1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh

75 491 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN XUÂN LONG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG Ở HUYỆN BA CHẼ - QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Xuân Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức các thầy cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với Phó giáo sư,Tiến sỹ Trần Chí Thiện – Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện Ba Chẽ, các phòng ban chức năng và cán bộ, bà con nông dân xã Nam Sơn những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này . Thái Nguyên, năm 2013 Nguyễn Xuân Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 4. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG ........................................... 4 1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ........................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 4 1.1.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá ................................................. 7 1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ....................................................................... 8 1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây Thanh long....................................................................................................... 11 1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long ......................................... 11 1.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Thanh Long ............................. 11 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh long .................................. 22 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 26 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 26 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 27 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 28 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 28 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất Thanhlong ............................ 28 2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 30 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................... 31 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 31 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ .............................................. 36 3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005-2010 .................... 39 3.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Ba Chẽ ......................................................................................... 42 3.1.4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế .............................................................. 42 3.2. Thực trạng phát triển trồng thanh long huyện Ba Chẽ ............................. 43 3.2.1. Tình hình chung về trồng Thanh long của huyện Ba Chẽ .................... 43 3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu đã có thu hoạch quả .......... 48 3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây Thanh long với cây trồng khác: ............. 52 3.2.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển trồng Thanh long của hộ nông dân .......................................................................................................... 53 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG THANH LONG CHO HUYỆN BA CHẼ .................................................................... 55 4.1. Phương hướng phát triển thanh long huyện Ba Chẽ .................................... 55 4.1.1. Một số quan điểm phát triển ................................................................. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 4.1.1.1. Phát triển sản xuất Thanh long trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương ............................................................................ 55 4.1.1.2. Phát triển Thanh long trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ............................. 56 4.1.1.3. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội ..................... 57 4.1.1.4. Phát triển sản xuất Thanh long theo hướng kinh tế trang trại ............ 57 4.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất Thanh long ở huyện Ba Chẽ .......... 57 4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản thanh long cho huyện Ba Chẽ ......................................................................... 58 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ................................. 58 4.2.1.1. Giải pháp về giống ............................................................................. 58 4.2.1.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 59 4.2.1.3. Giải pháp về chế biến ......................................................................... 59 4.2.1.4. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm.................................. 59 4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................... 59 4.2.1.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ................................................... 60 4.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ........................................................... 61 4.2.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây Thanh long .................................... 61 4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................... 62 4.2.2.3. Giải pháp về thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm ...................... 63 4.3. Một số kiến nghị........................................................................................ 63 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa 1 ĐVT Đơn vị tính 2 PTNT Phát triển nông thôn 3 QLĐA Quản lý đề án 4 TNBQ Thu nhập bình quân 5 GO/ha Tổng giá trị sản xuất/héc ta 6 VA/ha Giá trị gia tăng/héc ta 7 GO/IC Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian 8 VA/IC Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian 9 GO/lđ Tổng giá trị sản xuất/lao động 10 VA/lđ Giá trị gia tăng/lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu ............ 39 Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích trồng cây thanh long huyện Ba Chẽ ................ 44 Bảng 3.3: Thống kê diện tích trồng Thanh long các xã thị trấn Trong huyện Ba Chẽ tính đến tháng 12/2012 ............................................ 48 Bảng 3.4: Thống kê năng suất, doanh số, chi phí và lợi nhuận ...................... 49 Bảng 3.5: Thống kê chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ................ 50 Bảng 3.6: Thống kê chi phí cố định trung bình cho 1ha Thanh long ............. 50 Bảng 3.7: Thống kê chi phí biến đổi trung bình cho 1ha Thanh long ............ 51 Bảng 3.8: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế 1ha Trồng Thanh long với trồng cây Keo ........................................................................................... 52 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển Thanh long ở huyện Ba Chẽ đến năm 2020 ......................................................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cây Thanh long thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước ở Đông Nam Á có trồng Thanh long tương đối tập trung trên quy mô thương mại, tập trung tại Bình Thuận 19.085 ha (năm 2012), phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu Thanh long qua nhiều nước dưới dạng quả tươi. Ba Chẽ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 60.855 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 57.719 ha chiếm tỷ lệ 94,84%. Cây Thanh long được trồng đầu tiên ở huyện Ba Chẽ từ năm 1987. Từ năm 2008 đến nay đã có hàng chục hộ trồng Thanh long, chủ yếu tập trung nhiều nhất tại xã Nam Sơn. Cây sinh trưởng phát triển tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Qua nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây Thanh long, điều kiện tự nhiên của địa bàn huyện cùng thực tiễn sản xuất đã khẳng định Cây Thanh long phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây Thanh Long là cây cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác ( lợi nhuận sản xuất bình quân 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, 15-20 năm mới phải trồng lại giống…) Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây Thanh long, coi đó là một trong những cây trồng chủ lực của chương trình giảm hộ nghèo bền vững, hướng tới làm giàu của huyện. 2 Do đó việc thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh” sẽ góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. 2.1. Mục tiêu chung Từ đánh giá hiệu quả canh tác Thanh long của các hộ nông dân huyện Ba Chẽ, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác loại cây trồng này, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế cây Thanh long. - Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long ở huyện Ba Chẽ. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây Thanh long ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến hiệu quả trồng cây Thanh long của các hộ nông dân ở các xã, thị trấn của huyện Ba Chẽ, trong đó xã Nam Sơn thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. (Chủ yếu tại xã Nam Sơn, nơi có diện tích Thanh long tập trung nhiều nhất huyện ) 3 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2012, các số liệu thứ cấp là số liệu giai đoạn 2008 - 2011. 4. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long. . Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh long tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Thanh Long Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG 1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. + Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả. + Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chưa được thoả đáng. 5 + Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị. + Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt sản lượng một loại hàng hoá nào khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường khả năng giới hạn sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng (Potential Gross National Produst) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được, đó là mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế với tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần lãng phí. Tuy nhiên, khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào lao động tiềm năng là lao động ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng tiềm năng cũng phải ứng với một tỷ lệ huy động tài sản cố định nào đó thì mới hợp lý. Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và những luận điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn. - Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng, quy luật tiết kiệm thời 6 gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy định động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật 7 chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 1.1.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng 8 theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau. Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất... Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay. Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra. Đối với cây Thanh long tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra từ đó. Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được và đó chính là lợi nhuận. 1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn 9 việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác. Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. 10 Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế. Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm trù hiệu quả kinh tế thành: - Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn. - Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản xuất xã hội. - Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện... - Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả của quốc gia. Cũng vì thế mà nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ mô với doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ. Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động 11 - Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị - Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng... - Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý 1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây Thanh long 1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long Đối với nước ta sản phẩm Thanh long không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước. Đối với người dân thì cây Thanh long đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động ở các vùng nông thôn. 1.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Thanh Long 1.2.2.1. Yêu cầu sinh thái 1.2.2.1.1. Nhiệt độ Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho thanh lo ng tăng trưởng và phát triển là 14-26oC và tối đa 38 - 40oC. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho thanh long. 1.2 2.1.2. ánh sáng Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu 12 ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long. 1.2.2.1.3. Nước Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao. Do vậy, để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả. 1.2.2.1.4. Đất đai Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn. 1.2.2.2. Thiết kế vườn 1.2.2.2.1. Chuẩn bị đất trồng Vùng đất thấp cần đào mương lên luống nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2 m, luống rộng 6-7 m. Sau đó trồng cây trụ, lên mô và bón lót. Kích thước mô: 80 x 30 cm. Luống nên thiết kế theo hướng Bắc – Nam và trồng cây theo kiểu so le (giữa các hàng thì cây của hàng kế tiếp phải trồng so le) nhằm tận dụng cao nhất ánh sáng mặt trời của hướng Đông – Tây giúp tăng năng suất thanh long. Vùng đất cao nên đào hố, kích thước hố 80 x 30 cm. Chọn nơi có nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng. 13 1.2.2.2.2. Trồng cây chắn gió Đối với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió, có thể trồng các loại cây như: mít, dừa,... trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long. 1.2.2.2.3. Trồng cây trụ Cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu được nắng mưa, lâu mục. Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới hiện tượng phá rừng, vì vậy, trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được khuyến cáo hiện nay, trụ có cạnh ngang hay đường kính 12- 20cm, trụ cao cách mặt đất 1,5-1,6m, đối với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 30-40 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho thanh long. Cần chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ. 1.2.2.2.4. Chuẩn bị hom giống để trồng Cành được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe, và phải đạt các tiêu chuẩn sau: + Tuổi cành từ 6 - 24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế thối cành. + Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50 cm. + Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh. 14 + Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt. Sau khi chọn cành xong, phần gốc cành 2-4 cm được cắt bỏ phần vỏ cành chỉ để lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 10-15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng thẳng không qua giai đoạn giâm cành. 1.2.2.2.5. Mật độ - Khoảng cách trồng Khoảng cách trồng 3,0 m x 3,5m hay 3,0m x 3,0m. Mật độ trồng 70100 trụ/1000m2. Có thể trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, cần bảo đảm cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng. 1.2.3. Giống trồng Thanh long ở Việt Nam hiện có rất nhiều giống/ dòng, tuy nhiên giống hiện trồng phổ biến và đang xuất khẩu trên thị trường là thanh long ruột trắng, chúng có khả sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ở Việt Nam, cho năng suất cao, hình dạng quả đẹp, thịt quả màu trắng, thời điểm ra hoa từ tháng 4-9dl, thời gian từ đậu quả đến thu hoạch 28- 35 ngày. 1.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.2.4.1. Thời vụ trồng Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp: - Tháng 10-11dl: thời gian này có thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào vì đây là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ nước tưới cho cây vào mùa nắng. - Tháng 5-6 dl: Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6dl) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc. 15 1.2.4.2. Cách đặt hom + Đặt hom cạn 2-4cm, đặt phần lỏi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc. + Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rễ và bám sát vào cây trụ. + Cột hom sát vào cây trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã. + Mỗi trụ đặt 3-4 hom. 1.2.4.3. Tưới nước Tuy thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện của sự thiếu nước là: cành mới hình thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, quả bé. Do đó, cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy theo ẩm độ đất mà chu kỳ tưới cho cây có thể thay đổi 1-7 ngày/lần. 1.2.4.4. Tủ gốc giữ ẩm Tủ gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ lục bình,.. tủ cách gốc 5 - 10 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. 1.2.4.5. Tỉa cành và tạo tán 1.2.4.5.1. Tạo tán Mục đích là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít 16 bị sâu bệnh tấn công. Cây có dạng hình tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài. 1.2.4.5.2. Tỉa cành Tỉa cành nhằm tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. - Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển tốt, áp sát cây trụ. - Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả. - Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán. 1.2.4.6. Cỏ dại Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc thanh long. Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị trường). 1.2.4.7. Mực nước trong mương (áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long) Mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ thanh long. Vì vậy, nên để mực nước trong mương cách mặt luống 30-40 cm, vào mùa nắng nên để nước vào ra tự nhiên để rửa phèn, mặn. 17 1.2.4.8. Vét bùn bồi luống (áp dụng cho vùng ĐBSCL) Vét bùn bồi luống đưa phù sa lắng tụ trong vườn lên mặt luống nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Tháng vét bùn thường từ 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3 cm là tốt. 1.2.4.9. Phân bón Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây khác nhau + Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1-2 năm đầu sau khi trồng. Tùy theo sinh trưởng và phát triển của cây mà cung cấp phân cho cây mục đích tạo điều kiện tối hảo cho cây khỏe, phát triển tốt và cho năng suất cao sau này. - Bón lót: 15-20kg phân chuồng hoai, 500g super lân hoặc lân Văn Điển. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế 15-20 kg phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học từ 2-5kg. - Một tháng sau khi trồng, tưới 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-0/trụ, tưới xung quanh gốc cách gốc 5-10cm, 2 tuần/lần. - Bón thúc 100g Urea + 100g 20-20-15/trụ vào các giai đoạn 3 tháng sau khi trồng, sau đó cứ 3 tháng bón một lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g 20-20-15/trụ - Cách bón: xới nhẹ, rãi xung quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi cây. + Giai đoạn kinh doanh: từ năm thứ 3 trở đi 18 * Phân hữu cơ: - Lần 1: (Sau khi thu hoạch) bón 5-10kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,5-1,0kg/trụ phân hữu cơ sinh học. - Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón 0,5-1,0kg phân hữu cơ sinh học/trụ. - Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5-1,0kg phân hữu cơ sinh học. Ghi chú: có thể sử dụng các loại phân chuồng hoai mục (5-10kg/trụ) hoặc 0,5-1,0 kg các dạng phân hữu cơ sinh học đã được cho phép bán trên thị trường. * Phân hóa học: - Liều lượng bón: + Đối với vườn thanh long từ 3-5 năm tuổi: theo công thức 500gN + 500g P2O5 + 500g K2O/trụ/năm tương đương 1,08kg Urea + 3,6kg lân super + 0,83kg KCl. + Đối với vườn thanh long từ 5 năm tuổi trở lên, bón lượng phân là: 750gN + 500gP2O5 + 750gK2O/trụ/năm tương đương 1,63kg Urea + 3,6kg lân super + 1,25kg KCl. - Cách bón: rãi đều trên mặt đất xung quanh trụ thanh long, xới nhẹ cho hạt phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ bằng rơm rạ hay cỏ khô, sau khi rãi phân cần tưới nước cho phân tan. - Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón Lần 1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10dl) hoặc có thể áp dụng khi đã thu hoạch 80% số lượng quả trên vườn. Bón 3,6kg phân lân + 200g Urea/trụ (cây từ 3-5 năm tuổi) hoặc 3,6 kg phân lân + 300g Urea (cây >5 năm tuổi) 19 Lần 2: cuối tháng 12 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi). Lần 3: cuối tháng 2 dương lịch. Bón 200g Urea + 150g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250g KCl (cây >5 năm tuổi). Lần 4: cuối tháng 4 dương lịch. Bón 100g Urea + 100g KCl/trụ (cây 3-5 năm tuổi) hoặc 300g Urea + 250gKCl (cây >5 năm tuổi). Từ lần 5- lần 8 cứ mỗi tháng/lần với liều lượng và loại phân như lần 4. Ghi chú: - Nếu đất có phản ứng chua thì thế super lân bằng lân Văn Điển. - Có thể thay thế phân đơn bằng các loại phân hỗn hợp khác. - Có thể sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái thay thế phân đơn như sau: Lần 1: ngay sau khi kết thúc thu hoạch (cuối tháng 9 đầu tháng 10dl). Bón 0,5kg NPK 20-20-15/trụ Lần 2: cuối tháng 12dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT1 (18-12-8)/trụ. Lần 3: cuối tháng 2dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT2 (7-17-12)/trụ. Lần 4: cuối tháng 4dl. Bón 0,5kg phân chuyên dùng AT2 (7-17-12)/trụ. Từ lần 5 đến lần 8 (mỗi tháng 1 lần) bón 500g NPK 13-13-13/trụ. Như vậy: Tổng lượng phân bón cho 1 vụ/năm/trụ sẽ là: 520gN + 590g P2O5 + 495g K2O/trụ * Phân bón lá: - Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, tiến hành phun phân bón lá 30-10-10, phun 3 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít. 20 - Khi chuẩn bị ra hoa, phun phân bón lá 10-60-10, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, sau đó chuyển sang phun phân bón lá 6-30-30, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày, 15g/bình 8 lít. - Sau khi thụ phấn 3 ngày, phun 30-10-10, 15g/bình 8 lít. - Trong giai đoạn nuôi trái phun 20-20-20, 7 ngày/lần, 15g/bình 8 lít. - Trước thu hoạch (15-20 ngày), phun phân bón lá 12-0-40-3Ca, 15g/bình 8 lít, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày. Ghi chú: + Có thể sử dụng các loại phân bón lá có công dụng tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. + Để tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tai lá xanh, cứng, 3 tai ở đầu chóp quả dài ≥ 7cm: phun kết hợp loại bón lá FERVIHA (55-5) hay loại phân bón hữu cơ sinh học FISH EMUSION (5-1-1). 1.2.4.10. Xử lý ra hoa Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt. 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến sự phát triển cây Thanh long + Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? 21 Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào cả hai loại Thanh long ruột trắng và Thanh long ruột đỏ. Nước ta đã xuất khẩu Thanh long sang thị trường Châu Âu, Châu Á ( chủ yếu là Trung Quốc...) và nước Mỹ. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường cần lưu ý tới độ co giãn cung cầu về Thanh long. Sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được sự phát triển sản xuất có hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như nghề trồng Thanh long và người trồng Thanh long riêng. Do đó, việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu Thanh long là hết sức cần thiết góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp. Để ổn định giá cả và mở rộng thị trườngThanh long, một yếu tố cần thiết là hệ thống đường giao thông. Phần lớn những vùng sản xuất Thanh long xa đường quốc lộ rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đường giao thông kém, đi lại khó khăn nên người sản xuất thường phải bán với giá thấp do tư thương ép giá, làm hiệu quả sản xuất thấp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển ngành trồng Thanh long trong tương lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 22 + Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy những mặt hàng truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận. + Thương hiệu hàng hóa có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Hàng hóa có thương hiệu sẽ tăng cả giá trị và thị phần. 1.2.4. Hiệu quả kinh tế cây Thanh long Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây Thanh long - Giống tốt - Đất đai phù hợp - Khí hậu phù hợp - Làm đúng kỹ thuật - Giá bán phù hợp - Nhu cầu thị trường 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh long 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước. Thanh long đã trồng ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Tập trung ở tỉnh Bình Thuận, tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Long An.....Một số tỉnh, thành phố ở Miền Bắc cũng đã trồng Thanh long có hiệu quả như: Thái Bình, Hà Nội... Việt Nam hiện nay là nước ở Đông Nam Á có trồng Thanh long tương đối tập trung trên quy mô thương mại. 23 Theo số liệu thống kê, hiện nay trái thanh long Việt Nam hiện đã có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á, trái thanh long Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn thị trường Trung Quốc. Và ở thị trường EU, cũng đã chiếm gần 40% thị phần. Loại trái này cũng đang chinh phục những thị trường khó tính khác như Nhật, Mỹ... Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của ViệtNam với gần 80% thị phần. Theo Vinafriut, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau, củ, quả của Việt Nam là 800 triệu đô la Mỹ, tăng 100 triệu đô la Mỹ so với kế hoạch mà Bộ Công Thương đưa ra từ đầu năm 2012. Trong 218 triệu đô la Mỹ mà Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam thì khoảng 60% là dùng để nhập Thanh long, còn lại là các mặt hàng rau, quả khác. - Tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích trồng thanh long toàn tỉnh là 15.000 ha, song đến nay người dân đã trồng lên tới trên 19.085 ha (với 16.000 hộ trồng). Sản lượng Thanh long toàn tỉnh vào năm 2012là 360.000 tấn. Tỉnh Bình Thuận, nơi được coi là thủ phủ của thanh long Việt Nam, đến nay, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, đã có 202 tổ hợp tác và hơn 5.212 hộ sản xuất thanh long được cấp chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Cuối năm 2011, đã đưa diện tích sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn VietGAP lên 7.000 ha. Song song đó, định hướng của UBND tỉnh trong thời gian tới phải ưu tiên, dồn sức, tập trung phát triển thanh long theo hướng an toàn VietGAP để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. 24 Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích Thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Theo Tiến sĩ Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng Bộ môn kỹ thuật canh tác (Viện Cây ăn quả miền Nam), việc sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng, nhất là làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Bởi ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bà con còn được huấn luyện ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình sản xuất. - Tỉnh Tiền Giang Thanh long được xác định là 1 trong 7 chủng loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang, đồng thời đang tiếp tục được đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường. Tiền Giang hiện có hơn 2.500ha thanh long, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Gạo, cho năng suất trên 40 tấn/ha/năm. Tỉnh Tiền Giang đang triển khai đề án mở rộng vùng chuyên canh thanh long lên 5.000ha vào năm 2015. - Tỉnh Trà Vinh: Trong những năm gần đây, nông dân Trà Vinh đã đưa cây Thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm thành công, mở ra hướng làm kinh tế mới, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Cây thanh long ruột đỏ như một luồng gió mới đang làm thay đổi diện mạo sản xuất nông nghiệp ở vùng đất này. Trước đây, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và thường xuyên sử dụng các giống cây truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao. Để thay đổi phương thức canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bằng những loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây Thanh long ruột đỏ là loài cây trồng được đánh giá là phù hợp với điều kiện của địa phương và cho hiệu quả cao. Đến nay, toàn tỉnh 25 đã phát triển được hơn 60 ha diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Ruột trái màu đỏ, khi thưởng thức có mùi vị thơm và ngọt đậm, đặc trưng, vỏ mỏng hơn trái thanh long thường nên thanh long ruột đỏ được ưa chuộng. Theo kinh nghiệm trồng của một số hộ nông dân, cây thanh long ruột đỏ rất dễ trồng, cây lại cho trái quanh năm, trung bình mỗi cây cho 15 - 20 trái/đợt, mỗi trái nặng từ 400g trở lên. Từ năm thứ ba trở đi thanh long ruột đỏ cho năng suất từ 40 đến 45 tấn/ha, trong khi thanh long ruột trắng chỉ cho năng suất từ 30 đến 40 tấn/ha. Nguồn: Khuyến nông quốc gia 26 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế đối với cây Thanh long nói riêng? - Thực trạng về sản xuất Thanh long của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh? - Đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh long của hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh? 2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác. 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của địa phương, từ các Sở, Ban, Ngành của tỉnh có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: Sách báo, tạp chí… 27 b- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp + Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Cây Thanh long đã đưa vào huyện Ba chẽ, qua phân tích lựa chọn đề tài đã tổ chức thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ở tất cả các xã, trong đó chủ yếu ở xã Nam Sơn vì đây là xã trồng đầu tiên và có diện tích Thanh long lớn nhất huyện, mặt khác cây Thanh long được coi là một trong những cây trồng chính xã. + Phương pháp chọn mẫu điều tra: Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 100 % số hộ nông dân xã Nam Sơn trồng Thanh long để tiến hành điều tra khảo sát. Phỏng vấn sâu các hộ đã trồng được 3 năm trở nên và đã được thu hoạch quả Thanh long. + Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ Thanh long của hộ nông dân trên địa huyện Ba Chẽ. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương. 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu a- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu. 28 b- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập bảng tổng hợp, xử lý. 2.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin a- Phương pháp phân tổ b- Phương pháp so sánh: 2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển để hoà nhập với nền kinh tế Thế giới. Một trong những vấn đề kinh tế trên phạm vi quốc gia cần phải làm là chuyển đổi việc tính toán các chỉ tiêu tổng hợp từ hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trên cơ sở thực hiện hệ thống (SNA) chúng ta mới có điều kiện để so sánh quốc tế trên nhiều phương diện đời sống kinh tế - xã hội và cũng là phù hợp với yêu cầu quản lý thay đổi hiện nay . 2.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất Thanhlong - Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị. n GO = Qi Pi i 1 Trong đó: Qi: Là khối lượng của sản phẩm i Pi: Giá cả từng của sản phẩm i - Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao 29 gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước… n IC = Cj i 1 Trong đó: Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất - Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích. VA = GO - IC Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất. - Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau: MI = VA - [A+W (nếu có)] Trong đó: A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ W: Tiền thuê công lao động (nếu có) Cách xác định mức khấu hao cho 1 ha Thanh long tính theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian: Việc lựa chọn chu kỳ kinh doanh cho cây Thanh long của đề tài dựa trên nguyên tắc “chất đất, giống Thanh long”, với đất tốt và giống cây Thanh long có thể có chu kỳ kinh doanh từ 15 đến 20 năm. Đối với đất xấu cây chỉ có chu kỳ kinh doanh từ 12 đến 15 năm. Ở xã nam Sơn đất trồng Thanh long chủ yếu là đất vườn đồi, vườn ở hạng 2, 3 và 30 4; Đất này rất phù hợp cho sự phát triển của cây Thanh long. Vì vậy, ở xã Nam Sơn tôi chọn chu kỳ kinh doanh của cây 15 năm là phù hợp với giống cây, chất đất và khả năng thâm canh. Như vậy: GO Tổng giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng MI Kết quả cuối cùng Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuế Hệ thống chỉ tiêu này quan tâm nhiều hơn đến chi phí trung gian mà không quan tâm nhiều đến tổng chi phí. 2.2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân n Công thức tính số bình quân: Xi X i 1 n Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân... * Về giá cả sử dụng trong tính toán: Chúng tôi sử dụng giá trị bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu. 31 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý Ba Chẽ có tọa độ địa lý 20o7'40'' đến 21o23'15'' Vĩ độ Bắc 107o58'5'' đến 107o22'00'' độ Kinh Đông. Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 70 km đi theo đường Quốc lộ 18A từ Hạ Long đến Mông Dương 40 km rẽ vào đường tỉnh lộ 329 đi 30 km đến thị trấn huyện lỵ Ba Chẽ. - Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. - Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả. - Phía Đông giáp huyện Tiên Yên. - Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 3.1.1.2.Dân tộc Tổng dân số 20 ngàn người. Ba Chẽ là huyện có 9 dân tộc khác nhau, bao gồm: Dân tộc Kinh: chiếm 21%; dân tộc Tày: chiếm 16,3%; dân tộc Dao: chiếm 41%; dân tộc Sán Chỉ: chiếm 14,2%; dân tộc Sán Dìu:, chiếm 1,2%; dân tộc Hoa: chiếm 0,9%; dân tộc Cao Lan: chiếm 5,3%. Ngoài ra còn dân tộc Mường chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm khoảng 0,06% dân số toàn huyện ... 32 3.1.1.3.Khí hậu, thời tiết Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc điểm sau: - Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C. - Độ ẩm không khí: Tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa. 3.1.1.4.Địa hình, địa mạo Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba 33 Chẽ từ 300-500m so với mực nước biển. Độ dốc các dải đồi phần lớn từ 20 250. Chủ yếu là đất dốc nên Ba Chẽ trồng rừng là chính và từ trước đến nay người dân Ba Chẽ cũng chỉ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi. Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp vì thế đất canh tác bị hạn chế. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. + Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm). + Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm). - Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân. - Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3. 34 - Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam: + Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khỏe con người. + Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3. 3.1.1.5.Thủy văn, sông ngòi Ba Chẽ có nhiều hệ thống sông suối: - Sông Ba Chẽ bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây - Bắc của huyện chạy dọc theo các xã đổ ra biển với chiều dài 100km, đây là con sông chính lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Thị trấn Ba Chẽ chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Ba Chẽ. Lưu lượng sông Ba Chẽ tương đối cao và nhiều ghềnh thác, đoạn chảy qua Thị trấn Ba Chẽ khá bằng phẳng nhưng về mùa lũ nước sông dâng cao đồng thời do ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của biển nên cốt ngập lụt thấp nhất là 6m. - Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km (đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ). - Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km. - Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 95km. 35 - Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km. - Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km. - Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km. - Sông Khe Tân chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km. Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 - 6m gây ách tắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế. * Xã Nam Sơn thuộc nằm phía Đông, là của ngõ của huyện Ba chẽ, có địa hình dốc, núi cao, bị chia cắt mạnh. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 21-230C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.285 mm. Diện tích tự nhiên của xã là 8.301,55 ha chiếm 13,6 % diện tích tự nhiên của Huyện Ba Chẽ. Trong đó, nhóm đất nông lâm nghiệp: 7.557,31 ha chiếm 91,03%; đất sản xuất nông nghiệp: 137,98 ha chiếm 1,7%. Xã Nam Sơn có 561 hộ dân với 2.934 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,2%, trong đó lao động có 1.596 người, chiếm 54,4% dân số và đây là nguồn nhân lực dồi dào của xã. Xã có các dân tộc chủ yếu sống tập trung như Dao, Kinh, Sán chỉ, Tày, Cao Lan. Chủ yếu sinh sống bằng nghề nông lâm - ngư nghiệp. 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ 3.1.2.1. Đất đai, tài nguyên rừng, lao động * Đất đai: Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 56.718,95 ha: + Đất sản xuất nông nghiệp: 1.358,87 ha; + Đất lâm nghiệp: 55.307,91 ha; + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 48,97 ha; + Đất nông nghiệp khác: 3,2 ha; - Đất phi nông nghiệp: 1.427,48 ha; - Đất chưa sử dụng: 2.709,13 ha (trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 785,79 ha; Đất đồi chưa sử dụng: 1.923,34 ha). * Tài nguyên rừng: - Diện tích đất lâm nghiệp: 55.307,91, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất: 46.991,77 ha; Đất rừng phòng hộ: 8.316,14 ha. - Diện tích rừng các loại: 39.972,65 ha, trong đó: Rừng giao cho các tổ chức, doanh nghiệp: 14.794,67 ha; Rừng giao cho hộ cá nhân, gia đình: 25.177,98 ha (tính đến năm 2013). Tỷ lệ che phủ rừng năm đạt 53%. *Dân số, lao động Dân số toàn huyện có 4.316 hộ; gồm 19.580 nhân khẩu, 11.463 lao động (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010). Khu vực nông thôn dân số có 3.228 hộ; 15.443 khẩu, 8.793 lao động. Mật độ dân số trung bình 30 người/km2, thấp nhất là xã Thanh Sơn (13 người/km2); tỷ lệ tăng dân số tự 37 nhiên toàn huyện là 1,68% (khu vực nông thôn 1.85%, thành thị 1,04%); bình quân 4,5 khẩu/hộ. 3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật có vị trí hết sức quan trọng trong bất cứ nền sản xuất nào. Việc trang bị đầy đủ hợp lý cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, góp phần cải thiện nền sản xuất, củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá. * Giao thông: Trước đây Huyện Ba Chẽ chỉ có một con đường vào huyện đó là đường tỉnh lộ 330 nối từ km 197quốc lộ 18, trải theo chiều dài 65 km đi qua hầu hết các xã của huyện. Từ năm 2013 đã mở 2 thyến đường mới nối với quốc lộ 18: tuyến đường 330 nối từ Mông Dương vào huyện dài 30 km và tuyến đường từ cầu Ba Chẽ trên QL 18 chạy dọc sông Ba Chẽ vào huyện dài 14 km. Tất cả các xã và hầu hết các thôn bản đều có đường ô tô được cứng hóa. Điều đó tạo điều kiện thuuaanj lợi phát triển kinh tế xã hội. * Thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Ba Chẽ đã xây dựng một số tuyến mương và đập dâng nước tưới cho khoảng 40% diện tích canh tác nông nghiệp. Đối với nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao: tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án nước sạch nông thôn như. Đến nay tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 88%, phấn đấu đến năm 2013 tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh là 95% . * Điện: Hiện nay có 100% các thôn đều có lưới điện quốc gia. * Hệ thống văn hoá thông tin và phát thanh - truyền hình: Toàn bộ 8/8 xã, thị trấn của huyện đều có điện thoại cố định và phủ sóng di động. Năm 38 2012 toàn huyện có mật độ 23 máy/100 dân. Hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo kịp thời những thông tin về kinh tế, văn hoá cũng như việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đời sống văn hoá ở cơ sở được quan tâm, phong trào văn hoá văn nghệ được phát triển rộng khắp, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá trong các khu dân cư. Năm 2012, toàn huyện có 75/75 khu dân cư có nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn. Hệ thống phát thanh truyền hình được củng cố và phát triển; 5 trạm thu phát lại truyền hình nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%; 75 cụm truyền thanh và phát sóng FM tại các xã nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95% . * Hệ thống giáo dục, y tế: Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, ngành giáo dục của huyện đã mở rộng quy mô phát triển các ngành học, bậc học cả vùng thấp và vùng cao. Huyện đật chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học từ mẫu giáo đến tiểu học và trung học cơ sở, đang phấn đấu đạt phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2020. Công tác chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, 100% các xã thị trấn đều có trạm y tế khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2012, trên địa bàn huyện có 1bệnh viện 60 giường. * Hệ thống chợ: Các tụ điểm thương mại được hình thành, nhiều chợ nông thôn được xây dựng, ngoài chợ huyện tại thị trấn, 4/8 xã có chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi các nông sản phẩm sản xuất ra. Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Ba Chẽ là quy mô nhỏ (loại 5) tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế chưa phát triển. Ngoài công nghiệp 1 nhà máy chế biến tre thành giấy mã xuất khẩu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại tuy được hình thành nhưng quy mô nhỏ 39 bé. Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng, song chưa cập với yêu cầu của xu thế hội nhập và giao lưu kinh tế hiện nay. Các chỉ số bình quân tiêu dùng của dân cư đô thị như: Điện, đường, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại) và mức hưởng thụ văn hoá chưa cao. Để cho các đô thị của huyện trở thành vệ tinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, cần cố sự quan tâm đầu tư của nhà nước để phát vtriển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các công trình công cộng phúc lợi khác . 3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005-2010 Là vùng đất trước đây chỉ có phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp. Đến nay huyện Ba Chẽ đã có bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế phong phú và đa dạng. Giá trị sản xuất của các ngành khá cao và ổn định, hàng năm mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn huyện đều tăng lên đáng kể. Cụ thể, Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu (Nhiệm kỳ 2005 – 2010) _____________ STT I 1 CHỈ TIÊU NQ ĐƠN VỊ TÍNH KẾT QUẢ SO SÁNH ( % ) BÌNH QUÂN Với nhiệm 5 NĂM kỳ trước Với mục tiêu NQ đại hội CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ Giá trị sản xuất (giá cố định 1994 ) - Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - Giá trị sản xuất TTCN, xây dựng Tỷ đồng 74,357 208,5 110,4 " 40,840 162,6 121,0 " 15,972 287,8 195,2 40 STT CHỈ TIÊU NQ - Giá trị sản xuất thương Với nhiệm 5 NĂM kỳ trước Với mục tiêu NQ đại hội 351,5 233,9 " 21,681 182,1 133,3 " 16,343 162,7 121,0 " 2,706 243,8 165,4 " 2,632 31,5 233,9 % 54,92 77,9 80,4 % 21,48 138,0 129,8 % 23,6 168,6 155,5 - Diện tích gieo trồng ha 2.112,2 107,3 104,0 - Sản lượng lương thực tấn 4.569,5 118,9 83,1 - Đàn trâu con 5.776 106,9 96,3 - Đàn bò con 1.449 167,3 64,0 - Đàn lợn con 7.294 100,2 60,8 ha 11.944 197,9 238,9 + Gỗ rừng trồng m3 8.421 505,9 168,4 + Nhựa thông tấn 36,3 37,0 36,2 Giá trị tăng thêm (giá cố định 1994 ) nghiệp - Ngành TTCN, xây dựng - Ngành thương mại, dịch vụ Cơ cấu giá trị sản xuất ( giá cố định 1994 ) - Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp - Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng - Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ II PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Sản xuất nông nghiệp 2 BÌNH QUÂN 17,545 - Ngành nông, lâm ngư 3 TÍNH SO SÁNH ( % ) " mại, dịch vụ 2 ĐƠN VỊ KẾT QUẢ Sản xuất lâm nghiệp - Diện tích trồng rừng tập trung - Khai thác và tiêu thụ lâm sản 41 STT 3 CHỈ TIÊU NQ kỳ trước tiêu NQ đại hội xã, thị trấn 120 80 cơ sở 391 300 126,9 % 26 590,9 371,4 22.826 213,1 138,2 % 100 266,7 100 % 95 118,7 97,8 + Ở khu vực Thị trấn % 95 198,8 118,8 + Ở khu vực nông thôn % 75 300 107,1 - Tỷ lệ giảm hộ nghèo % 19,39 91,98 96,9 Người 300 154,6 150,0 % 63 500 62,5 % 24 94,1 100 %0 0,6 75 100 - Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân Thu ngân sách trên địa Triệu bàn đồng VĂN HOÁ - XÃ HỘI: Văn hoá - giáo dục: - Số thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hoá - Tỷ lệ xã đạt phổ cập THCS 2 5 NĂM Với mục 5 doanh 1 Với nhiệm điện: - Số cơ sở sản xuất - kinh III TÍNH BÌNH QUÂN Thƣơng mại, dịch vụ, bƣu - Số xã có chợ 4 ĐƠN VỊ SO SÁNH ( % ) KẾT QUẢ thôn, khu Xã hội: - Tỷ lệ hộ được sử dụng điện - Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh: - Số lao động được giải quyết việc làm/ năm 3 Y tế: - Tỷ lệ xã có bác sĩ - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng - Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm (Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2010 - 2015) 42 3.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Ba Chẽ 3.1.4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế - Phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp gắn với chế biển sản phẩm từ gỗ rừng trồng, phát huy lợi thế của địa phương, tận dụng và khai thác tối đa diện tích đất rừng sản xuất, trên cơ sở đầu tư xây dựng mới các đầu mối giao thông để phục vụ cho việc trồng và khai thác gỗ rừng trồng, góp phần tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người lao động, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. - Phát triển trồng trọt đảm bảo an ninh lương thực và dư thừa phục vụ chăn nuôi. Tận dụng điều kiện thuận lợi phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao phù hợp địa bàn như: Trồng Mía tím, Thanh Long, Ba kích, tre mai lấy măng, các cây dược liệu dưới tán rừng ( địa liền, hương bài, nhân trần…) - Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo phương thức bán chăn thả và chăn nuôi động vật hoang dã, tận dụng sản phẩm nông nghiệp vào chăn nuôi, khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi nông hộ và kinh tế trang trại, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn, phù hợp với điều kiện dân sinh kinh tế và tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc. - Phát triển ngành khai thác vật liệu xây dựng, khai thác mỏ đá xẻ ở thôn Bắc Cáy, quy hoạch và phát triển các lò gạch tuynen có chất lượng tốt tại thôn Tân Tiến, Làng Mô (Đồn Đạc), khai thác mỏ đất sét làm gốm sứ ở các thôn Cái Gian, Sơn Hải và Làng Mới (Nam Sơn) gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái nông thôn. 43 3.1.4.2. Tiềm năng phát triển văn hoá - xã hội - Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, khuyến khích phát triển các trò chơi thể thao dân tộc truyền thống, phục vụ mùa lễ hội hàng năm. Tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá như: Lễ hội Đình Làng Dạ, phục dựng di tích cách mạng Khe Lao, di tích Miếu Ông, Miếu Bà, xây dựng Bia tưởng niệm chiến thắng Cổ ngựa (xã Nam Sơn). - Xây dựng và phát huy giá trị các điểm có thể khai thác tiềm năng du lịch sinh thái như: Thác Chúc, Khe Lạnh (xã Thanh Sơn), Đá Lợn, Khe O (xã Đồn Đạc), Thác Choòng, Thảo nguyên xanh (Đạp Thanh), Đèo Giang (Lương Mông), Khe Lào, Khe Xoong (Thanh Lâm)... 3.2. Thực trạng phát triển trồng thanh long huyện Ba Chẽ 3.2.1. Tình hình chung về trồng Thanh long của huyện Ba Chẽ Cây Thanh long đưa vào huyện Ba Chẽ đầu tiên từ năm 1997. Chị Đào Thị Thuận ở thôn Nam Hả ngoài, xã Nam Sơn huyện Ba Chẽ khi đi thăm người thân ở Miền nam đã mang giống Thanh long ruột trắng về nhà trồng thử. Không ngờ cây Thanh long đã nở hoa kết trái tại địa phương. Gia đình chị Thuận nhân giống trồng tại vườn gia đình mình. Nhiều hộ đã xin giống Thanh long ruột trắng nhà chị Thuận để trồng. Trái Thanh long ruột trắng ở Ba Chẽ ăn ngon ( ngọt mát, không có vị chua và quả rất mỏng vỏ) khối lượng bình quân 300-400g/quả, năng suất bình quân 10 tấn/ha năm. Ngoài xã Nam Sơn, một số hộ khác ở xã Đồn Đạc, thị trấn Ba chẽ ( gần xã Nam Sơn ) và có hộ tận xã Lương Mông ( xa xã Nam Sơn nhất cũng trồng). Thấy tiềm năng địa phương có thể trồng Thanh Long hiệu quả, lãnh đạo huyện Ba Chẽ đã mua giống và trồng khảo nghiệm cả giống Thanh long ruột đỏ. Đến hết năm 2012 đã có 52 hộ trồng Thanh long với 8.081 trụ, diện tích 7,23 ha. Trong đó đã có 7 hộ có thu hoạch diện tích 5,71 ha. Năng suất bình quân 30 quả/trụ năm; 10 tấn/ha năm. 44 Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích trồng cây thanh long huyện Ba Chẽ 12/2012) Stt (nơi mua) (nơi mua) , năm) M2 Kg/ha 1 Lang sơn 2010 400 50 2 Lang sơn 2010 400 50 3 2011 500 50 4 2008 756 84 2012 668 74 5 1997 1,200 2012 6 Xuân 133 683 ) 30 10,000 9 30 10,000 10 76 2012 1,620 180 2012 2,317 257 2005 1,506 167 30 10,000 9 9 2008 918 102 30 10,000 10 10 2011 1,090 121 11 2008 430 48 30 10,000 9 7 8 Xuân 45 12 2012 970 108 13 2012 1,760 196 14 Ly Văn Tinh 2012 1,457 162 15 2012 1,457 162 16 2012 1,400 156 17 2012 2,000 222 18 2012 1,200 133 2012 1,000 111 20 2012 2,035 226 21 2012 961 107 22 2012 1,148 128 23 2012 1,400 156 24 2011 1,500 167 25 2011 1,420 158 26 2012 960 107 27 2012 2,145 238 2011 500 56 29 2012 1,216 135 30 Triêu Th 2012 1,500 167 Khiên 19 28 Thu Hoa 46 31 2012 1,216 135 32 n Linh 2012 2,000 222 33 nh Sơn 2012 500 56 34 2012 500 56 35 2012 2,872 319 36 2012 3,270 363 37 2012 300 33 38 2012 1,100 122 39 2012 1,500 167 40 2012 2,600 289 41 Chương T 2012 595 66 42 2012 200 22 Lang sơn 2011 956 106 Lang sơn 2011 1,950 217 2009 500 56 30 10,000 10 2009 400 44 30 10,000 10 47 2011 3,000 300 48 2012 1,000 160 49 2010 1,205 163 43 44 Liên 45 46 Văn Đông 47 50 2012 1,000 120 51 2011 1,031 130 52 2011 1,500 150 53 2010 1,350 138 54 2010 2,000 200 55 2010 1,200 160 72,262 8,081 48 Bảng 3.3: Thống kê diện tích trồng Thanh long các xã thị trấn Trong huyện Ba Chẽ tính đến tháng 12/2012 Tên cơ sở TT Diện tích (ha) 1 Xã Nam Sơn 5,68 2 Xã Đồn Đạc 0,13 3 Xã Lương Mông 0,09 4 Thị trấn Ba Chẽ 1,33 Tổng cộng 7,23 ( Số liệu do Phòng Nông ghiệp và phát triển nông thôn cung cấp) Có biểu phụ lục chi tiết các hộ trồng Thanh long. 3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu đã có thu hoạch quả Đối với giống Thanh Long ruột đỏ mới có một số hộ trồng năm thứ nhất và năm thứ hai, diện tích không nhiều, một số mới ra quả, chưa ổn định về năng xuất, nên không tiến hành điều tra sâu. Đối với giống Thanh long ruột trắng, để nghiên cứu thực trạng của tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thu hoạch diện tích năm thứ 3 tở nên ( đã cho thu hoạch ổn định ) 100% hộ nông dân trên địa bàn xã Nam Sơn huyện Ba Chẽ, đã trồng Thanh Long. Có 6 hộ đã có thu hoạch Thanh long ruột trắng cụ thể 49 Bảng 3.4: Thống kê năng suất, doanh số, chi phí và lợi nhuận Doanh Năng TT Họ và Tên Địa chỉ Chi phí số suất (Tấn/ha) Lợi nhuân (Triệu (Triệu (Triệu đồng/ đồng) đồng) 1 Đào Thị Thuận Nam Sơn 12,5 375 130 245 2 Hà Văn Huyên Nam Sơn 15 450 170 280 3 Đinh Văn Tần Nam Sơn 8 240 100 140 4 Nguyễn Thị Lý Nam Sơn 10 300 120 180 5 Nguyễn Văn Hạnh Nam Sơn 9 270 110 160 6 Hà Xuân Tiến Nam Sơn 9,5 285 115 170 10,66 320 124,2 195,8 Bình quân (Giá bán bình quân tính là 30.000đ/kg ) Từ kết quả trên ta chi phí bình quân 124,2 trđ thu lợi nhuận 195,8 trđ/ha năm. Điều đó cho thấy thấy hiệu quả trồng Thanh long của Ba Chẽ rất lớn. Cao hơn rất nhiều cây trồng khác. 50 Bảng 3.5: Thống kê chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận Doanh Chi phí Lợi Chi phí thu cố định biến đổi (Triệu (Triệu (triệu đồng) đồng) đồng) Họ và Tên TT Chi phí nhuân (Triệu đồng) (Triệu đồng) 1 Đào Thị Thuận 375 50 80 130 245 2 Hà Văn Huyên 450 50 120 170 280 3 Đinh Văn Tần 240 50 50 100 140 4 Nguyễn Thị Lý 300 50 70 120 180 5 Nguyễn Văn Hạnh 270 50 60 110 160 6 Hà Xuân Tiến 285 50 65 115 170 Bình quân 320 50 74,16 124,2 195,8 Bảng 3.6: Thống kê chi phí cố định trung bình cho 1ha Thanh long Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (1.000đ) (1.000đ) Khấu hao Giống Cây 4.000 1,5 600 Khấu hao Trụ Chiếc 1.000 9,4 9.400 Công lao động Công 200 200 40.000 Cộng 50.000 51 Chi phí cố định 1 ha 50 trđ/ha năm, bao gồm nhân công 40trđ, khấu hao trụ và giống 10 trđ. Trong chí phí cố định thì khấu hao cây giống và Trụ chiếm 20%, còn 80% là công lao động bao gồm công chăm sóc, thu hoạch… Bảng 3.7: Thống kê chi phí biến đổi trung bình cho 1ha Thanh long Nội dung Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền (1.000đ) (1.000đ) Số lƣợng Phân hữ cơ vi sinh kg 4.000 5 20.000 Phân NPK kg 9.000 5 45.000 Phân đạm kg 400 10 4.000 Phân bón lá lít 20 100 2.000 5 200 1.000 Thuốc bảo vệ thực vật Vật tư khác 2.160 Tổng cộng 74.160 Chi phí biến đổi trung bình 74,16 trđ/ha gồm: Phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… Từ biểu trên ta thấy rằng, tăng chi phí biến đổi thì lợi nhuận tăng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là nếu đầu tư thâm canh (tăng phân bón cả phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân hóa học ) thì lợi nhuận càng cao. So sánh hộ ông Hà Văn Huyên (năng suất cao nhất) mức đầu tư cao hộ ông Đinh văn Tần (năng suất thấp nhất): 170trđ – 100 trđ = 70trđ, nhưng lợi nhuận cao hơn là : 280 trđ – 140 trđ = 140 trđ 52 Hộ chị Đào Thị Thuận đầu tư cao hơn hộ ông Đinh văn Tần chỉ với 30 trđ, nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn 105 trđ. 3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây Thanh long với cây trồng khác: Trong các hộ chúng tôi tiến hành điều tra phần lớn là hộ thuần nông, hộ chủ yếu trồng Thanh long, trồng Vải và trồng Keo. Cây Vải được đưa vào trồng ở Ba Chẽ gần 20 năm. Đến nay hầu hết các vườn Vải không mang lại lợi nhuận cho người trồng, nếu tính chi phí thì bị lỗ. các hộ đã chặt dần cây vải để thay thế cây trồng khác mà chủ yếu là cây Keo. Do vậy chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của cây Thanh long và cây Keo. Bảng 3.8: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế 1ha Trồng Thanh long với trồng cây Keo Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Cây Keo Cây Thanh Long Doanh thu 6 năm 50 1400 Chi phí 20 500 Lợi nhuận 6 năm/ha 30 900 Lợi nhuận 1 năm/ha 5 150 6 năm Cây keo là cây trồng phổ biến ở Ba Chẽ. Hiện nay diện tích trồng keo của huyện lên đến 15.000ha. Keo hiện nay chủ yếu bán cho các Xưởng băm thành dăm để xuất khẩu làm nguyên liệu giấy. Gia bán trung bình Keo trồng 6 năm 53 chỉ được 50 trđ/ha, trừ chi phí trung bình 20 trđ/ha, lợi nhuận 30trđ/ha/6 năm. Bình quân trồng keo chỉ có lợi nhuận 5 trđ/ha/năm. Ngoài ra vùng đất bãi ở Ba Chẽ trồng cây Ngô cũng chỉ cho lợi nhuận 11 triệu đồng/ha năm. Trong khi đó cây Thanh long cho lợi nhuận trung bình 150200trđ/ha/năm. Tóm lại, trồng Thanh long đạt hiệu quả cao hơn sản xuất cây ăn quả và một số cây khác trong vùng. Trồng Thanh Long sử dụng hiệu quả đồng vốn mà hộ bỏ ra hơn, đồng thời đem lại thu nhập khá cao cho hộ gia đình, giảm thời gian nhà rỗi của hộ gia đình xuống mức thấp nhất. Chúng ta có thể khẳng định rằng trồng Thanh long thực sự phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Ba Chẽ và phù hợp với tình trạng dư thừa lao động trong hộ gia đình hiện nay. 3.2.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển trồng Thanh long của hộ nông dân Từ khảo sát thực tế đến kết quả phân tích trên mô hình, nhận xét về hiệu quả trồng Thanh long, về kết quả và hạn chế của hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ như sau: a- Những kết quả chủ yếu + Một là, trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân mạnh dạn đưa cây Thanh long vào trồng trên diện tích vườn đồi để cải tạo vườn tạp, cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng Vải, trồng Keo. + Hai là, một số hộ đã nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng Thanh long áp dụng, nâng cao được hiệu sản xuất. 54 b- Những hạn chế cần khắc phục + Một là, đa số nông dân chưa tập trung thâm canh đúng quy trình kỹ thuật do vậy năng suất thấp nhiều so các vùng khác ( Bình thuận, Tiền Giang.. năng suất 30-40 tấn/ha năm). + Hai là, mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất Thanh long của hộ nông dân còn quá thấp, nguyên nhân chủ yếu là hộ nông dân thiếu vốn và thiếu mạnh dạn đầu tư. + Ba là, việc tiêu thụ Thanh long chủ yếu do tư thương đến vườn mua hoặc đem đến chợ huyện, chưa sơ chế và có bao bì để bảo quản, vận chuyển Thanh long đi xa ngoài huyện. + Bốn là, chưa xây dựng nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ, tiến tới có thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.được bảo hộ, tiến tới có thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. 55 Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG THANH LONG CHO HUYỆN BA CHẼ 4.1. Phương hướng phát triển thanh long huyện Ba Chẽ 4.1.1. Một số quan điểm phát triển 4.1.1.1. Phát triển sản xuất Thanh long trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương Nền nông nghiệp Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lực lượng lao động toàn xã hội. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra giữ vị trí quan trọng chiếm tới trên 30%. Sự phát triển của nông nghiệp có tác động to lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, không những thế nông nghiệp phát triển là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V đã chỉ rõ: "Sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu". Song từ sau năm 1986 nhờ đường lối đổi mới toàn diện của đất nước, nông nghiệp mới thực sự được coi là mặt trận hàng đầu. Đảng ta đã đưa ra những chủ trương đường lối chính sách thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Bước ngoặt của sự đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp là Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), sau đó là Luật Đất đai (1993), Luật Lao động... Tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh: vùng lúa, vùng cà phê, vùng chè... nhằm phát huy thế mạnh về đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của từng vùng, từng địa phương. 56 Phát triển sản xuất Thanh long Việt Nam được coi là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Phát triển sản xuất Thanh long ở huyện Ba Chẽ cũng là hướng đi đúng. Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của huyện: đất đai, khí hậu thích hợp cho sản xuất Thanh long. Góp phần khai thác tiềm năng vốn có của huyện, tạo ra nguồn thu nhập cho huyện đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người lao động nhất là những người lao động ở nông thôn vùng núi. 4.1.1.2. Phát triển Thanh long trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đó sự phát triển nông nghiệp càng có vị trí quan trọng, tạo cơ sở ổn định, chính trị xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (10/1998) đã chỉ rõ: “Tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong mọi tình huống”, ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu đổi mới cơ chế các ngành công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công nghiệp, dịch vụ, lựa chọn và đẩy mạnh sự phát triển những ngành, lĩnh vực sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu. Thanh long là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Xuất khẩu Thanh long mang lại nguồn ngoại tệ lớn tạo điều kiện tích luỹ vốn cho phát triển kinh tế đất nước, phát triển sản xuất nông nghiệp là cơ sở thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn 57 4.1.1.3. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội Cây trồng nói chung và cây Thanh long nói riêng, mỗi cây trồng đều mang theo những đặc tính sinh học riêng. Từ đặc điểm này mà chúng phát triển đều gắn liền với vùng tự nhiên phù hợp. Khí hậu thời tiết, đặc tính và thành phần dinh dưỡng của đất là điều kiện cần thiết cho sự phát triển cây Thanh long. Huyện Ba Chẽ là vùng đất thích hợp cho cây Thanh long sinh trưởng và phát triển. Phát huy thế mạnh này, huyện nên mở rộng diện tích Thanh long trong những năm tới (khả năng về đất đai có thể mở rộng) đồng thời không ngừng thâm canh cải tạo vườn Thanh Long để nâng cao năng suất, sản luợng, đưa chất lượng Thanh long của huyện có sức cạnh tranh trên thị trường. 4.1.1.4. Phát triển sản xuất Thanh long theo hướng kinh tế trang trại Thực tế khách quan của nền kinh tế nông nghiệp nước ta cho thấy, nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế trang trại đang trở thành hiện thực, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ở huyện Ba Chẽ xu hướng phát triển kinh tế trang trại đang là một yêu cầu cần được thực hiện trong chiến lược phát triển kinh tế. Thực tế các mô hình trang trại chủ yếu là đa dạng hoá sản phẩm chứ không phải đi vào chuyên môn hoá một loại sản phẩm nào đó. Phát triển kinh tế trang trại coi Thanh Long là cây trồng chính, là mục tiêu của ở huyện Ba Chẽ trong những năm tới. 4.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất Thanh long ở huyện Ba Chẽ Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển của cây Thanh long, dụ kiến xây dựng một số chỉ tiêu chủ yếu về trồng Thanh long trong những năm tới cho huyện Ba Chẽ như sau: 58 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển Thanh long ở huyện Ba Chẽ đến năm 2020 Chỉ tiêu ĐVT 1.Diện tích ha 2.Năng suất Tấ/ha 3.Sản lượng tươi tấn Năm Năm Năm 2012 2015 2020 So sánh (%) 2015/ 2020/ 2012 2015 7.2 100 500 1.300 500 10,66 15 20 140 133 120 1.500 10.000 1.250 660 Trong điều kiện hiện nay, huyện cần khai thác các lợi thế và điều kiện tự nhiên xã hội nhằm mục tiêu phát triển cây Thanh long cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đến năm 2015 dự kiến diện tích Thanh long của huyện có 100 ha, huyện cần duy trì diện tích này đồng thời tiến hành cải tạo, trồng mới thường xuyên để đến năm 2015 tổng diện tích sẽ là 500 ha. Về năng suất dự kiến năm 2015 năng suất đạt 15 tấn/ha, đến năm 2020 năng suất đạt 20tấn/ha. Bên cạnh mục tiêu về năng suất, diện tích và sản lượng cũng cần chú ý tới mục tiêu về chất lượng. 4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản thanh long cho huyện Ba Chẽ 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương 4.2.1.1. Giải pháp về giống Tập trung khảo nghiệm đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao mẫu mã đẹp vào sản xuất: như các giống Thanh long ruột đỏ, Thanh long hoàng hậu… 59 4.2.1.2. Giải pháp kỹ thuật Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích, thu hoạch quả chín đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để chương trình quản lý dịch hại tổng hợp. Sớm tổ chức các hộ liền kề thành nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. 4.2.1.3. Giải pháp về chế biến Từng bước thực hiện sơ chế quả Thanh long thu hái bằng nước xử lý nấm mốc, bọc túi nilong từng quả, đóng thùng bìa giấy Carton có lỗ thoáng, bên trong có vách ngăn cho từng quả để vận chuyển an toàn đến nơi tiêu thụ. 4.2.1.4. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường. Sớm thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể Thanh long Ba Chẽ. Phấn đấu năm 2014 thực hiện được đăng ký được nhãn hiệu Thanh long ba Chẽ. Liên kết với các Siêu thị trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm. Khi có sản lượng lớn cần có chiến lược và kế hoạch xuất khẩu. 4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách a- Phát triển vùng nguyên liệu * Đối với diện tích đầu tư chăm sóc, thâm canh để tăng năng suất: - Hỗ trợ công tác khuyến nông để tổ chức xây dựng các mô hình thâm canh và phát triển thành đại trà. * Đối với diện tích trồng mới: + Hỗ trợ 50% giá giống (trồng mật độ 1000- 1200trụ/ha). + Hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để đầu tư trong 3 năm đầu. 60 + Hỗ trợ cho đơn vị tổ chức chỉ đạo thực hiện việc khảo sát thiết kế, công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật và dịch vụ cho trồng mới. + Hỗ trợ xây dựng vườn ươm tập trung: 100 triệu đồng. b- Hỗ trợ sơ chế đóng gói sản phẩm Hỗ trợ đào tạo tập huấn : 100% chi phí tổ chức lớp học. Hỗ trợ một phần chi phí sơ chế, đóng gói sản phẩm. c- Hỗ trợ xúc tiến thương mại - Tập trung hỗ trợ để xây dựng từ 1-2 doanh nghiệp hoặc HTX có đủ tiềm lực về vốn, có kỹ năng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh để làm đầu mối tổ chức tiêu thụ sản phẩmThanh long của huyện. d- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng trồng Thanh long tập trung - Nhà nước đầu tư làm những đường trục lớn qua các vùng Thanh long - Hỗ trợ xây dựng đường nội bộ vùng Thanh long (cho các xã, các doanh nghiệp ..) theo cơ chế: Nhà nước hỗ trợ 30%, các xã và các doanh nghiệp đóng góp 70%. 4.2.1.6. Giải pháp về công tác khuyến nông Người dân của huyện Ba Chẽ nhìn chung trình độ sản xuất chưa cao, sự nhận thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Chính vì vậy huyện cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân, đưa các giống mới vào sản xuất, khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã. Khuyến khích, biểu dương và động viên người nông dân học tập các hộ 61 sản xuất khá giỏi, từ đó mở rộng trong toàn huyện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Thanh long của địa phương. Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ việc canh tác đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Phòng nông nghiệp huyện cần lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuất Thanh long, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn nông dân sản xuất. Đối với các hộ nông dân: cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất Thanh long với chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy trình thâm canh được truyền đạt. 4.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ 4.2.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây Thanh long Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trồng Thanh long đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn. Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một. - Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp 62 với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây Thanh long. - Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất. Bởi vì với Thanh long thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất. 4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là tăng cường thâm canh toàn bộ diện tích trồng Thanh long, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác. a- Về công tác cải tạo giống: Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao. Huyện Ba Chẽ hiện nay hầu hết diện tích cây Thanh long vẫn là giống Thanh long ruột trắng du nhập về từ năm 1997. Tuy nhiên đã được khẳng định là phù hợp, nhưng năng suất chưa cao so với các vùng khác sử dụng giống lai taọ mới. Việc đưa giống mới có năng suất chất lượng cao mẫu mã đẹp vào diện tích mới là hết sức cần thiết và cấp bách. Quá trình này phải được thực hiện sớm thông qua khảo nghiệm. 63 b- Về kỹ thuật canh tác Bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh như việc xây dựng các đồi, vườn Thanh long (mật độ trồng, tạo hình luống) đến việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật thu hoạch. Việc bón phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng quả, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân chuồng và phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây Thanh long cũng rất quan trọng và là yếu tố chủ yếu trong thâm canh, sâu bệnh có thể làm giảm sản lượng từ 10 đến 12%. Trên thực tế, khả năng phát hiện sâu bệnh của người nông dân thường rất kém, họ cũng không phát hiện được chính xác loại sâu bệnh. Do đó dẫn đến tình trạng phun thuốc một cách tràn lan bừa bãi không theo một quy trình kỹ thuật nào cả. Kết quả là vừa lãng phí mà chất lượng sản phẩm lại giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường hiệu quả đạt được còn thấp. Hiện nay biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo tiêu chuẩn VietGap không để lại dư lượng độ chất độc trong sản phẩm đang được khuyến khích áp dụng. 4.2.2.3. Giải pháp về thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm Các hộ thực hiện đúng quy trình thu hoạch, sơ chế chống nấm mốc và đóng gói sản phẩm để có thể đưa sản phẩm đi vào các siêu thị và tiến tới xuất khẩu 4.3. Một số kiến nghị Trong thời gian thực hiện đề tài tại huyện Ba Chẽ với tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long trên địa bàn huyện Ba Chẽ”. Tôi nhận thấy huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển cây Thanh long, vì vậy để cây Thanh long phát triển tốt và bền vững trong tương lai tôi xin đưa ra một số đề nghị sau: 64 a- Đối với Tỉnh Quảng Ninh Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trợ giúp cho sự phát triển của cây Thanh long thực sự là cây mũi nhọn của huyện Ba Chẽ như: + Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho huyện để đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện nói chung và vùng trồng Thanh long nói riêng. + Chính sách hỗ trợ ngân sách sự nghiệp nông lâm nhiệp để huyện có nguồn vốn hỗ trợ dân đầu tư vốn cho thâm canh và mở rộng diện tích. + Giao cho ngành nông nghiệp là cơ quan chuyên môn, có sự tham gia của các ngành có liên quan để kiểm tra, đôn đốc nhằm phát triển sản xuất Thanh long của huyện. b- Đối với huyện Ba Chẽ + Sớm quy hoạch vùng trồng Thanh long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Có giải pháp hợp lý về xử lý vấn đề quyền sử dụng đất đai trong vùng quy hoạch đảm bảo rằng quy hoạch sẽ được thực hiện. + Sớm triển khai mô hình trồng trồng thâm canh và khảo nghiệm các giống Thanh long có năng suất chất lượng cao, mẫu mã đẹp để nhân rộng trên địa bàn. + Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng vùng quy hoạch trồng Thanh long. + Xây dựng các cơ chế chính sách của huyện khuyến khích thâm canh và mở rộng diện tích, cũng như hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại. + Tổ chức các hội thảo về cây Thanh long cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ dân để phổ biến thông tin và khuyến khích đầu tư sản xuất Thanh long trên địa bàn huyện. +Tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân 65 thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của huyện đề ra. c- Đối với các hộ nông dân - Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cải tạo vườn tạp trồng Thanh long thay thế cây trồng khác kém hiệu quả. Tiến tới xây dựng các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trong đó Thanh long là cây trồng chủ lực trong vùng quy hoạch sản xuất Thanh long của huyện. - Thực hiện sản xuất thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật khoa học được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn. - Nên vận dụng phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo sản phẩm được thị trường chấp nhận, dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 66 KẾT LUẬN + Tình hình trồng Thanh long ở huyện Ba Chẽ những năm qua đã đạt được kết quả bước đầu. Khẳng định Thanh long là cây trồng mới phù hợp với đất đại khí hậu địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. + Trồng Thanh long đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. + Trình độ canh tác và đầu tư cảu các hộ còn hạn chế. + Về tiêu thụ: Tuy rằng quả Thanh long của huyện đã có thị trường nhưng trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có đăng ký về thương hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ chưa được cao Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây Thanh long là một trong những là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây Thanh long bằng những giải pháp nêu trên để cây Thanh long thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện. Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng diện tích trồng Thanh long ở huyện Ba Chẽ là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các thông tin về kỹ thuật trồng thanh long, tình hình sản xuất thanh long của các địa phương trong nước trên các trang báo điện tử. 2. Huyện ủy Ba Chẽ “ Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 nhiệm kỳ 2010-2015”. 3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ “ Báo cáo tổng hợp danh sách các hộ và diện tích trồng thanh long huyện Ba Chẽ đến tháng 12/2012”. 4. UBND huyện Ba Chẽ “ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gia đoạn 2015, định hướng đến năm 2020”. [...]... mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh long tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Thanh Long Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ... KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG 1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi... phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động 11 - Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị - Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng - Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý 1.2 Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây Thanh long 1.2.1 Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long Đối với nước ta sản phẩm Thanh long không... Thực trạng về sản xuất Thanh long của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh? - Đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh long của hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh? 2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Cơ sở phương pháp luận Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu... trường Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường 1.1.2 Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan... của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế + Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì nếu cùng... Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn - Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản xuất xã hội - Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện - Hiệu. .. truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận + Thương hiệu hàng hóa có ý nghĩa kinh tế rất lớn Hàng hóa có thương hiệu sẽ tăng cả giá trị và thị phần 1.2.4 Hiệu quả kinh tế cây Thanh long Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây Thanh long - Giống tốt - Đất đai phù hợp - Khí hậu phù hợp - Làm đúng kỹ thuật - Giá bán phù hợp - Nhu cầu thị trường 1.3 Cơ sở thực tiễn về... trung bình mỗi cây cho 15 - 20 trái/đợt, mỗi trái nặng từ 400g trở lên Từ năm thứ ba trở đi thanh long ruột đỏ cho năng suất từ 40 đến 45 tấn/ha, trong khi thanh long ruột trắng chỉ cho năng suất từ 30 đến 40 tấn/ha Nguồn: Khuyến nông quốc gia 26 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế đối với cây Thanh long nói riêng?... nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm trù hiệu quả kinh tế thành: - Hiệu ... Thanh long huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu kinh tế trồng Thanh Long Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 4 Chƣơng CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ... thực trạng phát triển hiệu kinh tế trồng Thanh long huyện Ba Chẽ - Đề xuất số phương hướng giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu kinh tế Thanh long huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Đối tƣợng phạm... Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG 1.1 Lý luận hiệu kinh tế 1.1.1 Khái niệm hiệu kinh tế 1.1.2 Hiệu kinh tế tiêu chuẩn

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w