1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

32 699 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 122,09 KB

Nội dung

Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình phát triển đi lên của nền kinh tế thế giới, và thực tế đã ch

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyểnmình phát triển đi lên của nền kinh tế thế giới, và thực tế đã cho thấy một xuthế khách quan đang diễn ra mang tính chất toàn cầu mà không một quốc gia,không một tập đoàn, không một công ty nào lại không tính đến chiến lượckinh doanh của mình Đó là xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, một xuthế đem lại sức mạnh về tài chính; tận dụng công nghệ nhằm làm giảm chiphí, nâng cao chất lượng sản phẩm cho tất cả những doanh nghiệp tham giavào guồng máy đó.

Việt Nam cũng không ngừng đổi mới để hoà nhập với nền kinh tế thịtrường thế giới, có nhiều doanh nghiệp đã ra đời và không ngừng lớn mạnh.Nhưng để có tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thịtrường các doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý,phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn rađến khi thu hồi vổn về, đảm bảo thu nhập của đơn vị, hoàn thành nghĩa vụ vớinhà nước, cải tiến đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện tái sảnxuất mở rộng Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các bước thật cẩn thậnvà nhanh chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cả và chất lượngsản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảmbảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục, đó là nguyênvật liệu, yếu tố đầu vào, cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.Vì vậyvấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hạch toán và quản lý đầy đủ chínhxác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả ba yếu tố của công tác hạch toán là:chính xác, kịp thời, toàn diện

Trong sản xuất kinh doanh, chính sách giá cả chính là yếu tố để đứngvững và chiến thắng trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường Mặt khác, chỉcần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng tới

Trang 2

giá thành Việc hạch toán đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việchạch toán đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để làm được điềunày các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý mà kế toán là mộtcông cụ quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆUTRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu.

* Khái niệm:

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sảnxuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuấtsản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất.

* Đặc điểm :

Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượnglao động Theo Mác, tất cả mọi vật thể thiên nhiên xung quanh con người màlao động có ích có thể tác động vào để taọ ra của cải vật chất cho xã hội, phụcvụ con người đều là đối tượng lao động Nguyên vật liệu như sắt thép trongdoanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt, da trong doanhnghiệp đóng giầy, vải trong doanh nghiệp may mặc v.v là những đối tượnglao động Song không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vậtliệu Ví dụ: Quả bông tự bản thân nó không phải là nguyên vật liệu Nhưngnếu những quả bông ấy được lao động của con người tác động để trở thànhcác sản phẩm chế biến nhằm cung cấp cho công nghiệp dệt thì lại là nguyênvật liệu

Như vậy, nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiệndưới dạng vật hoá Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào mộtchu kỳ sản xuất nhất định Và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tácđộng của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vậtchất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Xét về mặt giá trị, khitham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúngvào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 4

1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu:

Vật liệu trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau,có giá trị, công dụng, nguồn gốc hình thành…khác nhau Do vậy, để có thểquản lý một cách chặt chẽ vật liệu và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loạithứ vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải tiếnhành phân loại chúng theo từng tiêu thức phù hợp

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu đượcchia thành các loại như sau:

-Nguyên, vật liệu chính: là thứ nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công,

chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm;

-Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,

được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng,mùi vị, hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao độnghay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốcnhuộm, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, giẻ lau…);

-Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong

quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt…;

-Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế

cho các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải …;

-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần

lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệp mua vàovới mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản;

-Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh

lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt …);

-Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên

như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng v.v…

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng loạidoanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từngnhóm, từng thứ quy cách,

Trang 5

Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy địnhphản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của doanhnghiệp được chia thành:

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phânxưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

Trên thực tế việc sắp xếp vật liệu theo từng loại như đã trình bày ở trên làcăn cứ vào công dụng chủ yếu theo từng đơn vị cụ thể Vì có thứ vật liệu ởđơn vị này là vật liệu chính nhưng ở đơn vị khác lại là vật liệu phụ Để phụcvụ tốt hơn yêu cầu quản lý chặt chẽ vật liệu, cần phải biết được một cách đầyđủ cụ thể số hiện có của từng thứ vật liệu được sử dụng trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Bởi thế, vật liệu cần phải phân chia một cách chi tiếthơn theo tính năng lý hoá học theo quy cách phẩm chất của vật liệu, đặc biệttrong điềukiện sử dụng doanh nghiệp danh điểm vật tư.

Lập danh điểm vật tư là quy định cho mỗi thứ hàng tồn kho một ký hiệuriêng (mã số) bằng hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) thaythế tên gọi kích cỡ của chúng Mỗi doanh nghiệp có thể lập doanh điểm vật tưtheo cách riêng song cần đảm bảo yêu cầu dễ ghi nhớ và hợp lý, tránh nhầmlẫn hay trùng lặp Đối với nguyên liệu vật liệu bao gồm các loại vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu, Mỗi loại nguyên vật liệu lại gồm nhiều nhómvì vậy tuỳ theo số lượng nhóm thứ vật liệu mà ký hiệu danh điểm nguyên vậtliệu gồm 6,7 số hay 8 số Ví dụ như TK 1521 - Nguyên vật liệu chính, TK1522 - Nguyên vật liệu phụ TK 15211, 15212, 15213, hoặc TK 152101,152102, 152103, là ký hiệu của từng nhóm trong từng loại nguyên vật liệuchính.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng hệ thống chữ cái để đặt ký hiệucho thứ vật liệu Ví dụ: TK 15211A là số danh điểm của từng thứ vật liệu Atrong nhóm 1, loại 1.

Trang 6

1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và những yêucầu đặt ra đối với quản lý nguyên vật liệu:

Từ đặc điểm trên cho thấy nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trongquá trình sản xuất Kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng lớn nếuviệc cung cấp nguyên vật liệu không đầy đủ, kịp thời Mặt khác, chất lượngcủa sản phẩm có bảo đảm hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng vậtliệu Do vậy cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều được quyết định bởi sốvật liệu tạo ra nó nên yêu cầu vật liệu phải có chất lượng cao, đúng quy cáchchủng loại, chi phí vật liệu được hạ thấp, giảm mức tiêu hao vật liệu để sảnphẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh trên thị trường

Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (50-70%) trong giá thànhsản phẩm nên việc tập trung quản lý vật liệu một cách chặt chẽ ở tất cả cáckhâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu,giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất Điều này có ý nghĩa quan trọngtrong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động vàtrong một chừng mực nào đó giảm mức tiêu hao vật liệu còn là cơ sở để tăngthêm sản phẩm cho xã hội, tiết kiệm nguồn tài nguyên không phải là vôtận.Do đó ,doanh nghiệp cần phải đặt ra yêu cầu cụ thể trong công tác quản lýnguyên vật liệu

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn cung cấpnguyên vật liệu không ổn định, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý vậtliệu toàn diện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng

Ở khâu thu mua: Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, côngdụng khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau Do đó, thu mua phải làmsao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ chophép hao hụt trong định mức Ngoài ra phải đặc biệt quan tâm đến chi phí thumua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa

Ở khâu bảo quản: Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp vớitính chất lý hoá của mỗi loại vật liệu Tức là tổ chức sắp xếp những loại vật

Trang 7

liệu có cùng tính chất lý hoá giống nhau ra một nơi riêng, tránh để lẫn lộn vớinhau làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau

Ở khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tốithiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây ứ đọngvốn do dự trữ quá nhiều

Ở khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hìnhxuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh Cần sử dụng vật liệuhợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi Điều này có ý nghĩaquan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thunhập, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp

Để tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định Điều kiện bảo quảnvật liệu, kho phải được trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đong, đo,đếm cần thiết, phải bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thíchhợp và có khả năng nắm vững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổsách hạch toán kho Việc bố trí, sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêucầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất, kiểm tra theo dõi.Bên cạnh việc xây dựng và tổ chức kho tàng của doanh nghiệp, đối với mỗithứ vật liệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõgiới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếuvật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn Cùngvới việc xây dựng định mức dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệulà điều kiện quan trọng để tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu Hệ thốngđịnh mức tiêu hao vật tư không những phải đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộphận sản xuất mà còn phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện để đạt tới cácđịnh mức tiên tiến Mặt khác, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các quyđịnh về lập sổ danh điểm vật liệu, thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở sổchi tiết và sổ tổng hợp để hạch toán vật liệu theo đúng chế độ quy định Đồng

Trang 8

thời, thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê vật liệu, xây dựng chế độ trách nhiệmvật chất trong công tác quản lý sử dụng vật liệu trong doanh nghiệp và ở từngphân xưởng, tổ, đội sản xuất

Việc quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến sửdụng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở doanhnghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sảnxuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

1.2 Tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.

Tính giá vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu.Theo quy định vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) Tức là vật liệu khinhập kho hay xuất kho đều được phản ánh trên sổ sách theo giá thực tế.

1.2.1 Sự cần thiết phải tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sảnxuất:

Vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chi phí vật

liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm cho nên yêu cầu tính giánguyên vật liệu sao cho hợp lý chính xác là vô cùng quan trọng Tính giánguyên vật liệu có chính xác, kịp thời, đầy đủ thì phòng Tài chính - Kế toánmới nắm được chính xác tình hình thu mua, dự trữ, và sử dụng vật liệu để lênkế hoạch thực hiện, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạch toán định giáthành sản phẩm

Ngoài ra đối với mỗi Doanh nghiệp công tác tính giá nguyên vật liệu cóảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.Nó quyết định đến hiệu suất cũng như lợi nhuận mà Doanh nghiệp đó đạtđược Điều đó được thể hiện ở chỗ tính giá nguyên vật liệu ảnh hưởng to lớntrong quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng Hạch toán tínhgiá nguyên vật liệu giúp cho các đơn vị sản xuất theo dõi được chặt chẽ vậtliệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị nhập, xuất tồn kho Thôngqua đó doanh nghiệp có thể sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguyên

Trang 9

vật liệu, hạ giá thành sản phẩm góp phần vào việc tăng tích lũy, tái sản xuấtxã hội.

1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất.

Giá gốc ghi sổ vật liệu trong các trường hợp cụ thế được tính như sau:Với các vật liệu mua ngoài: giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm trị giá muangoài của vật liệu thu mua [ là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán đãtrừ(-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng,cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại (nếu có) và các chi phí thu muathực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí bao bì; chi phí của bộ phận thumua độc lập; chi phí thuê kho, thuê bãi; tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưubãi…)].

Như vậy, trong giá thực tế của vật liệu trong doanh nghiệp tính thuế theophương pháp khấu trừ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ màbao gồm các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêuthụ đặc biệt (nếu có).

Với vật liệu doanh nghiệp sản xuất: giá thực tế ghi sổ của vật liệu dodoanh nghiệp sản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế (giá thànhcông xưởng thực tế) của vật liệu sản xuất ra.

Với vật liệu thuê ngoài, gia công, chế biến: giá thực tế ghi sổ nhập kho baogồm giá thực tế của vật liệu, cùng các chi phí liên quan đến thuê ngoài giacông, chế biến, (tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, haohụt định mức…).

Với vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia gópvốn: giá thực tế ghi sổ là giá thoả thuận do các bên xác định (hoặc tổng giáthanh toán ghi trên hoă đơn GTGT do các bên tham gia liên doanh lập) cộng(+) với các chi phí tiếp nhận mà doanh nghiệp phải bỏ ra (nếu có).

Với phế liệu: giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụngđược hay giá trị thu hồi tối thiểu.

Trang 10

Với vật liệu được tặng, thưởng: giá trị thực tế ghi sổ của vật liệu là giá thịtrường tương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận (nếu có).

1.2.3 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất.

Để xác định giá thực tế (giá gốc) ghi sổ của vật liệu xuất kho trong kỳ, tuỳtheo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trìnhđộ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp

sau đây theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán, nếu thay đổi phương

pháp phải giải thích rõ ràng Cụ thể như sau:

1.2.3.1 Phương pháp giá thực tế đích danh:

Trong thực tế công tác kế toán, để giảm nhẹ việc ghi chép cũng như bảođảm tính kịp thời của thông tin kế toán, để tính giá thực tế của vật liệu xuấtkho, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạch toán.

Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theogiá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kếtoán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Giá thực tế từng loại xuấtkho (hoặc tồn kho cuối kỳ) =

Giá hạch toán từng

Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủyếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý Về thực chất, việc sử dụng giáhạch toán để ghi sổ các loại hàng tồn kho nói chung chính là một thủ thuậtcủa kế toán nhằm phản ánh kịp thời tình hình biến động hiện có của từng loạihàng tồn kho Giá trị từng loại hàng tồn kho tính theo phương pháp giá hạchtoán đúng bằng giá trị từng loại hàng tồn kho tăng, giảm hiện có tính theophương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.

Theo phương pháp này, giá của nguyên vật liệu chính là giá thực tế nhậpcủa đích danh lô hàng đó, nên phương pháp này phản ánh đúng nhất giá trịnguyên vật liệu bằng với chi phí doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra Để có thể áp

Trang 11

dụng phương pháp giá đích danh, doanh nghiệp phải bảo quản và hạch toánnguyên vật liệu chi tiết theo từng lô hàng nhập do đó kế toán có thể tính kịpthời và chính xác giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá nguyên vật liệu và thôngqua việc tính giá, kế toán cũng có thể theo dõi thời gian bảo hành của từng lôhàng từ đó có hướng bảo quản và sử dụng hợp lý.

1.2.3.2 Phương pháp giá đơn vị bình quân:

Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ được tínhtheo công thức:

Giá thực tế từng loại

Số lượng từng loạixuất kho

Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau:

Cách 1: Giá đơn vịbình quân cả kỳ dự trữ =

Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Cách tính này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao.Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tácquyết toán nói chung.

Cách 2: Giá đơn vị bìnhquân cuối kỳ trước =

Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

Lượng thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ(hoặc cuối kỳtrước)

Cách này mặc dầu khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá trong kỳ, tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu, dụng cụ, hàng hoá cũng như giá thành sản phẩm trong kỳ.

Trang 12

Cách 3: Giá đơn vịbình quân sau mỗi lần

Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập

Lượng thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập

Cách này tính theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phụcđược nhược điểm của cả 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật.Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.

Theo phương pháp này, khi tính giá của nguyên vật liệu, kế toán khôngdựa trên số liệu của từng đợt nhập riêng biệt mà tính giá thực tế bình quân củalượng hàng hoá và nhập kho trước đó hoặc trong một kỳ.

- Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này chophép kế toán tính giá hàng tồn kho một cách kịp thời tại mọi thời điểm trongkỳ nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán nguyên vật liệu làphương pháp kê khai thường xuyên lại không áp dụng được nếu các doanhnghiệp hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Tuy nhiên, khối lượng tính toán lớn vì đơn giá bình quân sẽ phải tính lạisau mỗi lần nhập, đặc biệt là khi tần suất nhập xuất vật tư, sản phẩm hàng hoácủa doanh nghiệp nhiều Hơn nữa, công việc thực hiện tính giá phức tạpnhưng kết quả thu được lại không mấy chênh lệch so với phương pháp nhậptrước - xuất trước Do đó, phương pháp này chỉ áp dụng trong các doanhnghiệp sản xuất hoặc kinh doanh thương mại, phương pháp hạch toán nguyênvật liệu theo kê khai thường xuyên, có quy mô nhỏ, số lượng chủng loại vậttư, sản phẩm, hàng hoá không nhiều, số lần nhập không lớn.

- Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ: Phương pháp này giúp giảmnhẹ khối lượng tính toán chỉ phải tính giá một lần vào cuối kỳ hạch toán.Phương pháp tính toán cũng khá đơn giản, việc tính giá không phụ thuộc vàosố lần nhập xuất của từng loại vật tư, sản phẩm hàng hoá Ngoài ra, phươngpháp này còn giảm nhẹ việc bảo quản cũng như hạch toán chi tiết cho từng lôhàng nhập, do đó công tác kế toán cũng được thực hiện dễ dàng hơn Tuynhiên, phương pháp này lại có xu hướng bình quân hoá các biến động này và

Trang 13

trong trường hợp có xảy ra lạm phát thì mức giá bình quân sẽ không theo kịpgiá thị trường nên giá trị nguyên vật liệu cũng không được phản ánh sát vớigiá hiện hành Ngoài ra, phải chờ đến cuối kỳ kế toán mới có đủ thông tin vềsố lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá để tính giá bình quân nên ảnh hưởng đếntiến độ của các khâu kế toán khác.

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán nguyên vật liệu làphương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp tính giá là phương phápbình quân cả kỳ dự trữ thì doanh nghiệp sẽ không thể theo dõi giá trị nguyênvật liệu sau mỗi lần nhập xuất vật tư, sản phẩm, hàng hoá được do đơn vịchưa tính được giá thực tế bình quân Để có thể theo dõi sự biến động về giátrị hàng xuất tồn hàng ngày, doanh nghiệp phải sử dụng giá hạch toán Giáhạch toán ở đây là một mức giá do doanh nghiệp đặt ra (có thể là giá kếhoạch, giá bình quân kỳ trước ) Để tạm tính giá vật tư, sản phẩm hàng hoáxuất kho trong kỳ Và đến cuối kỳ, khi đã có đầy đủ thông tin về lượng hàngnhập kế toán sẽ tiến hành việc điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tếthông qua hệ số giá Ở trên ta đã chứng minh được phương pháp giá hạch toáncho cùng một kết quả với giá bình quân cả kỳ dự trữ vì giá hạch toán chỉ đượcsử dụng để tạm tính, do đó, phương pháp tính giá hạch toán không phải là mộtphương pháp tính giá độc lập (Điều này là phù hợp với quy định trong chuẩnmực số 02).

Phương pháp giá hạch toán ở nước ta được sử dụng phổ biến cả trongdoanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp kinh doanh thương mại vì nó chophép kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về vật tư,sản phẩm hàng hoá Công việc tính giá đơn giản, được thực hiện nhanh chóngkhông phụ thuộc vào số lần nhập - xuất của mỗi loại là nhiều hay ít Ngoài ra,giá hạch toán còn có thể được tính chung cho nhiều chủng loại vật tư thuộccùng một nhóm (Ví dụ: Hệ số giá của vật liệu chính, của vật liệu phụ ) khiếncho công việc kế toán đơn giản hơn.

1.2.3.3 Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):

Trang 14

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuấttrước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng sốhàng xuất Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vậtliệu nhập kho trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu xuấttrước và do vậy, giá trị của vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vậtliệu nhập kho sau cùng Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cảổn định hoặc có xu hướng giảm.

Phương pháp này dựa trên cơ sở về “dòng vận động của hàng hoá” từ làhàng hoá được mua vào, nhập kho rồi xuất dùng theo thứ tự hàng nhập khotrước thì sẽ xuất kho trước Điều này phù hợp với thực tế cũng như yêu cầubảo quản nguyên vật liệu, những hàng cũ nhất sẽ được xuất dùng trước vàlượng hàng tồn cuối kỳ chính là hàng hoá mới mua vào hoặc mới được nhậpkho Do đó, giá trị nguyên vật liệu sẽ được tính trên cơ sở giá của lần mua vàohoặc sản xuất gần nhất nên giá trị nguyên vật liệu được phản ánh sát với giáhiện hành, việc tính giá hàng tồn kho thực hiện nhanh, kịp thời.

Mặc dù vậy, giá tính theo phương pháp này không theo kịp với giá thịtrường do giá được ghi nhận là giá của hàng tồn từ trước đó Nên các chi phíphát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành và điều này cóthể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu: lãi gộp, doanh thu thuần Tuy nhiên so sánhvới các phương pháp tính giá khác ta có thể thấy những ưu điểm của phươngpháp nhập trước - xuất trước:

- So với phương pháp giá thực tế đích danh, khối lượng công việc đãđược giảm nhẹ mà vẫn đảm bảo sự ước tính hợp lý về giá trị hàng tồn kho vìhai phương pháp đều yêu cầu hạch toán chi tiết cho từng loại vật tư, sảnphẩm, hàng hoá nhưng phương pháp giá thực tế đích danh phải chi tiết từnglần nhập Điều kiện kho hàng của doanh nghiệp tính theo giá thực tế đíchdanh cũng phức tạp và tốn kém hơn do phải bảo quản riêng từng lô hàngnhập.

- So với phương pháp giá đơn vị bình quân, phương pháp nhập trướcxuất trước không che giấu sự biến động của giá thị trường và công việc hạch

Trang 15

toán được tiến hành kịp thời hơn, giá trị nguyên vật liệu theo sát với giá thịtrường hơn.

Với những ưu điểm trên mà phương pháp nhập trước - xuất trước được sửdụng ngày càng rộng rãi, phương pháp này áp dụng trong cả doanh nghiệp sảnxuất và kinh doanh thương mại, thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luânchuyển nhanh.

1.2.3.4 Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO):

Phương pháp này giả định những vật liệu nhập kho sau cùng sẽ được xuấttrước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên Phươngpháp nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát.

Phương pháp này dựa trên giả định về “dòng vận động của chi phí” tức làhàng được xuất đi là lượng hàng nhập mới nhất Điều này giúp cho giá trịhàng xuất sát với mức giá thị trường vì đó là mức giá của lần nhập kho gầnnhất và chi phí được ghi nhận phù hợp với doanh thu hiện hành Trong điềukiện giá của các mặt hàng có xu hướng tăng lên như hiện nay, phương phápnhập sau - xuất trước sẽ cho kết quả về giá vốn cao hơn so với các phươngpháp khác, điều này dẫn đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và thuếcủa doanh nghiệp phải nộp cũng giảm.

Phương pháp này đã khắc phục được khuyết điểm của mô hình kế toántruyền thống là giá vốn được xác định bằng cách tham khảo giá bán hàng lỗithời của hàng tồn kho đã bán từ trước, trong khi doanh thu bán hàng lại đượcghi nhận theo giá bán hiện tại.

Tuy nhiên, với quy định về hàng tồn kho là lượng hàng cũ nhất còn lại đãkhiến việc phản ánh giá trị hàng tồn kho không sát với giá hiện hành (vì là giáhàng đầu kỳ) và đem lại sự ước tính về giá trị hàng tồn thấp hơn so với cácphương pháp khác Việc đánh giá giảm giá trị hàng tồn kho này làm cho chỉtiêu tài sản lưu động trên bảng cân đối kế toán thấp.

Mặt khác, giả định LIFO về dòng luân chuyển của vật tư, sản phẩm hànghoá như trên là không phù hợp với thực tế vì điều kiện yêu cầu bảo quản, lưu

Trang 16

trữ nguyên vật liệu không cho phép doanh nghiệp giữ lại lượng tồn kho làlượng hàng cũ nhất.

Phương pháp nhập sau - xuất trước khi áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ cóthể giúp cho doanh nghiệp giảm thuế phải nộp mà không làm ảnh hưởngnhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, ở cácdoanh nghiệp lớn bên cạnh việc giảm thuế thì chỉ tiêu lãi thuần của doanhnghiệp cũng sẽ giảm, do đó có thể khiến cho các nhà đầu tư hiểu lầm về khảnăng sinh lãi, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởngtới các quyết định đầu tư.

1.3 Tính giá nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước.

* Việc áp dụng các phương pháp tính giá.

Theo quy định mới, khi giá nguyên vật liệu doanh nghiệp chỉ được ápdụng một số trong 3 phương pháp thay vì 4 phương pháp như quy định trướcđây Ba phương pháp này là:

- Phương pháp giá đích danh

- Phương pháp giá bình quân gia quyền- Phương pháp nhập trước - xuất trước.

Như vậy do nhược điểm của phương pháp nhập sau - xuất trước màphương pháp này không còn được áp dụng.

* Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu.

Việc lựa chọn các phương pháp tính giá nguyên vật liệu có thể ảnhhưởng đến báo cáo tài chính nên doanh nghiệp có xu hướng mỗi năm chọn lạimột lần Điều này khiến cho các đối tượng sử dụng khó có thể so sánh báocáo tài chính giữa các năm, nhưng theo quy định mới điều này không thể xảyra do doanh nghiệp phải áp dụng một phương pháp tính giá nhất quán trongmột niên độ kế toán Ngoài ra, với những nhóm nguyên vật liệu khác nhau vềvị trí địa lý, hoặc những quy định về thuế quan thì vẫn áp dụng phương phápnhất quán.

Ngày đăng: 22/11/2012, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: - Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Bảng 1 (Trang 18)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT-TỒN VẬT LIỆU - Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT-TỒN VẬT LIỆU (Trang 21)
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất -TồnThẻ Kho Sổ chi tiết vật liệu - Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Bảng t ổng hợp Nhập - Xuất -TồnThẻ Kho Sổ chi tiết vật liệu (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w