CHUYÊN đề nội TIẾT (3)

31 984 2
CHUYÊN đề nội TIẾT (3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG CHUYÊN ĐỀ: NỘI TIẾT Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Thanh PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong chương trình Sinh học phổ thông, sinh lí động vật là một chuyên đề rất quan trọng và khó. Chuyên đề được bố trí trong chương trình Sinh học lớp 11. Tuy nhiên, kiến thức trong sách giáo khoa về chuyên đề này chỉ là những kiến thức rất cơ bản, đơn giản, không đủ đáp ứng cho các kì thi học sinh giỏi các cấp. Chính vì vậy để đáp ứng cho yêu cầu nâng cao, chuyên sâu đòi hỏi học sinh cần tham khảo thêm nhiều tài liệu khác. Hiện nay đã có một số tài liệu chuyên sâu về chuyên đề này, phục vụ khá tốt cho nhu cầu học tập nâng cao của học sinh; tuy nhiên với các em việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về sinh lí động vật vẫn còn khó. Đặc biệt về phần nội tiết với nhiều tuyến nội tiết, nhiều loại hoocmôn, nhiều tác dụng sinh lí, cơ chế tác động … luôn làm cho thầy và trò gặp nhiều khó khăn trong dạy và học. Vậy làm thế nào để hiểu, nhớ và vận dụng được kiến thức về nội tiết? Nhận thấy những khó khăn đó, qua một số năm dạy đội tuyển, tôi đã xây dựng một đề cương lí thuyết và một hệ thống các câu hỏi vận dụng giúp học sinh học tốt nội dung này. Kết quả bước đầu áp dụng trong giảng dạy và học tập là rất tốt. Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nâng cao được khả năng vận dụng và đồng thời giáo viên giảng dạy cũng tốt hơn. PHẦN II: NỘI DUNG A/ LÝ THUYẾT I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT VÀ HOOCMÔN Chức năng của cơ thể được điều hòa bằng hai hệ thống chủ yếu là hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hai hệ thống này có mối liên quan tương hỗ với nhau. Hệ thống thể dịch điều hòa chức năng của cơ thể bao gồm nhiều yếu tố như thể tích máu, các thành phần của máu, nồng độ các ion và đặc biệt là nồng độ các hoocmôn nội tiết. 1. Định nghĩa * Định nghĩa tuyến nội tiết 1 Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, chất bài tiết được đưa vào máu rồi được máu đưa đến các cơ quan, các mô trong cơ thể và gây ra tác dụng ở đó. Các tuyến nội tiết chính của cơ thể bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, nhau thai. Hình 1: Các tuyến nội tiết chính ở người * Định nghĩa hoocmôn Hoocmôn là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó. 2. Phân loại hoocmôn 2.1. Căn cứ vào nơi bài tiết và nơi tác dụng, hoocmôn được chia làm 2 loại: (1) Hoocmôn tại chỗ: là những hoocmôn do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi được đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra các tác dụng sinh lý. VD: Secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin ... (2) Hoocmôn của các tuyến nội tiết: các hoocmôn này thường được đưa đến các mô, cơ quan ở xa nơi bài tiết và gây ra tác dụng sinh lý ở đó. Nhóm hoocmôn này lại được chia thành 2 nhóm khác nhau: - Một số hoocmôn có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể như: GH của tuyến yên; T3, T4 của tuyến giáp; cortisol của tuyến vỏ thượng thận, insulin của tuyến tụy nội tiết... 2 - Một số hoocmôn chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ quan nào đó (cơ quan đích) như: ACTH, TSH, FSH, LH ... của tuyến yên 2.2. Căn cứ vào bản chất hóa học, hoocmôn được chia làm 3 loại: (1) Các hoocmôn steroit: hầu hết được tổng hợp từ cholesterol. Ví dụ: cortisol, anđôsteron của tuyến vỏ thượng thận; ơstrôgen, prôgestêrôn, testôstêrôn của tuyến sinh dục... (2) Các hoocmôn peptit: là các chuỗi có 3 – 200 axit amin hoặc hơn nữa. Ví dụ: ADH, OT của thùy sau tuyến yên; các hoocmôn của vùng dưới đồi; hoocmôn tuyến cận giáp, hoocmôn tuyến tụy… (3) Các monoamine: đều được tổng hợp từ axit amin tirôxin. Ví dụ: adrenalin, noradrenalin của tuyến thượng thận; T3, T4 của tuyến giáp… Hình 2: Các hoocmôn khác nhau về cấu trúc và tính chất 3. Chất tiếp nhận hoocmôn tại tế bào đích (receptor – thụ thể) Tại các tế bào đích, hoocmôn gắn với chất tiếp nhận (receptor – thụ thể) tạo thành phức hợp thụ thể - hoocmôn, từ đó phát động một chuỗi các phản ứng hóa học trong tế bào. Bản chất của receptor thường là prôtêin, mỗi receptor đặc hiệu với một hoocmôn nhất định tạo nên tác dụng đặc hiệu của hoocmôn lên mô đích. Receptor có thể nằm ở các vị trí sau: - Ở trên bề mặt hoặc ở trong màng tế bào: Đây là các receptor tiếp nhận hầu hết các hoocmôn peptit. - Ở trong bào tương: Đây là các receptor tiếp nhận các hoocmôn steroit. 3 - Ở trong nhân tế bào: Đây là các receptor tiếp nhận các hoocmôn T 3, T4 của tuyến giáp. Hình 3: Vị trí recptor - thụ thể thay đổi theo loại hoocmôn a) Hoocmôn tan trong nước b) Hoocmôn tan trong lipit 4. Cơ chế tác dụng của hoocmôn Có hai cơ chế chủ yếu, dựa vào tính chất ưa nước hay kị nước của hoocmôn. 4.1. Cơ chế hoạt hóa gen tác động nên các thụ thể nằm trong tế bào chất hay trong nhân. - Loại hoocmôn: Các hoocmôn steroit kị nước và tan trong lipit. - Cơ chế: Các hoocmôn steroid được vận chuyển trong máu, qua màng photpholipit của tế bào đích kết hợp với các thụ thể nằm trong tế bào chất hoặc nhân tạo phức hệ thụ thể - hoocmôn. Phức hệ này kết hợp với ADN; thúc đẩy ADN phiên mã, tổng hợp prôtêin, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong tế bào đích. - Đặc điểm: + Hoocmôn đi vào trong tế bào kết hợp với thụ thể tạo thành phức hệ. + Phức hệ đi vào hệ gen tạo ra hiệu ứng hoocmôn. + Tác dụng chậm nhưng kéo dài. + Không có hiện tượng khuếch đại. - Ví dụ: Các hoocmôn như anđôsteron, ơstrôgen, T3, T4… 4 Hình 4: Các thụ thể hoocmôn steroit điều hòa trực tiếp sự biểu hiện của gen 4.2. Cơ chế sử dụng chất truyền tin thứ hai tác động nên các thụ thể nằm trên màng. - Loại hoocmôn: Các hoocmôn peptit và amin ưa nước và không tan trong lipit. - Cơ chế: Các hoocmôn (đóng vai trò là chất truyền tin thứ nhất) kết hợp với thụ thể nằm trên màng tế bào đích. Khi hoocmôn gắn với thụ thể sẽ hoạt hóa một prôtêin G, prôtêin G lại hoạt hóa một enzim trên màng tế bào là adenynyl cyclase. Adenynyl cyclase được hoạt hóa sẽ xúc tác hình thành AMP vòng từ ATP. AMP vòng (chất truyền tin thứ hai) hoạt hóa một chuỗi các enzim prôtêinkinase khác theo kiểu dây truyền. Kết quả làm thay đổi quá trình chuyển hóa trong tế bào. - Đặc điểm: + Hoocmôn nằm ở ngoài màng tế bào. + Tác dụng nhanh. + Có hiện tượng khuếch đại, chỉ cần một lượng nhỏ hoocmôn cũng đủ gây ra một động lực hoạt hóa mạnh cho toàn tế bào. - Ví dụ: các hoocmôn như ACTH, TSH, LH, FSH, vasopressin, glucagôn, secretin, hầu hết các hoocmôn giải phóng của vùng dưới đồi… 5 Hình 5: Các thụ thể hoocmôn bề mặt tế bào kích hoạt sự truyền tín hiệu 5. Cơ chế điều hòa bài tiết hoocmôn 5.1. Điều hòa ngược âm tính Là kiểu điều hòa mà khi nồng độ hoocmôn tuyến đích giảm, nó sẽ kích thích tuyến chỉ huy bài tiết nhiều hoocmôn để rồi hoocmôn tuyến chỉ huy lại kích thích tuyến đích nhằm đưa nồng độ tuyến đích tăng trở lại mức bình thường. Ngược lại, khi nồng độ hoocmôn tuyến đích tăng lại có tác dụng ức chế tuyến chỉ huy làm giảm tiết hoocmôn tuyến chỉ huy. Đây là kiểu điều hòa thường gặp trong cơ thể nhằm duy trì nồng độ hoocmôn nằm trong giới hạn bình thường. Hình 6: Sơ đồ cơ chế điều hòa ngược âm tính của secretin 6 5.2. Điều hòa ngược dương tính Là kiểu điều hòa khi nồng độ hoocmôn tuyến đích tăng lại có tác dụng kích thích tuyến chỉ huy và làm tăng hoocmôn tuyến chỉ huy. Đây là kiểu điều hòa ít gặp, thường xảy ra trong thời gian ngắn, giúp cơ thể chống lại stress, chống lạnh… Hình 7: Sơ đồ cơ chế điều hòa ngược dương tính của oxytoxin II. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH 1. Vùng dưới đồi 1.1. Cấu tạo - Vị trí: thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền (limbic). - Cấu tạo gồm nhiều nơron tập trung thành, chia thành 3 vùng: + Vùng dưới đồi trước + Vùng dưới đồi giữa + Vùng dưới đồi sau. 1.2. Các hoocmôn của vùng dưới đồi Hoocmôn GHRH GHIH TRH Bản chất hóa học Polypeptit (44 aa) Polypeptit (44 aa) Polypeptit (3 aa) Cơ quan chịu ảnh hưởng Thùy trước tuyến yên Thùy trước tuyến yên Thùy trước tuyến yên Tác dụng chính Kích thích tiết GH Kìm hãm tiết GH và TSH Kích thích tiết TSH và 7 CRH GnRH PIH ADH Polypeptit (41 aa) Polypeptit (10 aa) Chưa rõ Peptit (9 aa) Thùy trước tuyến yên Thùy trước tuyến yên Thùy trước tuyến yên prolactin (PRL) Kích thích tiết ACTH Kích thích tiết FSH và LH Kìm hãm tiết prolactin Thận (PRL) Tăng tái hấp thu nước ở (Vasopressin) Ôxitôxin ống lượng xa và ống góp, Peptit (9 aa) Dạ con và tuyến sữa (OT) giảm bài tiết nước tiểu. Kích thích sự co bóp của tử cung, kích thích bài tiết sữa. 2. Tuyến yên 2.1. Cấu tạo - Vị trí: nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. - Là một tuyến nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, nặng 0,5 – 1 gam. Gồm 2 phần là thùy trước và thùy sau. + Thùy trước tuyến yên (thùy tuyến), gồm những tế bào chế tiết, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hoocmôn. + Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh), gồm những tế bào giống tế bào thần kinh đệm. Những tế bào này không có khả năng chế tiết hoocmôn. Chú ý: hai hoocmôn ADH và ôxitôxin được tạo ra ở vùng dưới đồi, sau đó được tích trữ ở thùy sau của tuyến yên. Hình 8: Tuyến yên 2.2. Các hoocmôn của tuyến yên 8 Hình 9: Các hoocmôn của thùy trước tuyến yên Hoocmôn GH Bản chất hóa học Prôtêin (191 aa) Cơ quan chịu ảnh hưởng Hệ cơ xương Tác dụng chính Kích thích sự tăng trưởng của cơ thể: kích thích mô sụn và xương phát triển; kích thích TSH ACTH Glycôprôtêin Tuyến giáp Polypeptit (39 aa) Tuyến trên thận sinh tổng hợp prôtêin … Kích thích tuyến giáp, tăng tiết hoocmôn tirôxin. Kích thích vỏ tuyến thượng thận tiết corticoid đường và nhiều hoocmôn điều hòa hoạt động sinh dục, trao đổi FSH Glycôprôtêin Buồng trứng, tinh hoàn khoáng… Nữ: kích thích các năng trứng phát triển, tiết ơstrôgen. Nam: kích thích ống sinh tinh LH Glycôprôtêin Buồng trứng, tinh hoàn phát triển, sản xuất tinh trùng. Nữ: Kích thích trứng chín và rụng, tạo và duy trì thể vàng, kích thích tiết và ơstrôgen prôgestêrôn. Nam: Kích thích tế bào kẽ Leydig phát triển, tiết 9 Prolactin Prôtêin Tuyến sữa (PRL) testosterôn. Kích thích tuyến sữa bài tiết sữa. 2.3. Rối loạn hoạt động của tuyến yên 2.3.1. Suy giảm tuyến yên toàn bộ * Bệnh lùn tuyến yên: Do thiếu hoocmôn tuyến yên trong thời kỳ niên thiếu. Nhìn chung cơ thể phát triển cân đối nhưng mức độ phát triển giảm đi rõ rệt, người 20 tuổi chỉ bằng đứa trẻ 7 – 10 tuổi. Người không có dậy thì, chức năng sinh dục không phát triển. * Bệnh suy tuyến yên ở người lớn: do 1 trong 3 nguyên nhân sau u sọ hầu, u tế bào không bắt màu ở tuyến yên, tắc mạch máu tuyến yên. Biểu hiện: suy tuyến giáp, giảm bài tiết hoocmôn chuyển hóa đường của vỏ tuyến thượng thận, giảm bài tiết các hoocmôn sinh dục. Người bệnh ở tình trạng lờ đờ, chậm chạp, tăng cân… 2.3.2. Bệnh khổng lồ - Nguyên nhân: Do các tế bào bài tiết GH tăng cường hoạt động hoặc do u của tế bào ưa axít. Kết quả GH được bài tiết quá nhiều. - Biểu hiện: Người phát triển nhanh, quá mức, to cao quá bình thường, thường chết khi còn trẻ. 2.3.3. Bệnh to đầu ngón - Nguyên nhân: Do GH tiết ra nhiều (do u các tế bào tiết GH) vào tuổi trưởng thành khi đĩa sụn tăng trưởng ở đầu xương đã được cốt hóa nên không gây bệnh khổng lồ mà là bệnh to đầu ngón, mặt (hàm) và tay chân dị dạng. - Biểu hiện: Đầu to, hàm và trán nhô ra, mũi to, môi dày, bàn tay to, bàn chân to, phủ tạng to… 2.3.4. Bệnh đái tháo nhạt - Nguyên nhân: Do tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên làm giảm tiết ADH. - Biểu hiện: Tiểu nhiều nhưng nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu rất thấp. 3. Tuyến giáp 3.1. Cấu tạo - Vị trí: nằm ngay dưới thanh quản và ở trước khí quản. - Là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, gồm 2 thùy trái và phải. 10 - Tuyến giáp gồm những đơn vị cấu tạo gọi là nang giáp. Những nang này chứa đầy các chất bài tiết và được lót bởi một lớp tế bào bài tiết hoocmôn (T 3, T4). Ngoài ra, các tế bào cạnh nang còn bài tiết hoocmôn canxitônin tham gia trong quá trình chuyển hóa canxi. 3.2. Các hoocmôn của tuyến giáp Hoocmôn Bản chất hóa học Cơ quan chịu Tác dụng chính ảnh hưởng Triiodophyronin Amin Hầu hết các mô Tăng cường trao đổi chất, tiêu thụ (T3) O2 và sinh nhiệt, kích thích hoạt Tirôxin (T4) động tuần hoàn, hô hấp. Thúc đẩy Canxitônin hệ thần kinh và xương phát triển. Giảm lượng canxi trong máu. Polypeptit Xương (32 aa) 3.3. Rối loạn hoạt động của tuyến giáp 3.3.1. Ưu năng tuyến giáp (cường giáp) - Nguyên nhân: Do lượng hoocmôn tirôxin tiết ra quá nhiều. Một loại glôbulin miễn dịch gắn vào thụ thể của các tế bào tuyến giáp, có tác động giống như TSH kích thích tế bào tuyến tiết nhiều tirôxin (gấp 5 – 15 lần mức bình thường) trong khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra giảm. - Biểu hiện: Bướu cổ, lồi mắt, tay run, nhịp tim nhanh, hay hồi hộp lo lắng, khó ngủ, sút cân, chuyển hóa cơ sở tăng. 3.3.2. Nhược năng tuyến giáp (suy giáp) - Nguyên nhân: Tương tự như cường giáp, chủ yếu là do quá trình tự miễn. - Biểu hiện: Bệnh nhân thường chậm chạp, nhịp tim chậm, ngủ nhiều, chuyển hóa cơ sở giảm, giảm chức năng dinh dưỡng gây rụng tóc, da có vảy và có phù. 3.3.3. Bệnh biếu cổ do thiếu iốt - Nguyên nhân: Do thiếu iốt trong thức ăn hoặc nước uống. Lượng iốt không đủ để tổng hợp hoocmôn tuyến giáp nhưng quá trình tổng hợp thyroglobulin vẫn bình thường. Lượng tirôxin không đủ để ức chế bài tiết TSH nên nồng độ TSH trong máu ngày càng tăng cao thúc đẩy hoạt động của tuyến giáp làm tuyến giáp càng nở to. - Biểu hiện: Người bệnh chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. 3.3.4. Bệnh đần độn bẩm sinh - Nguyên nhân: Do duy giáp nặng trong thời kì bào thai, sơ sinh và trẻ em. 11 - Biểu hiện: Sự phát triển của khung xương bị ức chế mạnh, dẫn đến mất cân đối về hình thể thấp lùn nhưng béo. Trí tuệ không phát triển. 4. Tuyến cận giáp 4.1. Cấu tạo - Vị trí: nằm áp phía sau tuyến giáp. - Gồm 4 tuyến nhỏ. Ở người trưởng thành bao gồm 2 loại tế bào là tế bào chính và tế bào ưa ôxi. Tế bào chính tiết hoocmôn PTH. 4.2. Hoocmôn tuyến cận giáp Hoocmôn Bản chất hóa học Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính Parathormon Polypeptit Xương, ruột non, Tăng Ca2+ của máu bằng cách (PTH) thận kích thích xương tái hấp thu (84 aa) Ca2+ và ruột tăng cường hấp thu Ca2+, giảm thải Ca2+ qua đường nước tiểu. 4.3. Rối loạn hoạt động tuyến cận giáp 4.3.1. Nhược năng tuyến cận giáp - Nguyên nhân: Do tuyến cận giáp bài tiết không đủ lượng PTH do hoạt động chức năng của tuyến bị suy giảm. - Biểu hiện: Nồng độ Ca2+ trong máu giảm, dẫn đến rối loạn trong hoạt động chức năng. Nếu bị nặng gây ra các cơn co cứng cơ, cơ thanh quản co thắt có thể gây ngừng thở và tử vong. 4.3.2. Ưu năng tuyến cận giáp - Nguyên nhân: Do có khối u ở một trong số các tuyến cận giáp. - Biểu hiện: Gây ra sự phá hủy xương mạnh nên xương bị rỗng và dễ gẫy. Ca 2+ được đào thải qua thận nhiều dễ gây sỏi thận. 5. Tuyến thượng thận 5.1. Cấu tạo - Vị trí: Nằm phía trên hai quả thận. - Gồm 2 tuyến nhỏ. Cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần vỏ thượng thận và phần tủy thượng thận. 12 + Phần vỏ thượng thận: Cấu tạo bởi 3 lớp bao bên ngoài đó là lớp cầu, lớp sợi và lớp lưới. Lớp vỏ có khả năng tổng hợp 25 loại hoocmôn steroit khác nhau. + Phần tủy thượng thận: nằm ở phần trung tâm, gồm các tế bào thần kinh giao cảm, các tế bào tuyến là thân của các nơron sau hạch. 4.2. Hoocmôn tuyến thượng thận * Hoocmôn vỏ tuyến thượng thận Hoocmôn Bản chất hóa học Anđôsteron Steroit Cơ quan chịu ảnh hưởng Thận Tác dụng chính Tăng cường tái hấp thu Na+ (lớp cầu) (cùng với nước) và thải K+; duy Cortisol Hầu hết các mô, trì huyết áp và thể tích máu. Tăng cường phân giải lipit và xương, cơ và nhiều protein để tạo glucôzơ mới, mô khác. phản ứng stress và tái sinh mô, Hầu hết các mô, kìm hãm hệ miễn dịch. Phát triển giới tính nam trước xương, cơ và nhiều khi sinh, phát triển lông mu, mô khác. lông nách, phát triển xương, Steroit (lớp sợi) Anđrôgen Steroit (lớp lưới) mộng tinh. * Hoocmôn tủy tuyến thượng thận Hoocmôn Ađrênalin Bản chất hóa học Amin Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính Tim, hệ mạch, nhiều Kích thích tim đập nhanh, mạnh, mô khác. làm co mạch máu dưới da, giãn mạch vành, mạch thận, mạch não. Làm tăng mức chuyển hóa của Noađrênalin Amin Tim, hệ mạch, nhiều toàn bộ cơ thể Tác dụng giống ađrênalin nhưng mô khác. tác động nên mạch máu thì mạnh hơn, các tác động khác thì yếu hơn. 5.3. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận 5.3.1. Bệnh Addison 13 - Nguyên nhân: Do thiếu hai loại hoocmôn alđôsteron và cortisol, do hiện tượng tự miễn hoặc do lao tuyến thượng thận hoặc do khối u chèn ép. - Biểu hiện: Giảm đường huyết, mất cân bằng Na +/K+; nồng độ Na+ trong máu giảm; nồng độ K+ lại tăng; mất nước; tụt huyết áp; sút cân; mất khả năng chống stress; người mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện rối loạn sắc tố ở da và niêm mạc. 5.3.2. Hội chứng Cushing (Hội chứng ưu năng tuyến vỏ thượng thận) - Nguyên nhân: Do u vỏ tuyến trên thận hoặc u tế bào bài tiết cortisol hoặc u tế bào tiết chế ACTH của tuyến yên. - Biểu hiện: Rối loạn chuyển hóa lipit và prôtêin; tăng đường huyết kèm theo biểu hiện đái tháo đường; tăng huyết áp; cơ thể phù nề; bụng và ngực tích mỡ; tay chân gầy, mặt căng tròn. 5.3.3. Hội chứng nam hóa - Nguyên nhân: Do u vỏ tuyến trên thận (u tế bào bài tiết anđrogen). - Biểu hiện: Thường gặp ở trẻ em nam, trẻ có biểu hiện dạy thì sớm hơn bình thường (có khi ở độ tuổi 3 - 4). Nếu xảy ra đối với thai nhi nữ thì cơ quan sinh dục ngoài có biểu hiện giống như trẻ em nam. 5.3.4. Hội chứng kém mẫm cảm với anđrôgen - Biểu hiện: Bệnh nhân nam nhưng có hình thái bên ngoài giống như nữ, chỉ khác không có kinh nguyệt. Bệnh nhân có cặp NST giới tính là XY, có hai tinh hoàn nằm trong ổ bụng cũng tiết testôstêrôn nhưng các tế bào đích lại thiếu thụ thể để tiếp nhận hoocmôn. 5.3.5. Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (hội chứng sinh dục – thượng thận) - Nguyên nhân: Do đột biến gen gây thiếu một số enzim tham gia vào quá trình tổng hợp hoocmôn vỏ thượng thận nên không sản xuất được alđôsteron và cortisol. - Biểu hiện: Nồng độ cortisol giảm kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH làm tuyến vỏ thượng thận nở to và tăng tổng hợp hoocmôn sinh dục nam, gây nam hóa các trẻ em gái và dạy thì sớm ở trẻ em trai. 6. Tuyến tụy nội tiết 6.1. Cấu tạo - Vị trí: Nằm dưới dạ dày, liên quan đến tá tràng. - Bao gồm các tiểu đảo Langerhans. Mỗi tiểu đảo chứa 3 loại tế bào chính: 14 + Tế bào alpha (chiếm 25%): tiết ra glucagôn. + Tế bào bêta (chiếm 60%): tiết ra insulin. + Tế bào delta (chiếm 10%): tiết ra somatostatin. 6.2. Hoocmôn tuyến tụy nội tiết Hoocmôn Insulin Bản chất hóa học Prôtêin Cơ quan chịu ảnh hưởng Cơ, gan, mô mỡ Tác dụng chính Biến đổi glucôzơ thành glicôgen khi lượng đường trong máu tăng cao, dự trữ trong cơ và gan. Tăng tổng hợp axit béo Glucagôn Polypeptit (29 aa) Gan, mô mỡ và vận chuyển đến các mô mỡ. Tăng phân giải glicôgen ở gan thành glucôzơ khi nồng độ đường huyết giảm. Tăng phân giải lipit ở mô mỡ. 6.3. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận 6.3.1. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) Có hai loại bệnh * Tiểu đường “typ I” hay tiểu đường phụ thuộc insulin - Nguyên nhân: Do các tế bào bêta trong đảo tụy bị hủy do hiện tượng tự miễn (manh tính di truyền). Lượng insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen. * Tiểu đường “typ II” hay tiểu đường không phụ thuộc insulin - Nguyên nhân: Lượng insulin tiết ra bình thường nhưng các tế bào đích thiếu các thụ thể tiếp nhận insulin hoặc do tuổi tác hoặc do di truyền hoặc do béo phì. - Biểu hiện của bệnh tiểu đường: Đường huyết tăng cao và bị thải ra ngoài theo con đường nước tiểu. Bệnh nhân ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn. 6.3.2. Hạ đường huyết do tăng bài tiết insulin - Nguyên nhân: Do có khối u ở tế bào bêta nên lượng insulin bị bài tiết quá mức làm giảm nồng độ đường glucôzơ trong máu. - Biểu hiện: Bồn chồn, run rẩy, vã mồ hôi. Khi nồng độ đường giảm xuống quá thấp gây co giật, mất ý thức, có thể dẫn đến trạng thái hôn mê. 15 7. Tuyến tùng 7.1. Cấu tạo - Vị trí: nằm ở nóc não thất III, ẩn ở phía dưới phần tận cùng phía sau thể chai. 7.2. Hoocmôn tuyến tùng Hoocmôn Metatonin Bản chất hóa học Cơ quan chịu ảnh hưởng Amin Não Serotonin Tác dụng chính Ảnh hưởng đến tính khí, cơ thể; điều chỉnh tuổi dạy thì. Liên quan đến nhịp sinh học. 8. Tuyến ức (tuyến hung) 8.1. Cấu tạo - Vị trí: nằm ở trung thất (giữa hai lá phổi, phía trên tim). 8.2. Hoocmôn tuyến ức Hoocmôn Tymosin Bản chất hóa học Cơ quan chịu ảnh hưởng Peptit Limphô T Tác dụng chính Điều hòa sự phát triển và hoạt động hóa các tế bào bạch cầu limphô T. 9. Các tuyến sinh dục 9.1. Cấu tạo - Bao gồm tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ). 9.2. Hoocmôn tuyến sinh dục * Hoocmôn buồng trứng Hoocmôn Ơstrôgen Bản chất hóa học Steroit Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính Tử cung và nhiều mô Kích thích phát triển thành tử trong cơ thể cung; tăng phát triển và duy trì các đặc điểm nữ tính thứ Prôgestêrôn Steroit Tử cung phát. Tăng phát triển thành tử cung chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng. * Hoocmôn tinh hoàn Hoocmôn Bản chất hóa học Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính 16 Testôstêrôn Steroit Nhiều mô trong cơ Giúp hình thành tinh trùng; thể tăng phát triển và duy trì các đặc điểm nam tính thứ phát. III. CÁC HOOCMÔN TẠI CHỖ 1. Các hoocmôn của hệ thống tiêu hóa Hoocmôn Gastrin Bản chất hóa học Polypeptit Cơ quan sản xuất Tác dụng chính Niêm mạc hang vị Kích thích sản xuất và giải phóng của dạ dày pepsinogen và HCl; làm tăng tiết một Secretin CCK Serotonin Enteric Polypeptit Polypeptit Polypeptit Polypeptit số hoocmôn như insulin, Niêm mạc tá tràng glucagôn, secretin. Kích thích tuyến tụy bài tiết dịch tụy của ruột loãng, kích thích sản xuất natri Niêm mạc tá tràng hydrocacbonat. Kích thích giải phóng mật, co túi của ruột mật. Kích thích tụy bài tiết dịch tụy; Niêm mạc ruột và tăng bài tiết insulin và glucagôn. Co mạch làm tăng huyết áp và tham dạ dày bài tiết gia trong cơ chế cầm máu; co phế Dạ dày, ruột quản; tăng nhu động ruột. Phối hợp hoạt động nhu động và tiết hoocmôn dịch. 2. Hoocmôn của thận Hoocmôn Erythropoieti n Canxitriol Bản chất hóa học Lipoprôtêin Lipoprôtêin Cơ quan đích Tác dụng chính - Tủy đỏ của xương Kích thích tủy xương sản xuất - Xương hồng cầu. Thúc đẩy tạo xương bằng tăng hấp thu muối canxi và photphat của ruột và giảm thải qua nước tiểu. 3. Các hoocmôn của gan Hoocmôn Angiôtensinôgen Bản chất hóa học Cơ quan đích Mạch máu Tác dụng chính Tạo angiôtensin II, một yếu tố gây co mạch máu. 17 Erythropoietin Somatomedin Tủy đỏ xương Thúc đẩy tạo hồng cầu. Nhiều mô Hoạt động hỗ trợ cho tác dụng của GH. 4. Hoocmôn của tim Hoocmôn Bản chất hóa học ANF Cơ quan đích Tác dụng chính Thận Giảm thể tích máu và huyết áp bằng cách thúc đẩy thải bớt Na+ và nước. 5. Hoocmôn của nhau thai Hoocmôn HCG Ơstrôgen, Bản chất hóa học Glycôprôtêin Steroit Prôgestêrôn Cơ quan đích Tác dụng chính Buồng trứng Duy trì sự tồn tại của thể vàng. Nhiều mô của Nâng cao hiệu quả của các hoocmôn mẹ và thai nhi. buồng trứng là sự phát triển của thai, hệ sinh dục của mẹ và chuẩn bị cho tiết sữa. 6. Hoocmôn của các mô trong cơ thể Hoocmôn Histamin Bản chất hóa học Amin Cơ quan đích Tác dụng chính Nhiều mô trong Có vai trò quan trọng trong các phản cơ thể ứng của hiện tượng dị ứng. B/ CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1. (Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2012) Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế liên hệ ngược và sự điều hòa tiết hoocmôn bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp? Gợi ý trả lời: - Điều hoà bằng cơ chế liên hệ ngược + Cơ chế âm tính Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu. Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng giảm, khi đó nồng độ của hoocmôn của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmôn điều hoà giảm dẫn đến ức chế ngừng lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra hoocmôn. + Cơ chế dương tính 18 Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmon trong máu. Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng tăng, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến tăng làm cho nồng độ của hoocmôn điều hoà tăng dẫn đến hưng phấn tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn. VD: Học sinh lấy 2 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hoà ngược âm tính và dương tính. - Điều hòa bằng cơ chế thần kinh Cơ chế điều hoà tiết hoocmôn bằng thần kinh - thể dịch: Khi cơ thể nhận được kích thích từ môi trường, các kích thích được mã hoá thành xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn vào máu. VD: Hoocmôn của tuỷ thận (adrenalin và noradrenalin) được tiết ra, những chất nầy được coi là sự trả lời kích thích của các xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ hypothalamus trong não bộ. Câu 2. (Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2011) Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích. Gợi ý trả lời: + Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởi ơstrôgen và prôgestêrôn. + Chu kì kinh nguyệt không diễn ra vì chu kì kinh nguyệt xảy ra là do ơstrôgen và prôgestêrôn được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kèm máu theo chu kì. + Xương xốp dễ gẫy (bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu ơstrôgen nên giảm lắng đọng canxi vào xương. Câu 3. (Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2009) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy, mặc dù được tiêm hoocmôn tuyến tụy với liều lượng phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy, giải thích vì sao con vật vẫn chết. Gợi ý trả lời: 19 + Các hoocmôn tuyến tụy đều có bản chất là nosteroit (không phải steroit) nên các thụ quan của nó nằm ở trên màng sinh chất của tế bào. Chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy khi tuyến tụy không tạo ra được hoocmôn hoặc tạo ra được hoocmôn nhưng tế bào đích bị sai hỏng thụ quan. Chuột thí nghiệm được tiêm hoocmôn với liều lượng phù hợp nhưng vẫn bị chết chứng tỏ chuột bị sai hỏng thụ quan của tế bào đích nên hoocmôn không thể hiện hoạt tính. + Ngoài ra, tuyến tụy còn có chức năng ngoại tiết: tiết enzim tiêu hóa, trong trường hợp tuyến tụy bị hỏng chức năng sẽ gây rối loạn tiết enzim, hiện tượng tràn dịch tuy... Vì vậy khi tiêm hoocmôn bổ sung chuột vẫn chết. Câu 4. (Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2008) Vì sao nồng độ prôgestêrôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgestêrôn có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung? Gợi ý trả lời: + Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho nồng độ prôgestêrôn trong máu tăng lên. Thể vàng thoái hóa làm cho LH giảm từ đó gây giảm nồng độ prôgestêrôn trong máu. + Nồng độ prôgestêrôn tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử vào làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH, nang trứng không chín và không rụng. nồng độ prôgestêrôn giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết FSH và LH. Câu 5. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi olympic Quốc tế năm 2012) a. Insulin có tác dụng thúc đẩy vận chuyển glucôzơ vào hầu hết các loại tế bào cơ thể. Nếu tiêm thêm insulin vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến não? b. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ trong máu và một số hoocmôn có xu hướng tăng lên? c. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình thường? Gợi ý trả lời: a. Insulin làm tăng vận chuyển glucôzơ vào hầu hết tế bào cơ thể, ngoại trừ tế bào não. Tế bào não không phụ thuộc vào insulin trong tiếp nhận glucôzơ. 20 Khi tiêm insulin vào cơ thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu và giảm lượng đường cung cấp cho tế bào não. b. Nhiễm khuẩn gây ra đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và ađrênalin vào máu. Hai hoocmon này làm tăng nồng độ glucôzơ máu. c. Khi bị bệnh đái tháo đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm. Câu 6. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi olympic Quốc tế năm 2012) a. Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới dựa trên tác động lên tuyến yên. Nếu vậy, thuốc tránh thai đó phải tác động lên loại hoocmôn nào của tuyến yên? Giải thích. b. Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích. Gợi ý trả lời: a. Thuốc ức chế tiết FSH, vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. - Còn nếu ức chế LH sẽ giảm kích thích lên tế bào leydig dẫn đến giảm sản sinh testôstêrôn. Ức chế TSH làm giảm kích thích tuyến giáp, giảm tirôxin... b. Không có kinh nguyệt, nguyên nhân là do hoocmôn sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi gây giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên gây giảm tiết FSH và LH. - Kết quả là không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng và làm giảm hoocmôn buồng trứng, gây ra mất kinh nguyệt. Câu 7. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi olympic Quốc tế năm 2011) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ anđôsteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ anđôsteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K + trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao? Gợi ý trả lời: - Những thay đổi do nồng độ anđôsteron cao: pH máu tăng, nồng độ K + giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin. 21 - Anđôsteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + tăng thải K+ vào nước tiểu. Tăng Na+ làm pH máu tăng, tăng thải K+ vào nước tiểu làm K+ trong máu giảm. - Anđôsteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + kèm theo nước dẫn đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào. - Huyết áp cao không gây tiết renin. - Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, angiotensin II gây tăng anđôsteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu. Câu 8. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi olympic Quốc tế năm 2009) Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. a. Tại sao có hiện tượng trên? b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì? c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen. Gợi ý trả lời: a. Adrênalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức hệ adrênalin – thụ thể hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzim adelylcyclaza, enzim này phân giải ATP thành AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzim kinaza, các enzim này chuyển nhóm photphat và hoạt hóa enzim glicôgen photphorylaza là enzim xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. b. CAMP có vai trò là chất truyền tin thứ 2 có chức năng hoạt hóa enzim photphorylaza phân giải glicôgen thành glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ. c. Adrênalin → thụ thể màng → prôtêin G → enzim adelylcyclaza → cAMP → các enzim kinaza → glicôgen photphorylaza → (glicôgen thành glucôzơ). Câu 9. (Đề thi chọn đội tuyển dự thi olympic Quốc tế năm 2008) Nêu mối quan hệ giữa tuyến yên và vùng dưới đồi trong hoạt động chức năng của chúng. 22 Gợi ý trả lời: + Vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hoặc yếu tố ức chế (hoocmôn) làm tăng cường hoặc ức chế việc sản xuất và tiết hoocmôn của thùy trước tuyến yên. + Tế bào thần kinh của vùng dưới đồi sản xuất hoocmôn ADH và OT đưa xuống thùy sau của tuyến yên. + Nồng độ cao hoocmôn tuyến yên gây ức chế ngược trở lại vùng dưới đồi. + Tuyến yên giáp tiếp gây ức chế hoặc kích thích ngược trở lại vùng dưới đồi thông qua tiết hoocmôn của một số tuyến nội tiết do nó chi phối. Câu 10. a. Khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm, tuyến cận giáp đã tiết ra loại hoocmôn nào? Vai trò của loại hoocmôn đó trong cơ thể là gì? b. Khi cơ thể bị stress ngắn hạn và stress dài hạn thì tuyến thượng thận tiết ra những hoocmôn nào? Tác dụng của từng loại hoocmôn đó là gì? Gợi ý trả lời: a. Khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm, tuyến cận giáp đã tiết ra loại hoocmôn PTH. Vai trò của hoocmôn PTH: kích thích giải phóng Ca2+ từ xương. kích thích tái hấp thu Ca2+ ở ruột và thận. b. Khi cơ thể bị stress ngắn hạn: tủy thượng thận tiết epinephrin (adrenalin) và norepinephrin (noradrenalin). Tác dụng của epinephrin và norepinephrin: - Phân giải glicôgen thành gluco tăng đường huyết. - Tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng mức chuyển hóa. - Thay đổi dòng máu, làm tăng cảnh giác và giảm hoạt động tiêu hóa, bài tiết và hệ sinh sản. Khi cơ thể bị stress dài hạn: vỏ thượng thận tiết corticoit đường và corticoit khoáng. Tác dụng của corticoit khoáng (mineralcorticoit): tái hấp thu các ion natri và nước ở ống thận, làm tăng khối lượng máu và huyết áp. Tác dụng của corticoit đường (glucocorticoit): phân cắt các prôtêin và các axit béo chuyển thành glucôzơ gây tăng đường huyết. Có thể ức chế hệ miễn dịch. Câu 11. 23 Một người bị bệnh bướu cổ, xét nghiệm hoocmôn sẽ cho kết quả như thế nào trong 2 trường hợp: người đó bị bệnh Bazơđô và người đó bị bệnh bướu cổ do thiếu iôt? Gợi ý trả lời: - Người bị bệnh Bazơđô: TSH không tăng, TH tăng cao. - Người bị bệnh bướu cổ do thiếu iôt: TSH tăng cao, TH giảm. Câu 12. Dưới đây là biểu đồ phản ánh sự biến đổi nồng độ của các hoocmôn trong chu kì rụng trứng ở người phụ nữ. Viết tên hoocmôn ứng với mỗi đường cong trong biểu đồ. Gợi ý trả lời: - A: Ơstrôgen. - B: LH. - C: FSH - D: Prôgestêrôn. Câu 13. Ở người, những hoocmôn nào có vai trò trực tiếp tham gia điều tiết nồng độ glucôzơ trong máu? Gợi ý trả lời: Hoocmôn trực tiếp điều tiết nồng độ glucôzơ máu - Insulin do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glucôzơ thành glicôgen. - Glucagôn do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glicôgen thành glucôzơ. - Ađrênalin do tủy tuyến trên thận tiết ra, biến glicôgen thành glucôzơ. - Cooctizôn do vỏ tuyến trên thận tiết ra, biến prôtêin và lipit thành glucôzơ. Câu 14. So sánh sự thay đổi về nồng độ của các hoocmôn: FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn ở người phụ nữ trưởng thành trong giai đoạn trước khi trứng rụng và sau khi trứng rụng. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó? 24 Gợi ý trả lời: * So sánh sự thay đổi nồng độ các hoocmôn Hoocmôn FSH LH Ơstrôgen Prôgestêrôn Trước khi trứng rụng Tăng dần Tăng dần Tăng dần Chưa xuất hiện Sau khi trứng rụng Giảm dần Giảm dần Giảm sau đó tăng Xuất hiện và tăng dần * Giải thích: - FSH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do tác động ngược âm tính của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. - LH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do tác động ngược âm tính của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. - Ơstrôgen tăng lần 1 là do tác động của FSH, giảm là do trứng rụng, tăng lần 2 là do tác động của LH lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn. - Prôgestêrôn chưa xuất hiện do thể vàng chưa hình thành. Prôgestêrôn tăng dần do LH tác động lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn. Câu 15. a. Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất trong cơ thể bởi vì nó điều hòa hoạt động của rất nhiều tuyến nội tiết khác và tạo ra mối liên quan quan trọng với hệ thần kinh. Hãy chứng minh nhận định trên. b. Khi cơ thể người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hoặc tức giận thì loại hoocmôn nào được tiết ra nhanh nhất? Hoocmôn đó ảnh hưởng đến thành phần máu và huyết áp như thế nào? Gợi ý trả lời: a. Chứng minh nhận định: - Thùy trước tuyến yên tiết ra một số loại hoocmôn điều hòa nhiều tuyến nội tiết khác: + Hoocmôn tăng trưởng GH. + Hoocmôn kích thích tuyến giáp TSH. + Hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận ACTH. 25 + Hoocmôn kích thích tuyến sinh dục: FSH, LH. + Hoocmôn kích thích tuyến sữa prolactin. - Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh) liên kết với nơron phía sau vùng dưới đồi. Thùy sau chứa các hoocmôn do vùng dưới đồi tiết ra: ADH (hoocmôn chống đa niệu), ôxitôxin (gây co dãn thành cơ tử cung). b. Loại hoocmôn đó là adrenalin và noradrenalin. Do ảnh hưởng của hai loại hoocmôn này nên nồng độ glucôzơ trong máu tăng và huyết áp tăng (do tăng nhịp tim). Câu 16. a. Dựa vào sự biến động về nồng độ hoocmôn sinh sản trong thời kỳ mang thai của phụ nữ hãy cho biết: Tại sao nang trứng không chín, trứng không rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ phụ nữ mang thai? b. Người phụ nữ dùng thuốc tránh thai để ngăn sự rụng trứng vì chưa muốn sinh con nhưng vẫn thấy hành kinh đều đặn. Hãy giải thích hiện tượng trên, biết rằng vì thuốc tránh thai có 28 viên, trong đó có 7 viên thuốc bổ? Gợi ý trả lời: a. - Ở thời kì mang thai: 3 tháng đầu nhau thai tiết HCG duy trì thể vàng (thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen); sau 3 tháng nhau thai thay thế thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. => Nồng độ 2 hoocmôn này luôn cao, ức chế ngược tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết FSH và LH. - Nang trứng không chín và trứng không rụng vì FSH và LH giảm thấp trong thời kỳ mang thai. - Không có kinh nguyệt vì trứng đã thụ tinh, nồng prôgesterôn và ơstrôgen luôn duy trì ở mức cao do đó duy trì được niêm mạc tử cung không gây chảy máu. b. - Viên thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là prôgestron và ơstrogen. Chúng có hai 2 tác dụng: duy trì lớp niêm mạc tử cung dày xốp, xung huyết; mặt khác kìm hãm vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết FSH và LH => trứng không phát triển và không gây rụng trứng. - Trong vỉ thuốc có 28 viên, trong đó có 7 viên là thuốc bổ (từ viên thứ 22  28). Khi uống sang đến viên thứ 22 thì nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu giảm 26 xuống => làm co thắt các mạch máu và lớp niêm mạc tử cung không được cung cấp máu sẽ bị hoại tử, bong ra và dẫn tới hành kinh như bình thường mặc dù trước đó không có trứng rụng. Câu 17. a. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú do chế độ ăn không hợp lý nên có hiện tượng xương xốp, xương yếu (loãng xương) răng kém bền, dễ bị sâu răng. Dựa vào hiểu biết về nội tiết, hãy giải thích hiện tượng trên. b. Một bệnh nhân bị tiểu đường typ I , trong một lần tiêm quá liều insulin, người này cảm thấy choáng váng, bác sỹ chỉ định tiêm 1 liều glucagôn. Giải thích hiện tượng trên. Người bị tiểu đường trong trường hợp nào không cần tiêm insulin? Gợi ý trả lời: a. Do nồng độ Ca trong máu giảm kích thích tuyến cận giáp sản xuất hoocmôn PTH PTH (paratiroit hoocmôn): tác dụng làm tăng nồng độ canxi trong máu bằng cách tác dụng lên ruột làm tăng tái hấp thu canxi, thận giảm thải canxi, huy động canxi ở xương như sơ đồ xương xốp, loãng xương b. - Tiêm quá nhiều insulin → tăng chuyển hoá glucôzơ  glicogen, làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm gây choáng váng - Tiêm glucagôn để chuyển hoá glicogen  glucôzơ  nâng đường huyết trở về bình thường - Người bị tiểu đường không cần tiêm insulin: + Tiểu đường sinh lý do 1 lúc ăn quá nhiều đồ ngọt, lượng insulin lại có hạn  không chuyển hoá được hết glucôzơ  cơ thể sẽ chuyển hoá trở lại sau 1 thời gian +Người bị tiểu đường týp II do hỏng thụ thể tiếp nhận insulin Câu 18. Giải thích tại sao ở bệnh nhân với bệnh giảm chức năng thận thường thiếu máu? Mặt khác, vì sao một số người bị u tại thận lại bị chứng tăng sản hồng cầu quá mức? Gợi ý trả lời: - Vì: + Erythrropoietin là hoocmôn điều hoà sinh hồng cầu. + Khi người tập thể thao → thiếu O2 nặng trong tế bào → tăng erythrpoietin → tăng sinh hồng cầu - tăng khả năng kết hợp với O2. 27 - Dự đoán : Nếu sử dụng lâu dài : → số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng lên quá mức → mất cân bằng → bệnh đa hồng cầu → Tăng độ nhớt của máu → cản trở cho việc lưu thông máu và hoạt động của tim → có nguy cơ bị khối huyết hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch - Bệnh nhân giảm chức năng thận → sản xuất ít erythropoietin → Tuỷ sản xuất ít hồng cầu → thiếu máu. - Người bị u tại thận → tăng hoạt động mô → tăng sản xuất erythropoientin → tuỷ xương sản xuất hồng cầu tăng. Câu 19. Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế duy trì cân bằng nội môi glucôzơ bằng insulin và glucagôn. Gợi ý trả lời: - Vẽ sơ đồ chữ * Giải thích - Ở người, nồng độ glucôzơ trong máu cân bằng khoảng 90mg/ 100ml. Sự cân bằng glucôzơ nội môi được điều hòa bởi hai hoocmôn đối kháng là insulin và glucagôn. - Khi mức glucôzơ máu tăng cao kích thích lên tuyến tụy, các tế bào β của tụy giải phóng insulin vào máu. Insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen tích lũy trong gan, đồng thời kích thích các tế bào cơ thể lấy nhiều glucôzơ làm cho nồng độ glucôzơ máu giảm về mức cân bằng. 28 - Khi mức glucôzơ máu giảm kích thích lên tuyến tụy, các tế bào α của tụy giải phóng glucagôn vào máu. Glucagôn chuyển hóa glicôgen trong gan thành glucôzơ, giải phóng vào máu làm cho nồng độ glucôzơ máu tăng về mức cân bằng. Câu 20. a. Stress là gì? Cơ thể có những phản ứng gì khi bị stress? Hậu quả của stress kéo dài? b. Tác hại của việc dùng thuốc có thành phần coocticoit lâu ngày? Gợi ý trả lời: a. - Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh do cơ thể chịu tác động bất lợi từ môi trường ngoài hay môi trường trong cơ thể như bệnh tật, lo âu, thay đổi thời tiết... - Các phản ứng khi bị stress: + Phản ứng báo động (ngắn hạn): Các kích thích stress tác động lên vùng dưới đồi làm tăng cường hệ giao cảm gây tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng cung cấp máu cho xương, cho não, tăng chuyển háo glicogen → gluco. + Phản ứng đề kháng: Kích thích tác động lên vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên giải phóng ACTH gây kích thích tuyến trên thận tiết coocticoit có tác dụng giảm pH, tăng phân hủy prôtêin, tăng chuyển hóa cơ bản tăng khả năng đề kháng. Stress kéo dài làm cho cơ thể duy trì trạng thái chuyển hóa cơ bản cao, huyết áp cao gây tổn thương hệ thống tuần hoàn, suy nhược cơ thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. b. Coocticoit là một dạng hoocmôn tuyến vỏ thận, có tác dụng huy động hàng loạt các phản ứng đề kháng của cơ thể trong đó có tác dụng kháng viêm nên được ứng dụng điều chế thuốc chống dị ứng, kháng viêm. Sử dụng thuốc có thành phần coocticoit kéo dài làm cho nồng độ chất này trong máu cao, tạo ức chế liên hệ ngược, gây giảm tiết chất này tại vỏ thận, mất dần cơ chế tự miễn dịch, đồng thời làm cơ thể mệt mỏi kéo dài. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua một số năm áp dụng chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hạ Long, tôi nhận thấy: + Đa số các em hiểu bài, tiếp thu tốt nội dung chuyên đề. 29 + Kiến thức về nội tiết phức tạp, khó nhớ, hay nhầm lẫn thì giờ đây các em đã hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, vận dụng linh hoạt trong các câu hỏi vận dụng, giải thích tốt nhiều vấn đề có tính thực tiễn cao. + Giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc và khai thác hình, sơ đồ. + Các em hứng thú hơn trong giờ học, tích cực chủ động trong quá trình học để lĩnh hội kiến thức. + Nội dung chuyên đề sử dụng tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Nội tiết là một chuyên đề khó của sinh lí động vật. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nội dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 30 31 [...]... thích tốt nhiều vấn đề có tính thực tiễn cao + Giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc và khai thác hình, sơ đồ + Các em hứng thú hơn trong giờ học, tích cực chủ động trong quá trình học để lĩnh hội kiến thức + Nội dung chuyên đề sử dụng tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp Nội tiết là một chuyên đề khó của sinh lí động vật Vì vậy, trong quá trình xây dựng nội dung chuyên đề khó tránh khỏi... máu cao, tạo ức chế liên hệ ngược, gây giảm tiết chất này tại vỏ thận, mất dần cơ chế tự miễn dịch, đồng thời làm cơ thể mệt mỏi kéo dài PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua một số năm áp dụng chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hạ Long, tôi nhận thấy: + Đa số các em hiểu bài, tiếp thu tốt nội dung chuyên đề 29 + Kiến thức về nội tiết phức tạp, khó nhớ, hay nhầm lẫn thì giờ... âm tính Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng giảm, khi đó nồng độ của hoocmôn của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmôn điều hoà giảm dẫn đến ức chế ngừng lại Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra hoocmôn + Cơ chế dương tính 18 Tuyến nội tiết nhạy cảm... gái và dạy thì sớm ở trẻ em trai 6 Tuyến tụy nội tiết 6.1 Cấu tạo - Vị trí: Nằm dưới dạ dày, liên quan đến tá tràng - Bao gồm các tiểu đảo Langerhans Mỗi tiểu đảo chứa 3 loại tế bào chính: 14 + Tế bào alpha (chiếm 25%): tiết ra glucagôn + Tế bào bêta (chiếm 60%): tiết ra insulin + Tế bào delta (chiếm 10%): tiết ra somatostatin 6.2 Hoocmôn tuyến tụy nội tiết Hoocmôn Insulin Bản chất hóa học Prôtêin... máu đạt đến mức nhất định sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng tăng, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến tăng làm cho nồng độ của hoocmôn điều hoà tăng dẫn đến hưng phấn tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn VD: Học sinh lấy 2 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hoà ngược âm tính và dương tính - Điều hòa bằng cơ chế thần kinh Cơ chế điều hoà tiết hoocmôn bằng thần kinh - thể dịch: Khi cơ... qua tiết hoocmôn của một số tuyến nội tiết do nó chi phối Câu 10 a Khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm, tuyến cận giáp đã tiết ra loại hoocmôn nào? Vai trò của loại hoocmôn đó trong cơ thể là gì? b Khi cơ thể bị stress ngắn hạn và stress dài hạn thì tuyến thượng thận tiết ra những hoocmôn nào? Tác dụng của từng loại hoocmôn đó là gì? Gợi ý trả lời: a Khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm, tuyến cận giáp đã tiết. .. vai trò trực tiếp tham gia điều tiết nồng độ glucôzơ trong máu? Gợi ý trả lời: Hoocmôn trực tiếp điều tiết nồng độ glucôzơ máu - Insulin do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glucôzơ thành glicôgen - Glucagôn do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glicôgen thành glucôzơ - Ađrênalin do tủy tuyến trên thận tiết ra, biến glicôgen thành glucôzơ - Cooctizôn do vỏ tuyến trên thận tiết ra, biến prôtêin và lipit... ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn vào máu VD: Hoocmôn của tuỷ thận (adrenalin và noradrenalin) được tiết ra, những chất nầy được coi là sự trả lời kích thích của các xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ hypothalamus trong não bộ Câu 2 (Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2011) Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ... kinh đều đặn Hãy giải thích hiện tượng trên, biết rằng vì thuốc tránh thai có 28 viên, trong đó có 7 viên thuốc bổ? Gợi ý trả lời: a - Ở thời kì mang thai: 3 tháng đầu nhau thai tiết HCG duy trì thể vàng (thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen); sau 3 tháng nhau thai thay thế thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen => Nồng độ 2 hoocmôn này luôn cao, ức chế ngược tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết. .. là do tác động của LH lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn - Prôgestêrôn chưa xuất hiện do thể vàng chưa hình thành Prôgestêrôn tăng dần do LH tác động lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn Câu 15 a Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất trong cơ thể bởi vì nó điều hòa hoạt động của rất nhiều tuyến nội tiết khác và tạo ra mối liên quan quan trọng với hệ thần ... để lĩnh hội kiến thức + Nội dung chuyên đề sử dụng tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Nội tiết chuyên đề khó sinh lí động vật Vì vậy, trình xây dựng nội dung chuyên đề khó tránh khỏi thiếu...Tuyến nội tiết tuyến ống dẫn, chất tiết đưa vào máu máu đưa đến quan, mô thể gây tác dụng Các tuyến nội tiết thể bao gồm: vùng đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, ... tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết chúng giảm, nồng độ hoocmôn tuyến giảm làm cho nồng độ hoocmôn điều hoà giảm dẫn đến ức chế ngừng lại Khi tuyến nội tiết không bị ức chế lại bắt đầu tiết

Ngày đăng: 17/10/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan