1.1.2. Phân loại NVL NVL sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều thứ, nhiều loại có nguồn gốc, vai trò, công dụng khác nhau. Trong điều kiện đó, đòi hỏi phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL. Có nhiều cách để phân loại NVL tuỳ theo yêu cầu của quản lý  Phân loại theo vai trò, tác dụng của NVL đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh 6 Đề án môn học Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, đây là cách phân loại NVL thông dụng nhất. Theo cách phân loại này, NVL được chia thành các loại sau: -Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hỡnh thái vật chất của sản phẩm. Danh từ Nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp . -Vật liệu phụ (VLP) là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất - kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. -Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, than bùn, xăng, dầu... Nhiên liệu trong doanh nghiệp thực chất là một loại VLP, tuy nhiên nã được tách ra thành một loạiriêng vỡ việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu đóng một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại VLP thông thường. -Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. -Thiết bị và vật liệu XDCB là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB. -Vật liệu khác là loại vật liệu đặc chủng của doanh nghiệp hoặc của phế liệu thu hồi. Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL . Để đảm bảo thuận tiện tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng loại NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên sổ “danh 7 Đề án môn học điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị Tính , giỏ hạch toán của từng danh điểm NVL (theo mẫu sau). SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ. Ký hiÖu Tªn, nh·n hiÖu, §¬n vÞ §¬n gi¸ Ghi chó Nhãm Danh ®iÓm NVL quy c¸ch NVL tÝnh h¹ch to¸n  Phân loại theo nguồn hình thành Căn cứ vào nguồn hình thành thì NVL được chia thành các loại sau: -NVL do mua ngoài. -NVL được cấp. -NVL nhận vốn góp. -NVL tự sản xuất. -NVL thuê gia công chế biến. -NVL được biếu, tặng, viện trợ. Cách phân loại này rất hữu Ých trong việc xác định giá trị NVL nhập kho trong doanh nghiệp. Mỗi loại NVL nhập về có nguồn gốc khác nhau sẽ cú cỏch xác định giá trị khác nhau theo quy định. 1.1.3. Vai trò của NVL trong quá trình sản xuất và yêu cầu dặt ra đối với quản lý NVL Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sản xuất cần phải có các yếu tố đầu vào cần thiết: con người, máy móc thiết bị, vật tư ... Trong quá trình sản xuất thì doanh nghiệp phải kết hợp các yếu tố này để tạo ra các sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm tạo ra phần lớn sẽ là các sản phẩm vật chất, mà yếu tố cấu thành yếu tố vật chất đú 8 Đề án môn học chớnh là các NVL, nếu không có NVL thì sẽ không có sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất hay nói cách khác là không tồn tại được một doanh nghiệp hoạt động. Trong những doanh nghiệp sản xuất thì giá trị của NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh, vì vậy, quản lí tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiện chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lí và hạch toán NVL, trước hết doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của NVL phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách , chủng loại của NVL. Để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lí. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối thiểu và tối đa cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá Ýt mét loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp . Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kĩ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyờn môn để quản lí NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm với tiếp liệu với kế toán vật tư. Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lí NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: -Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho. -Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tỡnh hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL. 9 Đề án môn học -Phân bổ hợp lí giá trĩ sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - kinh doanh. -Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng , kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lí kịp thời, hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. -Lập dự phòng cho NVL, để đề phòng thiệt hại có thể xảy ra, do NVL bị giảm giá. -Cung cấp chính xác các thông tin về NVL để lập các BCTC. 1.2. Tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Sự cần thiết phải tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất là những đơn vị kinh tế thực hiện quá trình đầu tư , sản xuất, tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời. Trong doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất thường chiếm một lực lượng lao động, máy móc thiết bị , tiền vốn lớn nhất và giữ vải trò quyết định về mặt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất thì bao gồm các giai đoạn chính sau: -Nghiên cứu tiếp cận nhu cầu sản xuất -Đầu tư mua sắm tích luỹ về nguồn lực: ở giai đoạn này doanh nghiệp cần phải tiến hành dù trữ, bảo quản các nguồn lực tránh những hư háng, thiệt hại, mất mát, thất thoát những tài sản trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp thường xuyên tiến hành các hoạt động theo dõi, kiểm tra tình hình tài sản của doanh nghiệp cả về mặt giá trị và hiện vật, phải thường xuyên đối chiếu số liệu thực tế và số liệu trên sổ sách. -Tiến hành các hoạt động sản xuất: đây cũng là giai đoạn đặc trưng của một doanh nghiệp sản xuất. Trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng, khai thác các nguồn lực để sản xuất sản phẩm, là giai đoạn phát sinh chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Trong giai đoạn này việc rất quan trọng là phải kiểm soát chi phí phát sinh tránh lãng phí, đặc biệt là đối với ch phí 10 Đề án môn học NVL, trong giai đoạn này chi phí NVL phát sinh rất lớn. Việc kiểm soát tốt chi phí NVL nói riêng, còng như tất cả các loại chi phí một cách hợp lý sẽ giúp cho giá thành của doanh nghiệp được hạ thấp, tạo điều kiện giảm giá bán, tăng tính cạnh tranh trên thị trường -Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Định kỡ cỏc doanh nghiệp xem xét, đánh giá lại kết quả thực hiện đầu tư cuả doanh nghiệp, họ dùa vào những BCKT để đưa ra các phương án, các quyết định kinh doanh cũng như xây dựng các dự toán của doanh nghiệp trong cỏc kỡ sau cho phù hợp hơn, để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Thông qua hệ thống báo cáo tài chính sẽ giúp cho những đối tượng quan tâm biết được tình hình tà chính cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Trong tất cả các doanh nghiệp thì để có được một hệ thống báo cáo tài chính thì nhất thiết phải trải qua khõu tính giá vật thực tế vật tư nhập, xuất, và công việc này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất, vỡ viờc dự trữ và sử dụng NVL là cần thiết, quan trọng và rất thường xuyên và nó chiếm tỉ trọng chi phí rất lớn. Tính giá nguyên vật liệu thực chất là xác định giá trị ghi sổ của vật liệu. Theo quy định, vật liệu được tính theo giá gốc (giá thực tế) tức là vật liệu khi nhập kho hay xuất kho đều được tính theo giá gốc trên sổ sách. Tính giá NVL là một công việc cần thiết bởi những lÝ do sau: Thứ nhất, do yêu cầu của quản lí NVL trong doanh nghiệp nờn cỏc doanh nghiệp sẽ thường xuyên theo dõi NVL trong khoản mục hàng tồn kho, để tránh việc hư háng và mất mát. Việc theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị là rất cần thiết. Để theo dõi được thì doanh nghiệp phải tiến hành ghi chép một cách thường xuyên, tức là sau mỗi lần nhập, xuất thì đều phải tiến hành phản ánh trên sổ sách, để từ đó xác định được số lượng tồn kho của NVL tại tất cả các thời điểm. Thứ hai, đối với hầu hết những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thì việc báo cáo chính xác hàng tồn kho nói chung là đặc biệt quan trọng đối với 11 Đề án môn học nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Ban quản trị thường ưu tiên đến các vấn đề như thời gian quyết định đặt mua hàng và mỗi lần đặt mua là bao nhiêu, để đảm bảo việc đặt mua là kinh tế nhất với các chi phí lưu kho ,lưu bãi, chi phí bảo quản là thấp nhất. Thứ ba, tính giá NVL xuất kho giúp xác định được chi phí NVL trong sản phẩm, là cơ sở để xác định giá thành và giá vốn hàng bán để từ đó lập BCKQKD của doanh nghiệp. Việc Tính gớa NVL nhập sẽ góp phần xác định được giá trị tài sản , là cơ sở để lập BCĐKT của doanh nghiệp. Thứ tư , việc tính giá thực tế NVL một cách chính xác là rất cần thiết. Vì một khi tính giá NVL không chính xác sẽ làm cho việc đánh giá và báo cáo khoản mục hàng tồn kho một cách không chính xác sẽ khiến cho việc đánh giá về tài sản, vốn, thu nhập và chi phí dễ bị sai lệch. Đặc biệt, khi hàng tồn kho cuối kì bị phản ánh dưới giá có thể dẫn đến các ảnh hưởng như : phản ánh cao hơn giá vốn của hàng bán, phản ánh thấp hơn tổng số tài sản, phản ánh dưới mức tài sản để lại... hay khi hàng tồn kho cuối kì bị phản ánh trờn giỏ sẽ dẫn đến các ảnh hưởng ngược lại. Thư năm, việc tính giá và lùa chọn phương pháp tính giá cụ thể nào đối với doanh nghiệp cũng là một việc được quan tâm. Bởi vì, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thỡ cú bốn phương phỏp Tính giá xuất NVL mà doanh nghiệp có thể lùa chọn để áp dụng. Nếu như không có sự biến động về giá của NVL mua vào thì sẽ không có sự khác biệt giữa các phương pháp, tuy nhiên thực tế thỡ khụng như vậy cho nên mới phải duy trì cả bốn phương phỏp Tính giỏ. Mỗi phương pháp tính giá khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Nếu trong một thị trường không ổn định về giá, hiện nay giá tất cả các mặt hàng xu hướng tăng giá, thì phương pháp FIFO cho kết quả của giá vốn hàng bán là thấp nhất, lãi gộp cao nhất cũng đồng nghĩa thuế thu nhập doanh nghiệp phải nép là cao nhất. Còn phương pháp LIFO cho kết quả ngược lại có nghĩa là giá vốn hàng bán sẽ cao, làm cho lợi nhuận giảm dẫn đến thuế thu nhập doanh 12 Đề án môn học nghiệp phải đóng là Ýt nhất. Kết quả cuả phương pháp bình quân gia quyền sẽ nằm giữa hai phương pháp FIFO và LIFO, còn kết quả của phương pháp thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm nào thực tế đã tiêu thụ được. Như vậy, việc lùa chọn phương pháp tính giá xuất nào tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp muốn đóng Ýt thuế thu nhập doanh nghiệp,và cải thiện tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ lùa chọn phương pháp LIFO, còn với mục đích thu hót vốn đầu tư thì doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp FIFO. (Cũng cần phải thấy rằng mỗi phương pháp đều có nhưng ưu, nhược điểm riêng.riêng đối với phương pháp LIFO thì trải qua một qỳa trỡnh nghiên cứu, ngày 18/12/2003, IAS 02 sửa đổi năm 2003 đă ra đời thay thế cho chuẩn mực sửa đổi năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, đã không chấp nhận cho sử dụng phương pháp này, nghĩa là hiện tại thì CMKTQT hiện nay thì chỉ có ba phương pháp tính giá xuất kho NVL thay vì bốn phương pháp như trước đõy.Đõy là điểm khác biệt lớn nhất giữa CMKTVN và CMKTQT về hàng tồn kho). Từ những lÝ do trên ta khẳng định được tầm quan trọng của công tỏc tính giá NVL trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.2. Tính giá NVL nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất Tinh giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL. Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho - Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện, cụ thể: -Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. +Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn 13 Đề án môn học kho.Cỏc khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua. +Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoỏ nguyên liệu vật liệu thành thành phẩm. +Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phớ khỏc ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. -Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: +Chi phí nguyờn liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh khỏc trờn mức bình thường; +Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoan chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong qỳa trỡnh mua hàng; +Chi phí bán hàng va quản lý doanh nghiệp. Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế. Giá thực tế NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ theo nguồn nhập.  NVL nhập kho do mua ngoài. Đối với NVL nhập kho do mua ngoài thì giá trị thực tế ghi sổ bao gồm trị giá mua của vật liệu [là giá mua ghi trờn hoỏ đơn của người bán đã trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng (+) các chi phí gia công, hoàn thiện và cộng (+) các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có)] và các chi phí thu mua thực tế phát sinh (chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí bao bì; chi phí của bộ phận thu mua độc lập; chi phí thuê kho bãi; tiền phạt lưu kho, lưu bãi, lưu hàng...). 14 Đề án môn học Như vậy, trong giá thực tế của NVL trong doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà bao gồm các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).  NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất. Giá thực tế ghi sổ của NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất là giá thành công xưởng thực tế (giá thành sản xuất thực tế) của vật liệu được sản xuất ra. Tính giá thành thực tế được xác định như sau: Bước 1: Tập hợp chi phí trực tiếp ( CP NVLTT, CPNCTT) có liên quan đến từng đối tượng Tính giỏ. Bước 2: Tập hợp và phân bổ CPSXC cho từng đối tượng Tính giỏ. Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành dơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm giá trị sản phẩm dở dang đầu kì cộng (+) chi phí phát sinh trong kì trừ (-) giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Tổng giá thành sản xuất Giá thành = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Tổng giá thành sản xuất đơn vị = sản phẩm  Sè lượng sản phẩm hoàn thành NVL thuê ngoài gia công, chế biến. Giá thực tế ghi sổ nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất thuê chế biến cựng cỏc chi phí thuê ngoài gia công, chế biến ( tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức...).  NVL nhận đóng góp từ các đơn vị tổ chức cá nhân tham gia góp vốn. 15 Đề án môn học Giá thực tế ghi sổ khi nhập kho số vật liệu này là giá thoả thuận do cỏc bờn xác định (hoặc tổng giá thanh toán ghi trờn hoỏ đơn GTGT do các bên tham gia liên doanh lập) cộng (+) với các chi phí tiếp nhận mà đơn vị phải bỏ ra (nếu có).  NVL là phế liệu thu hồi. Giá thực tế ghi sổ của số phế liệu này là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.  NVL được tặng, thưởng, viện trợ. Giá thực tế ghi sổ của số vật liệu này là giá thị trường tương đương hoặc giá ghi trên biên bản giao nhận cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận (nếu có).  NVL vay mượn tạm của thời của đơn vị khác. Giá thực tế ghi sổ của số NVL này là giá thị trường hiện tại của số NVL đó. 1.2.3. Tính giá NVL xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất. Việc tính giá NVL xuất dùng để xác định chi phí NVL được thực hiện qua 3 bước sau: Bước 1: Xác định số lượng từng loại NVL xuất dùng. Bước 2: Xác định giá dơn vị từng loại xuất dùng. Bước 3: Xác định tổng giá trị xuất dùng (chi phí NVL). Việc xác định giá dơn vị từng loại NVL xuất dùng kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau với nguyên tắc nhất quán trong kì. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp tính cần phải có sự giải trình và nêu những tác động của sự thay đổi tới cỏc bỏo cáo kế toán. Việc lùa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp.  Phương pháp giá thực tế đích danh 16 Đề án môn học Theo phương pháp này NVL được xác định theo đơn chiếc hay từng lô hàng và được giữ nguyên từ lúc nhập kho tới lúc xuất kho. Khi xuất kho một lô NVL nào thỡ Tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lụ đú. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho, các loại NVL có giá trị cao, chủng loại NVL Ýt, dễ phân biệt các loại NVL với nhau. Trong doanh nghiệp sản xuất thì thường áp dụng phương pháp này cho những NVL dùng để sản xuất theo đơn đặt hàng. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản từng lô NVL.Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.  Phương pháp giá đơn vị bình quân Theo phương pháp này, thì giá thực tế của NVL xuất kho được tính theo giá bình quân. Giá thực tế NVL xuất dùng Sè lượng = NVL Giá đơn vị × bình quân của xuất dùng NVL Cú các phương pháp giá dơn vị bình quân có thể được áp dụng sau đây: +Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có Ýt danh điểm NVL nhưng có số lần nhập xuất mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kì và nhập trong kì , kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kì và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế vật liệu xuất trong kì. 17 Đề án môn học Giá đơn vị Giá gốc NVL tồn đầu kì và nhập trong kì bình quân = cả kì dự trữ Lượng gốc vật liệu tồn trong kì và nhập trong kì Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán NVL, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất từng loại danh điểm NVL. Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá thực tế NVL xuất kho vào cuối kì hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của cỏc khõu kế toỏn khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tính giá theo từng danh điểm NVL. +Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân từng loại danh điểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân NVL xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho. Giá đơn vị bq Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập = Lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khối lượng tính toán nhiều và phải tiến hành tính theo từng danh điểm NVL Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có Ýt danh điểm NVL và số lần nhập mỗi loại không nhiều. +Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước Theo phương pháp này, kế toán xác định gớa đơn vị thực tế bình quân dựa trờn giỏ thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kì trước. Dùa vào giá đơn vị 18 Đề án môn học bình quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kì để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm. Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào sự biến động giá cả NVL, trường hợp giá cả thị trường NVL có biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp bất hợp lý (tồn kho âm).  Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) ÷ Phương pháp này giả thiết rằng, NVL nào nhập vào trước thì sẽ được xuất ra trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số NVL xuất. Nói cách khác, giá thực tế của số NVLnhập trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của số NVL xuất trước, và do vậy giá thực tế của số NVL tồn cuối kì sẽ là giá thực tế của số NVL mua vào cuối cùng Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, giá trị NVL tồn kho cuối kỡ chớnh là giá mua NVL nhập kho sau cùng. Phương pháp này nói chung cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị NVL cuối kì nằm trong khoản mục hàng tồn kho cuối kỡ trờn bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong diều kiện những lần mua NVL chưa có giá đơn vị .Phương pháp này phù hợp với nhưng doanh nghiệp đang cố gắng thu hót đầu tư. Vì theo xu hướng biến động giá chung thì giá cả NVL sẽ có xu hướng tăng, mà theo phương pháp này thì những NVL nào nhập kho trước là những NVL có giá thực tế nhập thấp, thì sẽ được xuất trước, như vậy sẽ làm chi phí của doanh nghiệp thấp hơn,và do dú nú sẽ làm cho giá vốn của những lô hàng bán được thấp hơn, vì vậy sẽ làm cho thu nhập của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL nên tốn nhiều công sức. Phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp với giá thị trường của NVL. Hơn nữa, phương pháp này còn có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh 19 Đề án môn học thu mà doanh nghiệp có được là do các chi phí NVL vào kho từ trước, điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác về lãi gộp và thu nhập thuần. Phương pháp này thích hợp với điều kiện NVL luân chuyển nhanh, những doanh nghiệp có Ýt danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.  Phương pháp nhập sau, xuất trước Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước, tức là tổng giá trị xuất kho chính là giá trị số NVL nhập vào cuối cùng, vì vậy việc tính giá xuất của NVL được làm ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp này cho phép đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, cụ thể là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cũng vừa được chớnh cỏc NVL tính vào chi phí này tạo ra. Điều này dẫn đến việc kế toán sẽ cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kì . Phương pháp này đặc biệt đúng trong điều kiện lạm phát. Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp này được áp dụng phổ biến. Khi mức giá NVL tăng và số lượng hàng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nép giảm xuống. Mặc dù trong tương lai giá cả của NVLcú giảm đi thì doanh nghiệp đă giảm đi được một phần nào đó thuế thu nhập doanh nghiệp phải nép (trong một kì hoặc nhiều kì nào đó). Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được dòng tiền luân chuyển. Do số thuế phải nép Ýt đi nên doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền dùng để nép thuế để cho các mục tiêu đầu tư khác. Phương pháp này cũng có ưu điểm nữa là nó hạn chế được tối đa sự tác động của việc giảm giá NVL trong tương lai đối với thu nhập. Phương pháp 20 Đề án môn học này hạn chế tới mức thấp nhất việc phải ghi giảm điều chỉnh giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện giá NVL giảm đi. LÝ do xuất phát từ việc NVL nhập vào kho sau thỡ đó được xuất ra khái kho rồi. Phương pháp này có nhược diểm là, nó làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát. Các nhà quản lí trong doanh nghiệp dường như thích việc báo cáo lãi thuần tăng hơn là việc thấy thuế phải nép giảm đi. LÝ do của điều này chính là bởi vì các nhà quản lí trong doanh nghiệp sợ rằng các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về khả năng sinh lãi, khả năng thu hồi vốn đầu tư của họ. Điều này có thể dẫn đến giá cổ phiếu hoặc uy tín của doanh nghiệp bị sụt giảm. Hơn nữa, theo phương pháp này khoản mục hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cõn đối kế toán. Việc đánh giá hàng tồn kho để lập báo cáo kế toán thông thường không được cập nhật bởi hàng tồn kho vào kho trước vẫn còn nằm trong kho. Việc đánh giá giảm này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm thấp hơn so với thực tế hàng tồn kho. 21 Đề án môn học 1.3. Tính giá NVL theo Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Sự phát triển theo hướng quốc tế hoỏ cỏc chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhằm tạo ra "ngôn ngữ chung" và "sân chơi đạt tiêu chuẩn" sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập Báo cáo tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC). Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực kế toán cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Vì vậy có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 2 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 2) và những quy định kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó có những phương hướng hoàn thiện. Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) - Hàng tồn kho là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Hàng tồn kho đề cập trong chuẩn mực này gồm:- Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bánSản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa 22 Đề án môn học làm thủ tục nhập kho - Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán - Sản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho -NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho và đã mua đang đi trên đường.-Chi phí dịch vụ dở dang -Chi phí dịch vụ dở dang -Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả. Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, theo chuẩn mực gồm 4 phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp nhập sau xuất trước. 23 Đề án môn học Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 và chuẩn mực kế toán Việt Nam Bảng : Bảng so sánh phương pháp hạch toán hàng tồn kho Theo IAS 2 Theo kế toán Việt Nam VAS 02 1. Phương pháp đánh giá hàng nhập: 1. Phương pháp đánh giá hàng nhập: - Giá gốc hàng tồn kho gồm: - Đối với nguyên vật liệu, hàng hoá Tổng chi phí mua gồm: mua ngoài: + Giá mua ghi trên hoá đơn Giá nhập = giá mua + chi phí mua + chi + Các chi phí mua phí (thuế nhập khẩu, hao hụt trong định + Giảm giá thương mại mức…) Chi phí chế biến gồm: - Đối với thành phẩm, sản phẩm dở + Chi phí trực tiếp liên quan đến sản dang thì chi phí bao gồm: xuất sản phẩm. + Chi phí nguyên liệu trực tiếp + Chi phí sản xuất chung: Định phí và + Chi phí nhân công trực tiếp biến phí + Chi phí sản xuất chung: được phân bổ - Phân bỏ chi phí sản xuất chung trên khối lượng sản xuất thực tế chứ + Phân bổ biến phí dựa trên tình hình không dựa trên cơ sở năng suất hoạt sử dụng thực tế máy móc thiết bị. động bình thường + Phân bổ định phí dựa trên năng suất trung bình của thiết bị sản xuất 2. Phương pháp đánh giá hàng xuất 2. Phương pháp đánh giá hàng xuất - Phương pháp chuẩn: + Nhập bình trước xuất trước + Nhập trước, xuất trước. + Bình quân gia quyền + Bình quân gia quyền + Giá thực tế đích danh + Tính theo giá đích danh. + Nhập sau xuất trước - Phương pháp thay thế được chấp + Giá bình quân kỳ trước 24 Đề án môn học nhận: + Nhập sau, xuất trước (đã loại bỏ) 25 Đề án môn học Kinh nghiệm nước Mỹ về tính giá NVL và đánh giá NVL tồn kho. Vật liệu nhập, xuất, tồn kho đượcghi sổ theo nguyên tắc giá thực tế. Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá mua chi phí thu mua trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại họăc số giảm giá được hưởng. Giá thực tế của vật liệu xuất kho được xác định theo mét trong bốn phương pháp như phương pháp giá bình quân, phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp giá thực tế đích danh. Về phương pháp tính giá xuất kho thì kế toán Mỹ và kế toán Việt Nam giống nhau. Còn về tính giá nhập kho NVL mua ngoài, thỡ cú một số điều mà chúng ta cần tham khảo để công tác hạch toán được dễ dàng, thuận tiện hơn. Theo kế toán Mỹ thì khi mua NVL vào mà doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán do việc thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. Có hai phương pháp ghi chép về số chiết khấu thanh toán là phương pháp giá trị gộp và phương pháp giá trị thuần: - Theo phương pháp giá trị gộp, kế toán ghi sổ theo tổng giá trị hàng mua và chỉ ghi số chiết khấu thanh toán khi chúng thực tế phát sinh thực tế. Số chiết khấu khi phát sinh thực tế trong kì được tập hợp vào tài khoản “Chiết khấu hàng mua” và cuối kì kết chuyển. Nợ TK “Phải trả người bỏn”: Ghi gỉam nợ phải trả người bán. Có TK “Chiết khấu bán hàng”:Ghi số chiết khấu thanh toán được ghi giảm nợ phải trả. Có TK “Tiền mặt”: Số tiền mặt thực trả cho người bán sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng. -Theo phương pháp giá trị thuần, kế toán ghi sổ hàng mua theo giá thực tế sau khi trừ đi số chiết khấu được hưởng. Theo phương pháp này nếu doanh nghiệp thanh toán tiền hàng trong thời hạn chiết khấu thì kế toán không phải điều chỉnh. Nếu thanh toán sau thời hạn cho phép được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu không được hưởng được coi là một khoản lỗ về chiết khấu thanh toán không được hưởng được coi là một khoản lỗ về chiết khấu mua 26 Đề án môn học hàng và được kế toán theo dõi trên TK “Số chiết khấu mua hàng bị mất’. Cụ thể : +Khi nhập kho sè NVL mua về, căn cứ vào hoá đơn của người bán về giá bán và số chiết khấu được hưởng: Nợ TK “Mua hàng”/ TK “Nguyờn, vật liệu”: Giá mua trừ (-) sè chiết khấu được hưởng. Có TK “Phải trả nhà cung cấp” +Khi thanh toán: Nếu thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán. Nợ TK “Phải trả nhà cung cấp”: Số nợ thực tế Có TK “Tiền mặt ” Nếu thanh toán sau thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK “Phải trả nhà cung cấp” Nợ TK “Lỗ về chiết khấu thanh toỏn”: Số chiết khấu thanh toán bị mất. Có TK “Tiền mặt’’: Số tiền chi trả thực tế Như vậy, khoản chiết khấu thanh toán không đựơc ghi nhận vào doanh thu tài chính như ở Việt Nam, mà được ghi nhận giảm vào giá trị NVL hoặc ghi nhận vào vào một tài khoản trung gian để điều chỉnh sau. Còn đối với các khoản giảm giá phát sinh hoặc hàng mua trả lại thì không ghi giảm trực tiếp giá trị hàng tồn kho mà được ghi nhận vào một tài khoản điều chỉnh Nợ TK “Phải trả người bỏn” Có TK “ Giảm giá hàng mua hoặc hàng mua trả lại” Cách ghi này rất thuận tiện cho việc tính đúng giá trị gốc của NVL mua vào trong những lần mua trước đây, khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp LIFO. Thật vậy, khi doanh nghiệp được hưởng giảm giá do trong quá khứ doanh nghiệp đã mua nhiều và được nhà cung cấp chấp nhận giảm giá trong lần mua gần đây, thì việc để các khoản giảm giá được hưởng trên tài khoản trung gian sẽ dễ dàng điều chỉnh giảm giá trị NVL của những lần mua trước 27 Đề án môn học đó khi mà nó vẫn còn ở trong kho hơn là việc ghi nhận giảm giá ngay trên số mua lần gần đây nhõt của Việt Nam. Theo cách ghi nhận giá trị NVL nhập mua ở nước ta trong trường hợp này rõ ràng về bản chất là không đúng, vỡ đõy thực chất là việc giảm giá trị NVL của những lần mua trước mà không phải của lần này. Vậy đối với những doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp FIFO thỡ cỏch ghi theo kế toán Mỹ trong trường hợp này sẽ phù hợp hơn, cũng cần để tham khảo. Ngoài ra, kế koỏn Mỹ cũn cú cỏc kinh nghiệm về dự trữ NVL: Phương pháp JIT. Để thực hiện được phương pháp này cần phải có một số điều kiện nhất định xong nếu áp dụng được thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng. Trong hạch toán tổng hợp NVL các công ty ở Mỹ thường xuyên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên sửa đổi để cập nhật thông tin, tránh hao hụt, mất mát, tồn đọng quá nhiều NVL còng như để lập các kế hoạch tài chính. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ NVL tồn kho vào bất kì thời điểm nào trong qua trình kinh doanh. Trên đây là những kinh nghiệm về hạch toán NVL, các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét điều kiện cụ thể của mình để có những áp dụng phù hợp nhất. Đồng thời, Việt Nam còng cần phải có những quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được áp dụng những phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình để công tác hạch toán hiệu quả hơn. 28 Đề án môn học PHẦN HAI: HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUÂT 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất. Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp. Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, còng như xác định các CPNVLTT, CPSXC. Tính giá cú vai trò quan trọng trong công tác quản lí và lập báo cáo nói chung. Yêu cầu đặt ra với công tác tính giá là phải Tính đỳng, Tính đủ và hợp lí giá gốc của NVL. Do đó, nhất thiết phải hoàn thiện công tác tính giá đảm bảo được những thông tin cung cấp ra là chớnh xác nhất. Hiện nay, trong công tác tính giá nói chung vẫn còn có những bất cập mà cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Đơn cử, khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ khó có thể so sánh kết quả giữa cỏc kỡ, hơn nữa dễ gây nhầm lẫn đối với những người sử dụng thông tin trên báo cáo, khi họ thấy thu nhập của doanh nghiệp tăng lên thì họ lại băn khoăn không biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hơn hay không hay sự tăng lên của thu nhập lại là kết quả của một phương pháp kế toán. Nên chăng quy định những doanh nghiệp tương đồng nờn cú một phương pháp tính giá chung, hoặc trong mét doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổn định thỡ nờn cú những quy định hạn chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tính có thể so sánh được giữa cỏc kì hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Như vậy, trong trường hợp này thì rõ ràng khi cú cỏc quy định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp tính giá xuất sẽ đem lại thông tin tài chính trung thực, hợp lí, và có Ých hơn đối với người sử dụng. Và thực tế vẫn còn nhiều bất cập khác trong công tác Tính gớa vẫn cần sửa đổi. Hoàn thiện công tác tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện nay về chuẩn mực kế toán liên quan đến công tác tính giá là chuẩn mực về hàng tồn kho thỡ cú sự khác biệt giữa 29 Đề án môn học CMKTVN và CMKTQT chủ yếu nhất là CMKTQT chỉ chấp nhận ba phương pháp Tính gớa theo đó không chấp nhận phương pháp LIFO, trong khi Việt Nam thì vẫn cho phép sử dụng phương pháp này. Vậy cần phải luôn cập nhật nhưng thay đổi trên thế giới để đánh giá tình hình ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mưc, nói chung chuẩn mực hàng tồn kho nói riêng, để có sự đồng nhất với chuẩn mực quốc tế khi gia nhập WTO. Tóm lại , cần phải hoàn thiện công tác tính giá vỡ: Thứ nhất, do hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, khó khăn cho việc áp dụng Thứ hai, hoàn thiện công tác tính giá sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc áp dụng Thứ ba, hoàn thiện công tác tính giá để hội nhập kinh tế quốc tế, để hệ thống CMKTVN ngày càng tiến gần hơn với CMKTQT. Như vậy, khi mà CMKTQT đó cú sự thay đổi thì Việt Nam còng phải cập nhật những thay đổi đó và cũng phải có những thay đổi nhất định để tạo ra sự đồng bộ giữa IAS và VAS. Mục tiêu của hoàn thiện công tác tính giá là cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chính xác nhất, để việc áp dụng các quy định được dễ dàng và thống nhất, cuối cùng là để kinh tế Việt Nam hội nhập. 2.2.Đỏnh giỏ tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất, thì doanh nghiệp nào cũng cần phải tính giá NVL. Việc tính giá NVL tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sè 02 Hàng tồn kho. Tuy việc tính giá NVL nhập, xuất đã được quy định thống nhất thực hiện nhưng trên thực tế vẫn phát sinh một số trường hợp mà khi áp dụng những quy định lại gây ra một số những bất ổn. Vậy tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất được đánh giá như thế nào? 2.2.1. Những ưu điểm. Luật kế toán, 22 chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán được ban hành là những minh chứng rõ ràng cho 30 Đề án môn học những nỗ lực của Việt Nam đưa công tác kế toán tiến gần hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong đó ta thấy chuẩn mực về hàng tồn kho thể hiện được rõ ràng nhất sự tiến gần giữa kế toán Việt Nam và thế giới. Tháng 12/1993, CMKTQT sửa đổi số 02 “hàng tồn kho” dã được Uỷ ban CMKTQT thông qua để thay đổi cho CMKTQT sè 02 “ Tính giá và trình bày hàng tồn kho” (ISA 02). ISA sửa đổi năm 1993 này đã có hiệu lực đối với các BCTC được lập cho những niên độ kế toán từ sau ngày 1/1/1995. Trên những cơ sở nghiên cứu vận dụng IAS 02 (sửa đổi năm 1993) và dựa trờn thực tiễn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính đó kớ Quyết định 149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1, trong đó có CMKTVN 02 “Hàng tồn kho” (VAS 02).Về cơ bản, những nội dung cốt lõi và quan trọng của IAS 02 đã được kế thừa trong VAS 02. Kể từ đó, việc triển khai áp dụng chuẩn mực này đã cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo ra một sự thống nhất trong công tác hạch toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. CMKTVN về hàng tồn kho đựơc xây dựng dựa trờn sự kế thừa những CMKTQT. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn cho doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. Vì khi đó cú một sự thống nhất chung giữa CMKTVN và CMKTQT thì khi gia nhập WTO các doanh nghiệp không phải thay đổi, hoặc phải thay đổi rất Ýt những thủ tục, những công việc thường xuyên họ vẫn làm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tù tin hơn khi không phải đối phó với những thay đổi lớn. Hiện nay chỉ có sự khác biệt lớn nhất giữa CMKTVN và CMKTQT đó là theo chuẩn mực Việt Nam thỡ cú bốn phương phỏp Tính giá xuất kho: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp giá đơn vị bình quân, FIFO, LIFO; nhưng chuẩn mực kế toán quốc tế thì hiện nay đã không chấp nhận phương pháp LIFO nữa. Tuy nhiên, hệ thống CMKTQT (cũng như hệ thống CMKTVN sau này) phải thường xuyên phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Trải qua quá trình nghiên cứu, ngày 18/12/2003, IAS 02 sửa đổi năm 2003 đã ra đời thay thế cho CM sửa đổi năm 1993 và sẽ 31 Đề án môn học có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, đã chính thức không chấp nhận phương pháp LIFO khi tính giá xuất nữa. VAS 02 (cũng như IAS 02 sửa đổi 1993) cho phép tính giá hàng tồn kho xuất theo 4 phương pháp đó nờu, tuy nhiên để khắc phục những hạn chế nhất định của phương pháp thay thế được chấp nhận LIFO chuẩn mực đã quy định thêm đó là khi doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp LIFO thì đồng thời trên BCTC phải phản ánh số chờch lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trên BCĐKT với: -Giá trị hàng tồn kho cuối kì thấp nhất tính theo phương pháp bình quân gia quyền, FIFO, thực tế đích danh -Hoặc giá trị thấp hơn nữa giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kì tại ngày lập BCĐKT và giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều này cho thấy từ lâu phương pháp LIFO từ lâu đã không được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên hiện nay CMKTVN vẫn duy trì cả 4 phương pháp tính điều đó giỳp cỏc doanh nghiệp dễ dàng lùa chọn được phương pháp tính phù hợp nhất đối với mình. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm NVL của mình, số lượng, tính chất NVL, cơ sở hạ tầng, hệ thống kho bãi, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, số lần nhập, xuất NVL, trình độ của thủ kho, kế toán vật tư, mục đích của mình để lùa chọn một phương pháp phù hợp nhất. Việc áp dụng thống nhất một quy định chung trong việc Tính gớa tạo được sự công bằng cho các loại hình doanh nghiệp, sẽ dễ dàng phát hiện được các sai phạm của các doanh nghiệp hơn. Vậy ưu điểm của những quy định về tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất hiện nay là: đã kế thừa, cập nhật những thay đổi của CMKTQT về tính giá để góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa CMKTQT và CMKTVN; các quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng; khi áp dụng thực hiện nhìn chung đạt được sự thống nhất và hiệu quả; việc duy trì các phương pháp giúp doanh nghiệp có thể lùa chọn được phương pháp thích hợp đặc điểm vật chất, số lượng, tình hình nhập xuất NVL, kho bãi, đội ngò cán bộ, kho bãi ... của 32 Đề án môn học mình; chuẩn mực kế toán cũng có thay đổi trong từng giai đoạn để ngày càng hoàn thiện hơn. 2.2.2.Những tồn tại -Tồn tại về việc tính giá nhập kho các NVL Trước hết, là việc xác định giá trị nhập kho của những NVL được biếu, tặng. Theo quy định thì giá trị của NVL được biếu tặng thì có thể được ghi nhận theo hai cách đó là giá ghi trên biên bản giao nhận hoặc giá của những NVL tương đương khỏc trờn thị trường cộng (+) các chi phí vận chuyển, (được hạch toán là một khoản thu nhập khác và doanh nghiệp phải đóng thuế trên khoản thu nhập này). Nhưng cũng theo quy định thì giá thực tế của NVL được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Như vậy, trong trường hợp này nếu không có chi phí vận chuyển phát sinh thì giá trị của số NVL này phải bằng không thì mới chính xác, vì thực tế để có được số NVL này thì doanh nghiệp không phải bỏ ra bất kể một loại chi phí nào khác, và cũng không hề có bất kể một chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lợi dụng điều này để khai tăng giá trị của NVL để tính vào chi phí nhiều hơn để giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhõp doanh nghiệp phải nép. Thứ hai, về những khoản giảm giá được hưởng khi mua NVL trong thời gian nhà cung cấp áp dụng chương trình khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Cần thấy rằng việc giảm giá này không đồng nhất với việc giảm giá khi khách hàng mua với số lượng lớn hoặc giảm giá do NVL kém phẩm chất, bởi nhà cung cấp thực hiện giảm giá trên tất cả số hàng hoá mà họ bán ra không phân biệt mua nhiều hay mua Ýt. Việc ghi nhận giá trị NVL nhập kho trong trường hợp này không thể đồng nhất với trường hợp giảm giá khi mua với số lượng lớn hoặc khi NVL bị kém phẩm chất được. Vậy việc ghi nhận giá thực tế nhập kho trong trường hợp này như thế nào để có thể Tính đỳng, đủ, hợp lí giá gốc NVL còng như CPNVLTT, CPSXC? Có phải ghi giảm giá 33 Đề án môn học gốc hàng tồn kho giống trong trường hợp được hưởng chiết khấu thương mại hoặc do mua hàng kém phẩm chất hay không? Thứ ba, đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng do ở những lần trước đó mua nhiều, nhưng đến lần mua này (lần mua gần nhất) nhà cung cấp mới chấp nhận chiết khấu cho doanh nghiệp. Theo cách ghi nhận giá trị NVL mua vào hiện nay thì không hợp lí ở chỗ, giá trị NVL nhập kho lần này đã được ghi giảm là không đúng, vì khoản chiết khấu thương mại này phải làm giảm giá trị mua NVL những lần trước đú thỡ mới đúng. Điều này Ýt nhiều ảnh hưởng đến kết quả của doanh nghiệp Thứ tư, đối với các khoản chiết khấu thương mại được hưởng cho chính lần mua cụ thể nào đó thì kế toỏn cú thể ghi trực tiếp giá thực tế (giỏ đó trừ khoản chiết khấu thương mại) của NVL mua về mà không cần phải phản ánh cả khoản chiết khấu thương mại không cần thiết như hiện nay nữa, tránh việc nhầm lẫn, giảm nhẹ việc ghi chép. -Đối với việc tính giá xuất NVL. Ta xem xét trường hợp tính giá xuất NVL trong trường hợp doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì khi NVL xuất trả lại nhà cung cấp, kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng (chi tiết NVL trả lại) theo giá mua từ nhà cung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc ghi giảm giá trị NVL hay giá xuất kho theo giá mua từ nhà cung cấp. Trong khi giá trị NVL xuất trong kì được xác định theo nguyên tắc giá gốc; NVL được nhập kho theo giá nào thì khi xuất kho phải được ghi theo giỏ đú. Giá gốc NVL không chỉ là giá mua từ nhà cung cấp mà còn bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp giá bình quân, LIFO, FIFO để xác định giá trị NVL xuất trong kì không phải là giá gốc mà đây chỉ là các phương pháp giả định được áp dụng mà thôi. Vì vậy không có sự thống nhất về mặt giá trị giữa giá trị tính toán xuất kho với giá trị 34 Đề án môn học ghi sổ của những NVL mang trả lại nhà cung cấp. Đây là một tồn tại cần phải giải quyết. Xác định giá trị NVL nhập, xuất qua đó xác định giá trị NVL tồn kho (trong khoản mục hàng tồn kho) và giá vốn hàng bán là phần chủ yếu của quá trình lập BCTC. Điều này luụn đỳng dự doanh nghiệp tiến hành kế toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kì hay phương pháp kê khai thường xuyên. Khi giá phải trả cho một loại NVL nào mà biến động trong một kì kế toán, hạch toán đối với NVL có thể trở thành một vấn đề phức tạp. Trong trường hợp mà giá phải trả biến động doanh nghiệp có thể chọn một trong bốn phương phỏp Tính giá xuất kho NVL cho phép hiện nay. Trong quá trình lập BCTC, người ta đã thống nhất với nhau khi thu nhập được tạo thành thì những khoản chi phớ đó phát sinh để tạo ra thu nhập đó sẽ được so sánh với thu nhập để xác định kết quả hoạt động, Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp FIFO khi được hưởng chiết khấu thương mại cho những lần mua trước đó thì sẽ làm cho kết quả bị phản ánh sai lệch . Vì khi đó NVL giảm của những lần mua trước đó lại được ghi giảm cho lần mua mà nhà cung cấp chấp nhận cho chiết khấu, đã làm cho chi phí của những lần xuất NVL mua trước đó tăng lên hơn thực tế, làm cho thu nhập trước thuế của lô hàng được sản xuất bởi những NVL mua trước đó giảm, còn chi phí khi xuất NVL của lần mua này sẽ giảm hơn thực tế sẽ làm cho thu nhập trước thuế tăng thêm. Như đã biết hiện nay, nước ta duy trì hệ thống gồm có bốn phương phỏp tính giá NVL xuất kho. Mét doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào thì phương pháp đó phải được dự kiến sử dụng trong một thời gian dài, Ýt nhất là trong một kì kế toán. Việc sử dụng liên tục cùng một phương pháp trong một thời gian dài sẽ giúp người xem các báo cáo dễ dàng so sánh các hoạt động hiện hành với các hoạt động trước đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp để đạt được những mục đích nhất định có thể tuỳ tiện thay đổi phương pháp dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng các báo cáo. Nếu thu nhập doanh nghiệp tăng lên, họ khó có thể xác định được sự tăng lên này có phải do doanh 35 Đề án môn học nghiệp sử dụng hiệu quả hơn hay là kết quả của việc sử dụng phương pháp kế toán. Vì vậy, vì vậy cần có biện pháp hạn chế sự thay đổi phương pháp tính giá xuất kho của doanh nghiệp. Hiện nay trên thế giới đó cú sự thay đổi lớn trong chuẩn mực kế toán, đó là sự không chấp nhận phương pháp tính giá xuất NVL theo phương pháp LIFO nữa. Vậy CMKTVN liệu cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế hay không? Tại sao phương pháp LIFO lại không được chấp nhận, nú cú những tồn tại gì? Ta thấy trong một thị trường không ổn định về giá, giá thay đổi từ kì này sang kỡ khỏc, thỡ mỗi phương pháp tính giá sẽ cho ra một kết quả khác nhau. Khi giá mua vào tăng lên qua cỏc kỡ thỡ phương pháp FIFO cho kết quả giá vốn hàng bán thấp nhất, lãi gộp lớn nhất. Trái lại, phương pháp LIFO cho kết quả giỏ vốn hàng bán cao nhất, lãi gộp là thấp nhất. Kết quả phương pháp bình quân nằm giữa hai phương pháp FIFO và LIFO, còn phương pháp thực tế đích danh thì hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm nào thực tế được tiờu thụ. Như vậy phương pháp thực tế đích danh có thể được chấp nhận vỡ nú hoàn toàn làm phù hợp giữa chi phí và thu nhập. Phương pháp bình quân có khuynh hướng che dấu sự biến động giá, song có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của những phương pháp còn lại và khối lượng tính toán Ýt. Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá hàng tồn kho trên BCĐKT sát với giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất. Phương pháp LIFO chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá vốn của hàng bán, do đó kết quả của nó tương xứng rõ nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên BCKQKD. Mặc dù mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc, điều kiện và cỏch Tính khác nhau, nhưng cả hai phương pháp FIFO và LIFO thỡ dựa trờn định giá về dòng luân chuyển đối với hàng tồn kho. Vậy thì định giá của phương pháp nào được coi là “thực tế” hơn để có thể được tiếp tục chấp nhận. Đặc điểm quan trọng nhất trong giả định của phương pháp FIFO là dựa trờn khái niệm “dũng vận động của hàng hoỏ”. Khái niệm này cho thấy cách nguyên liệu, được nhập kho và xuất kho. Và theo nguyên tắc 36 Đề án môn học này thì NVL nào ở trong kho lâu nhất sẽ được xuất trước và tồn kho cuối kì là những NVL mới mua hoặc mới đựoc sản xuất nhập kho. Điều này có nghĩa là nếu số lượng NVL cuối kì giả định sẽ được xuất khocho sản xuất trong một ngày sau này thỡ phũng thu mua phải mua lại một lượng khác để tồn kho cuối kì. Theo phương pháp FIFO, trị giá NVL tồn kho cuối kì là của những lần mua vào hoặc sản xuất gần nhất và do đó gần sát với giá trị thay thế nhất. Phương pháp LIFO khụng dựa trờn khái niệm “dũng vận động của hàng hoỏ” mà dựa trờn khái niệm “dũng vận động của chi phớ”. Theo khái niệm này, giá NVL của những lần mua mới gần đây nhất sẽ được tính vào giá thành phẩm. Phương pháp LIFO giả định lần mua mới nhất của NVL sẽ được xuất hết cho sản xuất. Hậu quả là tồn kho cuối kì còn lại trong kho sẽ là số NVL mua vào lúc đầu kỡ. Cỏc doanh nghiệp sản xuất chế biến hoạt động kinh doanh càng lõu thỡ NVL tồn kho có giá càng xưa. Hơn nữa, khi sử dụng phương pháp LIFO trong kỡ cú lạm phát xảy ra, chóng ta sẽ tính được giá trị thấp nhất của hàng tồn kho cuối kỡ vỡ nú được đánh giá theo giỏ đó tồn tại hoặc giá khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Vì vậy đây không phải là biểu hiện đáng tin cậy về giá trị hàng tồn kho trên BCĐKT và về dòng vận động thực sự của hàng tồn kho. Trong trường hợp áp dụng phương pháp LIFO như trên, có vẻ như những mặt hàng mới nhất sẽ được tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu tăng lên về nguyên liệu hàng hoá. Nhưng trên thực tế, những mặt hàng được nhập kho từ trước vẫn thường được xem như đã tiêu thụ khi số lượng hàng tồn kho giảm đáng kể. Chớnh vỡ biểu hiện thiếu tin cậy về dòng vận động vật chất về hàng tồn kho nên phương pháp LIFO có thể gây ra những đánh giá sai lệch về lợi nhuận thuần hoặc lỗ. Ngoài ra việc sử dụng phương pháp LIFO cho mục đích thuế vẫn thường xuyờn xảy ra. Doanh nghiệp kinh doanh liên tục phải có sản phẩm thay thế những sản phẩm nhập kho trước đó. Nếu chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau thì trị giá vốn sản phẩm bán phải phải tương xứng với doanh thu đã tạo ra sự tương xứng này. Mặc dù chi phí của những lần mua 37 Đề án môn học NVL gần nhất không nhất thiết sẽ giống như trị giá vốn của những sản phẩm thay thế nhưng đó vẫn là chi phí hiện hành nhất. Do đó, chi phí của những lần mua gần nhất tương đối sát với giá trị của nhòng sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, cũng chớnh vì điều này đã làm cho thông tin về giá vốn hàng bán bị đẩy lên quá cao, thu nhập thuần bị phản ánh quá thấp dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nép thấp hơn nhiều khi doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá khỏc. Điều này là không hợp lí trong điều kiện giá cả có xu hướng tăng lên như hiện nay. 38 Đề án môn học 2.3.Mét số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất. Để hoàn thiện công tác tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất, xin đề xuất một số kiến nghị: -Đối với NVL được biếu, tặng thì nhà nước nờn cú một số những quy định cụ thể hơn, không gộp chung với các trường hợp tăng NVL khác, mà coi nó là một trường hợp đặc biệt để có những hướng dẫnriêng, vỡ trong trường hợp này không thể yêu cầu được một chứng từ hợp pháp để chứng minh một khoản chi hợp pháp để có được số NVL này của doanh nghiệp được. -Đối với khoản giảm gớa được hưởng trong thời gian nhà cung cấp thực hiện các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.Việc hạch toán NVL trong trường hợp này phụ thuộc vào giá NVL mua vào trờn hoỏ đơn của nhà cung cấp, cụ thể: Một là, nếu trờn hoỏ đơn bán hàng (hoá đơn GTGT ) do nhà cung cấp phát hành, giá NVL mua vào được ghi theo giỏ đó trừ giảm giá mà không thể hiện số giảm giá được hưởng trờn hoỏ đơn thì NVL sẽ được ghi nhận theo giỏ hoỏ đơn. Hai là, nếu trờn hoỏ đơn do nhà cung cấp phát hành ghi đầy đủ thông tin về giá ban đầu, khoản giảm giá được hưởng, thì vấn đề NVL mua vào được ghi theo giá nào? Có hai phương án sau: + Phương án 1: NVL được ghi theo giá sau khi đã trừ đi giảm giá được hưởng. Khi đó khoản giảm giá này sẽ không được ghi nhận trên sổ kế toán. Cơ sở của phương án này là NVL sẽ được ghi nhận trên cơ sở giá mua thực tế của nhà cung cấp. + Phương án 2: NVL được ghi theo giá ban đầu, khi đó khoản giảm giá được hưởng sẽ được phản ánh trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Cơ sở của phương án này là nguyên tắc xác định giá gốc của NVL mua ngoài, chỉ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất mới được loại trừ khỏi chi phí mua của HTK nói chung. Trong khi xét về 39 Đề án môn học mặt bản chất, khoản giảm giá này phát sinh không phải trường hợp mua với số lượng lớn, bởi nhà cung cấp thực hiện giảm giá trên tất cả hàng hoá mà họ đã bán ra không phân biệt mua với số lượng nhiều hay Ýt. Vì vậy khoản giảm giá này không được loại trừ khỏi giá gốc của HTK nói chung hay NVL mua vào. Với yêu cầu tính và hạch toán đúng, đủ giá gốc của NVL mua vào, đảm bảo mức độ ổn định của tương đối của giá gốc NVL trong kì phương án hai được lùa chọn. Khi đó, khoản giảm giá là lợi Ých mà doanh nghiệp được hưởng do tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường có liên quan đến NVL, nhân tố trực tiếp tạo ra doanh thu trong kì. Vì vậy, chúng được hạch toán tăng thu nhập của doanh nghiệp thông qua việc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kì. Như vậy, trường hợp này được định khoản như sau: Nợ TK 152: giá mua NVL ban đầu Nợ TK 133: Thuế GTGT Tính trờn giá mua đã trừ giảm giá Có TK 111,112... :Số tiền thực tế thanh toán cho nhà cung cấp Có TK 632: Số tiền giảm giá -Đối với bất cập của việc tính giá xuất NVL trả lại nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể giá mua của NVL từ nhà cung cấp làm giá xuất. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng vi phạm nguyên tắc nhất quán khi không sử dụng phương pháp tính giá xuất mà doanh nghiệp đó lựa chọn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng phương án: Trị giá NVL xuất trả lại vẫn được xác định theo phương án lùa chọn và giá trị ghi sổ của chúng là giá mua từ nhà cung cấp. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị tính toán hạch toán tăng (hoặc giảm) GVHB trong kỡ.Theo phương án này giá trị hàng mua trả lại nhà cung cấp sẽ bảo đảm thực hiện đúng quy định trong chế độ kế toán hiện hành, giá trị NVL xuất trả lại được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lùa chọn sẽ đảm bảo được nguyên tắc nhất quán, phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị tính toán của NVL trả lại khi giá tính toán lớn hơn giá trị ghi sổ chính là phần tổn thất của mà doanh nghiệp phải gánh chịu, giá trị thiệt hại này được hạch toán vào GVHB. Khi giá trị tính toán nhỏ hơn giá trị ghi sổ, phần chênh lệch là lợi 40 Đề án môn học Ých mà doanh nghiệp được hưởng do biến động giá cả hàng hoỏ trờn thị trường trong quá trình kinh doanh hạch toán tăng thu nhập thông qua việc ghi giảm giá vốn +Nếu giá trị tính toán lớn hơn giá mua BT 1) Phản ánh giá trị NVL trả lại theo giá mua của chúng Nợ TK 331, 111, 112,... Có TK 152 Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) BT 2) Phản ánh phần chênh lệch Nợ TK 632 Có TK 152 +Nếu giá trị tính toán nhỏ hơn giá trị mua Nợ TK 331, 111, 112,... Có TK 152: Giá trị xuất kho Có TK 632: Chênh lệch -Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp được hưởng do nhà cung cấp chấp nhận do những lần trước mua nhiều, doanh nghiệp không thể ghi giảm ngay giá gốc của NVL nhập kho của lần mua gần nhất. +Nếu doanh nghiệp tính giá xuất theo phương pháp LIFO thì doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh giảm giá gốc NVL mua những lần trước đó. Việc điều chỉnh rất thuận lợi khi NVL đó vẫn nằm trong kho. +Nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá xuất còn lại thì doanh nghiệp nên tiến hành điờự chỉnh lại kết quả. -Đối với việc duy trì nhiều phương pháp tính giá xuất, theo quy định các doanh nghiệp chỉ phải sử dụng thống nhất phương pháp đã chọn trong một niên độ kế toán nên doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng mỗi năm sẽ chọn lại một phương pháp để việc lập các BCTC thuận lợi nhất, gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Vậy nên cần phải áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá 41 Đề án môn học cho các loại NVL cú cựng bản chất, đặc tính, và mục đích sử dụng đối với doanh nghiệp. Việc xác định những nhóm NVL cú cựng đặc tính và mục đích sử dụng đối với một doanh nghiệp cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố và điều kiện nhất định. Còn đối với những nhóm NVL có đặc tính và mục đích sử dụng khác nhau thì có thể lùa chọn những phương pháp khác nhau tuỳ doanh nghiệp lùa chọn sao cho phù hợp nhất. Cũng nên có những quy định thống nhất phương pháp tính giá đối với những doanh nghiệp tương đương: cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô, cùng thời gian tồn tại, ... -Cũng trên phần phân tích về những tồn tại của các phương pháp tính giá xuất NVL thì ta thấy trong hai giả định về hàng tồn kho thì giả định về phương pháp FIFO thực tế và hợp lí hơn phương pháp LIFO bởi phản ánh được trật tự luân chuyển của hàng tồn kho. Mặt khác, việc sử dụng phương pháp LIFO thường cho mục đích thuế khoá, và việc sử dụng phương pháp này sẽ làm cho khoản mục hàng tồn kho trong BCĐKT được nhận biết theo một giá trị Ýt có quan hệ với các mức chi phí gần đây. Vì vậy mà phương pháp LIFO đã không còn được phép áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02. Khi CMKTQT đó cú những thay đổi thì Ýt nhiều cũng tác động đến CMKTVN khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù ở thời điểm hiện nay, việc vận dụng những thay đổi của IAS 02 vào VAS 02 là rất khó khăn, nhưng việc hoàn thiện VAS để đồng bộ với IAS là một điều cần thiết để mở cửa nền kinh tế. Như vậy thì việc cập nhật những thay đổi của IAS để có nhữngđiều chỉnh, những thay đổi trong VAS cho phù hợp với thông lệ quốc tế phải được tiến hành thường xuyên. Những vấn đề được đưa ra trên đây có tính lý luận trên cơ sở nghiên cứu CMKT hàng tồn kho của Việt Nam giúp cho kế toán có thể Tính đỳng, đủ và hợp lý giá gốc NVL cũng như chi phí NVL phát sinh nhằm hoàn thiện công tác tính giá NVL trong các doanh nghiệp đặc biệt có ý nghĩa trong doanh nghiệp sản xuất. 42 Đề án môn học Kết luận Tính giá thực tế NVL trong doanh nghiệp sản xuất là không thể thiếu được do những vai trò, tác dụng của nó. Công tác tính giá sẽ càng hữu Ých hơn khi những quy định, những chế độ tài chính liên quan hợp lí, rõ ràng chính xác, ngày càng gần hơn với những quy định của quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay liên quan đến hàng tồn kho nhìn chung là sự kế thừa của chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi gia nhập WHO. Tuy nhiên, sau khi đi sâu vào việc nghiên cứu các quy định cỏch tính giá NVL thì ta thấy vẫn có những bất cập cần phải giải quyết giúp cho việc quản lớ cỏc doanh nghiệp được tốt hơn, cũng như giỳp cỏc doanh nghiệp dược dễ dàng hơn trong việc tính giá NVL. Hiện nay chuẩn 43 Đề án môn học mực kế toán quốc tế đó cú những thay đổi, Việt Nam cũng cần xem xét để có những thay đổi phù hợp hơn nữa. Hoàn thiện tính giá NVL là một yêu cầu đặt ra hiện nay để thống nhất vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp và để tiến tới sự đồng bộ giữa CMKTVN và CMKTQT. Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết, đăc biệt đối với sinh viên năm cuối. Nú giỳp sinh viên hệ thống lại được kiến thức và có những nhận định riêng của mình, thấy được những điểm vướng mắc cũng như hướng giải quyết hợp lí nhất xung quanh công tác tính giá NVL. Điều này rất có ý nghĩa cho sinh viên trong quá trình công tác và làm việc sau này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kề toán tài chính trong các doanh nghiệp. 2. Kế toán doanh nghiệp lí thuyết - bài tập mẫu và bài giải 3. Giáo trình kế toán quốc tế 4. Kế toán Mỹ 5. Tạp chí kế toán số 52, 53, 54, 55 6. Tạp chí kế toỏn.info 44 Đề án môn học 45 [...]... TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUÂT 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, còng như xác định các CPNVLTT, CPSXC Tính giá cú vai trò quan trọng trong. .. vật tư nhập, xuất, và công việc này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất, vỡ viờc dự trữ và sử dụng NVL là cần thiết, quan trọng và rất thường xuyên và nó chiếm tỉ trọng chi phí rất lớn Tính giá nguyên vật liệu thực chất là xác định giá trị ghi sổ của vật liệu Theo quy định, vật liệu được tính theo giá gốc (giá thực tế) tức là vật liệu khi nhập kho hay xuất kho đều được tính theo giá. .. ba phương pháp tính giá xuất kho NVL thay vì bốn phương pháp như trước đõy.Đõy là điểm khác biệt lớn nhất giữa CMKTVN và CMKTQT về hàng tồn kho) Từ những lÝ do trên ta khẳng định được tầm quan trọng của công tỏc tính giá NVL trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.2 Tính giá NVL nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất Tinh giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức... VAS Mục tiêu của hoàn thiện công tác tính giá là cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chính xác nhất, để việc áp dụng các quy định được dễ dàng và thống nhất, cuối cùng là để kinh tế Việt Nam hội nhập 2.2.Đỏnh giỏ tính giá NVL trong doanh nghiệp sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất, thì doanh nghiệp nào cũng cần phải tính giá NVL Việc tính giá NVL tuân theo chuẩn mực kế toán... vậy, trong giá thực tế của NVL trong doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà bao gồm các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)  NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất Giá thực tế ghi sổ của NVL nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất là giá thành công xưởng thực tế (giá thành sản xuất thực tế) của vật. .. về tính giá NVL và đánh giá NVL tồn kho Vật liệu nhập, xuất, tồn kho đượcghi sổ theo nguyên tắc giá thực tế Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá mua chi phí thu mua trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại họăc số giảm giá được hưởng Giá thực tế của vật liệu xuất kho được xác định theo mét trong bốn phương pháp như phương pháp giá bình quân, phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp giá. .. ba, tính giá NVL xuất kho giúp xác định được chi phí NVL trong sản phẩm, là cơ sở để xác định giá thành và giá vốn hàng bán để từ đó lập BCKQKD của doanh nghiệp Việc Tính gớa NVL nhập sẽ góp phần xác định được giá trị tài sản , là cơ sở để lập BCĐKT của doanh nghiệp Thứ tư , việc tính giá thực tế NVL một cách chính xác là rất cần thiết Vì một khi tính giá NVL không chính xác sẽ làm cho việc đánh giá. .. -Đối với việc tính giá xuất NVL Ta xem xét trường hợp tính giá xuất NVL trong trường hợp doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì khi NVL xuất trả lại nhà cung cấp, kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng (chi tiết NVL trả lại) theo giá mua từ nhà cung cấp Điều này đồng nghĩa với việc ghi giảm giá trị NVL hay giá xuất kho theo giá mua từ... xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất Việc tính giá NVL xuất dùng để xác định chi phí NVL được thực hiện qua 3 bước sau: Bước 1: Xác định số lượng từng loại NVL xuất dùng Bước 2: Xác định giá dơn vị từng loại xuất dùng Bước 3: Xác định tổng giá trị xuất dùng (chi phí NVL) Việc xác định giá dơn vị từng loại NVL xuất dùng kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau với nguyên tắc nhất quán trong. .. mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng Giá gốc hàng tồn kho bao ... si doanh nghip dt, da doanh nghip úng giy, vi doanh nghip may mc Trong cỏc doanh nghip, vt liu dc s dng phc v cho vic sn xut, ch to sn phm hoc thc hin dch v hay s dng cho bỏn hng, cho qun lý doanh. .. cú sn phm doanh nghip sn xut hay núi cỏch khỏc l khụng tn ti c mt doanh nghip hot ng Trong nhng doanh nghip sn xut thỡ giỏ tr ca NVL thng chim mt t trng ln tng chi phớ sn xut - kinh doanh, vỡ... Tớnh giỏ NVL doanh nghip sn xut 1.2.1 S cn thit phi tớnh giỏ NVL doanh nghip sn xut Doanh nghip sn xut l nhng n v kinh t thc hin quỏ trỡnh u t , sn xut, tiờu th nhm mc ớch sinh li Trong doanh nghip

Ngày đăng: 17/10/2015, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w