Theo cách tiếp cận của giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một đơn vị thời gian, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm.
Trang 1MỤC LỤC
1 Cơ sở lý luận 2
2 Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam 3
2.1 Năng suất lao động toàn nền kinh tế 3
2.2 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các ngành kinh tế 4
2.3 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các khu vực kinh tế 5
2.4 Năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam 6
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam 8
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ 8
3.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 10
3.3 Một số giải pháp khác 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 21 Cơ sở lý luận.
Theo cách tiếp cận của giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động
là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một đơn vị thời gian, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm
Hiện nay năng suất lao động có thể được tính toán theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời gian lao động chung với công thức sau:
W = QT Hoặc t = QT Trong đó:
W: Năng suất lao động
Q: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra ( theo hiện vật hoặc giá trị)
T: Tổng khối lượng thời gian lao động hao phí
t : Lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị sản lượng
Theo các cách tiếp cận khác nhau mà có thể phân loại năng suất lao động như sau: Năng suất lao động chung của nền kinh tế, năng suất lao động theo khu vực kinh
tế ( kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài); năng suất lao động các ngành ( nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thương mại)
Các nhân tố tác động đến năng suất lao động được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhân tố kỹ thuật công nghệ: trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất
- Nhân tố tổ chức sản xuất lao động như cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, bố trí tổ chức lao động, các vấn đề liên quan đến con người lao động…
- Nhân tố điều kiện tự nhiên
Trang 32 Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam
2.1 Năng suất lao động toàn nền kinh tế
Hiện nay có thể tính năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực
tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, tính được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2001 -2007
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 – 2007
Năng suất lao động Triệu/người /năm 7,58 19,62 22,46 29
Nguồn: Niên giám thống kê 2001,2005,2006,2007 -Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng tăng lên qua các năm, cụ thể là năng suất lao động năm 2007 đã tăng gấp 4 lần so với năng suất lao động năm 2001 đạt 29 triệu đồng/người/năm Điều đó có thể giải thích
là do trình độ kỹ thuật, công nghệ của ta còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, công tác quản lý còn một số hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Những năm gần đấy, Việt Nam đã chú ý đầu tư vào vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đã góp phần nâng cao NSLĐ Có thể thấy rõ nhất qua tốc độ tăng năng suất lao động Trong khi tốc độ tăng năng suất lao động lao động năm 2001, 2005 không cao chỉ đạt dưới 5,6
% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động tăng mạnh trong 2 năm 2006 và 2007 tương ứng là 14,46% và 29%
Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên qui đổi sang đô la Mỹ và so sánh với các nước khác thì NSLĐ Việt Nam còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực Năm 2007, NSLĐ Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 1.700USD/lao động/năm bằng khoảng 50% của những nước thuộc tốp trung bình trong khu vực như Indonesia, Philippin, bằng khoảng 30% Nếu so sánh với các nước
Trang 4ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất năm 2007 (63885USD nguồn ILO)thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 2,66%
2.2 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các ngành kinh tế
Xem xét năng suất lao động của nền kinh tế trên góc độ phần chia theo các nhóm ngành kinh tế: nông- lâm – ngư nghiệp; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ thì theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) có thể thấy năng suất lao động của ba nhóm ngành đều có xu hướng tăng dần qua các năm trong đó khu vực công nghiệp luôn có năng suất lao động cao nhất , xếp thứ hai là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông lâm ngư nghiệp Cụ thể năm 2007 năng suất lao động của Việt Nam là 29 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 9,60 triệu, công nghiêp xây dựng là 55.07 triệu còn khu vực dịch vụ là 38.15 triệu Như vậy, dễ dàng thấy rằng năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, nghiệp là thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần sáu mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp
Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các ngành kinh tế
Năm Ngành KT
NSLĐ Tốc độ
tăng NSLĐ Tốc độtăng NSLĐ Tốc độtăng -Ngành nông-lâm
nghiệp 7.22949574 4,14 8.2190293 13.69 9.60707603 16.89 -Ngàncông nghiệp 44.4739596 6,54 49.4041037 11.09 55.071947 11.47 Các ngành dịch vụ 30.5427737 0,20 33.6095978 10.04 38.1590068 13.54
Nguồn: Niên giám thống kê,2005,2006,2007 -Tổng cục thống kê
Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp thấp
là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều tới 20%, Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt khoảng
Trang 520,5%, thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các nước trong khu vực
Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn chiếm tỷ trọng lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa, là những ngành có giá trị gia tăng thấp Đồng thời nhiều hoạt động dịch vụ vẫn còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, lúc nông nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp
Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì có thể thấy tốc độ tăng năng suất lao động của nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp và nhóm ngành dịch vụ tiếp tục tăng mạnh trong khi đó tốc tăng năng suất lao động của khu vực có dấu hiệu chững lại vào năm 2007 số liệu tương ứng vơi ba khu vực này là 16.89% , 13.54%
và 11,47%
2.3 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các khu vực kinh tế
Xem xét kinh tế nhà nước trên khía cạnh khu vực kinh tế thì trong 3 khu vực, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức năng suất lao động cao nhất Năm
2007, năng suất lao động theo giá thực tế của khu vực kinh tế này đạt 131,25 triệu đồng Khu vực kinh tế nhà nước có mức năng suất đứng vị trí thứ hai, đạt 104,86 triệu đồng Thấp nhất là năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đạt 13,58 triệu đồng Như vậy năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 9,6 lần khu vực ngoài nhà nước trong khi khu vực nhà nước gấp 7,72 lần Thực tế trên là do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư còn được tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại cũng như phương pháp quản lý tiên tiến, hiệu quả do đó năng suất lao động ở khu vực này luôn lớn nhất là hợp lý Trong khi đó khu vực tư nhân của nước ta mới chỉ được hình thành và phát triển từ khi nhà nước đổi mới đến nay nhưng do qui mô chưa lớn còn nhiều hạn chế về vốn, tài sản… nên khả năng tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, là khu vực có năng suất thấp nhất
Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động theo khu vực kinh tế
Trang 6Đơn vị: triệu/người/năm và %
Chỉ tiêu
Năng suất lao động
Tốc độ tăng
Năng suất lao động
Tốc độ tăng
Năng suất lao động
Tốc độ tăng Kinh tế nhà nước 79,7863227 6,87 92,2455492 15,61 104,864389 13,67 Kinh tế ngoài Nhà
nước 10,2476489 5,17 11,6813638 13,99 13,5843829 16,29 Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 118,4375 5,63 124,123031 4,80 131,254871 5,75
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2006, 2007 -Tổng cục thống kê
Quan sát số liệu về tốc độ tăng năng suất lao động của 3 khu vực có thể thấy tuy năng suất lao động ở cả 3 khu vực đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại khác nhau Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy có năng suất lao động thấp nhất nhưng lại có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất đạt 16,29% năm 2007 Hoàn toàn ngược lại, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng NSLĐ thấp nhất, 5,75% Tốc độ này ở khu vực kinh tế nhà nước là 13,67%
2.4 Năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy, năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp tăng 8,7%/ năm Nếu loại trừ tác động của yếu tố giá thì tăng trưởng năng suất bình quân của các doanh nghiệp đạt 8,4%/ năm, cao hơn nhiều so với tăng trưởng năng suất lao động toàn bộ nền kinh tế (khoảng 6%/ năm)
Bảng 2 Năng suất bình quân của các doanh nghiệp, 2001 - 2005
Năngsuất lao động triệu đồng/ người 228,3 277,57 345,9
Nguồn: Tạp chí cộng sản Số 18 (138) năm 2007
Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh có năng suất cao nhất - năm 2005 đạt 1.357,2 triệu đồng/ lao động với mức tăng năng suất 10%/ năm, tiếp đó là các doanh nghiệp nhà nước Trung ương - đạt 473,2 triệu đồng/ lao động
Trang 7với mức tăng 14,2%/ năm, công ty cổ phần có vốn nhà nước đạt 380 triệu đồng/ lao động với mức tăng 18%/ năm, doanh nghiệp tư nhân đạt 360,9 triệu đồng/ lao động với mức tăng 3,7%/ năm
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động Tuy nhiên, cần phải nói rằng nhìn chung năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nước ASEAN Trong khi đó, chi phí về lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất cao, bằng 47,38%, tương đương với Nhật Bản và Mỹ Chẳng hạn, trong lĩnh vực dệt thoi, một công nhân Việt Nam đứng
10 máy, hiệu suất là 80%, trong khi một công nhân Đài Loan đứng 30 - 40 máy, hiệu suất 90% Năng suất lao động trong ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan
Tóm lại, phân tích trên đây cho thấy, năng suất lao động bình quân chung toàn
nền kinh tế quốc dân của nước ta đạt được còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới Trong đó, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xét theo hình thức sở hữu)
và ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức năng suất lao động rất thấp, nhưng lại có lao động chiếm tỷ lệ rất cao Điều đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức năng suất lao động bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân, làm giảm sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước so với nước ngoài cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Như vậy ngoài những nguyên nhân riêng thì có thể tổng kết lại một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam như sau:
Hiện nay công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu kém, lạc hậu Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ Có đến 76% máy móc, thiết
bị và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ thuộc thế hệ những năm 1950-1960; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% là được tân trang lại
Trang 8Tính chung cho các doanh nghiệp tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu chiếm trung bình 38% và rất lạc hậu tới 52%
Trong khi công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu thì việc đổi mới công nghệ vẫn chưa được các doanh nghiệp coi trọng đúng mức Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thì tốc độ đổi mới công nghệ còn rất thấp, bình quân khoảng 10%/năm Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoảng 0,2-0,3% doanh thu cho việc đầu tư đổi mới công nghệ, thấp hơn nhiều so với mức 10% ở Hàn Quốc hay 5% ở ấn Độ Chất lượng nguồn nhân lực hiện còn rất thấp, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đến năm 2007 tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm gần 30% Hiện nay việt nam vẫn đang thiếu trầm trọng nhưng người lao động có trình độ cao, cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ít chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, mà chủ yếu tập trung vào khai thác, sử dụng Nếu có đào tạo thì mỗi doanh nghiệp phải tự lo việc huấn luyện, đào tạo, bằng cách người cũ hướng dẫn cho người mới một cách thả nổi không kiểm soát Việc không được đào tạo bài bản, khoa học và thiếu phương pháp sư phạm đã dẫn đến thao tác bị hỏng, dẫn đến không cải thiện năng suất lao động
Hệ thống trả lương và đãi ngộ hiện nay còn nhiều hạn chế chưa khuyến khích được người lao động cải tiến và nâng cao tay nghề năng lực thao tác, nhằm nâng cao năng suất lao động
Tỷ trọng lao động trong các ngành vẫn còn mất cân đối, phần lớn lao động tập trung trong các ngành có năng suất lao động thấp như nông lâm ngư nghiệp còn các ngành có năng suất lao động cao thì tỷ trọng nguồn nhân lực vẫn ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động chung của cả nước
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ
Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách để nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế nhằm tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp
Trang 9dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong các nghành nông lâm nghiệp Cụ thể như đào tạo nghề cho người lao động trong các ngành nông nghiệp để dần chuyển họ sang các ngành công nghiệp
Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp luật để tạo điều kiện phát triển thị trường công nghệ hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng và ban hàn một số văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ như sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Thúc đẩy cung - cầu đối với sản phẩm công nghệ, thúc đẩy việc hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế, xây dựng trung tâm hay ngân hàng công nghệ quốc gia, hình thành các tổ chức tư vấn công nghệ, định kỳ tổ chức các hội chợ, hội thảo
về công nghệ nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin và kiến thức về sở hữu trí tuệ, thông tin về công nghệ mới
Phát triển hơn nữa thị trường cho thuê tài chính vì đây là một hình thức tín dụng thuê mua trung và dài hạn quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mua sắm máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu về chủng loại, mẫu mã trong điều kiện thiếu vốn chủ sở hữu Các biện pháp cụ thể là:
+ Các công ty cho thuê tài chính cần mở rộng mạng lưới phục vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là các công ty thuộc các ngân hàng thương mại cần tận dụng mạng lưới chi nhánh ngân hàng sẵn có để phát triển hoạt động này qua hình thức uỷ thác cho thuê tài chính, điều này cũng làm giảm thiểu chi phí quản lý tài sản thuê, tạo điều kiện giảm lãi suất cho thuê
+ Mở rộng các hình thức thuê cho phù hợp với yêu cầu đổi mới tài sản của doanh nghiệp, đồng thời để giảm thiểu rủi ro của hoạt động này cần phát triển thị trường cho thuê lại, thị trường mua bán các máy móc đã qua sử dụng, nhanh chóng phát triển thị trường cho thuê vận hành
+ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hợp lý nhất là ưu đãi về thuế đối với công
ty cho thuê tài chính
Trang 103.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhà nước và doanh nghiệp cần phải phối hợp trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lao động, nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng của công việc cũng như sự tiến bộ mạnh mẽ của máy móc và công nghệ:
+ Tiếp tục huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư mở rộng các hình thức đào tạo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng với những tiêu chuẩn chất lượng được quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề
+ Tăng cường ngân sách cho nghiên cứu khoa học thuộc các trường đại học, trường kỹ thuật để tạo đà cho việc đi ngay vào công nghệ tiên tiến của thế giới + Tiến hành thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với các cơ sở dạy nghề theo những quy định về chỉ tiêu chất lượng, văn bằng chứng chỉ do các cơ sở này cấp phải được
cơ quan quản lý Nhà nước công nhận, tiến tới được công nhận trong phạm vi khu vực
và quốc tế, tăng cường hợp tác, liên doanh, trao đổi với các cơ sở đào tạo của nước ngoài, nhất là các nước tiên tiến
+ Đầu tư nâng cấp, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khuyến khích phương thức giảng dạy hiện đại, mở rộng quyền tự chủ trong việc lựa chọn giáo trình, tuyển sinh và thu chi tài chính
3.3 Một số giải pháp khác
Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá công nghệ để bắt kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần rà soát lại công tác tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (theo phương pháp SWOT) đối với từng khâu, từng
bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp
Đồng thời doanh nghiệp cũng đến công tác quản lý nguồn nhân lực như sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động,