Mặt khác, một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị tổn thư
Trang 1Chủ đề: Năng suất lao động I/ Khái niệm và ý nghĩa của năng suất lao động.
1.Khái niệm
1.1 Theo khái niệm cổ điển
Năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn” Đây là thời điểm Adam Smith và Frederick Taylor tập trung vào việc phân chia lao động, xác định và tiêu chuẩn hoá các phương pháp làm việc tốt nhất để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn Tuy nhiên, quan điểm năng suất như vậy mới chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh của năng suất
1.2 Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO )
Là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động
Trang 21.3 Theo cách tiếp cận mới
Là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra
đó Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các kết quả Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật Ở cấp vĩ mô thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý
1.4 Theo quan điểm chung
Là hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian
Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
2 Ý nghĩa của tăng năng suất lao động
- Nó là con đường tăng tổng sản phẩm xã hội không có giới hạn, con đường làm giàu của mỗi quốc gia và mỗi thành viên trong xã hội (quan trọng nhất)
-Tạo cơ hội giảm bớt thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất, làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, tạo cơ hội cho con người phát triển toàn diện
-Là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội
-Nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh và toàn cầu hoá, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro, sự thâm hụt, hoặc tình trạng lỗ lãi thất thường cho dù các doanh nghiệp luôn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể Một tổ chức hoạt
Trang 3động với năng suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi vốn đầu tư hơn Những tổ chức như vậy cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của nền kinh tế Mặt khác, một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất định
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là giành ưu thế nhằm mở rộng thị phần, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn Cạnh tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan
hệ tương đối Trong xu thế hội nhập và trào lưu tự do thương mại hoá, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ từng doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hoá dịch vụ Ở tầm quốc gia, khả năng cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lý vĩ mô Diễn đàn kinh tế thế giới (1999) đã đưa ra 08 nhóm nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các quốc gia với các trọng số khác nhau: Chính phủ, tài chính, độ mở cửa, lao động, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế, quản lý Hiện có 02 nhóm chỉ tiêu đánh giá: Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), đánh giá các nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh
tế đo bằng tỷ lệ thay đổi của GDP/người Chỉ số cạnh tranh hiện tại (CCI), xác định các nhân tố nền móng tạo ra năng suất hiện tại được đo bằng GDP/người (năng suất xã hội) Với các doanh nghiệp, yếu tố cạnh tranh thường liên quan tới
cơ sở hạ tầng, công nghệ, lao động, vốn, thị trường, quản lý Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở (tiềm lực) để có thể tạo nên sức cạnh tranh cao hay thấp Các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: Năng suất (năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP); Công nghệ (mức độ trang bị công nghệ hiện đại); Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ (mức chất lượng, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, sản phẩm mới,
…); Giá (giá và độ linh hoạt về giá,…); Hệ thống phân phối; Sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào
Trang 4Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá thành rẻ đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận
II Thực trạng năng suất lao động của nước ta giai đoạn 2005-2010
1.Năng suất lao động Việt Nam qua các con số
1.1 Năng suất lao động kinh tế Việt Nam
Bảng 1: năng suất lao động theo giá thực tế của VN
( đơn vị: Triệu đồng/ người )
KINH TẾ
Tốc độ tăng
trưởng NSLĐ
Nông nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng
Khu vực dịch vụ
Ghi chú: Các số liệu tính toán từ nguồn niêm giám thống kê 2010, Tổng cục thống kê
Năng suất lao động của nước ta không ngừng tăng cao trong các năm qua Giai đoạn 2005-2010, NSLĐ đã tăng gấp đôi ( từ 19.26 lên 40.39) Song khi so sánh NSLĐ của nước ta với các nước khác thì NSLĐ của nước ta vẫn còn ở mức thấp
Biểu đồ mức tăng trưởng NSLĐ của các một số nước châu á
Trang 5t
Bả
n
Singapo re
Hà n Quố c
Malay sia
Thái L an
Trun g Quố c
Philippin es
Indones ia
Ấn Độ
Việ t Na m
NSLĐ
($/ng)
80
30
7
5455 6
336 28
135 77
485 4
408 7
332 4
289 5
28 59
20 72
Tốc độ
tăng (
%)
4,
12
11,7 8
4,9 4
5,7 8
5,9 4
9,9 7
1
6, 65
3, 94
Nếu so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì năng suất lao động của Nhật cao gấp 39 lần Việt nam, Singapore gấp 26 làn và Hàn quốc cao gấp 16 lần Còn nếu so sánh với các nước đang phát triển trong khu vực thì NSLĐ của MalaySiA cao gấp 6.5 lần Việt Nam, Ngoài ra Thái Lan và Trung Quốc cao gấp 2 lần Việt nam Và trong khi năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 3.94% thì hầu hết các nước láng giếng đều có mwucs tăng trên 5 % Và nếu như tình trạng năng suất kém và tốc độ tăng năng suất thấp thì nước ta sẽ khó có thể cạnh tranh với các thị trường trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đã gia nhập WTO như hiện nay
1.2 Năng suất lao động theo ngành kinh tế
Nếu xét về NSLĐ theo các ngành kinh tế, ta có thể thấy năng suất lao động trong
khu vực công nghiệp và dịch vụ luôn ở mức tương đối cao, trong khi đó nông nghiệp của nước ta lại ở mức thấp Điển hình năm 2010, năng suất ngành công nghiệp gấp 6 lần NN và NSLĐ ngành dịch vụ gấp 4 lần ngành NN Chiếm gần 50% lao động của cả nước song nông nghiệp chỉ đóng ghóp vào 21% GDP của nước ta Trong khi đó công nghiệp là ngành luôn dẫn đầu về năng suất lao động ( chiếm 22% lao động song tạo ra 41% GDP) và sau đó là dịch vụ ( chiếm 29% lao động và tạo ra 38% GDP)
nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng
Khu vực dịch vụ
Trang 62005 7.47 45.75 27.29
Trong khi đó về tốc độ tăng trưởng NSLĐ, trong giai đoạn 2006-2010 năng suất lao động trung khu vực nông lâm thủy sản đạt 3.09%, công nghiệp xây dựng 0.73% và tốc độ của khu vực dịch vụ cao nhất đạt 3.16% Ta có thể năng suất lao động của ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng tương đối cao và đều trong các năm qua song NSLĐ của NN vẫn còn đang ở mức thấp Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do nước ta vẫn còn thói quen canh tác lạc hậu, và vấn đề công nghệ trong nông nghiệp là một đặc thù để phát triển kinh tế thì vẫn còn kém và lạc hậu
1.3 / NSLĐ theo các thành phần kinh tế
Bảng năng suất lao động theo giá trị thực tế của các thành phần kinh tế
nền kinh tế
NSLĐ TPKT nhà nước
NSLĐ TPKT ngoài nhà
NSLĐ TPKT
có vốn
ĐT NN
Trang 72006
2007
2008
2009
2010
19,62 22,15 25,30 31,96 34,73 40,39
64,86 74,08 82,37 104,30 115,82 133,18
10,43 11,78 13,64 17,22 18,77 22,20
120,59 118,38 131,48 161,53 188,62 218,05
Đánh giá: Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực kinh tế có năng suất lao động bình quân thấp nhất Chiếm 86% tổng lao động nhưng chỉ đóng ghóp 47% GDP Song ta chưa thể đánh giá được mức hiệu quả hoạt động của bộ phận này do
bộ phận này bao gồm nhiều thành phần đông lao động trí thức, công nhân và nông dân, do vậy tỷ lệ trung bình năng suất của ngành này thấp
Tóm lại, phân tích trên đây cho thấy, năng suất lao động bình quân chung toàn nền
kinh tế quốc dân của nước ta đạt được còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới Trong đó, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xét theo hình thức sở hữu)
và ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức năng suất lao động rất
Trang 8thấp, nhưng lại có lao động chiếm tỷ lệ rất cao Điều đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức năng suất lao động bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân, làm giảm sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước so với nước ngoài cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Trang 9III Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động việt nam chưa cao.
Có thể tổng kết năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp là do một số nguyên nhân chính như sau:
-Về công nghệ: Muốn tăng năng suất, thì phải có công nghệ mới Muốn có công
nghệ mới, phải có tiền, mà điều này đối với một đất nước đang phát triển như VIệt Nam là điều rất khó khăn, đấy là chưa nói đến chuyện có những công nghệ muốn mua cũng không được.Hiện nay công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu kém, lạc hậu Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ Có đến 76% máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
là công nghệ thuộc thế hệ những năm 1950-1960; 75% số thiết bị đã hết khấu hao
và 50% là được tân trang lại Tính chung cho các doanh nghiệp tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu chiếm trung bình 38% và rất lạc hậu tới 52% Đặc biệt là công tác hiện đại hóa ngành nông nghiệp của nước ta chưa được chú trọng xứng đáng
Trong khi công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu thì việc đổi mới công nghệ vẫn chưa được các doanh nghiệp coi trọng đúng mức Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thì tốc độ đổi mới công nghệ còn rất thấp, bình quân khoảng 10%/năm Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoảng 0,2-0,3% doanh thu cho việc đầu tư đổi mới công nghệ, thấp hơn nhiều so với mức 10% ở Hàn Quốc hay 5% ở ấn Độ
-Về giáo dục: Chất lượng nguồn nhân lực hiện còn rất thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp( chỉ có 26% năm 2010) trong khi các nước công nghiệp mới (NIC, NIE) có tỷ lệ rất cao, thường gấp 2,5 - 3 lần Việt Nam (60 - 70%) Như vậy,
tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam ( 26%) chưa đạt chỉ tiêu của một nước công nghiệp ở trình độ thấp
Ngoài ra, hiện nay việt nam vẫn đang thiếu trầm trọng nhưng người lao động
có trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng như: Nghiên cứu hoạch định
chính sách, tư vấn luật pháp (nhất là luật pháp quốc tế), chuyên gia cao cấp về
Trang 10quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế và lao động kỹ thuật trình độ cao Việt Nam cũng chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực công nghệ cao (CNC) CNC hầu như còn vắng bóng ở hầu hết các ngành kinh tế
Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nước ta cũng cần có những tổ chức đào tạo kĩ năng cho người lao động Kỹ năng bao gồm cả kĩ năng cứng lẫn kỹ năng mềm Kỹ năng cứng là thành thạo một nghề nào đó Kỹ năng mềm là kỹ năng hợp tác, xử lý quan hệ…
Thực ra, với những biến động liên tục của thị trường lao động như hiện nay, muốn
có công việc tốt cần có kỹ năng tương đối rộng để có thể làm được một vài công việc chứ không chỉ một công việc
Ngoài ra, xã hội bây giờ có khá nhiều người làm nghề tự do Bạn vừa là người lao
động, vừa là người sử dụng lao động, vừa là giám đốc, vừa là nhân viên Trong trường hợp này, nhiều khi bạn chỉ cần học những điều mình thích và làm những việc mình thích Không ít người sống khá thoải mái với việc làm nghề tự do Ví dụ, một số nhiếp ảnh gia tự do có đẳng cấp, thương hiệu vẫn kiếm ra khá nhiều tiền Ở đây, kỹ năng mềm là phải có quan hệ rộng và phải tạo được danh tiếng
Cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề
- Mất cân đối về cơ cấu đào tạo: Năm 1986-1987, số sinh viên (SV) là 127.000 lên đến 1.540.201 vào năm 2006-2007 (tăng 11 lần) đối với bậc CĐ - ĐH; so với 120.000 học sinh (HS) năm 1986-1987 lên 390.000 HS năm 2006-2007 (tăng 3 lần) đối với hệ dạy nghề
- Mất cân đối về hệ thống các trường đào tạo: Số trường CĐ - ĐH tăng trên bốn lần, từ 93 trường năm 1986, lên 322 trường 2006, 347 trường năm 2007, 390 trường năm 2008 Còn số trường dạy nghề từ 366 vào năm 1986 giảm còn 129 trường vào năm 1998; sau tăng lên 262 trường năm 2006, 283 trường năm 2007,
315 trường năm 2008
- Mất cân đối về ngành nghề: Đào tạo công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực được đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông-lâm-ngư chiếm tỷ
Trang 11trọng thấp, còn tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao Thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất ) và ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới.Điều này khiến nước ta rơi vào hoàn cảnh thừa thày thiếu thợ
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ít chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, mà chủ yếu tập trung vào khai thác, sử dụng Nếu có đào tạo thì mỗi doanh nghiệp phải tự
lo việc huấn luyện, đào tạo, bằng cách người cũ hướng dẫn cho người mới một cách thả nổi không kiểm soát Việc không được đào tạo bài bản, khoa học và thiếu phương pháp sư phạm đã dẫn đến thao tác bị hỏng, dẫn đến không cải thiện năng suất lao động
_ Các chế độ đãi ngộ của đất nước không tốt, tình trạng chảy máu chất xám là một mối nguy hiểm lớn cho đát nước khiến nước ta mất đi nguồn lao động co tri thức -Tỷ trọng lao động trong các ngành vẫn còn mất cân đối, phần lớn lao động tập trung trong các ngành có năng suất lao động thấp như nông lâm ngư nghiệp còn các ngành có năng suất lao động cao thì tỷ trọng nguồn nhân lực vẫn ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động chung của cả nước
IV Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
Như vậy, trình độ kỹ thuật, công nghệ còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, công tác quản lý còn một số hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp Dưới đây làm một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động: Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách để nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế nhằm tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong các nghành nông lâm nghiệp Cụ thể như đào tạo nghề cho người lao động trong các ngành nông nghiệp để dần chuyển họ sang các ngành công nghiệp Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học,